MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4
1.1.1. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 4
1.1.2. Sự phát triển của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 5
1.1.3. Vai trò của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 7
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp. 7
1.1.3.2. Đối với ngân hàng thương mại. 8
1.1.3.3. Đối với nền kinh tế. 9
1.1.4. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại. 10
1.1.4.1. Trong khuôn khổ phương thức tín dụng chứng từ. 10
1.1.4.1.1. Tài trợ dành cho nhà nhập khẩu. 10
1.1.4.1.2. Tài trợ dành cho nhà xuất khẩu. 12
1.1.4.3. Hối phiếu. 14
1.1.4.4. Bảo lãnh. 16
1.1.4.5. Bao thanh toán. 17
1.2. ĐẨY MẠNH TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 18
1.2.1. Khái niệm. 18
1.2.2. Vai trò. 18
1.2.2.1. Đối với ngân hàng. 18
1.2.2.2. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 19
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng TTXNK. 19
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính. 19
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng. 20
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại. 23
1.2.4.1. Yếu tố khách quan. 23
1.2.4.2. Yếu tố chủ quan. 25
1.2.4.2.1. Các yếu tố từ phía ngân hàng. 25
1.2.4.2.2. Yếu tố từ phía doanh nghiệp xuẩt nhập khẩu. 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ LIÊM. 30
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ LIÊM. 30
2.1.1. Một vài nét về NHNo&PTNT Từ Liêm. 30
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Từ Liêm. 30
2.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động của NHNo&PTNT Từ Liêm. 31
2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Từ Liêm. 32
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Từ Liêm. 33
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn. 33
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. 36
2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế. 39
2.1.2.4. Các hoạt động khác. 40
2.1.2.5. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 42
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNo&PTNT TỪ LIÊM GIAI ĐOẠN 2006-2008. 44
2.2.1. Một số quy định về tài trợ tín dụng XNK. 44
2.2.1.1. Nguyên tắc tài trợ. 44
2.2.1.2. Đối tượng tài trợ. 45
2.2.1.3. Quy định đối với khách hàng xin tài trợ. 46
2.2.1.4. Quy định về phương thức cho vay. 46
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng TTXNK của NH Từ Liêm 47
2.2.2.1. Quy mô tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 47
2.2.2.2. Cơ cấu tài trợ XNK theo thành phần kinh tế. 52
2.2.2.3. Cơ cấu tài trợ theo hình thức thực hiện tại ngân hàng Từ Liêm. 54
2.2.2.3.1. Theo hình thức tài trợ xuất khẩu. 54
2.2.2.3.2. Theo hình thức tài trợ nhập khẩu. 56
2.2.3. Thực trạng hoạt động đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT Từ Liêm giai đoạn 2006-2008. 59
2.2.3.1. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng TTXNK ngân hàng Từ Liêm đã thực hiện trong thời gian qua. 59
2.2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK tại NH Từ Liêm. 61
2.2.3.2.1. Tổng giá trị tín dụng XNK/Tổng giá trị tín dụng cho vay. 61
2.2.3.2.2. Tổng giá trị tín dụng XNK/Số lượng khách hàng. 62
2.2.3.2.3. Tốc độ tăng trưởng khách hàng. 63
2.2.3.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ tín dụng tài trợ XNK. 66
2.2.4. Đánh giá về hoạt động TDTTXNK và công tác đẩy mạnh tín dụng TTXNK tại NHNo&PTNT Từ Liêm giai đoạn 2006-2008. 68
2.2.4.1. Những kết quả đạt được. 68
2.2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân. 69
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ LIÊM. 74
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIÊN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 74
3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỪ LIÊM TRONG THỜI GIAN TỚI. 75
3.2.1. Mục tiêu và phương hướng chung. 75
3.2.1.1. Mục tiêu. 75
3.2.1.2. Phương hướng phát triển trong thời gian tới. 75
3.2.2. Phương hướng trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NH Từ Liêm. 76
3.3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TTXNK TẠI NHNo&PTNT TỪ LIÊM. 77
3.3.1. Đa dạng hoá hình thức tài trợ. 78
3.3.2. Đa dạng hoá đối tượng tài trợ. 80
3.3.3. Tăng cường công tác huy động vốn 81
3.3.4. Tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng xuất nhập khẩu. 82
3.3.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng. 84
3.3.6. Một số giải pháp khác. 85
3.4. Một số kiến nghị. 88
3.4.1. Kiến nghị với chính phủ. 88
3.4.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. 89
3.4.3. Kiến nghị với doanh nghiệp XNK. 90
KẾT LUẬN 91
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ tín dụng DNNQD và hộ sản xuất cá nhân. Cụ thể vào năm 2006 tỷ trọng dư nợ tín dụng của DNNN đạt 24.5% và giảm xuống chỉ còn 19.7 % và 8.7 % vào năm 2007 và 2008. Trái lại với sự giảm xuống đó là sự tăng dần của tỷ trọng dư nợ tín dụng của DNNQD. Năm 2006 tỷ trọng dư nợ tín dụng của DNNQD chỉ chiếm 51.6%. Tuy nhiên đến năm 2008 tỷ trọng này đã là 65.3 %, tăng 26.5 % so với năm 2006.
Về chất lượng tín dụng. Trong năm 2006 tỷ lệ nợ xấu của NH chiếm tới 21,27%/tổng dư nợ (274.75 tỷ), tăng 21,1% so với năm 2005 và đã vượt xa mức cho phép 5%/Tổng dư nợ của NHNo&PTNT VN. Trước tình hình đó NH Từ Liêm đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Chính vì vậy mà trong 2 năm tiếp theo tỷ lệ nợ xấu của NH đã giảm xuống đáng kể luôn chiếm dưới 5%/ tổng dư nợ. Cụ thể, nợ xấu trong năm 2007 chỉ còn 25 tỷ đồng chiếm 2.24%/Tổng dư nợ, giảm 90.9% so với năm 2006. Năm 2008 nợ xấu của NH chỉ còn 20.3 tỷ chiếm 1.67%/Tổng dư nợ, giảm 0.57% so với năm 2007.
2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NH Từ Liêm, luôn được NH quan tâm và đầu tư đúng mức. Cho đến nay NH đã triển khai hầu hết các nghiệp vụ cơ bản của hoạt động TTQT như mở L/C, thanh toán L/C, thanh toán nhờ thu, thanh toán hợp đồng...
Tính đến hết tháng 12/2006 NH đã tiến hành mở 155 L/C với số tiền là 12.6 ngàn USD, 568 ngàn EUR và 1900 ngàn JPY, thực hiện thanh toán 415 món hàng NK tương đương với 19,045 triệu USD, thu về 60.9 ngàn USD phí TTQT tăng 31.7 ngàn USD so với năm 2005.
Bước sang năm 2007 với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào tháng 11/2007 hoạt động XNK của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng kim ngạch XNK chiếm tới 67.9% so với GDP thuộc loại cao ở Châu Á và thế giới. Chính vì vậy mà hoạt động của các NH nói chung và NHNo&PTNT Từ Liêm đều đạt được kết quả cao. Năm 2007 NH đã tiến hành mở 231 L/C với số tiền là 22.218 triệu USD và 906 ngàn EUR, thanh toán 554 món hàng NK trị giá 31,87 triệu USD tăng 67.3% so với năm 2006, thanh toán 13 món hàng XK trị giá 1,74 triệu USD thu về 109 ngàn USD phí TTQT tăng 48.1 ngàn USD (79%) so với năm 2006.
Bước sang năm 2008 mặc dù kim ngạch XNK đạt 63 tỷ USD tăng 29.5% so với năm 2007 nhưng hoạt động XNK gặp khá nhiều khó khăn đặc biệt là sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu làm cho giá của nhiều mặt hàng XK đồng loạt giảm mạnh, nhiều đơn hàng bị đối tác nước ngoài huỷ bỏ hoặc giảm sút tiêu biểu là ngành dệt may và thuỷ sản. Bên cạnh đó sự biến động khó lường của tỷ giá USD/VNĐ (giảm mạnh những tháng đầu năm và tăng đột biến ngay sau đó) đã gây xáo trộn kế hoạch kinh doanh của nhiều DN. Do đó hoạt động của NH cũng bị suy giảm không đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong năm này NH chỉ mở 145 món L/C trị giá 16 triệu USD giảm 7.54 triệu (32%) so với năm 2007, số món thanh toán XNK cũng giảm xuống đáng kể. Năm 2008 NH chỉ thu được 81 ngàn USD tiền phí giảm 28 ngàn so với năm 2007. Bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động TTQT của NH Từ Liêm cũng bộc lộ những mặt hạn chế như:
Số lượng CBCNV thực hiện hoạt động TTQT còn quá ít so nhu cầu của công việc gây khó khăn trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ. Hiện nay phòng Thanh toán quốc tế & Kinh Doanh Ngoại Hối mới chỉ có 4 CB dẫn tới tình trạng một CB phải kiêm nghiệm nhiều công việc dễ gây sai sót và rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT.
Các sản phẩm và dịch vụ TTQT chưa nhiều. Ngoài các dịch vụ thanh toán quốc tế thông thường, các dịch vụ liên quan hiện vẫn chưa được triển khai.
2.1.2.4. Các hoạt động khác.
2.1.2.4.1. Dịch vụ bảo lãnh. Bảo lãnh được coi là một trong những hoạt động mang lại nhiều thu nhập nhất trong các dịch vụ mà NH Từ Liêm đã triển khai trong những năm gần đây. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của NH nhưng dịch vụ bảo lãnh lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ dịch vụ của NH Từ Liêm. Do đó dịch vụ bảo lãnh luôn được NH Từ Liêm đầu tư quan tâm và coi đây là nguồn thu cơ bản từ các hoạt động dịch vụ của mình.
2.1.2.4.2. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ.
Trong những năm qua NH Từ Liêm luôn quan tâm phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại hối nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng và cung cấp ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phát triển sẽ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển, tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán L/C, chuyển tiền, nhờ thu...Tuy nhiên tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH Từ Liêm trong những năm qua cũng gặp khá nhiều khó khăn do sự biến động của tỷ giá và do những quy định của NH Nhà Nước và NHNo&PTNT Việt Nam. Mặc dù vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH Từ Liêm đã được quan tâm phát triển và đã mang lại nguồn thu đáng kể cho NH Từ Liêm. Năm 2006 doanh số mua ngoại tệ đạt 29.553 triệu USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 30.176 triệu USD. Sang năm 2007 doanh số mua và bán ngoại tệ đều có sự tăng trưởng đáng kể đạt lần lượt là 37.922 và 37.849 triệu USD.
2.1.2.4.3. Dịch vụ phát hành thẻ.
Dịch vụ thẻ ATM.
Tính đến thời điểm hiện nay, NH Từ Liêm đã triển khai thành công dịch vụ thẻ tới tất cả các khu vực trên địa bàn huyện Từ Liêm. Mỗi một khu vực đều được lắp đặt máy ATM ở các vị trí thuận lợi nhằm tạo điều kiện cho khách hàng.
Trong năm 2006 NH đã phát hành 3,530 thẻ tăng 2,354 thẻ so với năm 2005, số dư đạt 1.9 tỷ đồng tăng 1.02 tỷ so với năm 2005. Trong năm 2007 NH đã tiến hành triển khai thành công hệ thống SWICH mới và phần mềm hệ thống quản lý thẻ hiện đại tạo điều kiện cho dịch vụ thẻ ngày càng phát triển, gia tăng lợi ích cho khách hàng. Nhờ vậy mà số lượng thẻ phát hành tăng lên nhanh chóng với 6,711 thẻ tăng 3,181 thẻ so với năm 2006. Trong đó số dư đạt 5.6 tỷ, tăng 3.7 tỷ so với năm 2006. Năm 2008 NH phát hành 12,591 thẻ với tổng số dư trong tài khoản là 14.4 tỷ đồng tăng 8.8 tỷ so với năm 2007.
Dịch vụ thẻ quốc tế.
Là chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT VN, NH Từ Liêm nằm trong hệ thống triển khai áp dụng thẻ tín dụng quốc tế Visa Card, Master Card của NH Nông Nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên đối với NH Từ Liêm dịch vụ này vẫn còn khá mới mẻ. Trong hai năm 2006 và 2007 không phát sinh dịch vụ này. Chỉ đến năm 2008 dịch vụ phát hành thẻ quốc tế mới phát sinh nhưng số lượng vẫn còn ít với 17 thẻ trong đó có 3 thẻ phụ với tổng số tiền là 11.9 triệu đồng, phí thu về từ dịch vụ còn rất ít chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của cả NH.
2.1.2.5. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Giai đoạn 2006-2008 trước những biến động của nền kinh tế, hoạt động NH Từ Liêm cũng gặp khá nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên nhờ có sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên mà hoạt động của NH Từ Liêm đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Năm 2006 tổng doanh thu từ tất cả hoạt động của NH đạt 172 tỷ đồng. Đến năm 2007 tổng doanh thu đạt 362 tỷ đồng tăng 190 tỷ đồng (110%) so với năm 2006. Bước sang năm 2008 hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn nên trong năm này doanh thu của NH chỉ đạt 324 tỷ đồng giảm 38 tỷ (10.5%) so với năm 2007.
Về cơ cấu trong tổng doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là thu nhập từ hoạt động tín dụng, tỷ trọng của các hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của NH Từ Liêm, các hoạt động dịch vụ khác chưa được ngân hàng quan tâm hoặc đầu tư chưa đúng mức. Cho nên thu nhập từ hoạt động này vẫn còn thấp đặc biệt là nguồn thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và bảo lãnh.
Về lợi nhuận.
Trong giai đoạn 2006-2008 tình hình kinh doanh có nhiều biến động phức tạp gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NH. Năm 2006 NH bị thua lỗ. Đây là mức thua lỗ cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của NH Từ Liêm. Tuy nhiên sang năm 2007 và 2008 nhờ những biện pháp điều chỉnh kịp thời mà hoạt động của NH đã khởi sắc trở lại và đạt được lợi nhuận dương vượt kế hoạch đã đề ra trong năm 2006.
Đơn vị: tỷ đồng.
Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận NHNo&PTNT Từ Liêm 2006-2008.
Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh
Năm 2006 NH hoạt động không có lãi, lợi nhuận âm 123.02 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong năm này hoạt động của NH Từ Liêm gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:
Một số doanh nghiệp trên địa bàn tiến hành cổ phần hoá vẫn đang trong giai đoạn ổn định, sắp xếp bộ máy tổ chức nên việc trả nợ gặp nhiều khó khăn.
Trình độ, năng lực quản trị của một số doanh nghiệp còn yếu kém dẫn tới việc sử dụng vốn vay ngân hàng không hiệu quả. Đặc biệt một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đầu tư trung hạn một số dây chuyền công nghệ nhưng đến nay những dây chuyền đó không phát huy được hiệu quả, doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi vay. Hiện nay khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này bị suy giảm và đã được phân vào nhóm nợ xấu của ngân hàng (theo văn bản 3973/NHNo-XLRR).
Nợ xấu trong năm này cao chiếm tới 24.27%/Tổng dư nợ nên NH Từ Liêm buộc phải tiến hành trích đề phòng rủi ro cao chiếm tới 154.3 tỷ đồng. Toàn bộ quỹ dự phòng rủi ro này được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống đáng kể.
Trong hai năm 2007& 2008 mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới có những biến động tác động tiêu cực tới hoạt động của NH. Tuy nhiên NH vẫn làm ăn có lãi với lợi nhuận lần lượt là 68.9 tỷ và 39.6 tỷ. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của NHNo&PTNT Từ Liêm trong việc đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNo&PTNT TỪ LIÊM GIAI ĐOẠN 2006-2008.
2.2.1. Một số quy định về tài trợ tín dụng XNK.
2.2.1.1. Nguyên tắc tài trợ.
Để đảm bảo hoạt động TDTTXNK đạt hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro có thể xảy ra, NH Từ Liêm đưa ra một số nguyên tắc sau trong hoạt động tín dụng TTXNK:
Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng tài trợ. Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc vô cùng quan trọng trong công tác này vì nó quyết định đến hiệu quả cũng như rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong quá trình tài trợ XNK. Khi nhận được bộ hồ sơ xin vay của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ thẩm định theo các mục như: tính khả thi của phương án sản xuất, kinh doanh; tình hình tài chính; tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ vay của khách hàng.
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết khi vay vốn, có hiệu quả kinh tế. Trong đơn xin vay vốn ngân hàng, khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình cũng như hiệu quả kinh doanh. Cụ thể ở đây là sử dụng vốn vay để thực hiện hợp đồng XNK. Trong quá trình tài trợ, NH sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu sử dụng sai mục đích NH có quyền thu hồi nợ trước thời hạn.
Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi theo đúng thời hạn cam kết. Trong hợp đồng tín dụng, NH và khách hàng phải thởa thuận với nhau số tiền vay, lãi suất đặc biệt là thời hạn vay. Việc định kỳ trả nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng hoá…
Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương. Tài sản thế chấp của khách hàng được xem là nguồn trả nợ phụ nhưng nó góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp cầm cố để thu hồi nợ.
2.2.1.2. Đối tượng tài trợ.
NH tài trợ bằng đồng nội tệ cho các trường hợp sau:
Thu mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thu gom hàng xuất khẩu.
Mua ngoại tệ để nhập khẩu vật tư hàng hoá.
NH tài trợ bằng đồng ngoại tệ (USD) cho các trường hợp sau:
Nhập khẩu vật tư, hàng hoá sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Thanh toán tiền hàng tạm nhập, tái xuất.
Thanh toán bảo lãnh, thanh toán trả nợ nước ngoài do ngân hàng bảo lãnh.
2.2.1.3. Quy định đối với khách hàng xin tài trợ.
Các DNXNK muốn được NH Từ Liêm tài trợ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có đủ vốn pháp định, doanh nghiệp nhà nước phải có đủ vốn do nhà nước giao.
Có giấy phép XNK hoặc hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả về mặt kinh tế và xác định được nguồn trả nợ.
Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp, phục vụ đúng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo các ngành nghề ghi trong Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy phép XNK.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. Khách hàng phải có năng lực tài chính, cơ cấu tài chính hợp lý đảm bảo tính thanh khoản và ổn định đến thời điểm vay vốn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, không có lỗ luỹ kế đến thời điểm vay vốn nếu lỗ phải có cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.
Có đầy đủ các chứng từ cần thiết như hợp đồng XNK, L/C, B/L, hoá đơn thương mại…
Tuân thủ theo đúng các quy định về hoạt động tài trợ XNK của NH 2.2.1.4. Quy định về phương thức cho vay.
Đối với hoạt động cho vay XNK, NH Từ Liêm áp dụng 2 phương thức cho vay sau:
Cho vay từng lần. Mỗi lần khách hàng vay vốn sẽ làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng với NH. Hình thức này chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp không vay thường xuyên hoặc chưa đủ độ tin cậy để cho vay theo hạn mức.
Cho vay theo hạn mức tín dụng. Đây là hình thức cho vay mà NH Từ Liêm và khách hàng thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hạn mức cho vay, lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng, mức vốn tự có tham gia vào phươnng thức sản xuất kinh doanh, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng…Hình thức này được áp dụng chủ yếu cho các khách hàng có nhu cầu vốn vay thường xuyên, có đủ tín nhiệm với ngân hàng.
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng TTXNK của NHNo&PTNT Từ Liêm giai đoạn 2006-2008.
2.2.2.1. Quy mô tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Từ Liêm.
Qua việc phân tích những hoạt động cơ bản của NH cho thấy quy mô vốn huy động và dư nợ cho vay tăng nhanh và liên tục trong những năm qua. Đây là một yếu tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho NH Từ Liêm tiến hành mở rộng quy mô TDTTXNK.
Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nhu cầu vay vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho NH Từ Liêm trong việc mở rộng quy mô vốn tài trợ XNK.
Dưới đây là những số liệu thống kê thể hiện những kết quả mà NH Từ Liêm đã đạt được trong công tác mở rộng quy mô tài trợ cho hoạt động XNK trong giai đoạn 2006-2008.
Bảng 2.2: Quy mô tín dụng TTXNK - NHNo&PTNT Từ Liêm.
Đơn vị: tỷ đồng, USD quy đổi VNĐ.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
I
Cho vay
106.073
100
177.923
100
230.072
100
1
Ngắn hạn
104.477
98.5
175.932
98.9
230.072
100
2
Trung-dài hạn
1.596
1.5
1.991
1.1
0
0
II
Thu nợ
175.249
100
196.464
100
210.022
100
1
Ngắn hạn
174.318
99.5
193.388
98.4
205.604
97.9
2
Trung- dài hạn
0.931
0.5
3.076
1.6
4.418
2.1
III
Dư nợ
92.494
100
73.953
100
94.003
100
1
Ngắn hạn
83.019
89.8
65.563
88.7
89.925
95.7
2
Trung- dài hạn
9.475
10.2
8.390
11.3
4.078
4.3
Nguồn: Báo cáo tổng kết Phòng Thanh toán quốc tế.
Về doanh số cho vay. Nhìn chung trong những năm qua, trước những điều kiện thuận lợi cả về mặt khách quan và chủ quan nên doanh số cho vay XNK của NH Từ Liêm gia tăng nhanh chóng. Điều này được thể hiện rõ thông qua biểu đồ sau. 106.073
177.923
230.072
0
50
100
150
200
250
Tỷ
2006
2007
2008
Năm
Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay XNK – NHNo&PTNT Từ Liêm.
Năm 2006 doanh số cho vay đạt 106.073 tỷ đồng. Đến năm 2007 doanh số cho vay tăng nhanh chóng, đạt 177.923 tỷ đồng tăng 71.85 tỷ đồng (67.7%) so với năm 2006, năm 2008 đạt 230.072 tỷ tăng 52.149 tỷ đồng (29.3%) so với năm 2007. Sở dĩ trong năm 2007 doanh số cho vay của NH tăng nhanh chóng là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, thúc đẩy hoạt động XNK của nước ta phát triển mạnh mẽ dẫn tới nhu cầu vay vốn của các DNXNK gia tăng. Sang năm 2008 mặc dù ngân hàng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng so với năm 2007 thì tốc độ tăng trưởng thấp hơn rất nhiều (chỉ bằng 0.43 lần so với tốc độ tăng trưởng năm 2007). Nguyên nhân khách quan là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tới hoạt động XNK nên một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá dẫn tới nhu cầu vay vốn ngân hàng giảm vào những tháng cuối năm. Ngoài ra, trong năm này NH Từ Liêm còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng loạt các ngân hàng lớn khác trên cùng địa bàn và một số khu vực lân cận khi họ cũng nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động này.
Về cơ cấu tài trợ XNK theo thời gian, ta thấy rằng ngân hàng chủ yếu tài trợ cho vay ngắn hạn. Ngân hàng chủ yếu tài trợ cho các DNXNK các khoản vay ngắn hạn để các doanh nghiệp này nhập khẩu thép, thiết bị điện tử, giấy, hạt nhựa…hay thu mua nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hàng xuất khẩu với thời hạn cho vay không quá 12 tháng. Đối với các khoản vay trung- dài hạn, NH cho vay với một tỷ lệ rất nhỏ, phục vụ chủ yếu cho việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghệ. Năm 2006 ngân hàng cho vay 104.477 tỷ đồng ngắn hạn và 1.569 tỷ đồng dài hạn tương ứng với tỷ lệ là 98.5% và 1.5%. Năm 2007 tỷ lệ cho vay ngắn hạn của NH tăng lên đạt 98.9% trong khi đó tỷ lệ cho vay trung- dài hạn giảm xuống chỉ còn 1.1%. Sang năm 2008 NH cho vay 100% ngắn hạn, vay- trung dài hạn không phát sinh do trong năm này các doanh nghiệp không có nhu cầu nhập khẩu máy móc trang thiết bị công nghệ do gặp khó khăn về tiêu thụ hàng hoá vào những tháng cuối năm.
Về doanh số thu nợ.
Doanh số thu nợ của ngân hàng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu nợ là 196.464 tỷ đồng, tăng 21.215 tỷ (12.1%) so với năm 2006 và đến năm 2008 đạt 210.022 tỷ đồng, tăng 14.469 tỷ đồng (7.35%) so với năm 2007. Trong hai năm 2006 và 2007, doanh số thu nợ của NH Từ Liêm đều lớn hơn doanh số cho vay vì trong hai năm này ngân hàng thực hiện chính sách tăng cường thu hồi nợ quá hạn đặc biệt là nợ xấu còn tồn đọng trong những năm trước.
Về dư nợ tín dụng XNK.
Theo số liệu thống kê, dư nợ XNK của NH Từ Liêm vào năm 2006 là 92.494 tỷ đồng, năm 2007 đạt 73.953 tỷ đồng giảm 18.541 tỷ đồng (20%) so với năm 2006. Dư nợ năm 2007 giảm nhanh chóng là do trong năm này doanh số thu nợ tăng cao. Vì ngoài việc hầu hết DN xin tài trợ ở NH Từ Liêm đều làm ăn đạt hiệu quả và làm ăn có lãi, trả nợ đúng thời hạn, thì ngân hàng còn tích cực thực hiện công tác thu hồi nợ quá hạn đặc biệt là nợ xấu của một số doanh nghiệp từ năm 2006. Sang năm 2008, dư nợ tín dụng TTXNK của NH tăng cao, đạt 94.003 tỷ đồng tăng 20.05 đồng (27%) so với năm 2007.
Về cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian. Dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với dư nợ tín dụng trung- dài hạn. Sở dĩ dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do NH Từ Liêm chỉ chú trọng vào cho vay các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay trung- dài hạn vẫn chưa được ngân hàng thực sự quan tâm vì đầu tư cho các khoản vay trung- dài hạn thường có thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn. Điều này được thể hiện rõ trong biểu đồ 2.6 dưới đây.
Đơn vị: tỷ đồng.
89.8
88.777
95.7
10.2
11.3
4.3
0
20
40
60
80
100
120
2006
2007
2008
Năm
Tỷ trọng
Ngắn hạn
Trung- dài hạn
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian- NHNo&PTNT Từ Liêm.
Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế.
Năm 2006 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung- dài hạn của NH Từ Liêm lần lượt là 89.8% và 10.2%. Sang năm 2007 cơ cấu dư nợ tín dụng thay đổi theo hướng tích cực hơn với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 88.7%, còn tỷ trọng dư nợ trung- dài hạn tăng lên 11.3%. Mặc dù mức thay đổi này còn rất nhỏ nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho NH Từ Liêm.
Tuy nhiên, bước sang năm 2008, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại tăng lên nhanh chóng đạt 95.7% điều này đồng nghĩa với việc tỷ trọng dư nợ tín dụng trung- dài hạn giảm xuống còn 4.3%. Lý do tỷ trọng dư nợ trung- dài hạn giảm là do trong năm 2008, các doanh nghiệp NK không có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh nên NH không có doanh số cho vay trung- dài hạn, NH chỉ tập trung vào việc thu hồi các khoản vay trung- dài hạn từ năm trước.
2.2.2.2. Cơ cấu tài trợ XNK theo thành phần kinh tế.
Nhìn chung, các ngân hàng thương mại đều muốn tài trợ cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động XNK. Tuy nhiên đây là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nên trong thực tế mỗi ngân hàng đều chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng truyền thống của mình. NH Từ Liêm cũng vậy, trong những năm qua ngân hàng vẫn chủ yếu tài trợ cho các khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài với mình.
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế - NHNo&PTNT Từ Liêm.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
I. Ngắn hạn
83.019
100
65.563
100
89.925
100
1. DNNN
13.077
15.75
8.936
13.63
10.784
11.99
2. DNNQD
69.942
84.25
56.627
86.37
79.141
88.01
Công ty TNHH &CP
69.942
84.25
56.627
86.37
79.141
88.01
DN khác
0
0
0
0
0
0
II. Trung- dài hạn
9.475
100
8.390
100
4.078
100
1. DNNN
0
0
0
0
0
0
2. DNNQD
9.475
100
8.390
100
4.078
100
Công ty TNHH&CP
9.475
100
8.390
100
4.078
100
DN khác
0
0
0
0
0
0
Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế.
Do đặc điểm địa bàn Huyện Từ Liêm và các khu vực lân cận chủ yếu tập trung nhiều DNNQD có quy mô vốn vừa và nhỏ nên trong những năm qua NH Từ Liêm luôn xác định đây là khách hàng mục tiêu của mình trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay TTXNK nói riêng. Chính vì vậy mà trong cơ cấu dư nợ tín dụng TTXNK theo thành phần kinh tế, các DNNQD chiếm một tỷ trọng khá cao và có xu hướng ngày càng gia tăng. Ngược lại tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm xuống. Điều này được thể hiện rõ thông qua biểu đồ sau:
Đơn vị: %
86.37
88.01
15.75
11.99
13.63
84.25
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2006
2007
2008
Năm
Tỷ trọng
DNNN
DNNQD
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế – NHNo&PTNT Từ Liêm.
Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế.
Năm 2006 tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn của DNNQD là 84.25%, hai năm tiếp theo tăng lần lượt là 86.37 % và 88.01 %. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn của DNNN lại giảm dần qua các năm: năm 2006 là 15.75%, năm 2007 là 13.63 % còn năm 2008 là 11.99 %. Xu hướng này phản ánh đúng tình hình thực tế trong những năm gần đây khi mà các DNNN tỏ ra ngày càng yếu kém trong công tác quản trị, hoạt động kinh doanh làm ăn không có lãi. Trong khi đó các DNNQD lại tỏ ra khá năng động nhạy bén với những biến động của thị trường họ luôn tìm cách phòng ngừa hoặc hạn chế tối đa rủi ro cho mình trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên trong khối DNNQD, NH Từ Liêm chỉ tiến hành tài trợ 100% cho công ty THHH&CP còn đối với các loại hình DN khác như DNTN hay DN có vốn ĐTNN, NH Từ Liêm vẫn chưa tiếp cận được với đối tượng khách hàng này. Nguyên nhân:
Trên thực tế số lượng DNTN đến NH Từ Liêm xin tài trợ tương đối nhiều nhưng NH buộc phải từ chối vì các DN này làm ăn nhỏ lẻ, tình hình tài chính không lành mạnh, các phương án kinh doanh không có tính khả thi…
Số lượng DN có vốn ĐTNN trên địa bàn tương đối ít, kèm với đó là việc khi có nhu cầu vay vốn các DN này thường tìm đến Ngân hàng của nước họ đang hoạt động ở Việt Nam với tâm lý họ sẽ gặp thuận lợi, ưu đãi hơn trong việc xin tài trợ vốn. Chính tâm lý này hạn chế khả năng tiếp cận của NH Từ Liêm với đối tượng này.
2.2.2.3. Cơ cấu tài trợ theo hình thức thực hiện tại ngân hàng Từ Liêm.
2.2.2.3.1. Theo hình thức tài trợ xuất khẩu.
Hiện nay tại ngân hàng Từ Liêm chỉ triển khai duy nhất một hình thức tài trợ XK duy nhất là cho vay dựa trên một hợp đồng ngoại thương đã được ký kết hay một L/C cụ thể đã được mở, còn các loại hình tài trợ sau khi giao hàng như chiết khấu bộ chứng từ hay chiết khấu hối phiếu chưa phát sinh. Tuy nhiên hình thức tài trợ này chỉ mới được triển khai vào năm 2007 nên số lượng khách hàng XK được ngân hàng tài trợ còn rất ít, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay XNK của NH Từ Liêm.
Đối với hình thức tài trợ này, NH Từ Liêm yêu cầu DNXK phải có vốn tự có để cùng với vốn vay ngân hàng thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Thông thường ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tối thiểu 10% vốn tự có tham gia vào thương vụ. Việc nhà XK tham gia thương vụ với một tỷ lệ vốn nhất định nhằm gắn trách nhiệm của nhà XK với thương vụ, bảo đảm thương vụ được thực hiện hiệu quả, tạo k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22044.doc