Chuyên đề Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược công ty TEC đến 2015

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. 3

1. Chiến lược 3

2. Nội dung chủ yếu của một chiến lược phát triển 8

2.2. Tại sao phải xây dựng chiến lựơc 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TEC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010. 14

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TEC 14

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TEC 14

5. Các loại hình dịch vụ của công ty 25

II. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TEC 26

1. Sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TEC 26

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2002-2004 27

3. Những tồn tại ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh dịch vụ của công ty TEC 40

2. Thời cơ và thách thức chủ yếu đối với công ty Bưu chính và PHBC Hà Nội 43

IV. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ VIỄN THÔNG VÀ CHỐNG SÉT_TEC ĐẾN NĂM 2015 44

2. Nội dung cụ thể chiến lược phát triển của công ty Bưu chính và phát hành báo chí Hà nội đến năm 2015 44

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ VIỄN THÔNG VÀ CHỐNG SÉT (TEC) 47

I. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 48

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 48

1. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, cùng với các cong ty khác cùng lĩnh vực có thể cạnh tranh lành mạnh trên thị trường 48

2. Giải pháp về việc phát triển các dịch vụ mới 49

3. Giải pháp về đào tạo và quản lý nguồn nhân lực của công ty 49

4. Giải pháp về định hướng khách hàng và marketting 53

_Toc91668874

KẾT LUẬN CHUNG 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 57

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược công ty TEC đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong lĩnh vực tin học và thiết bị mạng. Công ty luôn hướng tới các sản phẩm tin học có chất lượng hàng đầu thế giới . Về phần tin học - mạng và thiết bị phục vụ giảng dạy: Công ty đã có những dự án cung cấp, lắp đặt các thiết bị cho những cơ quan như : Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội... Về việc cung cấp máy chủ SEVER, IBM, SWTCH, CISCO và thiết kế thi công lắp đặt toàn bộ mạng máy chủ, máy nhánh và các thiết bị bảo vệ mạng. Cung cấp toàn bộ phần mềm của hệ thống cho trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Xây dựng toàn bộ trang WEBS cho trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Xây dựng và bảo trì, nâng cấp phòng học tiếng của trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Về phần viễn thông và chống sét : Đây là một thế mạnh của Công ty TEC. Công ty có nhiều đối tác là công ty Điện báo điện thoại các tỉnh phía Bắc, Trung tâm viễn thông khu vực I, Bưu điện Hà Nội và các cơ quan trung ương Hà Nội. Công ty đã có những dự án lớn cung cấp và lắp đặt thiết bị chống sét cho hệ đường tín hiệu, đường nguồn, đường thuê bao, chống sét trực tiếp ... cho cơ quan và cá nhân như: Lắp đặt thiết bị chống sét cho đường tín hiệu tại trung tâm Viễn thông khu vực 1, cung cấp thiết bị chống sét cho công ty đầu tư và phát triển Công nghệ (FPT) , Lắp đặt kim thu sét trực tiếp cho Bộ Công An ; và các cá nhân khác... 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty TEC Với mong muốn cùng khách hàng ứng dụng kỹ thuật trong mọi lĩnh vực tin học , viễn thông , điện tử để hỗ trợ giải quyết các bài toán quản lí trong các ngành, các lĩnh vực chuyên môn , Công ty thiết bị viễn thông và chống sét -TEC quy tụ một đội ngũ chuyên gia trẻ có năng lực , cùng khách hàng xây dựng thẩm định và triển khai các giải pháp ứng dụng kỹ thuật một cách khả thi nhất , kinh tế nhất và tin cậy nhất. Đến nay, Công ty thiết bị viên thông và chống sét - TEC có trên 40 nhân viên ( Phần lớn là kỹ sư tin học , điện tử , viễn thông đã tốt nghiệp tại các trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội , Giao Thông Vận Tải , Tổng Hợp .....) làm việc tại Hà Nội , trong đó có 15 chuyên viên kỹ thuật . Cụ thể, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TEC được biểu diễn theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của TEC Chủ tịch HĐQT / Tổng Giám Đốc PTGĐ Kinh doanh PGĐ Kế hoạch Phòng Kinh doanh bán hàng PTGĐ Kỹ thuật Phòng nghiên cứu & phát triển Phòng kỹ thuật Phòng hành chính kế toán Chi nhánh Công nghệ thông tin Phòng Marketing Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy đây là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cổ phần, được tổ chức với mô hình trực tuyến theo nguyên tắc một thủ trưởng. Theo mô hình sơ đồ trên, Bộ máy tổ chức của công ty TEC quản lý bằng bộ máy gọn nhẹ nhưng hoạt động không kém phần hiệu quả. Bộ máy quản lý, nhất là các thành viên trong hội đồng quản trị đều có trình độ đại học trở lên và đã có nhiều năm kinh nghiệm. Trong công ty, một cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp, mà người có cấp quản lý cao hơn sẽ có quyền hạn lớn hơn. Ta có thể dễ dàng nhận thấy hệ thống trực tuyến hình thành một đường thẳng rõ ràng về quyền ra lệnh và trách nhiệm từ lãnh đạo cấp cao đến cấp cuối cùng. Cơ cấu kiểu này có ưu điểm là người quản lý cấp cao nhất cũng có thể quản lý được nhân viên thấp cấp nhất. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi người quản lý ở mỗi cấp phải có những hiểu biết tương đối toàn diện về các lĩnh vực, điều này là một đòi hỏi rất khắt khe đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, người quản lý cũng có lúc phải phân bớt quyền cho người quản lý cấp dưới để tránh tối đa lối quản lý cục bộ, bảo thủ. Cụ thể, chức năng nhiệm vụ của các cấp trong guồng máy của công ty như sau: *Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cấp quản lý cao nhất của Công ty và quyết định mọi hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị của TEC gồm 3 thành viên, được họp ba lần trong một năm. Lần một họp vào đầu năm nhằm vạch ra kế hoạch hoạt động sản xuất trong năm; lần hai thường tổ chức vào giữa năm để kiểm tra tiến độ thực hiện, điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết; còn lần ba được tổ chức vào cuối năm nhằm đánh giá kết quả quá trình hoạt động trong năm; ngoài ra, chủ tịch hội đồng quản trị còn có thể triệu tập các cuộc họp bất thường khi trong công ty có sự kiện hoặc biến động lớn có thể gây tổn hại đến công ty. Dưới đây là ba thành viên chính trong hội đồng quản trị: 1, Kỹ sư điện tử tin học Lê Quang Hoà : Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Đã có hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực điện tử viễn thông và tin học, do hội đồng quản trị bổ nhiệm.Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, chủ động tổ chức bộ máy quản lý. Tham mưu, giúp đỡ cho Tổng giám đốc điều hành Công ty có hai phó tổng giám đốc: đó là kỹ sư viễn thông Lê Quang Hiệp và Kỹ sư Đỗ Quang Tiến. 2, Kỹ sư viễn thông Lê Quang Hiệp : Uỷ viên hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc kỹ thuật. Từng có hơn 10 năm công tác cho Bưu điện Hà Nội, có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thiết kế và quản lí mạng trong Bưu điện Hà Nội. 3, Kỹ sư Đỗ Quang Tiến : Uỷ viên hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc kinh doanh, đã có 30 năm công tác cho Bưu điện Hà Nội. Bên cạnh đó là các phòng ban có chức năng giúp ban giám đốc trong việc điều hành quản lý công ty: Phòng kinh doanh : Có 10 người. Phòng có nhiệm vụ thường xuyên bám sát nhu cầu của khách hàng để đảm bảo theo đúng yêu cầu giao hàng theo hợp đồng; chịu trách nhiệm về hàng nhập về, hàng bán ra, tổ chức các hoạt động bán hàng và nhận các đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu. Phòng Marketing : Có 5 người. Phòng có chức năng tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng, thông tin cho khách hàng về các dịch vụ của Công ty Phòng nghiên cứu và phát triển : Có 3 người. Phòng chú trọng nhiệm vụ nghiên cứu hướng ứng dụng mới của sản phẩm, phát triển những sản phẩm có tiềm năng trong tương lai. Phòng hành chính kế toán : Có 6 người. Phòng có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán từ khâu thu thập từ chứng từ ban đầu, xử lý các số liệu kế toán từ các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh vào sổ kế toán; tính và trả lương, thưởng, các khoản khác trong năm cho tất cả các nhân viên trong công ty; định kỳ xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kỹ thuật : Có 10 người. Phòng đảm đương nhiệm vụ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát về kỹ thuật của hàng hoá; bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, lắp đặt các chi tiết của sản phẩm. Chi nhánh công nghệ thông tin : là một đơn vị trực thuộc công ty TEC, do PGĐ kế hoạch chịu trách nhiệm quản lý, địa chỉ số 2 ngõ 5 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Chi nhánh tin học là nhà phân phối chính thức của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như IBM, COMPAQ, CANON, ... đồng thời còn thiết kế, xây dựng và cung cấp các phần mềm giáo dục, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì... Năng lực về tài chính và cơ sở vật chất. -Hoạt động kinh doanh của công ty có chất lượng và hiệu quả kinh doanh hàng tháng đều có lãi. 5. Các loại hình dịch vụ của công ty Với số vốn đầu tư trên hai tỷ đồng , công ty đã đặc biệt tập trung đầu tư vào những lĩnh vực mũi nhọn như : Công nghệ tin học , mạng tin học , Viễn thông , chống sét ...... Không chỉ tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh mà ban lãnh đạo công ty còn rất chú trọng tới vấn đề con người, coi con người là nền tảng của sự phát triển. Cùng với suy nghĩ đúng đắn đó là hàng loạt các chính sách về việc phát huy quyền làm chủ của ngươì lao động, bảo vệ người lao động và quản lý người lao động. Công ty thực hiện đầy đủ các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với nhân viên. Khi gặp các trường hợp ốm đau, bệnh tật hay những sự cố tai nạn, rủi ro, công ty luôn cố gắng giải quyết các thủ tục sao cho nhân viên có thể nhận được quyền lợi của mình một cách nhanh nhất. Hàng năm vào những dịp hè hoặc lễ tết, công ty thường tổ chức cho cán bộ công nhân viên những kỳ nghỉ lý thú như ở Sầm Sơn, bãi cháy... hay đơn giản là những danh lam thắng cảnh trong và ngoài Hà nội để sau những giờ làm việc căng thẳng, nhân viên có được những giây phút hoàn toàn thư giãn. chăm sóc đến đời sống của nhân viên là việc làm thường xuyên của công ty TEC. Mục đích là nhân viên được tạo điều kiện hơn nữa trong làm việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, và đây cũng là một trong những bí quyết thành công của công ty. II. Tình hình kinh doanh của công ty tec 1. Sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TEC 1.1. Mục đích của việc phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh với chi phí ít nhất. Về định lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh phải được thể hiện ở trong mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi, có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa chi phí kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phải được biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là mục tiêu số 1, nó chi phối toàn bộ quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh càng cao, càng có điều kiện mở mang và phát triển đầu tư mua sắm tài sản cố định, nâng cao doanh thu, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Việc phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả KD thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính qui luật và xu hướng phát triển của công ty. Thông qua việc phân tích tổng thể các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như số lượng hàng hoá, chất lượng hàng hoá, doanh thu, chi phí, lợi nhuận dưới tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối liên hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình kinh doanh như lao động, vốn, tài sản, vật tư, vật liệu, xác định được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh và mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Nhận biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến qui mô kinh doanh, trên cơ sở đó để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa trong hoạt động kinh doanh. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2002-2004 Tuy mới thành lập chưa lâu, công ty TEC đã đạt được những thành tựu quan trọng. Với phương châm tận dụng tối đa năng lực mạng lưới hiện có, đổi mới công nghệ, không ngừng phát triển mạng lưới với nhiều loại hình dịch vụ, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội, mở rộng kinh doanh có hiệu qủa, công ty TEC đã không ngừng mở rộng diện phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng các nhu cầu thông tin của khách hàng. 2.1. Doanh thu các dịch vụ của công ty thời kỳ 2002-2004 Trong những năm gần đây, Công ty đã không ngừng đổi mới đưa các dịch vụ mới, chất lượng cao đi vào hoạt động như internet, điện thoại di động, điện thoại dùng thẻ...Vì vậy kết quả kinh doanh dịch vụ Viễn thông của công ty đã đạt mức tăng trưởng nhanh và được thể hiện qua bảng sau: Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu ( 1000 đồng ) 51.406 57.600 68.094 Tốc độ tăng ( % ) 12,05 18,22 Bảng 2: Tốc độ tăng doanh thu các dịch vụ Viễn thông(2001-2003) [Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty] Qua số liệu báo cáo đã tổng hợp ở biểu 2,có thể thấy rằng: tổng doanh thu các dịch vụ Viễn thông của công ty có mức tăng trưởng khá mạnh nhưng không đều. Những năm 2001, 2002, 2003 công ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng lần lượt là: 12,05% và 18,22%. Thời gian này việc đưa một số các loại hình dịch vụ mới như thẻ điện thoại, kinh doanh trên mạng cùng với sự thay đổi về thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng đã thực sự đem lại những khoản doanh thu và tạo dựng cho công ty nhiều hình ảnh mới. Và công ty được đánh giá là một trong những doanh nghiệp biết kinh doanh và có qui trình khai thác hợp lý. Như vậy tổng doanh thu các dịch vụ qua các năm của công ty nhìn chung là tăng. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty, cần phân tích, đi sâu vào từng loại hình dịch vụ cụ thể. 2.1.1.Kết cấu doanh thu dịch vụ của công ty (2001, 2003) Bước đầu tiên để thực hiện chiến lược phát triển của công ty là việc nâng cao kết cấu doanh thu của các dịch vụ đem lại lợi nhuận cao và giảm chi phí cho những dịch vụ không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp. Nhưng trước đó phải phân tích được kết cấu doanh thu các dịch vụ của công ty như thế nào để đưa ra những giải pháp cụ thể. Kết cấu này được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Kết cấu doanh thu các loại hình dịch vụ của công ty TEC Đơn vị tính: 1000 đồng Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng doanh thu(1) 51.406 57.600 68.094 DT thiết bị chống sét(2) Tốc độ TT 19.316 20.213 4,6 24.610 21,76 DT mạng(3) Tốc độ TT 5.734 5.304 -7,5 6.126 15,5 DT thiết bị viễn thông(4) Tốc độ TT 26.356 32.083 21,7 37.358 16,4 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Qua số liệu bảng 3 ta thấy về số tuyệt đối, doanh thu dịch vụ mạng, thiết bị viễn thông, thiết bị chống sét qua các năm đều có sự gia tăng, cụ thể như sau: * Các dịch vụ kinh doanh thiết bị chống sét: Năm 2001, tốc độ tăng doanh thu chỉ đạt 4,6%. Sang năm 2002, công ty đã hoàn toàn tập trung vào việc kinh doanh và nâng cao lợi nhuận nên trong năm này đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao: 21,76%. Nhưng để thực hiện được chiến lược phát triển đến năm 2015, công ty cần đầu tư hơn nữa vào nhóm dịch vụ này. * Dịch vụ mạng và lập Web site. Qua sự phân tích ở trên, có thể thấy rằng năm 2003 là doanh thu nhóm này tăng còn lại các năm khác đều giảm. Trong chiến lược phát triển 10 năm, công ty đã có những chính sách cụ thể để khắc phục tình trạng này và thực hiện thu lãi cũng chính từ các dịch vụ này. * Dịch vụ kinh doanh thiết bị viễn thông: Năm 2001-2003 doanh thu đều tăng chỉ có điều tốc độ tăng trưởng năm 2003 thấp hơn năm 2002, đạt 16.4%. * Nói tóm lại, về tốc độ tăng trưởng doanh thu của các dịch vụ thiết bị viễn thông và chống sét năm 2002, 2003 đều tăng tuy nhiên xu hướng tăng của các dịch vụ bưu chính, web thấp hơn xu hướng tăng của các dịch vụ viễn thông nói riêng và của tổng các dịch vụ bưu chính- Viễn thông nói chung thậm chí có năm 2002 doanh thu dịch vụ web còn giảm . - Về cơ cấu dịch vụ đã có biến đổi theo hướng tăng dần dịch vụ viễn thông, giảm dần dịch vụ: năm 2001, doanh thu thiết bị viễn thông chiếm 37,5% giảm xuống chỉ còn 34,6% vào năm 2003, doanh thu dịch vụ web chiếm 11,2 năm 2001 giảm xuống chỉ còn 6,8% năm 2003; đến năm 2003, doanh thu thiết bị chống sét tăng lên là 58,6% trong khi năm 2001 là 51,3.Trong chiến lược 10 năm, công ty đã đặt ra những mục tiêu cụ thể để tăng được tối đa cơ cấu dịch vụ viễn thông. 2.1.2. Kết cấu sản lượng, doanh thu dịch vụ kinh doanh thiết bị chống sét thiết bị chống sét là nhóm dịch vụ góp một phần đáng kể vào việc tăng doanh thu kinh doanh các loại hình dịch vụ của công ty trong giai đoạn 2001-2003. Nhưng để hiểu hơn về dịch vụ này cần phân tích bảng số liệu sau: Bảng 4: Sản lượng, doanh thu các dịch vụ kinh doanh thiết bị chống sét năm 2001, 2003 stt nhóm d vụ năm 2001 năm 2002 năm 2003 SL DT (1000đ) SL DT (1000đ) SL DT (1000đ) Thiết bị viễn thông 998.238 19.316 1.133.214 20.213 1.373.244 24.610 I Nhóm I 767.284 8.439 823.427 8.737 920.690 9.560 II Nhóm II 180.012 9.758 241.256 10.252 380.596 13.586 III Nhóm III 50.842 1.119 38.561 1.224 71.958 1.464 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty - Về doanh thu: Tốc độ tăng sản lượng và doanh thu dịch vụ thuộc nhóm III tương đương nhau. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu lớn h 2.1.3.Sản lượng doanh thu dịch vụ thiết bị viễn thông - Từ năm 2001 đến nay, do tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước có phần chậm lại nên nhu cầu dịch vụ trên cũng giảm tương ứng. Công ty TEC đã chuyển dần sang chiều sâu, phát triển các dịch vụ web đòi hỏi đầu tư lớn nhưng chất lượng dịch vụ cao, doanh thu lớn.. nhờ đó doanh thu dịch vụ mỗi năm một tăng. Thực tế cho thấy,các dịch vụ mới chất lượng cao đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên thu hút nhiều khách hàng, ngày một đứng vững trên thị trường và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu dịch vụ của công ty. - Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các dịch vụ ta phân loại thành 3 nhóm dịch vụ: * Nhóm I: Năm 2001 doanh thu dịch vụ nhóm I chiếm 43,7% tổng doanh thu Năm 2002 chiến 43,2%; năm 2003 chiếm 38,8% tổng doanh thu dịch vụ bưu chính. - Về sản lượng: tốc độ tăng giảm sản lượng của các dịch vụ thuộc nhóm I không đều. - Về doanh thu: tốc độ tăng doanh thu của các dịch vụ thuộc nhóm I không lớn( lớn nhất là 10,3%) * Nhóm II: Doanh thu dịch vụ nhóm II chiếm tỷ trọng trung bình trên 50%doanh thu dịch vụ bưu chính và có xu hướng tăng : năm 2001 chiếm 50,5%, năm 2002 chiếm 50,7%, năm 2003 chiếm 55,2% chứng tỏ các dịch vụ thuộc nhóm này còn rất nhiều tiềm năng. -Về sản lượng:Hầu hết sản lượng các dịch vụ thuộc nhóm II đều tăng mạnh. - Về doanh thu: nhóm II có tốc độ tăng doanh thu lớn nhất trong ba nhóm. Trong chiến lược phát triển công ty, ban lãnh đạo đã đề ra những biện pháp tích cực để phát huy hơn nữa loại hình dịch vụ này. *Nhóm III: Doanh thu các dịch vụ nhóm III năm 2001 chiếm 5,8%: năm 2002 chiếm 6,1%; năm 2003 chiếm 6% doanh thu dịch vụ bưu chính.Mặc dù doanh thu dịch vụ nhóm III chiếm tỷ trọng không lớn nhưng tốc độ tăng trưởng đều. - Về sản lượng: hầu hết sản lượng các dịch vụ thuộc nhóm III đều có sự tăng trưởng mạnh và khá đồng đều. - Về doanh thu: tốc độ tăng sản lượng và doanh thu dịch vụ thuộc nhóm III tương đương nhau. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng sản lượng ( tốc độ tăng doanh thu dịch vụ CTN trung bình khoảng 27,28%). Có thể thấy rằng đây là nhóm dịch vụ có sự tăng trưởng ổn định nhất trong ba nhóm dịch vụ.Tuy doanh thu chưa phải là cao nhưng nếu duy trì và phát triển sự hoạt động của nhóm III trong 10 năm tới thì tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này chắc chắn không dừng ở mức18,8%. Qua phân tích ở trên ta thấy: Nhóm II và nhóm III có tốc độ tăng đều hơn so với nhóm I. Nhóm I là một trong những nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dịch vụ thiết bị viễn thông của công ty nhưng tốc độ tăng doanh thu dịch vụ nhóm I không đều (Doanh thu của năm 2003 giảm hơn so với năm 2002) Bảng 5: Kết cấu doanh thu dịch vụ web đơn vị tính:. DT- 1000đ STT Nhóm dịch vụ Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 SL DT SL DT SL DT 1 Nhóm 4 15.243.126 5.734 14.135.131 5.304 12.371.772 6.126 Tốc độ tăng(%) -7,3 -7,5 -12,5 15,5 1.1 -đi kèm công trình 10.309.811 4..203 10..211.712 4.013 9.076.829 5.101 Tốc độ tăng(%) -1 -4,5 11,1 27,1 1.2 -doanh nghiệp nhỏ 4.933.315 1.531 3.923.419 1..291 3..294.943 1.025 Tốc độ tăng(%) -20,4 -15,6 -16,1 -29,6 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Dịch vụ web được kinh doanh dưới 2 hình thức là thiết kế web site cho các công trình lớn và cho các doanh nghiệp nhỏ, lẻ. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường rất nhiều các cá nhân tổ chức cùng tham gia thiết lập trang web và bảo mật cho công ty do đó kinh doanh dịch vụ web của Công ty TEC gặp rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng sản lượng, doanh thu dịch vụ thấp. Giai đoạn 2001-2003 là giai đoạn đầy thử thách đối với loại hình dịch vụ này. Doanh thu và sản lượng liên tục giảm, công ty phải tự bù lỗ để duy trì hoạt động dịch vụ web. Nguyên nhân chính là do công ty đã và đang thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những khách hàng dài hạn, việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đòi hỏi các đối tác phải có hợp đồng và hoá đơn bán hàng đã gây khó khăn cho khách hàng dài hạn khi ký kết hợp đồng. Nhận thấy tình hình phức tạp đó, lãnh đạo công ty đã có chính sách cụ thể hơn với các đối tác, giảm bớt các thủ tục rườm rà và để đối tác được hưởng ưu đãi hơn. Với nỗ lực không ngừng, đến năm 2003, tốc độ giảm sản lượng dịch vụ web chỉ còn 1,46% và tốc độ giảm doanh thu đã ở mức 1,56%. 2.1.4. Kết cấu sản lượng dịch vụ viễn thông từ 2001-2003 Bảng 6: Kết cấu sản lượng dịch vụ viễn thông từ 2001-2003 Đơn vị tính: sl- cuộc; dt- triệu đồng Nhóm dv Viễn thông Trong thành phố Các tỉnh SL DT Tăng trưởng dt SL DT Tăng trưởng dt SL DT Tăng trưởng dt Năm 1996 30.257.847 26.356 19.029.314 9.467 11.228.553 16.889 Năm 1997 41.105.259 32.083 21,73 30.636.485 12.015 26,9 10.468.774 20.068 18,8 Năm 1998 48.066.232 37.358 16,44 32.454.552 16.481 37,2 15.611.680 20.877 4,1 Năm 1999 49.388.306 38.968 4,31 49.388.306 38.968 4,3 15.063.432 23.044 10,4 Năm 2000 74.505.950 51.582 32,37 74.505.950 51.582 28,47 28.549.164 31.124 35,1 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Qua các bảng số liệu ở trên, thực tế cho thấy doanh thu từ các dịch vụ viễn thông đem lại lợi nhuận lớn cho công ty TEC. Hơn nữa nhóm dịch vụ này có tốc độ tăng sản lượng rất lớn và đều. Còn tốc độ tăng doanh thu được biểu thị qua các năm như sau: Năm 2002 tăng 21,73% so với năm 2001; năm 2003 tăng 16,44% so với năm 2002 Đây thực sự là một thị trường có tiềm năng rất lớn, công ty TEC cần có sự đầu tư lớn để phát triển các loại hình dịch vụ này. * Các dịch vụ viễn thông bao gồm các dịch vụ điện thoại , các hình thức dùng thể như thẻ internet, thẻ điện thoại. Có thể qua đó nhìn ra những điểm mạnh cần phát triển ở dịch vụ viễn thông và những vấn đề cần khắc phục Công ty đạt doanh thu cao hơn nữa. 2.1.5. Các nhân tố quyết định doanh thu Bảng 7 : Phân tích nhân tố quyết định doanh thu Khoản mục Chênh lệch Năm trước bằng 100 1997/1996 Chênh lệch 1998/1997 Mức ( tr. đ) % Mức ( tr. đ) % Tổng doanh thu 6.194 112.05 10.494 118.22 Nhóm I 298 103.53 823 109.42 Nhóm II 494 105.06 3.334 132.52 Nhóm III 105 109.38 240 119.61 Nhóm IV -430 92.50 822 115.50 Viễn thông 5.727 121.73 5.275 116.44 Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả kinh doanh dịch vụ Bưu chính-PHBC- viễn thông năm nay so với năm trước liên tục tăng: Năm 2002: + 6.194 triệu đồng Năm 2003: + 10.494 triệu đồng Doanh thu tăng là do nguyên nhân sau: - Năm 2002: + Do doanh thu các dịch vụ nhóm I, II, III, tăng : +897 triệu đồng + Do doanh thu dịch vụ viễn thông tăng: + 5.727 triệu đồng. - Năm 2003: Do doanh thu các dịch vụ nhóm I, II, III, IV và viễn thông đều tăng. Như vậy thông qua việc phân tích các nhân tố quyết định kinh doanh ở trên, có thể thấy rằng việc kinh doanh các dịch vụ web ở công ty TEC là không có lãi, những doanh thu đạt được phần lớn là dựa vào việc kinh doanh các dịch vụ kinh doanh thiết bị viễn thông. Để xem xét đánh giá công ty TEC đã khai thác khả năng tiềm tàng, tăng doanh thu các dịch vụ trên cơ sở đạt lợi nhuận cao chưa, cần đi sâu vào phân tích cụ thể tình hình thực hiện chi phí chung và lợi nhuận. 2.1.6. Kết quả kinh doanh dịch vụ trong mối liên hệ với kết quả chung Trong những năm qua lợi nhuận các dịch vụ của công ty được thể hiện như sau: Bảng 8 : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh các dịch vụ của công ty TEC từ 2001-2003 Đơn vị: triệu đồng. Nhóm dv Thiết bị chống sét web Thiết bị viễn thông 1996 -1.258 -1.629 5.999 1997 -114 -1.052 6.976 1998 456 -97 8.345 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (1996-2000) Như vậy kinh doanh dịch vụ web những năm qua không có hiệu quả. Sở dĩ có hiện tượng trên là do một số nguyên nhân sau: - Doanh thu của các dịch vụ chưa phản ánh được thực tế hoạt động đầu vào trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. - Số liệu chi thu trên đây chỉ mang tính chất tương đối, không phản ánh được chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Để giảm thiểu tình trạng mức chênh lệch thu chi những năm gần đây và đưa kinh doanh có hiệu quả cần phân tích các chi phí của dịch vụ. 2.2. Phân tích chi phí kinh doanh (2001-2003) Doanh thu chưa thể phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng thực sự của công ty. Những vấn đề đó sẽ được hiểu đầy đủ khi phân tích chênh lệch giữa thu và chi hay nói cách khác đây chính là lợi nhuận. Bảng 9: Kết quả chênh lệch thu chi của công ty TEC từ 2001-2003 Đơn vị : triệu đồng Năm 1996 1997 1998 Doanh thu 51.406 57.600 68.094 Chi phí 48.514 51.799 59.979 Lợi nhuận 2.712 5.801 8.114 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Qua bảng tổng hợp số liệu có thể đưa ra nhận xét rằng: lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2001-2003 có nhiều đột biến. Từ 2.712 tỷ năm 2001 đã tăng tới 8.114 tỷ năm 2003. Kết quả này là nỗ lực không ngừng của toàn bộ ban lãnh đạo, nhân viên của công ty TEC. Giai đoạn này, ban giám đốc công ty thấy cần phải thay đổi lại cơ cấu tổ chức thật gọn nhẹ và đồng bộ như đã nêu ở trên, đồng thời việc học hỏi kinh nghiệm làm việc, cung cấp các dịch vụ của các nước bạn nhưng phải áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam là hết sức cấp bách. Sự cạnh tranh trên thị trường đã khiến công ty phải nghiêm khắc đánh giá lại mình, tìm ra những khiếm khuyết để hoàn thiện hơn nữa , phục vụ với chấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4069.doc
Tài liệu liên quan