Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam

Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, Tổng công ty cũng rất chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dứa. Khảo sát thị trường cũng là một trong những công tác nghiên cứu thị trường hữu hiệu đối với Tổng công ty trong những năm vừa qua. Doanh nghiệp khảo sát thị trường sẽ đến tận nước định xuất khẩu để nghiên cứu tình hình thị trường, về nhu cầu ý muốn của người tiêu dùng, tuyên truyền một cách trực tiếp, kết hợp giới thiệu công ty, qua đó phát hiện và tiếp cận với các đối tác có khả năng nhập khẩu tiềm năng sản phẩm của công ty.

Hàng năm Tổng công ty cử nhiều đoàn cán bộ đi khảo sát nhiều thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nga, Canada, Mỹ và một số nước thuộc khối EU.

Một số hình thức khảo sát, nghiên cứu thị trường chủ yếu những năm qua các doanh nghiệp của Tổng công ty thường thực hiện là:

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh và chế biến sản phẩm. Triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường. Phòng xúc tiến thương mại ( XT-TM): Phòng xúc tiến thương mại có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường mới, thị trường tiềm năng, đề xuất các biện pháp để phát triển và mở rộng thị trường. Ngoài ra chức năng của phòng còn phải nắm vững thị trường, đề xuất chiến lược thị trường của Tổng công ty và xây dựng kế hoạch khai thác triệt để kịp thời trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong những năm gần đây. Tổng công ty rau quả nông sản là một đơn vị nhà nước hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh doanh rau quả nông sản và các dịch vụ kèm theo. Kể từ khi thành lập từ năm 2003 đến nay công ty đã không ngừng phấn đấu và phát triển. Từ chỗ các vùng nguyên liệu còn nhỏ bé, phân tán cách xa nhà máy chế biến, với giống cây năng suất thấp, chất lượng chưa phù hợp yêu cầu của thị trường. Đến nay Tổng công ty đã hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung gắn liền với các nhà máy chế biến (Công ty TPXNK Đồng Giao, Công ty rau quả Hà Tĩnh, Bắc Giang…). Đưa vào nhiều giống rau quả mới có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường. Từ chỗ hầu hết các thiết bị công nghiệp đều cũ và lạc hậu, nay đã có một hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại, đủ sức chế biến các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Đến nay Tổng công ty đã có quan hệ buôn bán với trên 60 nước và khu vực trên thế giới. Các thị trường chính là: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Singapore, Nga. Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty rau quả nông sản qua các năm Các chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 1.Tổng doanh thu (tỷđồng) 2.456 2.670 3.650 3.548 3.616 2. Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 25.5 20.8 119.6 129.6 101.3 3. Nộp ngân sách (tỷ đồng) 103 180 245 170 210 4. Thu nhập BQ 1 người/ tháng 703.000 830.000đ 1.035.000 1.170.000 1.400.000 5.Tổng kim ngạch XK (USD) 31.875.000 69.900.000 82.000.000 76.704.850 75.321.215 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh Tổng công ty Rau quả các năm 2002- 2006. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM. 1. Đặc điểm mặt hàng và thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 1.1 Đặc điểm mặt hàng dứa xuất khẩu. Đây là một sản phẩm nông sản có nguồn dinh dưỡng cao, có hương vị thơm ngon được nhiều người ưa thích và có hiệu quả kinh tế cao và ổn định, được trồng trên đất đồi, thích hợp với các nước có khí hậu nhiệt đới. Dứa có thể dùng ngay hoặc qua chế biến, dứa tươi có thời gian bảo quản trung bình khoảng 30 ngày nên ngoài phục vụ cho tiêu dùng trong nước mà còn được phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu là dứa đã qua chế biến. Các sản phẩm dứa đã qua chế biến là: Các sản phẩm dứa đóng hộp các loại như : - Dạng nguyên quả: Quả dứa nguyên, gọt vỏ, bóc lõi cắt bỏ hai đầu, quả dứa giữ nguyên hình dạng không dập nát hay vỡ. - Dứa khoanh: Cắt khoanh ngang quả dứa đã gọt vỏ, bóc lõi. Đường kính của khoanh dứa không vượt quá 2mm so với đường kính của khoanh dứa nhỏ nhất, bề dày của lát dứa lớn nhất không vượt quá 2mm so với bề dày của lát dứa nhỏ nhất. - Dứa lát cắt nửa dẻ quạt: Lát cắt rẻ quạt xấp xỉ ½ lát cắt dứa khoanh. Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tương tự lát dứa khoanh. - Dứa lát cắt gẫy: Là miếng bị gãy từ dạng dứa khoanh và dứa rẻ quạt, chúng không yêu cầu về độ đồng đều, kích thước và hình dạng. - Dứa miếng nhỏ: Là miếng dứa cắt từ miếng dứa, chúng tương đối đồng dều về kích thước và hình dạng, phần lớn có kích thước từ 8 mm đến 13 mm cả về độ dày và chiều dài. Không quá 7.5% trọng lượng ráo nước là các khúc có trọng lượng nhỏ hơn 3/4 so với mức trọng lượng trung bình của tất cả các miếng dứa . - Dạng cắt khúc: Các miếng dứa ngắn và dày được cắt từ các lát dứa hay trực tiếp từ các quả dứa đã gọt vỏ, bóc lõi. Phần lớn có kích thước từ 13 mm- 38mm cả về độ dày và chiều dài. Không quá 10% trọng lượng ráo nước là các khúc có trọng lượng nhỏ hơn 5g. - Dạng quân cờ: Các miếng dứa có hình lập phương được cắt trực tiếp từ quả dứa đã gọt vỏ hay từ các lát dứa. Kích thước các cạnh là 14 mm hoặc nhỏ hơn. Không quá 10% trọng lượng ráo nước là các miếng có thể lọt qua sàng. - Dứa nghiền nhỏ: Là các phần tử nhỏ được cắt, mài hoặc nghiền nhỏ từ quả dứa đã gọt vỏ, bóc lõi. Các sản phẩm nước dứa: Quả dứa nguyên sau khi gọt vỏ, bóc lõi đem ép lấy nước theo các phương thức khác nhau. - Nước dứa được đóng trong nước đường đậm hoặc nhạt. - Nước dứa tự nhiên. - Nước dứa cô đặc (Queen) - Nước dứa cô đặc (Cayen) 1.2 Thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty. Thị trường dứa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay khá phong phú và đa dạng, tùy theo từng loại sản phẩm. Các thị trường tiêu thụ dứa chủ yếu của Tổng công ty là EU, Mỹ, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ. Từ khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được kí kết sản phẩm dứa Việt Nam đã thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Mỹ, và đến nay Mỹ trở thành nước nhập khẩu dứa lớn thứ hai của Việt Nam. Bảng 4: Thị trường xuất khẩu dứa chính của VEGETEXCO năm 2005 Sản phẩm Sản lượng (Tấn) Giá trị (USD) Thị trường xuất khẩu Tổng Dứa miếng 3,829.760 2,282,311.59 Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nhật bản, Tây Ban Nha, Balan, Nga, Thuỵ sĩ, Đài loan,Séc, New Zealand Dứa rẻ quạt 18.150 9,400.00 Anh, Đài loan, Mỹ, Úc, Italia, Đức, Tây Ban Nha Dứa khoanh 496.153 394,305.85 Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch,Nhật Bản, Nga, Canada, Úc, Thụy sỹ Dứa cô đặc 3,544.815 3,727,007.13 Anh, Mỹ, Canada, Đức, Hà lan, Pháp, Libăng, Nhật Bản, Singapore, Nga, Thụy sĩ, Thụy Điển, Dứa đông lạnh 1,037.020 878,544.05 Nga, Bỉ, Ba Lan, Canada, Hà Lan, Mỹ,Anh, Pháp Nước dứa 1,882.400 755,851.76 Nga, Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ, Đức Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả năm 2005 Qua bảng trên ta thấy Mỹ là khách hàng nhập khẩu đối với hầu hết các sản phẩm dứa của công ty từ mặt hàng dứa miếng, khoanh, dứa rẻ quạt tới các sản phẩm dứa đông lạnh dứa cô đặc và nước dứa. Mặc dù xuất khẩu dứa sang Mỹ chiếm tỷ trọng khá trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 12% nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ còn rất khiêm tốn. Năm 2002 giá trị mặt hàng dứa hộp xuất sang Mỹ chỉ đạt xấp xỉ 1 triệu USD. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ lên tới gần 60 triệu USD. Tại thị trường Mỹ sản phẩm dứa của Tổng công ty không chỉ chịu sự cạnh tranh từ Thái Lan mà còn từ các nước khác trong khu vực như Philipin, Trung Quốc, Indonesia và một số nước Châu Mỹ, Châu Phi. Thị trường nhập khẩu dứa lớn nhất của Tổng công ty là thị trường Nga, chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu dứa của Tổng công ty. Sau một thời gian chững lại khi có sự biến động về chính trị, trong các năm gần đây việc xuất khẩu sang thị trường Nga được nối lại và phát triển khá tốt. Từ năm 1999-2003 nhập khẩu dứa hộp của Nga từ Việt Nam liên tục tăng. Năm 2003 lượng dứa hộp xuất sang Nga tăng 29% lên 603.900 carton so với 469.000 carton năm 2002 Hiện tại việc xuất khẩu sang thị trường này còn gặp một số khó khăn về thanh toán nhưng đây là một thị trường truyền thống và có sức tiêu thụ lớn lại không đòi hỏi tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Thị trường EU cũng là thị trường được Tổng công ty chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha là những nước nhập khẩu chủ yếu sản phẩm dứa từ Việt Nam. Bảng 5: Khối lượng dứa cô đặc xuất sang EU( tấn) Nước nhập khẩu 2003 2004 2005 Anh 415.200 286.420 727.920 Đức 104.000 228.800 147.200 Hà Lan 494.500 624.00 700.465 Tổng 1.013.700 1.139.220 1.575.585 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả các năm 2003- 2005 Qua các năm 2003-2005 khối lượng dứa cô đặc xuất sang thị trường EU luôn tăng. Năm 2004 tăng 12,3% so với năm 2003 về tổng khối lượng. Khối lượng dứa cô đặc nhập khẩu năm 2005 của EU tăng 436.365 tấn so với năm 2004 tương ứng 38,3 % . Ngoài một số thị trường châu Mỹ châu Âu thì một số thị trường châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng được Tổng công ty chú trọng tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dứa. Đây là những thị trường có lợi thế về khoảng cách vận chuyển. Tuy nhiên, việc xâm nhập vào các thị trường này cũng không dễ vì đây là những thị trường “khó tính”, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khá cao. Một số công ty thành viên của Tổng công ty có tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh anh toàn thực phẩm( như HACCP) thì dễ dàng xâm nhập vào những thị trường này, số còn lại chưa có thì rất khó thâm nhập. Hơn nữa, khi vào những thị trường này mặt hàng dứa của Tổng công ty chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nước xuất khẩu chính như Thái Lan và Philipin. Thời gian tới Tổng công ty có các chiến lược xâm nhập một thị trường hoàn toàn mới và nhiều triển vọng là Australia. 2. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa tại Tổng công ty. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, Tổng công ty cũng rất chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dứa. Khảo sát thị trường cũng là một trong những công tác nghiên cứu thị trường hữu hiệu đối với Tổng công ty trong những năm vừa qua. Doanh nghiệp khảo sát thị trường sẽ đến tận nước định xuất khẩu để nghiên cứu tình hình thị trường, về nhu cầu ý muốn của người tiêu dùng, tuyên truyền một cách trực tiếp, kết hợp giới thiệu công ty, qua đó phát hiện và tiếp cận với các đối tác có khả năng nhập khẩu tiềm năng sản phẩm của công ty. Hàng năm Tổng công ty cử nhiều đoàn cán bộ đi khảo sát nhiều thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nga, Canada, Mỹ và một số nước thuộc khối EU... Một số hình thức khảo sát, nghiên cứu thị trường chủ yếu những năm qua các doanh nghiệp của Tổng công ty thường thực hiện là: - Kết hợp với việc tham gia các hội chợ triển lãm: Trong thời gian hội trợ triển lãm quốc tế diễn ra, các cán bộ làm công tác xúc tiến hành những cuộc phỏng vấn trực tiếp mốt số người mua hàng để nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. - Đến thăm quan các chợ đầu mối rau quả, thực phẩm tại các nước. Tại trung tâm thương mại và các chợ rau quả, các đoàn khảo sát sẽ tiếp xúc trực tiếp với người mua và người bán để tìm hiểu, phát hiện ra nhu cầu về từng mặt hàng, cơ cấu hàng hóa của từng thị trường như thế nào, xem xét về bao bì, cách thức đóng gói hàng hóa, cũng như đòi hỏi về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đợt khảo sát như vậy các doanh nghiệp của Tổng công ty có thể mua một số hàng mẫu của các đối thủ cạnh tranh về nghiên cứu, tìm cách cải tiến sản phẩm của mình cho phù hợp khẩu vị, nhu cầu của người tiêu dùng từng thị trường. - Các doanh nghiệp cũng thường tổ chức các buổi hội thảo để giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu xem thị trường đó cần gì, khả năng thỏa mãn của doanh nghiệp đến đâu... Các hội trợ quốc tế uy tín thường được Tổng công ty tham dự để khảo sát, nghiên cứu thị trường như hội trợ triển lãm thực phẩm Kitakyushu (Nhật Bản), hội chợ triển lãm quốc tế Thượng Hải(Trung Quốc), triển lãm thực phẩm quốc tế Sial (Pháp), triển lãm thực phẩm quốc tế Peterfood (Nga). Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu dứa ở một số thị trường chính 2002-2006 Đơn vị: USD Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Mỹ 1.181.404 758.518 376.672 1.481.837 1.581.099 Anh 520.082 733016 545.479 851.112 786.722 Pháp 242.256 303.594 462.956 108.679 291.805 Đức 603.773 1.005.835 635.936 1.076.884 657.486 Nga 1.695.917 1.141.054 3.602.357 1.465.755 705.493 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh Tổng công ty Rau quả các năm 2002- 2006 Ta thấy thị trường Nga và thị trường Mỹ là những thị trường chính của Tổng công ty trong các năm 2002-2006. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu dứa vào thị trường Nga đạt 3.602.357 USD. Thị trường Mỹ, năm 2006 là năm kim ngạch đạt cao nhất lên tới 1.581.099 USD và được Tổng công ty đánh giá là một thị trường trọng điểm trong năm 2007. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường chính tăng không ổn định. Điều này là do Tổng công ty gặp phải một số khó khăn về nguồn hàng xuất khẩu không ổn định. Hơn nữa một số thị trường như Mỹ, Nga sản phẩm dứa của Tổng công ty cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ đến từ Thái Lan, Philipin, Malaysia và đặc biệt là Trung Quốc. Sản phẩm dứa từ Trung Quốc thường được chào với giá rất cạnh tranh, thường thấp hơn giá sản phẩm dứa của Tổng công ty. 3. Tình hình nguồn hàng dứa xuất khẩu của Tổng công ty. Nguồn hàng sản phẩm dứa cho xuất khẩu của Tổng công ty là do các đơn vị thành viên cung cấp, trong đó các khu vực cung cấp chủ yếu là Nông trường Đồng giao, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Bắc Giang. Trong những năm qua Tổng công ty đã tích cực đầu tư vào công tác giống: Đưa giống có dứa Cayen có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường thay thế dần giống dứa Queen. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, với quyết tâm cao của các đơn vị, diện tích và sản lượng dứa đã không ngừng tăng lên qua các năm đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Bảng 7: Diện tích và sản lượng dứa của Tổng công ty qua các năm 2002 2003 2004 2005 - Diện tích (ha) 3.479 4.362 5.116 5.118 + Dứa Cayen 1.537 2.835 2.769 3.065 + Dứa Queen 1.942 1.527 2.347 2.053 - Sản lượng (tấn) 27.583 48.870 73.793 77.551 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả các năm 2002-2005. Năm 2003 diện tích trồng dứa bằng 102% so với thực hiện của năm 2002. Trong đó diện tích dứa Cayen tăng 62% so với năm 2002. Đến năm 2004 diện tích trồng dứa của Tổng công ty tăng 17% so với năm 2003. Do thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa có nhiều biến động nên diện tích trồng dứa năm 2005 của Tổng công ty bằng 100% so với 2004 Đến cuối năm 2006, cả nước có 15 nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu, trong đó có 9 dây chuyền chế biến dứa hộp với tổng công suất 42.000 tấn/năm và 6 dây chuyền đông lạnh, công suất 20 nghìn tấn/năm. Bảng 8: Các cơ sở chế biến hoa quả và dứa trong cả nước 2006 Số TT Cơ sở chế biến dứa Loại dây chuyền và CS (tấn SP/năm) Đồ hộp Đông lạnh Nước dứa cô đặc 1 Cty XNK rau quả I Hà Nội 3000 2 Cty Cổ phần Hưng Yên 3000 3 Cty TPXK Bắc Giang 3000 4 NM Chế biến hoa quả Bắc giang 4000 5 Cty TPXK Đồng Giao 10000 2000 5000 6 NM dứa cô đặc Nghệ An 4000 7 NM Chế biến rau quả Hà Tĩnh 3000 8 NM dứa cô đặc Quảng Nam 3000 9 Cty TPXK Quảng Ngãi 1000 10 NM rau quả Long Khánh - ĐN 4000 11 NM đông lạnh Đà Lạt 2000 12 Cty TPXK Tân Bình - TPHCM 10000 2000 13 Cty rau quả Tiền Giang 3000 5000 5000 14 NM đông lạnh An Giang 3000 8000 15 Cty TPXK Kiên Giang 5000 Tổng công suất 42000 20000 26000 Nguồn: Bộ NN&PTNT. Nếu các nhà máy chế biến dứa đi vào hoạt động đầy đủ với công suất thiết kế thì cần từ 550- 600 ngàn tấn dứa nguyên liệu. Trong khi đó, sản lượng dứa của Việt Nam cũng chỉ xấp xỉ 300 ngàn tấn. Chính vì vậy hiệ nay hầu hết các nhà máy đều thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhà máy Đồng Giao có một dây chuyền nước dứa cô đặc 5000 tấn sản phẩm/năm cần 50.000 tấn nguyên liệu và một dây chuyền đồ hộp công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm cần 30.000 tấn dứa nguyên liệu nhưng hiện nguyên liệu chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% công suất. Theo khảo sát, hiện nay trung bình các nhà máy chỉ đảm bảo khoảng 30% công suất. Một số nhà máy, một mặt vì thiếu nguyên liệu, cộng với thiếu vốn để thu mua dứa tươi từ trong dân nên công suất hoạt động chỉ được trên 10%. Trong khi đó, hiện nay nhu cầu nhập khẩu dứa của các nước trên thế giới đang rất cao, nhất là khi Việt Nam thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ. Năm 2005, có thời điểm xuất khẩu sản phẩm dứa Việt Nam được giá: dứa cô đặc 1050-1350 USD/tấn, dứa đông lạnh (IQF) từ 700-710USD/ tấn nhưng chúng ta thiếu sản phẩm để xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiện nay lượng cung ứng nguyên liệu không đồng đều, công suất nhà máy thấp nên các công ty xuất khẩu không thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn. Khảo sát tại Đồng Giao cho thấy, có nhiều khách hàng từ Mỹ đặt hàng với khối lượng rất lớn, 1.000 tấn nhưng công ty không thể đáp ứng toàn bộ được. Điều này, cho thấy vai trò quản lý của Tổng công ty là rất quan trọng, nhất là việc phối hợp các đơn vị trong công tác xuất khẩu. Thị trường là khâu rất quan trọng, việc khai thác, chiếm lĩnh thị trường mới và duy trì thị trường hiện tại có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của bất kỳ ngành nào. Bài học từ khủng hoảng hàng loạt các thị trường nông sản thế giới như cà phê, cao su, ca cao là những bằng chứng rất cụ thể. Hơn thế nữa, ngay đối với sản xuất và công nghiệp chế biến dứa của Việt Nam sau những năm đầu thập kỷ 90. Khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chúng ta mất hàng loạt thị trường. Chính vì thế, lượng dứa chế biến trong một số năm qua có xu hướng giảm sút. Một trong những vấn đề tiếp theo liên quan đến công tác phát triển vùng nguyên liệu của một số nhà máy của Tổng công ty là việc quy hoạch phát triển các nhà máy. Hiện nay, dứa nguyên liệu còn thiếu trầm trọng, vì vậy không nên phát triển thêm các nhà máy mà nên tập trung vùng nguyên liệu vào các vùng hiện tại, tránh tăng tình trạng thiếu nguyên liệu, đồng thời giảm sự “tranh mua, tranh bán”. Như trường hợp của công ty xuất khẩu Đồng Giao phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền làm các “barrie ngăn vận chuyển dứa ra khỏi vùng”. Nguyên nhân chính là do, các hộ nông dân dù đã ký hợp đồng tiêu thụ với công ty nhưng thấy giá bên ngoài cao hơn nên bán cho những người thu gom, nhà máy khác lấy chênh lệch giá cao hơn. Hầu hết các nhà máy, khi thiếu nguyên liệu thì đều cố gắng thu mua, phát triển và mở rộng các vùng nguyên liệu của mình. Để tăng lượng nguyên liệu chế biến, ngoài vùng nguyên liệu trong vùng Công ty xuất khẩu Đồng Giao đã mở rộng việc phát triển nguyên liệu sang các vùng Thanh Hóa và Hoà Bình. Công ty cung cấp chồi giống, đầu tư phân bón, vốn cho các hộ ở vùng nguyên liệu mới. Tuy nhiên do công tác quy hoạch phát triển nhà máy, sau một thời gian các vùng trên có những nhà máy mới và Công ty lại bị mất vùng nguyên liệu. Đây là vấn đề rất quan trọng trong công tác quy hoạch và xây dựng nhà máy và cần tránh xa vết xe đổ của “ cơn sốt mía đường”. Chính vì vậy, bên cạnh hướng chủ yếu giải quyết nguyên liệu là đi vào thâm canh sản xuất, tăng tỉ lệ diện tích trồng dứa Cayen năng suất cao ở các vùng dứa hàng hoá tập trung thì Tổng công ty không nên xây dựng mới các nhà máy chế biến dứa, cần đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hoá chủng loại cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chế biến từ dứa và các hoa quả khác nữa (để tăng công suất hoạt động dây chuyền chế biến, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường). 4. Công tác giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm dứa tại Tổng công ty. Công tác giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm dứa tại Tổng công ty thường không gặp trực tiếp mà chủ yếu là qua thư từ, điện tín, Fax. Các bước được diễn ra theo trình tự như sau: Chào hàng: Về mặt pháp lý, là lời đề nghị ký kết hợp đồng của bên chào hàng (người bán) và người được chào hàng (bên mua). Có thể chào tự do hoặc cố định. Chào tự do không ràng buộc trách nhiệm của người chào, chủ yếu là để quảng cáo, thăm dò thị trường, duy trì bạn hàng... Hình thức này được Tổng công ty sử dụng trong thời gian đầu chưa có bạn hàng. Sau này khi đã có bạn hàng thường xuyên, Tổng công ty phát chủ yếu những đơn chào cố định, là chào ràng buộc trách nhiệm của người phát đơn chào. Trong đơn chào chứa đựng những nội dung tối thiểu của hợp đồng và người chào chỉ có thể huỷ lời cam kết nếu làm bản tuyên bố gửi đến trước hoặc cùng với đề nghị ký kết hợp đồng. Chấp nhận chào hàng: Là thể hiện ý muốn ký kết hợp đồng của người được chào với người chào. Trong trường hợp phía bạn chấp nhận có sửa đổi một số điểm, Tổng công ty phải thông báo cho phía bạn lời chấp nhận sửa đổi đó, lúc này đơn chào hàng cố định lúc đầu mới trở thành hợp đồng. Công tác kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu còn chậm, thường diễn ra bằng thời gian quy định trong hợp đồng. Do vậy không nắm chắc được hàng hóa và thị trường, điều này sẽ đưa ra các quyết định không sát thực tế làm cho việc đàm phán phải thực hiện lại nhiều lần gây ra những lãng phí. Trong điều khoản thanh toán của Tổng công ty thường có nhiều chỗ tỏ ra cứng nhắc, ảnh hưởng lớn tới quá trình giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng dẫn đến mất khách hàng 5. Kết quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa tại Tổng công ty rau quả Việt Nam. 5.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty 2002-2006. Từ năm 2002 đến nay tình hình xuất khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới và tăng trưởng đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu, năm sau cao hơn năm trước với mức tăng trưởng đạt trung bình gần 15%. Điều này cho thấy Tổng công ty đã đạt được những bước phát triển nhất định sau 5 năm đi vào hoạt động. Với các số liệu về tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu cho thấy những cải tiến và định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Bảng 9: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty 2002-2006 Đơn vị: USD Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch XNK 71.075.000 132.000.000 153.000.000 127.650.194 137.285.455 Kim ngạch XK 31.875.000 69.900.000 82.000.000 76.704.850 75.321.215 Kim ngạch NK 39.200.000 62.100.000 71.000.000 50.945.344 61.964.240 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả các năm 2002-2006 Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty thấp hơn kim ngạch nhập khẩu là do Tổng công ty nhập khẩu máy móc, công nghệ, giống cây trồng mới có hiệu quả cao để đưa vào sản xuất, kinh doanh. Do đó sản phẩm của Tổng công ty bước đầu đã đáp ứng yêu cầu về chất lượng của khách hàng và dần dần mở rộng được thị trường xuất khẩu. Điều này được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng cao trong các năm 2003-2006. Dự đoán trong năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty sẽ đạt 150 triệu USD tăng 18% so với năm 2006. Dứa là một mặt hàng chủ lực có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này hàng năm chiếm tới 50% - 60% trong các sản phẩm chế biến và đóng hộp và gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ dứa ngày càng thể hiện đúng tiềm năng phát triển vốn có của nó và đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của Tổng công ty. Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu dứa 2002-2006 Đơn vị: USD Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch XK 31.875.000 69.900.000 82.000.000 76.704.850 75.321.215 Kim ngạch XK dứa 4.189.330 10.343.693 12.349.765 9.062.718 6.463.616 Tỷ trọng(%) 13,14 14,81 15,06 11,82 8,58 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả các năm 2002-2006. Kim ngạch xuất khẩu dứa tăng cao nhất trong các năm 2003 và 2004. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dứa trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty luôn tăng trong các năm 2002-2004. Trong đó năm 2004 là năm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dứa tăng cao nhất 12.349.765 USD chiếm 15,06% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Đến năm 2005-2006 do thị trường xuất khẩu dứa có nhiều biến động và diện tích trồng dứa nguyên liệu của Tổng công ty giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu dứa của Tổng công ty giảm nhẹ. Mặt khác, sự cạnh tranh quyết liệt về giá của các sản phẩm dứa từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng ảnh tới kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Theo dự báo, trong năm 2007 Tổng công ty có kế hoạch mở rộng vùng trồng dứa nguyên liệu và kí kết các hợp đồng thu mua dứa từ những nhà cung cấp ổn định để tăng kim ngạch xuất khẩu dứa lên 15 triệu USD, chiếm 17,8% tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỨA TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM. 1. Những thành tựu đạt được Về sản phẩm Trong quá trình hoạt động, Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài với nhiều mặt hàng mới như: hỗn hợp chôm chôm và dứa, Dứa nguyên quả, Dứa khoanh, Dứa lát cắt nửa rẻ quạt, Dứa lát cắt gãy, Dứa miếng nhỏ, Dạng cắt khúc, Dạng quân cờ, Dứa nghiền nhỏ, nước dứa đông lạnh, Nước dứa được đóng trong nước đường nhạt, Nước dứa tự nhiên, Nước dứa cô đặc (Queen), Nước dứa cô đặc (Cayen)... Chất lượng của các sản phẩm cũng ngày được nâng cao. Do vậy, Tổng công ty đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về chất lượng nêu trong hợp đồng. Để đạt được kết quả nói trên, ngoài việc phấn đấu để nâng cao chất lượng cảm quan (màu sắc, hương vị, hình thái) của sản phẩm, Tổng công ty cũng tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng bao bì, nhãn hiệu. Bao bì hộp sắt kiểu cũ (hàn thiếc) đã được thay bằng kiểu mới (hàn điện), các nhãn hiệu được nâng cao về kỹ thuật in ấn và chất lượng giấy in nền đẹp hơn so với trước kia. Về quan hệ đối tác- bạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc402.doc
Tài liệu liên quan