Chuyên đề Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1.Hoạt động của Ngân hàng Thương Mại: 2

1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng: 2

1.1.2.Các hoạt động chính của Ngân hàng thương mại: 4

1.1.2.1.Hoạt động huy động vốn: 4

1.1.2.2.Sử dụng vốn: 4

1.1.2.3.Các hoạt động khác của ngân hàng thương mại: 7

1.2.Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại: 9

1.2.1 Rủi ro tín dụng: 9

1.2.1.1 Khái niệm và các loại rủi ro: 9

1.2.1.2 Rủi ro tín dụng: 11

1.2.2 Các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng: 12

1.2.2.1 Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng: 12

1.2.2.2 Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng: 14

1.2.2.3 Nợ quá hạn: 15

1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng: 17

1.2.3 Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: 18

1.2.3.1 Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: 18

1.2.3.2.Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ (Từ năm 2006 đến năm 2008) 24

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Thành Đô: 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BIDV: 24

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 24

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban chức năng: 25

2.1.1.3 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu: 27

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh Thành Đô: 31

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: 31

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban: 32

2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thành Đô: 35

2.2.1.1 Tổng quan thực trạng kinh doanh của chi nhánh Thành Đô: 35

2.2.1.2 Thực trạng huy động vốn: 37

2.2.1.3 Các hoạt động khác tại chi nhánh Thành Đô: 40

2.2 Thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Thành Đô (từ năm 2006 đến năm 2008): 41

2.2.1 Tinh hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thành Đô: 41

2.2.2 Rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thành Đô: 43

2.2.2.1 Nợ quá hạn: 43

2.2.2.2 Cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo: 45

2.2.2.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế: 46

2.2.3 Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hà Thành: 47

2.2.3.1 Chấm điểm khách hàng: 47

2.2.3.2 Thẩm định dự án và khách hàng vay vốn: 52

2.2.3.3 Sử dụng hạn mức tín dụng: 53

2.2.3.4 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: 54

2.2.3.5 Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi: 55

2.2.4 Đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thành Đô: 57

2.2.4.1.Những kết quả đã đạt được: 57

2.2.4.2.Những mặt còn hạn chế: 58

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 60

3.1 Định hướng phát triển của BIDV chi nhánh Thành Đô: 60

3.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: 60

3.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định các dự án đầu tư : 60

3.2.2 Quản lý tài sản đảm bảo: 62

3.2.3 Giám sát chặt chẽ các khoản cho vay: 63

3.2.4 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: 64

3.2.5 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: 65

3.2.6 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng tại ngân hàng: 66

3.3 Một số kiến nghị, đề xuất: 67

3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước: 67

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước: 69

3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô: 71

KẾT LUẬN 72

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ năm 2007 cũng đã giảm hơn so với năm trước là 9,1% (năm 2006 chiếm 15,4%, năm 2007 chiếm 6,3%). Tuy nhiên, tỷ trọng bình quân cả năm 2007 thì vẫn lớn hơn năm 2006 là do yêu cầu tăng dự trữ Bảng 1: Các chỉ số tài chính cơ bản của BIDV Các chỉ số Năm 2006 Năm 2007 Chất lượng tài sản Nợ xấu/Tổng dư nợ 9,6% 3,98% Dự phòng rủi ro tín dụng/Nợ xấu 60% 134% Cân đối vốn Vốn CSH/Tổng tài sản 2,8% 4,17% Tỷ số vốn cấp 1 5,8% 6,4% CAR 5,5% 6,7% Thanh khoản Tổng dư nợ/Tiền gửi khách hàng 92,6% 97,5% Khả năng sinh lời ROA 0,4% 0,89% ROE 14,23% 25,01% Lãi cận biên ròng 2,73% 3,07% Hiệu quả Chi phí hoạt đông/Tổng tài sản 1,1% 1,3% Chi phí hoạt động/Dư nợ trước DPRR 1,77% 2% Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động 42% 44% (Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV năm 2007) bắt buộc theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các tổ chức tín dụng khác đạt 24.006 tỷ VND, chiếm 11,9% tổng tài sản, tăng 6.577 tỷ VND so với năm 2006. Đầu tư chứng khoán đạt 30.312 tỷ VND chiếm 15,05%, tăng 14.298 tỷ VND so với năm trước và tập trung chủ yếu vào đầu tư trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc Nhà nước, công trái...là những khoản đầu tư vừa có rủi ro thấp lại vừa đảm bảo khả năng hỗ trợ tính thanh khoản của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu thời điểm 31/12/2007 theo báo cáo kiểm toán là 3,98%. So sánh tỷ lệ nợ xấu của năm 2007 với tỷ lệ nợ xấu năm 2005 (31,3%) và năm 2006 (9,6%) có thể thấy được nỗ lực cũng như hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, làm sạch bảng cân đối của ngân hàng. Như vậy, ngân hàng bước đầu đã đạt được thành công trong công tác quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế. Ngân hàng có một số hạn chế trong vấn đề thanh khoản, tuy nhiên khả năng thanh khoản của ngân hàng đã được cải thiện đáng kể từ năm 2003 tới 2007, với tỷ lệ dư nợ/ tiền gửi giảm dần từ 106,4% xuống 97,5%, nhờ mức độ tăng nhanh huy động tiền gửi khách hàng. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Chỉ số tài sản thanh khoản (tiền và các khoản tương đương tiền tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác)/Tổng nợ phải trả có xu hướng giảm nhẹ dần qua các năm, từ 8,2% xuống 6,6 %, tuy nhiên việc giảm này chủ yếu là do ngân hàng đã thu hút được nhiều tiền gửi nhàn rỗi từ tổ chức và cá nhân và chỉ một phần nhỏ là do tài sản thanh khoản của ngân hàng giảm trong năm 2007. Chỉ tiêu nguồn vốn của Ngân hàng: Trong năm 2007, BIDV tiếp tục được Chính phủ cấp bổ sung 3.400 tỷ VND vốn điều lệ (tăng vốn tự có từ mức 6.214 tỷ VND năm 2006 lên mức 10.643 tỷ VND), nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 5,5% năm 2006 lên mức 6,7% năm 2007, hoàn thành cơ bản việc trích dự phòng rủi ro theo quyết định 493 (cả dự phòng chung và cụ thể). Chỉ số ROE đạt 25,01%, ROA đạt 0,89%. Vốn cấp I năm 2007 đạt 10.276 tỷ VND, tăng 3.628 tỷ VND so với 2006. Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II với khối lượng: 3.250 tỷ VND. Ngân hàng đã phát hành thành công 2 đợt trái phiếu vào tháng 5 và tháng 12 năm 2006, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp II theo đúng các điều kiện quy định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Mức vốn cấp II vừa đảm bảo mức an toàn vốn vừa tuân theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước không vượt quá 50% vốn cấpI. Tổng vốn cấpI và cấpII đều tăng đảm bảo tăng hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng. Bảng 2: Xu hướng an toàn vốn của BIDV Đơn vị: Tỷ VNĐ Các chỉ số an toàn vốn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vốn/Tổng tài sản(%) 3,59 3,07 2,7 2,80 4,17 Vốn/Tài sản rủi ro(%)_CAR 4,58 4,29 3,36 5,5 6,67 Vốn điều lệ 3.746 3.866 3.971 4.077 7.699 Các quỹ dự trữ 1.328 1.351 1.583 1.345 1.106 Đấnh giá lại tài sản tài chính sẵn sang để bán - - - 621 221 Tổng vốn chủ sở hữu 3.084 3.062 3.150 4.428 8.405 (Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của BIDV) Hệ số CAR – một thước đo chính khả năng của ngân hàng chống đỡ rủi ro không được dự tính mà không làm ảnh hưởng tới nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Mức tiêu chuẩn của Việt Nam đã thay đổi từ giữa năm 2005, yêu cầu về hệ số CAR ngày càng tiếp cận đến mức chuẩn quốc tế (theo QĐ 457/2005/QĐ-NHNN tháng 4/2005). Quyết định này bắt buộc duy trì hệ số CAR ở mức tối thiểu 8% và có thời gian ân hạn 3 năm (tới tháng 5/2008) cho các tổ chức tín dụng thực hiện để đáp ứng mức tối thiểu này. Theo báo cáo kiểm toán quốc tế, CAR năm 2007 của ngân hàng được cải thiện đáng kể do đã được Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 3.400 tỷ VND và ngân hàng thực hiện thành công đề án tăng vốn cấp II, đạt mức 6,7%, đang tiến tới chuẩn tối thiểu về an toàn vốn theo Quy định của Ngân hàng Nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế là 8%. Từ năm 2003 tới năm 2007, hệ số an toàn vốn cơ bản (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) cũng đã tăng gần 2lần, từ 3, 59% tới 4,17%, góp phần đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống. 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh Thành Đô: 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thành Đô được thành lập và chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở tách, nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Long Biên (chi nhanh cấp II), trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc Hà Nội. Căn cứ vào Quyết định số 1555/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về việc mở chi nhánh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Căn cứ Nghị quyết số 172/NQ – HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc điều chỉnh các chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Căn cứ Quyết địng số 222/QĐ – HĐQT ngày 14/08/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Chi nhánh Thành Đô chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2006 với số vốn ban đầu 300 tỷ VNĐ. Có trụ sơ đặt tại: Số 463 đường Nguyễn Văn Linh, phường Phúc Đồng, quân Long Biên, thành phố Hà Nội. Chi nhánh Thành Đô nhờ có sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, các phòng ban tại hội sở chính, vơi sự cố gắng của Ban giám đốc và toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên, đã luôn hoàn thành xuât sắc các chỉ tiêu được giao. Trong hơn hai năm qua, chi nhanh Thành Đô đã không ngừng phat triển, mở rộng các sản phẩm dịch vụ, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế Ngân hàng đã ứng dụng nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, các hình thức thanh toán hiện đại được áp dụng như: hệ thống rút tiền tự động qua thẻ ATM, Home banking kết hợp với các kênh thanh toán tạo cho khách hàng có sụ lựa chọn phù hợp, tiện lợi nhất cho mình. 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban: BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG GD, ĐIỂM GD CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG PHÒNG THẨM ĐỊNH VÀ QL TD PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG DỊCH VỤ KH PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HC PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG KẾ HOẠCH NV PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Phòng tín dụng: Thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo an toàn, hiệu quả của đồng vốn. Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và dịch vụ uỷ thác đầu tư theo quy định. Thực hiện việc hỗ trợ huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp của khách hàng như: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn... cả VND và ngoại tệ. Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý năm của phòng và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên: phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, mở rộng phát triển khách hàng mới. Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng và chính sách lãi suất của chi nhánh. Phòng kế hoạch nguồn vốn: Tổ chức quản lý và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của chi nhánh để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng quy định của pháp luật và trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ kinh doanh tại chi nhánh theo phân công. Phối hợp cùng các phòng chức năng xây dựng thực hiện các chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, chính sách các sản phẩm mới, đề xuất xây dựng phát triển các kênh, mạng lưới, công cụ huy động vốn nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh Xác định cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, đảm bảo cân đối theo kỳ hạn, loại tiền, phù hợp với đặc thù Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, trên cơ sở đó xác định cơ cấu chính sách huy động vốn, sử dụng vốn hợp lý. Chủ trì xây dựng các qui trình nghiệp vụ trong công tác điều hành nguồn vốn, tham gia xây dựng qui trình các hoạt động nghiệp vụ khác. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn theo yêu cầu. Tổng hợp thông tin, báo cáo thống kê - phòng ngừa rủi ro phục vụ công tác điều hành của ngành và chi nhánh. Phòng Tài chính Kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh. Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách và chế độ kế toán của Nhà nước và của Ngành. Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán; cân đối kế toán ngày tháng, năm; các báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ của Hội sở và toàn Ngân hàng. Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà nược theo chế độ hiện hành và cung cấp số liêụ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ban Giám đốc chi nhánh. Trực tiếp thực hiện kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ trả lương... Phòng quản lý và dịch vụ khách hàng: Nghiên cứu thị trường, xác định thị phần của chi nhánh để tham mưu cho Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng, định hướng phát triển nền khách hàng bền vững phục vụ kinh doanh của chi nhánh. Xây dựng chính sách chung đối với khách hàng, nhóm khách hàng và từng khách hàng cụ thể. Tham mưu cho Giám đốc sử dụng chính sách khách hàng linh hoạt trong các thời kỳ, giao đoạn cụ thể về lãi suất, phí, dịch vụ và các chính sách khác để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Phòng Thanh toán quốc tế: Phòng thanh toán quốc tế của chi nhánh trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ Ngân hàng đối ngoại khác Phòng Tổ chức hành chính: Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân viên, quản lý việc thu chi các quỹ lương, thưởng. Phòng Điện toán: Chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật các tài sản máy móc, thiết bị... của Sở Giao Dịch, thực thi các kế hoạch đầu tư sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất của Sở Giao Dịch. Phòng thẩm định và quản lý rủi ro: Thẩm định tư cách khách hàng, thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối vơi khách hàng cá nhân. Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng. Thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định tài sản đảm bảo, lập báo cáo thẩm định. 2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thành Đô: 2.2.1.1 Tổng quan thực trạng kinh doanh của chi nhánh Thành Đô: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với phương châm hoạt động:”Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. Chia sẻ cơ hội hợp tác thành công”, từ định hướng đó trong tất cả các hoạt động của chi nhánh Thành Đô luôn gắn sự phát triển của mình với ự thành công của khách hàng. Chi nhánh bám sát các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, của ngành Ngân Hàng, nắm bắt kịp thời các biến động của thị trường như: diễn biến của giá cả, lạm phát, lãi suất, các chính sách về tỉ giá, dựu trữ băt buộc .để có những quyết định tôi ưu nhất. Cùng với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh là sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã tạo nên bước đột phá mạnh mẽ trong tăng trưởng của chinh nhánh thời gian qua. Cụ thể hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong hai năm 2006, 2007 và 5 tháng đầu năm 2008 như sau: Bảng 3: Tổng quan thực trạng kinh doanh của chi nhánh Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 5tháng 2008 So sánh CL năm 07 - 06 Tỉ trọng (%) CL năm 08 - 07 Tỉ trọng (%) 1 2 3 4 5=3-2 6=(5:2)*100 7=4-3 8=(7:3)*100 Tổng tài sản 768 1012 1212 244 31.77 200 19.76 Tổng NV huy động 320 930 980 610 190.63 50 5.38 Mức chênh lệch thu chi 10 30 20 20 200 -10 -33.33 (Nguồn: Theo báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh qua các năm của chi nhánh Thành Đô) Tổng tài sản của năm 2007 so với năm 2006 đã tăng 244tỉ đồng, tương đương tăng 31.77%, sở dĩ trong năm 2007 tổng tài sản có mức tăng mạnh như vậy là do cuối năm 2006 chi nhánh Thành Đô mới được thành lập. Đến 31/05/2008 đạt 1212 tỉ đồng, tăng 200 tỉ đồng so với năm 2007 tương đương tăng 19.76%. Do đây là con số thống kê tình hình thực hiện 5 tháng đầu năm 2008 nên đến thời điểm 31/12/2008 mức tăng của tổng tài sản chắc chắn sẽ có sự biến đổi tăng trưởng hơn nữa. Tài sản sinh lời đạt 98.8% trên tổng tài sản. Sự tăng trưởng của giá trị tổng tài sản chủ yếu là do sự tăng dư nợ tín dụng. Nguồn vốn huy động đến ngày 31/05/2008 đạt 980 tỉ đồng, tăng 50tỉ đồng so với năm 2007, tương đương tăng 103.1%. Nguồn vốn huy động ước tính đến tháng 12/2008 là 1800tỉ. Năm 2007, mức chênh lệch thu chi đạt 30 tỉ đồng, tăng 20 tỉ đồng so với năm 2006, tương đương mức tăng 200%. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2008, mức chênh lệch thu chi của chi nhánh thực hiện đạt 20tỉ, mức tăng trưởng đều và ổn định khẳng định hướng đi đúng đắn của chi nhánh trong những năm qua. 2.2.1.2 Thực trạng huy động vốn: Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua các năm 2006, 2007 và 5 tháng đầu năm 2008 được phản ánh ở bảng 4. Qua bảng ta có thể thấy: Tổng nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là trong 5tháng đầu năm 2008, tồng nguồn vốn huy động đạt 980 tỉ đồng, tăng 50 tỉ đồng so với năm 2007, và tăng 660 tỉ đồng so với năm 2006. Kết quả của 5 tháng đầu năm 2008 đã vượt qua mức huy động vốn cả năm 2007. Về cơ cấu nguồn vốn huy động, huy động từ Tổ chức kinh tế năm 2006 là 90 tỉ, chiếm tỉ trọng là 28.1% trong tổng nguồn vôn huy động, đến năm 2007 là 485 tỉ, chiếm tỉ trọng là 52.2% trong tổng nguồn vốn huy động. Con số thực hiện tại 5 tháng đầu năm 2008 là 749 tỉ. Có sự vượt trội như vậy là do Ngân hàng đã có sự chủ động trong công tác huy động điều hành lãi suất, đảm bảo lãi suất tiền gửi hợp lý, có khả nanưg thu hhút và cạnh tranh cao. Chi nhanh trong thời gian qua đã áp dụng các biện pháp có xu hướng tích cực vừa giữ được khách hàng quen thuộc, vừa khai thác được lượng khách hàng tiềm năng có thể tăng lợi nhuận hoạt động trong điều kiện cạnh tranh bằng lãi suất rất căng thẳng hiện nay. Bảng 4: Tổng hợp tình hình huy động vốn qua các năm 2006, 2007 và 5 tháng đầu năm 2008 Đơn vị:Tỷ VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 5tháng 2008 So sánh Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) CL 07-06 Tỉ trọng (%) CL 08-07 Tỉ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9=(8:2)*100 10=6-4 11=(10:4)*100 Huy động vốn 320 100 930 100 980 100 610 190.6 50 5.4 Huy động vốn theo thành phần kinh tế Tiền gửi TCKT 90 28.1 485 52.2 749 76.4 395 438.9 264 54.4 Tiền gửi không kì hạn 60 66.7 215 44.3 73 9.7 155 258 -142 -66 Tiền gửi có kì hạn 30 33.3 270 55.7 676 90.3 240 800 406 150.4 Tiền gửi trong dân cư 230 71.9 445 47.8 231 23.6 215 93.5 -214 -48.1 Tiền gửi tiết kiệm 150 65.2 435 97.8 185 80.1 285 190 -250 -57.5 Trái phiếu 70 30.4 0 0 0 0 -70 -100 0 0 Chứng chỉ tiền gửi 10 4.4 10 2.2 46 19.9 0 0 36 360 Huy động vốn theo loại tiền Huy động bằng VNĐ 280 87.5 795 85.6 787 80.3 515 183.9 -8 -1 Huy động bằng ngọai tệ 40 12.5 135 14.5 193 19.7 95 237.5 58 43 Huy động vốn theo thời gian Huy động vốn ngắn hạn 240 75 345 37.1 686 70 105 43.8 341 98.8 Huy động vốn trung và dài hạn 80 25 585 62.9 294 30 505 631.3 -291 -49.7 (Nguồn: Theo báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh qua các năm của chi nhánh Thành Đô) Huy động từ tiền gửi dân cư là 230 tỉ năm 2006 chiếm tỉ trọng là 71.9% trong tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2007, nguồn vôn huy động được từ hoạt động này là 445 tỉ, chiếm tỉ trọng 47.8% trong tổng nguồn vốn huy động, tuy đã có sự tăng trưởng trong lượng vốn huy động nhưng so về mức độ tăng trưởng đã giảm hơn so với năm 2006. 5 tháng đầu năm 2008 lượng tiền huy động từ nguồn vốn dân cư đạt 231 tỉ, sự chững lại trong lượng vốn huy động từ dân cư thời gian qua có thể được lý giải bằng bằng sự biến động liên tục của lãi suất cho vay đối với các loại kì hạn tiền gửi, sự chênh lệch lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại, sự đầu tư quá lớn của người dân vào cổ phiếu, vào bất động sản trong năm 2007 và một vài tháng đầu năm 2008 đã khiến lượng tiền dự trữ trong dân giảm đi một cách nhanh chóng. Lạm phát tăng nhanh cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung vốn vơi các Ngân hàng , các tổ chức tin dụng và cac tổ chức kinh tế. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt như hiện nay thì mức tăng 660 tỉ đối với một chi nhánh mới đi vào hoạt động, địa bàn còn khá mới mẻ như chi nhánh Thành Đô là một sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên. Kết quả có được đã ghi nhấn sự cố gắng lớn của toàn chi nhánh trong việc triển khai các giải pháp về huy động vốn, từ việc thực hiện chính sách tiếp thị khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các dự án, các công ty đang có số vốn nhàn rỗi đến công tác quảng bá các sản phẩm tiền gửi, tiền thanh toán với nhiều hình thức phong phú , đa dạng và các chính sách lãi suất linh hoạt trong khu vực tiền gửi dân cư. Mặc dù chi nhánh Thành Đô đạt được mức độ tăng trưởng qua các năm cao nhưng nguồn vốn đến thời điểm hiện tại mới chỉ đáp ứng được gần 70% nhu cầu cho vay, phần còn thiếu phải đi vay Ngân hàng Nhà Nước với lãi suất cao, hơn nữa hệ thống mạng lới kinh doanh của chi nhánh còn mỏng và nếu so sánh với mạng lưới của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn sẽ khó cạnh tranh về quy mô. Do đó, chi nhánh Thành Đô sẽ phải thực hiện kế hoạch triển khai mạng lưới co chọn lọc trên cơ sở thực hiện được mực tiêu chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu tại các trung tâm thương mại, khu dân cư và các khu phát triển tiềm năng của Quân Long Biên cũng như các khu dân cư mới. 2.2.1.3 Các hoạt động khác tại chi nhánh Thành Đô: Năm 2007, thu dịch vụ ròng của chi nhánh đạt xấp xỉ 4 tỉ VNĐ, tăng 2.6 tỉ VNĐ tương đương tăng 186% so với năm 2006 và hoàn thành 99% kế hoạch giao. Dự kiến trong năm 2008 doanh thu từ dịch vụ ròng của chi nhánh đạt 6.5 tỉ VNĐ, đến thời điểm tháng 3 năm 2008 chi nhánh đã thu được 2.5 tỉ. Chi nhánh Thành Đô tiếp tục tập trung chủ yếu vào một số hoạt động truyền thống: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán trong nước. Kinh doanh ngoại tệ: ngân hàng đã chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ, kinh doanh chênh lệch tỉ giá, tổng doanh số mua bán tăng nhanh, năm 2007 tăng 191% so với năm trước. Thanh toán quốc tế: khối lượng thanh toán quốc tế ngày càng tăng mạnh cả về số món và giá ttrị thanh toán, chi nhánh đảm bảo quyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền. Năm 2007 doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt 160 triệu USD quy đổi, tăng 256% so với năm 2006. Thu phí dịch vụ ròng thanh toán quốc tế đạt 1.86 tỉ VNĐ, tăng 143% so với năm trước, chiếm tỉ trọng 47.5% tổng thu dịch vụ ròng. Nghiệp vụ bảo lãnh: hoạt động bảo lãnh của chi nhánh ngày càng mạnh, tính đến ngày 31/12/2007 dư bảo lãnh đạt 911 tỉ VNĐ, trong đó cam kết thanh toán LC quy đổi đạt 806 tỉ VNĐ, tăng 480% so với năm 2006. Thu phí dịch vụ ròng bảo lãnh đạt 1.05 tỉ VNĐ, tăng 87% so với năm trước, chiếm tỉ trọng 26.8% trên tổng thu dịch vụ ròng. Thanh toán trong nước: chi nhánh đã chú trọng phát triển các dịch vụ thanh toán trong nước như hình thức trả lương qua tài khoản, phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM hay các dịch vụ chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ Doanh số hoạt động thanh toán trong nước năm 2007 đạt 6.064 tỉ VNĐ. Thu phí dịch vụ ròng thanh toan trong nươc là 494 triệu đồng, tăng 209% so với năm 2006, chiếm tỉ trọng 16.6% tổng thu dịch vụ ròng. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá ổn định và ngày càng phát triển, chất lượng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển nói chung và của chi nhánh Thành Đô nói riêng được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao, điều đó giúp cho ngân hàng có những mối quan hệ tín dụng ổn định và lâu dài với các đối tượng trong và ngoài nước. 2.2 Thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Thành Đô (từ năm 2006 đến năm 2008): 2.2.1 Tinh hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thành Đô: Hoạt động tín dụng trong năm 2006, 2007 và 5 tháng đầu năm 2008 tại chi nhánh luôn bám sát mục tiêu định hướng cơ cấu dư nợ theo hướng tích cực, chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và gắn với phát triển dịch vụ. Trong năm qua hoạt động cho vay của chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng chú ý. Dư nợ tín dụng tính đến ngày 31/12/2006 đạt 830 tỉ VNĐ, chiếm 8% thị phần tín dụng trên địa bàn. Đến ngày 31/12/2007 tổng dư nợ tín dụng 1100 tỉ VNĐ. Tổng dư nợ 5 tháng đầu năm 2008 là 1300 tỉ VNĐ. Thời gian qua chi nhánh tích cực điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Dư nợ trung và dài hạn đạt 450 tỉ năm 2007, tăng 135 tỉ so với năm 2006, chiếm 40.9% tổng dư nợ. Trong 5 tháng năm 2008 mức dư nợ đối với cho vay trung – dài hạn là 510 tỉ đồng, chiếm 39.2% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 790 tỉ VNĐ 5 tháng đầu năm 2008, tăng 140 tỉ đồng so với năm 2007, và chiếm 60.8% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng, dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm, điều này phù hợp với định hướng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là tăng tỉ trọng dư nợ vay ngắn hạn, giảm tỉ trọng dư nợ vay trung, dài hạn xuống dưới 40% tổng dư nợ. Chi nhánh cần tiếp tục duy trì tỉ lệ an toàn trên bởi trong tình hình kinh tế có nhiều biến động mạnh như hiện nay, lạm phát tăng cao, tiền đồng mất giá, sự bất ổn định của thị trường thì sự đầu tư quá lớn vào vào cho vay dài hạn sẽ gia tăng rủi ro tín dụnh, gia tăng nguy cơ mât vốn đối với Ngân hàng. Mức cho vay trung và dài hạn dưới 40% vừa giúp chi nhánh giữ được các khách hàng có tiềm năng tài chính mạnh đang cần vốn đầu tư, vừa giúp chi nhánh ône định và vững vàng trước bất cứ sự biến động bất thường nào của thị trường. Bảng 5: Tổng hợp tình hình hoạt động cho vay qua các năm 2006, 2007 và 5 tháng đầu năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 5tháng 2008 So sánh Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) CL 07-06 Tỉ trọng (%) CL 08-07 Tỉ trọng(%) 1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9=8/2*100 10=6-4 11= 10/4*100 Tổng dư nợ 830 100 1100 100 1300 270 32.5 200 18.2 Cho vay theo thời gian Dư nợ cho vay ngắn hạn 515 62.1 650 59.1 790 60.8 135 26.2 140 21.5 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 315 37.9 450 40.9 510 39.2 135 42.9 60 13.3 Cho vay theo loại tiền Cho vay bằng VNĐ 670 80.7 810 73.6 845 65.0 140 20.9 35 4.3 Cho vay bằng ngoại tê. 160 19.3 290 26.4 455 35 130 81.3 165 56.9 Cho vay theo thành phần kinh tế Cho vay DNNN 330 39.8 185 16.8 260 20 -145 -43.9 75 40.5 Cho vay DNNQD 500 60.2 915 83.2 1040 80 415 83 125 13.7 Bảo đảm tiền vay Dư nợ cho vay có đảm bảo 590 71.1 850 77.3 1014 78 260 44.1 164 19.3 Dư nợ cho vay không đảm bảo 240 28.9 250 22.7 286 22 10 4.2 36 14.4 Tỉ lệ nợ xấu 5 1 0.5 Tỉ lệ nợ quá hạn 3 0.6 0.6 2.2.2 Rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thành Đô: 2.2.2.1 Nợ quá hạn: Thực tế trong những năm qua, kinh doanh của chi nhánh chủ yếu phát sinh rủi ro tín dụng thuần túy, đó là việc khi bên vay ko thực hiện đúng các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng đã kí, do vậy gây hậu quả xấu cho Ngân hàng. Bảng 6 sẽ cho chúng ta thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh trong thời gian qua. Bảng 6: Cơ cấu tỉ lệ nợ quá hạn. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 5tháng 2008 So sánh CL 07-06 Tỉ trọng(%) CL 08-07 Tỉ trọng(%) 1 2 3 4 5=3-2 6=5/2*100 7=4-3 8=7/3*100 Số tuyệt đối 24.9 6.6 7.8 -18.3 -73.49 1.2 18.18 Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 3% 0.6% 0.6% -2.4% -80% 0% 0% (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh qua các năm của chi nhánh Thành Đô) Nợ quá hạn 5 tháng đầu năm 2008 là 7.8%, chiếm 0.6% tổng dư nợ. Tỉ lệ nợ quá hạn được xác định chủ yếu là nợ vay thanh toán công nợ, nợ của những đơn vị quốc doanh hay các doanh nghiệp Nhà Nước cổ phần Không để tình trạng kéo dài, chi nhánh đã thành lập ban xử lý nợ quá hạn, thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt tận thu nên trong năm 2006 chi nhánh đã thu hồi được 82.5 tỉ VNĐ nợ quá hạn. Năm 2007, bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực chi nhánh đã xử lí và thu hồi đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7582.doc
Tài liệu liên quan