MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Chương I: Cơ sở lý luận về sản phẩm dịch vụ và sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ 5
I. Khái niệm - Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ và đặc điểm của thị trường dịch vụ 5
II. Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ quảng cáo 10
III. Vai trò của công ty chuyên môn hoá trong hoạt động quảng cáo 13
IV. Các yếu tố tạo lập nên sức cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ quảng cáo 14
Chương II: Thực trạng về sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái 29
I. Tổng quan về doanh nghiệp 29
II. Phân tích thực trạng và đánh giá chung về sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái 41
Chương III: Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010) 48
I. Tính tất yếu khách quan của việc phải nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái 48
II. Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và
Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010) 50
III. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp 59
Kết luận 60
Lời cam kết và xác nhận 62
Tài liệu tham khảo 63
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong nền kinh tế thị trường, khả năng nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu và thời cơ thị trường của doanh nghiệp rất quan trọng, nó đóng vai trò đặc biệt to lớn vào sự thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp năng động, phản ứng nhanh nhạy với mọi biến động của nhu cầu thị trường, cũng như biết phát hiện ra những nhu cầu mới, nhu cầu tiềm ẩn, thỏa mãn khách hàng tốt hơn và nhanh hơn đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ là doanh nghiệp chiến thắng trong cuộc đua giành thị trường. Hơn nữa, việc nắm bắt nhu cầu thị trường còn giúp doanh nghiệp tránh được các chi phí lưu trữ không cần thiết, tạo lợi thế cho doanh nghiệp giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh về giá của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
4.2.5. Vị thế của doanh nghiệp:
Biểu hiện cụ thể của yếu tố này là thị phần mà doanh nghiệp này chiếm lĩnh, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, bạn hàng, thậm chí cả với đối thủ cạnh tranh của mình. Đây là một tài sản vô hình đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nhân tố này được tích lũy trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nó tạo ra lợi thế to lớn cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh. Trên thị trường, doanh nghiệp có vị trí ưu thế hơn đối thủ sẽ ngày càng có khả năng mở rộng được thị phần, nâng cao doanh thu tiêu thụ, góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
5. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ quảng cáo.
5.1. Thị phần của sản phẩm:
Có thể xem xét trên hai góc độ thị phần tưong đối và thị phần tuyệt đối.
+ Thị phần tuyệt đối: là thị phần của sản phẩm của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường. Đây là một thước đo quan trọng biểu hiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh càng lớn sẽ góp phần làm tăng thị phần của doanh nghiệp đó. Thông thường thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp được so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Công thức tính:
Thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp (%)
=
Sản lượng sản phẩm của DN trên thị trường
* 100
Tổng sản lượng cung ứng trên thị trường
+ Thị phần tương đối: Bên cạnh thị phần tuyệt đối, chỉ tiêu thị phần tương đối cũng được sử dụng để so sánh khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh ngiệp đối với các doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu.
Công thức tính:
Thị phần tương đối của doanh nghiệp (%)
=
Sản lượng sản phẩm của DN trên thị trường
* 100
Sản lượng cung ứng trên thị trường của đối thủ cạnh tranh
5.2. Mức biến động thị phần của doanh nghiệp:
Trong một số trường hợp, thị phần lớn chưa chắc đã có thể kết luận rằng doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác. Thị phần cao nhiều khi là do những thành quả đã đạt được trong quá khứ đem lại (Ví dụ: như hiệu quả của hoạt động quảng cáo). Để phản ánh được sức mạnh cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp, người ta sử dụng chỉ tiêu “mức biến động thị phần”, chỉ tiêu này cho thấy rõ hơn khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, vì thời điểm ra nhập thị trường cũng như quy mô khởi điểm của các doanh nghiệp là rất khác nhau.
Mức biến động thị phần = Thị phần thời kỳ (t) - Thị phần thời kỳ (t-1)
Mức biến động thị phần tăng là kết quả phản ánh khả năng cạnh tranh cao của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng ngành và ngược lại.
5.3. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (%)
=
Lợi nhuận ròng
* 100
Doanh thu tiêu thụ
Tăng doanh thu là tiền đề để doanh nghiệp phát triển và nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp doanh thu tăng, không những không làm lợi nhuận tăng, mà thậm chí lại giảm đi do chi phí cận biên gia tăng cao hơn thu nhập cận biên. Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, khả năng cạnh tranh tốt sẽ duy trì được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ổn định và cao hơn các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Tuy nhiên, thước đo này chỉ được sử dụng để so sánh cho các doanh nghiệp cùng một ngành. Nếu so sánh các doanh nghiệp của 2 ngành khác nhau, sẽ trở nên không phù hợp do điều kiện và đặc điểm từng ngành khác nhau.
5.4. Tỷ lệ giữa chi phí Marketing / Tổng doanh thu:
Tỷ lệ chi phí Marketing
/ tổng doanh thu
=
Chi phí Marketing
* 100
Tổng doanh thu
Hiện nay chỉ tiêu này đang được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ tiêu này cần phải thận trọng. Chỉ tiêu này cao, thể hiện doanh nghiệp chi phí lớn cho hoạt động Marketing trong kỳ. Nhưng thường ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo tiếp thị, có thể phải đợi đến những giai đoạn tiếp sau mới phát huy tác dụng. Chỉ tiêu này thấp, một mặt cho thấy hoạt động Marketing của doanh nghiệp rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy bán hàng, nhưng mặt khác chi phí Marketing quá thấp có thể có ảnh hưởng xấu đến doanh thu của các kỳ sau.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỊCH VỤ
QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO
VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ THÁI
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Nhận dạng doanh nghiệp
1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
- Tên đăng ký : Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái
- Địa chỉ : Tầng 7 toà nhà Seaprodex 20 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội
- Điện thoại : 04.7762431/32 - 04.7732222
- Fax : 04.8359142
- Website : www.hathaiart.com.vn
- Email : ads@hathaiart.com.vn
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty:
Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái được thành lập ngày 12-5-2000 với tổng vốn hoạt động 10.100.000.000 VND. Là một công ty cổ phần sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông, một ngành còn mới mẻ đối với thị trường Việt Nam. Lúc mới thành lập, do vốn còn hạn hẹp, công ty phải thuê thiết bị để hoàn thành các hợp đồng đã ký kết. Sau năm đầu tiên làm ăn có hiệu quả, cán bộ trong công ty nhận thức rõ phải đầu tư mạnh để tạo chỗ đứng trên thị trường, cạnh tranh với các công ty lớn cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy, hàng loạt các trang thiết bị chuyên dùng hiện đại đã được nhập về trong thời gian qua. Cho đến nay công ty đang sở hữu một số lượng lớn trang thiết bị để thực hiện được nhiều chương trình cùng lúc. Trong 6 năm hoạt động trên thương trường chưa phải là dài đối với một doanh nghiệp, nhưng Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái đã chứng tỏ sự chuyên nghiệp, tạo chỗ đứng vững chắc và công ty tự hào là thành viên của Hiệp hội quảng cáo quốc tế IAA - một tổ chức đa quốc gia về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức này luôn cung cấp và giúp các thành viên của mình đạt tiêu chuẩn quốc tế.
1.1.2. Các lĩnh vực hoạt dộng chính:
STT
Lĩnh vực
Chi tiết
1
Tổ chức các sự kiện, hội chợ.
- Tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị chuyên ngành
- Lễ kỷ niệm, lễ khánh thành, lễ khai trương
- Tổ chức triển lãm, giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại.
2
Thiết kế, sản xuất, dàn dựng.
- Thiết kế, sản xuất biển quảng cáo tấm lớn, tấm nhỏ, các loại biển hiện.
- Thiết kế dàn dựng nội thất, triển lãm. Đăng ký, đặt chỗ quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, sản xuất băng, đĩa quảng cáo. Thiết kế dàn dựng nội dung quảng cáo.
- Thiết kế hội trường, showroom. Những show trình diễn ca nhạc, nghệ thuật chuyên nghiệp.
3
Thiết kế, in ấn
- Thiết kế Logo, làm Catalogue, ảnh quảng cáo, vật phẩm quảng cáo, tờ rơi, đề can, túi giấy…
- Các vật phẩm khác: Quà tặng, biểu tượng, biểu chương, cúp các loại.
1.2. Mô tả đánh giá các điều kiện bên trong của doanh nghiệp
Công ty đặt trụ sở chính tại tầng 7 toà nhà Seaprodex 20 Láng Hạ - Đống Đa- Hà Nội. Xưởng sản xuất biển và vật phẩm quảng cáo, địa chỉ 26A Đặng Tiến Đông - Đống Đa- Hà Nội và xưởng sản xuất nội thất tại 445 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Công ty đã nhận được giấy khen của Sở thương mại Hà Nội và bằng khen của UBND thành phố Hà Nội.
1.2.1. Tài sản cố định
Tài sản cố định hiện có tại công ty gồm:
- Một xe ôtô 4 chỗ, dùng để giao dịch và ký kết hợp đồng.
- Trang thiết bị nội thất văn phòng và 30 máy vi tính dùng để quản lý và thiết kế mỹ thuật.
- Một xe tải 6 tấn dùng để chuyên trở máy móc và trang thiết bị chuyên dùng.
- Dàn khung thép để thực hiện những chương trình lớn.
- Dàn thiết bị âm thanh ánh sáng.
- Và nhiều các trang thiết bị khác…
1.2.2. Tài sản lưu dộng
Vốn tài sản lưu động của công ty là 3 tỷ VND.
1.3. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty :
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phòng
Hành chính
Phòng
Kế toán
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Thiết kế
Xưởng
Phòng kỹ thuật âm thanh, ánh sáng
Bộ phận thiết kế, sáng tạo
Bộ phận in ấn
1.3.1. Các thành viên ban lãnh đạo
Ông Đỗ Ngọc Khương - Giám đốc truyền thông
Ông Hà Huy Mạnh - Giám đốc phát triển kinh doanh
Ông Phạm Văn Anh - Giám đốc sáng tạo
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
1.3.2.1. Bộ phận kinh doanh:
Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận này là liên hệ, tiếp xúc với khách hàng, nhằm tìm kiếm ký kết các hợp đồng, làm việc với khách hàng, sau đó bộ phận này đưa các yêu cầu của khách hàng xuống cho bộ phận thiết kế, ý tưởng để bộ phận này bắt đầu công việc của mình. Sau khi hoàn tất Market (bản thiết kế) bộ phận kinh doanh gửi một bản cho khách hàng để thống nhất công việc.
1.3.2.2. Bộ phận thiết kế, sáng tạo:
Ngay sau khi nhận được yêu cầu cầu của khách hàng, bộ phận thiết kế ý tưởng bắt đầu công việc của mình. Bộ phận này đưa ra các Market cho khách hàng của mình xem trước, sau đó có gì cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu khách hàng thì bộ phận này lại tiếp tục chỉnh sửa. Khi mẫu thiết kế của phòng thiết kế, ý tưởng đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của khách hàng, không cần chỉnh sửa gì thêm bản Market sẽ được đưa xuống cho bộ phận sản xuất, thực hiện để bộ phận này bắt đầu công việc của mình.
1.3.2.3. Bộ phận in ấn:
Bộ phận này thực hiện công việc cuối cùng là in ấn, dựa trên các bản Market do bộ phận thiết kế ý tưởng gửi xuống. Các Market sẽ được in ra nhiều bản để tiện cho các bộ phận hoàn thiện công việc của mình. Cũng tại bộ phận này các giấy mời, câu khẩu hiệu, chữ, hình ảnh, sẽ được cắt và in rồi lại được tiếp tục chuyển xuống xưởng sản xuất thực hiện.
1.3.2.4. Bộ phận sản xuất thực hiện:
Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến việc chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho các buổi trình diễn, các sự kiện… như dựng khung sân khấu, trang trí sân khấu, dán chữ, dựng khung thép, dựng bảng, dán vẽ hình ảnh… ở giai đoạn này cũng có sự phối hợp của phòng kỹ thuật âm thanh, ánh sáng để hoàn thiện chương trình.
1.3.2.5. Bộ phận kế toán:
Bộ phận này chịu trách nhiệm tổng kết các kết quả kinh doanh, thu chi, lời lãi của công ty. Các giao dịch với ngân hàng, quyết toán các chi phí, các khoản tạm ứng cho cán bộ, công nhân viên trong công ty đi công tác. Cuối mỗi tháng bộ phận này có trách nhiệm lên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, lên bảng lương cho các thành viên trong công ty v.v… Cuối mỗi kỳ kinh doanh bộ phận kế toán đưa ra các báo báo định kỳ về hoạt động kinh doanh của công ty, để từ đó có cơ sở đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3.2.6. Bộ phận hành chính:
Thực hiện các công việc hành chính trong công ty, giao dịch với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.3.3. Quy trình tổ chức một sự kiện, thiết kế một gian hàng triển lãm.
Thu thập dữ liệu
(Báo, tạp chí, mối quan hệ...)
Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Lựa chọn đối tượng mục tiêu
Phòng
Kinh doanh
Liên hệ
Phòng
Thiết kế
Gặp gỡ khách hàng
Ký kết hợp đồng sơ bộ
Gửi Market cho khách hàng
Thống nhất ý kiến
(Hay chỉnh sửa lần cuối)
Thiết kế Market
Phòng
Kinh doanh
Thực hiện theo Market
1.4. Công tác nhân sự
1.4.1. Công tác tuyển dụng đào tạo
Đối với công tác tuyển dụng đào tạo: Công ty có công tác tuyển dụng theo nhu cầu kinh doanh, chú trọng tuyển mộ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, yêu nghề quảng cáo, có mong muốn làm việc lâu dài tại Công ty. Đối với cán bộ quản lý yêu cầu có trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của công việc mà công ty có tiêu chuẩn tuyển dụng cho vị trí đó. Công ty tuyển dụng công nhân với yêu cầu về trình độ văn hoá, tay nghề kỹ thuật nhất định phù hợp với đòi hỏi của công việc, sau đó đào tạo theo hình thức đào tạo trực tiếp, đáp ứng nhanh và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Công ty cũng chú trọng việc gửi lực lượng lao động có trình độ đi học cao hơn để nâng cao trình độ đáp ứng được nhu cầu biến động của nhu cầu về lao động.
1.4.2. Cơ cấu nhân viên các phòng trong công ty:
Chỉ tiêu
Phòng
Số lao động
Tỷ lệ %
Phòng kinh doanh
10
22.22
Phòng kế toán
4
8.89
Phòng hành chính
5
11.1
Phòng kỹ thuật
5
11.1
Phòng thiết kế
4
8.89
Xưởng
17
37.8
Tổng số cán bộ công nhân viên
45
100%
Với mục tiêu cung ứng dịch vụ là chính, là một công ty đang trong giai đoạn phát triển với tổng số nhân viên là 45 người. Trong đó công nhân sản xuất và cán bộ kỹ thuật là 22 người tương ứng chiếm 48.9%, còn cán bộ nhân viên hành chính, kinh doanh chiếm tỷ lệ còn lại. Xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất nhỏ nên cơ cấu phòng ban hành chính sự nghiệp như đã nêu trên cũng rất đơn giản, các phòng ban đều đảm nhận chức năng nhiệm vụ tổng hợp (đối với doanh nghiệp vừa và lớn thì chức năng nhiệm vụ đó có thể phân chia cho phòng ban khác).
1.4.3. Chế độ lương, thưởng, đãi ngộ.
Tuỳ từng bộ phận, cũng như khối lượng công việc của mỗi phòng mà nhân viên trong công ty có mức lương khác nhau. Trong đó thấp nhất là 1,5 triệu VNĐ và cao nhất là 10 triệu VNĐ. Ngoài lương chính, công ty còn áp dụng chế độ tiền công cho công nhân dưới phân xưởng trong các đợt phải đi công tác xa.
Các cán bộ hay công nhân viên khi đi làm công tác xa, đều được nhận những khoản phụ cấp tạm ứng. Mọi chi phí phát sinh đều được thanh toán sau khi kết thúc đợt công tác, nếu có biên lai, hay giấy tờ hợp lệ.
2. Mô tả, đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Thị trường:
Tập trung chủ yếu vào đoạn thị trường các tỉnh phía Bắc.
2.2. Đối thủ cạnh tranh:
Các Công ty chuyên về tổ chức sự kiện, tổ chức triển lãm, quảng cáo.
2.3. Khách hàng:
Là các tổ chức hay các doanh nghiệp lớn muốn quảng bá hình ảnh công ty mình trên thị trường thông qua các sự kiện hay triển lãm lớn…
2.4. Quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước:
Nhà nước đã có những văn bản quy định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các công ty quảng cáo trên thị trường Việt Nam đối với các loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể cũng như trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với những hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi quyền hạn của mình.
Cụ thể là Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001. Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo.
3. Mô tả và đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua.
Bảng doanh thu các năm qua:
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu (Tỷ VND)
2003
3.16
2004
3.63
2005
4.17
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công ty khoảng 15%. Các con số được đưa ra trong bảng này chỉ là mức tương đối và chưa thể phản ánh được hết mức tăng trưởng của công ty trong các năm vừa qua. Việc đưa vào lợi nhuận của các năm cũng chưa thể phản ánh được hết toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, vì trong giai đoạn đầu công ty đã đầu tư rất lớn vào máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật và phải trong dài hạn mới có thể thu hồi được.
Việc doanh thu tăng mạnh trong các năm gần đây cho thấy công ty đang ngày càng, ký kết được những hợp đồng có giá trị lớn, cũng như khối lượng các công việc được ký kết trong hợp đồng ngày càng tăng.
4. Mô tả đánh giá về tình hình hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp thời gian qua:
4.1. Một số công việc tiêu biểu đã thực hiện
4.1.1. Tổ chức, sự kiện, hội chợ:
- Tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp
- Tổ chức hội chợ thương mại Hà Nội tháng 10 hàng năm.
- Tổ chức hội chợ thương mại Tour de France.
- Tổ chức hội chợ triển lãm mạng lưới các thành phố lớn Châu Á (NMC21)
- Tổ chức hội chợ tiêu chuẩn Quốc tế ISO cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Tổ chức hội chợ triển lãm liên kết các tỉnh bạn. Ví dụ: tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Thái Nguyên…
- Tổ chức hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao.
4.1.2. Thiết kế, dàn dựng biển quảng cáo tấm lớn, tấm nhỏ, gian hàng triển lãm:
- Thiết kế hệ thống biển quảng cáo cho đại lý TOYOTA.
- Thiết kế hệ thống biển chỉ dẫn cảng hàng không sân bay Nội Bài.
- Thiết kế quảng cáo cho Trung tâm điện tử NANO.
- Thiết kế biển quảng cáo cho Siêu thị điện máy.
- Thiết kế quảng cáo cho Trung tâm TOSHIBA CENTER.
- Thiết kế quảng cáo cho gian hàng Trung tâm thương mại MACHINCO.
- Thiết kế quảng cáo cho Công ty KOREA HYDRO NUCLEAR POWER.Co.Ltd.
- Thiết kế biển quảng cáo cho Công ty liên doanh kính nổi Việt Nam.
- Thiết kế biển quảng cáo cho thuốc bổ mắt GALEPO, EXTRA.
- Thiết kế biển quảng cáo cho máy bơm nước dân dụng- công nghiệp (VFG), HANIL.APT, LTD.
- Thiết kế biển quảng cáo cho NAGAKAWA (điều hoà-tủ đông-điện gia dụng).
- Thiết kế biển quảng cáo cho thiết bị nhà bếp cao cấp ITALY FABER.SENA Việt Nam.
- Thiết kế gian hàng quảng cáo cho công ty TNHH ELECTROLUX Việt Nam
- Thiết kế biển các công ty điện tử: LG, SAMSUNG, TCL.
- Thiết kế biển quảng cáo cho các công ty bia: HALIDA BEER, TIGER BEER.
- Thiết kế biển cho Ngân hàng Phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Thiết kế biển quảng cáo cho công ty SUZUKI.
4.2. Đánh giá về tình hình hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp trong thời gian qua:
4.2.1. Nhận thức của doanh nghiệp
Trong vòng 6 năm có mặt trên thị trường như là một công ty đi đầu trong tổ chức sự kiện và trưng bày triển lãm. Các cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức rõ, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được mức độ chuyên nghiệp cao, đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng, chứ không phải đơn thuần là hoàn thành công việc. Các cán bộ công nhân viên trong công ty cũng hiểu rằng mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, khi có ngày càng nhiều các công ty đầu tư vào lĩnh vực này. Không chỉ có vậy, các hợp đồng đã được ký kết còn cho thấy rằng những mối quan hệ có được khi hoàn thành các hợp đồng trước kia là thực sự quan trọng, trong việc kiến tạo được những khách hàng tin cậy, cũng như tạo những khách hàng tiềm năng cho công ty.
Với những thách thức đã đề cập, Ban lãnh đạo công ty đã và đang tập trung rất mạnh vào khâu Marketing, cũng như quảng bá chính hình ảnh của công ty mình trên thị trường.
4.2.2. Mức độ đầu tư
Trong thời gian qua, công ty vẫn từng bước đầu tư mới trang thiết bị phục vụ cho những kế hoạch dài hạn. Phải kể đến là đầu tư mua một xe tải 6 tấn để chở trang thiết bị, giảm thiểu cho công ty một khoản chi phí rất lớn nếu phải thuê ngoài khi thực hiện các hợp đồng ở tỉnh xa.
Và dàn âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp phục vụ cho các hợp đồng lớn, nhỏ tránh việc phải thuê ngoài như khi mới thành lập, tạo điều kiện chủ động và thuận tiện.
Với những thành công đã đạt được, công ty đang tiếp tục đầu tư để hiện đại hoá số trang thiết bị của công ty. Đặc biệt phải kể đến là kế hoạch đầu tư vào dàn vi tính của phòng kỹ thuật, hay đầu tư vào các máy móc trang thiết bị của phòng thiết kế.
Việc đào tạo các nhân viên cũng được diễn ra thường xuyên với sự giúp đỡ trực tiếp của các cán bộ có kinh nghiệm.
5. Chiến lược và chính sách của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái.
5.1. Về mặt hàng kinh doanh
Chiến lược sản phẩm được công ty đặc biệt quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong phạm vi khả năng có thể, công ty đã áp dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Những sản phẩm đang được thực hiện ở công ty như:
- Tổ chức các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh, thông thường công ty đứng ra làm môi giới quảng cáo cho các hãng quảng cáo nước ngoài. Tuy nhiên công ty cũng dựng băng hình trong một số trường hợp nếu khách hàng có yêu cầu, trong cả hai trường hợp công ty đều hưởng phí hoa hồng từ khách hàng là 10% / tổng giá trị đơn đặt hàng.
- Quảng cáo trên phương tiện in ấn: Công ty có tạp chí riêng là tờ “Thông tin quảng cáo”, tuy nhiên cũng có những hãng uỷ nhiệm cho Công ty mua lại những trang trắng của các tờ báo nổi tiếng như: Hà Nội mới, Thời báo kinh tế, Việt Nam News… công ty cũng thực hiện in lịch khổ lớn.
- Quảng cáo biển tấm lớn ngoài trời: Đây là loại hình quảng cáo chiếm ưu thế lớn nhất trong các loại hình quảng cáo ở Công ty . Hiện nay, ở Việt Nam đang thịnh hành nhiều loại biển quảng cáo ngoài trời như biển tôn có đèn rọi, hộp đèn Neonsign, bảng điện tử… Việc lắp đặt các loại biển quảng cáo này hoàn toàn không đơn giản, nhưng Công ty đã tỏ ra năng động trong việc kinh doanh dịch vụ quảng cáo này.
- Quảng cáo trên các phương tiện giao thông vận tải: Nắm bắt được ưu điểm của loại hình quảng cáo này, công ty đã không ngừng đầu tư phát triển. Cho đến nay công ty đã quảng cáo các sản phẩm như: LG, SAMSUNG, OMO… cũng như quảng cáo trên các toa tầu, như tầu Thống Nhất, tầu Hà Nội-Hải Phòng, tầu Hà Nội-Lào Cai…
- Tổ chức hội chợ triển lãm: Công ty là một trong số không nhiều các công ty được cấp Giấy phép tổ chức các Hội chợ triển lãm chuyên ngành tại Việt Nam. Sự kiện đáng kể nhất là Hội chợ thương mại Quốc tế (Việt Nam -Expo) diễn ra hàng năm. Có thể nói đây là hội chợ thu hút nhiều công ty nước ngoài nhất, hội chợ đã mở ra nhiều triển vọng phát triển quan hệ hợp tác quốc tế tại Việt Nam.
Tất cả những loại hình dịch vụ mà công ty thực hiện trên đây, minh họa cho chiến lược đa dạng hoá sản phẩm của công ty, theo mô hình cặp sản phẩm thị trường.
5.2. Về chiến lược định giá sản phẩm:
Không giống như những sản phẩm vật chất thông thường, định giá bán ra có đầy đủ các yếu tố hữu hình để căn cứ. Đối với sản phẩm dịch vụ mà công ty đang kinh doanh ngoài những yếu tố vật chất cấu tạo nên sản phẩm, để đánh giá còn nhiều yếu tố vô hình không thể định lượng được, do vậy việc định giá cho mỗi sản phẩm dịch vụ thực chất chỉ là sự đàm phán, thoả thuận trong từng trường hợp, đối với mỗi sản phẩm cụ thể giữa các bên. Nhận thức được điều này công ty đã áp dụng chiến lược định giá linh hoạt để xác định giá cho mỗi sản phẩm cụ thể, và áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Có hai đối tượng khách hàng chính của công ty là khách hàng truyền thống và khách hàng không truyền thống. Với khách hàng truyền thống công ty sử dụng chính sách giá, giữ khách. Còn khách hàng không truyền thống công ty sử dụng chính sách giá thu hút và dần dần chuyển thành khách hàng quen. Đối với khoản hoa hồng dành cho môi giới hiện nay theo quy định của Nhà nước, mức này là 3% / tổng giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, việc trả mức hoa hồng cao hơn cho người môi giới là công cụ thể thu hút khách hữu hiệu thông qua môi giới. Tuy rằng mức áp dụng với khách hàng có thể cao hơn. Công ty cũng cần phải quan tâm tới mức hoa hồng của đối thủ cạnh tranh dành cho môi giới là bao nhiêu để quyết định mức hoa hồng của mình tạo ra mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa môi giới và công ty.
5.3. Về chính sách phân phối của công ty
Xuất phát từ đặc tính của sản phẩm dịch vụ khác với các sản phẩm khác thông thường. Việc tổ chức và hoạt động của kênh phân phối khác biệt hẳn so với kênh phân phối hàng hoá. hiện nay công ty chủ yếu thực hiện kênh phân phối trực tiếp. Trong quá trình cung ứng dịch vụ có nhiều bên tham gia tạo thành một kênh quảng cáo hữu hiệu.
5.4. Về chính sách xúc tiến của công ty
Do có thế mạnh trong lĩnh vực quảng cáo hội chợ nên công ty đã thực hiện các biện pháp giao tiếp khuếch trương một cách thuận tiện. Hoạt động khách hàng đóng vai trò quan trọng trong chính sách giao tiếp của công ty. Với đặc thù là kinh doanh sản phẩm dịch vụ nên việc giao tiếp với khách hàng đòi hỏi một sự khéo léo tế nhị, phải nắm vững về yếu tố kỹ thuật, giá cả… Nói cách khác người làm nhiệm vụ giao tiếp với khách hàng phải là người có hiểu biết toàn diện về công ty của mình cũng như thị trường và khách hàng. Nhân viên của công ty không chỉ dừng lại ở đó mà phát triển những mối quan hệ lâu dài với khách hàng tạo cho họ ấn tượng tin cậy và cảm giác giúp đỡ. Trên góc độ mối quan hệ trong kinh doanh là một lợi thế của công ty.
Công ty đã thực hiện một quan hệ quần chúng có lựa chọn, định hướng vào các nhà kinh doanh. Tạo một hình ảnh tốt trong giới doanh nghiệp. Thông qua hội chợ triển lãm bằng việc in ấn các tờ rơi công ty đã quảng cáo cho mình. Đặc biệt là hàng năm, trước khi diễn ra những hội chợ quốc tế, công ty thường có những băng rôn quảng cáo trên khắp các đường phố lớn. Mặt khác công ty cũng dành một số gian hàng trong hội chợ để quảng cáo cho mình. Công ty còn có những chương trình quảng cáo qua chương trình truyền hình thương mại, Tạp chí thương mại, tạp chí thông tin quảng cáo và tờ thông tin quảng cáo ảnh. Bên cạnh những hoạt động trên công ty còn đánh giá cao việc quảng cáo qua thư chào hàng, điện thoại… Việc tài trợ cho các cuộc thi cũng là hình thức quảng cáo của công ty, Công ty là đơn vị đồng tài trợ cho cuộc đua xe đạp, cuộc thi người đẹp thể thao hàng năm.
Tuy nhiên, công tác tổ chức các hoạt động xúc tiến của công ty còn nhiều hạn chế, công ty chưa chú trọng đến việc nghiên cứu và xây dựng các chiến lược xúc tiến có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010).docx