Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở CÔNG TY VILEXIM 4

I. Một số vấn đề cơ bản về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 4

1. Thị trường xuất khẩu hàng hoá .4

1.2.1. Căn cứ theo khả năng tiêu thụ 6

1.2.2. Căn cứ theo tỉ trọng hàng hoá 6

1.2.3. Căn cứ vào lượng người mua bán tham gia thị trường 6

1.2.4. Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu 7

1.2.5. Căn cứ vào nguồn gốc xuất khẩu 7

2. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá . 7

2.1. Các hình thức phát triển thị trường xuất khẩu 8

2.1.1. Hình thức phát triển thị trường theo chiều rộng 8

2.1.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu 9

2.1.3. Kết hợp phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu 10

2.2. Quy trình phát triển thị trường xuất khẩu 10

2.2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 10

2.2.2. Xác định hình thức phát triển thị trường xuất khẩu 11

2.2.3. Xác định các chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu 11

2.2.4. Tổ chức nghiệp vụ phát triển thị trường xuất khẩu 12

2.3. Các phương thức thâm nhập để phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá 12

2.3.1. Hình thức thâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu 12

2.3.2. Hình thức thâm nhập qua hợp đồng 13

2.3.3. Hình thức thâm nhập thông qua đầu tư 14

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá 14

3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 14

3.1.1. Chính trị pháp luật 14

3.1.2. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ 15

3.1.3. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc 15

3.1.4. Hệ thống tài chính ngân hàng 16

3.1.5. Đối thủ cạnh tranh 16

3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 16

3.2.1. Tiềm lực về tài chính 17

3.2.2. Tiềm lực về nhân sự và cơ sở hạ tầng 17

3.2.3. Các yếu tố vô hình 17

3.2.4. Sản phẩm và kênh phân phối 17

II. Sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá ở Công ty VILEXIM 18

1. Vai trò của phát triển thị trường xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 18

2. Vai trò của phát triển thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu 18

3. Vai trò của phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá đối với công ty VILEXIM 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY VILEXIM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY 23

I. Giới thiệu tổng quan về công ty VILEXIM 23

1. Khái quát chung về công ty VILEXIM23

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty 25

1.2.1. Chức năng của công ty 25

1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 25

1.2.3. Quyền hạn của công ty 26

1.3. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban trực thuộc Công ty 27

1.3.1. Cơ cấu tổ chức 27

1.3.2. Các phòng ban trực thuộc công ty 27

1.4. Nguồn lực của công ty 29

1.4.1. Khả năng tài chính 29

1.4.2. Nguồn nhân lực 29

1.4.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 30

2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến nay 31

2.1. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 31

2.2. Các thị trường chính của công ty 31

2.2.1. Đánh giá tổng quan về thị trường xuất khẩu của công ty 31

2.2.2. Các thị trường chính của công ty 36

2.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty 45

2.3.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước 45

2.3.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài 46

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến nay 46

II. Tình hình về phát triển thị trường xuất khẩu của công ty 49

1. Thực trạng công tác phát triển thị trường xuất khẩu của công ty 49

1.1. Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường 49

1.2. Các biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu công ty đã sử dụng 52

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của công ty 57

2.1. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 57

2.1.1. Nhân tố kinh tế 57

2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật 57

2.1.3. Tỷ giá hối đoái 57

2.1.4. Các chính sách thương mại 58

2.2. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp 59

2.2.1. Về tiềm lực tài chính 59

2.2.2. Về nhân sự và cơ sở vật chất 59

2.2.3. Yếu tố vô hình 59

2.2.4. Sản phẩm và kênh phân phối 60

3. Đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu của công ty 60

3.1. Kết quả đạt được 60

3.2. Hạn chế 61

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 62

3.3.1. Nguyên nhân khách quan 62

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 63

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM 65

I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2015 65

1. Phương hướng phát triển của công ty 65

2. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2015 65

II. Cơ hội và thách thức phát triển thị trường xuất khẩu của công ty VILEXIM trong thời gian tới 66

1. Cơ hội 66

2. Thách thức 66

II. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư (VILEXIM) đến năm 2015 68

1. Tăng cường công tác nghiên cứu, tìm kiếm và dự báo thị trường.68

2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển thị trường đối với từng nhóm thị trường 70

2.1. Đối với thị trường Châu Á 71

2.2. Đối với thị trường Châu Âu 73

2.3. Đối với thị trường châu Phi 73

3. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nâng cao uy tín của công ty 74

4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 76

5. Lựa chọn phương thức xuất khẩu phù hợp với từng nhóm thị trường 76

6. Xây dựng mạng lưới trung gian của công ty ở nước ngoài 77

7. Tạo ra sự khác biệt hóa trong sản phẩm xuất khẩu 78

8. Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ 78

III. Một số kiến nghị đối với nhà nước về phát triển thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu 80

1. Hoàn thiện, đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách 80

1.1. Nhà nước nên có chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp. 81

1.2. Nhà nước cần hoàn thiện các biện pháp tài chính, tín dụng hệ thống ngân hàng, thanh toán. 81

1.2.1. Hệ thống ngân hàng thanh toán. 81

1.2.2. Biện pháp tài chính tín dụng 81

1.3. Biện pháp về thể chế, tổ chức. 82

1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu. 82

2. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh 83

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng may mặc 1.4% 2.4% 1.4% 3.3% Văn phòng phẩm 2.6% 2.3% 1.8% 3.1% Vật liệu xây dựng 7.4% 11.5% 6.5% 7.7% Phụ tùng máy móc 2.2% 3.2% 3.0% 3.8% Hàng tiêu dùng 0.9% 1.6% 1.3% 1.1% Hàng hóa khác 0.8% 0.8% 1.6% 0.4% Tổng 100% 100% 100% 100% Nguồn Phòng kế hoạch tổng hợp Qua bảng số liệu ta thấy, xuất khẩu sang thị trường này có rất nhiều mặt hàng như nông sản, vật liệu xây dựng, phụ tùng máy móc, hàng tiêu dùng nhưng mặt hàng xuất khẩu chính là nông sản. Nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại mặt hàng. Tỷ trọng mặt hàng này luôn chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của thị trường Châu Á. Trong các mặt hàng nông sản thì gạo là mặt hàng xuất khẩu chiếm giá trị lớn nhất. Riêng giá trị xuất khẩu gạo các loại năm 2007 là 16.317.270 USD chiếm 70,96% giá trị xuất khẩu. Trong đó gạo 5- 10% tấm xuất sang Malaysia đạt 3.599.870 USD, gạo nếp 10% xuất sang Indonexia đạt 8.593.000 USD và gạo 25% tấm xuất sang Philipin đạt 1.515.251 USD. Ngoài ra công ty cũng xuất khẩu sang các thị trường này giá trị tương đối lớn gạo Jasmine - một loại gạo chất lượng cao. Giá trị mặt hàng này đạt 4.248.702 USD. Tiêu đen và thép xây dựng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong giá trị xuất khẩu. Năm 2007 có đơn hàng xuất khẩu thép sang Campuchia với giá trị 2.277.531 USD, xuất khẩu tiêu đen sang Aicap với giá trị 1.294.910 USD. Vật liệu xây dựng và phụ tùng máy móc cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, cao hơn so với các mặt hàng xuất khẩu khác. Năm 2009 hai mặt hàng này chiếm tỷ lệ 11.5% trong đó vật liệu xây dựng (chủ yếu là thép) chiếm 7.7%, phụ tùng máy móc chiếm 3.8% giá trị xuất khẩu của nhóm thị trường này. b. Thị trường Châu Phi Châu Phi là một thị trường tiềm năng đối với VILEXIM cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bởi đây là một thị trường rộng lớn, nhu cầu về hàng tiêu dùng và các sản phẩm thiết yếu cao, nhu cầu nhập khẩu của thị trường này tương đồng với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Ta có thể thấy tình hình xuất khẩu của công ty qua bảng số liệu dưới đây: Bảng số 2.6: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Phi của VILEXIM Đơn vị: USD Thị trường 2006 2007 2008 2009 Switzerland 245.781 446.447 - 698.287 Gana - 256.871 1.322.351 754.245 Ai Cập 97.357 - 138.250 154.274 Congo 24.350 - - 45.614 Guinea - 154.312 - 298.124 Tổng kim ngạch 367.488 857.631 1.460.601 1.950.544 Nguồn Phòng kế hoạch tổng hợp Nhóm thị trường này của Công ty còn nhỏ bé, Công ty chỉ có đơn hàng xuất khẩu sang 5 quốc gia và giá trị của các đơn hàng này cũng rất nhỏ. Tổng giá trị xuất khẩu của nhóm thị trường này chỉ chiếm 4 - 6% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty. Các đơn hàng xuất khẩu sang nhóm thị trường này không ổn định. Năm 2006, Công ty xuất khẩu sang 3 quốc gia là Switzerland, Aicap, Congo. Sang năm 2007 xuất khẩu sang đươc thêm 2 nước là Gana và Guinea nhưng lại không có đơn hàng nào sang Congo và Aicap. Đến 2008 thì chỉ xuất khẩu được sang 2 nước của nhóm thị trường này là Gana và Aicap. Năm 2009 điều đáng mừng là VILEXIM đã lấy lại được đơn hàng ở các thị trường đã mất và đạt giá trị kim ngạch là 1.950.544 USD cao so với các năm trước, tuy nhiên con số này vẫn còn nhỏ so với tiềm năng của công ty cũng như khả năng thâm nhập vào thị trường này. Bởi hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các nước Châu Phi. Năm 2001, Việt Nam có quan hệ buôn bán với 44 nước châu Phi, đến năm 2009 con số này đã lên tới 56 nước. Trong quan hệ thương mại với các nước Châu Phi, Việt Nam thường xuất siêu, giá trị xuất khẩu sang Châu Phi thường cao gấp hai lần giá trị nhập khẩu từ Châu Phi. Bảng số 2.7: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 Nông sản 38,1% 37.6% 33.4% 37.0% Phụ tùng máy móc 28.4% 29.5% 27.5% 34.8% Hàng tiêu dùng 23.4% 20.4% 25.3% 19.2% Các mặt hàng khác 10.1% 12.5% 13.8% 10% Tổng 100% 100% 100% 100% Nguồn Phòng kế hoạch tổng hơp Các mặt hàng chính xuất khẩu sang nhóm thị trường này là nông sản, các loại thiết bị và phụ tùng máy móc như vỏ máy cày, máy trợ thính, xe máy và phụ tùng xe máy, các mặt hàng tiêu dùng như bột giặt, bánh kẹo… Tỷ trọng mặt hàng nông sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong có cấu mặt hàng chiếm 37% giá trị xuất khẩu (năm 2009). Các mặt hàng tiêu dùng và phụ tùng máy móc cũng đạt giá trị xuất khẩu lớn. Tổng giá trị các mặt hàng này đạt 160.986 USD chiếm 54% giá trị xuất khẩu sang nhóm thị trường Châu Phi (năm 2009). Trong cơ cấu mặt hàng nông sản thì gạo chiếm tỷ trọng lớn hơn cả so với các mặt hàng khác, nó chiếm tới 32% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. VILEXIM cần phải nhận thấy rằng gạo hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Châu Phi (chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu), trong khoảng 5 năm tới thì gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một của ta do nhu cầu của Châu Phi về gạo cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi năm Châu Phi phải nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo như vậy giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm xấp xỉ 1/5 lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi. c. Thị trường châu Âu Giá cả không phải là vấn đề mà người tiêu dùng ở khu vực này quan tâm bởi phát triển ở trình độ cao, thu nhập cao nên họ có đủ khả năng chi trả cho các khoản tiêu dùng hàng ngày. Vấn đề họ quan tâm là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Giờ đây, trên thị trường các nước này, mọi mặt hàng nhập khẩu phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Các sản phẩm xuất sang đây phải có chứng chỉ ISO 14000 và các tiêu chuẩn về bảo đảm môi trường và sức khỏe. Nhìn chung đây là một thị trường rộng lớn nhưng hết sức khó tính nên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VILEXIM nói riêng đều đang cố gắng xâm nhập vào thị trường này để có cơ hội thử sức và nâng cao vị thế của mình. Trong những năm qua, công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định, được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng số 2.8: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu của công ty VILEXIM Đơn vị tính: USD Thị trường 2006 2007 2008 2009 Đan mạch 124.154 321.186 - - Italy - 17.844 24.259 280.641 Mauritius 53.895 53.320 - 40.039 Anh - - 48.630 378.292 Pháp - 83.589 82.879 - Đức - - 27.635 354.287 Ukraina 46.875 72.576 - - Bỉ - 17.484 - 197.584 Hà Lan 25.319 65.375 260.498 - Tổng kim ngạch 250.243 631.374 443.901 1.250.843 Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị xuất khẩu sang thị trường này có sự biến động mạnh. Năm 2008 có tốc độ tăng trưởng âm do đây là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này còn ít, thất thường, các hợp đồng chỉ mang tính chất thăm dò. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang đây đạt 1.741.034 USD chiếm 5,75% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Hiện nay, VILEXIM chưa tiếp cận được các kênh phân phối các sản phẩm sang thị trường này. Do chưa nắm được các đặc điểm của kênh phân phối nên chưa có biện pháp để xâm nhập. Nhiều khi hàng xuất khẩu của công ty chỉ theo một kênh phân phối. Việc này làm hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng và nâng cao giá bán sản phẩm của Công ty. Các nước VILEXIM xuất khẩu sản phẩm của mình sang nhóm thị trường này là: Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Ukraina, Đan mạch, Hà Lan, Mauritius. Tuy nhiên có thị trường Ý, Anh, Đức là tăng trưởng nhanh và ổn định hơn cả. Chẳng hạn như thị trường Anh, năm 2008 mới bắt đầu thâm nhập, giá trị xuất khẩu sang đây chỉ đạt 48.630 USD nhưng sang năm 2009, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đã đạt 378.292 USD. Các đơn hàng xuất khẩu sang nhóm thị trường này rất thất thường, hầu như các thị trường đều năm có, năm không có đơn hàng. Nguyên nhân chính là do đây là thị trường công ty mới thâm nhập, vẫn còn nhiều hạn chế. Có những năm công ty đã ký kết hợp đồng với các thị trường rồi nhưng do không đảm bảo yêu cầu về chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng của bên đối tác nên nhiều hợp đồng đã bị chấm dứt và phải bồi thường như Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ. Ngoài ra một phần cũng do công ty muốn mở rộng thị trường xuất khẩu trong khi nguồn nhân lực và vật lực của công ty lại có hạn nên không thể tránh khỏi mất một vài thị trường. Đây cũng là một bài học giúp công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc cân đối giữa khả năng và nhu cầu. Bảng số 2.9: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của thị trường châu Âu Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 Nông sản 57.8% 47.7% 42.0% 47.9% Thủ công mỹ nghệ 23.1% 30.6% 41.5% 30.2% Các mặt hàng khác 19.1% 21.7% 16.5% 21.9% Tổng 100% 100% 100% 100% Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Xét về cơ cấu mặt hàng của nhóm thị trường này thì Công ty xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm nông sản và hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là các loại gạo chất lượng cao (gạo Jasmine), gạo nếp và hạt điều. Năm 2009 mặt hàng nông sản xuất khẩu sang đây chiếm tỷ lệ 47.9%, hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ 30.2% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Các mặt hàng khác chỉ chiếm một tỷ nhỏ. Thảm cói, hàng mây tre là mặt hàng mà công ty mới bắt đầu khai thác để xuất khẩu và đã bắt đầu tìm được thị trường ở Anh, Pháp. Nhưng vì đây là một thị trường khó tính, yêu cầu cao về mặt chất lượng, mẫu mã và có những rào cản chặt chẽ nên công ty chưa có đủ khả năng về nguồn hàng để có thể đáp ứng tiêu chuẩn. Do vậy, năm 2008 hàng thủ công mỹ nghệ của công ty có xuất khẩu sang một vài nước và chiếm tỷ lệ 41.5% nhưng sang 2009 do sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước với chất lượng và mẫu mã hơn hẳn nên giá trị mặt hàng này giảm hẳn, chỉ còn 377.755 USD chiếm 30.2% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này. d. Thị trường khác Ngoài thị trường truyền thống thì VILEXIM còn đang mở rộng thêm nhiều thị trường mới đầy tiềm năng như thị trường Mỹ, Canada, Nga. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu sang thị trường này cũng rất thấp Bảng số 2.10: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khác Đơn vị tính: USD Thị trường 2006 2007 2008 2009 Nga - 5.461 - 123.449 Mỹ 67.813 223.351 - 273.543 Canada - - 211.104 64.248 Tổng kim ngạch XK 67.813 228.812 211.104 461.240 Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, giá trị xuất khẩu cũng như tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thị trường này còn nhỏ, năm 2009 giá trị xuất khẩu đạt 461.240 USD chiếm 1,52% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu sang đây cũng có sự tăng dần qua các năm. Năm 2006 chỉ đạt 67.813 USD nhưng sang 2009 đã tăng lên 461.240 USD. Mỹ là một thị trường rộng lớn nhưng không quá khắt khe như thị trương Châu Âu. Đặc biệt là hiệp định thương mại Việt - Mỹ được chính phủ hai nước thông qua là cơ hội rất thuận lợi để công ty xuất khẩu hàng hoá sang. Nhưng công ty đã không tận dụng hết được cơ hội của mình. Giá trị xuất khẩu sang Mỹ của công ty chỉ đạt 67.813 USD năm 2006, 223.351 USD năm 2007. Đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu, đồng thời giá cả sản phẩm không cạnh tranh, công ty mất đơn hàng từ thị trường này. Năm 2009, Công ty đã kiếm lại được đơn hàng và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt 461.240 tăng 118% so với cùng kỳ 2008. Canada là thị trường công ty mới thâm nhập từ 2008 với giá trị xuất khẩu đạt 211.104 USD. Và cũng do tập trung nguồn lực sang thị trường này nên trong năm này công ty đã không có đơn hàng sang thị trường Nga và Mỹ. Xét về cơ cấu mặt hàng thì mặt hàng xuất khẩu chính sang đây là các loại gạo như gạo 5% tấm, gạo10% tấm, gạo nếp, gạo Jasmine. Giá trị mặt hàng này đạt 284.241 USD chiếm 61.7% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 2.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty 2.3.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là đối thủ trực tiếp của công ty như công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Tocontap, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thuỷ sản…. Các doanh nghiệp này đều hoạt động kinh doanh trong môi trường như VILEXIM nên đều có chung những cơ hội và thách thức, chỉ khác nhau ở điểm là mỗi công ty có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Do vậy, để cạnh tranh được với các đối thủ, VILEXIM cần biết tranh thủ thời cơ, tận dụng các cơ hội để phát huy điểm mạnh của mình, đồng thời trên cơ sở điểm mạnh hạn chế các thách thức. Chẳng hạn như với uy tín và thương hiệu của mình, VILEXIM sẽ dễ dàng thâm nhập sâu hơn vào các thị trường hiện tại bằng cách đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường mới. 2.3.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài Hiện nay Công ty đang chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Malayxia, Ấn Độ và nhất là Trung Quốc. Các quốc gia này cũng có thế mạnh trong việc xuất khẩu các mặt hàng tương tự như mặt hàng xuất khẩu của VILEXIM như nông sản, thuỷ sản,…với chất lượng gần như tương đồng, có khi còn cao hơn. Mặt khác, theo một số thăm dò của các doanh nghiệp thì hàng Trung Quốc nhiều khi rẻ hơn hàng của ta từ 1,5 - 2 lần. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Công ty bởi trên thị trường quốc tế, giá cả hàng hoá là giá cạnh tranh, nếu giá quá cao mà chất lượng không tương xứng thì công ty sẽ mất dần thị trường và không thể đứng vững trên thị trường được nữa. 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến nay Với sự giúp đỡ của Nhà nước và đặc biệt là Bộ Công thương, cùng với sự nỗ lực của các thành viên công ty, trong suốt những năm qua, Công ty đã liên tục đạt được nhiều danh hiệu như: Công ty năm nào cũng đạt thành tích cao về xuất khẩu, đạt Giải thưởng sao vàng đất Việt, Giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công Thương tổ chức suốt 5 năm liền (2005 – 2009). Trong năm 2008 và 2009 vừa qua, VILEXIM được lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, … Chỉ với vài triệu đola doanh thu mỗi năm vào giai đoạn đầu, nhưng từ năm 2004 nhờ có quá trình đổi mới doanh nghiệp, doanh thu của VILEXIM đã đạt con số 50 triệu đôla. Sau 5 năm hoạt động theo mô hình cổ phần (2004- 2009), doanh số và lợi nhuận của công ty đã tăng lên rõ rệt, tốc độ tăng trưởng cao, thường xuyên vượt kế hoạch, trung bình tăng khoảng 30%. Bảng 9 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của VILEXIM trong giai đoạn 2006 - 2009 Bảng số 2.11: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VILEXIM giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thực hiện Tăng so với năm 2005 Thực hiện Tăng so với 2006 Thực hiện Tăng so với 2007 Thực hiện Tăng so với 2008 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 990.009 9,33% 1.432.525 44,69% 1.689.961 18% 2055506 21,6% Giá vốn hàng bán 942.915 8,63% 1.365.493 44,81% 1.587.643 16,3% 1.947.264 22,6% Doanh thu tài chính 1.927 144% 4.203 135% 7.790 85,3% 9.457 21,4% Chi phí tài chính 710 112% 1.672 118% 2.834 69,5% 3.771 30,1% Chi phí bán hàng 26.101 15,37% 33.928 29,98% 47.377 39,6% 45.972 -13% Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.217 48,71% 19.663 60,94% 30.125 53,2% 32.808 8,9% Lợi nhuận thuần hoạt động KD 8.776 30,03% 13.441 53,15% 24.816 84,6% 29.462 18,7% Tổng Lợi nhuận trước thuế 9.993 38,75% 17.972 59,83% 27.772 36,4% 35.148 26,6% Thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả 2.798 38,78% 4.472 59,82% 7.776 36,4% 9.841 26,6% Lợi nhuận sau thuế 7.195 38,73% 11.500 59,83% 21.436 36,4% 25.307 26,6% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 Từ bảng kết quả kinh doanh trên của công ty ta có thể thấy rằng so với tình hình kinh tế chung của đất nước thì các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của công ty có mức tăng trưởng khá ấn tượng Năm 2006, doanh thu thuần về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 990.009 triệu đồng, tăng 9,33% so với 2005, lợi nhuận sau thuế đạt 7.195 triệu đồng tăng 38,73%. Cùng với sự tăng lên của chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, chỉ tiêu giá vốn hàng bán và chi phí sản xuất, chi phí quản lý cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn. Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đã được mở rộng hơn so với năm 2005, đồng thời quá trình sản xuất kinh doanh cũng đạt hiệu quả cao hơn. Năm 2007, là một năm có nhiều thách thức nhưng cũng là năm đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của VILEXIM. Trong năm 2007, doanh thu của VILEXIM đạt 1.432.525 triệu đồng, tăng 46% so với 2006, lợi nhuận sau thuế đạt 11,5 tỷ đồng tăng 59,83% so với 2006. Sang năm 2008, đây là một năm đầy khó khăn và thách thức không chỉ riêng đối với VILEXIM mà còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước bởi sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trước khó khăn đó, VILEXIM vẫn cố gắng duy trì được tốc độ tăng trưởng 18%/năm. Năm 2008, doanh thu của VILEXIM đạt 1.690.470 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 24.816 triệu đồng tăng 36% so với 2007. Con số này đã khẳng đinh được uy tín và địa vị của VILEXIM trên thị trường bởi trong hoàn cảnh này rất nhiều công ty đặc biệt là các công ty có quy mô nhỏ, chưa có uy tín, tên tuối đều làm ăn thua lỗ và bị phá sản. Năm 2009, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và sự cố gắng của các thành viên, VILEXIM đã đạt kết quả rất đáng mừng trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đã đạt doanh thu 2.055.506 triệu đồng với lợi nhuận 25.037 triệu tăng 26,6% so với 2008. Hoạt động đầu tư của công ty cũng hiệu quả hơn. Lợi nhuận thu được từ hoạt động này là 5.686 triệu đồng. Tuy nhiên, các kết quả mà công ty có được trong thời gian qua một phần là do sự đóng góp rất lớn từ hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu luôn chiếm 75 – 80% trong tổng doanh thu của công ty mỗi năm và đây là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho VILEXIM. Bảng số 2.12: Tổng kim ngạch XNK, doanh thu và lợi nhuận Đơn vị tính: USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch XNK 69.640.818 82.042.297 71.115.024 84.269.505 Kim ngạch xuất khẩu 20.482.057 24.404.270 24.981.309 29.782.159 Doanh thu 89.157.054 109.187.029 997.175.259 114.194.777 Lợi nhuận 549.688 779.458 947.054 1.428.190 Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, năm 2006 doanh thu của Công ty là 89.157.054 USD trong đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đạt 20.482.057 USD chiếm 23% trong tổng doanh thu và công ty thu được lợi nhuận là 549.688 USD. Đến 2009, tổng doanh thu của công ty đạt 109.187.029 USD, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đạt 29.782.159 USD chiếm 26.1% tổng doanh thu và lợi nhuận công ty thu được là 1.428.190 USD. Những con số này đã chứng minh cho ta thấy vai trò của hoạt động xuất khẩu cũng như thị trường xuất khẩu hàng hóa đối với hoạt động kinh doanh của VILEXIM. Do vậy việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với Công ty là rất cần thiết, không những đảm bảo Công ty thực hiện được các kế hoạch đề ra mà còn đảm bảo cho Công ty kinh doanh có hiệu quả và thu được lợi nhuận cao. II. Tình hình về phát triển thị trường xuất khẩu của công ty 1. Thực trạng công tác phát triển thị trường xuất khẩu của công ty 1.1. Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường Nghiên cứu thị trường là một trong những hoạt động quan trọng giúp công ty có thể hiểu biết mọi mặt về thị trường khi muốn thâm nhập. Đồng thời qua đó có thể đưa ra những biện pháp thâm nhập hiệu quả nhất. Để duy trì và có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại, đồng thời tìm kiếm các thị trường mới trong môi trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế VILEXIM và các đơn vị thành viên đã có nhiều cố gắng và đưa ra nhiều biện pháp mới, hiện đại trong hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường để phát triển thị trường xuất khẩu. Nếu như trước đây, Công ty phải phụ thuộc nhiều vào sự sắp xếp của các cơ quan cấp trên như Chính Phủ, Bộ công thương…thì đến nay họ đều đã có những khách hàng riêng biệt cho mình, chủ động trong giao dịch và bán hàng với các khách hàng nước ngoài và chịu trách nhiệm tới cùng đối với những sản phẩm mà mình đem đi xuất khẩu, chủ động trong cả việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm những khách hàng mới cho mình. Để triển khai hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty đã áp dụng một số biện pháp, công cụ như: Thứ nhất, thông qua mạng Internet, hoặc các tổ chức xúc tiến thương mại, công ty thu thập được thông tin thứ cấp về thị trường mà công ty định thâm nhập. Thứ hai, thông qua tham gia các hội chợ, triển lãm mà công ty tham gia, hoặc trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với khách hàng. Thứ ba, thông qua các báo cáo, ấn phẩm thương mại của các tổ chức thương mại uy tín để nắm bắt thông tin về thị trường. Các ấn phẩm in ấn mà doanh nghiệp thu thập được. Thông qua các biện pháp và công cụ này, Công ty đã đạt được các kết quả: - Tổ chức nghiên cứu thị trường trên các thị trường hiện tại của công ty về nhu cầu sản phẩm, khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường. Trên cơ sở những thông tin đã biết sẽ xác định được dung lượng thị trường là lớn hay nhỏ, khả năng cung ứng hiện tại có đáp ứng nhu cầu về hàng hóa hay không, từ đó có định hướng xuất khẩu những sản phẩm gì sang mỗi thị trường sao cho hiệu quả. - Tiến hành nghiên cứu giá cả các mặt hàng trên thị trường xuất khẩu, tính toán cân đối chi phí và đưa ra mức giá vừa đảm bảo cạnh tranh vừa đảm bảo lợi nhuận cho công ty, từ đó quyết định khối lượng hàng cần đặt, hàng cần thu mua, xây dựng kế hoạch sản xuất và thu mua - Nghiên cứu chính sách của Chính phủ về các loại hàng được phép xuất khẩu, hạn ngạch của từng mặt hàng xuất khẩu ở các thị trường, nghiên cứu các chính sách về thuế, các loại cước vận tải, lãi suất tiền vay để xác định giá cả thị trường. Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, chính sách giá cả của doanh nghiệp để xác định giá mua, giá bán cho phù hợp. - Nghiên cứu mẫu mã, chủng loại các sản phẩm hiện có trên thị trường từ đó đưa ra quyết định, lựa chọn sản phẩm xuất khẩu có hiệu quả nhất trên cơ sở nguồn lực hiện tại của công ty. Đưa ra quyết định nên xuất khẩu những loại hàng hoá nào với mẫu mã, chủng loại gì, số lượng bao nhiêu. - Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh về số lượng, thế mạnh của từng đối thủ, đồng thời công ty cũng tiến hành nghiên cứu số lượng, giá cả mẫu mã các mặt hàng mà đối thủ cạnh tranh đang xuất khẩu tại các thị trường nghiên cứu. Những mặt hàng nào mà các đối thủ chưa đáp ứng được nhu cầu thì tiến hành xuất khẩu sang, tăng thị phần của mình. - Nghiên cứu các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của thị trường như chính trị, pháp luật, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo nhằm lựa chọn sản phẩm xuất khẩu phù hợp. - Mỗi phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đều có người đảm nhận việc nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường của công ty thực hiện vẫn chưa hiệu quả, công ty tiến hành chủ yếu là các hoạt động nghiên cứu tổng quát và sơ bộ về thị trường, chưa nghiên cứu sâu và chi tiết về mọi mặt về thị trường, về văn hoá, thị hiếu của thị trường hướng tới. Hoạt động nghiên cứu thị trường còn ít được đầu tư, quy trình tổ chức nghiên cứu còn manh mún, thiếu đồng bộ. Công ty mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu về tổng cung, tổng cầu, đối thủ cạnh tranh hiện tại ở các thị trường xuất khẩu mà chưa có những nghiên cứu dự báo tương lai về nhu cầu cũng như khả năng cung ứng về những mặt này khiến công ty trở nên bị động, có thể đưa ra những quyết định sai lầm Hoạt động nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu các thị trường truyền thống và là thị trường chính của công ty. Hoạt động nghiên cứu thị trường ở các thị trường mới còn ít được triển khai và đầu tư khiến cho việc thâm nhập vào các thị trường này gặp khó khăn do không thiếu thông tin, không hiếu được hết các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu. Để thấy được hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty ít được đầu tư, ta có thể phân tích bảng số liệu về kinh phí đầu tư dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Bảng số 2.13: Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty VILEXIM Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 Kinh phí 754,12 791,05 802,69 846,61 Nguồn phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Biểu số 2.3: Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường của VILEXIM có tăng qua các năm nhưng tăng với tốc độ chậm. Năm 2006 công ty dành khoảng 754 triệu cho hoạt động nghiên cứu thị trường, đến 2007 dành 791 triệu cho hoạt động này tăng 5% so với 2006. Sang 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng VILEXIM vẫn dành 802 triệu cho hoạt động nghiên cứu thị trường tăng 1,4% so với 2007. 2009 Công ty có đầu tư nhiều hơn cho hoạt động này dành 846 triệu tăng 5,5% so với 2008. 1.2. Các biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu công ty đã sử dụng Biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu là xét trên phương diện doanh nghiệp cần phải làm những gì, tiến hành những hoạt động như thế nào để có thể phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Các biện pháp mà VILEXIM đã sử dụng là: Thứ nhất, lựa chọn hình thức phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty CP XNK và hợp tác đầu tư VILEXIM.DOC
Tài liệu liên quan