Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh bán hàng ở Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy

MỤC LỤC

 

 

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. 5

1. Vai trò của bán hàng trong nền kinh tế thị trường. 5

2. Các quan niệm về bán hàng. 7

2.1. Bán hàng được coi là một phạm trù kinh tế 7

2.2. Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân. 8

2.3. Bán hàng là khâu cơ bản, quan trọng của quá trình sản xuất-kinh doanh. 8

2.4. Bán hàng là quá trình thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật bán hàng. 9

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp thương mại 10

3.1. Môi trường vĩ mô 10

3.1.1. Môi trường kinh tế 10

3.1.2. Môi trường chính trị-pháp luật 11

3.1.3. Môi trường văn hóa-xã hội 11

3.1.4. Môi trường khoa học công nghệ 11

3.1.5. Môi trường tự nhiên 12

3.2. Môi trường vi mô 12

3.2.1. Mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp 12

3.2.2. Khách hàng với nhu cầu của họ 13

3.2.3. Nhà cung cấp 13

3.2.4. Đối thủ cạnh tranh 13

4. Các nghiệp vụ cơ bản của hoạt động bán hàng 14

4.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường và tập quán tiêu dùng của khách hàng 14

4.2. Xác định các kênh bán và các hình thức bán 15

4.2.1. Xác định các kênh bán 15

4.2.2. Xác định các hình thức và phương thức bán 17

4.3. Phân phối hàng hóa vào các kênh bán và xác định các chính sách, biện pháp bán hàng 18

4.4. Tiến hành quảng cáo và xúc tiến bán hàng 19

4.5. Thực hiện tốt các nghiệp vụ kỹ thuật bán hàng ở quầy hàng, cửa hàng 20

4.6. Các yêu cầu đối với nhân viên bán hàng 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦU GIẤY TRONG THỜI GIAN QUA 23

1. Giới thiệu khái quát về công ty 23

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 23

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 24

1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty. 25

1.4. Các ngành nghề kinh doanh của công ty 29

2. Phân tích tình hình bán hàng của công ty 32

2.1. Môi trường kinh doanh của công ty. 32

2.1.1. Môi trường vĩ mô 32

2.1.2. Môi trường vi mô. 35

2.2. Một số kết quả bán hàng của công ty trong thời gian qua. 40

2.2.1. Kết quả chung hoạt động kinh doanh. 40

2.2.2. Kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ 43

2.2.3. Tình hình chỉ đạo quản trị bán hàng ở công ty 49

2.3. Đánh giá chung về tình hình bán hàng của công ty trong thời gian qua .51

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦU GIẤY TRONG THỜI GIAN TỚI. 54

1. Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới. 54

1.1. Dự báo khái quát thị trường tiêu dùng Hà Nội tới năm 2010. 54

1.2. Dự báo nguồn lực của công ty trong thời gian tới. 54

2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 55

3. Một số cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường bán buôn, bán lẻ với WTO.56

4. Đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh bán hàng ở công ty trong thời gian tới .59

4.1.1. Tăng cường áp dụng các kỹ thuật xúc tiến bán hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng .59

4.1.2. Lực lượng bán hàng: 60

4.1.3. Về hàng hoá và nguồn hàng: 62

4.1.4. Về dịch vụ khách hàng: 64

4.1.5. Hoàn thiện các hình thức bán hàng: 65

4.1.6. Chính sách bán hàng và chính sách khuyến khích đối với lực lượng bán hàng 65

4.1.7. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, lập kế hoạch bán và phổ biến tới từng đối tượng 67

4.1.8. Công tác chỉ đạo quản trị bán hàng: 68

4.2. Đối với Nhà nước .69

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh bán hàng ở Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty và các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nước ta đông đảo hơn. Hàng hoá từ nước ngoài tràn vào nước ta nhiều hơn, do vậy đẩy các doanh nghiệp trong nước vào thế cạnh tranh khốc liệt hơn. Trước tình hình đó, công ty đã chủ động rà soát lại các hoạt động nghiệp vụ của công ty mình, tìm hiểu sâu hơn những biến động thị trường, nghiên cứu để tìm ra các nguồn hàng mới có khả năng cạnh tranh hơn. Phòng kinh doanh thường xuyên cử đại diện đi khảo sát thị trường và tình hình kinh doanh của các đối thủ cũng như các doanh nghiệp khác để đưa ra kế sách điều chỉnh kịp thời hoạt động bán hàng của công ty. Yếu tố lạm phát tiền tệ (đặc biệt trong những năm gần đây) đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Lạm phát gia tăng khiến cho giá bán hàng hóa trở nên đắt hơn dưới con mắt của người tiêu dùng, nhu cầu của người dân sẽ giảm… Do vậy, khả năng bán được hàng của công ty sẽ thấp đi dẫn đến tình trạng tồn đọng hàng hoá, thâm hụt tài chính, ứ đọng vốn (giảm vòng quay của vốn lưu động), việc tổ chức thực hiện các kế hoạc kinh doanh cũng khó khăn hơn. Gần đây, nhất là sau dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, giá cả tất cả các mặt hàng đều tăng, công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin từ phía các đối tác và thị trường, tính toán các chi phí và điều chỉnh giá bán cho hợp lý. Công ty cũng đã có kế hoạch hợp tác thêm với một số đối tác mới, tìm kiếm thêm các mặt hàng mới để đảm bảo hoạt động bán hàng diễn ra thuận lợi, đảm bảo quy trình kinh doanh (nhập-dự trữ-xuất) được thực hiện có hiệu quả. Ban lãnh đạo công ty cũng thường xuyên họp, tổng kết hơn để bàn bạc các phương án kinh doanh mới. Lãi suất cũng tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì công ty vẫn phải đi vay vốn của ngân hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng việc mua hàng. Hơn nữa, lãi suất và lạm phát có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tác động lên hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty cũng có kế hoạch huy động vốn nội bộ và bạn hàng nhiều hơn thay cho việc vay vốn từ Ngân hàng, đặc biệt là hiện nay lãi suất vay vốn từ Ngân hàng rất cao. 2.1.1.2. Môi trường văn hoá-xã hội Do Việt Nam là một nước đông dân, dân số trẻ nên công ty có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút, tuyển chọn lao động phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Đội ngũ nhân lực của công ty khá đông đảo và phần lớn là thế hệ trẻ. Đây chính là lợi thế trong bán hàng của công ty. Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, tiếp thu nhanh sẽ giúp công ty dễ dàng huấn luyện và đào tạo. Cũng trên cơ sở đó công ty có lợi thế hơn trong việc xác định thị trường mục tiêu mà mình hướng đến phục vụ. Văn hóa là yếu tố mà tất cả các doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh đều phải quan tâm nghiên cứu. Nó chi phối hành vi tiêu dùng, quyết định mua hàng của khách hàng. Đồng thời nó cũng định hướng lĩnh vực, danh mục hàng hoá kinh doanh của công ty. Các mặt hàng của công ty đều là những mặt hàng quen thuộc, phù hợp với tập quán tiêu dùng của dân cư. 2.1.1.3. Môi trường tự nhiên Các hiện tượng tự nhiên luôn diễn biến phức tạp có thể gây ra nhiều khó khăn cho công ty nhưng cũng có thể làm phát sinh nhiều nhu cầu mới cần được đáp ứng. Chẳng hạn, trong năm qua tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, bão lũ thường xuyên xảy ra, rét hạn hoành hành trong thời gian dài. Nhu cầu về áo rét và các trang phục giữ ấm tăng cao. Công ty cũng đã có sự chuẩn bị về các mặt hàng này để phục vụ nhu cầu nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng và kiểu dáng mẫu mã còn chưa hấp dẫn, chưa có sự khác biệt, có thể nói là không đủ để cạnh tranh với cá shop thời trang xung quanh. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần chú ý hơn nữa đến công tác dự báo, nghiên cứu, tìm hiểu để chủ động trong sản xuất kinh doanh. Công ty cũng phải chú ý đến tính chất mùa vụ của hàng hoá để có chính sách bán hàng hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Theo sự dự đoán của Giám đốc công ty, rất có thể năm nay sẽ có nhiều đợt nắng nóng. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty rất chú ý đến các mặt hàng quạt điện, máy điều hoà…phục vụ cho mùa hè. 2.1.1.4. Môi trường chính trị-pháp luật Kinh doanh trong cơ chế thị trường luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu biết pháp luật, làm ăn chính đáng mới mong tồn tại và phát triển bền vững. Công ty kinh doanh trên địa bàn Quận Cầu Giấy có lợi thế lớn về địa điểm do đây là nơi tập trung dân cư rất đông đúc. Địa bàn này có tình hình an ninh trật tự tương đối ổn định nên có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty cũng đã có sự cập nhật những chính sách cũng như luật mới trong kinh doanh, để không vi phạm pháp luật và chủ động trong giao dịch, ký kết hợp đồng, hạch toán kinh doanh. 2.1.1.5. Môi trường công nghệ Công ty cũng thường xuyên nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh. Hệ thống các cửa hàng của công ty đều đã được trang bị camera tự động, hệ thống thiết bị bảo quản hàng hoá, máy vi tính kết nối internet phục vụ cho hoạt động bán hàng. Các phòng nghiệp vụ cũng được trang bị hệ thống máy tính nối mạng và các nghiệp vụ hầu hết đều thao tác trên máy. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa tận dụng tối đa lợi thế của các thiết bị này để phục vụ kinh doanh. Các đơn hàng vẫn được ký kết theo kiểu truyền thống. Hoạt động kinh doanh và bán hàng qua mạng rất ít. 2.1.2. Môi trường vi mô. 2.1.2.1. Mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. * Nguồn lực vật chất: - Cơ sở vật chất kĩ thuật: Nắm bắt được thời thế hoà chung với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, công ty đã không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng hoạt động kinh doanh bằng cách thường xuyên áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động của khách hàng, đẩy mạnh bán ra, tăng lợi nhuận cho công ty. Công ty đã áp dụng tin học vào lĩnh vực quản trị và nghiệp vụ kế toán. Năm 2005 đã thay đổi mô hình các cửa hàng sang siêu thị áp dụng tin học vào lĩnh vực bán hàng. Công ty đã kết nối mạng Internet, đẩy nhanh tiến trình tìm kiếm, tra cứu thông tin hàng hoá, đối tác, nguồn hàng trên mạng, thực hiện buôn bán qua mạng. Nhờ vậy công ty có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình bán hàng. Công ty có nhiều lợi thế về địa điểm kinh doanh. Đó là nơi dân cư đông đúc, gần ngã tư Cầu Giấy, giao thông thuận tiện, là nơi trung tâm mua bán của Quận. - Về vốn: Với số vốn điều lệ 3.843.000.000 đồng nên trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh. Tuy nhiên, công ty đã vượt lên, dùng nhiều biện pháp để huy động, tăng thêm vốn kinh doanh như vay vốn ngân hàng, vay tiền nhàn rỗi của các Cán bộ công nhân viên của công ty, vay vốn các bạn hàng thân quen… Do đó, công ty có thể đáp ứng được nhu cầu vốn kinh doanh trong mọi thời điểm. Hiện nay, công ty có kế hoạch tăng vốn kinh doanh lên 20 tỷ đồng, làm cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng thêm các cửa hàng mới. - Về lao động: Công ty có đội ngũ lao động khá đông đảo với 204 lao động (năm 2007). Hầu hết lao động đều đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá, thường xuyên được ban lãnh đạo công ty cho đi học hỏi kinh nghiệm, đào tạo thêm về chuyên môn nên đã tạo ra động lực phát triển cho công ty. Lực lượng lao động của công ty khá trẻ do đó có nhiều lợi thế trong đào tạo nguồn nhân lực, tao được sự năng động sáng tạo trong kinh doanh. Đội ngũ nhân viên bán hàng nói chung là nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, họ cũng đã được đào tạo về kỹ năng bán hàng, giao tiếp. * Nguồn lực tinh thần: Công tác đoàn của công ty luôn được thực hiện tốt. Công ty luôn tham gia vào các phong trào chung của Liên đoàn Lao động Thành phố và nhiều năm được khen thưởng là đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn. Công đoàn công ty luôn được phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của công ty, giúp đỡ chị em phụ nữ nghỉ ngơi khi ốm đau, thai sản, có việc riêng, động viên kịp thời đến từng đối tượng, duy trì các hoạt động của công đoàn như tổ chức sinh nhật, tham quan, du lịch… Đoàn Thanh niên cũng có nhiều hoạt động sôi nổi góp phần đẩy mạnh hoạt động thi đua, hăng hái lao động sản xuất kinh doanh của công ty như: làm thêm giờ, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, tổng vệ sinh… Ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách, chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời tạo động lực cho người lao động phấn đấu đóng góp công sức của mình cho công ty nhiều hơn. * Mục tiêu của công ty: Với phương châm: “Cần là có, muốn là được” Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy đang cố gắng thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu CTM Mart thành một hệ thống chuỗi siêu thị hiện đại, văn minh, chất lượng, một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo để trở thành “Bạn của mọi gia đình, địa chỉ mua hàng đáng tin cậy”. Trong thời gian tới công ty phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững với mức tăng trưởng hàng năm của doanh số bán hàng là từ 20-25%, cắt giảm chi phí không hợp lý trong kinh doanh, tăng tính hiệu quả của tất cả các khâu, các nghiệp vụ. Lấy hoạt động bán lẻ giữ vai trò chủ đạo dẫn dắt hoạt động kinh doanh của công ty. Tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng thêm các cửa hàng trên các địa bàn đang hoạt động và tiến tới mở các cửa hàng ở một số địa bàn khác. Tháng 2-2008, công ty cũng đã khai trương một cửa hàng mới ở khu vực Nhổn đẩy tổng số cửa hàng của công ty trong thời điểm hiện tại lên 8 cửa hàng. Dự kiến cửa hàng này sẽ đi vào hoạt động ngay sau khi khánh thành. Đây là bước tiến đầu tiên trong kế hoạch phát triển mạng lưới bán hàng của công ty. Công ty cũng tiếp tục nâng cấp các cửa hàng hiện tại trở nên khan trang, lịch sự, cải tiến phong cách phục vụ, cách thức trưng bày hàng hoá. Sau dịp Tết công ty đã chỉ đạo các cửa hàng tiến hành kiểm kê, rà soát, sắp xếp lại hàng cho phù hợp và có các báo cáo tổng kết, đề xuất ý kiến với lãnh đạo để kịp thời triển khai nhiệm vụ mới. 2.1.2.2. Khách hàng của công ty Khách hàng của công ty đông đảo về số lượng, đa dạng về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng. Họ là các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các nhu cầu của họ là những nhu cầu về ăn, mặc, đi lại, làm đẹp… Do đó số lượng, chủng loại, cơ cấu mặt hàng mà công ty kinh doanh cũng hết sức phong phú và đa dạng. Công ty đã đưa ra được nhiều mặt hàng để thoả mãn những nhu cầu đó một cách kịp thời. Tuy nhiên, hầu hết đó là những mặt hàng quen thuộc trên thị trường ít có sự khác biệt và thay đổi điều chỉnh. Hơn nữa nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi và đòi hỏi phải được thoả mãn ở mức độ cao hơn. Do đó sẽ làm giảm tốc độ hàng bán ra của công ty và gây ra áp lực cạnh tranh lớn hơn. Công ty nên thay thế những mặt hàng kinh doanh không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp để tăng hiệu quả kinh doanh. Thời gian cung cấp hàng hoá, dịch vụ của công ty là không bị giới hạn nên khách hàng có thể tự do mua hàng theo sở thích và vào bất cứ thời điểm nào mà không cần lo phải tranh thủ thời gian để đi mua sắm. Công ty không chỉ hướng tới đối tượng phục vụ là người tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới cả người tiêu dùng nước ngoài. Rất nhiều loại hàng hoá của công ty được nhập từ các hãng nổi tiếng thế giới như Romano, Ex-men, Heiniken, Mis Johnson, Danisa,… Đồ điện, đồ gia dụng có xuất xứ từ Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc với nhiều kiểu dáng, mẫu mã rất đẹp mắt. Thị trường tiêu dùng của công ty không chỉ là trên địa bàn Hà Nội mà trên khắp cả nước. Dân cư là đối tượng phục vụ của công ty. Tuỳ từng loại hàng hoá mà hướng tới các đối tượng phục vụ khác nhau. * Nhà cung cấp Hầu hết các đối tác-nhà cung cấp của công ty đều là những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Kinh Đô, Halida, Unilever, Omo, Hải Hà, Hải Châu, Rạng Đông,... Đây là một lợi thế rất lớn cho công ty. Công ty có một số nguyên tắc nhất định trong việc lựa chọn nhà cung cấp cho mình: Đối với những mặt hàng mà công ty đã và đang kinh doanh sẵn có nhà cung cấp thì việc có cần phải có thêm nhà cung cấp mới hay không dựa trên nguyên tắc: “Nếu nhà cung cấp đó có làm cho chúng ta hài lòng thì tiếp tục mua hàng của những đối tác đó”. Đối với mặt hàng mới được đưa vào danh mục mặt hàng kinh doanh của công ty thì việc tìm kiếm nhà cung cấp mới cũng dựa trên tiêu thức trên. Trong quá trình mua hàng, tìm kiếm nguồn hàng, công ty luôn cân nhắc, đánh giá các nhà cung cấp về các mặt: - Thành tích của nhà cung ứng so với các doanh nghiệp khác và so với các cung ứng trong quá khứ của công ty. - Khả năng tài chính của các nhà cung ứng - Uy tín của doanh nghiệp cũng như mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá của nhà cung ứng. - Những ưu đãi mà nhà cung ứng dành cho công ty cũng như thiện chí hợp tác lâu dài của họ. Công ty chủ yếu mua hàng của các nhà cung ứng truyền thống như Công ty Bánh kẹo Hải Hà, Kinh Đô, … là những đối tác có quan hệ với công ty 20 năm. Công ty rất ít quan tâm đến việc lựa chọn nhà cung cấp mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và báo chí do công ty rất thận trọng trong kinh doanh. Mối quan hệ với các nhà cung cấp chưa được mở rộng nên công ty vẫn phải mua qua một số đơn vị trung gian cho nên hàng mua bị bội giá, đánh thuế nhiều lần, tốn kém chi phí vận chuyển, ưu đãi cho các trung gian… Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch tìm và hợp tác với một số đối tác mới do giá cả đầu vào đang tăng rất mạnh. Công ty muốn tìm cho mình nguồn cung cấp hợp lý hơn, đảm bảo khả năng cạnh tranh. * Đối thủ cạnh tranh Trong kinh tế thị trường, đặc biệt là xu thế hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như ngày nay thì cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi và rất quyết liệt. Chỉ có đổi mới tư duy và sáng tạo trong kinh doanh thì các doanh nghiệp mới mong tồn tại và phát triển được. Đối thủ cạnh tranh của công ty là những cửa hàng, siêu thị đi chuyên sâu một mặt hàng nào đó hoặc các doanh nghiệp cùng ngành đặc biệt là các cửa hàng trên địa bàn kinh doanh của công ty. Xung quanh địa bàn kinh doanh của công ty có rất nhiều cửa hàng chuyên doanh như các shop thời trang, các cửa hàng đồ điện tử, các siêu thị như Big C, Metro, Fivimart,… Các shop chuyên doanh thường có mẫu mã, kiểu dáng và chủng loại, chất lượng hàng hoá tốt hơn do đó công ty rất khó cạnh tranh với họ. Các hệ thống siêu thị cùng ngành cũng là những tập đoàn có quy mô lớn, lâu năm, có kinh nghiệm, vốn lớn và chuyên nghiệp. Do vậy, công ty luôn phải bám sát tình hình thị trường mới mong đưa ra được chiến lược cạnh tranh phù hợp với tiềm lực của mình. Phòng kinh doanh cũng thường cử nhân viên của mình đi thị trường, khảo sát tình hình kinh doanh của các đối thủ, học tập cách làm tiên tiến của họ, tiếp thu những sáng kiến trong bán hàng cũng như trong kinh doanh. 2.2. Một số kết quả bán hàng của công ty trong thời gian qua. 2.2.1. Kết quả chung hoạt động kinh doanh. Với lịch sử tồn tại và phát triển hơn 50 năm qua, Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy đã đóng góp một phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nước nhà. Công ty đã trải qua không ít khó khăn trong năm đầu mới đi vào hoạt động, khi mà điều kiện kinh doanh còn thiếu thốn, nước nhà còn chưa thống nhất, cơ chế kinh tế kế hoạch hoá vẫn chi phối, khách hàng ít biết đến công ty… Tuy nhiên, với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban giám đốc, tinh thần hăng say lao động, phấn đấu vì lợi ích chung của công ty, sự hợp tác, giúp đỡ của các đối tác, của khách hàng,… công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng của mình trên thị trường và ngày càng phát triển ổn định. Nhiều khách hàng trong và ngoài nước đã biết đến và tin tưởng công ty. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty có những biểu hiện tương đối tốt. Công ty luôn có lợi nhuận và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Điều này cổ vũ rất lớn đến tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau đây là một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy đạt được trong giai đoạn 2004-2007: Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Tổng doanh thu 82.533.790.487 96.564.534.870 114.607.430.894 138.331.119.088 2.Giá vốn hàng bán 75.415.550.069 87.187.031.880 102.468.469.586 121.937.478.807 3.Lợi nhuận gộp vê BH và c/c dịch vụ 7.118.240.418 9.377.502.990 12.138.961.308 16.393.640.281 4.Chi phí bán hàng 5.379.360.311 5.648.328.327 6.024.473.245 6.506.431.105 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 827.810.355 1.365.887.054 2.313.343.924 3.978.951.549 6.LN từ hoạt động kinh doanh 911.069.752 2.363.287.609 3.942.034.404 5.908.257.627 7.LN từ hoạt động tài chính 31.103.481 39.310.443 140.890.265 281.780.530 8.Thu nhập khác 400.923.363 509.172.671 663.128.128 862.066.566 9.Chi phí khác 195.430.287 159.926.241 42.300.026 52.875.032 10.LN khác 205.493.076 349.246.430 620.828.102 809.191.534 11.Tổng LN trước thuế 1.147.666.309 2.751.844.482 4.562.862.506 6.999.299.691 12. Thuế TNDN 321.346.566 770.516.454 1.277.601.501 1.959.784.313 13. LN sau thuế 826.319.743 1.981.328.028 3.285.261.005 5.039.445.378 Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chủ yếu của công ty giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu 82.985.817.331 97.113.017.984 115.411.449.287 139.474.866.184 Chi phí 81.838.151.022 94.361.173.502 112.126.188.232 132.475.566.493 Lợi nhuận 1.147.666.309 2.751.844.482 4.562.862.506 6.999.299.691 VKDBQ 3.843.000.000 3.843.000.000 6.171.500.000 9.257.250.000 VCSHBQ 5.380.200.000 6.460.536.898 11.448.520.102 18.317.632.162 TSLN/VKD 29,86% 71,6% 73,93% 75,61% TSLN/VCSH 21,33% 42,59% 39,86% 38,21% TSLN/DT 1,38% 2,8% 4% 5% TSLN/CP 1,4% 2,9% 4,07% 5,28% Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm Qua các bảng số liệu trên ta thấy: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn này tăng lên rất mạnh: Tổng doanh thu năm 2005 là 96.564.534.870, tăng 17% so với năm 2004 là 82.533.790.487 đồng. Tổng doanh thu năm 2006 là 114.607.430.894 đồng tăng 18,68% so với năm 2005. Năm 2007, tổng doanh thu là 138.331.119.088 đồng, tăng 20,7% so với năm 2006. Năm 2005, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 1.981.328.028 đồng, tăng 139,8% so với năm 2006. Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 là 3.285.261.005 đồng tăng 65,8% so với năm 2005. Năm 2007 con số này là 53,4% . Mặc dù mức tăng có giảm so với một số năm trước nhưng có thể thấy rằng mức tăng trưởng của công ty vẫn rất cao. Đó chính là thành tích đáng nể của công ty trong thời gian qua và là động lực thúc đẩy công ty phát triển hơn nữa trong những năm tới. Hoạt động kinh doanh của công ty không chỉ đạt kết quả cao mà còn rất có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng cho thấy vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được công ty quan tâm và đặt lên hàng đầu. Công ty cũng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước tuy nhiên vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Năm 2005 công ty còn nợ 510.343.580 đồng tiền thuế, năm 2006 công ty còn nợ 1.660.885.632 đồng tiền thuế. Trong thời gian tới công ty cần hoàn thành tốt hơn nữa nghĩa vụ của mình với Nhà nước để đảm bảo hiệu quả xã hội trong kinh doanh. Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty cũng rất quan tâm đến quyền lợi của người lao động và chăm lo cho cuộc sống của họ. Về tình hình lưu chuyển tiền tệ: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 là 3.280.460.450 đồng, năm 2006 là 16.579.018.350 đồng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong hai năm này luôn mang dấu âm chứng tỏ hoạt động đầu tư của công ty ít được chú trọng và không có hiệu quả. 2.2.2. Kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.2.2.1. Theo các nhóm hàng kinh doanh chính của công ty Bảng 2.3. Doanh thu của các nhóm hàng kinh doanh chính của công ty giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: Đồng Nhóm hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Thực phẩm 16.506.758.097 21.244.197.671 21.775.411.869 33.199.468.581 2.Hoá mỹ phẩm 13.205.406.477 17.381.616.276 14.898.966.016 19.366.356.612 3. Đồ dùng 15.681.420.192 19.312.906.974 22.483.262.251 22.749.667.863 4.VPP 12.380.068.573 14.450.325.519 21.629.337.560 24.132.979.045 5. Đồ điện;điện tử 9.904.054.854 10.656.453.487 14.045.040.325 18.749.667.863 6.Thời trang; may mặc 12.380.068.573 10.690.808.138 13.191.114.634 18.833.111.908 7.Giỏ hàng; hàng gói, bó 2.476.013.736 2.828.226.825 3.604.298.170 3.839.867.090 Tổng doanh thu bán hàng và c/c dịch vụ 82.985.817.331 96.564.534.870 114.607.430.894 138.331.119.088 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Qua bảng 2.3 chúng ta thấy các mặt hàng kinh doanh chính của công ty có doanh số tương đối ổn định qua các năm. Mức doanh số cao thuộc về nhóm hàng thực phẩm, nhóm đồ dùng, hoá mỹ phẩm, thời trang may mặc, đồ điện. Tuy nhiên, mức tăng doanh số của các mặt hàng này không ổn định qua các năm, do nhu cầu người tiêu dùng thường xuyên thay đổi. Doanh nghiệp cũng không thể chú trọng kinh doanh mãi một số mặt hàng. Năm 2005, mức tăng doanh số nhóm hàng thực phẩm là 28,7% so với năm 2004 nhưng sang năm 2006 con số này giảm xuống chỉ còn 2,5%, sau đó đến năm 2007 con số này lại tăng 52% (chiếm 24% tổng doanh số). Nhóm hàng đồ dùng có mức tăng doanh số năm sau so năm trước lần lượt là 23,2%; 16,4%; 1,1%. Nhóm hàng thời trang, may mặc có doanh số năm 2005 giảm 13,6% so với năm 2004 là 29%; năm 2006 tăng 23,4% so với năm 2005; năm 2007 chỉ tăng 48,7% so với năm 2006. Nhóm hàng mỹ phẩm có mức tăng qua các năm lần lượt là: 31,6%; -14%; 30%. Nhóm hàng văn phòng phẩm có mức tăng qua các năm: 16,7%; 50%; 11,6%. Nhóm hàng đồ điện, điện tử cũng có sự tiến bộ rõ rệt qua các năm: năm 2005 mức doanh số giảm 7,6% so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 mức doanh số tă … Một nhân tố quan trọng tạo nên sự thay đổi trong tỷ trọng các mặt hàng, nhóm hàng kinh doanh chính của công ty qua các năm là do công tác chỉ đạo hoạt động bán hàng của công ty. Đứng trước xu thế cạnh tranh ngày đặc biệt là xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ, trong thời gian đầu công ty còn gặp nhiều khó khăn về tài chính và điều kiện vật chất, kỹ thuật cho nên chưa kịp thời đổi mới để đáp ứng các thay đổi của thị trường. Do vậy, doanh số các mặt hàng qua các năm của công ty có mức tăng trưởng chậm. Thậm chí nhiều năm, ở một số nhóm hàng còn có sự suy giảm về doanh số. Các mặt hàng của công ty chưa có sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác nên chưa tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho công ty. Chất lượng các mặt hàng nhìn chung chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường so với các shop chuyên doanh hay các siêu thị lớn như Metro... 2.2.2.2. Theo các cửa hàng kinh doanh của công ty Bảng 2.4. Bảng doanh thu bán hàng theo các cửa hàng của công ty giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: Đồng Cửa hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 CH Láng 9.904.054.858 10.622.098.836 14.898.966.016 19.366.356.672 CH Nông Lâm 14.030.744.383 15.450.325.579 16.045.040.325 19.749.667.863 CH Mai Dịch 13.205.406.478 16.415.670.928 14.191.114.634 18.749.667.863 CH Nhổn 12.380.068.573 15.450.325.579 14.898.066.016 18.599.724.291 CH Cổ Nhuế 8.253.379.049 8.690.808.138 10.606.817.398 7.216.423.100 CH Đại Mỗ 7.428.041.144 7.725.162.790 9.460.743.089 11.599.734.291 CTMCầu Giấy 17.332.096.002 24.209.843.020 31.505.783.415 41.049.535.008 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Nhìn chung, các cửa hàng của công ty đều kinh doanh có lãi. Trong đó, siêu thị CTM Cầu Giấy có doanh số kinh doanh dẫn đầu với mức tăng doanh số năm sau so với năm trước lần lượt là: 40%; 30,1%; 30,3%. Đây là siêu thị có quy mô kinh doanh lớn nhất của công ty, có lợi thế về địa điểm kinh doanh, có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các cửa hàng còn lại của công ty. Hơn nữa, đây là địa bàn tập trung nhu cầu lớn nhất của Quận Cầu Giấy. Các cửa hàng còn lại tuy không có nhiều điều kiện thuận lợi bằng siêu thị Cầu Giấy nhưng cũng được ban lãnh đạo công ty rất chú trọng đầu tư, cải thiện. Cửa hàng Láng cũng có nhiều lợi thế về địa điểm và quy mô nên mức tăng doanh thu hàng năm rất cao: Năm 2005 tăng 7% so với năm 2004; năm 2006 tăng 40% so với năm 2005; năm 2007 tăng 30% so với năm 2006. Cửa hàng Mai Dịch có mức tăng qua các năm là 24,3%; -13% và 32%. Cửa hàng Đại Mỗ cũng đang rất có triển vọng phát triển với mức tăng qua các năm cao: 4%; 22,5%; 22,6%. Cửa hàng Nhổn có mức tăng qua các năm là: 24,8%; -3,5%; 24,8%. Mặc dù có sự giảm sút vào năm 2006 do sự thiếu hụt tài chính và nguồn hàng không đảm bảo chất lượng hơn nữa có sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số cửa hàng trên địa bàn song hai cửa hàng Mai Dịch và Nhổn có sự vực dậy nhanh chóng vào năm 2007. Điều này cũng là do sự chấn chỉnh trong công tác chỉ đạo hoạt động bán hàng mà công ty thực hiện đối với tất cả các cửa hàng. Hiện nay, công ty đã mở thêm một cửa hàng ở khu vực Nhổn để khai thác nhu cầu đông đảo ở khu vực này. Tình hình ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH1174.DOC
Tài liệu liên quan