Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẨT KHẨU HÀNG HOÁ 4

1.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4

1.1. 1. Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu hàng hoá 4

1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá 5

1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu: 7

1.1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu 9

1.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế xã hội 12

1.2. TỔNG QUAN NGÀNH CHÈ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 15

1.2.1. Lịch sử hình thành ngành chè của tỉnh Phú Thọ 15

1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của chè của tỉnh Phú Thọ 16

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ 19

1.2.4. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng chè 22

1.2.5. Các đối thủ cạnh tranh của chè Phú Thọ 25

1.2.6. Vai trò của ngành chè đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ: 27

1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU CHÈ: 30

1.3.1. Ảnh hưởng của hội hập kinh tế quốc tế đến xuất khẩu chè 30

1.3.2. Yêu cầu của các thị trường lớn đối với sản phẩm nông sản và chè xuất khẩu 32

1.3.3. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 34

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 35

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 35

2.1.1. Thực trạng vùng nguyên liệu: 35

2.1.2. Hoạt động sản xuất và chế biến chè 38

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 39

2.2.1. Quy mô xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ 39

2.2.2. Chi phí sản xuất chè và giá sản phẩm chè xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ 39

2.2.3. Cơ cấu và chất lượng chè xuất khẩu 40

2.2.4. Thị trường tiêu thụ và thương hiệu của chè của tỉnh Phú Thọ 41

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 43

2.3.1. Hoạt động sản xuất và chế biến 43

2.3.2. Hoạt động xuất khẩu 48

2.4. Phân tích và dự báo các thị trường nhập khẩu chè Phú Thọ chủ yếu 52

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 54

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CHÈ: 54

3.2. PHÂN TÍCH SWOT CỦA CHÈ PHÚ THỌ TRONG XUẤT KHẨU 55

3.2.1. Điểm mạnh 55

3.2.2. Điểm yếu: 57

3.2.3. Cơ hội: 57

3.2.4. Thách thức: 59

 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 60

3.3.1. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách 60

3.3.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch 61

3.3.3. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật: 62

3.3.4. Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp sản xuất và chế biến chè 65

3.3.5. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 66

3.3.6. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ chè, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chè. 67

3.3.7. Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu chè của tỉnh Phú Thọ 73

3.3.8. Nhóm giải pháp về huy động nguồn vốn và khai thác có hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: 77

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” (Detention). Đối với doanh nghiệp này, 5 lô hàng tiếp theo sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bảo an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh” c. Đối với thị trường Nhật Bản Hiện nay, ở Nhật Bản việc kiểm tra hàng nông sản nhập khẩu được thực hiện theo Luật Vệ sinh thực phẩm. Khi hàng hóa nông sản được nhập khẩu vào Nhật Bản phải thông báo cho Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội. Trải qua hàng loạt các công đoạn kiểm tra theo luật định như khi được thông báo, các thanh tra viên của Bộ này sẽ có mặt tại cảng để kiểm tra sản phẩm. Việc quyết định xem có cần thiết kiểm tra chuyến hàng nhập khẩu hay không phụ thuộc vào sự đánh giá các yếu tố, đó là: đã từng vi phạm trước đó hay chưa, lịch sử nhập khẩu của một mặt hàng cụ thể, liệu đã có sự vi phạm được cơ quan hải quan báo cáo, thông tin về lĩnh vực vệ sinh của hàng hoá hay thông tin do nước xuất khẩu cấp có đầy đủ không. Các nội dung sẽ được kiểm tra gồm có: Nhãn hàng, kiểm tra cảm quan: màu sắc, độ tươi sáng, mùi, vị, kiểm tra tạp chất, kiểm tra nấm mốc, kiểm tra container, bao bì,… Nếu như trong quá trình kiểm tra, lô hàng được xem là đạt yêu cầu, giấy chứng nhận sẽ được chuyển đến cơ quan quản lý nhập khẩu và sau đó được thông quan. Nếu như lô hàng bị kết luận là không đạt yêu cầu thì sẽ bị giữ lại để gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ. d. Yêu cầu của các thị trường khác Ngoài những quy định trên còn có một số quy định riêng của một số thị trường khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Nhìn chung, ở các thị trường khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan,… hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh không nghiêm ngặt như ở Nhật, EU hay Mỹ nhưng các nước này vẫn đòi hỏi giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. Tuy nhiên, theo xu hướng của thế giới các thị trường này cũng sẽ nâng cao yêu cầu về kỹ thuật, an toàn vệ sinh trong thời gian tới. 1.3.3. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra sâu sắc, phân công lao động quốc tế được hình thành, các quốc gia phải dựa vào nhau để cùng phát triển. Với điều kiện là một tỉnh miền núi, Phú Thọ có diện tích hơn 10 ngàn ha trồng chè, chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu truyền thống của tỉnh từ khá lâu. Năm 2007, giá trị sản xuất và chế biến của cây chè chiếm 10% trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt, giá trị xuất khẩu chè trên địa bàn đạt 25% so với tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Mặc dù giá trị xuất khẩu chè của tỉnh luôn có sự tăng trưởng nhưng còn ở mức độ thấp và thiếu tính bền vững, chưa tương xúng với tiềm năng phát triển của ngành chè địa phương. sản phẩm chè xuất khẩu mới chủ yếu tập trung ở 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty chè Phú Bền, Công ty chè Phú Đa. Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 2.1.1. Thực trạng vùng nguyên liệu: Diện tích trồng chè Trong những năm gần đây cây chè đã được xác định là cây trồng mũi nhọn. Việc trồng mới, đẩu tư cải tạo chè cằn xấu, thâm canh cao trên diện tích chè kinh doanh đã được các cấp, các ngành, bà con nông dân tích cực thực hiện. Bên cạnh chính sách phát triển chè của tỉnh còn có các dự án phát triển chè đang được khiển khai trên địa bàn tỉnh( ADB, AFD) đã giúp bà con nông dân giải quyết nhu cầu về vốn đầu tư, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, sản xuất chè an toàn. Vì vậy đã thúc đẩy việc trồng và chế biến chè của tỉnh. Diện tích trồng chè giai đoạn 2002-2007 tăng bình quân 666 ha/năm, nâng tổng diện tích chè toàn tỉnh đến năm 2007 lên 13.700 ha quy đổi. Theo qui hoạch, đến năm 2010, diện tích cây chè toàn tỉnh đạt 15.000 ha, tăng 1.300 ha so với hiện nay. Bảng 6: Diễn biến diện tích trồng chè giai đoạn 2002 - 2007 Nguồn: Niêm giám thống kê 2006, 2007 tỉnh Phú Thọ. Diện tích chè được mở rộng bằng cách tận dụng diện tích vườn đồi, cải tạo vườn tạp và phát triển mới trên các vùng đất đồi chưa khai thác. Vùng chè sẽ được quy hoạch phát triển ở các huyện Thanh Sơn, Hạ Hoà, Thanh Ba, Yên Lập, Tân Sơn, Phù Ninh.. Năng suất và sản lượng chè Năng suất, chất lượng sản phẩm của cây chè phụ thuộc vào yếu tố giống tốt hay xấu, tình hình sinh trưởng phát triển, điều kiện tự nhiên và các biện pháp kỹ thuật tác động. Biện pháp kỹ thuật tác động đúng, đủ, sẽ có tác động rất lớn đối với cây trồng, phát huy được tiềm năng năng suất, thậm chí nâng cao chất lượng sản phẩm thu hoạch. Ngược lại nếu tác động không đúng sẽ gây thiệt hại không nhỏ tới sản xuất.Nếu để cây tự điều chỉnh khi gặp điều kiện bất thuận sẽ làm suy giảm đáng kể năng suất, chất lượng sản phẩm. Có thể điều chỉnh bằng các chất điều hoà sinh trưởng từ bên ngoài sẽ tăng cường sức chống chịu, đồng thời tác động mạnh mẽ tới hoạt động sinh lý của cây, cũng là biện pháp nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản. Như vậy cần có biện pháp tác động khoa học điều chỉnh quá trình sinh trưởng phát triển của cây, đảm bảo ổn định năng suất và chất lượng sản phẩm; đồng thời kéo dài chu kỳ kinh doanh của cây chè. Bảng 7: Diễn biến sản lượng chè giai đoạn 2002 - 2007 Nguồn: Niêm giám thống kê 2006.2007 tỉnh Phú Thọ. Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy sản lượng chè Phú Thọ luôn ổn định qua các năm, sản lượng tăng tương ứng với tốc độ tăng diện tích. Trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt dự án phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh, nhờ đầu tư giống mới kết hợp với kỹ thuật thâm canh cao nên năng suất và sản lượng chè đã tăng đáng kế (tăng bình quân 8.379 tấn/năm), Dự kiến đến năm 2010 sản lượng chè tỉnh Phú Thọ đạt 100-110 nghìn tấn, tăng 10.680- 20.680 tấn so với hiện nay, trong đó 80% sản phẩm qua chế biến dành cho xuất khẩu. (Nguồn thống kê tỉnh Phú Thọ - 2007) Hàng năm, các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Khoa học và Công nghệ, Hội nông dân..., đều có các hoạt động đào tạo, tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh chè cho hàng trăm lượt người trồng chè trong tỉnh; mỗi năm từ 10-15 lớp, mỗi lớp 20-25 người. Ngoài ra, các hộ trồng chè tự tìm tòi, học hỏi lẫn nhau, tìm kiếm các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm thâm canh, chăm sóc chè trong và ngoài tỉnh để áp dụng vào sản xuất. Cuộc vận động sản xuất chè an toàn được triển khai trong suốt những năm qua đã có được những kết quả đáng khích lệ: chất lượng chè tăng đồng đều, sản phẩm được đa dạng hóa và đặc biệt giúp người trồng chè nâng cao nhận thức sản xuất chè trong quy trình sản xuất nông nghiệp. Trong đó coi trọng việc sử dụng chất hữu cơ trong bón chè để đảm bảo năng suất cao, hoàn chỉnh nội chất của búp chè, tăng chất bổ trong chè. Đồng thời phải sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học với tiêu chí 4 đúng: đúng chủng loại, đúng liều lượng- nồng độ, đúng tuổi sâu, đúng thời gian cách ly. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng từng loại chè để quản lý chất lượng sản phẩm của các hội viên, đảm bảo uy tín chất lượng, độ đồng đều của chè. Hoạt động sản xuất và chế biến chè Tính đến năm 2007, toàn tỉnh có 63 cơ sở chế biến chè công suất đạt trên 1 tấn búp tươi/ngày. Tổng công suất thiết kế chế biến của các cơ sở này là 1.089 tấn búp tươi/ngày trong đó có 19/63 cơ sở sản xuất ra chè thành phẩm xuất khẩu ( 15 cơ sở chè đen và 7 cơ sở chè xanh), 44/63 cơ sở sản xuất ra bán thành phẩm. Với sự phát triển của các cơ sở chế biến trên toàn tỉnh trong những năm gần đây, nguyên liệu chè của tỉnh đang ở trông tình trạng thiếu trầm trọng. chỉ tính riêng 63 cơ sở chế biến kể trên, nếu hoạt động 8 tháng/năm thì theo công suất thiết kế, lượng chè búp cần cung cấp là 260.000 tấn/năm. Thực tế các cơ sở này đang sử dụng công suất là 888 tấn búp tươi/ ngày (81% công suất thiết kế) nên lượng nguyên liệu chè búp cần cung cấp là 210.000 tấn/năm. Bên cạnh đó toàn tỉnh có trên 750 cơ sở chế biến chè xanh thủ công, các cơ sở này tiêu thụ hàng năm khoảng 20.000 tấn búp tươi. Tuy nhiên, không chỉ thiếu nguyên liệu và quản lý chất lượng đầu vào kém, nhà xưởng của nhiều cơ sở chế biến chè tư nhân có vốn đầu tư thấp còn sơ sài, tạm bợ, chưa được thiết kế xây dựng phù hợp trình tự của công nghệ chế biến theo quy tắc kế tiếp để tránh ô nhiễm.Các biện pháp ngăn chặn sinh vật gây hại thâm nhập, trú ngụ còn chưa được chú ý. Tại những nơi có khu công nghiệp tập trung, ảnh hưởng của khói bụi hoá chất từ các cơ sở khác đến chè nguyên liệu, chè thành phẩm vẫn còn rất nặng nề. Bên cạnh đó, thiết bị, dụng cụ, phương tiện phục vụ sản xuất của nhiều cơ sở chế biến chè cũng thiếu tính đồng bộ và lạc hậu. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 2.2.1. Quy mô xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ Bảng 8: Số liệu về kim ngạch xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ từ năm 2004-2007 Giá trị xuất khẩu 2004 2005 2006 2007 2008 Sản lượng 10103.1 7750 9534 6490 5100 Giá trị (1000 USD) 11851.0 9809 11690 7316 Tăng trưởng giá trị xuất khẩu chè (%) 82.77% 119.18% 62.58% Nguồn: Niên giám thống kê 2007 tỉnh Phú Thọ Từ số liệu trên cho thấy sản lượng chè xuất khẩu của tỉnh không ổn định, kim ngạch xuất khẩu chè không ổn định. Sản lượng chè xuất khẩu có xu hướng giảm trong 3 năm trở lại đây. Năm 2008, sản lượng chè khô xuất khẩu 5100 tấn ( trong khi kế hoạch năm là 16500 tấn), giảm 20% so với năm 2007. Chi phí sản xuất chè và giá sản phẩm chè xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ Phú Thọ có điều kiện tự nhiên thuận lợi và kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến chè, tuy nhiên chi phí sản xuất chè phải dựa trên hiệu quả của tất cả các khâu: sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng… Bên cạnh đó, chi phí sản xuất chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, vì chè xuất khẩu muốn cạnh tranh với các đối thủ khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược kinh doanh, marketing, quản trị xuất khẩu, khả năng dự báo và đối phó với những thay đổi bất thường của thị trường quốc tế… Bảng 9: Giá bán lẻ bình quân chè búp khô giai đoạn 2003 - 2007 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Giá BQ ( Đ/kg) 17523 18833 22833 25316 28347 Nguồn: Niên giám thống kê 2007 tỉnh Phú Thọ Từ kết quả trên cho thấy giá chè búp khô có xu hướng tăng nhưng tăng chậm trung bình gần 12%. Mức giá chè nhập khẩu ra thị trương vẫn ở mức thấp so với sản phẩm chè của các doanh nghiệp nước ngoài Cơ cấu và chất lượng chè xuất khẩu Về cơ cấu chè xuất khẩu: Bên cạnh sản phẩm xuất khẩu chính là chè đen còn có một lượng nhỏ chè xanh và các loại chè khác (chè đặc sản như Ô và Suchong...). Mặc dù cơ cấu các loại chè có sự thay đổi theo từng năm, loại chè chiếm ưu thế trong xuất khẩu vẫn là chè đen Orthodox. Bảng 10: Tỷ trọng xuất khẩu của từng loại chè của Phú Thọ giai đoạn (1990-2007) 71 80 83 19 15 12 10 5 5 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1990 2000 2007 Chè đen Chè xanh Chè khác Nguồn: Accenture 2007 và ICARD 2007. Về chất lượng chè xuất khẩu: Do nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được sàng lọc, được tiêu chuẩn hoá và thiếu ổn định. Mặt khác vấn đề đang đặt ra là dư lượng thuốc trừ saau trong chè nguyên liệu rất cao, một trong số những cản trở khiến chè Phú Thọ không thể tăng khối lượng xuất khẩu vào những thị trường khó tính vào yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cao như Mỹ và EU. Thị trường tiêu thụ và thương hiệu của chè của tỉnh Phú Thọ Ngành chè của tỉnh Phú Thọ còn nhiều hạn chế trong việc xác định chỉ tiêu thị trường xuất khẩu bao gồm: dự báo nhu cầu chè trên thị trường quốc tế (các thị trường truyền thống và các thị trường tiềm năng), xác định các yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh, các quy định kiểm tra, các yêu cầu về thời gian, số lượng giao hàng. Bảng 11:Thị trường tiêu thụ chè Phú Thọ năm 2007 Nguồn: Accenture 2007 và ICARD 2007 Trong những năm gần đây, bạn hàng nhập khẩu chè chủ yếu chè của tỉnh Phú Thọ là nga, Irăc, Pakistan, Ấn Độ,… Thực tế cho thấy do khó khăn trong việc chinh phục những thị trường chất lượng cao ( những thị trường Đức, Mỹ, Hà Lan chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 5.4%) nên chè của Việt Nam nói chung trong đó có chè Phú Thọ đành hướng đến các thị trường bình dân như Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và các nước vùng Trung Đông. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chè của các nước này. Ví dụ như Trung Quốc nhập khẩu chè với khối lượng lớn là do Trung Quốc có một ngành công nghiệp chế biến chè phát triển với những thương hiệu nổi tiếng. Chè của tỉnh được bán vào Trung Quốc với giá chè bán thành phẩm, nguyên liệu. sau đó các doanh nghiệp Trung Quốc chế biến lại, gắn nhãn mác mới và bán ra thị trường với giá trị cao. Những sản phẩm chè này được xuất đi khắp thế giới và ngay cả ngược lại thị trường Việt Nam với thương hiệu chè của Trung Quốc. Sơ đồ 1: kênh hàng cung ứng chè Phú Thọ ra thị trường Nhà sản xuất trong tỉnh Bán trong nước Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu uỷ thác Trung Quốc Ấn Độ Irắc Nga Pakistan Đức, Mỹ, Hà Lan 20% 17.5% 50 % 12.2% 30% 11.4% 18.1% 15.4% 5.4% Nguồn: Accenture 2007 và ICARD 2007. Những người xuất khẩu trực tiếp và nhận xuất khẩu uỷ thác là những doanh nghiệp lớn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của chuỗi giá trị ngành hàng chè, họ giữ vai trò điều phối các nguồn cung cấp cho thị trường. Các doanh nghiệp này thường mua chè từ hệ thống các cơ sở sản xuất chế biến nhỏ tại địa phương hoặc thu mua trực tiếp từ các hộ trồng chè có tiếng trong vùng. Họ thường mua với số lượng lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng cao. Mối quan hệ giữa những thương nhân và các hộ trồng chè thường là các quan hệ làm ăn ổn định và lâu dài từ năm này sang năm khác. Một số hộ trồng chè lớn và có tiềm năng tài chính, có kinh nghiệm, gần đây đã kết hợp giữa sản xuất và kinh doanh chè, nghĩa là đứng ra thu gom chè của cơ sở sản xuất nhỏ lẻ xung quanh để xuất khẩu. Khó khăn của các hộ trồng chè và doanh nghiệp hiện nay là việc làm thế nào để tăng giá trị tiêu thụ sản phẩm, bằng cách nào đó để bảo quản chè tươi lâu, vận chuyển chè đi xa để có lợi nhuận cao hơn; đồng thời tìm kiếm một thị trường ổn định, chủ động trong tiêu thụ sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp lớn, việc đưa sản phẩm tiêu thụ vào các siêu thị cũng đang gặp khó khăn, vì sản phẩm không đồng đều, không có chè mác, bao bì; quan trọng hơn là họ chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hoặc phân loại được các loại chè chính xác. Trong vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu chè của Phú Thọ, các cơ quan, ban, ngành liên quan đã tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, truyền thông về chè Phú Thọ như: + In ấn các tờ tin tuyên truyền, đăng tải các tin bài nhằm giới thiệu, quảng bá chè và thương hiệu chè Phú Thọ tới khách hàng. + Tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm. + Tổ chức một số buổi Hội thảo, tập huấn về thương mại. + Tổ chức hội chợ chè Phú Thọ, tham gia một số hội chợ do TW tổ chức… ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Hoạt động sản xuất và chế biến 2.3.1.1. Ưu điểm Về công nghệ chế biến Một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật, Silanka đưa vào sản xuất như Công ty chè Phú Đa, Công ty chè Phú Bền, Công ty chè Hà Trang, Công ty chè Đại Đồng, Công ty chè Tân Phong… Về vùng nguyên liệu Với điều kiện thuận lợi về địa hình, đất đai thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác và kinh nghiệm trong sản xuất của người trồng chè cho sản phẩm có chất lượng cao và hương vị độc đáo. Tỉnh Phú Thọ đã hình thành được một số vùng nguyên liệu với quy mô lớn thông qua dự án chè AFD do chính phủ Pháp tài trợ Về giống chè Phú Thọ có tập đoàn giống chè đa dạng, đã lựa chọn được những cây đầu dòng, cây mẹ đầu dòng chất lượng cao hơn so với các đối thủ. Gần đây, Viện nghiên cứu giống cây lâm nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc tại xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ đã nghiên cứu phát triển được một số giống chè rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của Phú Thọ cho năng suất và chất lượng cao là LDP1, LDP2…, cung cấp đầy đủ giống cho các hộ trồng chè trên địa bàn. Về kinh nghiệm của người sản xuất Do có “nghề” trồng chè từ lâu, nên người trồng chè của Phú Thọ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chè; hạn chế rủi ro mất mùa; chọn được những cây chè tốt để nhân giống. 1.3.2.2. Tồn tại, hạn chế Một là, công tác quy hoạch vùng nguyên liệu - Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung đã được triển khai xây dựng song hầu hết diện tích chè trồng mới do người dân tự chuyển đổi đất vườn tạp sang trồng chè, hoặc người dân có lập dự án trình UBND cấp huyện duyệt cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng trong nhiều trường hợp không theo quy hoạch, không theo vùng sản xuất rõ ràng, mà vẫn dựa trên diện tích đất của hộ nông dân được giao đất. Do đó, một số nơi, đất trồng rừng, trồng cây nguyên liệu giấy sen kẽ với ruộng chè, khó khăn trong việc chăm sóc, bảo vệ thực vật và tưới, tiêu nước. - Trong mấy năm gần đây có nhiều doanh nghiệp sản xuất chế biến chè được thành lập mới nhưng việc đầu tư vùng nguyên liệu không được mở rộng tương ứng. Theo điều tra tính đến năm 2008, các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè trên địa bàn tỉnh sản xuất chỉ đạt 60-70% công suất do thiếu nguyên liệu. Theo hiệp hội chè Việt Nam, ở tỉnh Phú Thọ điển hình nhất về sự bất cập giữa vùng nguyên liệu và hệ thống chế biến là vùng Thanh Ba- Hạ Hòa. Trên một vùng có diện tích 6.419 ha, sản lượng 31.000 tấn chè búp (tương đương 6.800 tấn thành phẩm) mà có tới 49 cơ sở chế biến với tổng công suất 544 tấn/ngày tương đương 16.300 tấn sản phẩm/năm. Như vậy số cơ sở chế biến toàn địa bàn với tổng công suất vượt quá 2,4 lần năng lực sản xuất nguyên liệu trong vùng. Hai là, công tác quản lý giống, chăm sóc, thu hoạch chè - Vấn đề cơ cấu giống chè, nhiều hộ dân không tìm hiểu hoặc không biết những địa chỉ cung ứng những cây chè đầu dòng chất lượng tốt để mua giống, mà sử dụng giống trôi nổi trên thị trường về trồng. Trong khi đó, thương hiệu có được bảo tồn, phát triển bền vững hay không phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sản phẩm, vào giống chè. Số lượng sản phẩm có chất lượng cao chưa nhiều để trở thành sản xuất hàng hoá lớn. - Khâu chăm sóc và hái chè ở một số nơi cũng không được làm đúng quy trình kỹ thuật, nhiều người quá tham khối lượng (do giá nguyên liệu cao) nên không chỉ hái ngọn mà “vặt cả cành” để bán cho tư thương, vừa làm tổn hại cây chè vừa không đảm bảo chất lượng. Một số doanh nghiệp cũng nhân cơ hội thiếu nguyên liệu để trộn lẫn trà xấu vào trà tốt, gây ảnh hưởng đến uy tín chè Việt Nam nói chung và chè Phú Thọ nói riêng. Trong vấn đề này, vai trò của nhà quản lý, cơ quan hoạch định chiến lược, cơ quan quản lý kỹ thuật rất quan trọng, nhằm khắc phục những tồn tại vừa qua. - Quy trình tiên tiến về thâm canh, chăm sóc chè chưa được phổ biến áp dụng cho người sản xuất, thâm canh toàn vùng chè. Sản xuất theo kinh nghiệm tự đúc rút vẫn là bí quyết riêng của mỗi hộ và nhóm hộ, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó khăn trong việc bán trong các siêu thị đòi hỏi chất lượng cao hoặc cho xuất khẩu. - Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, chế biến chè còn rất hạn chế và lạc hậu. Công nghệ chế biến chè hiện đại còn ít được áp dụng. Hầu hết các doanh nghiệp chè tại địa phương đều là doanh nghiệp thủ công sấy bằng than do nhân dân tự làm; kỹ thuật sấy theo kinh nghiệm, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thật đảm bảo nên việc cạnh tranh trên thị trường còn có khó khăn với các thị trường khó tính. Ba là, hệ thống cơ sở chế biến chè - Hệ thống chế biến còn chắp vá và không theo một quy chuẩn nào. Không ít những cơ sở chế biến chỉ làm từng công đoạn đơn giản như thu gom hoặc làm héo từng sản phẩm, sau dó thực hiện nốt các công đoạn còn lại tại các cơ sở sản xuất hoặc ở doanh nghiệp khác. Ngoài ra tình trạng chia nhỏ, tách rời một hệ thống chế biến, chỉ bán những sản phẩm sơ chế thứ cấp đã dẫn đến bất ổn định về chất lượng sản phẩm, hậu quả là chè bị chát khét, không đảm bảo tiêu chuẩn. - Công tác quản lý ngành chè còn nhiều lộn xộn, thể hiện là có quá nhiều doanh nghiệp được cấp phép sản xuất kinh doanh chè trên một vùng nguyên liệu. Tình hình này đã gây nên hiện tượng tranh mua, tranh bán, ép giá chè búp tươi, phá vỡ kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa tình trạng phát triển một cách ồ ạt những xưởng chế biến chè mini canh tranh lần nhau không những đã làm cho chất lượng chế biến chè giảm sút, nguồn nguyên liệu không ổn định mà còn khiến cho ngành công nghiệp chế biến của tỉnh không có đủ năng lực để tập trung đầu tư những dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Bốn là, công tác quản lý chất lượng chè - Quản lý dịch bệnh, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mới được chú ý quan tâm trong những năm gần đây, thực tiễn rất cần có sự quản lý giám sát chặt chẽ, nhất là khi sản phẩm chè được xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng nhưng rất khó tính như Mỹ, Đức và Hà Lan. - Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được sàng lọc, được tiêu chuẩn hóa và thiếu ổn định. Chè lẫn loại do sàng phân loại chưa đúng quy trình công nghệ, dẫn đến tình trạng những sản phẩm thế giới cần thì lại không có. Do thiếu nguyên liệu nên nhiều cơ sở không quan tâm đến kiểm soát chặt chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Một vấn đề đặt ra là dư lượng thuốc trừ sâu trong chè nguyên liệu còn rất cao. Có tới 35/63 cơ sở sản xuất chè không có nhà xưởng chế biến đạt tiêu chuẩn, 15-20% số hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nồng độ, liều lượng, chuẩn mực quy định. Đây là một trong số những cản trở khiến chè của tỉnh không thể tăng khối lượng xuất khẩu vào những thị trường khó tính với những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cao như Mỹ và EU. - Hệ thống hạ tầng tưới tiêu cho các vùng nguyên liệu chưa được chú trong cải tạo và làm mới nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và năng suất cho cây chè. - Một diện tích đáng kể (khoảng 40%) chè không đảm bảo chất lượng; một phần do chè tự thoái hoá, một phần do phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát. Vài năm trở lại đây, do cây chè có hiệu quả kinh tế cao nên một số hộ nông dân tự chuyển đổi sang lập hộ trồng chè trồng chè không theo quy hoạch, không tuân thủ theo các quy trình chăm sóc, thu hái, bảo quản và chế biến, thậm chí đã có nhiều hộ lợi dụng danh tiếng chè Phú Thọ đã kinh doanh không lành mạnh, trà trộn chè của các tỉnh khác vào chè đem bán dẫn đến chất lượng chè không cao, gây mất lòng tin của khách hàng và gây ảnh hưởng đến uy tín chè Phú Thọ. - Sản xuất chè hiện nay vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ 2 yêu cầu quan trọng hàng đầu là độ đồng đều của chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn thế giới. - Để nâng cao và kiểm soát được chất lượng cho chè Phú Thọ, một trong những việc quan trọng các doanh nghiệp cần phải xác định là đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại gắn liền với việc quy hoạch các vùng nguyên liệu áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho chè từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Hoạt động xuất khẩu Ưu điểm - Giá chè của tỉnh Phú Thọ có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Phú Thọ là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu chè. - Định hướng thị trương xuất khâu cho chè của tỉnh Phú Thọ. Thị trường xuất khẩu ổn định và không ngừng được mở rộng sang các thị trường khó tính như Mỹ và EU. - Thương hiệu chè Phú Thọ đã được khá nhiều đối tác, khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Thương hiệu chè Phú Thọ phần nào cũng đã có khả năng nhận biết và phân biệt đối với khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng nước ngoài (những người thường xuyên nhập khẩu sản phẩm chè đen Phú Thọ do họ đánh giá cao chất lượng của chè đen Phú Thọ so với các thương hiệu chè ở các địa phương khác). Ngoài ra, thương hiệu chè Phú Thọ cũng đã có khả năng thông tin và chỉ dẫn một cách tương đối với khách hàng. - Trong xây dựng và quảng bá thương hiệu chè Phú Thọ. Các hộ trồng chè và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đều đã từng bước xây dựng, quảng bá thương hiệu chè Phú Thọ theo các cách riêng của mình một cách đơn lẻ. Những năm gần đây, khi diện tích trồng chè và sản lượng chè tăng mạnh, người trồng chè và các nhà quản lý đã chú trọng đến việc mở rộng thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu chè Phú Thọ. Tỉnh đã chú ý đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu chè như: tổ chức “Hội chợ chè Hùng Vương 2007”, tham gia các hội chợ thương mại của các Bộ, ngành TW tổ chức trong và ngoài nước; thực hiện các quảng cáo trên thông tin đại chúng trên Báo, Đài truyền hình, Website…, hàng năm đều tổ chức bình tuyển chè nhân dịp ngày giỗ tổ Hùng Vương. Những người nông dân trồng chè đã thay đổi nhiều về nhận thức, tư duy theo hướng thị trường so với trước đây; đã thấy được và hưởng ứng việc xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu. Tồn tại, hạn chế Một là, trong quản lý chất lượng chè xuất khẩu. Do chạy theo lợi nhuận trước mắt, nhiều d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21431.doc