MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: SẢN PHẨM VÀ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG MARKETING – MIX 3
I. SẢN PHẨM. 3
1. KHÁI NIỆM. 3
2. PHÂN LOẠI SẢN PHẨM. 3
2.1. Hàng hóa vô hình. 4
2.2. Hàng hóa hữu hình. 4
3. ĐƠN VỊ HÀNG HÓA. 4
3.1. Sản phẩm – hàng hóa theo ý tưởng. 4
3.2. Sản phẩm - hàng hóa hiện thực. 5
3.3. Sản phẩm - hàng hóa bổ sung. 5
4. Ý NGHĨA CỦA SẢN PHẨM – HÀNG HÓA. 5
II. CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG MARKETING – MIX. 5
1. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 6
2. YÊU CẦU CẤP THIẾT CỦA CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 7
3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 8
3.1.Giải pháp về thiết bị công nghệ. 8
3.2. Giải pháp về con người. 9
3.3. Giải pháp về mẫu mã,bao bì, nhãn hiệu sản phẩm. 11
3.4. Giải pháp về hệ thống dịch vụ Marketing. 11
4. Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG MARKETING – MIX: 12
CHƯƠNG II: CÔNG TY TIÊU CHÍ VÀNG VÀ THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 13
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TIÊU CHÍ VÀNG. 13
1. Quá trình hình thành và phát triển. 13
2. Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty. 14
2.1. Các phòng ban quản lý 14
2.2. Các phân xưởng sản xuất 15
3. Một số đặc điểm về ngành hàng và thị trường của Công ty 17
3.1. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm 17
3.2. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng 18
3.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm 18
3.4. Đặc điểm lao động 21
3.5. Đặc điểm về vốn 21
3.6. Cơ cấu sản xuất của Công ty 22
4. Những khó khăn và thách thức của công ty. 22
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TIÊU CHÍ VÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 24
1. Chiến lược mặt hàng kinh doanh 24
2. Chiến lược thị trường Marketing 24
3. Chiến lược cạnh tranh 24
4. Chiến lược phát triển sản xuất 25
5. Chiến lược phòng ngừa rủi ro 25
6. Chỉ tiêu kế hoạch năm 20010 26
III. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TIÊU CHÍ VÀNG 26
1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua (2003 - 2008) 26
1.1. Doanh thu và chi phí của Công ty trong thời gian qua (2003 - 2008) 26
1.2. Thực trạng về lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước và thu nhập bình quân của người lao động ở Công ty Tiêu Chí Vàng 30
1.3. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh (2004 - 2008) 32
2. Thị trường tiêu thụ của Công ty (2004 - 2008) 33
3. Đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty in Hàng không trong những năm gần đây 34
3.1. Những thành tích đạt được 34
3.2. Những vấn đề còn tồn tại 35
3.3. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại nêu trên 36
IV. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TIÊU CHÍ VÀNG. 37
1. Các yếu tố về công nghệ kỹ thuật. 38
2. Các yếu tố về con người 40
3. Các chính sách, chế độ đối với người lao động của công ty in hàng không. 41
4. Các chính sách sản phẩm Marketing-Mix. 42
5. Nhận xét và đánh giá chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Tiêu Chí Vàng 43
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TIÊU CHÍ VÀNG 46
I. GIẢI PHÁP VỀ CON NGƯỜI 46
1. Đánh giá và phân loại lao động: 47
2. Xác định hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công nhân: 47
3. Xây dựng quy trình đào tạo công nhân: 47
II. GIẢI PHÁP VỀ THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ 48
III. GIẢI PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 50
1. Hình thức tiền lương khoán. 50
2. Định mức lao động. 51
3. Công tác giáo dục tư tưởng. 51
4. Chế độ về khen thưởng 52
5. tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát 52
V. NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TIÊU CHÍ VÀNG 53
KẾT LUẬN 54
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Tiêu Chí Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 2007, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 14.572 triệu đồng, trong đó số vốn tự có của Công ty là 7.565 triệu đồng, vốn vay là 6.800 triệu đồng, huy động từ các nguồn vốn khác là 207 triệu đồng.
Công Tiêu Chí Vàng là doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu vốn kinh doanh là vốn tự bổ sung (chiếm khoảng 95%). Công ty không có vốn góp liên doanh hay cổ phần cho nên tình hình huy động vốn là khó khăn. Điều kiện cơ bản để có thể bổ sung thêm vốn chính là sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty phải dựa vào chính hoạt động kinh doanh của mình để đầu tư bổ sung nhằm mở rộng quy mô sản xuất cũng như đầu tư theo chiều sâu nhằm tăng hiệu quả ngày càng cao hơn.
3.6. Cơ cấu sản xuất của Công ty
Công ty Tiêu Chí Vàng là doanh nghiệp tư nhân hạch toán độc lập, quy trình sản xuất mang tính chất riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù trong ngành, quy trình sản xuất kinh doanh khép kính đồng bộ phù hợp với cơ cấu in công nghiệp, in chứng từ trong ngành.
Công ty chủ động hoàn toàn trong việc khai thác vật tư, nguyên vật liệu (tự tìm nhà cung cấp) bố trí lao động theo dây chuyền hợp lý, kiểm soát công việc chặt chẽ từ Marketing, ký kết hợp đồng, tổ chức điều hành sản xuất đến hoàn thiện sản phẩm và cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
4. Những khó khăn và thách thức của công ty.
Hiện tại công ty có những khó khăn và thách thức khá lớn:
- Thứ nhất, sự cạnh tranh của thị trường in mỗi ngày một quyết liệt. Công ty phải cạnh tranh để mở rộng đối tượng phục vụ, nhận in gia công trên bao bì, thiết kế market... cho một số đơn vị khác. Hình thức tổ chức in của tư nhân với thiết bị hiện đại dịch vụ linh hoạt, bộ máy gọn nhẹ, có thể trốn thuế đang là đối thủ cạnh tranh rất mạnh với công ty in hàng không nói riêng và các cơ sở in quốc doanh nói chung.
- Thứ hai, sự cạnh tranh đầu tư đổi mới kỹ thuật hiện đại của ngành in. Chất lượng sản phẩm in phụ thuộc rất căn bản vào chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị. Ngày nay kỹ thuật và công nghệ in đã phát triển rất nhanh, tạo sức cạnh tranh cho nhiều cơ sở có vốn lớn. Tuy vậy, giá thành máy in hiện đại vẫn rất cao, vượt quá khả năng của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu công ty vay vốn để đổi mới thiết bị, thường phải trả lãi rất lớn đội giá thành khó giữ được thị phần của ngành hàng. Nếu chờ tích luỹ từ nội bộ, thường khó thực hiện, hoặc không thể mua sắm được những thiết bị hiện đại. Bài toán về tạo nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động, đang là một thách thức đối với những người quản lý công ty.
- Thứ ba, trình độ đội ngũ cán bộ CNV của công ty mặc dù đã có sự tăng trưởng khá nhanh về lượng và chất, nhưng về cơ bản vẫn cần có sự đầu tư lớn hơn và qui hoạch phát triển cao hơn. Thiết bị kỹ thuật hiện đại chỉ là một điều kiện cần, nhưng nhân tố có tính quyết định để sử dụng thiết bị, kỹ thuật đó là con người. Đội ngũ lao động lành nghề, trình độ quản lý cao, ý thức trách nhiệm của công nhân, lao động về chất lượng sản phẩm được tạo ra, là lợi thế mạnh mẽ của cạnh tranh.
Những yêu cầu như vậy đối với công ty in hiện nay là một thách thức lớn.
II. Phương hướng phát triển của Công ty Tiêu Chí Vàng trong thời gian tới
1. Chiến lược mặt hàng kinh doanh
Công ty Tiêu Chí Vàng hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chính là in các loại sách báo, ấn phẩm, catologe, kep file, in các loại giấy tờ, biểu mẫu kinh tế và các biểu mẫu khác.
Công ty nghiên cứu thị trường sản phẩm in có chất lượng, chủng loại phong phú hơn nhằm vào các tổ chức cá nhân, các công ty, xí nghiệp lớn trong nước và quốc tế như bao bì, nhãn mác, tờ quảng cáo của Công ty được sản xuất bởi nhiều chất lượng khác nhau (in trên giấy nilon, các-tông, nhựa cao su...). Phải đi sâu vào thị trường trên thì Công ty sẽ phát triển mạnh.
2. Chiến lược thị trường Marketing
Đây là chiến lược rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế nói chung và ngành in nói riêng, nhất là đối với một doanh nghiệp in vì hợp đồng sản xuất ở doanh nghiệp chỉ cần lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp ở các yếu tố chất lượng, kỹ thuật, thời gian giao hàng, đúng hợp đồng quy định, uy tín trên thị trường in.
Công ty luôn nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để thoả mãn họ. Công ty phải chú trọng thị trường Hà Nội vì doanh số chiếm 90%, phần lớn khách hàng của Công ty đều ở Hà Nội, do đó Công ty phải nghiên cứu để mở rộng thị trường khách hàng trong và ngoài Hà Nội, không những giữ uy tín với khách hàng cũ mà còn phải nâng cao uy tín để lôi kéo khách hàng mới.
Phát triển thị trường là mục tiêu chính của Công ty, thị trường mở rộng, Công ty tăng cường sản xuất kinh doanh, kèm theo việc mở rộng sản xuất thì phải đầu tư đúng hướng, phát triển sản xuất theo nhu cầu của thị trường để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
3. Chiến lược cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy để Công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh do đó Công ty có các chiến lược chính sau:
+ Phòng kinh doanh phải luôn nghiên cứu khách hàng để tìm mọi cách giữ và tìm đến khách hàng mới bằng các yếu tố chất lượng sản phẩm, thời gian, giới thiệu sản phẩm.
+ Đội ngũ công nhân kỹ thuật phải được lựa chọn để cho sản phẩm có chất lượng cao.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty phải có trình độ quản lý theo sát các kế hoạch sản xuất.
+ Ban giám đốc phải có kế hoạch chiến lược không những giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ mà còn phải tìm các lôi kéo khách hàng mới về với Công ty bằng uy tín của mình.
4. Chiến lược phát triển sản xuất
Một yếu tố then chốt để đưa một doanh nghiệp in mở rộng thị trường là vấn đề cải tiến và đầu tư công nghệ mới để cho ra những sản phẩm có kỹ thuật cao phù hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp sẽ từng bước đổi mới thiết bị lạc hậu thay thế bằng những thiết bị công nghệ in hiện đại và sẽ đưa năng suất, chất lượng sản phẩm in cao hơn để có thể phục vụ cho các ngành kinh tế khác.
Nguyên liệu đầu vào phục cụ cho Công ty in cũng được coi trọng nhất là các nguyên liệu trong nước, hoá chất, giấy mực và các phụ kiện khác phục vụ cho công nghệ in.
Ngoài ra Công ty còn cần chú trọng những sản phẩm chất lượng cao mà nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được thì Công ty sẵn sàng mua nguyên liệu của nước ngoài để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
5. Chiến lược phòng ngừa rủi ro
Đây là chiến lược quan trọng của doanh nghiệp vì nó quyết định một phần lớn trong sự phát triển hay suy tàn của Công ty và đưa Công ty đến chỗ phải trả các khoản nợ cho các tổ chức tín dụng nên sẽ khó khăn về vốn. Do vậy Công ty phải giao cho phòng chức năng phân tích, nghiên cứu các khách hàng đến với Công ty để có biện pháp phòng ngừa thích hợp đối với từng loại khách hàng khác nhau, tránh những rủi ro cho Công ty.
6. Chỉ tiêu kế hoạch năm 20010
+ Tổng doanh thu: 26.000.000.000 đồng, trong đó:
- Thu in sản phẩm: 20.000.000.000 đồng
- Sản xuất gia công giấy: 6.000.000.000 đồng.
+ Tổng chi phí: 24.725.000.000 đồng.
+ Nộp ngân sách Nhà nước: 1.725.450.000 đồng.
+ Số lao động: 150 người
+ Thu nhập bình quân đầu người: 4.500.000 đồng.
III. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Tiêu Chí Vàng
1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua (2003 - 2008)
1.1. Doanh thu và chi phí của Công ty trong thời gian qua (2003 - 2008)
Bảng 1: Tình hình doanh thu thực hiện so với kế hoạch
Năm
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch
2003
16.320
16.525
101,3
2004
17.376
17.408
100,3
2005
18.500
18.465
99,8
2006
19.700
22.216
112,8
2007
23.200
25.427
109,6
2008
24.400
26.840
110
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Tiêu Chí Vàng từ năm 2003 - 2008)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nếu so sánh giữa doanh thu kế hoạch và doanh thực hiện thì năm 2003, năm 2004, năm 2006, năm 2007 là vượt mức kế hoạch đề ra với tỷ lệ tăng là 101,3% năm 2003, 100,2% năm 2004, 112,8% năm 2006 và 109,6% năm 2007 và năm 2008 là 110%. Còn năm 2005 thì doanh thu thực hiện lại không hoàn thành được mức kế hoạch đặt ra mà chỉ đạt 99,8% so với kế hoạch.
Bảng 2: Chi phí của công ty trong thời gian qua
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
2008
1
Chi phí nguyên vật liệu
7.952
8.858
10.940
13.090
15.420
19.014
2
Chi phí nhân công
2.721
2.774
2.822
2.992
3.128
4.528
3
Chi phí KHTSCĐ
1.112
1.208
1.320
1.440
1.556
3.191
4
Chi phí bán hàng
743
889
757
850
984
2.207
5
Chi phí khác bằng tiền
1.846
1.925
1.005
1.325
1.745
1.267
6
Tổng chi phí
14.374
15.624
16.844
19.697
22.833
25.207
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Tiêu Chí Vàng từ năm 2003 - 2008)
Xét về tổng thể chi phí năm sau đều tăng so với năm trước. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1.250 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 8,7% năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1.220 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 7,8%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.853 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 16,9%, năm 2007 lại tăng 3.136 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương đối là 15,9%, còn năm 2008 lại tăng 2374 triệu đồng so với năm 2007. Tỷ lệ tăng tương đối là 10,4% năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1906 triệu đồng với tỷ lệ giảm lớn 9,1%.
+ Chi phí nguyên vât liệu là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng trong tổng chi phí của Công ty bởi nó chiếm tỷ trọng rât lớn trên một nửa tổng các chi phí. Chi phí nguyên vật liệu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 906 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 11,4%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 2.082 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 23,5%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.150 triệu đồng tức là tăng tương đối 19,7%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2330 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 17,8%. Vậy trong tổng chi phí của năm 2003 thì chi phí nguyên vật liệu chiếm 55,3%, năm 2004 chiếm 56,7%, năm 2005 chiếm 65%, năm 2006 chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 66,5%, còn năm 2007 chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 67,5% năm 2008 lại chiếm tới 55,6%. Sở dĩ có sự biến động lớn như vậy là do giá cả, cung cầu về giấy thay đổi , mặt khác do quy mô sản xuất của Công ty được mở rộng đòi hỏi những loại giấy cao cấp với số lượng lớn.
+ Chi phí nhân công cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu chi phí của Công ty. Chi phí nhân công năm 2004 tăng 53 triệu đồng so với năm 2003 tức là tăng 1,9%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 176 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 6,8%, năm 2006 chỉ tăng so với năm 2005 là 170 triệu đồng tức là tăng 6% trong khi năm 2007 tăng 136 triệu đồng so với năm 2006 tức là tăng 4,5%, năm 2008 tăng 1400 triệu đồng so với năm 2007 tức là tăng 44,75%.
Chi phí nhân công trên tổng chi phí qua các năm 2003 là 18,9%, năm 2004 là 17,5%, năm 2005 là 16,8%, năm 2006 là 14,3%, năm 2007 là 13,7%, năm 2008 là 17,96%.
+ Chi phí KHTSCĐ của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 96 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8,6%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 112 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,3%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 120 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 9%, năm 2007 tăng 116 triệu đồng so với năm 2006 tức là tăng 8,1%, năm 2008 tăng 16,5 triệu đồng so với năm 2007 tức là tăng 105%. Nguyên nhân làm tăng KHTSCĐ là do trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty TSCĐ bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá trị mặc dù năm 2006 máy móc thiết bị đã được đưa vào bảo dưỡng và sữa chữa.
+ Từ năm 2005 Công ty mở một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Chi phí bán hàng năm 2004 tăng so với năm 2003 là 146 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 19,6%, năm 2005 so với năm 2004 là 132 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 14,8%, năm 2006 tăng 93 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng tương đối là 12,3%, năm 2007 tăng 134 triệu tức là tăng 15,8%, năm 2008 tăng đến tận 1223 triệu tức là tăng 124,0%. Sở dĩ tình hình này xảy ra là do chi phí quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tăng lên vào năm 2006 và năm 2007 nhằm giới thiệu sản phẩm của Công ty đến nhiều khu vực khác nhau trong và ngoài nước.
+ Chi phí khác bằng tiền bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác nhe chi phí sản phẩm hỏng, chi phí tiếp khách, hội họp và các chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí này năm 2003 so với tổng chi phí chiếm 12,8%, năm 2004 chiếm 12%, năm 2005 chiếm 6%, năm 2006 chiếm 6,7% năm 2007 chiếm 7,6%, năm 2008 chiếm 5,02%. Như vậy tỷ lệ này cũng được giảm đáng kể so với năm 2003, đó là sự cố gắng lớn của Công ty và đây cũng là chỉ tiêu quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp cần phải cố gắng giảm càng nhiều càng tốt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2. Thực trạng về lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước và thu nhập bình quân của người lao động ở Công ty Tiêu Chí Vàng
1.2.1. Lợi nhuận (2003 - 2008)
Bảng 3: Tình hình lợi nhuận kế hoạch và thực hiện ở Công ty
Năm
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch
2003
1.635
1.573
96,2
2004
1.550
1.784
115,1
2005
1.798
1.621
90,2
2006
1.831
2.519
137,6
2007
2.126
2.594
122,0
2008
2.315
2.698
116,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Tiêu Chí Vàng từ năm 2003 - 2008)
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của kết quả kinh doanh, đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Từ năm 2005 đến 2007 duy chỉ có năm 2003 và năm 2005 là lợi nhuận giảm so với kế hoạch còn các năm doanh thu đều vượt mức kế hoạch. Năm 2004, năm 2006, năm 2007 và 2008 lợi nhuận của Công ty đột ngột tăng cao do hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đạt kết quả tốt mà chủ yếu lợi nhuận tăng là do phục vụ ngoài ngành.
1.2.2. Nộp ngân sách (2003 - 2008)
Cùng với sự phát triển của Công ty, Công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
Cụ thể năm 2003 là 1.075 triệu đồng, năm 2004 là 1.140 triệu đồng, năm 2005 là 1.390 triệu đồng, năm 2006 là 1.564 triệu đồng còn năm 2007 là 1.785 triệu đồng, năm 2008 là 1.778 triệu đồng. Như vậy năm 2004 tăng so với năm 2003 là 65 triệu đồng, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 170 triệu đồng, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 244 triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 221 triệu đồng, năm 2008 giảm so với năm 2007 lên 13 triệu đồng.
1.2.3. Thu nhập bình quân người lao động (2003 - 2008)
Việc năng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản lượng dẫn đến việc nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty thể hiện bằng việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người.
- Năm 2003 là: 1.452.000 đồng/người/tháng.
- Năm 2004 là: 1.793.000 đồng/người/tháng.
- Năm 2005 là: 1.841.000 đồng/người/tháng.
- Năm 2006 là:2.220.000 đồng/người/tháng.
- Năm 2007 là: 2.455.000 đồng/người/tháng.
- Năm 2008 là:2.575.000 đồng/người/tháng.
Trên đây là một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tiêu Chí Vàng trong thời gian qua, ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng trưởng đáng kể.
1.3. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh (2004 - 2008)
Bảng 4: Tình hình in ấn các loại sách báo tài liệu qua các năm 2004 - 2005 - 2006- 2007 - 2008
Đơn vị tính: Loại
STT
Đầu sách
2004
2005
2006
2007
2008
1
Chứng từ
38
49
57
45
55
2
Sách văn học
36
45
38
43
47
3
Sách pháp luật
82
76
89
92
88
4
Sách kỹ thuật
59
63
65
68
72
5
Sách kinh tế
52
46
59
71
66
6
Sách chính trị
43
30
47
53
49
7
Bao bì
15
12
32
33
47
8
Tạp chí, tập san
6
9
21
31
35
9
Nhãn hàng
23
28
45
56
64
10
Tờ gấp quảng cáo
8
6
3
12
20
11
Biểu mẫu
44
60
82
68
84
12
Tổng
406
424
537
572
627
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy số đầu sách hàng năm biến động không đều, tăng giảm không theo quy luật nào cả, có số đầu sách năm nay tăng nhưng năm sau lại giảm. Số đầu sách tăng dần qua các năm, năm 2004 là 206 loại, năm 2005 là 424 loại tức là tăng lên 18 loại hay 4,4%, năm 2006 số đầu sách tăng so với năm 2005 là 113 loại tức là tăng 26,7%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 35 loại hay 7%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 55 loại tức là tăng 9,6%.
2. Thị trường tiêu thụ của Công ty (2004 - 2008)
Bảng 5:Tình hình in ấn các loại sách, tài liệu cho các loại khách hàng qua các năm 2004 - 2005 - 2006- 2007 - 2008
Đơn vị tính: 1000 trang
STT
Tên khách hàng
2004
2005
2006
2007
2008
1
NXB Giáo dục
218.324
236.720
301.020
206.136
352.138
2
NXB ĐH Quốc gia
105.375
148.821
161.209
298.927
276.431
3
NXB Thống kê
82.361
75.167
91.613
103.260
98.462
4
NXB Văn hoá
25.167
29.618
48.900
61.136
75.268
5
NXB Nông nghiệp
53.426
62.350
67.132
92.989
113.429
6
NXB Tài chính
49.284
56.168
53.198
47.168
64.205
7
NXB KH Kỹ thuật
65.829
80.856
102.012
69.793
82.155
8
Trung tâm CN Giáo dục
35.450
32.959
49.631
80.986
74.837
9
Chứng từ - tạp chí
18.352
15.169
23.501
56.135
48.254
10
Tổng cục Thống kê
17.563
20.760
21.560
12.314
18.481
11
Các khách hàng khác
17.684
12.910
132.000
140.247
172.235
12
Tổng
688.815
777.525
1.051.776
1.169.091
1.375.895
Qua biểu trên ta có thể thấy rằng uy tín của Công ty ngày càng được củng cố và phát triển đối với khách hàng lớn ở Hà Nội. Số trang in có lúc tăng lên và tụt xuống qua từng giai đoạn nhưng cơ bản là tăng dần qua các năm, nguyên nhân là do Công ty đã đầu tư thêm được một dây chuyền công nghệ mới, cải tiến phương pháp quản lý, giá thành sản phẩm hạ... kích thích được sản xuất, tăng năng suất lao động.
3. Đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty in Hàng không trong những năm gần đây
3.1. Những thành tích đạt được
- Trong 6 năm qua, Công ty đã có những thành công đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2003 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 9,5%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chiếm 19,1%. Năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 10,2%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 18,7%. Năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 8,7%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 13,9%. Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 11,3%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 18,3%. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 10,8%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 19,5%. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 10,05% tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 17,8%.
- Qua những số liệu trên ta có thể thấy Công ty đã có được những thành công là nhờ áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm giảm giá thành sản xuất sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm bán ra...
- Tổng doanh thu của Công ty 6 năm qua khá cao, gấp khoảng 2 lần nguồn vốn kinh doanh. Như vậy Công ty đã thực hiện khá tốt việc quay vòng vốn để đảm bảo yêu cầu cho sản xuất. Việc Công ty không mất nhiều tiền vào chi phí bán hàng cũng nâng cao hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Sản lượng tiêu thụ thực hiện của Công ty liên tục, tạo điều kiện cho Công ty tháo gỡ những khó khăn, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Công ty và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
- Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ có sự chuyển biến tích cực về chủng loại, mẫu mã ngày càng phong phú và đa dạng hơn, chất lượng ngày càng tốt hơn, giá thành và giá bán hạ thấp giúp Công ty tăng khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường.
- Một thành công lớn nữa của Công ty là việc sử dụng nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty hoàn toàn không có nguồn đi vay dài hạn mà chỉ có một phần đi vay ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn nên việc sản xuất kinh doanh chủ động và kịp thời.
- Cùng với việc sử dụng nguồn vốn hợp lý là việc bố trí lao động của Công ty cũng có hiệu quả cao, với một đội ngũ nhân viên gọn nhẹ, có trình độ chuyên môn, đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề cao chiếm tỷ lệ lơn nên năng suất lao động cao, mức thu nhập bình quân đầu người tương đối cao.
- Đối với quy định chung của Nhà nước ban hành về hệ thống kế toán doanh nghiệp theo quyết định 1141TC/QĐCĐ/CT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì doanh nghiệp đã có tổ chức kế toán đúng theo quy định hiện hành, việc tổ chức bộ máy kế toán của Công ty hiện nay là phù hợp với yêu cầu của công việc cũng như trình độ chuyên môn của từng người.
Có được những thành công như vậy phân lớn là do sự nỗ lực hết mình của tất cả đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng với ý thức kỷ luật tốt.
3.2. Những vấn đề còn tồn tại
- Điểm hạn chế có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh của Công ty là vấn đề chi phí. Có thể nói rằng tình hình quản lý chi phí của Công ty chưa được tốt cho nên tỷ lệ chi phí so với tổng doanh thu đặc biệt là chi phí quản lý của công ty chiếm một tỷ lệ lớn làm giảm hẳn lợi nhuận của Công ty.
- Về xác định chi phí vật liệu, phần lớn vật liệu dùng để sản xuất đều theo lệnh sản xuất của Giám đốc phê chuẩn theo vật liệu dự trù của các phân xưởng gửi lên dự theo chi phí kế hoạch. Thường thì số lượng dự trù kê hoạch rất sát với thực tế, tuy nhiên trong quá trình sản xuất thì phần vật liệu phế thải bao giờ cũng có, ngoài ra còn có in thử, in hỏng... khi tính chi phí vật liệu thì vật liệu thu hồi vẫn chưa được loại ra khỏi chi phí vật liệu xuất dùng, như vậy sẽ làm tăng chi phí giá thành sản phẩm của công ty.
- Về đánh giá vật liệu ở Công ty đã áp dụng đúng nguyên tắc hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước nhưng phương pháp này chỉ có ưu điểm là dễ áp dụng vì nó dễ tính toán. Trong trường hợp giá cả biến động nhiều trên thị trường thì sẽ biến động trong giá thành vật liệu xuất kho và như vậy sẽ làm cho việc dự toán và dự tính các số liệu kế hoạch sẽ không sát với thực tế, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoài ra phải thừa nhận rằng quy mô hoạt động của doanh nghiệp chưa lớn, khối lượng công việc làm theo nhiệm vụ chiếm quá lớn, nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp cho nên việc đầu tư thêm công nghệ mới, mở rộng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Công ty chưa tận dụng hết nguồn lực cũng chưa khai thác hết thị trường. Mặt khác còn rất nhiều vấn đề trong quản lý kinh tế làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Do đó trong năm tới Công ty cần phải có những biện pháp mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.3. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại nêu trên
3.3.1. Những nguyên nhân khách quan:
- Thị trường của Công ty không ổn định, do sản phẩm của Công ty là dịch vụ về in, nó tuỳ thuộc vào đơn đặt hàng mang tính chất đơn chiếc không liên tục. Do vậy việc sản xuất kinh doanh không ổn định, điều này ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.
- Công ty chỉ thực hiện sản xuất khi có đơn đặt hàng của khách mà không tiến hành quảng cáo về chất lượng in của công ty mình, khách hàng nào biết thì đến ký hợp đồng. Như vậy rất thụ động và hiệu quả kinh doanh sẽ thấp hơn so với yêu cầu đặt ra.
- Thị trường không ổn định mà chủ yếu là thị trường trong nước, thiết bị công nghệ còn chưa đồng bộ cả về năng lực sản xuất lẫn chất lượng.
3.3.2. Những nguyên nhân chủ quan:
- Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các công ty cùng ngành sản xuất, Công ty Tiêu Chí Vàng chỉ là Công ty tư nhân có quy mô vừa, nên Công ty cũng bị mất một lượng khách hàng khá lớn. Trong cơ chế mới này đòi hỏi Công ty phải càng mạnh dạn và quyết đoán hơn trong kinh doanh.
- Mặc dù Công ty đã đầu tư thiết bị mới nhưng số máy cũ vẫn còn nhiều và chưa khấu hao hết và vẫn phải dùng máy cũ, mới xen kẽ nhau. Do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Chi phí sản xuất ngày càng cao do nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng quan trọng vẫn là yếu tố chi phí nguyên vật liệu bởi vì nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Với loại hình sản xuất đơn chiếc thì đơn đặt hàng, mỗi loại sản phẩm dùng nguyên vật liệu khác nhau, phòng kinh doanh phải tính toán theo từng hợp đồng để xác định mức bù hao hợp lý, làm sao để giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu cho mỗi hợp đồng để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, từ đó tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh.
iv. thực trạng về chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Tiêu Chí Vàng.
Như phần lý thuyết đã nêu, in là một hoạt động sản xuất, dịch vụ chuyên ngành. Sản phẩm của công ty in vừa có tính sản xuất vật chất, vừa là một dịch vụ văn hoá. Do đó yêu cầu đối với một sản phẩm in rất đa dạng và khắt khe. Có những sản phẩm in thoả mãn những yêu cầu của nhóm người này nhưng lại không phù hợp với yêu cầu của nhóm người khác. Có những người tiêu dùng ưa thích hình dáng bên ngoài phải nổi, phải hoa mỹ. Có những người tiêu dùng lại chuộng phần trình bày và trang trí bên trong, người ưa thích màu này, người lại ưa màu khác... Chất lượng sản phẩm in được người tiêu dùng quan niệm rất khác nhau, với những yêu cầu cao, và đặc biệt chất lượng sản phẩm in phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để có được một sản phẩm in tới tay người tiêu dùng phải trải qua những giai đoạn, những quá trình. Thực hiện chính xác mỗi khâu, mỗi quá trình trong công đoạn sản xuất là sự đảm bảo cho tính hoàn thiện của sản phẩm in.
Chất lượng sản phẩm in chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng trong đề án này với khối lượng dữ liệu về công ty Tiêu Chí Vàng hiện có, em phân tích những nỗ lực của công ty trên các phương diện sau:
+ Công nghệ kỹ thuật in: biểu hiện qua việc đầu tư vốn sản xuất mua sắm trang bị các thiết bị kỹ thuật công nghệ in hiện đại của khu vực và thế giới của công ty qua một một số năm.
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty thông qua chỉ tiêu về lực lượng lao động ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tay nghề người lao động không ngừng được nâng cao đáp ứng sự phát triển của kho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111216.doc