Mục lục
Lời nói đầu 01
Chương 1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu. 03
1.1 Những nhận thức cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 03
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 03
1.1.2 Mục đích của việc đánh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 03
1.1.3 Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường. 04
1.2 Nội dung của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy trình thu thuế XNK ở nước ta hiện nay. 06
1.2.1 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam. 06
1.2.2 Nội dung của quy trình thu thuế XNK ở nước ta. 08
1.2.2.1 Nội dung của quy trình thu thuế XNK trước đây. 08
1.2.2.2 Nội dung của quy trình thu thuế XNK hiện nay. 10
1.2.3 Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện quy trình thu thuế XNK. 10
Chương II Tổ chức thực hiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế XNK Tổng cục Hải quan. 13
2.1 Cục Kiểm tra thu thuế XNK với công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. 13
2.1.1 Khái quát về Cục Kiểm tra thu thuế XNK. 13
2.1.2 Vị trí của Cục Kiểm tra thu thuế XNK trong công tác quản lý hoạt động XNK. 14
2.2 Quy trình thu thuế XNK tại Cục Kiểm tra thu thuế XNK. 17
2.2.1 Nội dung của quy trình thu thuế mới theo quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ và nét đổi mới so với quy trình cũ. 17
2.2.1.1 Nội dung của quy trình. 17
2.2.1.2 Nét đổi mới của quy trình thu thuế XNK theo quy định tạm thời thủ tục Hải quan đối với hàng hoá XNK. (Ban hành kèm theo quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) 22
2.2.2 Thực trạng của công tác tổ chức thực hiện quy trình thu thuế XNK theo quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ tại Cục Kiểm tra thu thuế 24
2.2.3 Những vướng mắc còn tồn tại khi triển khai thực hiện quy trình thu thuế XNK. 28
Chương III Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu. 34
3.1 Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quy trình. 34
3.2 Các kiến nghị và giải pháp. 35
3.2.1 Giải pháp về phía Nhà nước và ngành Hải quan. 35
3.2.1.1 Hệ thống chính sách thuế. 35
3.2.1.2 Các văn bản, các quy định liên quan đến hoạt động XNK. 35
3.2.1.3 Các vấn đề về Luật Hải quan. 36
3.2.1.4 Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan. 36
3.2.2 Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ và đào tạo cán bộ tại Cục Kiểm tra thu thuế XNK Tổng cục Hải quan. 37
3.2.2.1 Về mặt tổ chức. 37
3.2.2.2 Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ Hải quan. 37
3.2.2.3 Củng cố các khâu nghiệp vụ. 38
3.2.3 Giải pháp về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 38
3.2.4 Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy trình thu thuế XNK trong thời gian tới. 38
Kết luận 44
Danh mục tài liệu tham khảo 45
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
d) Đối chiếu với chính sách quản lý xuất khẩu, chính sách về thuế, giá đối với lô hàng xuất khẩu;
e) Nhập dữ liệu của tờ khai hải quan vào máy tính và đăng ký tờ khai hải quan;
f) Chuyển hồ sơ hải quan cho lãnh đạo Chi cục;
g) Lập biên bản vi phạm (nếu có) và:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.
2. Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi cục phụ trách quy trình thủ tục nhập khẩu:
a) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;
b) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan cấp dưới;
c) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất bằng 0%; hoặc chuyển hồ sơ hải quan cho bước 2 đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế; hoặc chuyển hồ sơ hải quan cho bước 3 đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách. Việc kiểm tra hàng hoá phải do ít nhất 02 công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc sau đây:
a) Kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định và quyết định của Lãnh đạo Chi cục;
b) Xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá vào tờ khai hải quan;
c) Đối với lô hàng phải lập biên bản vi phạm thì:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng;
d) Nhập dữ liệu về kết qủa kiểm tra thực tế hàng hoá vào máy vi tính;
e) Chuyển hồ sơ cho khâu nghiệp vụ tiếp theo như sau:
- Chuyển cho bước 3 đối với lô hàng có thuế, có lệ phí hải quan để công chức hải quan kiểm tra việc tính thuế của chủ hàng;
- Chuyển cho lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hàng hoá đối với lô hàng không thuế để xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất 0% và được miễn kiểm tra thực tế và trả tờ khai hải quan cho chủ hàng;
- Chuyển cho Lãnh đạo Chi cục phụ trách quy trình giải quyết các trường hợp nêu tại bước 1 điểm 2 (b), (c).
Bước 3: Kiểm tra tính thuế.
Bước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách. Việc kiểm tra tính thuế cho một lô hàng do một công chức thực hiện (trừ việc thu tiền do thủ quỹc thực hiện). Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra kiểm tra tính thuế phải thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm đối với các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, kết quả tự tính thuế của người khai hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) để kiểm tra xác định số thuế phải nộp của lô hàng;
b) Ra thông báo thuế hoặc viết biên lai thu thuế (nếu có), viết biên lai lệ phí hải quan;
c) Chuyển biên lai thu thuế và biên lai lệ phí cho thủ quỹ;
d) Nhập dữ liệu vào máy vi tính;
e) Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra tính thuế để xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với lô hàng có thuế và trả tờ khai hải quan cho chủ hàng;
f) Chuyển hồ sơ hải quan cho Đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan.
* Quy định về hồ sơ làm thủ tục hải quan.
Khi làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp hồ sơ hải quan tại trụ sở Chi cục Hải quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ hải quan và tính chính xác của các nội dung kê trong tờ khai hải quan.
Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu-nhập khẩu:
a) Chứng từ phải nộp:
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao;
- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính.
Ngoài ra có những trường hợp phải nộp thêm các chững từ như:
- Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không thống nhất): 02 bản chính;
- Văn bản cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu-nhập khẩu hoặc xuất khẩu-nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính (nếu xuất khẩu-nhập khẩu một lần);
Trường hợp văn bản này được sử dụng xuất khẩu-nhập khẩu nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bản chính. Chi cục Hải quan làm thủ tục lần đầu cấp phiếu theo dõi trừ lùi, đóng dấu nghiệp vụ số 02 vào bản chính văn bản cho phép và ghi: Đã cấp phiếu theo dõi trừ lùi, ngày, tháng, năm. Bản chính trả chủ hàng và bản sao lưu Hải quan.
- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu nhận uỷ thác): 01 bản sao.
b) Chứng từ phải xuất trình:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản (bản sao hoặc bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản (bản sao hoặc bản chính).
Quy định khác về các chứng từ trong hồ sơ hải quan:
a) Quy định về chứng từ được nộp chậm, bổ sung, thay thế, sửa chữa chứng từ, hồ sơ chờ kết quả giám định thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, các chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
b) Các chứng từ trong hồ sơ hải quan nếu quy định là bản sao thì Giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp xác nhận sao y bản chính, ký tên, đóng dấu lên chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các chứng từ đó.
Rõ ràng so vơi quy trình quy trình thu thuế trước đây, quy trình thu thuế đang áp dung hiện nay theo quyết định 1494/2001/QĐ-TCHQ đã có những thay đổi đáng kể, từ các bước trong quy trình đến việc thực hiện công việc của các cán bộ hải quan khi làm nhiệm vụ...Tất cả đều được quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn, tháo gỡ được những tồn tại của quy trình thu thuế trước đây.
2.2.1.2. Nét đổi mới của quy trình thu thuế xuất nhập khẩu theo quy định tạm thời thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
So với quy trình thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu theo Quyết định số 111/TCHQ thì quy trình thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu theo Quyết định số 383/1998/QĐ-TCHQ và quy trình thu thuế tạm thời theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ quy định khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ chủ động tính thuế và nộp thuế cho hàng hoá xuất nhập khẩu. Cụ thể theo quy trình tạm thời đang áp dụng hiện nay doanh nghiệp tự khai báo, tự kê khai hàng hoá, tự áp mã, áp giá, tính thuế theo Luật thuế. Đây là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp từ khâu khai báo đến khâu nộp thuế. Cán bộ hải quan chỉ là người tham mưu hướng dẫn và kiểm tra chứ không tham gia trực tiếp vào việc tính thuế ban đầu.
Nếu quy trình hành thu cũ quy định khi xuất nhập khẩu hàng hoá phải trải qua 4 bước thì quy trình tạm thời hiện nay đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đã được cắt giảm tối đa các bước công việc và đã tách bạch 2 khâu nhập khẩu, xuất khẩu thành 2 quy trình rõ ràng (2 bước đối với hàng xuất khẩu và 3 bước đối với hàng nhập khẩu) mà vẫn đảm bảo đầy đủ các thủ tục, yêu cầu của quy trình cũ, đảm bảo chấp hành đúng các vấn đề quy định trong Luật Hải quan, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, đồng thời giảm bớt giấy tờ theo yêu cầu cải cách hành chính. Quy trình, thủ tục, hồ sơ, giấy tờ từ khi đăng ký-kiểm hoá, tính thuế-giải phòng hàng đã cố gắng phấn đấu theo một đường ngắn nhất, ít cửa nhất, xử lý nhanh nhất. Hải quan cần xử lý gì mới yêu cầu doanh nghiệp kê khai, xuất trình những chứng từ liên quan đến vấn đề đó. Những gì không cần thiết ở quy trình cũ đã kiên quyết bỏ. Các bước trong quy trình đã rút ngắn thời gian làm thủ tục, giải phóng hàng nhanh bằng cách bố trí cán bộ hợp lý, công việc kế nối nhau một cách liên hoàn.
Quy trình thủ tục hải quan theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ là quy trình cơ bản áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Một trong những nét tiến bộ ở quy trình này là đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu miễn kiểm tra thực tế, hàng hoá có thuế suất bằng 0%, hàng thuộc đối tượng miễn thuế thì được phép bỏ qua một số bước trong quy trình cơ bản này.
Không như quy trình cũ, hiện nay quy trình mới quy định đối với mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại các bước đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế, mỗi bước đều được giao cho một công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm, không phân chia thành các khâu, các việc nhỏ do nhiều người thực hiện. Chính việc quy định như vậy đã hạn chế tối đa hồ sơ hải quan phải luân chuyển qua nhiều công chức hải quan và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ hải quan trong khi thi hành nhiệm vụ.
Theo quy trình cũ, việc kê khai do doanh nghiệp tiến hành, việc đăng ký tờ khai do bộ phận giám sát quản lý tiến hành; việc kiểm hoá thu thuế, giải phóng hàng do bộ phận kiểm hoá giám sát tiến hành; việc kiểm tra-xử lý vi phạm do bộ phận kiểm tra thu thuế thực hiện. Nhưng theo quy trình mới, việc điều hành các bước trong quy trình được tiến hành bởi Đội trưởng Đội thủ tục hải quan. Các bước kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế do lãnh đạo Chi cục hoặc một lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành. Trong khi làm việc lãnh đạo Đội không làm thay các việc mà công chức thừa hành làm trực tiếp đã thực hiện. Đồng thời công chức hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện việc đăng ký tờ khai, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra tính thuế lô hàng nào phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình đối với lô hàng đó. Rõ ràng việc quy định như vậy đã góp phần phân biệt rạch ròi trách nhiệm pháp lý giữa các cán bộ hải quan, giữa các tổ, đội trong từng công việc cụ thể.
Bên cạnh đó, một tiến bộ dễ nhận ra trong quy trình mới là thay vì việc phân loại hàng hoá theo luồng (luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ) thì hàng hoá được phân chia thành hàng phải kiểm tra không thuế; hàng miễn kiểm tra có thuế, phí, lệ phí; hàng được miễn kiểm tra không thuế (đối với lô hàng nhập khẩu). Các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan phải là những lô hàng đã được lãnh đạo Chi cục hoặc lãnh đạo Đội xác nhận và đóng dấu nghiệp vụ “Đã làm thủ tục hải quan” ngay từ bước đầu. Việc quy định như vậy sẽ tạo thông thoáng, không gây ùn tắc cho hàng hoá, vừa dễ giám sát vừa dễ kiểm tra và hạn chế tối đa những hành vi gian lận của doanh nghiệp.
Như vậy quy trình thu thuế tạm thời là một trong những bước tiến của thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại phát triển. Cải cách quy trình thu thuế chính là để tạo điều kiện cho hoạt động XNK, đầu tư, hợp tác và giao lưu quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi nhưng phải trên cơ sở quy định của pháp luật. Không cứng nhắc, máy móc nhưng cũng tránh sơ hở, làm sai pháp luật.
2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy trình thu thuế XNK theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ tại Cục Kiểm tra thu thuế.
Đứng trước tình hình và nghĩa vụ mới trong công cuộc cải cách thủ tục hải quan cũng như triển khai quy trình thu thuế tạm thời, Cục Kiểm tra thu thuế XNK đã sắp xếp, bố trí công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ cho phù hợp với quy trình làm việc mới.
Ngay từ tháng đầu triển khai áp dụng quy trình thu thuế XNK quy định tạm thời đối với lô hàng xuất nhập khẩu, Cục KTTT đã sắp xếp, tổ chức, điều chuyển cán bộ thuộc các phòng ban liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quy trình thu thuế mới cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong công tác quản lý hoạt động XNK đồng thời phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Cục đã bố trí những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững chính sách, văn bản của Nhà nước đồng thời có trình độ chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao để giải quyết thủ tục nhanh chóng.
Cục KTTT đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ trong toàn ngành, tập trung đi sâu vào các Quy định, Quy chế, Quy trình đã ban hành, trong đó có Quy trình thu thuế tạm thời theo Quyết định số1494/2001/QĐ-TCHQ.
Cũng trong thời gian qua, Cục đã tăng cường hướng dẫn về nghiệp vụ thu thuế đối với hải quan địa phương để bộ phận thuế ở hải quan địa phương đủ sức đảm đương nhiệm vụ là tham mưu cho lãnh đạo hải quan địa phương trong công tác thuế, trong giải quyết các vướng mắc về thuế ở địa phương. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ của mình, phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các đơn vị, cá nhân; trên cơ sở đó phát huy tính chủ động trong công việc. Bên cạnh đó, các lớp tập huấn cho cán bộ tính thuế, tiếp nhận tờ khai tại các đơn vị cửa khẩu, phòng ban và các điểm thông quan cũng được tổ chức. Tại các cửa khẩu và các điểm được chọn làm nơi thí điểm thông quan đã thành lập các tổ tư vấn hướng dẫn cho khách hàng trong việc kê khai tính thuế được thuận lợi và đúng quy định.
Từ 18 đến 22/3/2002, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan đã tổ chức lớp đào tạo về công tác phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu theo HS. Dự lớp học có 60 cán bộ làm công tác áp mã, tính thuế tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trong 5 ngày, các cán bộ hải quan đã được truyền đạt phương pháp phân loại hàng hoá XNK theo Công ước Quốc tế về mô tả hàng hoá HS, kinh nghiệm của hải quan Nhật Bản trong việc áp mã phân loại hàng hoá XNK...Dự kiến trong thời gian 2001-2003 mỗi năm Tổng cục sẽ tổ chức 11 khoá đào tạo cho cán bộ hải quan về các chuyên đề nghiệp vụ hải quan.
Ngày 19/2/2002 Cục KTTT dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tiến hành áp dụng thí điểm tiếp nhận khai điện tử trong thủ tục hải quan đối với loại hình gia công xuất nhập khẩu tại 4 Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Bình Dương, HCM, Hải Phòng. Thời gian thí điểm là 6 tháng. Việc triển khai thí điểm này sẽ làm giảm nhẹ công việc của cán bộ hải quan trong thời gian tới khi tiếp nhận tờ khai của doanh nghiệp làm thủ tục hải quan.
Cục KTTT XNK cũng đã tổ chức hội nghị họp bàn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trực tiếp đưa ra kiến nghị vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế thu thuế mới nhằm giải đáp kịp thời những thắc mắc trên và tăng cường mối quan hệ giữa Hải quan và doanh nghiệp.
Để nắm bắt tình hình thực tế công tác thực hiện quy trình thu thuế mới tại các cửa khẩu và các điểm thông quan, lãnh đạo Cục thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện luật thuế và cơ chế thu thuế mới. Việc áp dụng quy trình thu thuế mới, nhất là việc doanh nghiệp tự tính thuế, nộp thuế đã giảm một khối lượng công việc đáng kể cho cán bộ thu thuế, tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ và tăng cường vai trò là người giám sát quản lý trong việc thực hiện các Luật thuế.
Ngay từ đầu năm, những mặt hàng như dầu thô, dệt may, thuỷ sản, điện tử-máy tính, gạo, thủ công mỹ nghệ, rau quả, hạt điều đã phát huy vai trò là mặt hàng chủ đạo. Nếu nhìn lại so với năm trước thì 4 mặt hàng chủ đạo khác đã bị giảm sút đáng kể. Đó là những mặt hàng giày dép giảm 31%, cà phê giảm 18,4% về lượng và giảm 60% về giá trị, cao su giảm 10,7% về lượng và 17,6% về giá trị, hạt tiêu giảm 10,7% về lượng và 9,1% về giá trị.
Mặt hàng nhập khẩu cao nhất là máy móc, thiết bị và các loại phụ tùng trị giá 39.400.125 USD, mặt hàng xăng dầu nhập khẩu 254.795 tấn (luỹ kế 1.209.451 tấn) với trị giá là 38.706.575 USD. Mặt hàng xuất khẩu cao nhất là dầu thô với số lượng 41.113.815 USD. Tiếp theo là giày dép các loại trị giá 11.890.219 USD luỹ kế 248.657.821 USD. (Phụ lục số 2)
Sở dĩ có sự thay đổi này là do Nhà nước hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được; do việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa trong một số đơn vị sản xuất, hạn chế việc nhập siêu; do Nhà nước hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu thô...; ngoài ra “ dư âm” của sự kiện 11/9/2001 vẫn còn ảnh hưởng tới tình hình tài chính và thông thương hàng hoá của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu...
Trong 2 tháng đầu năm 2002, Cục KTTT XNK cũng đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành cùng triển khai quy trình thu thuế theo Quyết định 1494 và đạt được những kết quả tương đối khả quan. Kết quả thu được không những bằng mà còn nhỉnh hơn cùng kỳ năm trước. Mặc dù kim ngạch XK của doanh nghiệp trong nước giảm nhẹ nhưng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) tăng 1,8%. Riêng dầu thô XK tăng 14,5% về lượng và 37,8% về giá trị. Tính chung, xuất khẩu của cả nước tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2001.
Bên cạnh đó, toàn ngành Hải quan đã làm thủ tục cho lượng hàng hoá XNK đạt hơn 3.500 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1.575 triệu USD tuy giảm 18% so với cùng kỳ năm 2001 nhưng không đáng kể, kim ngạch nhập khẩu đạt 1.973 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2001. Tính đến 28/2/2002, ngành Hải quan đã thu ngân sách đạt 5.036 tỉ đồng, đạt 8,44% kế hoạch cả năm và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2001. Trong đó thu thuế XNK và TTĐB là 2.851 tỉ đồng, thuế VAT là 2.150 tỉ đồng. Có thể so sánh sự chênh lệch của số thu thuế xuất khẩu và nhập khẩu qua biểu sau. (Biểu 3)
Biểu 3: Tình hình XNK 2 tháng đầu năm 2002
Đơn vị triệu USD
STT
Loại thuế
Số thu trong tháng 2
Chênh lệch so với cùng kỳ năm trước
1
Xuất khẩu
- Khu vực trong nước
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2.092
1.121
908
-9,2%
-3%
-15,8%
2
Nhập khẩu
- Khu vực trong nước
- Khu vức có vốn đầu tư nước ngoài
2.391
1.728
663
+5,8%
+9,1%
-1,9%
Với sự phấn đấu nỗ lực của toàn ngành Hải quan nên số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhờ đó mà ngày càng tăng. Tại các địa bàn, nơi Cục KTTT XNK phối hợp phụ trách, ngay từ những ngày đầu năm đã đồng loạt ra quân thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Các cán bộ, công chức Hải quan đã ngày đêm có mặt tại các cửa khẩu biên giới, các hải đội tích cực hoạt động tuần tra, kiểm soát.
Tại Cục Hải quan TP. HCM: trong những ngày làm việc đầu tiên, lượng tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu đăng ký làm thủ tục tại các cửa khẩu đã lên tới trên 1000. Các Chi cục luôn túc trực đảm bảo quân số giải phóng hàng ngay trong ngày, không để các doanh nghiệp phải chờ đợi đến ngày hôm sau. Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I lượng hàng hoá xuất, nhập những ngày đầu năm tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Số thu trong tháng 1 và 15 ngày đầu tháng 2 đạt trên 3.000 tỉ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Qua thực hiện quy trình mới theo Luật Hải quan, mỗi cán bộ công chức hải quan đã xác định rõ trách nhiệm, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và đảm bảo yêu cầu công tác quản lý nghiệp vụ, thực hiện thu đúng, thu đủ, chống thất thu thuế đồng thời tính ưu việt của quy trình đã giúp Cục phát hiện trên 30 vụ vi phạm quy trình, thủ tục và trốn thuế trong những ngày đầu năm.
Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, các đội giám sát hành lý xuất nhập đã được tăng cường tối đa, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu nhân lực của quy trình, làm việc 24/24 giờ, không để xảy ra ách tắc cho hành khách đi lại. Nhờ nghiêm túc thực hiện đúng nội dung yêu cầu của quy trình, đặc biệt là công tác kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu, Cục đã phát lý 12 vụ vi phạm, điển hình có các vụ ông Trần Văn Minh, quốc tịch Việt Nam hiện xử lý trên 30 vụ, trong đó chỉ riêng các ngày 16-18/2 đã lập biên bản và xử không khai báo 20 nghìn USD; ông Đặng Phước Hiền không khai báo 365 đĩa VCD có chương trình...
Việc quản lý tốt quá trình thực hiện quy trình thu thuế mới của Cục KTTT còn được thể hiện ở những con số tích cực khác. Như tại Cục Hải quan Quảng Ninh, trong 19 ngày đầu năm đã làm thủ tục cho lượng hàng hoá XNK mậu dịch đạt kim ngạch khoảng 7,2 triệu USD, phát hiện và lập biên bản 6 vụ vi phạm pháp luật trị giá ước tính khoảng 66 triệu đồng. Tính từ ngày 6 đến 17/2/2002, Cục Hải quan Quảng Ninh đã thu ngân sách khoảng 108,8 triệu đồng.
Tại Cục Hải quan Lào Cai: nhờ có sự phối hợp với Cục Kiểm tra thu thuế nên chỉ trong 10 ngày của tháng 2, Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã làm thủ tục cho 85 lượt phương tiện, 1.151 lượt hành khách xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu và 6.000 lượt hành khách xuất nhập biên bằng giấy thông hành; làm thủ tục cho 102 tờ khai hàng hoá XNK, tổng kim ngạch trên 2 triệu USD, không những thế Chi cục đã phát hiện 4 vụ buôn lậu trong quá trình kiểm tra thu thuế.
Cũng trong thời gian này, dưới sự giám sát của Cục Kiểm tra thu thuế XNK, Cục Hải quan Bình Dương đã làm việc rất tích cực, trung bình một ngày mở 5 tờ khai cho cả hàng xuất và hàng nhập, lượng tờ khai có những ngày lên tới 99 tờ khai hàng hoá chỉ trong một thời gian ngắn (từ 12-14/2/2002).
Tại Cục Hải quan Cần Thơ, Chi cục Hải quan Tây Đô đã làm thủ tục cho lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu trị giá gần 950.000 USD vào ngày 11/2/2002. Trong tháng tết, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu thông qua Hải quan Cần Thơ đều tăng so với tháng trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu mậu dịch tăng 275,62%; số thu thuế nộp cho ngân sách tăng 478,65%.
Sự cố gắng của Cục Kiểm tra thu thuế XNK trong công tác tổ chức thực hiện quy trình thu thuế mới còn được thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn qua tình hình tăng trưởng các loại mặt hàng XNK trong tháng 2/2002 so với tháng 2/2001. (Biểu 4)
Biểu 4: Tăng trưởng XNK 2/2002 so với 2/2001
Những con số trên phần nào đã nói lên sự cố gắng của Cục Kiểm tra thu thuế XNK từ khi áp dụng quy trình thu thuế mới mặc dù Cục gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.3 Những vướng mắc còn tồn tại khi triển khai thực hiện quy trình thu thuế.
Mặc dù quy trình thu thuế đang áp dụng hiện nay ưu việt hơn quy trình cũ nhưng không thể không tránh khỏi những vướng mắc, những tồn tại trong quy trình. Đến nay, Cục KTTT XNK đang tập hợp những ý kiến của địa phương, của doanh nghiệp để tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quyết định tạm thời.
Trong thời gian hơn 3 tháng triển khai áp dụng quy trình mới, Cục KTTT đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp.
*Về quy trình nói chung: Hiện nay, việc áp dụng quy trình thu thuế mới ở một số địa bàn đang đang gặp khó khăn trong việc quản lý đối với hàng chuyển khẩu (Cục Hải quan Quảng Ninh). Theo quy định hiện hành, hàng chuyển khẩu không làm thủ tục nhập vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khỏi Việt Nam. Nhưng trên thực tế, Hải quan cửa khẩu vẫn phải mở tờ khai để phục vụ yêu cầu quản lý và cho đến nay vẫn chưa có quy trình nghiệp vụ hướng dẫn thực hiện nên khó khăn cho các cơ sở. Điểm nữa, theo quy định hàng hoá chuyển khẩu phải chịu sự giám sát quản lý của Hải quan đến khi thực xuất khỏi lãnh thổ nhưng phạm vi và địa bàn hoạt động của Hải quan đã được quy định cụ thể, trong khi có những lô hàng chuyển khẩu lưu chuyển tại Việt Nam kéo dài đến 6 tháng còn quy định thì không ghi rõ thời gian lưu chuyển hàng chuyển khẩu là bao nhiêu làm cho Hải quan không biết phải xử lý ra sao.
Cũng đối với hàng chuyển khẩu một số cửa khẩu trong địa bàn thuộc tỉnh này lại gặp khó khăn với các Chi cục Hải quan cửa khẩu thuộc tỉnh khác (Chi cục Hải quan Nam Định). Theo quy định, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chỉ giao một bản đơn đề nghị chuyển cửa khẩu cho chủ hàng đến cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển khẩu, nhưng các Chi cục Hải quan cửa khẩu lại yêu cầu phải gửi cả hồ sơ bao gồm đơn đề nghị chuyển khẩu, tờ khai, bảng kê chi tiết, vận đơn. Vậy nếu không có đầy đủ những giấy tờ này thì hàng hoá không được chuyển khẩu. Như vậy quy trình thu thuế đang áp dụng vẫn chưa thuận tiện đối với hàng chuyển khẩu.
*Về các bước cụ thể trong quy trình:
- Về tờ khai hải quan: quy trình kiểm tra hải quan với tờ khai như hiện nay còn quá nhiều chữ ký của lãnh đạo các cấp. Điều này gây nhiều trở ngại cho các khâu tiếp theo, mất thời gian và làm ùn tắc hàng hoá. Ngành Hải quan khi thực thi pháp luật phải dựa vào 80% văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ngành liên quan ban hành, các văn bản đó lại chồng chéo, lại chậm sửa chữa, gây ách tắc, như vậy quả thật là rất rườm rà, gây khó khăn cho cả Hải quan và doanh nghiệp.
Thực tế một mặt hàng chỉ nên thống nhất một Bộ quản lý, nhưng hiện nay có những mặt hàng 3-4 Bộ cùng quản lý gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thông quan hàng hoá. Cụ thể: Có doanh nghiệp xuất khẩu gỗ thuộc diện miễn kiểm tra ở Gia lai-Kon Tum, do Hải quan Gia lai-Kon Tum chưa có Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nên doanh nghiệp chỉ mở tờ khai và vận chuyển xuống cảng miền trung để làm thủ tục xuất hàng. Như thế lô hàng sẽ không được niêm phong, kiểm lâm có thể kiểm tra. Mặc dù không vi phạm nhưng doanh nghiệp cho rằng như thế sẽ gây chậm trễ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm vì đây là sản phẩm chuyên dụng, đóng gói bao bì theo quy cách riêng. Vậy là mặt hàng này vừa do cán bộ kiểm lâm kiểm tra, vừa do cán bộ hải quan phụ trách. Nếu xảy ra chậm trễ trong việc giao hàng thì doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trong hợp đồng với bên đối tác. Câu hỏi đặt ra là: Nếu Bộ Lâm nghiệp đã kiểm tra rồi thì việc Hải quan cửa khẩu kiểm tra theo các bước của quy trình có cần thiết không, hay ngược lại, nếu lô hàng này sẽ được cán bộ hải quan kiểm tra thì có thể miễn kiểm tra ở bộ phận kiểm lâm không?
Một trường hợp khác ở Đắc Lắc: Chi cục Hải quan cửa khẩu tại các cảng biển không ký xác nhận đối với mặt hàng cà phê n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan.docx