MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
1. Tiêu thụ sản phẩm và vị trí của tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa 3
1.1 Khái niệm, vai trò và vị trí của tiêu thụ sản phẩm 3
2. Nội dung của tiêu thụ sản phẩm 7
2.1 Thực hiện nghiên cứu thị trường trong tỉêu thụ sản phẩm 7
2.2 Quyết định giá cả sản phẩm 9
2.3 Các hoạt động chuẩn bị bán 11
2.4 Triển khai tiêu thụ sản phẩm 11
3. Đánh giá kết quả tiêu thụ 12
4. Những nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nội địa 13
4.1 Khó khăn vĩ mô 14
4.2 Khó khăn vi mô 16
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG 18
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long 18
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 18
1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty 27
2. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ thuốc lá của công ty thuốc lá Thăng Long trên thị trường nội địa 30
2.1 Thị trường tiêu thụ thuốc lá của công ty Thuốc lá Thăng Long trên thị trường trong nước. 30
2.2 Đặc điểm sản phẩm thuốc lá kinh doanh trên thị trường nội địa của công ty Thuốc lá Thăng Long. 33
3. Phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nội địa của công ty thuốc lá Thăng Long 35
3.1 Bộ máy tiêu thụ 35
3.2 Kênh tiêu thụ 36
3.3 Giá cả sản phẩm tiêu thụ 39
3.4 Kế hoạch tiêu thụ 43
4. Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty thuốc lá Thăng Long 45
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỊ TRƯỜNG NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ TIÊU THỤ THUỐC LÁ Ở CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG 47
1. Phương hướng phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long 47
1.1 Xu hướng phát triển của ngành thuốc lá Việt Nam 47
1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long 49
2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh công tác tiêu thụ 51
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nội địa ở Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Nhì.
Như vậy, năm 1972 sản lượng công ty đạt 154,423 triệu bao ( không xuất khẩu) gấp 1,8 lần so với năm 1961 và gấp 5,3 lần so với năm 1958. Sản lượng xuất khẩu cao nhất là năm 1967 với 40,750 triệu bao, sang Liên Xô cũ và Đông Âu.
Biểu đồ 1: Tình hình sản xuất từ năm 1957-1972
Số lượng
Năm
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 1957-1972
Năm
Số lượng sản phẩm
(1000bao)
Xuất khẩu
(1000 bao)
Giá trị tổng sản lượng
(đồng)
1957
8392
2.969.000
1958
29.170
7.491.000
1959
65.899
15.939.000
1960
73.392
19.447.000
1961
81.468
18.897.935
1962
94.617
21.371.764
1963
104.176
6.306
21.140.199
1964
136.362
19.727
30.968.458
1965
156.524
31.177
39.152.899
1966
160.699
40.356
36.655.870
1967
117.252
40.750
2.721.899
1968
102.908
10.926
28.575.152
1969
115.161
16.396
25.075.498
1970
135.085
7.639
27.465.492
1971
139.174
7.983
33.389.686
1972
154.423
33.161.253
Giai đoạn 1973- 1986: Đây là giai đoạn công ty khôi phục sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng thuốc lá của đất nước. Năm 1978, công ty sản xuất được 130.142.000 bao, năm 1979 sản xuất được 140.981.000 bao và xuất khẩu được 120 tấn lá thuốc lá. Có thể nói, nét nổi bật của hoạt động sản xuất tại công ty thuốc lá Thăng Long những năm 1980 là kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với khoa học kỹ thuật và công nghệ. Sự kết hợp này đã góp phần tạo ra bước đột phá mạnh mẽ của công ty trong sản xuất đồng thời là điều kiện cần thiết giúp công ty dần hoàn thiện quy trình sản xuất để phát triển. Trong giai đoạn này ngoài việc xuất khẩu thuốc lá bao sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu, công ty còn thực hiện xuất khẩu thuốc lá nguyên liệu thu ngoại tệ về cho đất nước. Vì vậy số công nhân viên tăng nhanh để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Đến cuối năm 1986, công ty đã có tới 2699 công nhân viên sản xuất công nghiệp và sản lượng nhà máy đã đạt mức kỷ lục tăng 29 lần so với năm 1957.
Số lượng
Biểu đồ 2: Tình hình sản xuất từ năm 1973-1986
Năm
Bảng 2: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong giai đoạn 1973-1986.
Năm
Sản lượng sản phẩm
(1000 bao)
Xuất khẩu
Giá trị tổng sản lượng(đồng)
1973
181.724
40.929.316
1974
163.250
42.661.474
1975
187.396
39.418.375
1976
177.125
44.859.867
1977
155.490
43.414.006
1978
130.142
36.484.790
1979
140.981
120 tấn lá
28.974.277
1980
114.220
82 tấn lá
33.962.017
1981
131.062
93 tấn lá
28.784.259
1982
255.960
42.3 triệu bao
35.933.300
1983
255.960
64.541.852
1984
206.877
40.82 triệu bao
45.884.559
1985
235.890
60.094 triệu bao
52.972.000
1986
255.066
80 triệu bao
58.972.543
Giai đoạn 1987- 2000: đây là thời kỳ công ty phải hạch toán kinh doanh độc lập, không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Công ty Thuốc lá Thăng Long bước vào giai đoạn mới trong một tình thế hết sức khó khăn tưởng chừng không vượt qua được, sản lượng sản xuất của công ty từ 225 triệu bao năm 1986 tụt xuống còn 126 triệu bao năm 1988.
Nhịp độ sản xuất tụt xuống, năng suất lao động giảm, lao động dư thừa so với nhu cầu sản xuất ngày càng lớn, thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp. Năm 1991, doanh thu của công ty là 150.000 triệu đồng ( trong đó việc nộp ngân sách 52.739 triệu đồng) thì đến năm 1995, doanh thu của công ty đã lên tới 526.827 triệu đồng ( trong đó nộp ngân sách 215.645 triệu đồng), thu nhập bình quân của cán bộ đạt mức 950.000 đồng/ tháng.
Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ 1987-1991
(Qua thời kỳ nằm trong liên hiệp thuốc lá Việt Nam)
Năm
Sản lượng (1000 bao)
Tỷ lệ thuốc lá đầu lọc (%)
Nộp ngân sách
1987
138.080
3,85
2.460.868
1988
126.373
3,85
8.839.182
1989
171.730
4,04
10.220.167
1990
162.911
16,12
19.045.767
1991
130.245
32,12
52.739.735
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 1991-1997
(Thời kỳ nằm trong tổng công ty thuốc lá Việt Nam)
Năm
Sản lượng (1000 bao)
Nộp ngân sách (tỷ đồng)
Lãi (tỷ đồng)
1992
130.649
92.587
5.25
1993
136.836
132.196
20.6
1994
156.495
166.506
33.2
1995
202.719
215.645
29.5
1996
218.665
216.078
28
1997
219.051
240.015
26
Số lượng
Biểu đồ 3: Kết cấu sản xuất kinh doanh từ 1992-1997
Năm
Giai đoạn 2001- nay:
Bảng 5: Kết quả thực hiện 1 số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2003- 2007
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
2006
2007
Sản lượng sản phẩm
Tr.bao
283,042
302,923
400,193
408,630
420,167
Xuất khẩu
Tr.bao
28,040
32,964
118,885
142,069
160,855
Giá trị SXCN
Tỷ đồng
738,802
756,565
937,677
949,480
956,478
Doanh thu
Tỷ đồng
770,432
778,032
909,518
918,427
935,490
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
260,569
300,386
308,023
316,034
327,138
Lợi nhuận
Tỷ đồng
15,072
15,09
20,056
22,84
21,84
( Nguồn: Phòng Tiêu thụ- Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long)
Trong những năm 2001- nay, công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long cũng như nhiều doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn. Những yếu tố mang tính toàn cầu ngày càng nhiều và càng tác động lớn tới các hoạt động sản xuất của công ty.
Khó khăn lớn nhất là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, sự tác động của Nghị định số 12/ 2000/ NĐ- CP của Chính phủ về “ Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000- 2010” tạo tâm lý giảm dần sức mua của người tiêu dùng đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng khó khăn. Thêm nữa, ngành sản xuất thuốc lá tiếp tục không được khuyến khích. Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và sức mạnh nội lực của chính mình, công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long đã đưa ra những giải pháp tích cực, chủ động trong sản xuất kinh doanh để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Năm 2005, công ty cũng đã được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 318/ 2005/ QĐ- TTg ngày 6/ 12/ 2005 của thủ tướng chính phủ.
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên Thuốc lá Thăng Long là một thành viên trực thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam với chức năng chính là sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu các loại có đầu lọc và không có đầu lọc.
Mặt hàng đang được sản xuất và kinh doanh là thuốc lá bao loại có đầu lọc và không có đầu lọc. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là hoạch định tổ chức, thực hiện, kiểm soát các hoạt động sản xuất thuốc lá bao, nhằm mục đích kiếm lợi nhuận để:
Chấp hành các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội, cụ thể là đóng đủ thuế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Hoàn thành các kế hoạch và nhiệm vụ do tổng công ty giao.
Bù đắp các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tổ chức công tác hạch toán tài chính- kế toán theo quy định của pháp luật.
Sử dụng hiệu quả vốn được giao
Chăm lo đời sống, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Có lợi nhuận, tích lũy để tái sản xuất mở rộng quản lý.
Với những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, qua nhiều lần cơ cấu lại tổ chức, hiện nay Ban lãnh đạo Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu chức năng- trực tuyến: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc, 9 Phòng ban, 5 Phân xưởng và Ban Bảo vệ.
Mô hình 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long
Giám đốc
Giám đốc
Phó GĐ kỹ thuật
Kỹ thuật
PhóGĐ kinhdoanh
Kỹ thuật
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng quản lý chất lượng
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng TCKT
Phòng hành chính
Phòng tiêu thụ
Phòng thị trường
Phòng kế hoạch
Phân xưởng sợi
Phân xưởng bao mềm
Phân xưởng bao cứng
Phân xưởng HTQT
Phân xưởng cơ điện
Ban bảo
vệ
Phòng nhân sự
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ và lĩnh vực quản trị cụ thể như sau:
Phòng Hành chính: giúp việc cho Giám đốc về chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên: cơm giữa ca, y tế, nhà ở, quản lý nhà ở... Chịu trách nhiệm về công tác đối nội, đối ngoại của công ty. Tổng hợp thi đua khen thưởng cán bộ, công nhân viên. Quản lý thông tin, văn thư lưu trữ... Phục vụ phương tiện đi lại cho lãnh đạo, cho công nhân viên công ty.
Phòng Tổ chức nhân sự: quản lý và điều hành toàn bộ lao động, thực hiện chế độ chính sách cho toàn công ty đồng thời quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự theo phân cấp. Quản lý quỹ lương,ban hành hệ số lương cho các đơn vị trong toàn nhà máy. Bảo vệ tài sản phòng cháy chữa cháy, quản lý về công tác an toàn lao động.
Phòng Kế hoạch đầu tư: xây dựng kế hoạch sản xuất, chỉ đạo thực hiện kế hoạch cả ngắn hạn và dài hạn. Quản lý, cung cấp vật tư, phụ liệu cho sản xuất ( phòng quản lý 3 kho: kho vật liệu, kho vật tư bao cứng và kho cơ khí). Chịu trách nhiệm tổng hợp về thống kê số liệu, đồng thời làm công tác điều độ sản xuất để phù hợp với biến động thị trường.
Phòng Tài chính kế toán: quản lý toàn bộ hoạt động của công ty về mặt tài chính, quản lý các loại của công ty, theo dõi giá thành sản phẩm trong từng tháng và thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên công ty.
Phòng Tiêu thụ: tiêu thụ sản phẩm, giao sản phẩm cho các tổng đại lý, làm công tác theo dõi hoạt động của các tổng đại lý, đại lý trên toàn quốc. Đồng thời phòng cũng hỗ trợ phòng Thị trường trong việc nghiên cứu thị trường. Phòng quản lý một kho là kho thành phẩm.
Phòng Thị trường: là phòng tách khỏi phòng công nghệ năm 1997, làm công tác khu vực để từ đó tham mưu cho Giám đốc về thị trường. Đồng thời làm nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm mới, thăm dò thị hiếu về giá cả, chất lượng, mẫu mã.
Phòng Quản lý chất lượng: giám sát và quản lý toàn bộ quy trình công nghệ sản phẩm, phát hiện những sai phạm về quy trình sản xuất. Giám sát, kiểm tra các loại vật tư, phụ liệu, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và cung cấp vật tư cho sản xuất.
Phòng Kỹ thuật cơ điện: quản lý toàn bộ thiết bị cơ khí, điện của toàn bộ công ty. Phòng cũng thực hiện các công tác, hoạt động các giao dịch để có các chi tiết, phụ tùng, nhập các thiết bị khi cần thiết. Quản lý về kế hoạch sửa chữa, hồ sơ thiết bị máy móc của công ty.
Phòng Kỹ thuật công nghệ: quản lý quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Nghiên cứu phối chế để tạo ra sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng. Cải tiến mẫu mã bao bì, nhãn mác của các loại bao thuốc lá.
Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ thuốc lá của công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long trên thị trường nội địa
Thị trường tiêu thụ thuốc lá của công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long trên thị trường trong nước.
Hiện nay Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long đang sản xuất và kinh doanh trên 20 nhãn hiệu thuốc lá khác nhau, các nhãn hiệu đó được chia làm 2 loại cơ bản là thuốc lá có đầu lọc và không có đầu lọc. Sản phẩm thuốc lá bao của công ty được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường trong nước, còn một phần được xuất khẩu sang Lào, Campuchia và một số nước Đông Âu.
Do mục tiêu kinh doanh của công ty là hướng vào người tiêu dùng trong nước nên công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá cùng thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và của các mác thuốc lá ngoại có thương hiệu được mang vào Việt Nam qua con đường nhập lậu, trốn thuế. Một số mác thuốc lá mạnh của công ty như Dunhill, Vinataba, Hoàn Kiếm bạc hà, Thăng Long...( chiếm hơn 80% doanh thu) luôn luôn phải chạy đua với các sản phẩm tương tự của các công ty khác thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Thị trường tiêu thụ trong nước của công ty Thuốc lá Thăng Long tập trung chủ yếu ở miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ. Trong những năm tới đây, công ty dự định xây dựng mới một mạng lưới phân phối và tiêu thụ, đưa vào những sản phẩm phù hợp với thị trường miền Nam và có chất lượng cao nhằm mở rộng thị trường vào khu vực miền Nam. Đồng thời, công ty cũng tăng cường công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới, ổn định thị trường cũ để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu về ngoại tệ.
Có thể nói, trong những năm qua, thị trường tiêu thụ thuốc lá của công ty tương đối ổn định, mặc dù có sự tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người. Việc từ bỏ thuốc lá là rất khó khăn cho những người đã trót mắc nghiện thuốc lá.
Theo dự báo của Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá thì nhu cầu tiêu dùng thuốc lá trên cả nước có mức tăng bình quân là 3%/ năm. Bộ Công Nghiệp cũng cho biết sản lượng thuốc lá tiêu thụ đã tăng từ 3,3 tỷ bao ( năm 2004) lên đến 4,2 tỷ bao ( năm 2006) và đạt tới 5,3 tỷ bao( năm 2007). Đây là một tín hiệu tốt để các cơ sở sản xuất thuốc lá trong nước nói chung và công ty Thuốc lá Thăng Long nói riêng đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, để kiềm chế ngành thuốc lá phát triển, Nhà nước đã tăng thuế TTĐB và thuế VAT đánh vào sản phẩm thuốc lá lên lần lượt là 65% và 10% tại thời điểm hiện nay và theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế thì thuế TTĐB có thể tăng đến mức tối đa là 85% trong những năm tới. Bên cạnh đó, thách thức đặt ra đối với công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm của công ty chính là sự lớn mạnh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá ở các địa phương trong cả nước.
Năm 1993- 1994 cả nước mới chỉ có 14 cơ sở sản xuất thuốc lá thì đến đầu năm 2000, ngoài 5 nhà máy, công ty trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam là Thăng Long, Bắc Sơn, Thanh Hóa, Sài Gòn, Vĩnh Hội, còn có hơn 30 cơ sở sản xuất thuốc lá điếu trực thuộc các cấp từ tỉnh, thành phố, đến quận huyện, hợp tác xã, trong đó chỉ có 3 cơ sở là Bến Thành, Khánh Hòa và Hải Phòng là do UBND tỉnh và thành phố quản lý, còn lại hầu như bị buông lỏng hoàn toàn. Điều này đòi hỏi công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long phải có sự đầu tư nghiên cứu về chiều sâu để ổn định, giữ vững thị phần, khách hàng của mình.
Ngoài ra, việc áp dụng Công ước khung về kiểm soát thuốc lá cũng như lộ trình cắt giảm thuế quan khi hội nhập kinh tế khu vực đã làm hạn chế khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty.Thuế suất cao khiến cho giá bán sản phẩm thuốc lá của công ty khi đến tay người tiêu dùng đội lên khá cao, giảm mất ưu thế cạnh tranh so với thuốc lá nhập ngoại và thuốc lá lậu.
Việc kiểm soát và chống thuốc lá lậu cũng khó khăn hơn, cùng với nó là tình trạng thuốc lá giả, thuốc nhái nhãn hiệu quốc tế từ các nước láng giềng và sản xuất trong nước. Theo Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thì sản lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta hàng năm chiếm khoảng 20% sản lượng thuốc lá cả nước và tập trung chủ yếu ở miền Nam với 2 nhãn thuốc chủ yếu là Hero và Jet.
Điều này có ảnh hưởng lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất thuốc lá tuân thủ pháp luật nói chung và công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long nói riêng do sự chênh lệch về giá cả.
Bảng 6 : Tình hình tiêu thụ theo từng đơn vị sản phẩm
( Đơn vị : Bao )
Các nhãn hiệu thuốc
2005
2006
2007
Dunhill
5.200.456
6.989.204
6.450.639
Vinataba
42.574.322
47.488.923
52.396.256
Vinataba bạc hà
125.236
125.775
124.368
Vinataba Sài Gòn
2.230.958
2.254.661
2.862.413
Hồng Hà
432.123
446.552
501.982
Hồng Hà xanh
432.569
446.890
412.652
Hồng Hà mới
1.593.200
1.884.425
1.842.463
Hồng Hà dẹt
25.895
25.003
22.301
Thăng Long hộp
420.230
465.660
531.275
Thăng Long bao cứng
42.200
43.119
45.971
Thăng Long bao mềm
10.255.321
15.331.157
18.691.158
Golden Cup
265.533
318.440
310.468
M
202.833
201.845
200.734
M xanh
589.268
668.710
750.191
M bao cứng
79.236
85.994
84.821
Tam Đảo
19.235.356
20.997.765
22.458.637
Tam Đảo xanh
354.235
443.555
514.284
Thủ Đô
12.789.236
13.004.118
13.226.313
Hoàn Kiếm
49.235.259
49.948.575
48.541.598
Hoàn Kiếm bao cứng
221.562
228.773
230.967
Galery
162.355
187.334
178.664
Hạ Long
549.358
564.205
560.847
Điện Biện đầu lọc
23.523.562
24.888.310
25.057.309
Sapa
236.236
271.008
296.105
Sapa xanh
7.522.652
7.849.992
8.012.398
Sapa đỏ
5.254.698
6.664.441
6.7.521.365
( Nguồn: Phòng Tiêu thụ- Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long)
Đặc điểm sản phẩm thuốc lá kinh doanh trên thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long.
Hiện nay công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long đang tiến hành nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ trên thị trường 23 mác nhãn hiệu thuốc lá khác nhau, trong đó có 15 nhãn mác được coi là sản phẩm điển hình với hiệu quả kinh tế vượt trội, từ các nhãn truyền thống như Vinataba, Dunhill đến các nhãn mới xuất hiện như M đỏ, Thăng Long hộp sắt... Các nhãn hiệu đó chủ yếu là hai loại thuốc lá cơ bản: thuốc lá có đầu lọc và thuốc lá không có đầu lọc.
Các sản phẩm thuốc lá của công ty tuy khác nhau về mức chất lượng, từ thuốc lá thấp cấp và phổ thông đến trung cấp và cao cấp, song đều được đánh giá cao trên thị trường trong nước và phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam. Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và tăng thu cho ngân sách Nhà nước, công ty luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và lấy đó làm tôn chỉ làm việc của công ty.
Phòng Quản lý chất lượng kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu về độ ẩm, độ cháy suốt, màu tro, màu thuốc để đảm bảo mỗi sản phẩm làm ra đạt chỉ tiêu về chất lượng đã quy định. Đồng thời, công ty xây dựng quy trình kiểm tra nguyên liệu theo tiêu chuẩn mới ISO, thực hiện quy trình công nghệ trong sản xuất, đảm bảo chất lượng ổn định, tạo điều kiện cho một số sản phẩm có sức tăng trưởng trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức bồi dưỡng cho các cán bộ công nhân viên kiến thức về ISO 9002 nhằm chuẩn bị cho con đường hội nhập khu vực và quốc tế.
Tuy vậy, nếu so sánh với các mác thuốc khác trong nước thì thuốc lá do công ty sản xuất vẫn chưa đạt vị trí hàng đầu. Nếu đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế thì chất lượng sản phẩm thuốc lá của công ty vẫn còn ở mức thấp, khó có thể chen chân vào các thị trường lớn vốn là sân chơi của các “ông lớn” nổi tiếng. Ngoài những sản phẩm có chất lượng tốt như Dunhill, Vinataba... được sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập thì những sản phẩm còn lại của công ty vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về độ nặng, hương thơm cũng như mùi vị.
Vì vậy, để có thể giành được vị trí cạnh tranh, nâng cao sản lượng tiêu thụ, cũng như mở rộng thị trường, công ty phải không ngừng nâng cao, cải tiến, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm. Song song với việc duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống, công ty cũng tiếp tục nghiên cứu, đưa ra thị trường một số sản phẩm mới, góp phần đa dạng hoá sản phẩm và từng bước thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về chống buôn lậu thuốc lá điếu.
Bảng 7: Tình hình phát triển sản phẩm mới của Công ty Thuốc Lá Thăng
Long qua các năm gần đây.
Năm
Sản phẩm
2000
Tam đảo các loại, M đỏ
2001
Sapa các loại, Phù Đổng bao cứng, Viland các loại
2002
Viland đỏ bao cứng, Xuân mới, Phù Đổng dẹt
2003
Hà Nội mới bao cứng, Hoàn kiếm bao cứng
2004
Gold fish
2005
Palace
2006
Thăng Long hộp thiếc, TEX
2007
Cigar
Phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nội địa của công ty thuốc lá Thăng Long
Mạng lưới tiêu thụ
Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long có mạng lưới tiêu thụ là khoảng 80 nhà phân phối trải dài trên khắp các tỉnh thành của dải đất hình S. Mạng lưới tiêu thụ này đã mang lại sự thuận tiện cho việc mua sắm, tiêu dùng sản phẩm của khách hàng, đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty được nhiều người tiêu dùng biết đến, phạm vi thị trường tiêu thụ được mở rộng. Mạng lưới tiêu thụ này do phòng tiêu thụ phụ trách, phòng tiêu thụ có trách nhiệm thúc đẩy doanh số bán hàng của mạng lưới, tìm hiểu xem đại lý nào doanh thu tốt, đại lý nào doanh thu giảm để từ đó có phương án giúp đỡ các đại lý, bình ổn thị trường.
Mô hình 2: Mạng lưới tiêu thụ của công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long
CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Đại Lý
Đại lý hãng Rothmans
Tổ tiếp thị
Công ty XNK thuốc lá miền Bắc
Người bán lẻ
Các trung gian
Kênh tiêu thụ
Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách phân phối và việc tổ chức một mạng lưới phân phối lan tỏa rộng khắp cả nước. Mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong những năm qua, công ty đã xây dựng và hình thành được một mạng lưới tiêu thụ trực tuyến, đa kênh đến khắp 3 miền đất nước với khoảng 80 nhà phân phối, nhưng chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Và thực tiễn đã cho thấy hệ thống kênh phân phối này hoạt động khá hiệu quả.
Hệ thống kênh phân phối của công ty được chia làm 2 kênh: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.
Kênh trực tiếp: công ty trực tiếp bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng không qua một trung gian nào cả. Sản phẩm được đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chủ yếu là ở miền Bắc. Các cửa hàng của công ty chủ yếu làm nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm mới với người tiêu dùng, thu thập các ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng, giá cả sản phẩm, thực hiện các chương trình tri ân khách hàng của công ty như mua thuốc lá tặng áo phông Vinataba hoặc bật lửa, bút bi... đồng thời các cửa hàng giới thiệu sản phẩm này cũng góp phần giúp công ty định hình giá bán lẻ sản phẩm trên thị trường cả nước. Hiện tại, Hà Nội chỉ có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm duy nhất nằm tại trụ sở của công ty ở 235 đường Nguyễn Trãi.
Kênh gián tiếp: công ty bán hàng cho các nhà phân phối, các nhà phân phối lại bán lại cho các đại lý cấp 1, cấp 2, các đại lý này lại bán sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ rồi từ đây sản phẩm mới đến được tay người tiêu dùng. Trước kia, các đại lý lấy sản phẩm của công ty bán và hưởng hoa hồng theo doanh số bán hàng. Nhưng hiện nay, các đại lý đã chuyển thành các nhà phân phối, công ty bán sản phẩm cho họ với giá công ty, họ lại bán cho các đại lý, các cửa hàng bán lẻ với một giá khác tùy từng nhà phân phối. Hàng hóa được đưa rộng rãi tới tay người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước.
Thuốc lá là mặt hàng bị nghiêm cấm quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí... Khách hàng chỉ biết được thông tin về sản phẩm thông qua hệ thống đại lý và trung gian trong kênh phân phối của công ty. Hiểu rõ được điều này, công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long sử dụng chủ yếu là kênh phân phối trung gian, sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua hệ thống bán buôn, bán lẻ. Bán trực tiếp rất ít, chỉ có tính chất giới thiệu sản phẩm.
Tuy nhiên, sự phân bố các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long chưa đều, chưa hợp lý và cần có sự điều chỉnh. Để tránh sự cạnh tranh gay gắt do tập trung quá nhiều nhà phân phối, các đại lý cũng như hiện tượng bao phủ quá mỏng trên một khu vực thị trường, công ty cần cắt giảm hoặc bổ sung để đảm bảo hiệu quả tiêu thụ.
Hiện nay, những thành viên kênh chịu sự điều khiển trực tiếp của công ty là các nhà phân phối. Công ty trực tiếp giao hàng và hỗ trợ các hoạt động tiếp thị, xúc tiến bán hàng cho nhà phân phối, đại lý theo mức giá quy định. Các nhà phân phối phải thế chấp bằng tiền hoặc tài sản khi nhận hàng tiêu thụ của công ty.
Bảng 10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các tỉnh thành
Khu vực
2004
2005
2006
2007
Hà Nội
Hà Nam
Ninh Bình
Thái Bình
Thanh Hóa
Nghệ An
Lào Cai
Bắc Ninh- Bắc Giang
Vĩnh Phúc- Phú Thọ
Yên Bái
Hải Dương- Hưng Yên
Hải Phòng
Quảng Ninh
Lạng Sơn
TuyênQuang
Quảng Bình
Quảng Trị
Hà Tĩnh
Hòa Bình
Huế
Quảng Nam
TP Hồ Chí Minh
25.091.208
22.955.387
3.617.091
4.542.000
11.659.371
36.334.000
7.843.314
6.254.317
4.152.648
4.432.856
2.641.368
3.546.000
46.146.325
8.354.612
2.645.821
4.036.512
1.248.641
5.014.987
5.421.875
1.214.983
1.146.352
11.756.329
27.402.911
21.604.742
3.752.361
4.862.107
11.241.305
41.314.706
8.104.319
7.842.019
4.512.067
4.481.360
2.741.654
3.830.014
45.301.456
10.165.481
3.354.019
2.446.388
1.100.858
6.245.136
5.200.523
1.021.706
1.254.646
14.216.844
27.120.968
20.041.646
4.023.541
4.964.512
13.045.670
38.245.984
8.451.623
8.213.659
4.845.621
4.956.321
2.846.321
3.965.074
46.512.325
11.863.401
6.251.854
3.541.985
1.345.983
7.527.349
5.452.879
1.542.641
1.045.632
16.452.307
26.782.301
22.451.875
3.789.045
5.731.058
12.476.810
40.739.184
9.05.734
7.903.482
4.781.682
5.073.493
2.618.994
4.333.846
44.810.937
13.458.377
5.778.353
4.528.137
1.235.875
8.142.025
5.970.005
2.984.318
1.431.018
17.751.200
(Nguồn: Phòng tiêu thụ - Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long)
3.3. Giá cả sản phẩm tiêu thụ
Chính sách sản phẩm và chính sách giá cả luôn luôn gắn liền, kết hợp, bổ sung cho nhau và cùng hướng tới mục tiêu sản xuất, tiêu thụ của công ty. Với một cơ cấu sản phẩm đa dạng, công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long cũng đã xây dựng được một hệ thống giá bán hợp lý và linh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20522.doc