MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 3
1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 3
2. PHÂN LOẠI 4
3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 4
4. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MỘT TỈNH 4
4.1. Hoạt động thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển 5
4.2. Hoạt động thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng
sản xuất trong tỉnh 5
4.3. Hoạt động thương mại kích thích nhu cầu và tạo ra nhu cầu mới 5
4.4. Hoạt động thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá 5
4.5. Hoạt động thương mại góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập
cho người lao động 5
4.6. Hoạt động thương mại mở ra các mối quan hệ kinh tế của tỉnh với
các tỉnh khác trong vùng và cả nước, mở rộng quan hệ quốc tế 6
5. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT TỈNH 6
5.1. Vị trí địa lý 6
5.2. Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh 6
5.3. Tình hình kinh tế chính trị xã hội các tỉnh lân cận, trong nước,
khu vực, quốc tế 7
5.4. Thị trường các tỉnh lân cận, trong nước, quốc tế 7
5.5. Quan điểm đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Chính phủ, UBND tỉnh về thương mại 8
5.6. Nhận thức tư tưởng và trình độ của thương nhân trong tỉnh 8
5.7. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của tỉnh 8
5.8. Cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại 8
5.9. Thu nhập của dân cư trong tỉnh 8
5.10. Sự quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước về thương mại
và sự hoạt động của các doanh nghiệp thương mại 8
5.11. Truyền thống, tôn giáo, phong tục tập quán của nhân dân trong tỉnh 9
6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT TỈNH 9
6.1. GDP thương mại dịch vụ và tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ 9
6.1.1. GDP thương mại dịch vụ 9
6.1.2. Tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ 10
6.2. Mức lưu chuyển hàng hoá xã hội của tỉnh 10
6.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 11
6.4. Một số chỉ tiêu khác 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐANG THỰC HIỆN Ở HÀ TÂY 13
I. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ TỈNH HÀ TÂY. 13
II. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ SỞ THƯƠNG MẠI HÀ TÂY 17
1. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của Sở 17
2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Thương mại Hà Tây 18
2.1. Chức năng 18
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thương mại Hà Tây 18
3. Tổ chức của Sở Thương mại Hà Tây 21
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH HÀ TÂY 22
IV. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀ TÂY 23
1. Thực trạng GDP thương mại dịch vụ 23
2. Thực trạng tình hình lưu chuyển hàng hoá xã hội 23
3. Thực trạng tình hình lưu thông hàng hoá ra vào tỉnh Hà Tây 24
4. Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu 24
4.1. Về giá trị XNK 24
4.2. Về số lượng doanh nghiệp tham gia XNK trên địa bàn 26
4.3. Về mặt hàng và thị trường XNK 27
5. Thực trạng về tổ chức mạng lưới thương mại 30
5.1. Thương nghiệp Nhà nước 30
5.2. Thương nghiệp ngoài Nhà nước 32
5.3. Mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm
xúc tiến thương mại 32
5.3.1. Mạng lưới chợ 32
5.3.2. Siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại 34
6. Thực trạng các doanh nghiệp thương mại Hà Tây 34
6.1. Thực trạng về vốn 34
6.2. Thực trạng về lao động và thu nhập của người lao động 35
6.3. Thực trạng về doanh thu 36
6.4. Thực trạng về lợi nhuận thực hiện 37
6.5. Thực trạng về cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thương mại 37
7. Thực trạng cơ chế chính sách về thương mại đang thực hiện 38
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TÂY 43
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH 43
1. Phương hướng 43
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2005 43
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TÂY 44
1. Giải pháp từ phía Nhà nước 44
1.1. Giải pháp về mạng lưới thương mại 44
1.1.1. Đối với thương nghiệp Nhà nước 44
1.1.2. Đối với thương nghiệp ngoài Nhà nước 46
1.2. Các giải pháp về xuất nhập khẩu 46
1.3. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng của hoạt động thương mại 48
1.3.1. Giải pháp về chợ 48
1.3.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp thương mại
Nhà nước 50
1.3.3. Về trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến
thương mại,. 50
1.4. Các giải pháp về cơ chế, chính sách cho hoạt động thương mại 52
2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 53
2.1. Xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh đúng đắn 53
2.2. Nâng cao trình độ người lao động và nhân viên kinh doanh 54
2.3. Từng bước xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp 55
2.4. Từng bước đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, thu hút vốn từ các nguồn tài chính, mở rộng thị trường tăng cường hợp tác với các
doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh, hình thành một số vùng nguyên liệu hàng hoá dịch vụ phục vụ kinh doanh 57
3. Các giải pháp khác 58
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng, xuất được nhiều mặt hàng với giá trị và khối lượng lớn. Ví dụ như với hàng mây tre đan Công ty XNK tỉnh xuất được 520, 956, 1356, 1426 nghìn USD vào các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 bằng 100% tổng giá trị XK của tỉnh mặt hàng này.
Về mặt hàng nhập khẩu:
Hà Tây nhập các mặt hàng chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng, tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị phụ tùng, hoá chất, nguyên liệu sản xuất, phân bón , thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, hoa quả các loại và một số hàng nông sản khác. Giá trị các mặt hàng NK đều có sự tăng qua các năm, có thể thấy điều này qua bảng sau:
(Đơn vị tính: 1000 USD )
STT
Loại hàng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng giá trị
3193
14306
25194
56020
56300
61000
1
Máy điều hoà tủ lạnh
228
54
142
145
2
Nhạc cụ
219
404
300
3
Xe máy
2533
2146
250
549
4
Ô tô
843
360
21
85
90
5
Máy ủi đất, máy xúc
70
133
124
6
Máy móc & TBPT
10098
13644
38587
38004
25353
7
Dụng cụ phòng TN
243
67
92
8
Sợi acrylic
1182
1522
1643
2730
9
Hoá chất, NLSX
566
2474
1957
943
781
10
Thếp các loại
73
1935
1947
5662
11
Dầu nhờn
9
98
236
12
Thuốc trừ sâu
1000
353
877
60
248
13
Thóc giống
141
1344
1142
14
Hoa quả các loại
2194
401
15
Thuốc chữa bệnh
5307
6933
8130
10140
Nguồn: Sở Thương Mại & Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây.
Các mặt hàng tỉnh nhập nhiều là máy móc phụ tùng thiết bị, thuốc chữa bệnh, hoá chất nguyên liệu sản xuất... tốc độ tăng trưởng các mặt hàng này năm sau cao hơn năm trước.
Về thị trường XNK.
Hàng hoá của Hà Tây chủ yếu xuất sang các nước như Trung Quốc, Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản, các nước Đông âu, Liên bang Nga, một số nước Asean như Singapore, Malaisia, Thailand, Lào, Campuchia,...và một số thị trường trong nước như vùng Tây bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình), vùng Đông Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Phọ, Bắc Giang...), các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội.
Hà Tây nhập hàng hoá chủ yếu từ các thị trường trên.
Tóm lại: Tình hình xuất nhập khẩu của Hà Tây những năm qua có sự tăng trưởng khá. Kinh ngạch XNK tăng nhanh qua các năm, mặt hàng và thị trường XNK có sự mở rộng. Các doanh nghiệp của tỉnh tham gia XNK nhiều hơn, đã có các mối quan hệ làm ăn với nhiều nơi trong nước và nước ngoài, đội ngũ những người làm công tác XNK đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên XK chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về các sản phẩm, NK chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhân dân. Một số mặt hàng tỉnh có thế mạnh và tiềm năng XK bị giảm xút và mất thị trường những năm gần đây. Trong XNK có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp gây thiệt hại cho người sản xuất và các doanh nghiệp khác trong tỉnh. Số lượng các doanh nghiệp tham gia XNK đông nhưng năng lực còn hạn chế. Các công ty chuyên doanh XNK có vai trò quan trọng trong hoạt động XNK, phần lớn giá trị và mặt hàng XNK do các công ty chuyên doanh này thực hiện. Cơ chế chính sách của Nhà nước về XNK có nhiều thay đổi gây lúng túng cho các doanh nghiệp. Tỉnh chưa có chiến lược XNK làm cho các doanh nghiệp không có phương hướng và mục tiêu thực hiện.
5) Thực trạng về tổ chức mạng lưới thương mại
5.1) Thương nghiệp Nhà nước
Trong cơ chế nào thương mại thương nghiệp Nhà nước cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Sự hình thành và phát triển thương mại Nhà nước luôn gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Thương mại Nhà nước Hà Tây cũng vậy, trong cơ chế cũ thương mại Nhà nước được phát triển rộng khắp với hệ thống dọc cấp I, II, III xuống từng huyện xã. ở thời kỳ này trên địa bàn tỉnh hà tây chỉ tính riêng các đơn vị thuộc ngành thương mại quản lý đã có 45 đơn vị với 4100 lao động, hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, thực hiện cấp phát theo chỉ tiêu và chế độ tem phiếu theo từng địa chỉ cụ thể thương mại Nhà nước hoàn toàn độc quyền trong khâu bán buôn và đại bộ phận trong khâu bán lẻ. Nhìn chung trong cơ chế cũ trong điều kiện như vậy thương mại Nhà nước đã hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu giao cho. Tính đến tháng 7 năm 1995 trên địa bàn tỉnh có 52 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực khách sạn nhà hàng trong đó có 15 doanh nghiệp thuộc ngành thương mại quản lý bao gồm :
+ Công ty xuất nhập khẩu
+ 04 công ty chuyên doanh (công ty công nghệ phẩm, công ty nông sản thực phẩm, công ty vật liệu điện máy và công ty dịch vụ thương mại)
+ 2 công ty khách sạn ăn uống Hà Đông và Sơn Tây
+ 8 công ty thương mại cấp huyện
+ Ngoài ra đến cuối năm 1996 lập thêm công ty thương mại Hoài Đức .
Đến thời điểm này thương mại Nhà nước Hà Tây vẫn còn nhiều về số lượng phần lớn các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, vốn ít kinh doanh còn hạn chế. Vai trò chủ đạo của thương mại Nhà nước hầu như chưa rõ mạng lưới cơ sở của thương mại Nhà nước là các điểm bán và thu mua hàng được bố trí tập trung tại các thị xã huyện lỵ trong tỉnh. Tính đến cuối năm 1996 trên địa bàn tỉnh có 169 điểm mua bán hàng hoá của thương mại Nhà nước trong đó có 33 cửa hàng xăng dầu. Các điểm bán mua hàng của thương mại Nhà nước hầu hết có vị trí địa lý rất thuận lợi, gần đường giao thông, gần khu dân cư nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, nhà lạc hậu, các cửa hàng đã cũ lâu ngày chưa được tu sửa. Có thể thấy sự phân bố cửa hàng qua biểu sau:
(Số liệu năm 1999)
Tên huyện
Số dân
(1000 người)
Cửa hàng khác
Bán xăng dầu
Số điểm bán
Tổng
DT (m2)
Số điểm bán
Tổng
DT (m2)
Hà Đông
86,7
29
41729
5
5183
Sơn Tây
100,3
27
8550
2
5330
Ba Vì
234,1
16
15000
2
2072
Phúc Thọ
147,9
3
900
1
597
ThạchThất
135,4
2
1000
1
600
Đan Phượng
121,3
5
1161
2
761
Hoài Đức
182,8
3
1672
1
508
Quốc Oai
138,8
6
5515
1
400
Chương Mỹ
253,0
9
2600
1
250
Thanh Oai
194,7
8
2468
5
16600
Thường Tín
189,9
8
7661
4
1729
ứng Hoà
196,5
8
1123
2
523
Phú Xuyên
183,9
8
106673
6
35986
Mỹ Đức
165,8
4
3500
Công ty XNK
165.8
29197
Tổng số
2331,1
136
132749
33
79599
Nguồn Sở Thương Mại Hà Tây& Cục Thống Kê tỉnh.
Qua bảng trên ta thấy các điểm bán hàng của thương mại Nhà nước Hà Tây tập trung chủ yếu ở thị xã Hà Đông và Sơn Tây, các huyện, thị xã như Chương Mỹ Thường Tín. Mạng lưới bán hàng khu vực nông thôn và miền núi còn thưa thớt .
Từ 1995 đến nay thương mại Nhà nước có thu hẹp về số lượng năm 1997 có 45 doanh nghiệp Nhà nước, năm 1998 còn 44 và nay là 44 doanh nghiệp hoạt động thương mại, du lịch dịch vụ và khách sạn nhà hàng trên địa bàn.Tuy nhiên chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp dần càng phát triển, kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Năm 1997, năm 1998 các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại vẫn có doanh nghiệp bị lỗ nhưng năm 1999, 2000 đã không còn doanh nghiệp nào bị lỗ, lãi càng ngày càng nhiều một số doanh nghiệp đã lớn mạnh đủ sức chi phối thị trường về một số mặt hàng như công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, Công ty vật tư tổng hợp...vv. Các cửa hàng, điểm bán mua của các doanh nghiệp được mở rộng, cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở thị xã Hà Đông, Sơn Tây và các huyện thị như Thường Tín, Thanh Oai... Khu vực miền núi còn thưa thớt. Phát triển thương mại và thị trường nông thôn, đặc biệt là tổ chức đầu vào và đầu ra phục vụ sản xuất nông nghiệp là một đòi hỏi bức xúc.
5.2) Thương nghiệp ngoài Nhà nước :
Từ năm 1986 trở lại đây thương nghiệp ngoài Nhà nước phát triển rất nhanh. Từ năm 1991 các doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển nhanh về số lượng và phạm vi hoạt động. Các doanh nghiệp đó bao gồm các bộ phận buôn bán nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn... Tính đến năm 1997 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên lĩnh vực thương mại là 87 doanh nghiệp, 86 doanh nghiệp năm 1998. Hộ kinh doanh cá thể là 20669 hộ năm 1997, là 21105 hộ năm 1998, thành phần khác là 18 năm 1998. Năm 2000 doanh nghiệp tư nhân tăng lên, số hộ kinh doanh cá thể tăng lên là 29120 hộ. Các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể trong tương lai còn tiếp tục phát triển, các hộ kinh doanh cá thể sẽ dần dần tích tụ vốn để vươn lên, một số sẽ trở thành các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, tổ hợp sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng quan trọng năng động, hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Lực lượng này thực hiện bán lẻ rất tốt, là lực lượng trung gian cho các doanh nghiệp thương mại Nhà nước lớn của trung ương và tỉnh. Tuy nhiên ở các huyện thị trong tỉnh số lượng các hộ cá thể kinh doanh không đều ở Hà Đông, Sơn Tây, Thường Tín, Chương Mỹ số hộ cá thể đông. Ngoài ra trong một huyện thì các xã có sự phân bố không đều các hộ kinh doanh cá thể, ở những thị trấn, thị tứ tập trung đông, còn trong xóm làng xa trung tâm thị trấn, xã có ít hoặc hầu như không có, nơi nào có chợ nơi đó tập trung đông. Khu vực miền núi chỉ tập trung ở các điểm đầu mối giao thông quan trọng và thuận lợi điều này sẽ rất khó khăn cho đồng bào trao đổi mua bán hàng hoá nhất là ở miền núi. Để phát triển các hộ ở miền núi, vùng sâu vùng xa cần có những chính sách phù hợp và vấn đề quan trọng là đưa ra “cùng phát triển” trong đó thương mại Nhà nước là người hướng dẫn giúp đỡ, chủ động sáng lập trên thực tế các quan hệ hữu ích
5.3) Mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại.
Mạng lưới Chợ :
-Trong một vài năm gần đây hệ thống chợ Hà Tây phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Theo báo cáo tính đến hết năm 2000 Hà Tây có 168 chợ được phân bố ở hai thị xã và 12 huyện, trong đó có 19 chợ thị xã và 149 chợ thị trấn, chợ xã với tổng diện tích đất là 560012 m2. Hầu hết các chợ của Hà Tây là chợ tạm, chợ kiên cố chỉ có 14 cái (chiếm 7,4 %) được xây dựng ở Thị xã và huyện. Một số chợ sau khi được cải tạo xây kiên cố đã ổn định, khang trang, đẹp hơn nhiều như chợ thị xã Hà Đông, Chợ Nghệ (Sơn tây), Trần Phú, Xuân mai (Chương Mỹ ) Chợ lựu, Bái (Phú xuyên )...vv, trên địa bàn Hà Tây vẫn tồn tại một số chợ tạm có vị trí không thuận lợi, một số chợ họp trên đường phố gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường sống hiện nay chợ đang giữ vai trò chính phục nhu cầu đời sống thường nhật ở dân cư trong tỉnh . Trong các chợ ở thị xã, thị trấn đã dần dần xuất hiện các loại hàng hoá công nghiệp đắt tiền như hàng điện tử, may mặc, mỹ phẩm... trong các chợ thị tứ, thị xã chủ yếu kinh doanh hàng nông sản thực phẩm và một số hàng tiêu dùng thông dụng phục vụ đơì sống dân cư. Thương nghiệp Nhà nước chỉ có quầy bán hàng ở một số chợ lớn. Chợ đã thu hút được một số lượng lớn hộ kinh doanh. Tổng số hộ đăng ký năm 2000 là 8069 hộ, con số thực tế là 8830 hộ trong các chợ thi môi trường là vấn đề nan giải. Hầu hết môi trường ở các chợ bị ô nhiễm nặng do cơ sở vật chất cũ nát lạc hậu, ý thức giữ gìn môi trường của người dân còn kém. Cụ thể trong các chợ vấn đề văn minh thương nghiệp là vấn đề còn phải bàn nhiều. ở một số chợ người bán lôi kéo mắng chửi người mua rất bất lịch sự. Trình độ quản lý của ban quản lý các chợ còn yếu kém nên còn có tình trạng lừa đảo, mất cắp, mất an ninh trật tự. Ngoài ra việc bố trí các gian hàng, loại hàng trong chợ nhiều nơi chưa hợp lý. Có nơi bố trí hàng ăn gần với hàng bán gia cầm gia súc rất mất vệ sinh... vv. Trong các chợ việc tuân thủ pháp luật của thương nhân còn rất kém, một phần do họ không biết, phần khác là cố ý làm trái pháp luật. Tình trạng thiếu vốn thiếu sự đầu tư đúng chỗ, đúng lúc vẫn còn tồn tại ở các chợ. Có thể thấy thực trạng mạng lưới chợ Hà Tây qua biểu sau:
(Số liệu năm 1999).
Số lượng
Diện tích chợ
Số thương nhân
Tổng số
Chợ kiên cố
Chợ tạm
DT
đất chiếm (m2)
DT
sử dụng
(m2)
Hộ
đăng ký
Thực tế
Tổng số
168
14
154
560012
94803
8069
8830
Hà Đông
12
2
10
20317
11144
940
1295
Sơn Tây
7
1
6
30396
6614
833
833
Ba vì
20
-
20
32538
3734
257
210
Phúc Thọ
8
-
8
34939
4768
392
329
Thạch Thất
10
1
9
44160
1631
423
423
Đan Phượng
8
-
8
29994
3151
426
426
Hoài đức
10
-
10
29747
2848
400
475
Quốc Oai
7
-
7
24834
6765
360
369
Chương Mỹ
16
3
13
83827
16100
958
990
Thanh Oai
15
-
15
33196
6994
770
805
Thường Tín
10
-
10
30609
9735
593
827
ứng Hoà
23
4
19
79818
9522
559
559
Mỹ Đức
7
-
7
34246
3388
283
360
Phú Xuyên
15
3
12
51394
8454
875
875
Nguồn: Sở Thương Mại& Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây.
Qua bảng ta thấy hiệu qủa sử dụng chợ chưa được cao :
Diện tích sử dụng đất trên diện tích đất chiếm =16,9 %, số thương nhân thực tế trên tổng số chợ = 52 hộ. Tiềm năng về chợ hà tây còn tương đối lớn, trong thời gian tới việc khai thác hết tiềm năng là việc cần làm, nhất là ở các huyện miền núi như Ba Vì, Mỹ Đức nơi số hộ kinh doanh trung bình trên một chợ = 11 hộ .
5.3.2) Siêu thị, trung tâm thương mại : ở Hà Tây chưa có một cái nào.
Tóm lại mạng lưới thương mại Hà Tây tuy rộng khắp nhưng phân bố không đều. Năng lực của các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp có kinh doanh thương mại, hộ cá thể còn yếu nhất là khu vực miền núi, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế ở đây.
6) Thực trạng các doanh nghiệp thương mại Hà Tây.
Doanh nghiệp thương mại Hà Tây cho đến nay gồm doanh nghiệp Nhà nước trung ương, địa phương, hợp tác xã thương mại và hợp tác xã nông nghiệp kiêm làm dich vụ thương mại, các công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, các doanh nghiệp tư nhân. Tính đến nay toàn tỉnh có 143 doanh nghiệp thương mại với 37000 lao động, với 200 tỷ đồng vốn kinh doanh, trong đó doanh nghiệp thương mại nhà nước trung ương có 4 doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại nhà nước địa phương có 35 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân 86 doanh nghiệp, doanh nghiệp khác là 18 doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại Nhà nước thuộc Sở thương mại quản lý là 16 doanh nghiệp. Sau đây sẽ nghiên cứu thực trạng một số vấn đề của doanh nghiệp thương mại Hà Tây (ví dụ minh hoạ là các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở thương mại quản lý. Từ đó ta sẽ thấy thực trạng doanh nghiệp thương mại của Hà Tây nói chung.)
6.1) Thực trạng về vốn :
Có thể thấy vốn của các doanh nghiệp thương mại của tỉnh nói chung và vốn của các doanh nghiệp thương mại thuộc ngành thương mại nói riêng đều quá ít, tỷ lệ vốn cố định so với vốn lưu động cao, tốc độ tăng trưởng vốn thấp, cơ cấu vốn chưa hợp lý, trừ một số doanh nghiệp trung ương và địa phương như công ty xuất khẩu, công ty xăng dầu Hà Sơn Bình có số vốn tính bằng tỷ còn lại vốn các công ty, doanh nghiệp khác vốn chưa đến tỷ đồng. Có thể thấy thực trạng vốn của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở thương mại qua biểu phụ lục 1. Qua biểu ta thấy vốn lưu động trên vốn cố định trung bình của các doanh nghiệp thương mại của Sở qua các năm như sau. Nếu gọi R là tỷ lệ đó ta có:
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
R
0,87
0,89
0,97
0,85
0,95
Theo một số chuyên gia với các doanh nghiệp thương mại tỷ lệ này đạt ở mức 1,33 là hợp lý. Như vậy các doanh nghiệp thương mại của ngành đều chưa đạt tỷ lệ hợp lý này, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tuy có sự tăng dần qua các năm.
Qua bảng ta cũng thấy vốn của các doanh nghiệp nhìn chung đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chung năm năm 1996-2000 là 5,75% năm mức tăng này chưa cao. Trong mười bốn doanh nghiệp thì chỉ có 4 công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng còn lại đều dưới mức này. Các công ty thương mại cấp huyện có số vốn quá ít, một số công ty vốn chưa đến 200 triệu đồng do vậy kinh doanh rất khó khăn.
Khi nghiên cứu về vốn theo báo các thì hầu hết các doanh nghiệp thương mại Nhà nước cấp huyện của Hà Tây ngoài vốn Nhà nước cấp thì có vốn do cán bộ công nhân viên đóng góp. Hình thức hoạt động của ccs công ty này “ruột tư nhân vỏ Nhà nước” nghĩa là công ty khoán cho cán bộ công nhân viên một số gian hàng anh tự kinh doanh tự chịu trách nhiệm lỗ lãi, hàng tháng nộp thuế cho ngân sách theo quy định, nộp một phần lợi nhuận, nộp tiền thue cửa hàng và các phí sửa chữa khấu hao tài sản cố định theo thoả thuận với công ty hay nói cách khác đi hình thức này là hình thức khoán “mặc kệ” công ty chỉ đại diện cho người được khoán khi ký kết hợp đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp Nhà nước cấp huyện chỉ tồn tại trên danh nghĩa còn nội dung và hình thức hoạt động đã khác xưa rồi.
Cũng theo một cuộc nghiên cứu thì khả năng vay vốn hoặc có vốn từ các nguồn tài chính chính thức của đa số các doanh nghiệp thương mại ở Hà Tây là rất thấp bởi một số định chế về tài chính. Ngân hàng chỉ cho vay khi có tài sản thế chấp, lãi vay chưa ưu đãi... Do vậy các doanh nghiệp vốn ít nhất là vốn cố định ít thì khó có thể vay được nhiều. Điều này là một khó khăn đối với các doanh nghiệp thương mại nhất là các doanh nghiệp thương mại cấp huyện. Thông thường khi cần kíp các doanh nghiệp thương mại Hà Tây phải đi vay nóng của tư nhân với lãi suất hết lãi, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
6.2) Thực trạng về lao động và thu nhập của người lao động.
Lao động của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây khá đông so với quy mô vốn của doanh nghiệp. Đội ngũ lao động này đã nhiều năm trong nghề nhưng trình độ còn nhiều hạn chế do không được đào tạo cơ bản ở các trung tâm, trường đào tạo trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp tuổi trung bình cao, phần đông trên 55 một số khoảng từ 50-55 tuổi, số rất ít dưới 45 tuổi. Trình độ của đội ngũ này có tốt hơn đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp nhưng chưa đạt yêu cầu. Số đông các Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp trình độ văn hoá cấp III, cao đẳng, trung học dạy nghề, số ít có trình độ đại học chính quy, thạc sĩ, tiến sĩ. Đội ngũ cán bộ nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh tuổi có trẻ hơn đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp nhưng chưa được đào tạo và hướng dẫn cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, khá đông trong số họ trình độ văn hoá cấp II, cấp III, một số có trình độ cao đẳng trung học dạy nghề, số rất ít có trình độ đại học và trên đại học. Các doanh nghiệp thương mại cấp huyện biên chế quá đông so với quy mô vốn của công ty. Ví dụ như vốn trung bình một lao động của công ty thương mại Thanh Oai năm 2000 là 5,1 triệu đồng trong đó vốn cố định trung bình là 2,76 triệu đồng, vốn lưu động trung bình là 2,34 triệu đồng. Rõ ràng vốn trung bình một lao động quá ít. Vốn ít người đông nên không thể hoạt động hiệu quả được, thu nhập của người lao động cũng không thể cao được. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp thương mại Hà Tây trừ một số doanh nghiệp người lao động có thu nhập khá như công ty XNK tỉnh, công ty Vật tư tổng hợp, công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, công ty Cổ phần ăn uống khách sạn,...mức thu nhập trên 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng một tháng, còn lại đa số mức thu nhập của họ rất thấp nhất là các công ty thương mại cấp huyện, các công ty hoạt động ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh như công ty thương mại Thanh Oai, Ba Vì, Hoài Đức... mức thu nhập chưa đến 340 nghìn đồng một tháng. Điều này cho thấy hoạt động thương mại ở miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Như vậy nhìn chung lao động của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây đông về số lượng, chất lượng không cao hầu hết không được đào tạo cơ bản, độ tuổi có sự chênh lệch lớn giữa các thế hệ. Thu nhập có sự không đều giữa các công ty, mức thu nhập trung mình một lao động còn thấp.
6.3) Thực trạng về doanh thu.
Nhìn chung doanh thu của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây lớn vì đặc thù của kinh doanh thương mại là bán hàng khối lượng lớn. Doanh thu của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước của tỉnh đạt khá có tới bảy doanh nghiệp đạt mức 10 tỷ đồng một năm. Một số doanh nghiệp thương mại thuộc các thành phần kinh tế khác cũng có doanh thu cao mức 5 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên mức doanh thu qua các năm của doanh nghiệp thương mại có sự tăng giảm thất thường. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính, một số doanh nghiệp có được hợp đồng đại lý bán hàng lớn cho các nhà sản xuất trong và ngoài tỉnh trong một số năm, nhưng sau đó hợp đồng hết hạn. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp thương mại nào có được nguồn hàng dồi dào thì doanh thu cao còn không thì ngược lại do vậy công tác tạo nguồn hàng rất quan trọng. ở các doanh nghiệp thương mại Hà Tây công tác tạo nguồn hàng chưa thực sự tốt. Trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp thương mại thì doanh thu từ hoạt động ngoại thương chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, hoạt động ngoại thương ở tỉnh còn yếu kém. Điều này có thể thấy qua thực trạng doanh thu các doanh nghiệp thương mại Nhà nước của tỉnh ở bảng sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Tên doanh nghiệp
Doanh thu bán hàng
1996
1997
1998
1999
2000
Công ty XNK
14000
15000
Công ty CNP
18470
20947
25751
25428
27000
Công ty NSTP
15152
18529
22028
19543
22000
Công ty VLĐMCĐ
7825
8067
10512
12636
12000
Công ty CPAUKS
1190
13380
14402
8450
10000
Công ty DVTM
175880
10225
7131
9435
10000
Công ty TM Sơn Tây
38482
36079
29649
20009
22000
Công ty TM Ba Vì
2987
2789
2905
2249
2500
Công ty CPAU Sơn Tây
1407
1200
1361
876
1000
Công ty TM Đan Phượng
1439
1322
1461
930
1000
Công ty TM Hoài Đức
1065
1150
1451
2530
2300
Công ty TM Quốc Oai
1825
2259
1702
1021
1200
Công ty TM Chương Mỹ
2520
3212
4468
3756
4200
Công ty TM Thường tín
2609
2446
1920
1305
1500
Công ty TM Thanh Oai
774
880
852
591
700
Công ty TM Phú Xuyên
1387
1428
1967
3850
3500
Tổng cộng
282373
123539
127605
126609
136000
Nguồn: Sở Thương mại và Cục Thống kê tỉnh Hà Tây
6.4) Thực trạng về lợi nhuận thực hiện.
Doanh nghiệp thương mại Hà Tây nhìn chung có lãi, nhưng mức lãi thấp và không ổn định. Hàng năm mức lãi đều có tăng nhưng mức tăng tuyệt đối rất chậm hầu như không đáng kể. Ví dụ như lãi của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thuộc Sở thương mại quản lý theo báo cáo của Sở thì:
+ Năm 1996 lãi 524 triệu đồng (trong đó có ba đơn vị lỗ là công ty thương mại Sơn Tây, Đan Phượng, Thanh Oai ).
+ Năm 1997 lãi 724 triệu đồng, tăng 38% so với năm 1996 (Toàn ngành chỉ có 1 công ty lỗ là công ty thương mại Thanh Oai ).
+ Năm 1998 lãi 245 triệu đồng bằng 33% so với năm 1997 không có đơn vị nào lỗ.
+ Năm 1999 lãi 248 triệu đồng bằng 101% so với năm 1998.
+ Năm 2000 lãi 522 triệu đồng tăng 210% so với năm 1999.
6.5) Thực trạng về cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thương mại.
- Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây là các trụ sở làm việc, nơi giao dịch của công ty, các cơ sở sản xuất hàng hoá, kho tàng, bến bãi chứa hàng hoá, công cụ dụng cụ phục vụ khách hàng và quản lý, các cửa hàng, các văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp ở các tỉnh và nước ngoài...Với các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thì trụ sở làm việc, hệ thống các cửa hàng, hệ thống kho bãi bến, hệ thống phương tiện vận chuyển, một số cơ sở sản xuất, nhà xưởng ... đã xây dựng cách đây khá lâu (khoảng 10 đến 20 năm về trước ) đến nay đã cũ và xuống cấp nghiêm trọng do không được đầu tư tu sửa nâng cấp bảo dưỡng thường xuyên, kiểu cách lại khá lạc hậu không đẹp mắt. Toàn tỉnh có khoảng 512 điểm mua bán của doanh nghiệp thương mại Nhà nước thì có tới 2/3 là nhà cấp bốn đã cũ, còn lại là các cửa hàng xăng dầu, khách sạn nhà hàng mới được xây cách đây 3-5 năm chất lượng còn khá tốt. Trong tổng số diện tích nhà xưởng sản xuất, kho bãi chứa hàng, trụ sở làm việc thì có tới 15-20% diện tích không còn sử dụng đựoc nữa hoặc hiệu quả sử dụng rất thấp vì đã quá cũ nát. Mặc dù các doanh nghiệp thương mại có sự tăng lên về vốn cố định như ở phần thực trạng về vốn đã đề cập nhưng sự bổ xung đó hầu hết là xây dựng mới, một phần sửa chữa lớn TSCĐ. Điều này chưa làm thay đổi căn bản tình trạng cơ sở vật chất yếu kém. Muốn cải thiện căn bản cơ sở vật chất này đòi hỏi một lượng vốn khá lớn tương đối quá khả năng của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây hiện nay.
- Ngoài ra hiệu quả sử dụng TSCĐ (cơ sở vật chất ) của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây chưa cao và tăng giảm không ổn định. Nếu lấy ví dụ là các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ngành thương mại quản lý thì ta có:
(Gọi A= Hiệu suất sử dụng TSCĐ= Lợi nhuân *100%/Tổng TSCĐ. A cho biết cứ một đồng vốn TSCĐ cho bao nhiêu lợi nhuận).
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
A (%)
7,85
9,65
3,28
3,09
6,34
A trung bình thời kỳ 1996-2000 là 5,97% một năm. Như vậy khoảng 100 đồng tiền vốn TSCĐ mới tạo ra được 5,97 đồng trong một năm. Trong khi đó cũng 100 đồng đó mà đem gửi ngân hàng với lãi suất hiện nay là 7% năm thì ta cũng được 7 đồng tiền lãi. Do đó hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây rất kém.
Một điều nữa là khi doanh nghiệp thương mại tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản gặp rất nhiều phiền hà về thủ tục hành chính. Với doanh nghiệp thương mại Nhà nước muốn đầu tư xây dựng cái gì đó anh phải được Sở tài chính vật giá (Bên đại diện chủ sơ hữu vốn ), Sở thương mại (cơ quan chủ quản), Sở địa chính, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở xây dựng, các UBND huyện thị nơi doanh nghiệp thương mại đóng trụ sở hoặc nơi doanh nghiệp định xây dựng,... Mỗi cơ quan đều có ý kiến của mình cả và không phải lúc nào các ý kiến cũng trùng quan điểm, trong trường hợp như vậy doanh nghiệp không biết phải nghe ai và ai là người có tiếng nói quyết định nhất trong vấn đề này. Điều này khiến cho doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24763.DOC