MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần 1: Tổng quan chung về công ty cổ phần vận tải và xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 3
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1.1. Giới thiệu sơ lược 3
1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 3
2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Công ty 7
2.1. Chức năng 7
2.2. Nhiệm vụ 8
3. Ngành nghề kinh doanh 8
4. Đặc điểm kinh tế _ kĩ thuật của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà 12
4.1. Đặc điểm mặt hàng gạo của công ty 12
4.2. Đăc điểm vốn cố định của doanh nghiệp 14
4.3. Vốn điều lệ của Công ty sau khi cổ phần hóa 17
4.4. Đăc điểm lao động và trình độ lao động của doanh nghiệp 18
4.5. Đăc điểm máy móc thiết bị -nguyên nhiên vật liệu sản xuất và tiêu thụ gạo của công ty 20
Phần 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần xây dựng và chế biên lương thực Vĩnh Hà 26
1. Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà 26
1.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi doanh nghiệp cổ phần hóa 26
1.2. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi doanh nghiệp cổ phàn hóa 28
2. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà 32
2.1. Tổng quan chung về thị tr ường tiêu thụ sản phẩm của công ty 32
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 33
2.3. Các thành tựu đã đạt được trong công tác tiêu thụ thụ sản phẩm: 35
3. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà. 36
3.1 Phân tích tình hình thực hiện hoạt động tiêu thụ Gạo của công ty Vĩnh Hà 36
3.2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thu gạo của sản phẩm. 45
Phần III: Giải pháp để thuc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty Cổ phần vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 50
1. Mục tiêu phương hướng của công ty trong giai doạn mới 50
2. Một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ gạo của công ty cổ phần xây dựng và chế biên lương thực vĩnh hà 52
Kết luận 72
Tài liệu tham khảo 73
77 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm gạo, sữa đậu nành và bia cũng tăng theo từng năm.
Ngoài doanh thu từ các mặt hàng chính công ty còn có một khoản lợi nhuận thu về các hoạt động dich vụ khác: Ví dụ như dịch vụ vận tải, dịch vụ xây dựng, dịch vụ cho thuê kho tàng, nhà xưởng đất đai, dịch vụ thủy sản Đây chính là nguồn thu không nhỏ đóng góp vào tổng doanh thu của công ty Vĩnh Hà
Bảng 15: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2003_2008
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tổng doanh thu
Tr.đ
103.063
142.702
151.569
151.000
290.000
410.000
2. Mặt hàng
- Gạo :
+ Sản lượng tiêu thụ
+ Doanh thu
Tấn
Tr.đ
27.000
56.685
28.000
78.486
28.500
83.363
29.300
83.050
30.180
159.500
34.430
225.500
- Sữa đậu nành :
+ Sản lượng tiêu thụ
+ Doanh thu
Lít
Tr.đ
240.000
20.613
250.000
28.540
270.000
30.314
295.000
30.200
620.000
58.000
654.000
82.000
- Bia :
+ Sản lượng tiêu thụ
+ Doanh thu
Tấn
Tr.đ
270.000
15.460
280.000
21.405
280.000
22.735
285.000
22.650
300.000
43.500
324.000
61.500
- Doanh thu từ các hoạt động khác.
Tr.đ
10.306
14.270
15.157
15.100
29.000
41.000
3. Tổng nguồn vốn hoặc VĐL sau CP.
Tr.đ
60.222
66.115
63.383
43.000
43.000
43.000
4. Lợi nhuận trước thuế
Tr.đ
333
29
220
500
1.100
3.800
5. Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
183
21
158,4
360
792
2.736
6. Tổng số CBCNV
Người
441
330
264
217
223
246
7. Thu nhập BQ người/tháng
Tr.đ
1,22
1,38
1,42
1.78
1.98
2.14
( Nguồn : Phòng Kinh Doanh )
Bảng 16: Tỷ trọng doanh thu mặt hàng gạo so với tất cả các mặt hàng
Năm
Doanh thu
gạo
( triệu đồng)
Tổng
doanh thu (triệu đồng)
% doanh thu
gạo (%)
2003
56.685
103.063
55.0003
2004
78.486
142.702
54.9999
2005
83.363
151.569
55.0000
2006
83.05
151
55
2007
159.5
290
55
2008
225.5
410
55
Dựa vào bảng 14 cho thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm gạo là cao nhất trong tất cả các mặt hàng vì sản phẩm sản xuất tiêu thụ chủ yếu của công ty là mặt hàng gạo. Qua bảng 15 cho thấy doanh thu mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng lớn so với tổng doanh thu của công ty và ổn định qua các năm từ 2003-2008 sấp xỉ 55% so với tổng doanh thu. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư,mở rộng sản xuất mặt hàng chủ yếu của mình là gạo để góp phần làm tăng tổng doanh thu của công ty. Trong những năm qua công ty đã chú trọng đầu tư các dây chuyền công nghệ cao để sản xuất Gạo, tổ chức công tác tốt kho bảo quản và tiến hành sản xuất Gạo trên dây truyền tiên tiến vì thế mà khối lượng sản phẩm gạo tiêu thụ ngà càng nhiều qua các năm. Hơn nữa công ty cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt công tác dich vụ sau khi bán hàng mà giá của sản phẩm gạo của công ty trên thị trường ngày một tăng. Vì thế doanh thu mặt hàng gạo của công ty từ năm 2003-2008 tăng khá mạnh từ 56.685 tấn lên đến hơn 200.000 tấn.
2.3. Các thành tựu đã đạt được trong công tác tiêu thụ thụ sản phẩm:
Một phương án khả thi bao giờ củng phải đầy đủ các luận chứng xác thực và tiết kiệm chi phí. Đó là yêu cầu mà công ty đặt ra và yêu cầu các phòng ban thực hiện.
Tại công ty vận tải_ xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, trước khi thực hiện thương vụ, các phương án đưa ra luôn đề cập tới vị thế của công ty trên thị trường, lợi thế của sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng đối với sản phẩm sữa đậu nành, về bao bì đối với sản phẩm gạo và về chất lượng với cả 3 sản phẩm, khả năng đáp ứng yêu cầu về hàng hóa và phục vụ khách hàng, dự kiến doanh thu và chi phí bán hàng... Điều này tạo ra sự chủ động của nhân viên khi bắt tay vạo thực hiện thương vụ.
Hiện tai cơ cấu tổ chức của công ty là tương đối hợp lý và phù hợp với dặc điểm kinh doanh của sản phẩm gạo, sữa đậu nành và bia hơi trên thị trường miền bắc.
Thông qua các báo cáo, các thông tintuwf các phòng ban phản hồi trong kì trước mà ban giám đốc đã có cơ sở để đưa ra chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công việc trong kì hiện tại.
Các công việc chuẩn bị phương tiện làm việc cho nhân viên, hàng hóa để gao cho khách hàng được sự quan tâm của ban giám đốc công ty. Các đưn vị đặt hàng của khách hàng (các đại lý) được cập nhật thường xuyên và thông báo cho bộ phận kho và giao nhận để họ có thể chủ động sắp xếp, vận chuyển cho khách hàng kịp thời.
Mặc dù đã thường xuyên nhận được sự hỗ chợ của ban giám đốc vế nguồn hàng xong vào những thời gian cao điểm vãn không đủ cung ứng số lượng sản phẩm ra thi trường (vì tính chất của các sanr phẩm như sữa đậu nành, bia hơi mang tính mùa vụ ) do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tiêu thụ của công ty, mức độ hoàn thành chỉ tiêu của cán bộ công nhân viên cũng như uy tín của công ty trên thị trường.
Mặc dù công ty nhận được nhiều chính sách bảo hộ cho sản phẩm sản xuất song trong quá trình quản lý lại lỏng lẻo rất dễ tạo cơ hội cho nhiều cơ sở sản xuất hàng giả lấy nhãn hiệu của công ty để hoạt động. Trong điều kiện mặt hàng bán chạy, những cơ sỏ này rất năng động ,họ làm hàng giả lấy nhãn hiệu và kiểu dáng của công ty nên việc kiểm soát đối với công ty là rất khó khăn. Điều này củng ảnh hưởng nhiều đến hoạt đông tiêu thụ và uy tín của công ty.
Chính sự nỗ lực toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nên kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vĩnh Hà trong những năm gần đây đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Bảng số liệu sau đây cho thấy tác động tích cực đó đên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
3. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà.
3.1 Phân tích tình hình thực hiện hoạt động tiêu thụ Gạo của công ty Vĩnh Hà
a: Tổng quan vế tình hình xuất khẩu gạo của cả nước
Theo số liệu của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích gieo lúa cả nước năm 2004 la 7.36 triệu ha, năng suất bình quân khoảng 4,7 tấn/ha, sản lượng cả nước ước khoảng 36 triệu tấn; trong đó vụ đông xuân chiếm 48.5%, vụ hè thu chiếm 28% và vụ mùa (chủ yếu là các tỉnh miền bắc) khoảng 23,5%. Sản lượng tăng do thời tiết thuận hòa , giá lúa luôn ở mức cao, phân nước đầy đủ , cơ cấu giống đa dạng; các địa phương đã chú trọng hơn việc xác định cơ cấu giống lúa thích hợp theo hướng sản xuất lúa hàng hóa với chất lượng cao, phục vụ xất khẩu và tiêu dùng. Các giống lúa thơm dặc sản và lúa nếp có giá trị xuất khẩu cao cũng được mở rộng diện tích.
Thực tế thị trường gạo trong nước có cạnh tranh cũng chỉ là sự canh tranh giữa các đơn vị thành viên của 2 tổng công ty, tuy nhiên do có sự điều chỉnh của nhà nước mà số lượng gạo xuất khẩu cũng như số các đơn đặt hàng đã được chỉ định cụ thể cho từng công ty.
Gạo là lương thực tiêu dùng tại chỗ của nhiều nước nhưng trong thương mại quốc tế gạo chiếm phần kém quan trọng hơn lúa mỳ rất nhiều. Lượng gạo đưa ra trao đổi trên thi trường từ 1989 đến 2005 dao động trên dưới 25 triệu tấn, chiếm 20-22% sản lượng và khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu lương thực. Xuất khẩu gạo thế giới tập chung chủ yếu tập chung ở các nước đang phát triển. Suôt nhiều thập niên qua, các nước đang phát triển chiếm từ 75-80% tổng lượng xuất khẩu gạo thế giới, những năm gần đây đã chiếm 80%, phần còn lại dưới 20% là của các nước đang phat triển. Xét theo phạm vi đại lục thì Châu xuất khẩu lớn nhất chiếm tỷ trọng trung bình 77%, tỷ trọng nhập khẩu đạt 56%. Thứ đến là châu mỹ với tỷ trọng xuất khẩu lên tới 20%, tỷ trọng nhập khẩu là 17%. Cả 3 châu còn lại là Châu Âu , Châu Phi, Châu Đại Dương chiếm khoảng 5% tổng xuất khẩu và 27% tổng nhập khẩu gạo trên toàn thế giới. Ngoài trao đổi nnooij bộ dòng gạo trên thế giới chảy lớn nhất từ Châu á sang Châu Âu khoảng gần 1 triệu tấn.
Chúng ta đã biết Thái Lan ,Mỹ, ấn Độ, là những nước xuất khẩu gạo truyền thống từ nhiều thập niên nay. Do vậy họ đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài và ổn định về thị trường và khách hàng. Gạo của các nước này là những loại đã có thương hiệu và thực chất rất chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về độ ẩm ,độ thơm cũng như về mặt bảo quản.
Việc xâm nhập và mở rông thị trường của Việt Nam trong những năm đầu gặp sự cạnh tranh quết liệt của Thái Lan. Trong những năm gần đây do tích cực mở rộng quan hệ và tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nên thị trường xuất khẩu gạo đã có những thay đổi dõ dệt theo hướng đa dạng hơn. Hiện nay Gạo của việt nam đã có mặt 40 quốc gia trên thế giới và được tiêu thụ trên các thị trường chính như ở Irap, Cu Ba, Triều tiên, Châu phi. Đây là những thị trường mà gạo của việt nam có sức cạnh tranh cao với ưu thế giá rẻ ( thậm chí cu ba còn được trả chậm) và đòi hỏi phẩm chất gạo trung bình. Còn những thị trường cao cấp với tiềm năng ngoại tệ lớn như Châu âu thì chất lượng gạo của nươc ta rất khó có thể cạnh tranh với Mỹ và Thái Lan. Trong những năm gần đây sản lượng gạo của việt nam xuất khẩu ngày càng cao, để làm được điều này tổng công ty lương thực cả 2 miền luôn chủ động sang các nước bạn tìm kiếm hợp đồng, tìm kiếm thị trường. Đặc biệt khi khai thác thị trường Châu âu loại gạo đại trà của ta không thể vào được vì không thể cạnh tranh nổi với gạo của Thái Lan hay Mỹ. Do đó chúng ta chỉ xuất khẩu các loại gạo có độ thơm đặc biệtnhuw gạo Móng Chim của vùng duyên hải, gạo nếp... và chủ yêu cho tiêu dùng việt kiều ở Nga ,Đức,CH Séc, Ba Lan...
Trong những năm gần đây, thị trường gạo thế giới biến động mạnh. Bên cạnh những quốc gia có xu hướng tăng lượng gạo xuất khẩu như Thái Lan, thì có những nước có xu hướng ngược lại như ấn Độ, Pakistan. Tuy nhiên sự biến động có xu hướng trai ngược nhau này không ảnh hưởng tới lượng gạo xuất khẩu trên thế giới, mà ngược lại lượng gạo trên thế giới có xu hướng tăng trong 5 năm trở lại đây.
b: Tình hình xuất khẩu gạo của công ty trong những năm qua
Công ty kinh doanh vận tải lương thực vĩnh hà là một trong số 35 thành viên của tổng công ty lương thực miền bắc- một trong số 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất của việt nam ( năm 2004 tổng công ty lương thực miền bắc xuất khẩu trực tiếp 659.500 tấn, ủy thác 375.000 tấn, chỉ sau công ty lương thực miền nam là 2.662.113 tấn )_ do đó hàng năm công ty được giao nhiệm vụ cung ứng gạo xuất khẩu gạo cho tổng công ty hoạc có thể thực hiện xuất khẩu nếu đàm phán, kí kết được hợp đồng. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua cho thấy hoạt động kinh doanh gạo xuất khẩu đã đem lại nguồn thu lớn cho công ty. Trong tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ có kinh doanh gạo xuất khẩu và dịch vụ cho thuê kho bãi là thực sự có lãi. Còn những hoạt động khác được duy trì nhằm tạo công ăn việc làm cho công nhân viên. Vì vậy mặc dù kết quả do hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo đem lại rất lớn nhưng kết quả của công ty lại không cao. Việc lấy lợi nhuận từ hoạt động này bù đáp cho hoạt động khác tới tái đầu tư nhằm mở rộng kinh doanh gạo xuất khẩu của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong thời ki cạnh tranh ngày càng gay gắt như bây giờ va cuộc khủng hoảng hiện tại. Đây là một vấn đề nan giải và khá phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh trên thương trường của các doanh nghiệp.
Bảng 17: So sánh kinh doanh gạo xuất khẩu và gạo nội địa
của công ty vĩnh hà
Năm
Số lượng
Giá trị
xuất khẩu
( tấn)
tỷ lệ
(%)
nội địa
(tấn)
tỷ lệ
(%)
xuất khẩu
(tấn)
tỷ lệ
(%)
nội địa
(tấn)
tỷ lệ
(%)
2006
15.693,3
62,65
9.355,7
37,3
42.528,8
68,4
19.646,9
31.6
2007
17.601,9
56,76
13.411,6
43,24
44.004,7
61,03
28.105,9
38.97
2008
18.355,8
54,7
15.183
46,3
45.196,1
57,5
33.402,6
43.0
Nhìn bảng 15 cho thấy số lượng và gía trị gạo xuất khẩu qua các năm 2006, 2007, 2008 bao giờ cũng cao hơn gạo nội địa điều đó cho thấy sản phẩm gạo của công ty chủ yếu là để xuất khấu . Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu phi, Irap, Cu Ba, mỹ, Châu á... Trong những năm gần đây sản lương gạo xuất khẩu của việt nam xuất khẩu ngày càng tăng để làm được điều này công ty luôn phải chủ động đi sang các nước bạn tìm kiếm các hợp đồng , tìm kiếm thị trường. Đặc biệt khi khai thác thị trường Châu âu loại gạo đại trà là không thể xuất khẩu được vì không thể cạnh tranh được với gạo của Thái Lan và Mỹ. Do đó công ty đã có biện pháp xuất khẩu các loại gạo có độ thơm đặc biệt như gạo Móng Chim của vùng duyên hải, gạo Nếp.. chủ yếu tiêu dùng Việt kiều ở Nga, Đức, CH séc, Ba Lan.. xuất khẩu gạo của công ty chủ yếu vào thị truờng Châu á , Châu Phi và Trung Đông... Trong những năm gần đây , thị trường gạo thế giới biến động mạnh. Bên cạnh những quốc gia có xu hướng tăng lượng gạo xuất khẩu như Thái Lan và Việt nam thì lại có những quốc gia có xu hướng ngược lại như Ấn độ, Pakítan.
Là một doanh nghiệp kinh doanh lương thực công ty vừa được hưởng những đặc quền trong sản xuất gạo đồng thời cũng phải thực hiện những trách nhiệm đối với nhà nước như phải mua tạm trữ gạo, phải mua lương thực đưa vào dự trữ lưu thông để khi có sự biến động về giá sẽ có lực lượng can thiệp kịp thời.Do đó hoạt động kinh doanh gạo nội địa của công ty hoạt động không mấy hiệu quả. Giá trị cũng như sản lượng kinh doanh thường thấp hơn nhiều so với kinh doanh xuất khẩu. Để thấy rõ hiệu quả của kinh doanh gạo ta càn phân tich bảng sau:
Bảng 18: Kết quả xuất khẩu gạo của công ty vĩnh hà
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1. Số lượng xuất (tấn)
15.693,3
17.601,9
18.355,8
2. Doanh thu
(triệu đồng)
42528,8
44.004,7
45.496,7
3. giá vốn+thuế
+chi phí khác
(triệu đồng)
35.333,8
33.496,7
34.162,8
4. Lãi
7.195
10.508
11.034
Từ bảng 16 trên ta thấy hoạt động kinh doanh xuát khẩu gạo đạt kết quả cao nhất năm 2008. Tuy nhiên cũng trong năm đó kinh doanh các mặt hàng khác của công ty như sữa, bia không cao cho lắm nên làm cho lợi nhuận của công ty chỉ tăng đến 11.034 triệu đồng. Mặc dù kết quả kinh doanh gạo thấp, chi phí mua hàng cao nhưng công ty nhưng công ty lại được hoàn thuế giá trị gia tăng, cùng với việc nắm dõ thi trường nên kết quả từ các lĩnh vực kinh doanh khác hiệu quả hơn dẫn đến lợi nhuận của công ty ngày một tăng. Trong hoạt động cung ứng gạo xuất khẩu, công ty có 2 bạn hàng truyền thống là Cu Ba và Irac. Tình hình xuất khẩu sang thị trường đó như sau:
Bảng 19: Thị trường xuất khẩu gạo của công ty vĩnh hà
Thị trường
Năm
Iraq
Cu ba
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(triệu động)
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(triệu đồng
2006
9.185,6
35.823,84
5.006,9
12.517,25
2007
8.659,2
33.684,28
6.518,1
17.403,3
2008
8.250
31.150,3
6.500
18.0356
(nguồn : phòng kinh doanh)
Đối với doanh nghiệp kinh doanh lương thực như công ty thì sản lượng xuất khẩu như vậy là chưa lớn, bạn hàng như vậy là chưa nhiều. Thêm vào đó việc xuất khẩu đều chỉ được thực hiện thông qua tổng công ty, công ty chưa có một bạn hàng trực tiếp nào. Điều này đòi hỏi công ty cần phải nâng cao uy tín của mình hơn nữa, phải tìm cách kí trực tiếp với bạn hàng. Muốn làm được điều đó cần phải dựa vào những thế mạnh có khả năng cạnh tranh chủ yếu của công ty : như giá, tiềm lực tài chính, đội ngũ cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm.
Trong thời gian qua nhờ tổ chức tốt mạng lưới thu mua nguyên liệu và có thời gian chuẩn bị chu đáo cho nên việc xuất khẩu của công ty thường được thực hiện ngay tại cảng sài gòn gần nơi thu mua của công ty. Điều này đã làm giảm được chi phí vận chuyển. Thêm vào đó chi phí hoạt động marketing gạo xuất khẩu của công ty rất thấp. Điều này khiến cho chênh lệch giữa giá của tổng công ty kí với bạn hàng so với của công ty có cách biệt tương đối .
Đối với hoạt động kinh doanh như hiện nay của công ty thì tiềm lực tài chính hiện tại là tương đối ổn định. Nếu có thể ký kết được hợp đồng thì với số vốn của mình công ty có thể cung cấp gấp đôi sản lượng gạo xuất khẩu như hiện nay. Tuy nhiên trong thời gian tới việc mở rộng thị trường hoạt động, việc phải tự dựa vào năng lực của mình để có thể canh tranh trên thị trường đòi hỏi công ty cần phải có những biện pháp nhằm huy động những nguồn vốn lớn.
Một trong những thế mạnh nữa của công ty là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao rất năng động. Việc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh trong những năm mới bước vào nền kinh tế thị trường đã khẳng định được sự nhạy bén trong kinh doanh, sự mạo hiểm dám chịu trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty. Trong những năm tới những kinh nghiệm quý báu của ban lãnh đạo sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty để ngày càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước.
Bảng 20: Sản lượng gạo tiêu thụ của công ty so với toàn ngành
Năm
SL của công ty (tấn)
Sản lượng ngành (tấn)
Tỷ lệ (%)
2003
27.000
4.200.000
0,643
2004
28.000
3.610.000
0,776
2005
28.500
5.000.000
0,570
2006
29.300
4.650.000
0,630
2007
30.018
4.530.000
0,662
2008
34.430
5.100.000
0.675
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Tính dến ngày 04/04/2005 việt nam đã xuất khẩu gần 1 triệu tấn gạo. Theo tin từ tổng cục thống kê, chúng ta đã xuất khẩu được khoảng 450000 tấn gạo trong tháng 3, nâng tổng số trong quý I lên 961000 tấn, trị giá 266 triệu USD, tăng 5,2% về giá trị so với cùng kì năm trước. Trong đó công ty đã xuất khẩu được 6.855 tấn chiếm 0.713% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tăng so với cùng kì năm ngoái gần 1.500 tấn đạt kim ngạch xuất khẩu 1,89 triệu USD.
Giá trị tiêu thụ gạo của việt nam trong quý I tăng là do giá gạo tăng mạnh. Giá gạo xuất khẩu đạt trung bình khoảng 270,5 USD/tấn, tăng 23% so với cùng kì năm ngoái. Trong quý I chúng ta cũng đã kí nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo lớn , các nhà mua gạo trên thế giới cũng quan tâm nhiều tới gạo việt nam do giá cạnh tranh thấp (thấp hơn khoảng 20 USD/tấn so với gạo thái lan), chất lượng cũng đảm bảo. Trong quý I công ty đã chủ động tìm kiếm bạn hàng và trực tiếp ký hợp đồng xuất khẩu gạo lớn với Kenya,Nigieria.
Việc áp dụng các giống lúa mới vào sản xuất và mùa màng được chăm sóc tốt, đã làm cho năng xuất lúa bình quân của nước ta trong những năm gần đây ngày một tăng. Hiện nay, tiềm năng sản xuất lúa của nước ta còn rất lớn. Cùng với các yếu tố: Đất đai ( độ phì nhiêu cho phép), phân bón, thủy lợi. Việt nam có thể gia tăng nhanh hơn năng suất lúa. Năm 2004 sản lượng bình quân của cả nước đạt 4,2 tấn/ha, năm 2005, năng suất lúa bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng vượt 37 triệu tấn. Ngành lúa gạo nước ta thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Hàng năm ngành lúa gạo đã đóng góp 12-13% trong tổng GDP. Về chất lượng ,chúng ta đã đưa ra một số giống lúa mới và sản xuất , do vậy chất lượng gạo cũng đã được tăng lên. Giá xuất khẩu gạo cưa chúng ta không thua kém gì nhiều so với Thái Lan. Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu đứng thứ 5, lúa gạo đã mang về cho đất nước mỗi năm 800_1000 triệu USD. Không những thế nó còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn thế giới. Đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, nước ta mỗi năm góp từ 13_17% lượng gạo toàn thế giới.
Tuy là nước nông nghiệp nhưng ở nước ta các doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu lương thực tư nhân không có nhiều, chủ yếu là các đơn vị thành viên trực thuộc 2 tổng công ty lương thực: Tổng công ty lương thực miền bắc và tổng công ty lương thực miền nam. Riêng với mặt hàng xuất khẩu gạo thì còn có thêm sự hoạt động của hiệp hội xuất khẩu gạo.
Do nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông cửu long, vựa lúa lớn nhất của đất nước nên tổng công ty lương thực miền nam đóng một vai trò quan trọng trong việc điều phối thị trường lương thực nói chung và thị trường gạo nói riêng của cả nước. Với khả năng tập chung huy động nguồn vốn nhanh, khả năng tích trữ và bảo quản lớn tổng công ty lương thực miền nam là đơn vị xuất khẩu chính mặt hàng gạo sang các nước bạn hàng. Điều này cũng là lẽ tất nhiên do ở miền nam thời tít khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi cho việc cấy lúa phát triển và việc bảo quản dự trữ lương thực đúng tiêu chuẩn cũng dễ dàng hơn so với miền bắc. Ngoài ra do nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, cảng biển và cảng sông đều gần nên việc vận chuyển khá đơn giản. Hàng năm tổng công ty xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn, chủ yếu là cho Indonesia, Singapore,thị trường khối Asean.
Đối với tổng công ty lương thực miền bắc, công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà , do điều kiện thời tiết nóng lạnh bất thường, hay có những đợt rét hại gây ra mất mùa và độ ẩm không khí cao gây ra khó khăn trong công tác bảo quản và thu hoạch lúa gạo.Đồng thời do địa hình núi nhiều hơn đồng bằng nên việc đi lại, vận chuyển lương thực với khối lượng lớn đã có những trở ngại nhất định.
Hiện nay miền bắc đã sản xuất đủ gạo để tiêu dùng cho dân miền bắc và còn thừa một lượng khoảng 15-25 nghìn tấn/năm, tuy thế đặc điểm của gạo miền bắc lại không đồng đều về chất lượng và chủng loại, người dân miền bắc làm ăn còn mang tính chất manh mún, chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất nhỏ nên rất khó tập chung một lượng lớn gạo tại một thời điểm cần thiết. Trong khiddos ở miền nam người dân lại quen với việc sản xuất gạo xuất khẩu nên việc tập chung nhanh, khối lượng lớn rất dễ dàng.Chất lượng gạo miền nam đồng đều cùng chủng loại và giá cả tương đối ổn định hơn so với miền bắc.
Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh lương thực là chính với nguồn nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp nên công tác quản ly nguồn nguyên liệu được công ty rất đề cao. Điều quan trọng ở đây là phải xác định được lượng dự trữ hợp lý, thời điểm thu mua, cách thức mua, lần mua kế tiếp, vào lúc nào. Điều quan trọng nữa là phải nguyên cứu kĩ sự biến động của thị trường từ đó có những biện pháp hợp lý thúc đẩy tiêu thụ của sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công ty phù hợp với nhu cầu thị trường.
3.2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thu gạo của sản phẩm.
a. Những nhân tố thuận lợi
Trong nhiều năm liền đạt chỉ tiêu về phát triển không những của doanh nghiệp, của ngành, của nhà nước do những thuận lợi sau
Xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế mở ra nhiều cơ hội kinh doanh đầy triển vọng nên công ty có thể tự do tìm kiếm cho mình những bạn hàng có tiềm năng nhất cũng như việc thu hút vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Là một công ty nhà nước nên công ty luôn nhận được chế độ ưu đãi của nhà nước không những về vốn, cơ sở hạ tầng và còn ưu tiên cả về hạn ngạch xuất khẩu. Những ưu đãi này không giảm nhiêù khi công ty chuyển sang cổ phần. Hơn nữa do nằm trong tổng công ty lương thực miền bắc nên công ty có được sự trợ giúp rất kịp thời trong những vấn đề về tài chính cũng như nhân sự, thị trường. Trải qua quá trình phát triển lâu dài nên công ty đã có khả năng thích ứng nhanh với những biến động của môi trường cạnh tranh ngành và doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của công ty luôn ở trong tình trạng tinh giảm gọn nhẹ sao cho có hiệu quả nhất, giữa các phòng ban có sự trợ giúp nhau trong lĩnh vực chuyên môn và khả năng của từng người.
Với lĩnh vực kinh doanh lương thực thì nhu cầu trên thế giới rất lớn do dân số tăng ngày một nhanh ,hơn nữa nhiều nướ xuất khẩu gạo đang gạp hạn hán trong khi thời tiết của chúng ta thuận lợi hơn cho việc bảo quản và sản xuất lúa gạo.
Tuy về xuất khẩu hàng hóa của công ty mới chỉ tập chung và hình thức thu mua lúa gạo của tư thương, song những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình kinh doanh trên thương trường quốc tế của cán bộ nhân viên trong hoạt động xuất khẩu không ngừng được cải thiện và nâng cao làm tiền đề cho việc thực hiện các giao dịch, đàm phán, kí kết và tìm các nguồn hàng xuất khẩu trực tiếp.
b. Những nhân tố làm hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty
►Nhân tố khách quan đem lại
Tình hình thị trường trong nước: Do đặc điểm các sản phẩm của Công ty bị ảnh hưởng từ nhiều phía, như giá cả, thiên tai lũ lụt, nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa những năm gần đây khủng hoảng kinh tế đã xảy ra ở nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Mặc dù nền kinh tế nước ta tăng trưởng song đã xảy ra giảm phát, nền kinh tế nằm trong tình trạng một nền kinh tế dư thừa, cung vượt quá cầu do đo đã ảnh hưởng đến giá cả và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới và nền kinh tế các nước trong khu vực, nước ta đã tham gia vào ASEAN, AFTA các tổ chức kinh tế thế giới khác. Trong lộ trình gia nhập AFTA đến năm 2006 thì các mặt hàng phải giảm thuế CEPT xuống dưới 5% là vừa cơ hội mới trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường các nước trong AFTA cũng là thách thức lớn đối với Công ty trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà.
► Những yếu tố chủ quan từ bản thân công ty
* Công tác nguyên cứu thị trường còn yếu
Công ty hiện nay vẫn thụ động trong khâu tìm hiểu thị trường, nguyên cứu nhu cầu khách hàng, phải tự khách hàng tự tìm đến là một trong những hạn chế rất lớn. Mặc dù đã có phòng nguyên cứu thị trường song hoạt động vẫn chưa còn rộng rãi, chưa thực hiện tốt được khâu thu nhập, phân tích, dự báo đánh giá những thông tin về thị trường.
Ngoài ra hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp đàm phán với đối tác nước ngoài ( nghiệp vụ ngoại thương ) còn yếu công ty vẫn phải thuê phiên dịch mà nhiều khi xảy ra tình trạng hiểu sai ý, không thống nhất của ngôn ngữ dẫn tới nhưng sai sót trong hợp đồng, làm chậm tiến độ gây cản tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2467.doc