MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 1
I. Các khái niệm cơ bản 1
1. Tổng quan về chiến lược 1
II. Các bước hoạch định chiến lược doanh nghiệp 2
1. Các trở ngại thường gặp khi xây dựng chiến lược 2
2. Các nguyên lý về việc xây dựng chiến lược 2
3. Bước 1: Phân tích tình thế doanh nghiệp (trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp đang ở đâu và phải đi đến đâu?). 3
4. Bước 2: Xác định các mục tiêu chiến lược. 7
5. Bước 3: Xây dựng các chiến lược chức năng, đó là các chiến lược của các phân hệ, bao gồm: 8
III. Tổ chức thực hiện chiến lược 9
1.Thành lập bộ phận điều hành (thường là bộ phận marketing của doanh nghiệp). 9
2.Công bố các mục tiêu chung cần đạt, các giải pháp chính sách, các nguồn lực sẽ sử dụng. 9
3.Thành lập các mục tiêu của các chiến lược bộ phận (chức năng). 9
4.Thành lập sơ đồ mạng (PERT) tiến độ thực hiện. 9
IV. Kiểm tra, điều chỉnh, tổng kết việc thực hiện chiến lược 10
1. Khái niệm 10
2. Nhu cầu kiểm tra 10
3. Quá trình kiểm tra 12
4. Các nguyên tắc kiểm tra 13
5. Tiêu chuẩn kiểm tra 14
6. Kỹ thuật kiểm tra 15
7. Điều chỉnh chiến lược 15
8. Tổng kết để tiếp tục sang pha mới 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 17
A.GIÓI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ: 17
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN: 17
II. Quá trình hình thành và phát triển của TCT Sông Đà: 24
III. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề: 26
IV. Năng lực của TCT Sông Đà 27
V. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TCT SÔNG ĐÀ ĐẾN NĂM 2015. 30
VI.Lĩnh vực hoạt động 31
VII.NHỮNG THÀNH TỰU MÀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ ĐẠT ĐƯƠC TRONG NĂM 2009: 31
B. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH DOANH NĂM 2009 35
C.Thùc tr¹ng cña c«ng t¸c x©y dùng thùc hiÖn chiÕn lîc t¹i TCT S«ng §µ 38
I.X¸c ®Þnh môc tiªu 38
1.môc tiªu ng¾n h¹n cña c«ng ty(®Õn n¨m 2010) 38
2. Môc tiªu chiÕn lîc dµi h¹n cña tæng c«ng ty: 39
3.b¶ng kÕ ho¹ch môc tiªu SXKD cña tæng c«ng ty S«ng §µ: 40
II.PH¢N TÝCH M¤I TR¦ƠNG: 41
1.Phân tích môi trường 41
2. Đánh giá công tác thực hiện chiến lược tại tổng công ty Sông Đà 45
CHƯƠNGIII:1 SỐ GIẢI PHÁP ĐƯA RA ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 47
I. Phương hướng nhiệm vụ của công ty trong những năm tới. 47
II. Một số giải pháp hoạch định chiếm lược đến năm 2010 của tổng công ty Sông Đà. 48
1. Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất. 48
2. Xác định mục tiêu và phân tích môi trường. 48
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp để hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược ở tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất, lực lượng tư vấn của Tổng công ty ngày một trưởng thành, đủ sức đảm đương các dịch vụ tư vấn cho các dự án thuỷ điện, dân dụng và công nghiệp từ khâu khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật đến thiết kế bản vẽ thi công, giám sát thi công..
Nhưng để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh và hiện đại Tổng Công ty còn phải làm nhiều hơn thế, mà các biện pháp và giải pháp đã được chỉ rõ trong 10 chương trình lớn theo tinh thần Nghị quyết TW3 Khoá IX bao gồm: Sắp xếp lại tổ chức sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh; Tiếp thị tổng lực tìm kiếm công trình; Đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu, thu hút nhân tài; Đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ; Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; Tích cực ứng dụng phần mềm tin học hoá toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; Lành mạnh hoá tài chính, gia tăng tốc độ cổ phần hoá tiến tới niêm yết giá trên thị trường chứng khoán; Nâng cao hơn nữa năng suất lao động và thu nhập cá nhân; Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác Đảng và các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Với hơn 40 năm, thời gian đã ghi nhận những phát triển vượt bậc của Tổng công ty Sông Đà. Từ một tập thể nhỏ bé, thụ động; ngày mới thành lập vẻn vẹn chỉ gồm 3 kỹ sư thuỷ lợi, 30 kỹ thuật viên trình độ trung cấp, 40 kỹ thuật viên sơ cấp, 1 chuyên gia địa chất, 1 trắc đạc và mấy trăm công nhân lao động . . . Nhưng ngày nay Tổng Công ty Sông Đà đã thực sự lớn mạnh kể cả lượng và chất. Hiện nay Tổng Công ty có một đội ngũ CBCNV với gần 30 nghìn người trong đó hơn 5000 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và trình độ cao. Từ một cơ ngơi gần như không có gì thời kỳ "hậu Sông Đà", chỉ sau hơn 10 năm Tổng Công ty đã trở thành một trong những đơn vị có vốn tài sản vào loại lớn trong ngành xây dựng, có doanh thu hàng năm từ 4.000 - : - 5.000 tỉ đồng, có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt từ 20 -:- 30%/năm. Thu nhập .của CBCNV trong Tổng công ty không ngừng được cải thiện, hệ thống phúc lợi xã hội như bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, an ninh, giáo dục, đầu tư chiều sâu cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được đầu tư thích đáng và hiệu quả.
Ngày nay, nhắc đến truyền thống vẻ vang của Tổng Công ty Sông Đà trước hết phải nói đến nét truyền thống đặc trưng cơ bản, đó là:
- Truyền thống lao động dũng cảm, cần cù, thông minh và sáng tạo.
- Truyền thống trung thực, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của mọi tập thể và cá nhân trong từng đơn vị và toàn Tổng Công ty. Đây là nguồn gốc cơ bản để tạo nên sức mạnh của Tổng Công ty qua nhiều thế hệ.
- Truyền thống về tình cảm và sự quan tâm sâu sắc, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, giữa tập thể và cá nhân, giữa mọi CBCNV của Tổng Công ty Sông Đà qua nhiều thế hệ, giữa Tổng Công ty Sông Đà với đồng đội và nhân dân các địa phương trong cả nước.
- Truyền thống thi đua yêu nước luôn vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
- Truyền thống say mê học tập, nghiên cứu, không ngừng vươn lên, nâng cao trình độ về mọi mặt, làm chủ mọi công nghệ, thiết bị tiên tiến.
Truyền thống đó còn là sự ghi nhớ, lòng biết ơn với những người vì Tổ quốc, vì sự nghiệp xây dựng đã anh dũng hy sinh. Trên thực tế trong nhiều năm qua, Tổng Công ty đã góp phần chia sẻ khó khăn đối với nhiều địa phương bằng những việc làm thiết thực như xây dựng trường học tặng con em đồng bào dân tộc các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum... Đồng thời lập nhiều quĩ từ thiện như: Quỹ từ thiện ủng hộ đồng bào bị băo lụt, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ tình nghĩa đồng nghiệp Sông Đà, Quỹ vì sự tiến bộ của phụ nữ Sông Đà, Quỹ vì trẻ thơ Sông Đà ... Ngoài ra Tổng công ty nhận phụng dưỡng suốt đời 10 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Về khen thưởng: Với nỗ lực của CBCNV của TCT Sông Đà trong những năm qua Tổng công ty Sông Đà đã nhận nhiều danh hiệu cao quí của Đảng và Nhà nước trao tặng; Trong đó TCT Sông Đà là doanh nghiệp XD đầu tiên vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, 2 lần được tặng Huân chương Hồ chí Minh, 1 huân chương độc lập hạng nhất, 1 huân chương độc lập hạng nhì; 2 tập thể Anh hùng lao động là Công ty Sông Đà 9, Công ty Sông Đà 10; 12 cá nhân đạt danh hiệu anh hùng lao động và nhiều danh hiệu cao quí tặng cho các tập thể, cá nhân khác
Với những thành tích đã đạt được, tập thể CBCNV Tổng Công ty, các đơn vị thành viên và các cá nhân đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, CNV TCT Sông Đà đã được Đảng, Nhà nước khen thưởng các danh hiệu:
- Danh hiệu Anh hùng Lao động: 4 tập thể và 13 cá nhân.
- 2 Huân chương Hồ Chí Minh cho CBCNV TCT Sông Đà.
- 3 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 4 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 6 - Huân chương Độc lập hạng Ba cho các tập thể.
- Huân chương Lao động hạng Nhất cho 9 tập thể và 11 cá nhân.
- Huân chương Lao động hạng Nhì cho 16 tập thể và 25 cá nhân .
- Huân chương Lao động hạng Ba cho 76 tập thể và 132 cá nhân.
- Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ liên tục từ năm 1996 đến năm 2008.
- Và nhiều danh hiệu cao quý khác.
TCT Sông Đà với gần 50 năm xây dựng và phát triển, gắn liền với sự phát triển ngành xây dựng của đất nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay TCT Sông Đà mong muốn hợp tác liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để cùng nhau phát triển, xây dựng tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam với TCT Sông Đà làm nòng cốt ngày càng phát triển vững mạnh, xây dựng thương hiệu “Sông Đà” vững mạnh, xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong ngành xây dựng Việt Nam.
Nhưng vinh dự luôn đi kèm với trách nhiệm, vinh dự càng lớn thì trách nhiệm càng nặng nề bởi giờ đây nhiệm vụ và thách thức đòi hỏi CBCNV Tổng công ty Sông Đà phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa. Đó vừa 1à quy luật tất yếu của sự phát triển đồng thời cũng là danh dự, phẩm giá của mỗi chúng ta. Vì vậy trong mỗi chúng ta những người Sông Đà phải nhận thức thật sâu sắc trong mọi suy nghĩ và hành động của mình để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vì sự phồn vinh của Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.
II. Quá trình hình thành và phát triển của TCT Sông Đà:
Tổng Công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 01 tháng 06 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà, sau đổi thành Công ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà với nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà có công suất 110MW. Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thuỷ điện Việt Nam.
Từ năm 1979 – 1994, Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên Sông Đà - một công trình thế kỷ. Chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng Công ty xây dựng Thuỷ điện Sông Đà.
Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCCB của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Tổng Công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng Công ty 90 với tên gọi là Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà và ngày 11 tháng 03 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-Bộ Xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng Công ty Sông Đà.
Có thể nói, lịch sử phát triển của Tổng Công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thuỷ điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng Công ty đã và đang thi công. Đó là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà (110MW), Hoà Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Yaly (720 MW), Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342 MW), Sơn La (2.400 MW)…; Đường dây 500KV Bắc – Nam; Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân…
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng Công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ điện. Từ một đơn vị nhỏ chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay Tổng Công ty Sông Đà đã phát triển với nhiều đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau: Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông, kinh doanh điện thương phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Với đội ngũ CBCNV lành nghề và giàu kinh nghiệm, với năng lực xe máy, thiết bị hiện đại, tiên tiến, Tổng Công ty Sông Đà luôn hoàn thành các công trình công trình được Nhà nước giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Năm 2000 Tổng Công ty đã nghiên cứu và triển khai đầu tư một loạt các nhà máy thuỷ điện với qui mô vừa và nhỏ, các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, các khu đô thị và công nghiệp… Đó là các nhà máy thuỷ điện Ry Ninh II (8,1MW), Nà LơI (9,3 MW), Cần Đơn (80MW), Nậm Mu (15MW), Sê San 3A (100MW), Nậm Chiến (220MW), Sekaman 3 (300MW)…, Nhà máy thép Việt – ý (250.000 tấn/năm), Nhà máy xi măng Hạ Long (2,2 triệu tấn/năm), Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì… Đến nay, các nhà máy như thuỷ điện như: Ry Ninh 2, Nà Lơi, Thác trắng, IaKrongdou, Nậm Mu, Cần Đơn, Nhà máy thép Việt – ý đã đi vào hoạt động góp phần tăng đáng kể tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty.
Tổng Công ty Sông Đà cũng là đơn vị tiêu biểu, luôn dẫn đầu các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng hàng năm về các mặt: Tổng giá trị SXKD, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội. Tổng công ty luôn chú trọng và đi đầu trong việc đổi mới trang thiết bị thi công, đổi mới công nghệ, cũng như phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái; Đồng thời luôn thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tập thể CBCNV Tổng Công ty là một khối thống nhất, tổ chức Đảng, Đoàn thể trong sạch, vững mạnh toàn diện. Tổng Công ty còn là đơn vị tiêu biểu trong quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, luôn luôn quan tâm đến công tác an toàn lao động và chăm lo tới đời sống CBCNV.
Về tổ chức của Tổng Công ty: tháng 12 năm 2005 Bộ xây dựng có quyết định chuyển Tổng Công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ – Công ty Con. Về cơ cấu tổ chức hiện tại của Công ty Mẹ gồm: Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc (gồm: 3 văn phòng đại diện, 12 Phòng Ban, 16 Ban quản lý, Ban điều hành và 1 trường cao đẳng nghề Sông Đà). Hiện tại, TCT có 27 công ty Con, 16 công ty Liên kết và 33 công ty cổ phần do các công ty Con đầu tư góp vốn điều lệ.
III. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề:
Từ một đơn vị chỉ chuyên về thi công xây lắp thủy điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã trở thành nhà thầu chuyên nghiệp với nhiều công trình dự án và trở thành nhà đầu tư lớn các lĩnh vực SXCN, đầu tư kinh doanh bất động sản và dịch vụ khác,... là một trong những Tổng công ty hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và nước ngoài, trong nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau như:
Xây lắp:
Các công trình thủy điện, thủy lợi: Xây dựng các nhà máy thủy điện, các công trình thủy nông, các công trình thủy lợi: trạm bơm, đê, kè, kênh đập..
Các công trình đường dây truyền tải điện và trạm biến áp; hệ thống điện công nghiệp và dân dụng.
Xây lắp các công trình thuộc lĩnh vực bưu điện, viễn thông.
Các công trình công nghiệp: lắp dựng nhà xưởng, xây dựng các nhà máy công nghiệp sản xuất xi măng, thép, giấy, dệt, đường, vật liệu chịu lửa.
Các công trình dân dụng: nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn, chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, trung tâm văn hoá thể thao, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng, ...
Các công trình cơ sở hạ tầng và giao thông: các công trình ngầm, san nền, xử lý và gia cố nền móng, xây dựng các công trình giao thông theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
Các hệ thống thoát nước, chống thấm và xử lý nước.
Gia công cơ khí và lắp máy
Sản xuất kinh doanh công nghiệp:
Sản xuất điện thương phẩm.
Sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, thép, gạch, ...
Sản xuất kết cấu thép
Sản xuất bê tông và các cấu kiện bê tông đúc sẵn
thác và kinh doanh: cát, đá, sỏi và vật liệu xây dựng khác.
Sản xuất và gia công hàng may mặc, vỏ bao xi măng.
Đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp.
Các ngành nghề kinh doanh khác:
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ xây dựng; tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Tư vấn thiết kế xây dựng.
khẩu lao động: Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Vận tải đường thủy và đường bộ.
Nghiên cứu đào tạo: thuộc các lĩnh vực: xây dựng, giao thông, công nghiệp, công nghệ thông tin.
Và nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ khác như: dịch vụ tài chính, tin học,...
IV. Năng lực của TCT Sông Đà
a. Năng lực về Tài chính:
Về cơ sở vật chất: Tính đến 30/6/2009, tổng tài sản đạt 31.000 tỷ đồng, gấp 15,1 lần so với thời điểm 31/12/1999 (2.049 tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu đạt trên 7.000 tỷ đồng, gấp 28 lần so với thời điểm 31/12/1999 (260 tỷ đồng).
Một số chỉ tiêu Kinh tế chủ yếu của TCT Sông Đà năm 2008:
Tổng giá trị tài sản: 26.893 tỷ đồng
Tổng giá trị SXKD: 18.510 tỷ đồng
Doanh thu: 10.620 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế: 811 tỷ đồng
Nộp ngân sách: 730 tỷ đồng
Thu nhập bình quân: 3.3 triệu đồng
Tổng mức đầu tư: 7.517 tỷ đồng
b. Năng lực về công nghệ thiết bị:
Tổng Công ty Sông Đà liên tục đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ, kỹ sư cũng như tay nghề của công nhân và năng lực xe máy, thiết bị. Hàng chục dự án đầu tư nâng cao năng lực xe máy, thiết bị đã được thực hiện. Hiện tại, Tổng Công ty Sông Đà có một dàn xe máy, thiết bị hiện đại được nhập từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, Phần Lan, Mỹ… Đặc biệt, trong lĩnh vực thi công công trình ngầm, Tổng công ty là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng các thiết bị hiện đại như máy khoan hầm và máy khoan néo anke của hãng ATLAS COPCO (Thụy Điển), TAMROCK (Phần Lan), máy phun vẩy bê tông của hãng ALIVA (Thuỵ Sĩ), máy khoan ngược ROBBINS của hãng ATLAS COPCO ( Mỹ)…
TCT Sông Đà luôn ứng dụng các công nghệ thi công, sản xuất hiện đại, tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như: thi công đập thủy điện, thi công bê tông, thi công các công trình ngầm và các nhà máy sản xuất công nghiệp như thép, xi măng vv…
c. Công tác phát triển, đào tạo nguồn nhân lực
Có thể nói nguồn lực con người luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của TCT Sông Đà. Ngay từ khi thành lập đến nay, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã luôn được lãnh đạo TCT đặc biệt quan tâm. Gần 50 năm qua cùng với sự phát triển của TCT, thì đội ngũ cán bộ của TCT cũng không ngừng phát triển và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, TCT Sông Đà có gần 80 đơn vị thành viên, với gần 30.000 CBCNV có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, vận hành và tổ chức thi công xây dựng. Trong đó, tổng số Cán bộ khoa hoc – nghiệp vụ là 8.344 người, trong đó: trên đại học là 91 người, đại học là 5.412 người, cao đẳng 857 người, trung cấp 1.732 người, chuyên viên 51 người, sơ cấp – cán sự là 201 người. Tổng số công nhân kỹ thuật là 19.265 người, với trên 6.000 công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề từ bậc 4 trở lên.
Tổng công ty đã cử 158 đồng chí cán bộ, đảng viên đi học bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị. Bên cạnh đó, Tổng Công ty rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, công nhân có trình độ quản lý, kỹ thuật thực hành ở trong nước cũng như ở nước ngoài, như: Cử cán bộ đi nước ngoài học tập dài hạn (7 người), trên 1.000 lượt cán bộ được cử đi học tập ngắn hạn theo chương trình hợp tác của các trường đại học trong nước với các trường đại học nước ngoài; cử hàng trăm công nhân đi học sử dụng thiết bị, công nghệ mới ở nước ngoài...; Tổng công ty đã tổ chức các khoá đào tạo mới và đào tạo nâng cao cho trên 4.200 lượt cán bộ, kỹ sư các ngành kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý...; Hiện nay Tổng công ty có 02 trường cao đẳng dạy nghề cho công nhân, hàng năm cung cấp cho Tổng công ty từ 500 đến 700 CNKT cho các công trường xây dựng, xuất khẩu lao động và cung cấp hàng trăm công nhân các nghề cho xã hội.
Hàng năm TCT đã kết hợp với một số Trường Đại học như Đại học Thủy Lợi, Đại học Xây Dựng, Đại học Mỏ - Địa chất, các học viện trong và ngoài nước để tổ chức các khóa học, hội thảo về các chuyên đề có liên quan đến các nghiệp vụ. Ngoài ra, cũng phối hợp với các Trung tâm Tiếng Anh như APOLO, LANGUAGE LINK và một số trung tâm tin học để đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ nhân viên.
Ngoài việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho CBCNV, lãnh đạoTổng công ty cùng với các tổ chức Đoàn thể tạo mọi điều kiện tốt nhất để người lao động có đời sống văn hoá, tinh thần đầy đủ, phong phú; Đặt biệt, tại các công trường thuỷ điện thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, Tổng công ty đã đầu tư xây dựng các trường học phổ thông, trường mẫu giáo mầm non cho con CBCNV và đồng bào dân tộc trong khu vực để các cháu không bị thất học. Xây dựng nhà văn hoá, các khu vui chơi công cộng, lắp dựng trạm thu sóng truyền hình,... đáp ứng những điều kiện sinh hoạt cơ bản cho người lao động.
Vì vậy, CBCNV trong TCT luôn yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền Tổng Công ty, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ tạm thời trước mắt, hăng say lao động sản xuất để góp phần vào sự phát triển bền vững Tổng Công ty.
V. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TCT SÔNG ĐÀ ĐẾN NĂM 2015.
Định hướng phát triển của TCT Sông Đà:
- Xây dựng và phát triển Tổng công ty trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cho xã hội với hiệu quả kinh tế cao; có đội ngũ cán bộ công nhân chuyên nghiệp với trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiến tiến, có tiềm lực tài chính lớn, tạo nên sức mạnh tổng hợp để cạnh tranh và phát triển thắng lợi trên thị trường trong và ngoài nước.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng: Giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm xây lắp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, nhưng tỷ trọng giá trị sản phẩm xây lắp vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Tập trung đầu tư mở rộng và phát triển thị trường trong nước, khu vực và thế giới các sản phẩm: Xây lắp, sản phẩm công nghiệp, sản xuất VLXD, tư vấn, hạ tầng, khu đô thị, khai thác chế biến khoáng sản… Trong đó, tập trung phát triển tại thị trường tại thị trường trong nước và mở rộng sang thị trường nước ngoài (Lào, Campuchia…).
- Củng cố và phát triển một số đơn vị xây lắp chuyên ngành về thủy điện, nhiệt điện, hầm giao thông trong thành phố, đủ năng lực làm Tổng thầu xây lắp các công trình thủy điện và các công trình giao thông ngầm tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Hình thành và phát triển một số Tổng công ty có qui mô và địa bàn hoạt động đa quốc gia và chuẩn bị các điều kiện về năng lực để sẵn sàng thi công xây lắp các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
- Đầu tư và hợp tác đầu tư phát triển các sản phẩm: Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, trồng cao su, các dịch vụ: Tài chính – tín dụng, bảo hiểm, du lịch sinh thái, nhà hàng, siêu thị…
- Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín của Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam, tiếp thị tìm kiếm công việc, mở rộng địa bàn hoạt động trong và ngoài nước.
VI.Lĩnh vực hoạt động
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện đường hầm, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện...
- Kinh doanh điện.
- Kinh doanh phát triển nhà ở, trụ sở cơ quan khách sạn...
- Tư vấn thiết kế xây dựng.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, thép xây dựng.
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ và vật liệu xây dựng, may mặc... - Tổ chức hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Nghiên cứu đào tạo thuộc các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp, thông tin.
- Đầu tư phát triển nguồn tài chính.
- Phòng cháy chữa cháy, khai khoáng...
- Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
VII.NHỮNG THÀNH TỰU MÀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ ĐẠT ĐƯƠC TRONG NĂM 2009:
Năm 2009, được coi là năm có tiến độ giải ngân cao nhất, khối lượng khởi công và hoàn thành các công trình xây dựng đạt mức tăng trưởng cao. Ðiều này chứng tỏ ngành xây dựng, trong đó có Tổng công ty (TCT) Sông Ðà đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Những tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những biến động về giá vật liệu xây dựng trong năm 2009 cũng như nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước phải dỡ bỏ theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO và hội nhập kinh tế khu vực (AFTA) đã ảnh hưởng quá trình sản xuất, kinh doanh của TCT Sông Ðà. Tổng Giám đốc TCT Dương Khánh Toàn cho biết: Một số dự án như dự án thủy điện Bảo Lâm đang trình Thủ tướng Chính phủ xin điều chỉnh quy hoạch, các dự án gang, thép tại Hải Phòng mặc dù vẫn đang hoạt động tốt nhưng vẫn cần xây dựng đồng bộ dây chuyền sản xuất luyện quặng thành thép để chủ động hơn nữa trong cung ứng vật liệu xây dựng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh đa ngành, TCT đang tham gia đầu tư xây dựng tuyến quốc lộ Hà Nội - Thái Nguyên theo hình thức BOT sẽ khởi công trong quý I-2010 nhưng vẫn gặp vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng. Nhiều công trình, TCT tham gia đầu tư, thi công chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết diễn biến phức tạp trong năm 2009. Ngoài ra, TCT chủ động mở rộng đầu tư xây dựng tại các nước láng giềng, đến nay đã ký 10 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Lào nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc đàm phán giá bán điện...
Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11-12-2008 của Chính phủ và chỉ thị của Bộ Xây dựng về ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, TCT Sông Ðà đã chủ động xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả, ổn định sản xuất, kinh doanh, từ đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2009. Doanh thu cả năm của TCT là 17.971 tỷ đồng, đạt 106% so với kế hoạch và tăng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận đạt 1.513 tỷ đồng/900 tỷ đồng kế hoạch đề ra, tăng 87%, nộp ngân sách 1.099 tỷ đồng/800 tỷ đồng kế hoạch, tăng 51% so với năm 2008. Nhờ hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả. TCT tạo việc làm ổn định và thường xuyên cho gần 30.000 người với mức thu nhập bình quân 4,23 triệu đồng/người/tháng, tăng 27% so với năm 2008.
Năm 2009, các đơn vị thuộc TCT Sông Ðà đã hoàn thành mục tiêu bảo đảm tiến độ và chất lượng xây lắp các công trình trọng điểm như: thủy điện Sơn La, SêSan 4... hoàn thành mục tiêu chống lũ thủy điện Xekamản 3, Nậm Chiến, SêSan 4, Bản Vẽ, Hương Sơn..., phát điện các tổ máy của thủy điện Bình Ðiền, Nậm Ngần, chính thức đưa trạm nghiền Hiệp Phước, nhà máy chính dự án xi-măng Hạ Long và nhà máy phôi thép vào sản xuất. Công tác đầu tư phát triển luôn được TCT và các đơn vị thành viên chú trọng. Hiện nay, TCT đã và đang tham gia nhiều dự án thuộc các lĩnh vực: 13 dự án thủy điện với tổng công suất 2.100 MW, trong đó bảy dự án trong nước và sáu dự án tại Lào và Cam-pu-chia; hai dự án sản xuất công nghiệp tại Hải Phòng; 12 dự án đô thị và nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Thái Nguyên... với tổng diện tích 2.027 ha; hai dự án hạ tầng giao thông và một khu công nghiệp... Ðồng thời tiếp tục ứng dụng công nghệ mới thi công bê-tông đầm lăn (RCC) tại thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành từ TCT đến các đơn vị thành viên.
Phát huy những thành tích đạt được trong năm 2009, TCT mạnh dạn, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2010, theo đó, tổng giá trị sản xuất, kinh doanh là 23.700 tỷ đồng, tăng 14% so với 2009; doanh thu 20.500 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước 1.000 tỷ đồng; lợi nhuận 1.200 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động 4,5 triệu đồng/người/tháng; giá trị đầu tư 7.600 tỷ đồng.
Ðể đạt được các mục tiêu này, theo Tổng Giám đốc Dương Khánh Toàn, TCT cần tập trung đầu tư bổ sung và huy động đủ lực lượng thiết bị và nhân lực, thi công bảo đảm mục tiêu tiến độ và chất lượng các công trình trọng điểm: Thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Hủa Na..., phát điện Tổ máy 1 thủy điện Sơn La và các tổ máy thủy điện Bản Vẽ. Riêng sản lượng điện của TCT Sông Ðà sẽ sản xuất và tiêu thụ hơn 1,6 tỷ kW giờ, góp phần vào việc bình ổn giá và bù đắp sự thiếu hụt điện năng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ðồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật công nghệ thi công mới, tiên tiến phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, ứng dụng công nghệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110762.doc