Chuyên đề Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty đóng tàu Hạ Long

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.Khái niệm nguồn nhân lực:

2. Các khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

3. Một số quan điểm cơ bản về công tác đào tạo và phát triển đội ngũ NNL trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước

 

4. Yêu cầu cấp thiết của việc đào tạo và phát triển đội ngũ NNL

5. Tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC.

1. Đặc điểm về đào tạo nguồn nhân lực nói chung

2. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong qua trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

 

3. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn - kỹ thuật

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG

1. Thông tin chung về Công ty đóng tàu Hạ Long

2. Qua trình hình thành và phát triển

3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty đóng tàu Hạ Long

4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

5. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

a. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.

b. Công tác quản trị doanh nghiệp

 c. Định hướng phát triển của Công ty.

II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG.

 

1. Cơ cấu nguồn nhân lực

2. Thực trạng nguồn nhân lực

3. Thực trạng công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực

4. Một số tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển NNL ở Công ty

CHƯƠNG III:

CẤC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

 

I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

1. Một số giải pháp về cơ cấu NNL.

 2. Một số giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ NNL:

II. MỘT SỐ ĐỀ SUẤT TRONG VIỆC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL

1. Một số kiến nghị với nhà nước

2. Một số kiến nghị đối với Công ty và tập đoàn

 

doc55 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty đóng tàu Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng thời có đội ngũ ytế luôn chăm lo sức khoẻ cho người lao động. + Phòng Đầu tư - XDCB: Tham mưu cho tổng giám đốc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất, quản lý hệ thống công nghệ trang thiết bị máy móc. + Phòng Kinh doanh - Đối ngoại: Tham mưu lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và dự toán giá thành, lập báo cao trình tổng Giám đốc + Phòng Vật tư: Tham mưu và lập kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Tổ chức mua sắm và cấp phát vật tư cho các đơn vị sản xuất. + Phòng Điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ tham mưu cho tổng Giám đốc về quá trình tổ chức thực hiện sản xuất. Tổ chức điều hành các phòng ban phân xưởng thành dây chuyền sản xuất có hiệu quả và an toàn nhất. Giám sát, đôn đốc sản xuất đảm bảo tiến độ hoàn thành sản phẩm trong quá trình thực hiện. + Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác kỹ thuật trước Ban Giám đốc. Có nhiệm vụ lập hạng mục, bản vẽ thiết kế kỹ thuật, các quy trình công nghệ, dự trù vật tư và theo dõi giám sát về mặt kỹ thuật trong quá trình thi công sản xuất. Tham mưu cho phòng Tổ chức cán bộ – LĐ về công tác định mức lao động. + Phòng KCS: Tham mưu cho tổng Giám đốc về công tác xây dựng phương án, tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm. Có nhiệm vụ giám sát, nghiệm thu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. + Phòng Hành chính - Tổng hợp: Tham mưu cho tổng Giám đốc về công tác sắp xếp nơi làm việc cho cán bộ CNV, chăm lo đời sống sinh hoạt cho cán bộ CNV và là nơi đón tiếp các cơ quan, đoàn khách đến liên hệ công tác. + Phòng Đời sống: Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, bố trí và sắp xếp nơi ăn, nghỉ cho các đoàn khách đến công tác tại Công ty. Phục vụ ăn ca cho CB-CNV làm ca và thêm giờ. + Phòng Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tài sản, máy móc, trang thiết bị và hàng hoá của Công ty và khách hàng. Đảm bảo về an ninh trật tự trong nội bộ doanh nghiệp và khu vực Công ty đặt trụ sở. Theo dõi và thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự của Công ty đối với nhà nước. + Phòng AT-LĐ: Tham mưu cho Giám đốc về công tác an toàn lao động, kiểm tra tình hình thực hiện ATLĐ trong hiện trường và khu vực Công ty. Ngoài các phòng ban chức năng, một bộ phận quan trọng của Công ty chính là các phân xưởng sản xuất: Phân xưởng Vỏ I, Vỏ II, Trang bị, Máy tàu, Điện tàu, ống tàu, Cơ khí, Mộc - Xây dựng, Trang trí, Khí công nghiệp, Triền đà, Kết cấu thép, Làm sạch & Sơn tổng đoạn, Ban Cơ điện. Các phân xưởng sản xuất này được tổ chức và chịu sự điều hành sản xuất của các quản đốc và phó quản đốc. Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ gia công lắp ráp một bộ phận, một công đoạn từ trang thiết bị cho đến việc trang trí hoàn tất một con tàu. Theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật dưới sự điều hành giám sát của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng liên quan. Người quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về tiến độ thi công, chất lượng và số lượng sản phẩm được giao cho. Hầu hết các cán bộ phòng ban, phân xưởng đều có trình độ đại học và cao đẳng. Có thâm niên nghề nghiệp đảm bảo được trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý kinh tế, kỹ thuật công nghệ và con người. 5 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty a. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty. - Hình thức tổ chức sản xuất Công ty đóng tầu Hạ Long thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam là đơn vị hạch toán độc lập chuyên đóng mới và sửa chữa tàu biển nên có đặc thù riêng của ngành cơ khí, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài. Mô hình sản xuất của Công ty là một dây truyền sản xuất khép kín từ khâu chuẩn bị sản xuất, khâu thi công đóng tầu, chạy thủ và bàn giao tàu. Từ khi ký hợp đồng, phòng kế hoạch nay là phòng Kinh doanh đối ngoại sẽ triển khai thông báo đến các đơn vị liên quan và các xưởng sản xuất thông qua phiếu giao nhiệm vụ sản xuất, căn cứ vào đó các đơn vị, phân xưởng (người phụ trách chung) kết hợp cùng với phó quản đốc, đốc công sẽ chuẩn bị các điều kiện sản xuất và thực hiện tiếp nhận: - Bản vẽ thi công, hạng mục kỹ thuật từ phòng kỹ thuật - Kế hoạch và tiến độ thi công từ phòng Điều hành sản xuất, nhận vật tư từ phòng vật tư. Nghiên cứu, triển khai thi công các hạng mục theo yêu cầu sản xuất của Công ty. Có trách nhiệm báo KCS và đăng kiểm kiểm tra nghiệm thu và chuyển bước công nghệ cho từng sản phẩm theo từng bước công nghệ. Phân xưởng khoán công việc cho từng tổ sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào khối lượng công việc làm căn cứ nghiệm thu đánh giá công việc về số lượng, chất lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán lương cho từng tổ sản xuất theo đơn giá trong định mức quy định của từng sản phẩm. Với các công việc làm khoán như vậy, đòi hỏi các đội sản suất phải tự quản lý tất cả mọi mặt, tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Các ngành nghề sản xuất kinh doanh Như trên đã trình bày, Công ty đóng tàu Hạ Long là đơn vi sản xuất kinh doanh. Các ngành nghề Công ty đảm nhiệm là: sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ, sản xuất ôxy, đất đèn , khai thác kho ngoại quan, gia công kết cấu thép. Trong đó, ngành nghề chủ yếu là đóng mới, chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của Công ty. Các sản phẩm sửa chữa chiếm 20% tổng doanh thu, các ngành nghề khác chiếm 10% tổng doanh thu. - Tình hình sản xuất Việc sản xuất của Công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng. Chính vì điều này Công ty đã có những sách lược kinh doanh cho chính mình. Thu hút khách hàng bằng việc có thể đóng mới những con tàu có trọng tải lớn, hiện đại, tính năng hoạt động khác nhau, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩmQuá trình sản xuất của Công ty được diễn ra liên tục, Công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, đã có rất nhiều đơn đặt hàng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. - Các chiến lược phát triển - Chiến lược maketing: Đây là một chiến lược hết sức quan trọng, nhất là đối với đầu ra. Nhằm giữ vững thị phần thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. - Chiến lược về nhân sự: Coi trọng và liên tục thực hiện tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị, đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao. - Chiến lược về kỹ thuật công nghệ: Công ty tiếp tục đầu tư xâydựng, đổi mới và bổ sung về công nghệ, trang thiết bị, máy móc nhằm đáp ứng yêu cầu sản phẩm phải có chất lượng ngày càng cao. b Công tác quản trị doanh nghiệp. - Công tác hoạch định. Như bao doanh nghiệp khác để tồn tại và phát triển bền lâu thì mỗi doanh nghiệp cần hoạch định những chiến lược cho riêng mình để nắm lấy những cơ hội và cách đi hoặc giảm bớt những ảnh hưởng của đe doạ do môi trường bền ngoài tạo ra. Công tác hoạch định của Công ty đóng tàu Hạ Long cũng không nằm ngoài mục đích đó. Hàng năm Công ty tổ chức Đại Hội công nhân viên chức trong toàn Công ty, tổng kết đánh giá các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu bên trong Công ty cũng được Đại Hội chỉ ra. Công tác quản trị, Marketing, tài chính kế toán, sản phẩm và sản xuất, công tác nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin các hoạt động kinh doanh của Công ty là những lĩnh vực quan tâm chính của công tác hoạch định chiến lược qua Đại Hội công nhân viên chức, lấy đó làm cơ sở để hoạch định xây dựng, đề ra phương hướng hoạt động trong những năm tới. Đối với công tác hoạch định chiến lược Công ty đã xây dựng cho mình những mục tiêu dài hạn, nó có ý nghĩa lớn đối với sự thành công của Công ty, bởi vì chúng sẽ chỉ ra phương hướng, bổ trợ cho việc đánh giá, chỉ ra những ưu tiên cần thiết. Công ty đóng tàu Hạ Long là một Công ty có quy mô lớn cho nên những mục tiêu phải được lập cho toàn Công ty và cho từng bộ phận. Bên cạnh đó Công ty đã có những chiến lược sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà các mục tiêu có thể đạt được. Công ty đã áp dụng các chiến lược như: mở rộng về mặt địa lý, phát triển sản phẩm, xâm nhập thị trường và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng lực lượng nhân sự làm công tác này còn quá mỏng, phương pháp tổ chức lấy dữ liệu cơ sở còn sơ sài nên công tác hoạch định còn mang tính chất chung chung, chưa đi vào cụ thể. - Công tác tổ chức : Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, nhân sự nhiều nên công tác này không phải là đơn giản tại Công ty. Tuy nhiên việc tổ chức bộ máy, lựa chọn, nhận định trách nhiệm, quyền hành cho từng bộ phận, cho từng cấp lãnh đạo đã được Công ty quan tâm đúng đắn .Vì vậy không gây ra những ách tắc cho công tác quản trị tại Công ty. Tại Công ty, cơ bản đã xây dựng được một bộ máy tổ chức hợp lý, theo mô hình chức năng có phối hợp trực tuyến. Cấu trúc này đã tạo điều kiện phát huy năng lực của từng nhà quản trị tại Công ty. Và cũng chính nhờ cấu trúc này lãnh đạo Công ty có thể quản lý toàn Công ty có sự giúp sức của các phòng chức năng. Các phòng chức năng có trách nhiệm, nghiên cứu, tìm tòi và đề xuất những biện pháp tối ưu để giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các phân xưởng sản xuất được sự hướng dẫn của các phòng chức năng hoàn thành nhiệm vụ của mình . Việc áp dụng mô hình tổ chức bộ máy trực tuyến - chức năng kể phù hợp với nhiệm vụ sản xuất của Công ty vừa bảo đảm tính tập trung, thống nhất cho mục tiêu vừa đảm bảo hiệu quả và năng xuất lao động quản lý cao do có sự chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý. Tuy nhiên nó lại tạo ra sự chồng chéo trong hoạt động quản lý vì một cấp quản lý bên dưới vẫn phải chịu sự quản lý của nhiều đầu mối bên trên. - Công tác lãnh đạo, điều hành Như đã trình bày ở trên, tổ chức của Công ty theo cấu trúc trực tuyến là chủ đạo, một lãnh đạo nên lãnh đạo có đủ thẩm quyền để điều hành, giải quyết công việc, giảm bớt được đầu mối chung gian. Điều này giúp cho lãnh đạo ra quyết định một cách nhanh chóng, có tính thống nhất, tập trung cao. Tuy nhiên, trình độ của các cấp quản trị tại Công ty còn yếu nên còn hạn chế nhiều mặt trong công tác lãnh đạo điều hành. - Công tác kiểm tra, kiểm soát. Đây có thể nói là công tác được thực hiện tốt nhất tại Công ty vì đặc thù sản phẩm của Công ty là đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ nên vấn đề đảm bảo an toàn sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Chính vì điều này mà Công ty đã thành lập một bộ phận đảm trách việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty; Đó là phòng KCS. Các nguyên vật liệu, vật tư trước khi đưa vào sản xuất phải qua sự kiểm tra của phòng này. Tình hình tài chính của Công ty cũng được kiểm soát một cách chặt chẽ. Định kỳ phòng tài chính kế toán phải lập báo cáo về tình hình tài chính toàn Công ty để trình lên ban lãnh đạo Công ty. Để làm nền tảng, hành lang pháp lý cho công tác kiểm soát, Công ty đã ban hành các quy chế, quy định căn bản như chế độ làm việc, nội quy lao động. Công tác này được thực hiện tốt nhất, cho phép các công tác khác về quản trị có điều kiện thuận lợi để phát triển . * Nhận xét : Công ty đóng tàu Hạ Long là một doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có quy mô lớn. Việc sản xuất kinh doanh đã được Công ty quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó công tác quản trị doanh nghiệp cũng đã được sự quan tâm đúng mức của Công ty. Dù vậy, như một căn bệnh chung trong thời gian hiện nay của nền kinh tế đang phát triển, Công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác còn rất yếu kém trong công tác này, nó phụ thuộc vào trình độ của các cấp quản trị tại Công ty. c. Định hướng phát triển của Công ty. Định hướng chung Trong những năm tới, để đáp ứng yêu cầu hội nhập, và để phù hợp với định hướng phát triển của Vinashin Công ty đóng tàu Hạ Long sẽ đầu tư xây dựng và phát triển thành một Tổng công ty đóng tàu lớn của Việt nam khu vực phía Bắc hoạt động đa ngành nghề theo hình thức công ty mẹ – công ty con. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp để trở thành một đơn vị đóng tàu lớn, hiện đại trong khu vực, nâng cao tính cạnh tranh, phù hợp với yêu cầu hội nhập. Theo báo cáo chính trị của Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ 2006 – 2010, thì định hướng cụ thể của Công ty trong những năm tới là: Phát huy thành tích đạt được, tiếp tục khai thác mọi tiềm năng thế mạnh sẵn có, dẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện theo tinh thần Nghị quyết đại X của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng bộ Tổng công ty lần thứ I. Nắm chắc thị trường, xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý. Tranh thủ thời cơ, mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và nước ngoài, tiếp tục hoàn thiện giai đoạn hoàn thiện Công ty gíai đoạn II để đóng và sửa chữa tàu có trọng tải đến 150.000 T, phấn đấu đến năm 2007 hình thành Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Hạ Long hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, thực hiện kinh doanh đa nghành, đa sở hữu, trong đó sản xuất, kinh doanh chính là đóng mới và sửa chữa tàu thu, nhằm nâng cao năng lực đóng tàu xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường đóng tàu khu vực và thế giới góp phần vào việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đai hoá đất nước. Nâng cao năng lực điều hành của bộ máy quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động, giữ vững ổn định chính trị, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của CNVC-LĐ. Theo đó, năng lực đóng mới và sửa chữa chữa của Công ty sẽ được nâng lên, đủ khả năng đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ lên đến 70.000 tấn, sửa chữa các phương tiện có trọng tải đến 50.000 tấn. Công suất đóng mới năm 2010 sẽ là 16 chiếc các loại/ năm bao gồm: Tàu 10.000 – 15.000 T : 2 chiếc Tàu 20.000 – 30.000 T : 2 chiếc Tàu 53.000 T : 4 chiếc Tàu 70.000 T : 1 chiếc Tàu côngtenơ đến 1.700 TEU : 6 chiếc Tàu LPG 10.000 – 20.000 M3 : 1 chiếc Tổng tải trọng đóng mới lên đến 490.000T/ năm. Và đến năm 2020, tổng tải trọng đạt 570.000 T. Về năng lực sửa chữa: Đến năm 2010, Công ty sẽ có đủ năng lực sửa chữa khoảng 12 chiếc tàu từ 20.000 – 50.000 T, với tổng tải trọng 390.000T. Năm 2020 khoảng 15 chiếc với tổng tải trọng 465.000 T. Về nhu cầu nhân lực: Đến năm 2010, Công ty sẽ cần khoảng 8.000 lao động ở mọi cấp trình độ. - Về thị trường Phát triển thị trường, mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, đưa Công ty trở thành một Tổng công ty kinh doanh đa ngành nghề. Chiếm lĩnh thị trường trong nước bằng các sản phẩm truyền thống, góp phần cùng các doanh nghiệp khác xây dựng vinashin thành một Tổng công ty kinh tế mạnh. Tập trung mọi nguồn lực, thu hút nhân tài, củng cố đầu tư trang thiết bị công nghệ, mở rộng thị trường ra thế giới bằng việc đóng tàu xuất khẩu, phấn đấu trở thành quốc gia đóng tàu đứng thứ 3 hoặc 4 trên thế gíơi. Dần khẳng định thương hiệu của Vinashin nói chung và Hạ Long nói riêng bằng các sản phẩm có tính phức tạp cao và khả năng khai thác tối ưu với giá thành cạnh tranh. - Về sản phẩm và quy mô sản xuất. * Các sản phẩm chủ yếu: Đóng mới các sêri tàu như tàu hàng 8.700 t, 12.500T, 53.000T, 54.000T, Tàu chở côngtenơ 1.800 TEU, tàu hàng 70.000T, tàu chở ôtô 4.900 unít, tàu dầu 100.000T, 150.000 T. Sửa chữa tàu các loại: 20 sản phẩm / năm có trong tải tới 150.000T. Sản xuất công nghiệp khác: Gia công cơ khí, chế tạo kết cấu thép, bốc dỡ hàng hoá, sản xuất khí công nghiệp. Kinh doanh dịch vụ đời sống, du lịch, khách sạn, nhà hàng Dịch vụ tư vấn thiết kế tàu thuỷ và các công trình dân dụng. Dịch vụ kỹ thuật và kiểm định chit lướngản phẩm bằng siêu âm, thử không phá huỷ Kinh doanh vận tải và lai dắt. Kinh doanh cầu cảng, bếnbãi - Về cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ Đẩy mạnh thực hiện các dự án nâng cấp mở rộng Công ty giai đoạn II: Dự án đóng tàu 53.000T ( trên mặt bằng mở rộng của Công ty). Dự án đóng tàu 70.000T ( trên mặt bằng mở rộng của Công ty). Dự án khu hoàn thện tàu phía Bắc Công ty (huyện Hoành Bồ ). Dự án mở rộng phía Tây ( XN gạch Giếng Đáy 1 ) – thêm 20 ha Dự án Công ty đóng tàu sông Chanh - Quảng Yên. Dự án Công ty đóng tàu Đầm Hà - Quảng Ninh. Dự án khu chung cư cho CB,CNVC. - Về cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý. Tiếp tục đổi mới quản lý, sắp xếp lại bộ máy, xây dựng đề án và lộ trình thực hiện chuyển Công ty thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con kinh doanh đa ngành, đa sở hữu. Trong đó, ngành sản xuất, kinh doanh chính là đóng mới và sửa chữa tàu thủy. Lộ trình như sau: Công ty cổ phần thiết kế tàu thuỷ Hạ Long. Công ty cổ phần sửa chữa tàu thuỷ Hạ Long. Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ đời sống Hạ Long. Công ty cổ phần Vận tải và lai dắt Hạ Long. Công ty cổ phần khí công nghiệp Hạ Long. Công ty cổ phần chế tạo van tàu thuỷ Hạ Long. Cơ cấu nhân sự, số lượng nhân sự theo từng giai đoạn: Đến năm 2010, tổng số lao động sẽ đạt 8.000 người trong đó có 10% là kỹ sư và 90% là công nhân lành nghề. II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG. 1. Cơ cấu nguồn nhân lực - Công ty đóng tàu Hạ Long là một doanh nghiệp có quy mô lớn, lực lượng lao động đông, tốc độ tăng trưởng về sản xuất kinh doanh cũng như tăng trưởng về lực lượng lao động là tương đối lớn. a. Bảng thống kê nguồn nhân lực của công ty từ năm 2001 đến năm 2006. Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Gián tiếp 265 345 425 540 600 Trực tiếp 1358 1600 1957 2500 3500 Tổng cộng 1641 1954 2382 3040 4100 Qua bảng thống kê trên đây chúng ta thấy rằng: Nguồn nhân lực của Công ty là không ngừng tăng qua qua các năm điều này chứng tỏ rằng quy mô phát triển của công ty đang ngày càng được mở rộng. Do đặc thù là đơn vị sản xuất công nghiệp nên đội ngũ nguồn nhân lực của Công ty chủ yếu tập trung vào bộ phận sản xuất trực tiếp làm ra sản phẩm do đó mà đội ngũ nguồn nhân lực ở bộ phận sản xuất trực tiếp là rất lớn. Ngoài ra để phục và đảm bảo quản lý tốt hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty thì bộ phận lao động gián tiếp cũng không ngừng tăng theo để đảm bảo đáp ứng được công tác quản lý của Công ty. Hàng năm Công ty đều có kế hoạch tuyển dụng, bố trí sắp xếp và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty trong tương lai. Bên cạnh đó công ty còn liên kết với một số trường để mở các khoá đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ CB.CNV. b. Bảng thống kê trình độ nguồn nhân lực Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Đại hoc 75 135 176 215 255 Cao đẳng 190 210 249 325 345 Trung cấp 1108 1325 1600 1950 3100 Lao động phổ thông 250 275 357 550 400 Tổng số 1641 1954 2382 3040 4100 Nhìn vào bảng thống kê trình độ nguồn nhân lực của Công ty ta nhận xét thấy rằng hầu hết đội ngũ nguồn nhân lực đều được đào tạo căn bản và đặc biệt là tỷ lệ đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng đại học trở lên chiếm tỷ trong khá cao, còn lại hầu hết là được đào tạo ở trình độ trung cấp. Tuy nhiên tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá cao 1/10 trên tổng số đội ngũ nguồn nhân lực. Nhận xét rằng trình độ văn hoá, nghiệp vụ của Công ty còn ở mức thấp. Công ty nên có chương trình và kế hoach đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động trực tiếp để từ đó làm nòng cốt cho phát triển sản xuất kinh doanh. c. Bảng thống kê giới tính lao động. Cơ cấu lao động tại Công ty được thể hiện theo bảng thống kê dưới đây (Số liệu lấy tại thời điểm 31/12/2006) Bảng thống kê giới tính lao động năm 2006 Đơn vị Tổng số Giới tính Tỷ lệ % nam Nam Nữ Gián tiếp 600 350 250 58 Trực tiếp 3500 3100 400 88 Tổng cộng 4100 3450 650 84 Qua bảng thông kê trên đây chúng ta thấy: Tổng số lao động ở đơn vị gián tiếp là 600 nhân sự, trong đó nam chiếm tỷ lệ 58%; nhân sự có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 83%. Tại đơn vị trực tiếp tổng số nhân sự hiện tại là 3500 nhân sự, trong đó nam chiếm 88%. Do đặc thù là đơn vị sản xuất công nghiệp nặng nên tỷ lệ lao đông nam chiếm đa số trong khi đó tỷ lệ lao động nữ chiếm rất ít. Điều nay tuy có lợi thế về mặt lăng suất và hiệu quả lao động những sẽ có những hạn chế sau này về vấn đề an sinh xã hội. d. Bảng thống kê cơ cấu tuổi lao động. Cơ cấu tuổi lao động hiện tại được thống kê theo bảng dưới đây. Bảng thống kê tuổi lao động (Thời điểm 31/12/2006) Đơn vị Tổng số >50 Tỷ lệ % 30-50 Tỷ lệ % <30 Tỷ lệ % Gián tiếp Trực tiếp 600 3500 150 700 25 20 200 1300 34 37 250 1500 41 43 Tổng cộng 4100 850 21 1500 37 1750 42 Qua bảng thông kê trên đây, chúng ta nhân xét rằng: Đa số nhân sự ở Công ty ở độ tuổi dưới 30, chiếm tỷ lệ đến 42% tổng số lao động. Đặc biệt là ở đơn vị gián tiếp, tỷ lệ lao động ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 41%, Công ty nên có kế hoạch dào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ còn non trẻ để phục vụ cho mục tiêu phát triển sau này.. Tại đơn vị sản xuất, công việc vừa mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ vừa cần sự dẻo dai, trẻ khoẻ cho nên nhân sự phân bố đều ở cả hai độ tuổi từ dưới 30 và và từ 30 - 50 tuổi. Nhìn chung Công ty có lực lượng lao động rất trẻ đây là một yếu tô gây khó khăn cho Công ty trong thời điểm hiện tại vì đội ngũ cán bộ lao động trẻ này kinh nghiệm còn thiếu hơn nữa sẽ dẫn đến vấn đề cơ cấu lao động thường xuyên biến đổi do chuyển nghề tuy nhiên với lực lượng lao động trẻ như hiện nay sẽ là một thế mạnh cho Công ty phát triển trong tương lai nếu Công ty có các chế độ về đào tạo, lao động, tiên lương hợp lý. 2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực Quan phần giới thiệu khai quát về Công ty đóng tàu hạ long chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng; Công ty đóng tàu Hạ Long là doanh nghiệp có quy mô rất lớn về tổ chức cũng như về cơ cấu, và để phát huy được sức mạnh của tập thể người lao động cũng như vai trò sản xuất kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trường hội nhập và mở cửa thì công tác hoạch định, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được mục tiêu và quy mô sản xuất của Công ty trong tương lai có vai trò hết sức to lớn. Trải qua hơn 30 năm trưởng thành và phát triển, đội ngũ nguồn nhân lực của Công ty đóng tàu Hạ Long đã được rèn luyện và trưởng thành không ngường. Trong điều kiện biết động mạnh mẽ và diễn biến phức tạp của nền kinh tế mở cửa và hội hập có sự định hướng của nhà nước, sự cạnh tranh khốc liện giữa các doanh nghiệp tham gia vào nên kinh kinh tế thị trường, những thời kỳ khó khăn của Công ty trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế từ tập chung bao cấp sang kinh tế thị trường, nhìn chung đội ngũ NNL của công ty đã có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng và kiên định mục tiên phát triển mà ban lãnh đạo tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và Công ty đóng tàu Hạ Long đã đề ra. Đã có chuyển biến mọi mặt về trình độ, năng lực, kỹ năng thông qua việc học tập, bồi dưỡng và hoạt động sản xuất thực tiễn, làm quen và thích ứng với dây truyền sản xuất kinh doanh mới, tiên tiến và hiện đại. Đặc biệt ở một số bộ phận chủ chốt, đội ngũ nguồn nhân lực đã có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, ở các bộ phận trực tiếp sản xuất phần đông người lao động đã ý thức được tầm quan trọng của việc tự học, rèn luyện và tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ của bản thân. Những năm qua đội ngũ NNL ở công ty đã có sự ổn định tương đối về biên chế. Hầu hết NNL ở các phòng ban, đơn vị, bộ phận, phân xưởng với sự giúp đỡ của lãnh đạo tập đoàn và công ty đã tiến hành thực hiện công việc đào tạo lại và nâng cao các kỹ năng lao động có quy mô đáng kể. Bên cạnh những mặt mạnh và ưu điểm cơ bản nêu trên, đội ngũ NNL ở Công ty đóng tàu Hạ Long còn đang bộc lộ một số hạn chế sau: Thứ nhất: Tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” đang diễn ra khá phổ biến ở Công ty hiện nay nhất là NNL có trình độ tay nghề và kỹ năng lao động. Thừa NNL chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lao động sản xuất đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi. Thứ hai: Một số lượng khá lớn NNL ở các đơn vị sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông chưa được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về nghề nghiệp, kỹ năng lao động. Theo số liệu hồ sơ ở phòng Tổ chức cán bộ cho thấy rằng có 65% đội ngũ NNL chưa qua đào tạo động phổ thông, tỉ lệ NNL có trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm tỉ trọng rất nhỏ, đa số là NNL được đào tạo qua trung cấp và sơ cấp. Thứ ba: Cơ cấu NNL đang có sự mất cân đối lớn xét cả về độ tuổi và giới tính, lẫn sự phân bổ theo ngề. Số liệu điều tra ở các phòng ban và phân xưởng năm 2005 cho thấy có trên 55% NNL có độ tuổi > 45 tuổi, chỉ có 1/5 NNL có độ tuổi dưới 35 tuổi, tỷ lệ NNL là nữ giới chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thứ tư: Công tác hoạch định, đào tạo và phát triển NNL nói riêng của công ty chưa gắn với quy hoạch tổng thể. Hơn nữa, việc bố trí sử dụng NNL chưa thật hợp lý và trong nhiều trường hợp còn nặng về cơ cấu, thiếu mạnh dạn sử dụng NNL trẻ, chưa có giải pháp cụ thể để thực sự khuyến khích đội ngũ NNL có năng lực và chưa mạnh dạn bố trí, sắp xếp lại hoặc đưa ra khỏi biên chế những NNL không còn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới. Hiện nay ở Công ty đóng tàu Hạ Long công tác hoạch định, đào tạo và phát triển NNL chủ yếu tập trung vào đội ngũ NNL là thợ bậc cao có trình độ và kỹ năng lao động vì đội ngũ này vừa có vai trò quyết định trong việc xây dựng cơ chế vận hành mô hình xản suất kinh doanh mới, vừa là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4555.doc
Tài liệu liên quan