MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
1. Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 3
1.1 Khái quát về tiêu thụ sản phẩm 3
1.2 Mục tiêu 3
1.3 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp 4
1.4 Ý nghĩa hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5
2. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 5
2.1 Nghiên cứu thị trường 6
2.2 Lập kế hoạch tiêu thụ 6
2.3 Nội dung kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 7
2.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 8
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 12
3.1 Nhân tố khách quan 12
3.2 Những yếu tố thuộc về doanh nghiệp 14
4. Hoạt động marketing và các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 16
4.1 Khái niệm marketing 16
4.2 Vai trò và vị trí của marketing 16
4.3 Các chính sách hỗ trợ marketing mix 17
5. Các phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 23
5.1 Phương pháp so sánh 23
5.2 Phương pháp đồ thị 24
6. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp 24
6.1 Đánh giá chung tình hình tiêu thụ 24
6.2 Các chỉ tiêu kết quả 27
6.3 Các chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ 28
7. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 28
7.1 Nghiên cứu thị trường 28
7.2 Phát triển chiến lược marketing 29
Chương 2 :PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 30
1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần May 10 30
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May 10 30
1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần May 10: 31
1.3 Quy trình công nghệ và kết cấu tổ chức sản xuất 33
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 36
2. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP May 44
2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm 2006-2007 44
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả hoạt tiêu thụ 47
2.3 Phân tích khả năng hoạt động của Công ty 48
2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nội địa 49
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần May 10 55
2.6 Thực trạng thương hiệu và thị trường của Công ty Cổ phần May10 79
2.7 Đối thủ cạnh tranh của Công ty 81
3. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP may 10 85
3.1 Điểm mạnh 85
3.2 Điểm yếu 85
3.3 Cơ hội 86
3.4 Thách thức 86
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI ĐỊA
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 87
1. Những cơ sở căn cứ xuất phát điểm 87
1.1 Quan điểm phát triển của ngành dệt may đến năm 2010 87
1.2 Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty
cổ phần May 10 trong thời gian tới 88
2. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của
công ty CP May 10 91
2.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm 91
2.2 Nhóm giải pháp về phân phối 96
2.3 Nhóm giải pháp về xúc tiến bán 101
2.4 Nâng cao chất lượng lao động. 107
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3712 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nội địa của Công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước, điều này cũng làm cho chi phí bán hàng của công ty tăng lên. Điều đó dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bán hàng năm 2007 giảm xuống so với năm 2006.
Doanh thu trên chi phí bán hàng năm 2006 là 20,09 đồng, 1 đồng chi phí bán hàng tạo ra được 20,09 đồng doanh thu, năm 2007chỉ thu được 15,63 đồng doanh thu, giảm 5,27 đồng so với năm 2006. Từ những nguyên nhân trên dẫn tới tỷ suất doanh thu trên chi phí bán hàng năm 2007 giảm xuống so với năm 2006. Điều này cho thấy công ty cần có những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trong năm 2008.
Tất cả các yếu tố đã phân tích ở trên đã cho thấy trong năm 2007 Công ty hoạt động chưa có hiệu quả đặc biệt là ở khâu tiêu thụ.
2.3 Phân tích khả năng hoạt động của Công ty
Bảng 5: Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2007/2006
1. Tổng doanh thu thuần
1000 đ
345.609.911
453.479.563
107.869.652
2. Hàng tồn kho
1000 đ
36.955.296
45.073.106
8.117.810
3. Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
9,35
10,06
0,71
Hàng tồn kho bình quân và doanh thu thuần đều tăng làm cho số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 0,71 vòng so với năm 2006 , điều đó cho thấy khả quản lý thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hoá… của Công ty là tốt.
2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nội địa
2.4.1 Kết quả tiêu thụ theo loại sản phẩm
Bảng 6: Kết quả tiêu thụ nội địa theo loại sản phẩm
TT
Loại sản phẩm
2006
2007
SL
Giá trị (103)
%
SL
Giá trị (103)
%
1
Sơ mi các loại
495,791
46,617,360
72.0
475,310
48,578,354
74.2
2
Quần Âu các loại
99,955
3,643,833
5.6
74,215
4,521,716
6.9
3
Comple
212
72,558
0.1
1,987
638,062
1.0
4
Sản phẩm khác
125,464
14,424,093
22.3
102,415
11,707,360
17.9
Tổng
721.422
64.757.844
100
653.927
65.445.492
100
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty cổ phần May 10)
Bảng kết quả tiêu thụ nội địa theo loại sản phẩm thể hiện sơ mi là mặt hàng chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn so với các loại sản phẩm khác, năm 2006 chiếm tỷ trọng 72% và năm 2007 chiếm 74,2% so với các loại khác. Năm 2007 tỷ trọng sơ mi tăng 2,2% so với năm 2006. Bên cạnh đó, các loại veston cao cấp và quần áo thời trang cho giới trẻ của Công ty với nhiều kiểu dáng đẹp, độc đáo, thuận tiện, thoải mái khi sử dụng cũng là những mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng, góp phần chung phát triển thương hiệu May 10 thành địa chỉ hấp dẫn, tin cậy của khách hàng trong và ngoài nước.
Sản phẩm May 10 được xuất khẩu chủ yếu sang 3 thị trường lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản, trong đó hàng đi Mỹ chiếm 37%, EU 37%, Nhật Bản 10 – 15%. Từ năm 1992 cho đến nay Công ty đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 20 – 30%. Năm 2005 doanh thu của Công ty là 552,984 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 631,684 tỷ, năm 2007 là 481,12 tỷ và năm 2008 dự kiến đạt 758,021 tỷ đồng. Năm 2007 doanh thu của công ty giảm xuống là do trong năm này, công ty gặp nhiều khó khăn trong thị trường quốc tế. Doanh thu từ thị trường quốc tế thường chiếm khoảng 80% trong tổng doanh thu của công ty, trong khi đó doanh thu hoạt động tiêu thụ nội địa của Công ty thường chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh thu toàn công ty. Dó chính là nguyên nhân khiến doanh thu năm 2007 của công ty giảm xuống.
Doanh thu từ thị trường nội địa của công ty năm 2006 đạt 64.757.844 nghìn đồng, năm 2007 tăng lên đạt 65.445.492 nghìn đồng. Có được kết quả này là do Công ty May 10 đã đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang. Bởi vì đây là lĩnh vực khó, không chỉ đòi hỏi sự cố gắng, tâm huyết mà còn là tài năng của từng người nên ngay từ những năm 1997 – 1998, Công ty đã liên kết với các công ty nước ngoài ở Đức, Pháp… để gửi người đi đào tạo về thiết kế thời trang. Ở trong nước, Công ty đã liên doanh với trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu về thiết kế thời trang cho Công ty và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu, tạo nên một mạng lưới thiết kế thời trang. Đội ngũ thiết kế sản phẩm của Công ty hoạt động theo hai hướng. Một là sáng tác theo ý tưởng của mình (có tham khảo các mẫu mốt đang thịnh hành trên thế giới). Hai là khai thác mẫu mốt theo các thông tin trên mạng (có tham khảo các mẫu thời trang tại thị trường của khách hàng nước đó). Bên cạnh đó, trong năm 2007 công ty đã mở rộng các đại lý và chi nhánh của công ty trên cả nước. Điều này đã góp phần đáng kể trong việc tăng doanh thu từ thị trường nội địa của công ty.
Quan điểm của May 10 đối với hàng xuất khẩu cũng như hàng tiêu thụ nội địa là: Công ty không chỉ may gia công theo đơn đặt hàng với mẫu mốt sẵn có, mà phải thiết kế, tạo ra các sản phẩm độc đáo mà nơi khác không dễ gì làm ra được, thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Với khách hàng Việt Nam thì càng phải đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu sở thích để tạo ra các sản phẩm phù hợp mới mong “ thắng trên sân nhà” đầy tiềm năng. Chính vì thế mà từ các loại áo sơ mi nam nổi tiếng, May 10 đã cho ra đời các loại veston cao cấp (2 cúc, 3 cúc, vạt vuông, vạt tròn, xẻ tà giữa, xẻ tà hai bên…) với công nghệ đặc biệt. Chỉ riêng sản phẩm áo sơ mi nam được may bằng những chất liệu đặc biệt, các đường may có công nghệ đặc biệt nên khi là thấy rất phẳng nên người sử dụng thấy thoải mái, vạt áo không bị nhăn.
Gần đây, Công ty đưa ra một loạt sản phẩm thời trang cho giới trẻ nam nữ như các loại áo boding, quần âu… Riêng mùa tựu trường năm 2007, Công ty tung ra thị trường các sản phẩm mang tên “ ước mơ sinh viên” với kiểu dáng mẫu mã đẹp, năng động, trẻ trung, chất lượng tốt… hấp dẫn mạnh giới trẻ. Riêng với các em thi đỗ đại học được trợ cấp giá khi mua sản phẩm.Trong chương trình thời trang xuân hè 2007, do Tập đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp với Viện Mẫu thời trang tổ chức vừa qua, May l0 đã đưa 180 mẫu thời trang đến tham dự, gồm nhiều dòng sản phấm như sơ mi, váy đầm, thời trang dạo phố... Điều đáng nói là những mẫu thời trang mà May 10 tham gia biếu diễn, phần lớn đều mang tính ứng dụng. Tuy nhiên, cũng có những mẫu mang tính thẩm mỹ định hướng cho những dòng sản phẩm tiếp theo. Có lẽ vì vậy mà được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. Qua buổi trình diễn này, diện mạo của May 10 đã được thay đổi và tự tin hơn để bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu. Để tạo ra sản phẩm “ tinh”, cùng với chú trọng khâu thiết kế mẫu mốt, May 10 tăng cường đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại như máy ép thân ( 1 máy ép thân có thể thay thế cho 10 lao động trong khâu là), vừa tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa giảm chi phí điện năng. Công ty còn quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, có cơ chế khuyến khích để cán bộ công nhân viên phát huy trí tuệ sáng tạo, nâng cao tay nghề, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
2.4.2 Kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối.
Hàng năm doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa chiếm từ 20 – 25% tuy không phải là nguồn thu chủ yếu của công ty nhưng đóng vai trò là nguồn doanh thu tiềm năng. Bởi vì, hiện nay Việt Nam có hơn 85 triệu dân, mức sống ngày càng nâng cao nên nhu cầu làm đẹp là cần thiết hơn bao giờ hết.
Bảng 7: Bảng so sánh doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa
Chỉ tiêu
Doanh thu từ bán hàng nội địa
Phần trăm tương ứng
Năm 2004
Đạt 39,769 tỷ đồng
Năm 2005 so với năm 2004
Tăng 29,764 tỷ đồng
Tăng 74,84%
Năm 2006 so với năm 2005
Giảm 4,533 tỷ đồng
Giảm 6,52%
Năm 2007 so với năm 2006
Tăng 32 ,7 tỷ đồng
Tăng 50,31%
(Nguồn: phòng tài chính - kế toán)
Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta thấy, tuy năm 2006 doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa giảm nhẹ, nhưng sang năm 2007 doanh thu đã tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân sang năm 2007 Công ty đã thực hiện đầu tư thêm các đại lý mở rộng mạng lưới phân phối, đồng thời kích thích sức mua, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, in logo của công ty lên túi xách bán hàng của các đại lý và tiến hành tổ chức tài trợ cho các hoạt động xã hội khác nhằm mục tiêu phát triển thương hiệu.
Sau đây là kết quả tiêu thụ nội địa theo kênh phân phối:
Bảng 8: Kết quả tiêu thụ nội địa theo kênh phân phối
TT
Kênh phân phối
Năm 2006
Năm 2007
SL
Giá trị (103đ)
%
SL
Giá trị (103đ)
%
1
Cửa hàng
234.317
24.115.749
37.24
247.311
27.125.328
41.44
2
Đại lý bao tiêu
31.864
2.547.899
3.93
89.640
8.381.636
12.81
3
Đại lý hoa hồng
173.492
17.291.384
26.70
88.585
9.937.405
15.19
Tổng 1+2+3
439.673
43.955.032
68
425.536
45.444.369
69
4
Bán trực tiếp + tặng khách
281.749
20.802.812
32
228.391
20.001.123
31
Tổng cộng
721.422
64.757.844
100
653.927
65.445.492
100
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty cổ phần May 10)
Bảng 7 cho ta thấy hệ thống cửa hàng là kênh phân phối mang lại doanh thu nội địa cao nhất, năm 2006 chiếm 37,24% trong tổng số kênh phân phối, năm 2007 chiếm 41,44%. Doanh thu từ các cửa hàng năm 2007 tăng 12,5% so với năm 2006. Hiện tại, Công ty May 10 tiêu thụ sản phẩm nội địa thông qua hệ thống các cửa hàng do công ty quản lý trực tiếp hoặc thông qua các đại lý. Cho nên việc phân phối sản phẩm không đạt hiệu quả cao, mạng lưới phân phối không rộng. Do công ty hướng tới thị trường nội địa chưa lâu, phần lớn các sản phẩm xuất khẩu lại là may gia công, không phải quan tâm đến vấn đề tiêu thụ nên có ít kinh nghiệm trong việc phân phối sản phẩm. Việc đầu tư thiết lập một mạng lưới phân phối rộng rãi đòi hỏi chi phí đầu tư lớn về hệ thống cửa hàng, kho bãi, vận chuyển, bảo quản,… Cùng lúc với sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, nhiều nhà phân phối nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường hàng hoá Việt Nam, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất tung sản phẩm ra thị trường nội địa và thế giới. Với kiến thức hạn hẹp, em xin đề xuất giải pháp mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm cho Công ty May 10: Do phân phối là lĩnh vực hoạt động chuyên sâu của các nhà phân phối và việc tiêu thụ sản phẩm gắn liền với doanh thu của họ nên hệ thống các kênh phân phối sẽ được tổ chức và điều hành tốt hơn để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, May 10 nên liên kết với các nhà phân phối chuyên nghiệp, giao cho họ phân phối sản phẩm của công ty, mặt khác tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực chuyên sâu là sản xuất hàng may mặc.
2.4.3 Kết quả tiêu thụ theo thị trường
Bảng 9: Kết quả tiêu thụ nội địa theo thị trường
TT
Thị trường
2006
2007
Giá trị (103)
%
Giá trị (103)
%
1
Hà Nội
47,273,226
73
45,811,845
70
2
Hải Phòng
4,533,049
7
4,777,521
7
3
Hồ Chí Minh
1,942,735
3
4,384,848
7
4
Quảng Ninh
2,590,314
4
2,617,820
4
5
Các tỉnh khác
8,418,520
13
7,853,459
12
Tổng cộng
64,757,844
100
65,445,492,657
100
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty cổ phần May 10)
Hiện nay thị trường của May 10 tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các thị xã là chính và chủ yếu ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy năm 2007 doanh thu tại thị trường Hà Nội chiếm 70%, Hải Phòng 7%, TP.HCM 7%, Quảng Ninh 4%, Vĩnh Phúc 2%, Lạng Sơn 2%, các tỉnh còn lại là 8%.
Nguồn: Phòng Hành chính – tổng hợp công ty cổ phần May 10
Do mạng phân phối không rộng cho nên thị trường của May 10 tập trung chủ yếu tại Miền Bắc, nhiều nhất ở Hà Nội.
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần May 10
2.5.1 Nhân tố khách quan
2.5.1.1 Nhân tố thuộc về thị trường, khách hàng.
+ Thị trường: Trên thị trường quan hệ cung cầu và giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tiêu thụ sản phẩm. Qui mô của thị trường cũng ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty theo tỷ lệ thuận tức là quy mô của công ty càng lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng thu lợi càng lớn. Tuy nhiên, thị trường càng lớn thì sức ép của thị trường và đối thủ cạnh tranh càng lớn theo, yêu cầu chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp cũng sẽ lên cao. Ví dụ như thị trường xuất khẩu sang Mỹ về may mặc là một thị trường lớn nhưng cạnh tranh rất gay gắt. Mỹ đã đưa ra một giới hạn hạn ngạch xuất khẩu nhất định và Bộ Thương Mại sẽ căn cứ vào khả năng của từng công ty mà phân bổ chỉ tiêu hạn ngạch. Năm 2004, với năng lực sản xuất lớn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất nên 2005 May 10 đã được Bộ Thương Mại phân bổ một chỉ tiêu lớn hơn, làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công ty, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cùng hoạt động trên lĩnh vực may mặc, chưa kể đến rất nhiều hãng may mặc nước ngoài thâm nhập vào thị trường nước ta. Chính vì thế mà mức độ cạnh tranh trên thị trường này là rất gay gắt. Để giữ vững thị phần của mình trên thị trường và phát triển ổn định không phải là một điều đơn giản. Tuy vậy, với sự năng động và sáng tạo, công ty vẫn luôn nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nội địa.
2.5.1.2 Nhân tố về xã hội- môi trường:
Môi trường kinh tế
Liên quan đến các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp…ảnh hưởng một cách gián tiếp tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm tập trung chủ yếu ở những nơi có thu nhập cao bởi lẽ giá cả mà công ty cổ phần May 10 đưa ra vẫn còn cao và chưa thực sự hợp với khả năng của mọi tầng lớp nhân dân. Do vậy, khi một nền kinh tế tăng trưởng GDP cao, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống càng được cải thiện thì tỷ lệ chi tiêu cho may mặc cũng tăng lên. Người tiêu dùng yêu cầu một sản phẩm không chỉ bền mà còn phải đẹp, hợp mốt, trang nhã và lịch sự. Đây là thuận lợi cho May 10 với lợi thế về các mặt hàng sơ mi cao cấp và trang nhã sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Mặt khác, Việt Nam đang phấn đấu tốc độ phát triển kinh tế năm 2005 đạt được 8.5% đây là cơ hội lớn cho ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng theo. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng nói chung và ngành hàng may mặc nói riêng phải nắm bắt kịp thời được những chính sách kinh tế của Nhà nước, những biến đổi trong nền kinh tế để dự báo được xu hướng thị trường tiêu thụ cho hàng may mặc.
Môi trường pháp luật, chính trị và các thể chế kinh tế
Trước tình hình chính trị thế giới đang bất ổn thì Việt Nam có thuận lợi lớn nhất là một nước ổn định về chính trị với sự lãnh đạo của chính Đảng duy nhất Đảng Cộng Sản Việt Nam với đường lối chính sách đúng đắn. Nhìn chung, hệ thống hành lang pháp luật của nước ta đang được cải thiện một cách rõ nét. Đây là nhân tố quan trọng tạo môi trường kinh doanh lành mạnh với các chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn về sản xuất, quy chế về cạnh tranh, việc bảo vệ bản quyền phát minh sáng chế… cũng đang được áp dụng nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng hàng giả, hàng nhái đồng thời tôn vinh thương hiệu Việt. Các doanh nghiệp cần nắm vững những quy định, luật lệ cũng như chính sách thuế quan đối với hàng ngoại nhập …Đây là đòn bẩy để phát triển sản phẩm may mặc cho người tiêu dùng Việt Nam tiến tới làm chủ hoàn toàn thị trường trong nước và vươn ra ngoài thế giới.
· Môi trường văn hoá xã hội
Môi trường văn hoá xã hội là yếu tố có sự tác động mạnh mẽ đến việc phát triển thị trường hàng may mặc. Hàng may mặc không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu bảo vệ mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu nâng cao địa vị xã hội, đó là giá trị văn hoá của sản phẩm may mặc. Sự khác biệt đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng may mặc. Việt Nam với truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được xu hướng cũng như thị hiếu tiêu dùng...của thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, dân số và xu hướng vận động của dân số cũng ảnh hưởng tới dung lượng thị trường. Việt Nam với kết cấu dân số trẻ sẽ là thị trường tiềm năng to lớn cho ngành may mặc phát huy sáng tạo về mẫu mốt, đa dạng về chất liệu sản phẩm hơn nữa. Đối với sản phẩm may mặc thì kiểu mốt cũng là một yếu tố quan trọng đặc biệt là đối với từng độ tuổi nhất định. May 10 là một công ty nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng và áp dụng rất tinh tế trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu sản phẩm.
· Môi trường tự nhiên
Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng không nhỏ các yếu tố về môi trường tự nhiên như địa lý. May 10 là công ty có điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi: nằm ở đầu mối giao thông rất thuận lợi cho việc giao dịch, chuyến hàng...Bên cạnh đó, công ty còn được xây dựng trên khu đất rộng có điều kiện phát triển các xí nghiệp ngay tại công ty thuận lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ cũng như quản lí. Môi trường rộng lớn thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong việc bảo vệ môi trường đồng thời áp dụng các dây chuyền công nghệ thương mại " xanh" đạt tiêu chuẩn ISO14001
Nhân tố địa lí, thời tiết, khí hậu: Yếu tố địa lí, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến các tầng lớp dân cư và do vậy nó tác động đến chủng loại, hàng hoá trên thị trường. Tuỳ theo thời tiết khí hậu của từng vùng mà công ty tăng cường tiêu thụ các mặt hàng sản phẩm cho phù hợp . Việt Nam là một đất nước nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tại các tỉnh miền Bắc có khí hậu 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông, công ty chú trọng phát triển tiêu thụ các sản phẩm qua cả 4 mùa như áo jacket , comple vào mùa đông, áo sơ mi cộc tay vào mùa hè, các loại áo sơ mi dài tay, các loại quần trên cả 4 mùa. Còn ở miền Trung và Đông Nam Bộ thì do thời tiết khí hậu có hai mùa mưa và khô nên công ty chú trọng phát triển tiêu thụ chủ yếu là các loại sơ mi, các loại quần . Thời tiết khí hậu của các vùng này thường là nóng nên hàng jacket tiêu thụ được ít hơn.
2.5.1.3 Môi trường công nghệ
Để giữ vững được thị phần của mình trên thị trường và mở rộng quy mô phát triển thì đầu tư công nghệ là điều rất quan trọng.
2.5.2 Những chính sách chủ yếu Công ty May 10 đã áp dụng nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nội địa trong giai đoạn 2004 - 2007
2.5.2.1 Chính sách sản phẩm của công ty
Chủng loại sản phẩm của Công ty cổ phần May 10 trên thị trường nội địa trong những năm gần đây rất phong phú, bao gồm áo sơ mi, quần kaki, áo veston, quần áo cho trẻ em....với các nhãn hiệu hàng hoá khác nhau như Pharaon, Bigmen, Jackcot, Pretty Women, Gate... nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào sản phẩm áo sơ mi dành cho nam giới.
Sản phẩm mũi nhọn vẫn là sơ mi nam, nhưng các sản phẩm khác cũng được chú trọng như sơ mi nữ, quần âu, quần thời trang, jacket và bộ veston. Sản phẩm được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO9000. Do vậy sản phẩm May 10 được nhiều người tiêu dùng ưa thích, sản phẩm đã đạt được giải vàng chất lượng Châu á- Thái Bình Dương, giải Sao vàng đất Việt, Giải thưởng vàng chất lượng Việt nam, nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao…
Sản phẩm áo sơ mi của May 10 hiện nay có nhiều loại với màu sắc đa dạng hơn, kiểu dáng cũng phong phú hơn và đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về may mặc trên thị trường đang biến động một cách nhanh chóng. Tuy nhiên những sản phẩm của công ty tự thiết kế và sản xuất về kiểu dáng vẫn chưa theo kịp được xu hướng mẫu mốt thời trang trong nước. Công ty cổ phần May 10 đã xác định thị trường chính của mình là thị trường Hà Nội với sản phẩm áo sơ mi nam. Trong nỗ lực nhằm cung cấp những sản phẩm sơ mi phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm với việc mở rộng chủng loại hàng hóa trong cùng một nhãn hiệu sản phẩm. Ví dụ như nhãn hiệu sản phẩm Pharaon trước đây vốn chỉ có áo sơ mi bây giờ được mở rộng sang mặt hàng veston và rất nhiều sản phẩm áo sơ mi mới về kiểu dáng, màu sắc.......Hay cùng là áo sơ mi mang một nhãn hiệu nhưng lại là sản phẩm mới ở chất liệu, kiểu dáng....cho đến nay thì công ty cổ phần May 10 có trên 30 loại sản phẩm áo sơ mi khác nhau. Công ty thường xuyên thay đổi mẫu mã, vải nên loại áo sơ mi qua các năm khá ổn định.
Gần đây công ty luôn chú trọng đến thị trường nội địa bên cạnh việc phát triển những sản phẩm mới công ty còn nỗ lực phát huy những sản phẩm thuộc thế mạnh của mình và loại bỏ dần những sản phẩm yếu kém. Công ty tích cực tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và bộ phận nghiên cứu thiết kế của công ty đã rất nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường may mặc.
Một thực tế là, nếu xét trên góc độ phẩm cấp của sản phẩm, trong thời gian vừa qua công ty đã bán ở thị trường nội địa các sản phẩm có phẩm cấp trung bình, số lượng các sản phẩm cao cấp còn rất ít và chủ yếu dành cho xuất khẩu. Nhìn tổng thể mặc dù các sản phẩm như áo sơ mi các loại có chất lượng vải cao hơn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng lại thua kém về kiểu dáng, mẫu mã. Công ty đủ sức làm ra những sản phẩm chất lượng cao , đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, nhưng lại chưa có sự chú trọng đúng mức và hiệu quả nhất đến việc tìm hiểu nhu cầu của người dân, sản xuất những sản phẩm cao cấp tượng tự để đáp ứng nhu cầu trong nước. Kết quả là công ty chưa chiếm lĩnh hết được các khoảng thị trường còn trống, tạo cơ hội cho hàng hoá nước ngoài xâm nhập
· Chính sách về chất lượng sản phẩm
Với xu thế hiện nay, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. Đồng thời do đặc tính của người Việt Nam ưa thích những sản phẩm bền nên công ty coi việc nâng cao chất lượng sản phẩm như là ưu tiên quan trọng nhất. Và sản phẩm của công ty đều được khách hàng đánh giá có chất lượng cao, chiếm ưu thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh khác về độ bền màu, chất liệu vải.
Để có được sản phẩm chất lượng cao thì đòi hỏi yêu cầu cao đối với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Trong những năm qua công ty đã sử dụng nhiều loại vải chất lượng cao được nhập từ nước ngoài, đồng thời tận dụng những nguồn vải may gia công để sản xuất ra những chiếc sơ mi chất lượng cao cho thị trường nội địa. Vải là yếu tố đầu vào quan trọng nhất nhưng ngoài ra còn phải kể tới nhiều nguyên phụ liệu khác cấu thành sản phẩm, mà công ty luôn sử dụng loại có chất lượng tốt. Yếu tố đầu vào quan trọng khác là máy móc thiết bị kỹ thuật và công nghệ. Trong những năm qua công ty đã nhập một số máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại như may may công nghiệp, máy cắt, máy là, máy giặt, máy thêu…những máy móc thiết bị này giúp cho công ty đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn một cách đồng bộ.
Bên cạnh sự trợ giúp của máy móc thiết bị hiện đại thì vai trò của người công nhân cũng hết sức quan trọng. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mua được nhưng lực lượng công nhân với kỹ thuật may tốt mới chính là nguồn nội lực quý báu của công ty. Quán triệt được phương châm đó của công ty, người công nhân May 10 luôn coi chỉ tiêu chất lượng công việc là quan trọng nhất. Với những yếu tố đầu vào có chất lượng cao như vậy nên phần lớn sản phẩm của công ty là hàng cao cấp.
Chất lượng áo sơ mi tốt làm cho người sử dụng cảm nhận được sự thoải mái tự tin, từ đó kích thích khách hàng mua tiếp sản phẩm của Công ty. Để phù hợp hơn với thời tiết của miền Bắc bốn mùa thay đổi công ty có các loại vải chất liệu vải dày mỏng khác nhau mà vẫn đảm bảo được độ bền cho sản phẩm, hợp thời trang với những màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Điều tác động tới năng suất lao động đó là việc áp dụng hình thức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đẩy một bước quan trọng tới công tác chất lượng, theo đó người lao động ở vị trí của mình thực thi công việc chuẩn xác, bài bản, ý thức trách nhiệm cao, hạn chế thấp nhất sai hỏng và vì vậy năng suất lao động tăng hơn, chất lượng sản phẩm ổn định.
· Chính sách chất lượng của công ty:
"Mục tiêu chung của Công ty May 10 là trở thành công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc.
Công ty May 10 cam kết đáp ứng mọi yêu cầu đã được thoả mãn với khách hàng coi chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định để khách hàng đến với công ty.
Cùng với việc thường xuyên đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, hệ thống chất lượng được cải tiến liên tục tạo lòng tin và thoả mãn mong đợi của khách hàng.
Công ty May 10 đảm bảo rằng mọi CBCNV đều được đào tạo thích hợp để có đủ trình độ và năng lực cần thiết để hoàn thành công việc được giao.
Công ty đảm bảo rằng chính sách chất lượng và các quy trình kiểm soát được phổ biến tới mọi thành viên. Mỗi cán bộ công nhân viên đều phải tuân thủ các quy trình, thủ tục, hướng dẫn đã được xây dựng của hệ thống chất lượng.
Trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi công việc là trách nhiệm về chất lượng"
· Chính sách về nhãn hiệu sản phẩm
Chắc chắn sẽ có không ít người tiêu dùng đặt câu hỏi: Tại sao một chiếc áo sơ mi Pierre Cardin lại có giá hàng trăm ngàn đồng trong khi giá của một chiếc áo bình thường chỉ từ vài chục đến một trăm ngàn đồng? Phải chăng sản phẩm của Pierre Cardin có chất lượng gấp 7-8 lần? Câu trả lời hoàn toàn không phải như vậy. Một trong những lý do chính, Pierre Cardin là một thương hiệu nổi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nội địa của Công ty cổ phần May 10.DOC