LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I. Một số vấn đề chung về giao thông đô thị 4
1. Trật tự an toàn giao thông đô thị. 4
1.1. Giao thông đô thị. 4
1.1.1. Khái niệm giao thông đô thị. 4
1.1.2. Các công trình giao thông đô thị và các hình thức đi lại. 4
1.1.3. Phương tiện giao thông đô thị. 5
1.1.4. Giao thông tĩnh. 5
1.1.5. Tổ chức giao thông. 6
1.1.6. Vai trò của giao thông đô thị tới phát triển kinh tế xã hội 6
1.2. Cơ sở hạ tầng đô thị. 7
1.2.1. khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị. 7
1.2.2. phân loại cơ sở hạ tầng đô thị. 8
1.2.3. giao thông đô thị là một phần của cơ sở hạ tầng đô thị. 9
2. Tắc nghẽn giao thông. 11
2.1. Khái niệm. 11
2.2. Hậu quả. 11
2.2.1. Tắc nghẽn giao thông gây lãng phí về năng lượng. 12
2.2.2. Ô nhiễm môi trường do tắc nghẽn giao thông. 12
2.2.3. Tổn thất về kinh tế do ngừng trệ các hoạt động giao thông. 13
Chương II. Thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông. 14
1. Tình hình trật tự an toàn giao thông. 14
* Tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay trên địa bàn thành phố Hà nội: 14
1.1.Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông. 15
1.1.1. Hệ thống giao thông. 15
1.1.2. Hệ thống công trình bến bãi phục vụ cho giao thông vận tải chưa được quy hoạch và phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế. 17
1.2. Phương tiện tham gia giao thông. 18
1.2.1. Các loại phương tiện. 18
1.3. Người tham gia giao thông. 19
1.4. Tình hình tai nạn giao thông. 20
1.5. Công tác Xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông Đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 22
1.5.1. Khái niệm về vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông - Đô thị. 22
1.5.2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. 24
1.5.3. Các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại Hà Nội. 26
1.5.4. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về việc bảo vệ công trình giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị. 27
1.5.5. Công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật. 29
1.5.6. Tình hình về công tác tổ chức giao thông và kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đô thị. 30
2. Tình hình tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội. 33
2.1. Sự bùng nổ dân số và sự bất hợp lý giữa nơi ở và nơi làm việc. 35
2.2. Số phương tiện giao thông tăng quá nhanh 36
2.3. Vận tải hành khách công cộng còn yếu. 39
2.4. Quy hoạch giao thông kém. 40
2.5. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông và trách nhiệm của người dân chưa cao. 40
2.6. Chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, ngành trong quản lý giao thông đô thị 41
3. Thực trạng tình hình thanh tra chuyên ngành giao thông của Thanh tra Sở Giao thông Công chính Hà Nội. 42
Chương III.Một số giải pháp của Thanh tra Sở Giao thông Công chính nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông ở đô thị. 46
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nâng lực quản lý của Thanh tra Sở Giao thông công chính. 46
1.1 Về công tác tổ chức. 46
1.2. Về cán bộ, thanh tra viên. 47
1.3. Về chế độ chính sách. 49
1.4. Về công tác chuyên môn. 49
2. Nhóm giải pháp đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông, đưa kết quả vào thực tiễn. 53
2.1.Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật cho các cơ quan quản lý Nhà nước. 53
2.1.1. Đôí với Ủy ban Nhân dân các cấp 53
2.1.2. Đối với các ngành chức năng. 54
2.1.3. Xây dựng chuyên trách nòng cốt Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và Thanh tra giao thông vững mạnh, trang bị đầy đủ các phương tiện, công cụ hoạt động để chủ động trong việc đấu tranh phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông. 55
2.2. Các giải pháp tổng hợp làm thay đổi căn bản cơ sở hạ tầng giao thông. 57
3. Một số giải pháp đề xuất với đơn vị chủ quản là Sở Giao thông Công chính Thành phố Hà Nội. 61
KẾT LUẬN 68
Tài liệu tham khảo: 70
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp của Thanh tra Sở Giao thông Công chính nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông ở đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm việc của CBCNV Nhà nước và học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn Thành phố; ban hành quyết định số 04/2003/QĐ-UB ngày 5/1/2003 về hạn chế gia tăng mô tô xe máy theo nguyên tắc: Người đăng ký xe phải có hộ khẩu Hà Nội, mỗi người chỉ đăng ký 1 xe, phải có giấy phép lái xe, xây dựng lộ trình tạm ngừng đăng ký xe máy ở 4 quận nội thành cũ.
- Tham mưu cho Thành phố xây dựng và triển khai thực hiện đề án thí điểm về thực hiện NQ 13 của Chính phủ tại quận Hai Bà Trưng để từ đó rút kinh nghiệm thực hiện trong toàn thành phố...
1.5.5. Công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật.
Trong những năm qua thành phố Hà nội đã luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến về luật lệ giao thông bằng nhiều hình thức như:
+ Hàng ngày trên các đài phát thanh và truyền hình đều dành thời gian cho các chuyên mục để tuyên truyền về lĩnh vực giao thông đô thị ( chuyên mục trật tự an toàn giao thông trên Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế Đô thị, Báo giao thông vận tải, Báo Bạn Đường..., thành lập đường dây nóng, phát thanh nhanh tình hình giao thông vào đầu giờ sáng.. ), tuyên truyền thường xuyên về những nội dung NQ số 13 của Chính phủ, các kế hoạch, quyết định, thông tư hướng dẫn của Bộ công an, Bộ GTVT, UBND Thành phố, của CATP và Sở GTCC để mọi tầng lớp nhân dân nâng cao một bước về ý thức chấp hành luật lệ giao thông, tự phòng ngừa TNGT và ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng làm nhiệm vụ.
+ Thành phố đã biên soạn cuốn sách hỏi đáp về trật tự an toàn giao thông. Biên soạn tài liệu phổ biến về luật lệ giao thông trong các trường học, hàng năm có bồi dưỡng giáo viên giảng dạy về luật lệ an toàn giao thông, tổ chức các buổi triển lãm, dán tranh cổ động và các tờ rơi tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông. Tổ chức 3 hội nghị tuyên truyền, phổ biến NQ13 của Chính phủ đối với 3 khối các đường đại học, các trường phổ thông và khối các phường xã thị trấn. tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm đối với học sinh chưa đủ tuổi, chưa đủ điều kiện sử dụng môtô
+ Các cấp, các ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể có kế hoạch giáo dục động viên cán bộ, đảng viêngương mẫu thực hiện và vận động nhân dân tích cực thực hiện. kịp thời biểu dương khen thưởng người tốt việc tốt, phê phán những việc làm chưa tốt Thành hội phụ nữ và các ngành tổ chức kiểm tra các khu vực, cơ quan, trường học trên địa bàn Thành phố theo chương trình "Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân thủ đô không đổ đất, rác, phế thải ra hè, đường và nơi công cộng", qua công tác kiểm tra đã kịp thời đôn đốc giải quyết những việc tồn tại và biểu dương các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã có những thành tích trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.
Đó là những công việc thiết thực nhất góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân và tạo ra phong trào toàn dân đấu tranh chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
1.5.6. Tình hình về công tác tổ chức giao thông và kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Để phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông và giảm các tai nạn giao thông đường bộ, ngoài công tác tuyên truyền và tăng cường kiểm tra xử lý các vi phạm. Trong năm qua Thành phố Hà nội còn chú trọng công tác bảo đảm an toàn giao thông như cải tạo lại một số tuyến đường giao thông xuống cấp đã và đang mở rộng một số tuyến đường, nút giao thông hay xảy ra ùn tắc như Ngã Tư Vọng, Ngã tư Mại Dịch, ngã tư Voi phục - Cầu Giấy... Đưa vào hoạt động 92 nút đèn giao thông, đặt hàng loạt các dải phân cách mềm cùng với hệ thống biển báo, biển phản quang, các vệt sơn kẻ đưòng, làm thêm nhiều đường mấp mô hạn chế tốc độ tại những nơi xung yếu và gần những ngã tư. Các đường phố và các trục chính dẫn vào thành phố đều được chiếu sáng bằng đèn cao áp, có Camera theo dõi, kiểm tra an toàn giao thông.
- Các xe hoạt động trong Thành phố đẹp hơn, sạch hơn và đảm bảo độ an toàn thay thế cho các loại xe thô sơ, xe công nông, xe lambrô. Đã tổ chức trông giữ xe tại nhiều điểm trên các vị trí hè đường có cường độ giao thông thấp được gia cố sử dụng đỗ xe, xây dựng được 3 điểm đỗ xe lớn, kết hợp với vườn hoa và trông giữ hàng trăm nghìn lượt xe an toàn. Tăng cường hoạt động các mạng lưới vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe tắc xi, xe chất lượng cao. Đã nâng 13 tuyến xe buýt năm 1997 lên 25 tuyến xe buýt năm 1998 và 33 tuyến xe buýt năm 1999, 37 tuyến năm 2000 và Năm 2007 vận chuyển được 45684 lượt hành khách, đạt tỷ lệ 9,14% nhu cầu đi lại ( 5 triệu hành khách tương đương với 1% ), trong đó có 29 tuyến xe buýt tiêu chuẩn. Quản lý tốt 23 doanh nghiệp với 1.560 xe tắc xi vận chuyển trên 7 triệu lượt hành khách một năm. Đưa các tuyến vận chuyển hành khách chất lượng cao Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Việt Trì, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Vinh hoạt động có hiệu quả.
- Trong 6 tháng đầu năm 2007 nhằm thiết lập lại trật tự giao thông đô thị, Thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp mạnh để cưỡng chế xử lý các viphạm bước đầu đã được dư luận xã hội đồng tình, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có những chuỷen biến tích cực. Kết quả kiểm tra xử lý cụ thể như:
+ Thực hiện Mệnh lệnh 04/ML/CAVN/(PV11) và Thông báo 15 của Giám đốc CATP lực lượng CSGT, CSTT của Công an thành phố và công an các quận huyện đã tập trung phối hợp các lực lượng triển khai kiểm tra xử lý các vi phạm Luật giao thông đường bộ với 4 lỗi vi phạm cơ bản là : Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cấm, đường ngược chiều; Người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ; Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm không chấp hành việc kiểm tra xử lý của lực lượng cảnh sát; Người điều khiển phương tiện giao thông đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. Kết quả kiểm tra lập biên bản xử lý 132.168 trường hợp về trật tự an toàn giao thông, phạt thành tiền 12.820.778.000 đồng, tăng 66.747 trường hợp = 67% so với thời gian trước khi thực hiện Nghị quyết13/CP. Trong đó có các lỗi vi phạm chính như: Vượt đèn đỏ 8281 trường hợp; vào đường cấm đường một chiều: 22689 trường hợp: Chạy quá tốc độ: 3940 trường hợp: Không giấy phép lái xe: 11909 trường hợp. Tạm giữ từ 15 đến 60 ngày 35.125 phương tiện ( Ôtô: 2.080 trường hợp; Môtô xe máy 25.318 trường hợp; Thô sơ : 7.727 trường hợp ).
+ Thực hiện Chỉ thị 144/CT-GTCC của Giám đốc Sở GTCC về việc tăng cường công tác kiểm tra xử lý và giải toả các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đô thị và vệ sinh mội trường theo tinh thần Nghị quyết 13 CP của Chính phủ, lực lượng Thanh tra GTCC Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng tập trung xử lý các vi phạm về trật tự đô thị như: Làm bục bệ, lều lán mái che mái vẩy, treo đặt biển quảng cáo sai quy định; kinh doanh buôn bán hàng hoá, tập kết vạt liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè lòng đường; xe thô sơ hoạt động trái phép trong nội thành vi phạm quyết 26 của UBND thành phố; xử lý các phương tiện chở đất, vật liệu rời, phế thải xây dựng rơi vãi làm mất vệ sinh môi trường. Kết quả: kiểm tra xử lý lập biên bản 8193 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn GTĐT, phạt tiền được 781.580.000đ tăng 24% so với cùng kỳ của năm 2006 ( trong đó có 68 trường hợp đào đường đào hè sai quy định, 1105 trường hợp chiếm dụng hè đường kinh doanh, tập kết VLXD, 514 trường hợp vi phạm lấn chiếm chỉ giới hè đường và các công trình giao thông; 3600 trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường, phạt tiền 150.690.000đ; 1195 trường hợp vi phạm dừng đỗ đón trả khách, xe ôtô vận chuyển vật liệu rời làm rơi vãi ra đường gây mất vệ sinh môi trường; 191 trường hợp vi phạm Nghị định 40/CP ...)
+ Thực hiện việc lập lại trật tự kỷ cương trong giao thông đô thị Liên ngành GTCC - CATP đã chỉ đạo cho các lực lượng chức năng phối hợp giữ gìn trật tự đô thị, giải tỏa chợ xanh, chợ cóc, các tụ điểm buôn bán, tập kết VLXD, hàng hóa lấn chiếm hè đường, xây dựng các tuyến phố trật tự đô thị văn minh thương mại. Kết quả: Dỡ bỏ 9234 mái che mái vẩy, 3753 lều lán nhà cấp 4 xây dựng trái phép, 8524 bục bệ cầu dẫn xe, 1534 cầu đẩy giá để hàng, 6816 biển quảng cáo, 11500 m2 tường rào. Thu gom 2898 m3 đất phế thải, kiểm tra xử lý 2404 trường hợp kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng trái phép lấn chiếm hè đường. Thu hồi 11000m2 đất công bị lấn chiếm, xử lý 4706 hàng quán hàng rong và ăn uống kinh doanh vi phạm, thu giữ 12000 quang gánh, 2500 bàn ghế các loại...
Tóm lại nhờ các biện pháp đồng bộ kết hợp các giải pháp về cơ chế chính sách với công tác tuyên truyền và tăng cường kiểm tra xử lý của lực lượng cảnh sát giao thông,Công an các Quận, Huyện, Cảnh sát trật tự và Thanh tra giao thông công chính, nên trên trong 6 tháng đầu năm 2007 trên địa bàn Thành phố Hà nội tình ùn tắc giao thông cơ bản đã được giải quyết, tai nạn giao thông đã giảm và công tác phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông bước đầu đã có những hiệu quả đáng kể, tuy vậy cũng còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo sự vững chắc.
2. Tình hình tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội.
Có thể nói rằng, tắc nghẽn giao thông hiện nay đang là căn bệnh phổ biến của các nước đang phát triển, đặc biệt ở những thành phố lớn mà quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. ở Hà Nội tình trạng tắc nghẽn giao thông đã trở thành vấn đề bức xúc trong công tác quản lý đô thị. Toàn thành phố có khoảng 41 điểm thường xuyên xảy ra tắc nghẽn tập trung chủ yếu vào giờ cao điểm gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Biến động giao thông vào các giờ trong ngày
Giao thông thành phố Hà Nội gồm 2 giai đoạn cao điểm nổi bật vào buổi sáng và buổi chiều. Buổi sáng từ 7g- 9g theo chiều đi vào thành phố; buổi chiều từ 16g- 18g theo chiều đi ra thành phố. Lưu lượng giao thông tối đa vào giờ cao điểm buổi sáng tương đương với 13,4% lượng giao thông hàng ngày đi vào thành phố, lượng giao thông vào giờ cao điểm buổi chiều gần bằng 11,8% lượng giao thông hàng ngày theo chiều ngược lại. Giao thông trong khoảng thời gian từ 10g tối đến 6g sáng hôm sau chỉ bằng 5% lượng giao thông hàng ngày.
Tốc độ đi lại
Theo khảo sát thời gian đi lại trên các tuyến lựa chọn trong thành phố, thời gian đi lại được ghi chép lại theo các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ đánh giá được sự chênh lệch giữa các giờ cao điểm và các giờ ngoài cao điểm. Kết quả cho thấy là tương đối thấp, khoảng 30km/h. Tốc độ tương đối thấp này là do mạng lưới đường chật hẹp, không đáp ứng nổi nhu cầu đi lại của người và phương tiện cả ngày lẫn đêm.
Do mức độ tắc nghẽn trên địa bàn thành phố nên tốc độ xe vào các giờ cao điểm trong ngày cũng không thấp hơn nhiều so với tốc độ đo được vào những giờ ít đông người hơn. Kết qủa thu được từ dự án nghiên cứu tiền khả thi nút giao thông Ngã Tư Vọng như sau:
- Tốc độ xe máy gần bằng tốc độ xe hơi và không vượt quá 40km/h
- Tốc độ xe đạp không vượt quá 13km/h
- Đối với xe bus, nói chung, mỗi km vào giờ cao điểm bị chậm hơn 30s & 45s ngoài giờ cao điểm với xe con
* Nguyên nhân tắc nghẽn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội:
2.1. Sự bùng nổ dân số và sự bất hợp lý giữa nơi ở và nơi làm việc.
Hà Nội với mức tăng trưởng bình quân khoảng 14-15% cao hơn mức tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước, lại là đô thị loại đặc biệt nên số dân, số lao động chuyển đến có xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt quá trình phát triển công nghiệp và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao tạo ra các dòng di chuyển vào thành phố tìm chỗ ở, việc làm ngày càng tăng dưới hình thức hợp pháp và bất hợp pháp. Tỷ lệ tăng dân số đặc biệt là tăng cơ học khá cao, từ 0,5% thời kỳ 1970-1980 đến 1,5% thời kỳ 1991-1995 và 1% thời kỳ 1996-2000, tiếp tục tăng 1,3% thời kỳ 2000- 2004. Số người cư trú không thể kiểm soát được ngày càng tăng. Hiện nay cả Hà Nội ước tính có khoảng 25 vạn người cư trú không hợp pháp.
Với mức tăng trưởng dân số quá cao như hiện nay trong khi cung đất thì có hạn, Hà Nội trở thành đô thị có diện tích bình quân đầu người thấp nhất cả nước. Do đó, vấn đề nhà ở cho dân cư nội thành là rất khó khăn. Theo con số thống kê thì có gần 30% số dân có mức bình quân nhà ở dưới 3m2/người. Ngoài ra còn có hàng chục vạn hộ dân có thu nhập thấp không có đủ khả năng tạo lập chỗ ở riêng, vì thế họ phải thuê nhà ở cách xa nơi làm việc và những khu trọ này thường nằm phía sát khu vực ngoại thành và nội thành. Bên cạnh đó, quận này còn tập trung một số lượng lớn các trường Đại học và cao đẳng, các khu công nghiệp lớn, chính vì thế mà hàng ngày các tuyến đường trên địa bàn quận phải chịu một số lượng lớn người và phương tiện từ quận này sang quận khác và từ quận khác đến nơi này làm việc.
2.2. Số phương tiện giao thông tăng quá nhanh
Có thể thấy rằng trong những năm gần đây Hà Nội có nhiều biến đổi sâu sắc, đặc biệt là về phát triển kinh tế, không gian và giao thông đô thị. Điều này dễ nhận thấy là sự biến đổi nhanh chóng từ thành phố xe đạp sang thành phố xe máy và đang sẵn sàng cho sự bùng nổ của xe con trong tương lai gần. Sự bùng nổ của các phương tiện cơ giới cá nhân đặc biệt là xe máy ở Hà nội, một mặt phản ánh thu nhập và mức sống của người dân được nâng cao, mặt khác nó cũng đẩy nhanh tốc độ giao lưu được đặt ra từ yêu cầu cuộc sống đô thị hiện đại.
Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay thì Hà Nội lại đang được xem như là “thiên đường’’ của xe máy. Trong khi xe đạp không tăng thì ngược lại số lượng xe máy ngày càng tăng ở Hà Nội và tăng không ngừng qua các năm. Đây một phần do nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân do vận tải hành khách không đáp ứng nổi nhu cầu, mặt khác cũng do sự buông lỏng trong việc cấp đăng ký phương tiện cá nhân của chính quyền thành phố. Tính trung bình một ngày Hà Nội cấp giấy đăng ký cho khoảng .gần 1000 xe máy. Năm 1995 mới có 498.468 xe máy, tăng lên 953.087 xe năm 2000 và 1.112.976 xe năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 15-16%, đạt 384 xe/1.000 người năm 2002 đáp ứng 56% nhu cầu vận chuyển hành khách. Nếu như năm 1990 lượng xe máy ở Hà Nội ước tính chỉ có khoảng 150 nghìn chiếc thì đến đến giữa năm 2001 lượng xe đã tăng lên là 1.028.907 và đến năm 2004 con số này đã lên tới 1.550.275. Như vậy tính bình quân 1 năm số xe máy ở Hà Nội tăng khoảng 15 – 20% (gấp 5 lần tỉ lệ tăng dân số). Đây là mức cao nhất thế giới, và sau Thái Lan chỉ 127xe/1000người (năm 1991). Từ đó dự báo rằng trong khoảng thời gian 10 năm tới , thời gian tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm ở Hà Nội sẽ tăng gấp 2- 3 lần so với hiện nay, và tất nhiên là quận Thanh Xuân không nằm ngoài tình trạng này.
Loại phương tiện thứ 3 trong giao thông đô thị Hà Nội hiện nay là ô tô. Ô tô cá nhân chưa phải là thành phần quan trọng trong giao thông thành phố. Hầu hết xe ô tô chở khách là sở hữu của Nhà nước hoặc các công ty. Tuy nhiên trong lúc việc mua sắm xe máy dường như đã bão hòa thì chơi ô tô đang trở thành mốt của người Hà Nội. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2003 Hà Nội đã có thêm gần 6000 ô tô mới. Con số này đã vượt cùng kỳ năm 2002 là 1500 xe (tăng gần 30%). Nếu như Hà Nội vào năm 1990 chỉ có 34.200 ô tô thì sau 10 năm (năm 2000) số ô tô ở Hà Nội đã là 96.697 xe. Đến T8/2003 Hà nội có khoảng 120.000 ô tô. Năm 2004, lượng ôtô tăng 70%. Theo khảo sát thực tế thì 1km đường nội thành xếp dài 435 ôtô, 4520 xe máy. Dự báo là trong những năm tiếp theo, số lượng ôtô sẽ tăng đột biến do đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu mua sắm, đi lại cũng tăng theo.
Bảng 5: Số lượng xe máy, xe ô tô qua các năm tại Hà Nội
Đơn vị: xe
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Xe
máy
702.349
707.701
953.086
1.028.907
1.112.976
1.207.209
1.550.275
Ô tô
100.170
113.692
120.746
129.609
135.126
141.054
149.333
Nguồn: Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội
Như vậy có thể nói rằng, phương tiện đi lại hiện nay ở Hà Nội hầu hết là của cá nhân bằng xe đạp, xe máy và sau đó là xe ô tô. Qua điều tra khảo sát cho thấy về cơ cấu đi lại ở Hà Nội: đi bộ 1,5%, xe đạp 22%, xe máy 65%, ô tô con 1,8%, xe buýt 6-7,5% còn lại là các phương tiện khác.
Cũng theo con số báo cáo của phòng đăng ký phương tiện giao thông CATP Hà Nội từ năm 2000 đến 2004, bình quân mỗi năm có khoảng 200.000 phương tiện mới tham gia giao thông mới tại Hà Nội. Đây là nguyên nhân chính khiến cơ sở hạ tầng giao thông đô thị bị quá tải, tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra thường xuyên đặc biệt ở những nút giao thông đối ngoại và trên tuyến đường vành đai, nhất là vào giờ cao điểm.
Bảng 6: Thông tin về sở hữu xe
Đơn vị: Chiếc
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Ngoại thành
Nội thành
1
Bình quân xe máy/hộ gia đình
chiếc
1,49
1,12
2
Bình quân xe đạp/hộ gia đình
chiếc
1,00
1,47
3
Số xe con sở hữu/1000dân
chiếc
4,28
4,72
Nguồn: Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT
Theo tình hình này thì có thể dự báo cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế việc phát triển nhanh về số lượng của các phương tiện giao thông cá nhân là không tránh khỏi. Đây là bài toán phức tạp khi mà hệ thống giao thông đô thị Hà Nội còn quá khiêm tốn về số lượng và kém về chất lượng và không đa dạng các loại hình giao thông công cộng.
2.3. Vận tải hành khách công cộng còn yếu.
Vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội đã được hình thành và phát triển từ những năm 1960 với 2 hình thức là xe buýt và xe điện bánh sắt. Tuy nhiên hệ thống xe điện bánh sắt đã được loại bỏ từ năm 1990. Hà Nội cũng đã từng phát triển hệ thống ô tô điện được chuyển hóa từ hệ thống xe điện bánh sắt, song mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm từ năm 1990 đến năm 1992 thì dừng hẳn. Vì thế, hệ thống xe buýt trở thành hệ thống giao thông công cộng duy nhất còn được sử dụng .
Qua một thời gian dài không được các cấp có thẩm quyền về giao thông đô thị chú ý đến, đến năm 1996 thực hiện chủ trương “Ưu tiên phát triển xe buýt công cộng” của Chính Phủ và UBND TPHN có nhiều đơn vị đăng ký tham gia vận chuyển xe buýt công cộng ở Hà Nội đó là : Công ty xe buýt, xí nghiệp xe buýt 10/10 và công ty xe điện Hà Nội. Từ năm 2001 đến nay phương tiện vận tải hành khách công cộng này có bước chuyển mình đáng khích lệ, số lượng người đi phương tiện bằng xe bus tăng lên đáng kể.
Sản lượng VTHKCC Hà Nội qua các năm
TT
Năm
Sản lượng (hành khách)
1
1997
8.124.515
2
1998
9.050.411
3
1999
10.490.537
4
2000
12.396.419
5
2001
15.518.342
6
2002
48.877.155
7
2003
174.000.000
Nguồn: Sở GTCC Hà Nội
Bên cạnh một số những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây thì mạng lưới xe buýt toàn thành phố còn có nhiều nhược điểm nên chưa khuyến khích được người dân sử dụng loại phương tiện này. Theo kết quả thăm dò 300 người đi xe buýt có 19% tỏ ra không hài lòng về việc xe chạy không đúng giờ làm lỡ việc của họ, 56% than phiền vì thường xuyên bị chen lấn, xô đẩy khi lên xuống xe do xe quá đông, 7,6 % phật ý khi họ thường xuyên bị nhân viên phục vụ gắt gỏng, 47% không hài lòng do đi xe buýt mất nhiều thời gian, 54,5% số người cho rằng Hà Nội còn có nhiều xe buýt cũ…khiến cho phương tiện cá nhân không ngừng tăng lên, làm tăng lưu lượng giao thông gây tắc nghẽn
2.4. Quy hoạch giao thông kém.
Đường Đào Duy Anh là một điển hình về sự “phá” của quy hoạch đối với giao thông. Dải phân cách giữa của con đường đúng ra phải là thảm cỏ, vườn hoa thì nay trên đó mọc lên những cao ốc chọc trời có 3, 4 lối đâm ra đường (3, 4 mặt tiền). Tương tự, ngã tư Chùa Bộc, cổng Cty Hanel đâm ra đúng tâm nút giao thông; Ngã tư Liễu Giai- Vạn Bảo; ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh và hàng loạt các ngã tư của thành phố có các công trình cao tầng mở cổng đâm ra đúng ngã tư. Chỉ với việc các phương tiện ra vào các cao ốc này không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông cũng đủ gây tắc đường. Những đường ngang mở quá nhiều trên một trục đường chính cũng là một nguyên nhân trong nhiều nguyên nhân gây tắc đường khác. Ðường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài có hơn chục đường ngang được mở. Ðường Cống Mọc - Ðường Láng cũng là nơi xảy ra tắc thường xuyên, đường ngang đường dọc, mạnh ai nấy đi, chèn nhau để nhanh hơn người khác được một chút.
2.5. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông và trách nhiệm của người dân chưa cao.
Hiện nay, hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là hình ảnh mà chúng ta thường nhìn thấy tại Hà Nội. Bề rộng vỉa hè không cao, song xe máy, xe đạp dựng tràn lan, biển quảng cáo dựng trên vỉa hè vẫn còn, các quán cóc vẫn xuất hiện chiếm hết vỉa hè, không còn lối đi cho người đi bộ khiến họ phải xuống lòng đường gây mất an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông. Nhiều nơi còn họp chợ, đổ rác bừa bãi gây cản trở giao thông như khu vực chợ Ngã Tư Sở, chợ Xanh. Riêng khu vực cho Ngã Tư Sở thì tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi bán hàng và chạy xe ôm thường xuyên tái diễn đặc biệt là vào buổi chiều(từ 17g-18g) và buổi tối từ (20g- 22g).
Ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân chưa cao như: đi vào đưòng cấm, vựơt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, đãnh võng, đua xe... gây tai nạn giao thông khiến tắc nghẽn giao thông trong nhiều giờ. Trong 6 tháng đầu năm 2004 phòng cảnh sát giao thông số 3 đã tạm giữ 44.581 loại phương tiện giao thông, bằng 0,27% so với 6 tháng đầu năm 2003, thu được 14 tỷ 503 triệu đồng tiền phạt cho ngân sách thành phố. Đặc biệt là tình trạng đi ngược chiều, không đi đúng phần đường của mình, chiếm dụng hết phần đường của dòng xe đi ngược lại khiến cho khi có tắc nghẽn xảy ra không còn phân biệt được chiều xuôi, chiều ngược tạo thành hình “i răng lược” làm cho tắc nghẽn càng thêm trầm trọng
2.6. Chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, ngành trong quản lý giao thông đô thị
Bên cạnh những lí do trên thì một phần nguyên nhân không thể không kể đến là sự yếu kém hay nói đúng hơn là sự buông lỏng trong công tác quản lý tật tự an toàn xã hội của chính quyền thành phố. Hiện nay các hộ dân ở khu vực này ngày ngày vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán và chính quyền thành phố coi việc đó là “chuyện đã rồi”. Họ không có chiến lược giải tỏa cụ thể và rồi đành bất lực. Cứ chỗ này giải tỏa chưa xong thì chỗ khác lại phình to hơn.
3. Thực trạng tình hình thanh tra chuyên ngành giao thông của Thanh tra Sở Giao thông Công chính Hà Nội.
Theo số liệu của Uỷ ban ATGT Quốc gia, khi phân tích nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ của 5.956 vụ thì thấy tai nạn do người tham gia giao thông gây ra có 4.569 vụ chiếm 76,7%. Trong đó : chạy quá tốc độ qui định 2039 vụ chiếm 34,2%; tránh, vượt sai qui định 1.600 vụ chiếm 26,8%. Ngoài điều khiển phương tiện say rượu 337 vụ chiếm 5,6%, thiếu quan sát 425 vụ chiếm 7,1%, do người đi bộ 168 vụ chiếm 2,8%, thiết bị không đảm bảo an toàn 112 vụ chiếm 1,9%, nguyên nhân do cầu đường 12 vụ chiếm 0,2%, các nguyên nhân khác 1236 vụ chiếm 21,2%. Từ phân tích trên vai trò của con người trong việc làm tăng hoặc giảm các tai nạn giao thông. Muốn làm giảm các tai nạn giao thông và phòng chống các vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông trước hết phải tăng hiểu biết và nhận thức của nhân dân về luật lệ giao thông và xử lý nghiêm các vụ vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Từ năm 1996 đến nay tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn Thành phố Hà nội nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn liên tục gia tăng với tính chất và mức độ nghiêm trọng. Với nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn chưa cao. Để hạn chế và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông ngày 29/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, ban hành kèm theo điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Ngày 26/7/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 49/CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trong đó quy định cụ thể: Mọi hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị phải được phát hiện kịp thời; phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định; tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại vật chất thì phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Tại Điều 20, 23 của Nghị định này thẩm quyền của lực lượng thanh tra giao thông được quy định cụ thể, rõ ràng góp phần định hướng cho hoạt động của lực lượng Thanh tra GTCC từ năm 1996 đến hết năm 2001. Ngày 29/6/2001 Luật Giao thông đường bộ đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002. Việc ra đời Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 15/2003/NĐ-CP trên cơ sở kế thừa và rút kinh nghiệm sau một thời gian thực hiện Nghị định 36/CP, 49/CP đã góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước nói chung và bước đầu có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hà nội.
Trong các năm qua Ban Thanh tra GTCC luôn là một trong những lực lượng nòng cốt đã thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao và đã đạt được nhiều thành tích to lớn được sự ghi nhận đánh giá cao của lãnh đạo các cấp. Mối năm Ban đã kịp thời ngăn chặn, xử lý phạt hàng nghìn vụ vi phạm về bảo vệ công trình giao thông, trật tự an toàn giao thông đô thị,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33301.doc