Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty Tem

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp 4

1.1- Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.1.1- Khái niệm, vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.1.2- Kinh doanh trong cơ chế thị trường và sự cần thiết khách quan 5

1.1.3- Đánh giá chung về kinh doanh tem chơi trên thế giới 6

1.2- Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.1- Nhân tố bên trong doanh nghiệp 8

1.2.2- Nhân tố bên ngoài 13

1.3- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 13

1.3.1- Tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh 13

1.3.2- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 14

1.4- Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông 20

Chương II: Thực trạng và đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại công ty Tem 23

2.1- Khái quát về công ty tem 23

2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển 23

2.1.2- Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy 24

2.1.3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty Tem 31

2.2- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm qua 46

2.2.1- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2002-2004 47

2.2.2- Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh của công ty và hiệu quả sử dụng vốn 52

2.2.3- Chi phí sản xuất: bị trừ từ kinh doanh 54

2.2.4- Lao động (nguồn nhân lực) 56

2.3- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tem Việt Nam 56

2.3.1- Những kết quả đạt được 56

2.3.2- Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân trong việc đẩy mạnh các biện pháp kinh doanh 64

Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Tem Việt Nam 67

3.1- Định hướng phát triển của công ty những năm tới 67

3.1.1- Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 67

3.1.2- Định hướng phát triển kinh doanh 69

3.2- Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tem Việt Nam 71

3.2.1- Giải pháp về chiến lược sản phẩm 71

3.2.2- Giải pháp về giá cả 76

3.2.3- Giải pháp về phân phối 77

3.2.4- Giải pháp về tổ chức, quản lý, tuyển dụng, đào tạo nhân sự 80

3.2.5- Giải pháp về quản lý và sử dụng tài chính 81

3.2.6- Giải pháp về xúc tiến yểm trợ 82

3.2.7- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 89

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC

 

doc109 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty Tem, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm vào một vài đối tượng khác nhau. Ví dụ: - Khách hàng truyền thống thường xuyên quan hệ giao dịch trực tiếp, qua thư tín hoặc trực tiếp đến các cửa hàng của Công ty. - Khách hàng thường mua tem thông qua các đại lý của Công ty - Khách hàng cũ (đã thôi sưu tập) quyết định quay lại sưu tập tem. - Khách hàng mới có hứng thú với sưu tập tem và có quyết định sưu tập theo một định hướng chưa rõ nét. - Khách hàng mới sưu tập theo một chủ đề mà họ đã có sẵn một số vật phẩm thuộc về chủ đề đó. - Khách trước đây chưa từng sưu tập tem nhưng thực hiên dạng sưu tập nào đó. Ví dụ những người yêu thích một danh nhân nào đó, họ sưu tập tất cả các chủng loại và vật phẩm, ấn phẩm (thường không phải là tem chơi) có liên quan đến danh nhân đó. - Khách hàng (cả cũ và mới) chỉ mua làm quà tặng cho người khác. Do vậy, đòi hỏi Công ty phải có nghệ thuật kinh doanh hết sức linh hoạt khôn khéo phù hợp vời từng đối tượng khách hàng, từng thời điểm và điều kiện cụ thể. Đối thủ cạnh tranh: Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học kỹ thuật với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các nước trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tính độc quyền trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là Bưu chính Viễn thông. Hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực này đã ra đời. Bên cạnh đó, chính sách đầu tư của Nhà nước đã được cải thiện, các tập đoàn Viễn thông đa quốc gia đã thâm nhập thị trường Việt Nam làm cho các dịch vụ thông tin, liên lạc (như FAX, INTERNET, E-mail, Video Phone, điện thoại...) ngày càng nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế, văn minh đã từng bước đẩy lùi các dịch vụ truyền thống trong đó có thư tín. Ngay cả trong lĩnh vực Bưu chính, các Công ty chuyển phát nhanh, EMS, APS, Saigon Postel...(không dùng tem Bưu chính để thu cước) hoặc các bưu cục trong Ngành sử dụng máy in cước thay tem... làm cho sản lượng tem bị giảm đáng kể. Ngoài ra, việc phát triển các trò chơi điện tử, Video Game, băng nhạc đĩa từ, phim ảnh, sách báo các tụ điểm giải trí không lành mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thú chơi tem và do đó sản lượng tem chơi cũng giảm sút. Các yếu tố nói trên sẽ còn tồn tại và phát triển trong thời gian tới, nếu không có các giải pháp hữu hiệu thì chắc chắn bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sẽ có thể bị tụt hậu do không thích ứng kịp với đòi hỏi khắt khe của thị trường.. Điều này đặt ra cho Công ty sự cần thiết và cấp bách phải hoạch định các chiến lược cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chuẩn bị điều kiện sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới. Trong những năm qua, tình hình kinh doanh tem chơi trên thế giơí bị giảm sút mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi. Hầu hết các đại lý tem chơi của Công ty đều gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tiêu thụ chậm. Công tác quản lý xuất nhập khẩu tem Bưu chính của Nhà nước, Ngành còn nhiều bất cập. Phong trào sưu tập tem trong nước mới ở giai đoạn đầu chưa được phát triển rộng rãi, số lượng người chơi tem và sưu tập tem còn ít (khoảng 5000 người), hội tem mới chỉ được thành lập ở một số tỉnh, thành phố hoặc trung tâm kinh tế, xã hội (28/ 61 tỉnh) song hoạt động chưa đều, chưa phát huy được vai trò là cơ sở, động lực phát triển phong trào. Cá biệt có hội tem đã thành lập nhưng trên thực tế không hoạt động. Sự hiểu biết về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của tem Bưu chính còn rất hạn hẹp. Đứng trước thực tế đó, Công ty Tem đã từng bước xây dựng và hoàn thiện các biện pháp nhằm ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường, chuẩn bị điều kiện thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế của toàn Ngành. Về công tác tổ chức Công ty đã thành lập phòng Kế hoạch; Tổ tiếp thị và phòng Nghiệp vụ tem Bưu chính trên cơ sở tách biệt, phân định rõ và nâng tầm các chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoạch định các chính sách cụ thể trong hoạt động tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị quản lý, phổ cập nghiệp vụ tem. Việc làm này đã bước đầu đưa lại hiệu quả thiết thực. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty những năm qua Trong những năm gần đây do sự bùng nổ công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều phương tiện trao đổi thông tin hiện đại như Internet, Email, điện thoại, Fax ... do đó, việc trao đổi thông tin qua thư thông thường có nhiều chiều hướng giảm, ảnh hưởng đến doanh thu về tem cước phí của Công ty. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm cuối của thế kỷ trước làm cho tình kinh doanh tem chơi trên thế giới bị giảm sút. Thị trường tem chơi trong nước chưa phát triển, nhiều loại hình giải trí hiện đại phát triển như trò chơi điện tử, trò chơi trên Internet, truyện tranh, sách báo... tràn ngập thị trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu về tem chơi của Công ty. Trong bối cảnh kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Công ty đã quyết tâm vượt lên trên chính mình, tích cực tuyên truyền quảng cáo, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, mở rộng kinh doanh và đạt được những thành tựu đáng kể. 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2002-2004 Biểu 2.5 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ 2000 – 2004 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu 26.947 28.721 31.058 33.803 35.462 Vốn kinh doanh 12.450 12.285 13.388 13.844 13.975 Tổng chi phí 9.096 11.017 11.750 13.814 15.265 Nộp ngân sách 1.914 1.703 1.891 2.081 2.125 Lợi nhuận 3.487 3.716 4.029 4.064 4.097 Nguồn: Phòng KTTK-TC Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh từ 2000 - 2004 Biểu 2.6 : Bảng so sánh doanh thu giữa các năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu 26.947 28.721 31.058 33.803 35.462 Tốc độ tăng DT năm sau so với năm trước liền kề 5,3% 6,5% 8,1% 8,8% 9,6% Nguồn: Phòng KTTK-TC Biểu 2.7 : Tỷ suất lợi nhuận thu được (trên 1 đồng doanh thu) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu 26.947 28.721 31.058 33.803 35.462 Lợi nhuận 3.487 3.716 4.029 4.064 4.097 Lợi nhuận/Doanh thu 13% 13% 13% 12% 11,6% Nguồn: Phòng KTTK-TC Qua bảng thống kê và biểu đồ trên cho thấy doanh thu của công ty hàng năm tăng khoảng 5-9%, đến năm 2004 doanh thu tăng hơn 30% so với doanh thu năm 2000; Tỷ suất lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 11-13% tổng doanh thu và năm sau cao hơn năm trước; hoàn thành nộp ngân sách cho nhà nước trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn kinh doanh tem chơi trên thị trường thế giới giảm sút, nhiều phương tiện trao đổi thông tin hiện đại làm cho sản lượng tem cước phí có chiều hướng giảm, đây là cố gắng rất lớn của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty trong những năm qua. * Dự báo doanh thu cho các năm tiếp theo - Sử dụng phương trình hồi quy dạng đường thẳng tuyến tính theo biến số thời gian để tính tốc độ tăng doanh thu cho các năm tiếp theo: Với tốc độ doanh thu bình quân 7,12% năm có thể dự báo doanh thu và lợi nhuận các năm tiếp theo Biểu 2.8 : Bảng dự báo doanh thu - lợi nhuận từ năm 2005 - 2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 37.832 40.043 42.254 44.465 Lợi nhuận 4.349 4.505 4.662 4.819 * Kết cấu doanh thu: Biểu 2.9 : Bảng kết cấu doanh thu từ 2000 - 2004 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh thu 26.947 28.721 31.058 33.803 35.462 DT tem chơi 7.407 8.526 8.227 8.612 9.020 Tỷ lệ (%) DT tem chơi/Tổng DT 27.5% 29.7% 26.5% 25.5% 25.4% DT tem cước phí 16.953 17.475 18.798 19.687 20.464 Tỷ lệ (%) DT tem cước phí/Tổng DT 62.9% 60.8% 60.5% 58.2% 57.7% DT khác 2.587 2.720 4.033 5.504 5.978 Tỷ lệ (%) DT khác/Tổng DT 9.6% 9.5% 13% 16.3% 16.9% Nguồn: Phòng KTTK-TC Biểu đồ kết cấu doanh thu từ 2000 - 2004 Qua bảng thống kê và biểu đồ cho thấy doanh thu tem chơi biến động tăng không đều, riêng năm 2002 giảm so với năm trước, nếu xét tỷ lệ % trên tổng doanh thu từng năm thì ta thấy kinh doanh tem chơi giảm sút rõ rệt do tình hình kinh trên thế giới biến động thất thường, kinh doanh tem chơi trong nước gặp nhiều khó khăn bởi thu nhập thấp, thị trường trong nước kém phát triển, nhiều trò chơi hiện đại, phát triển mạnh nhất là những trò chơi trên máy tính, chơi qua mạng... Tem cước phí cũng ở trong tình trang tương tự, do các phương tiện trao đổi thông tin ngày càng hiện đại, nhanh chóng như Fax, Email, điện thoại... dẫn đến người sử dụng tem gửi thư tăng không đáng kể. Ta có thể dự báo doanh thu cho 2 loại tem chơi và tem cước phí để có kế hoạch phát triển kinh doanh kịp thời. * Với tốc độ tăng doanh thu bình quân của tem cước phí là 4,8% và tem chơi là 5,25%. Dự báo doanh thu cho các năm tiếp theo Biểu 2.10 : Bảng dự báo doanh thu cho 2 loại tem Đơn vị tính: triệu đồng Loại 2005 2006 2007 2008 Tem chơi 9.325 9.683 10.014 10.345 Tem cước phí 21.445 22.368 23.292 24.215 * Riêng đối với doanh thu khác tăng nhanh từ 9,5% năm 2000 lên hơn 16,9% năm 2004 do công ty ý thức được khó khăn trong kinh doanh tem chơi và tem cước phí đã tăng cường mở rộng ngành nghề kinh doanh, các dịch vụ khác đi kèm với kinh doanh tem để kích thích tiêu dùng của khách hàng. 2.2.2 Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh của công ty và hiệu quả sử dụng vốn * Quy mô vốn của công ty tính đến năm 2000 là: Hàng hoá của công ty bao gồm nhiều loại tem và các sản phẩm khác phục vụ tem chơi. Hàng hoá của công ty ngoài những đặc điểm giống nhau với hàng hoá thông thường còn có những đặc thù riêng biệt sau đây: - Một phần các chi phí để sản xuất ra tem do công ty trực tiếp chi trả, như các chi phí về xây dựng nội dung chương trình đề tài, thiết kế mẫu, sản phẩm tại xí nghiệp in, bao bì vận chuyển - Mặt hàng tem rất phức tạp bao gồm nhiều chủng loại, mẫu mà khác nhau. - Do yêu cầu kinh doanh nên mỗi bộ tem cần có một lượng dự trữ tối thiểu để kinh doanh trong nhiều thời kỳ liên tục. Tuy nhiên thời gian dự trữ càng lâu thì giá trị của tem càng cao mà chất lượng tem càng xuống cấp. - Chính vì vậy tỷ trọng hàng hoá tồn kho chiếm rất cao so với tổng tài sản toàn công ty. Trong kinh doanh giá vốn hàng hoá cũng rất lớn. * Đặc điểm về nguồn vốn - Nguồn vốn là toàn bộ lượng tiền vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 1996 công ty ra hạch toán độc lập nhà nước và tổng công ty cấp vốn lưu động và vốn cố định (số liệu từ 01/01/2000 đến 31/12/2004). Nguồn vốn chủ sở hữu Biểu 2.11 : Bảng thống kê nguồn vốn từ 2000 – 2004 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 I. Nguồn vốn KD 12.450 12.285 13.388 13.844 13.975 1. Vốn lưu động 4.250 4.085 4.085 4.526 4.832 - Ngân sách nhà nước 3.800 3.315 3.315 3.673 3.956 - Tổng công ty 450 770 770 782 797 - Tỷ trọng vốn lưu động 34,14% 33,25% 31,83% 33,81% 34,90% 2. Vốn cố định 8.200 8.200 8.750 8.862 9.012 - Tổng công ty 6.700 6.700 6.950 7.123 7.216 - Công ty 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 - Tỷ trọng vốn cố định 65,86% 66,75% 68,77% 66,19% 65,10% Nguồn: Phòng KTTK-TC - Đặc điểm của công ty kinh doanh mang tính đặc thù của một đơn vị kinh doanh thương mại, theo nguyên tắc về kinh doanh thương mại, đơn vị kinh doanh phải có lượng vốn lưu động lớn để đi mua sắm sản phẩm của đơn vị sản xuất, đã từ nhiều năm nay công ty ký hợp đồng với xí nghiệp in tem bản điện để sản xuất tem với giá trị vốn gấp 2 đến 3 lần số vốn lưu động được cấp. Để có vốn trả cho xí nghiệp in tem bưu điện, công ty đã phải có nhiều biện pháp thu hồi vốn thật nhanh, đối với các bưu điện tỉnh, thành phố việc thu hồi vốn nhanh cũng phải mất từ 1 đến 2 tháng. Đối với các đại lý nhất là đại lý nước ngoài việc thu hồi vốn thường rất chậm do nhiều nguyên nhân, nên hiện nay công ty sử dụng vốn thu được của tem cước phí là chủ yếu. Mặt khác tem là một loại hàng hoá đặc biệt, nên phải có một số lượng tem tồn kho để phục vụ cho chiến lược kinh doanh lâu dài và có một số lượng tem không tiêu thụ được do nhiều nguyên nhân, vì vậy lượng vốn tồn động từ năm này sang năm khác và mỗi năm một tăng, để đi vào kinh doanh và đầu tư các công trình tương đối lớn thì công ty cần có một lượng vốn lớn nhưng không thể đáp ứng được. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn và phát triển vốn của công ty. 2.2.3. Chi phí sản xuất: bị trừ từ kinh doanh * Xét hiệu quả cho chỉ tiêu tổng hợp - Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là quá trình bỏ ra các chi phí về lao động vật hoá: Các đối tượng lao động và tư liệu lao động: Chi phí về lao động sống (tiền công và các khoản chi khác phải trả cho người lao động). Ngoài ra công ty còn phải chi các khoản dịch vụ thuê ngoài và các chi phí khác bằng tiền. - Hàng năm chi phí để phục vụ cho thiết kế mẫu tem tương đối lớn, ngoài ra các nhu cầu của yếu tố thị trường của con tem còn có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam nên nội dung phản ánh và thiết kế con tem rất cần sự phản ánh trung thực, đúng với tính chất ý nghĩa lịch sử, truyền thống của dân tộc cho nên việc tìm tư liệu hoàn chỉnh bộ tem là sự cần thiết. Công ty còn có các khoản chi phí khác. - Chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, khai thác đóng gói - Chi phí bảo hiểm hàng hoá, thuê kho, lệ phí hải quan. - Chi phí vận chuyển, bốc vác, bảo quản từ xí nghiệp in về kho công ty - Chi phí đóng gói bao bì vận chuyển đến các bưu điện tỉnh và các đại lý khách hàng trong và ngoài nước. - Chi phí gia công đóng dấu huỷ tem sống để kinh doanh tem chết - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhiên liệu động lực - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí sửa chữa tài sản - Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền mặt Chi phí sản xuất, từ hoạt động kinh doanh Bảng tổng hợp chi phí Biểu 2.12 : Bảng tổng hợp chi phí từ 2000 – 2004 Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Chi phí nguyên vật liệu 750 695 889 1.105 1.112 2 Chi phí công cụ dụng cụ 250 270 250 360 380 3 Chi phí nhiên liệu 350 269 490 532 615 4 Chi phí nhân công 3.054 3.428 4.038 4.345 5.015 Tiền lương CBCNV 2.606 2.948 3.511 3.702 4.190 Tiền lương thuê ngoài 250 275 301 296 452 Trích khấu hao BHXH, KPCA, BHYT. 198 205 226 247 373 5 Chi phí khấu hao TSCĐ 895 897 805 1.134 1.265 6 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.190 3.462 3.406 4.423 4.861 7 Chi phí bằng tiền khác 1.607 1.996 1.872 1.915 2.017 8 Tổng chi phí 9.096 11.017 11.750 13.814 15.265 Nguồn: Phòng KTTK-TC - Qua bảng thống kê ta thấy mức chi phí năm sau cao hơn năm trước khoảng 13,97%. cùng với mức tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh và doanh thu, năm sau cao hơn năm trước. 2.2.4. Lao động (nguồn nhân lực) Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, con người luôn là nhân tố quyết định đặc biệt đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh tuỳ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Chính vì điều đó ban lãnh đạo công ty tem luôn quan tâm đến trình độ của công nhân viên qua công tác tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ. Biểu 2.13: Cơ cấu lao động của Công ty Trình độ Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Đại học và trên đại học 124 65,3 127 66,1 130 65 148 64,6 148 64,6 Trung cấp 36 18,9 36 18,8 42 21 40 17,5 14 17,5 Công nhân 30 15,8 29 15,1 28 14 41 17,9 41 17,9 Tổng số CBCNV 190 100 192 100 200 100 229 100 229 100 Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính * Qua bảng số liệu ta thấy nguồn nhân lực của công ty ngày càng tăng, số lao động được đào tạo cơ bản qua các trường đại học chiếm hơn 60% tổng số lao động đã được đào tạo chính quy được cọ sát với thị trường có sức khoẻ tốt, năng lực, trình độ cao để đưa công ty ngày càng phát triển. 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tem Việt Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được. a. ứng dụng các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh về lĩnh vực tem cước phí Chức năng của công ty có hai nhiệm vụ chính: cung ứng tem cước phí trên mạng và kinh doanh tem chơi (trong và ngoài nước). Trước năm 1996, công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty và từ năm 1996 đến năm nay công ty chuyển sang hạch toán độc lập. Trong thời gian trên, kế hoạch và sản lượng tem cước phí của công ty chủ động xây dựng trên cơ sở nhu cầu đăng ký của các Bưu điện tỉnh thành, giá bán tem cho các Bưu điện tỉnh thành thực hiện theo giá bán buôn xí nghiệp do Tổng công ty quy định. Tuy nhiên, sang năm 2001, với định hướng đổi mới của Tổng công ty theo tinh thần công văn 5731/BC ngày 22/11/2000, kế hoạch và sản lượng in tem cước phí do Tổng công ty quyết định, công ty là đơn vị cung ứng theo kế hoạch chỉ đạo về giá cả và phân phối đều do Tổng công ty quyết định. Tuy nhiên đối với doanh thu chung, doanh thu tem cước phí từ những năm trước và cho đến nay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, vì vậy trong thời gian qua, công ty đã chú trọng và quan tâm đến hoạt động này với phương châm đổi mới phương thức phục vụ bằng việc đa dạng, phong phú các mẫu tem cước phí. Điểm lại trong những năm qua, trong công tác cung ứng tem cước phí, công ty đã tiến hành triển khai các hoạt động kinh doanh và tiếp thị, cụ thể như sau: - Chú trọng từ khâu xây dựng chương trình phát hành tem trên cơ sở các thông tin, tư liệu khoa học, thị hiếu khách hàng, đề xuất, gợi ý, tham gia của các Bưu điện tỉnh thành, các Hội tem. Thực hiện mục tiêu giới thiệu đất nước, con người Việt Nam trên tem có hệ thống. - Nghiên cứu, xây dựng các chủng loại giá mặt tem cước phí, lựa chọn những mẫu tem đẹp, khuôn khổ phù hợp đáp ứng được cho các Bưu điện tỉnh thành cho các nấc cước bưu phẩm phục vụ trên mạng. - Cung ứng đầy đủ các chủng loại giá mặt và kịp thời tem theo kế hoạch và phát sinh đột xuất, bổ sung của các Bưu điện tỉnh thành; đối với các Bưu điện tỉnh thành có nhu cầu gấp hoặc đối với các bộ tem đột xuất, phát hành đặc biệt được gửi bằng đường chuyển phát nhanh để các Bưu điện tỉnh có tem phục vụ trên mạng ngay từ ngày phát hành và phục vụ cho lễ phát hành đặc biệt. - Hàng năm tổ chức các đoàn công tác cho lãnh đạo và các bộ phận chức năng khảo sát và tiếp thị các Bưu điện tỉnh thành trong cả nước, qua đó trao đổi, lắng nghe ý kiến của khách hàng, đại lý nhằm nâng cao chất lượng tem Bưu chính; nắm bắt được nhu cầu, tình hình sử dụng tem cước phí, nhu cầu tem chơi, các ý kiến tham gia góp ý của các Bưu điện tỉnh thành về phương thức phục vụ, nhu cầu các loại giá mặt và các vấn đề nghiệp vụ khác. - Thu thập các thông tin, tư liệu về hình ảnh đặc trưng các địa phương để xây dựng chương trình phát hành tem hàng năm về các chuyên đề ưa thích, về phong cảnh đặc trưng các tỉnh thành, nhằm tuyên truyền quảng cáo trên tem Bưu chính, phù hợp với địa phương và thị hiếu khách hàng để khuyến khích, kích thích việc sử dụng tem, - Nghiên cứu thị trường bằng việc tiến hành tổ chức điều tra về khuôn khổ tem cước phí dán trên bì thư; điều tra về việc sử dụng phong bì in sẵn tem, bưu thiếp, cardmaximum... để đa dạng hoá sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng nghiệp vụ Bưu chính. - Thống kê, tổng hợp các bộ tem, mẫu tem phát hành về các tỉnh, thành phố, tuyên truyền giới thiệu cho các Bưu điện tỉnh thành và thu thập tư liệu, phủ kín các tỉnh thành nhằm góp phần phát hành tem về hình ảnh các địa phương có hệ thống. Các chuyến đi tiếp thị thực tế đã giúp công ty phối hợp với các Bưu điện tỉnh thành, các Sở văn hoá thông tin, UBND các cấp của các địa phương nắm bắt được các sự kiện kỷ niệm lớn, nghiên cứu trình Ngành phát hành các bộ tem phù hợp với các dịp kỷ niệm đó. Trong những năm qua và đến nay, công ty đã phát hành nhiều bộ tem đột xuất và kỷ niệm, việc phát hành được chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy tốt vai trò văn hoá - chính trị của con tem. b. ứng dụng các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tem chơi trong nước và các sản phẩm : Ngoài việc cung ứng tem cước phí, tem chơi và các sản phẩm đã được thị trường quan tâm và chiếm tỷ trọng doanh thu đáng kể trong chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu hàng năm, và cho đến nay, thị trường tem chơi đã và đang dần phát triển. Để có được kết quả này là sự quan tâm của công ty đối với hoạt động tiếp thị với mục tiêu "Hướng tới khách hàng, vì khách hàng, cung cấp những sản phẩm mà khách hàng cần, chứ không phải chỉ bán những gì công ty có". Bằng những hoạt động cụ thể, công tác tiếp thị của công ty đã có khởi sắc trong những năm gần đây và đã là một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển, một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Nhìn nhận về hoạt động kinh doanh tem Bưu chính nói chung và lĩnh vực tem chơi nói riêng trong thời gian qua còn có độc quyền. Vì vậy, khi chuyển sang cơ chế thị trường chúng ta còn thiếu và yếu về công tác tuyên truyền tiếp thị Marketing, chưa thấy hết tầm quan trọng, chậm đổi mới về một số lĩnh vực hoạt động, riêng trong kinh doanh tem chơi và các sản phẩm tem phục vụ người sưu tập còn lúng túng và bỡ ngỡ, thực chất là chạy theo thị trường chứ chưa phải là kinh doanh theo cơ chế thị trường, chưa tác động mạnh tới thị trường. Trong khi đó, các đơn vị trong Ngành, đã có cạnh tranh không lành mạnh về kinh doanh tem chơi cả ngoài và trong Ngành. Những vấn đề này đã thể hiện vai trò và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh các biện pháp hoạt động Marketing trong nhận thức về sản phẩm đặc thù, tem Bưu chính chưa phải là cần thiết trong cuộc sống. Từ những năm trước năm 1996, công ty còn là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, nói chung, hoạt động tiếp thị chưa được quan tâm nhiều. Công tác tiếp thị trong thời gian này chưa thực sự là vấn đề cấp bách và chưa được coi trọng, mọi hoạt động về tem Bưu chính vẫn còn thực hiện theo cơ chế bao cấp và độc quyền, những hoạt động về kinh doanh là hình thức chỉ đạo từ trên xuống, thực hiện theo mệnh lệnh, hàng hoá là tem được cung cấp tới khách hàng là các đơn vị thành viên. Riêng về tem chơi và các sản phẩm của tem hầu như chưa có trong danh mục sản phẩm, bởi nhu cầu của thị trường và công tác tiếp thị chưa được coi trọng. Công tác tiếp thị thời gian này còn rất đơn điệu, chỉ đơn thuần là các tờ tuyên truyền, kinh doanh tem chơi chỉ tập trung vào các điểm có khả năng kinh doanh được, công tác quản lý bị buông lỏng, thị trường không thể kiểm soát được. Đối với các thị trường trước đây như các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung: Cao Bằng - Hà Giang - Quảng Ninh - Lạng Sơn - Lào Cai, là thị trường sôi động về tem chơi trong một thời gian dài, đến mức độ ngay tại trong một Bưu điện tỉnh giữa Bưu điện huyện và Bưu điện thị xã hay Bưu điện huyện này với Bưu điện huyện kia hoặc giữa các Bưu cục trong cùng khu vực với nhau đã có cạnh tranh gay gắt trong việc kinh doanh, trong khi đó những địa bàn kém phát triển cũng chưa có biện pháp tiếp thị để kích cầu. Công tác tiếp thị hoạt động chưa hiệu quả, và phần nhiều tập trung đến doanh thu là chính nên nhiều thị trường còn bỏ ngỏ chưa được quan tâm. Bởi hoạt động tiếp thị chưa được coi trọng, do vậy, chưa có một hệ thống đại lý, khách hàng, kể cả các Bưu điện tỉnh còn chưa biết chức năng hoạt động của công ty, ngoài cung cấp tem cước phí còn có chức năng kinh doanh tem chơi, thậm chí có người còn hiểu tem chơi là một dạng khác trong lĩnh vực Bưu chính. Đối với các sản phẩm dịch vụ tem khác: do công tác tiếp thị chưa được coi trọng, do đó nhiều sản phẩm phục vụ cho sưu tầm và phát triển tem chơi chưa có hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như phục vụ cho công tác tuyên truyền và quảng cáo. Sản phẩm kinh doanh của công ty còn phụ thuộc vào các đơn vị khác, chúng ta chưa hoàn toàn chủ động được đối với sản phẩm của chính chúng ta bán ra, kể cả về chất lượng cũng như số lượng và giá cả. Hoạt động nâng cao các biện pháp về lĩnh vực tem chơi còn có nhiều hạn chế, bởi cơ chế cũng như nhu cầu và cả nhận thức của người làm công tác kinh doanh chưa chú trọng đến kinh doanh tem chơi, chú trọng doanh thu là chính. Từ năm 1996 trở lại đây là thời gian công ty chuyển sang hạch toán độc lập, công tác sản xuất và quản lý nghiệp vụ chịu sự chỉ đạo của Ngành, nhưng lĩnh vực kinh doanh đã được phân cấp. Lúc này là cơ hội đồng thời cũng là thách thức với công tác kinh doanh nhất là lĩnh vực tem chơi. Kinh doanh tem chơi và các sản phẩm tem đã phải cọ xát nhiều hơn với cơ chế thị trường có phần khắc nghiệt nhưng lại chưa ổn định, chưa ổn định cả về thị trường và các chính sách về kinh doanh của Ngành và của Nhà nước. Công tác tiếp thị đã được chú trọng nhưng vẫn chưa định hướng rõ ràng, ở từng nơi, từng lúc hoặc từng bộ phận còn chưa bứt ra khỏi tư tưởng kinh doanh theo cơ chế bao cấp, chưa thấy rõ lợi ích, tác dụng của Marketing là động lực thúc đẩy sự phát triển, là một bộ phận quan trọng, nhiều khi là qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4508.doc