MỤC LỤC
Thứ tự Nội dung Trang
Đặt vấn đề 1
Phần I. Những vấn đề cơ bản về tổ chức quản lý hoạt động DLST 3
1.1.Khái niệm về du lịch 4
1.2.Khái niệm và đặc trưng của DLST 5
1.3.Các nguyên tắc của DLST 8
1.4.Mối quan hệ giữa phát triển DLST và bảo tồn ở VQG 10
1.5.Tổ chức quản lý dịch vụ du lịch 11
Phần II: Đặc điểm cơ bản và tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương. 13
2.1. Đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Cúc Phương 13
2.1.1 Giới thiệu khái quát về VQG .13
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của VQG Cúc Phương .14
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .19
2.1.4Cơ sở hạ tầng trong khu vực VQG .22
2.2. Tình hình tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cúc phương 24
2.2.1. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch sinh thái 25
2.2.2 Tình hình tổ chức quản lý hoạt động du lịch sinh thái của VQG 27
2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch 30
2.2.4. Các sản phẩm du lịch tiềm năng của VQG 34
2.2.5. Thực trạng nguồn khách du lịch tại VQG Cúc phương (2001-2005) 38
2.2.6. Kết quả hoạt động dịch vụ du lịch của VQG từ năm 2001 – 2005 40
2.3. Phân tích đặc điểm khách du lịch đến VQG Cúc Phương. 45
3.4. Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG 51
Phần III.Những giải pháp cho phát triển dịch vụ du lịch sinh thái ở
VQG Cúc Phương. 52
3.1. Những thành công tồn tại, trong hoạt động phát triển DLST tại VQG Cúc Phương 52
3.2. Dư báo lượng khách du lịch sẽ đến vào năm 2006 VQG. 56
3.3.Một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển dịch vụ DLST VQG .57
Kết luận 65
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đề xuất góp phần phát triển dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước cao hơn.
Sơ đồ 02: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ban du lịch
Tổ hồ mạc
Tổ buồng
Tổ hướng dẫn
Trưởng ban
Tổ trung tâm
Tổ dịch vụ
Hoạt động du lịch sinh thái được giao cho Ban quản lý. Ban Du lịch của VQG Cúc Phương gồm 41 người, trong đó cán bộ viên chức là 10 người và lao động hợp đồng là 31 người. Gồm 1 trưởng ban và một phó ban, 8 hướng dẫn viên, 2 nhân viên lễ tân, 1 kế toán, 1 bảo vệ, một lái xe còn lại là các nhân viên phục vụ trong các dịch vụ buồng nghỉ, ăn uống, bán hàng. Tuy nhiên vào những dịp đông khách, đơn vị phải sử dụng thêm lao động thuê khoán và hợp đồng theo mùa vụ.
Ban du lịch chủ yếu thực hiện hoạt động sau đây:
+ Tổ chức hướng dẫn thăm quan
+ Phục vụ nhà nghỉ
+ Kinh doanh phục vụ khách Du lịch: ăn uống, bán quà lưu niệm
Lực lượng lao động của các tổ được nêu trên biểu 02
Biểu 02: Cơ cấu lao động của Ban du lịch
TT
Bộ phận
Số lượng
Phân theo cấp độ quản lý
Phân theo trình độ
Chính thức
Hợp đồng
Đại Học
Cao Đẳng
Trung cấp
LĐ Phổ thông
1
Lãnh đạo ban
4
2
0
2
0
0
0
2
Tổ hướng dẫn du lịch
24
1
12
5
1
5
0
3
Tổ phục vụ buồng
12
3
3
0
0
3
3
4
Tổ dịch vụ cổng Vườn
10
1
8
0
0
1
0
5
Tổ dịch vụ Hồ Mạc
13
2
3
1
0
2
5
6
Tổ dịch vụ trung tâm
19
1
5
1
0
2
10
7
Tổ đại diện Hà Nội
4
2
0
2
0
0
0
Tổng
86
12
31
11
1
13
18
(Nguồn: Số liệu thống kê của ban du lịch VQG Cúc Phương, 2004)
Nhìn chung đội ngũ lao động ở đây còn bị thiếu hụt về trình độ chuyên môn, cán bộ đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ có hai người được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch, còn lại 20 người làm trái ngành nghề. Trong số nhân viên làm việc thường xuyên có 9 người chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ. Số người biết ngoại ngữ không ít song trình độ thấp, phần đa đạt chứng chỉ từ A đến B. Có nhiều người giao tiếp được là do tự học bởi môi trường trong VQG có nhiều người nước ngoài đến đây với mục đích là nghiên cứu khoa học và làm việc ở khu bảo tồn vì vậy mà họ có cơ hội để tự học tiếng anh là cao hơn.
Nội dung hoạt động của các tổ như sau:
- Dịch vụ tham quan và hướng dẫn tham quan. Khách đến Cúc Phương sau khi mua vé, được giới thiệu khái quát về các tuyến điểm tham quan. Tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú khách có thể lựa chọn các chương trình tham quan phù hợp.
+ Tổ hướng dẫn gồm 10 người chuyên làm nhiệm vụ tiếp đón, giới thiệu, cung cấp mọi thông tin về Vườn cho du khách, xây dựng lịch trình tham quan và hướng dẫn cho khách tham quan theo chương trình đó, phù hợp với thời gian và nhu cầu của khách.
+ Tổ dịch vụ nhà nghỉ: Hiện nay ở VQG Cúc Phương tổ chức thành 3 khu nhà nghỉ cho du khách nghỉ lại qua đêm là khu cổng Vườn, khu trung tâm và Hồ Mạc. Tổng số nhà nghỉ có thể đáp ứng cho 326 chỗ nghỉ, ngoài ra phục vụ được cho 150 chỗ nghỉ bằng hình thức cắm trại ngoài trời. Vào tối thứ 7 hàng tuần thì tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ cùng với các trò chơi để khách du lịch được thoả mãn với chuyến đi du lịch của mình.
+ Tổ dịch vụ cổng Vườn: Chuyên làm công việc đón tiếp khách , cho khách quốc tế thuê xe đạp bán quà lưu niệm đưa khách du lịch đi thăm quan nơi lân cận và vào bên trong trung tâm.
+ Tổ dịch vụ Hồ Mạc: Tổ này chủ yếu phục vụ cho khách du lịch về ăn uống, nghỉ ngơi ban ngày khách đi bè mảng, câu cá trên hồ cắm trại ngoài trời giao lưu văn hoá văn nghệ giữa những đoàn khách thăm quan tạo nên bầu không khí vui vẻ làm hài lòng du khách.
+ Tổ khu trung tâm: Do tổ này cách xa tổ Hồ Mạc và cổng Vườn nên điều kiện để phục vụ khách rất khó khăn phải thuê xe chở thực phẩm từ thị trấn Nho Quan vào nên điều kiện đi lại không thuận lợi. Hơn nữa trong trung tâm chưa có điện lưới nên khách lưu trú nơi này ít hơn.
Ngoài ra các dịch vụ ăn uống và bán hàng cũng được tổ chức theo 3 khu vực, với tổng số 5 quầy bán hàng, 3 nhà ăn.
- Dịch vụ vui chơi giải trí và các loại hình dịch vụ khác còn hạn chế.
- Hoạt động tuyên truyền quảng cáo
Hoạt động kinh doanh du lịch ở VQG Cúc Phương chưa xúc tiến làm Marketing mà các sản phẩm du lịch thường được xây dựng qua ý tưởng của các nhà lãnh đạo cùng với kinh nghiệm đúc kết trong quá trình công tác hoặc học tập theo một số mô hình nước ngoài, song riêng mảng quảng cáo thì đã được tiến hành từ cách đây nhiều năm dưới góc độ khoa học và bảo tồn. Hiện nay VQG Cúc Phương đã có các sản phẩm tuyên truyền quảng cáo như thông tin trên mạng internet (website: www.vqgcucphuong.com.vn). Những cuốn phim giới thiệu cho khách du lịch và một số ấn bản khoa học về VQG Cúc Phương. Hai năm trở lại đây, Ban Du lịch đã có tài liệu giới thiệu gửi đi quảng bá và liên kết với một số công ty du lịch lữ hành tại Hà Nội để thu hút thêm nguồn khách.
Cơ chế chính sách về tổ chức kinh doanh du lịch:
VQG Cúc Phương nói riêng và các VQG ở Việt Nam nói chung đang tổ chức hoạt động tham quan du lịch theo tinh thần của quy chế rừng đặc dụng được ban hành theo quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy chế này thì nhà nước khuyến khích mạnh mẽ các VQG phát triển du lịch nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn thiên nhiên. Vì vậy hoạt động du lịch xây thành dự án riêng và phải được cấp trên quản lý trực tiếp phê duyệt. Trên thực thế ở nước ta chưa có VQG nào xây dựng thành dự án du lịch. Hơn nữa Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa phối hợp với các bộ, ngành liên quan để ban hành các quy định cụ thể về việc tổ chức các hoạt động du lịch ở rừng đặc dụng như quy chế đã nêu. Do vậy hành lang pháp lý cho việc phát triển du lịch ở các VQG còn chưa rõ ràng, đặc biệt là cơ chế đầu tư và liên doanh liên kết.
2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch
Cơ sở lưu trú:
Hiện nay các khu nhà nghỉ của VQG Cúc Phương được bố trí ở ba khu vực là: Khu cổng Vườn, khu trung tâm và khu Hồ Mạc.
- Khu cổng Vườn là khu nhà nghỉ chính có 2 nhà 2 tầng, 2 dãy nhà cấp III, 1 nhà sàn, 2 dãy nhà cấp IV và 4 kiểu nhà Bugalow (nhà Luồng) với chủ yếu là phòng đơn khép kín và có thể đáp ứng 152 chỗ nghỉ lại.
- Khu trung tâm có 4 nhà Bungalow, 2 nhà sàn và 1 nhà 2 tầng với tổng sức chứa là 86 chỗ nghỉ. Ở đây được chia thành 2 khu nhỏ, một cho các đoàn ít người đi du lịch dưới dạng du lịch sinh thái và một khu nhà giành cho các đoàn tập thể đi du lịch đại chúng. Hình thức lều trại được cho phép dựng ở 2 vị trí cố định ở khu cổng Vườn và khu trung tâm Bống cho các đoàn học sinh - sinh viên có nhu cầu hoặc Ban du lịch không còn chỗ nghỉ. Đây là hình thức được họ rất ưa thích, nhưng để hạn chế các tác động ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên VQG (vệ sinh, tiếng ồn ban đêm, đốt lửa trại dễ gây cháy rừng…). Vườn chỉ cho phép (lều trại) dựng 2 - 3 lều trại, như vậy đáp ứng chỗ nghỉ cho 80 - 100 người.
- Khu Hồ Mạc là khu nhà nghỉ mới xây dựng, gồm có 3 nhà Bungalow và 2 nhà sàn tập thể với tổng sức chứa là 88 chỗ nghỉ.
Ngoài ra ở khu trung tâm và khu Hồ Mạc còn bố trí 8 nhà bạt kiểu Camping với sức chứa khoảng 150 chỗ nghỉ cho đối tượng là học sinh, sinh viên.
Số phòng nghỉ ở VQG Cúc Phương không phải là ít, nhưng phân bố không tập trung, chất lượng phòng lại rất khác nhau nên không đáp ứng được nhu cầu của các đoàn khách đông người. Nhiều phòng nghỉ đang xuống cấp mạnh, nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, nâng cấp. Theo thống kê của Ban du lịch hiệu suất sử dụng phòng hàng năm chỉ đạt từ 17 đến 20%. Song lại không đủ đáp ứng nhu cầu vào những thời điểm đông khách, nhất là vào các ngày lễ. Nhiều đoàn khách không đăng ký lưu trú trước phải quay ra nghỉ nhờ nhà dân hoặc ra thị trấn Nho Quan.
Biểu 03: Số lượng phòng nghỉ ở Ban du lịch
TT
Loại phòng
Khu cổng vườn
Khu hồ mạc
Khu trung tâm
Tổng số
số phòng
số giường
số phòng
số giường
số phòng
số giường
phòng
giường
1
Phòng tốt khép kín
22
44
4
8
4
8
30
60
2
Phòng TB khép kín
12
36
0
0
0
0
12
36
3
Phòng thường khép kín
6
12
0
0
7
17
13
29
4
Phòng thường không khép kín
0
0
0
0
6
24
6
24
5
Nhà tập thể
3
6
0
0
0
0
3
60
6
Nhà sàn tập thể
0
0
2
80
1
40
3
120
(Nguồn:Số liệu thống kê của Ban Du Lịch VQG Cúc Phương)
Việc khách không đăng ký lưu trú trước đã gây sự mất chủ động trong đón tiếp phục vụ nhu cầu khách cả về chỗ nghỉ lẫn ăn uống… làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Vườn.
- Cơ sở dịch vụ đón tiếp khách:
Khu đón khách ở cổng Vườn có nhiệm vụ đón tiếp, thu lệ phí tham quan, hướng dẫn sơ đồ tham quan và phổ biến các nội quy cần thiết cho khách. Vườn có một phòng dành riêng cho việc giới thiệu về VQG Cúc Phương, nâng cao nhận thức môi trường cho các đoàn khách đến tham quan thông qua việc chiếu các băng video về VQG Cúc Phương và sự thuyết trình của các hướng dẫn viên. Nhưng thực tế chỉ có một số ít đoàn khách vào nghe một là do xe của họ chỉ dừng ít phút ở phòng lễ tân để mua vé, hai là do tâm lý thích được tự do thoải mái, đến đây chỉ nhằm vui chơi chứ không thích tìm hiểu sâu về ý thức bảo vệ môi trường. Nếu có thì chỉ là đoàn học sinh, sinh viên của các trường đến thực tập. Vì thế chức năng nâng cao nhận thức, bảo vệ môi trường của phòng này không được đảm bảo cho mọi đoàn khách đến đây.
Ở trung tâm Vườn có hai khu vực phía dưới các nhà sàn (ở khu A và kh B) là nơi để khách nghỉ ngơi, ăn uống trước hoặc sau khi đi tham quan.
Ngoài ra còn có hai hội trường: một ở khu cổng Vườn và một ở khu trung tâm để phục vụ nhu cầu hội nghị hoặc hội họp của các đoàn khách tham quan với sức chứa khoảng 150 - 200 người/ một hội trường.
- Cơ sở dịch vụ ăn uống:
Vườn có ba nhà ăn phục vụ khách bố trí ở cạnh ba khu: khu vườn, khu hồ Mạc và khu trung tâm nhà nghỉ với tổng năng lực phục vụ khoảng 300 lượt khách ăn cho một bữa với chất lượng phục vụ ở mức trung bình, chỉ có một nhà ăn phục vụ được khoảng 40 người ở khu cổng Vườn là đạt tiêu chuẩn nhà hàng khách du lịch. Đặt ăn ở Cúc Phương thường phải đặt trước bằng điện thoại, nhất là những đoàn ăn có số người đông, có mức ăn cao. Nếu đặt tại chỗ thì thường phải chờ đợi. Cũng do còn hạn chế về khả năng phục vụ ăn uống mà rất nhiều đoàn khách mang theo đồ ăn sẵn từ ngoài vào. Nhìn chung dịch vụ ăn uống ở khu du lịch Cúc Phương còn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
+ Cở sở dịch vụ bán hàng:
VQG Cúc Phương có tổng số 5 quầy bán hàng phục vụ khách du lịch, ở khu cổng Vườn có 2 quầy, khu hồ Mạc 1 quầy, khu trung tâm 1 quầy và chân động Người Xưa một quầy. Các quầy hàng này chủ yếu bán một số loại đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá. Các mặt hàng lưu niệm đũa kim giao, một vài sản phẩm trang phục của người mường, một số tranh ảnh, sách giới thiệu về VQG. Và đặc biệt có rượu nhung hươu và rượu mơ do Vườn sản xuất được coi là hương vị riêng của Vườn nhưng chỉ có một số ít khách mua. Vườn mới bổ sung thêm một cửa hàng lưu niệm cùng nhiều mặt hàng lưu niệm mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng.
Trên một địa bàn rộng mà chỉ tổ chức 5 quầy bán hàng là quá ít, song vì khu du lịch ở tách biệt với các vùng dân cư, Vườn lại chưa mở rộng cho người dân vào tham gia kinh doanh vì lý do bảo tồn. Vì vậy mà dịch vụ bán hàng mới chỉ đáp ứng ở mức độ thấp.
- Cở sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác:
Hiện tại VQG chưa có các loại hình vui chơi giải trí tại khu dịch vụ, ngoại trừ một bể bới ở khu trung tâm Bống mới được đưa vào khai thác để phục vụ cho hoạt động của các đoàn khách lưu lại, VQG Cúc Phương có một nhà hội thảo 300 chỗ ngồi, một phòng họp 40 chỗ ngồi, một ô tô nisan tải và một số phương tiện phục vụ khác. Thông thường các cơ sở du lịch xây dựng các khu vui chơi giải trí cho khách du lịch, nhưng ở VQG Cúc Phương khâu này chưa được đầu tư nhiều, chỉ mới tổ chức hoạt động chèo mảng, nhà nổi trên hồ Mạc, sân vui chơi thể thao và sân đốt lửa trại.
2.2.4. Các sản phẩm du lịch tiềm năng của VQG
Các điểm hấp dẫn về tự nhiên, văn hoá, lịch sử được kết hợp với nhau về lãnh thổ tạo thành các tuyến tham quan. Hiện trong VQG đã hình thành 5 tuyến tham quan chính:
* Tuyến thứ nhất: khu đón khách - động Người Xưa, cây Đăng đại thụ. Đây là tuyến gần nhất, xuất phát từ khu đón khách theo đường ô tô vào trung tâm, cách cổng Vườn khoảng 7km, bên phải là lối vào động Người Xưa. Cách đường khoảng 500m theo lối mòn đi bộ tới chân núi một thang sắt dẫn lên cửa động, tạo điều kiện dễ dàng cho khách có thể vào tham quan động.
Trở lại đường ô tô đi thêm khoảng 2 km, phía bên trái có lối mòn đến cây Đăng đại thụ thẳng đứng với chiều cao trên 45m, đường kính 5m. Đường đến cây Đăng được dẫn qua một thung gọi là thung bể cạn, có các loài cây khác nhau như: cây "Quan âm ngự toà sen", cây "Một hoa 7 lá", cây "Đơn gối hạc" cao tới 5-7m (ở nơi khác chỉ cao ngang thắt lưng)… Trong thung này khách cũng có thể nghe tiếng hót của các loài chim. (thời gian là 1 ngày/tuyến)
Một số hạn chế trong khai thác tuyến này là đoạn đường vào động Người Xưa thường bị ngập vào ngày mưa lớn. Đoạn đường rẽ vào lối mòn đến cây Đăng, nơi đỗ xe không thuận lợi nên hạn chế khả năng khai thác.
* Tuyến thứ 2: khu trung tâm Bống - cây chò ngàn năm - động Thuỷ Tiên.
Từ trung tâm Bống đi bộ 3 km theo đường bê tông đến cây chò ngàn năm. Trên đường đi du khách sẽ được xem những dây leo thân gỗ cực lớn, vắt vẻo trên những tầng rừng như những bước "võng trời" đu đưa. Cây chò chỉ cao 5m thẳng tắp, thân cây to tròn, đường kính ngang ngực tới 1,2m xem cây đa bóp cổ đã giết chết và chiếm chỗ của cây chủ. Chiêm ngưỡng cây chò ngàn năm cao 45m, chu vi gốc tới 25m. Du khách sẽ không khỏi sững sờ, thán phục trước vẻ cổ thụ của nó. Đi thêm khoảng 500m là đến động Thủy Tiên với những cảnh sắc kỳ ảo của cung vua và các tiên nữ ở dưới nước. (thời gian là 1 ngày/tuyến)
* Tuyến thứ 3: cây sấu đại thụ - sông Buởi - thác Sông Ngang - bản Khanh.
Tuyến này có các du khách nước ngoài ưa mạo hiểm thường chọn đi. Tuyến này có thể chia thành tuyến ngắn và tuyến dài như sau:
+ Tuyến ngắn từ trung tâm Bống đi bộ theo lối mòn khoảng 3 km qua khu ruộng bậc thang cũ của người Mường (đã chuyển đi) qua các con suối cạn và các khu rừng rậm rạp để đến cây sấu đại thụ. Trên đường đi đến cây sấu, du khách sẽ gặp các loài cây thấp bé, rất kỳ lạ. Có cây với lá hình trái tim nhọn, to bằng bàn tay người lớn, ở giữa có màu trắng, phía ngoài mầu xanh rất lạ. Đến cây sấu không ai không khỏi sững sờ, thán phục bởi bạch vè của nó cao to như một bức tường thành. Tuyến này giành cho khách không đủ thời gian và sức khoẻ đi cả tuyến dài.
+ Tuyến dài: Được tiếp tục từ cây sấu đại thụ đi bộ xuyên đường rừng khoảng trên 10km, du khách sẽ đến bản Khanh - bản đồng bào của người Mường ở. Du khách có thể ngủ lại 1 đêm ở bản Mường để thưởng thức rượu cần, cơm lam và món các ăn độc đáo khác. Xuôi dòng sông Bưởi bằng bè mảng, lòng sông rộng và hai bên bờ có nhiều con nước rất to để đến thác Giao Thuỷ. Đây là niềm hứng thú của rất nhiều du khách khi đến nơi đây.
Tuyến này đòi hỏi khách phải có sức khoẻ tốt, thời gian đi ít nhất là 2 ngày 1 đêm, phải có hướng dẫn viên của Vườn đi kèm và bố trí xe đón chở về.
* Tuyến thứ 4: Khu trung tâm Bống - đỉnh Mây Bạc.
Xuất phát từ trung tâm Bống theo đường mòn đi bộ 3km, qua nhiều đồi dốc, vượt qua các vách đá tai mèo để lên đỉnh Mây Bạc - đỉnh cao nhất ở VQG (648,2m). Tuyến này chỉ thích hợp với những người có sức khoẻ và ưa mạo hiểm, nhưng bù lại được xem nhiều loài cây, nhiều loài hoa trên đỉnh núi Hồi núi, Lát hoa, Sơn, Phong lan, Phượng vỹ, Thạch lộc… Trên đường đi có thể gặp nhiều loài chim, thú, kể cả các loài thú lớn: lợn lòi, sơn dương, nai, hoẵng và chim đẹp như gà lôi, phượng hoàng.
* Tuyến thứ 5: khu đón khách - hồ Yên Quang - hang Phò Mã.
Tuyến này theo đường ô tô ngược khoảng 7km về phía Nho Quan, qua dốc Sườn bò, rẽ trái để đi sâu vào hồ Yên Quang. Qua đường đê ngăn giữa hồ 2 và hồ 3 vượt dốc Quèn lá qua thung lũng rộng sẽ tới chân núi sẽ có hang Phò Mã. Tuyến này có thể kết hợp du thuyền trên hồ câu cá, tham quan ngắm cảnh, xem phim, thăm ngôi đền miếu cổ ở giữa hồ và tham quan hang động. Ngoài ra còn có những điểm tham quan khác như: Đỉnh Kim Giao động Con Moong… ở khu cổng Vườn du khách có thể tham quan nhà bảo tàng của VQG Cúc phương, trong trại cứu hộ Linh trưởng, trại hươu, khu bảo tồn Cầy vằn, rùa, Vườn thực vật. Tuy nhiên việc tham quan các cơ sở này rất hạn chế về số người và thời gian tham quan do yêu cầu nghiên cứu khoa học và bảo tồn, đồng thời do đa số các cơ sở này ở vị trí ngược đường mua vé nên số lượng khách đến đây chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số lượng khách đến với VQG Cúc phương.
Hoạt động du lịch ở Cúc phương tập trung vào một số tuyến điểm tham quan, hình thức du lịch còn đơn điệu. Khách đến VQG Cúc phương đa số đều chọn đến tuyến cây Chò ngàn năm - được coi là biểu tượng của VQG Cúc phương. Các điểm hấp dẫn khác trên tuyến như: cây chò chỉ, cây chò chiến thắng, động Thuỷ Tiên ít được quan tâm, đặc biệt đối với khách trong nước do thể lực, thời gian đi trong ngày không cho phép khách dừng ở nhiều điểm khác nhau.
Tuyến động Người xưa - Cây Đăng cổ thụ: Điểm dừng chân là động Người xưa, với lượng khách tham quan chỉ sau cây chò ngàn năm (khoảng trên 60% số khách). Lý do chính là đường đi vào động không xa, nơi đỗ xe và đường lên động không mấy khó khăn. Thông thường, khách nội địa đi trong ngày thường chọn đi tham quan hai điểm du lịch chính là cây chò ngàn năm, động Người xưa như một mục đích cho chuyến tham quan của mình. Do động người xưa cách không xa trung tâm Bống và yếu tố lịch sử chứa đựng trong nó.
Còn cây Đăng đại thụ, hầu như không còn là mục tiêu cho những chuyến tham quan của du khách nữa. Hiện tại điểm này chủ yếu thu hút khách nước ngoài do sở thích muốn đến nơi vắng vẻ, mang nhiều nét nguyên sơ.
Tuyến cây Sấu cổ thụ - Sông Bưởi - Thác giao thuỷ - Bản Mường. Cây sấu cổ thụ là một đại diện trong những kỳ quan của thiên nhiên nguyên sinh, song lượng khách đến tham quan chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10 đến 12% lượng khách đến tham quan VQG), trong khi đường đi không xa hơn cây chò chỉ ngàn năm, lại ít ghập ghềnh và dễ đi hơn. Khách đến đây chủ yếu là những khách lưu trú lại trong Vườn đối tượng chính là khách nước ngoài và sinh viên do trên tuyến ngắn này đơn điệu về điểm tham quan chỉ có cây Sấu cổ thụ và chưa được coi là biểu tượng của rừng Cúc phương.
Tuyến dài có lượng khách rất thấp chủ yếu là khách nước ngoài với hình thức chính là đi bộ xuyên rừng đến Bản Khanh. Hình thức đi bè mảng trên sông Bưởi, thăm thác Giao thuỷ hoặc tới các bản dọc thung lũng sông Bưởi còn ở dạng tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là đường đi quá dài và khó khăn mất nhiều thời gian và sức lực, lại phụ thuộc vào mùa nước.
Các điểm và tuyến tham quan khác hầu như chưa hoặc rất ít được khai thác: tuyến leo núi lên đỉnh Mây Bạc chỉ có một số ít khách nước ngoài đi lẻ yêu cầu (với lượng khách rất nhỏ, khoảng 1%). Khu hồ Yên Quang chủ yếu là khách nước ngoài với mục đích xem chim vào mùa đông.
Các hoạt động chủ yếu được khách thực hiện trong chuyến tham quan là: Đi bộ trong rừng, tham quan cây chò ngàn năm, động Người xưa, thăm bảo tàng . . . Các hoạt động khác như leo núi, đi xuyên rừng, đi bè mảng trên sông hồ . . . hầu như còn ở dạng tiềm năng, hạn chế việc cung cấp kinh nghiệm du lịch cho khách tham quan - một điều rất quan trọng trong động cơ thúc đẩy khách đi du lịch và như vậy đồng nghĩa với việc giảm sức hấp dẫn của du lịch Cúc phương.
2.2.5. Thực trạng nguồn khách du lịch tại VQG Cúc phương (2001-2005)
Lượng khách du lịch đến thăm VQG Cúc Phương trong vòng 5 năm từ năm 2001 – 2005 thể hiện Biểu đồ 01
Biểu đồ 01: Lượng khách đến với VQG Cúc phương
Có thể thấy rằng từ năm 2001 trở lại đây số lượng khách đến tham quan VQG Cúc phương ngày càng tăng, so với những năm trước thì lượng khách tăng đáng kể.
Trước những năm 2000 do điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển, điều kiện giao thông khó khăn, du lịch thiên nhiên chưa trở thành một nhu cầu lớn, thông tin về du lịch Cúc phương chưa sâu rộng . . . Cho nên số khách còn rất hạn chế chỉ vào khoảng 20.000 - 25.000 lượt khách/năm.
Nhưng đặc biệt năm 2002 lượng khách đến Cúc phương đã tăng vượt bậc, với số khách là 70.334 lượt người (trong đó khách Việt Nam chiếm 94,7% và khách quốc tế là 5,3%) đây là dấu hiệu khởi sắc cho du lịch Cúc phương.
Tuy nhiên, năm 2003 do ảnh hưởng của bệnh dịch Sars cho nên số lượng khách có giảm, nhưng lượng khách du lịch quốc tế vẫn có xu hướng tăng lên khá đều đặn, điều này chứng tỏ du lịch Cúc phương đã có một ấn tượng nhất định trong lòng du khách quốc tế.
Có thể phân loại khách du lịch ở VQG Cúc phương thành những đối tượng sau đây:
- Khách nội địa: Đây là đối tượng khách chính, thường chiếm tới 90% và chủ yếu là khách du lịch thuần tuý. Trong số khách nội địa đến với Cúc phương thì đối tượng học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng cao (trước đây thường là 70%, năm 2003 là 50%). Với mục đích chủ yếu là tham quan, vui chơi, giải trí vào những ngày nghỉ hoặc kết hợp với những chuyến thực hành, thực tập phục vụ cho học tập. Bên cạnh đó còn có một bộ phận nhỏ là các nhà khoa học đến là để làm công tác nghiên cứu khoa học.
Khách nội địa ở Cúc phương thường đông vào ngày cuối tuần và phân thành hai mùa khá rõ rệt, mùa thứ nhất từ tháng 3 đến tháng 5, mùa thứ hai từ tháng 9 đến tháng 11.
- Khách quốc tế: Chiếm tỷ trọng rất thấp, thường từ 5 đến 7%, khách du lịch quốc tế đến VQG Cúc phương chủ yếu bao gồm hai nhóm chính dưới đây và nhu cầu của họ thường ở dưới dạng du lịch sinh thái.
+ Nhóm thứ nhất: Khách du lịch thuần tuý, họ là những người yêu thiên nhiên, muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa bản địa (Mường), họ thường đến vào tháng 7 đến tháng 12, số đông là khách đến từ Châu Âu, họ rất thích chiêm ngưỡng rừng mưa nhiệt đới.
+ Nhóm thứ hai: Khách du lịch chuyên đề, họ là những chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu về sinh thái rừng nhiêt đới, động vật, thực vật hoang dã, khí hậu - thổ nhưỡng, công tác bảo tồn, tuyên truyền giáo dục môi trường và họ có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào, thời gian họ lưu trú thường dài hơn.
Lượng khách du lịch đến Cúc Phương năm 2005 phân bố theo tháng thể hiện trên Biểu đồ 02:
Biểu đồ 02: Lượng khách đến Cúc phương năm 2005 phân bố theo tháng
2.2.6. Kết quả hoạt động dịch vụ du lịch của VQG từ năm 2001 – 2005
Cơ cấu khách du lịch đến thăm quan VQG Cúc Phương trong 5 năm được thể hiện Biểu 04 như sau:
Biểu 04: Cơ cấu khách đến VQG Cúc phương (2001 - 2004).
Đvt: lượt khách
STT
Năm
Số lượng khách
Trong đó
Khách nội địa
Khách quốc tế
1
2001
59.850
56.534
3.316
2
2002
74.268
70.334
3.934
3
2003
59.229
55.002
4.227
4
2004
70.899
65.770
5.129
5
2005
72.986
67.214
5.772
6
Bình quân
67.448,2
62.970,8
4.477,4
7
Tỷ trọng (%)
100
93,36
6,64
(Nguồn: Số liệu thống kê của Ban du lịch VQG Cúc phương, 2005)
Lượng khách đến Cúc phương những năm gần đây có xu hướng tăng lên với số khách là 70.334 người. Trong 5 năm (2001 - 2005) Khách nội địa tăng bình quân 62.970,8 khách. Trừ năm 2003 khách giảm bởi ảnh hưởng của dịch Sars nên tâm lý mọi người thường ít đi lại. Khách nước ngoài tăng 4.477,4 sở dĩ khách nước ngoài đến đây bởi vì đây là khu bảo tồn những loài động thực vật quý hiếm, và là nơi nghiên cứu khoa học nên thu hút được nhiều khách quốc tế luôn thích những nơi gần gũi với thiên nhiên và còn nguyên vẹn rừng nguyên sinh, ít có sự tác động của bàn tay con người. Nhìn vào biểu ta thấy tỷ trọng khách nội địa là 93,36 % khách Quốc tế chỉ 6,64 % chứng tỏ khách trong nước là chiếm đa số. Tuy nhiên tổng lượng khách hàng năm còn rất thấp.
Nguồn thu từ hoạt động du lịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của VQG Cúc phương, đây là nguồn ngân sách tại chỗ để chi trả lương cho cán bộ công nhân viên làm việc tại vườn theo tinh thần của Nghị định số 10/2002/NĐ - CP về việc khoán quỹ lương cho các đơn vị sự nghiệp có thu, một phần đóng góp cho công tác bảo tồn, và tái đầu tư phát triển hoạt động du lịch.
Qua đây ta nhận thấy rằng, doanh thu từ các dịch vụ du lịch ở VQG Cúc phương ngày càng tăng, bình quân 5 năm (từ 2001 - 2005) tăng là 11,27%. Trong khi lượng khách chỉ tăng bình quân 5,07%. Như vậy các dịch vụ đã phần nào được cải thiện, mặt khác tỷ trọng khách nước ngoài tăng cũng làm cho doanh thu tăng lên bởi mức tiêu dùng của họ cao hơn. Tuy nhiên trong các khoản thu dịch vụ ta thấy nguồn thu vé tốc độ phát triển cao năm 2002 là 1,24% nhưng đến năm 2003 thì lại giảm do có dịch Sars, sau đó thì tốc độ phát triển lại được ổn định, lượng khách du lịch có nhu cầu nhiều hơn. Nhưng 2005 do tuyến đường vào VQG có tu sửa lại nên các lái xe thường ngại đi và giảm 1,06%. Trong bảng doanh thu chủ yếu do lệ phí tham quan chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng giảm mạnh do tuyến đường chưa hoàn thành xong.
Tuy nhiên, mức doanh thu dưới 2 tỷ đồng/năm đối với một cơ sở đã có quá trình làm du lịch nhiều năm như VQG Cúc phương là quá khiêm tốn. Thực tế cho thấy ở đây lượng khách tham quan trong ngày chiếm tỷ lệ cao, số ngày lưu trú ngắn, mức tiêu dùng của du khách thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao… Nguyên nhân là do lịch trình tham quan còn đơn giản, chưa cuốn hút được nhiều thời gian lưu lại của đoàn khách. Cơ sở ở đây còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách (trang thiết bị không đồng bộ, các điều kiện sinh hoạt còn thấp, các khu vui chơi giải trí cho khách chưa có…). Ngoài ra, các cơ sở phục vụ ăn uống bán hàng còn quá ít, chưa đáp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32499.doc