Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác bán hàng tại chi nhánh Vissan-Đà Nẵng

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều sự thay đổi đáng chú ý, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây quả là một cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam tăng tốc phát triển cùng những nước thành viên. Thị trường Việt Nam sẽ mở cửa đón nhận hàng hóa từ thị trường thế giới tràn vào, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng những hàng hóa có chất lượng, đa dạng về chủng loại. Đây cũng chính là cơ hội để những doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh, khẳng định mình. Khi đời sống nâng cao, thu nhập của người dân tăng lên thì kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng tăng, thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã lên đến con số 825USD/ người, tuy con số này vẫn còn rất thấp so với thế giới song nó cũng đã tăng cao so với những năm trước, tốc độ tăng trưởng GDP đã lên đến 8,5%. Điều này cho thấy đời sống của người dân Việt Nam đang ngày càng được cải thiện, đó chính là cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng nói riêng từng bước khẳng định hình ảnh của mình trong lòng người tiêu dùng, để thương hiệu Vissan không những được người tiêu dùng trong nước biết đến mà còn phổ biến ra thị trường nước ngoài.

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác bán hàng tại chi nhánh Vissan-Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng tăng 01 lao động năm 2006 và giũ số lượng 22 lao động đến năm 2007, còn lao động nữ thì vẫn ổn định với mức 16 lao động qua các năm. 2.1.4. Cơ cấu lao động theo trình độ qua các năm: TT Trình độ 2005 2006 2007 1. ĐH-CĐ 9 10 10 2. Trung cấp 10 10 10 3. PTTH 13 13 13 4. PTCS 5 5 5 Tổng cộng 37 38 38 * Sơ đồ: Biểu đồ trên cho thấy rằng cơ cấu lao động chủ yếu là Trung cấp, PTTH, PTCS, lực lượng lao động này tập trung chủ yếu ở bộ phận bán hàng, các nhân viên thị trường, nhân viên bốc dỡ hàng hoá. Còn lực lượng lao động có trình độ ĐH-CĐ vẫn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn và chỉ tăng 01 lao động năm 2006 và giữ bình ổn với số lượng 10 lao động cho đến năm 2007. Qua đây cho thấy rằng cơ cấu lao động tại Chi nhánh trình độ vẫn chưa cao, chỉ tập trung ở các phông ban còn các bộ phận khác thì còn thấp trong khi yêu cầu về một lực lượng lao động có trình độ ngày càng cao, đặc biệt là lực lượng bán hàng, các kiến thức và kỹ năng bán hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng mà các nhân viên bán hàng cần trang bị cho mình khi muốn lôi kéo được khách hàng và nâng cao doanh số bán sản phẩm. NHẬN XÉT CHUNG: Nhìn chung số lượng lao động phân bổ tại Chi nhánh là thích hợp với số lượng công việc. Lực lượng lao động có chuyên môn và trình độ tập trung chủ yếu ở các phòng ban còn các bộ phận khác như: bộ phận bán hàng, nhân viên thị trường, nhân viên bốc dỡ hàng hoá,…trình độ chuyên môn vẫn chưa cao song với những kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ được sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đây chính là nguồn lực lớn mà Chi nhánh cần tập trung khai thác để nó ngày càng phát huy hết vai trò và hiệu quả của mình, để Chi nhánh ngày càng phát triển đi lên. 2.2. Vật lực: Nhân lực và vật lực là hai yếu tố nguồn lực quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Đối với Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng, mặc dù là một Chi nhánh thuộc tổng công ty thực phẩm Vissan, song yếu tố vật lực cũng là một yếu tố rất quan trọng, là cơ sở tiền đề để Chi nhánh tiến hành tổ chức hoạt động kinh doanh của mình. 2.2.1. Diện tích mặt bằng: Hiện nay Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng chưa có trụ sở riêng mà thuê một mặt bằng với 04 phòng ban và 01 cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 17 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng với diện tích 36m2. Trụ sở nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, nơi đông dân cư qua lại, vì thế đây là một địa điểm thuận lợi cho việc giới thiệu sản phẩm Vissan đến người tiêu dùng. Trong tương lai, Chi nhánh sẽ xây dựng một cơ sở riêng nhằm ổn định và thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. 2.2.2. Máy móc thiết bị: Tình hình MMTB được thể hiện qua bảng Khấu hao tài sản cố định qua các năm như sau: BẢNG KHẤU HAO TSCĐ ĐVT: 1000 đồng DMTS 2005 2006 2007 NG LK GTCL NG LK GTCL NG LK GTCL Nhà cửa - - - - - - - - - MMTB 81,789,138 1,635,783 80,153,355 81,789,138 1,603,067 80,186,071 81,789,138 1,603,721 80,185,417 PTVT tr.dẫn 341,875,689 6,837,514 335,038,175 341,875,689 6,700,764 335,174,925 341,875,689 6,703,499 335,172,190 TBDC quản lý 36,881,818 737,636 36,144,182 36,881,818 722,884 36,158,934 36,881,818 723,179 36,158,639 TSCĐ khác - - - - - - - - - Tổng 460,546,645 9,210,933 451,335,712 460,546,645 9,026,714 451,519,931 460,546,645 9,030,399 451,516,246 Qua bảng khấu hao TSCĐ từ 2005 đến 2007 ta thấy thiết bị máy móc tại Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng chủ yếu là máy tính, fax, điện thoại bàn, bàn ghế, xe vận tải,…Vì thế, giá trị khấu hao MMTB hằng năm không lớn lắm, giá trị sử dụng của chúng còn lâu dài. Tuy nhiên, hai danh mục tài sản nhà cửa và tài sản cố định khác không được phản ánh vào đây vì hiện nay Chi nhánh đang thuê trụ sở hoạt động và còn là một Chi nhánh hoạt động dưới sự chi phối của tổng công ty, chuyên bán và phân phối sản phẩm chủa công ty Vissan, chỉ tập trung vào một số danh mục tài sản như đã phản ánh ở trên. 2.3. Nguồn vốn của Chi nhánh: Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh được phản ánh qua bảng cân đối tài sản-nguồn vốn như sau: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) TÀI SẢN 2,428,372,673 100.0% 4,166,626,795 100.0% 1,914,750,675 100.0% I. TSLĐ & ĐTNH 2,181,268,542 89.8% 3,925,017,237 94.2% 1,723,781,003 90.0% 1. Tiền 267,112,783 11.0% 774,549,051 18.6% 291,769,878 15.2% 2. Các khoản ĐTTCNH - - - 3. Các khoản phải thu 906,494,963 37.3% 660,031,534 15.8% 529,408,249 27.6% 4. Hàng tồn kho 667,140,865 27.5% 2,306,885,376 55.4% 847,901,641 44.3% 5. TSNH khác 340,519,913 14.0% 183,551,276 4.4% 54,701,235 2.9% 6. CP sự nghiệp - - - II. TSCĐ & ĐTDH 247,104,149 10.2% 241,609,558 5.8% 215,490,032 11.3% 1. TSCĐ 247,104,149 10.2% 176,577,821 4.2% 150,458,295 7.9% 2. Các khoản ĐTTCDH - - - 3. CP XDCB dở dang - - - 4. Các khoản ký quỹ, ký cược DH - 65,031,737 1.6% - 5. TSDH khác - - 65,031,737 3.4% NGUỒN VỐN 2,428,372,673 100.0% 4,166,626,795 100.0% 1,914,750,675 100.0% I. Nợ phải trả 2,428,372,673 100.0% 4,166,626,795 100.0% 1,914,750,675 100.0% 1. Nợ NH 2,396,616,579 98.7% 4,166,626,795 100.0% 1,914,750,675 100.0% 2. Nợ DH - - - 3. Nợ khác 317,560,094 13.1% - - II. Nguồn vốn CSH - - - 1. Nguồn vốn quỹ - - - 2. Nguồn kinh phí - - - Qua những số liệu trên ta thấy, tài sản của Chi nhánh hầu hết là TSLĐ và ĐTNH(chiếm 98.8% trong tổng tài sản), tiếp đó là các khoản phải thu(37,3%) và hàng tồn kho(27,5%). Do đặc thù kinh doanh của Chi nhánh là kinh doanh hàng thực phẩm, đồ ăn đã chế biến, vì thế cần vốn lưu động lớn. Bên cạnh đó, các khoản phải thu từ các đại lý, cửa hàng, siêu thi, chợ,… và hàng tồn kho cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Trong khi đó, TSCĐ và ĐTDH lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ(chỉ dao động trong khoảng 5,8% đến 11,3% qua các năm). TSLĐ và ĐTNH tăng nhanh qua năm 2006(4,4%) nhưng đến 2007 chỉ còn 90%, tương đương với tỷ lệ giảm 4,2%. Ngược lại, TSCĐ và ĐTDH thì lại giảm mạnh qua năm 2006(4,4%) và tăng mạnh qua năm 2007(4,2%). Về nguồn vốn: Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh được rót vốn từ tổng công ty, vì thế nguồn vốn chỉ được thể hiện qua hai chỉ tiêu là nợ ngắn hạn và nợ khác, trong đó nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh và doanh thu cuỉa Chi nhánh qua các năm: 2.4.1. Doanh thu qua các năm và tình hình thực hiện kế hoạch: ĐVT: Tỷ đồng. 2005 2006 2007 KH TH TLHT(%) KH TH TLHT(%) KH TH TLHT(%) 22,5 22,66 100,7% 31 29,119 97,48% 36 42,72 118,7% Dự kiến doanh thu 2008 đạt 53 tỷ đồng(trước thuế TNDN) Những con số trên cho thấy doanh thu qua các năm đều tăng nhanh chóng, năm 2006 doanh thu tăng xấp xỉ 6,5 tỷ đồng, tuy không hoàn thành kế hoạch dự kiến(chỉ đạt 98.48%) nhưng đến năm 2007 con số này tăng gấp đôi là 13,6 tỷ đồng, với tỷ lệ hoàn thành vượt mức 18,7%. Đây là một dấu hiệu cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày một phát triển mạnh, Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng ngày càng thâm nhập mạnh hơn vào phân đoạn thị trường này. Trong tương lai con số này còn tăng cao hơn nữa và sản phẩm Vissan sẽ được người tiêu dùng miền Trung biết đến rộng rãi hơn. 2.4.2. Doanh thu theo nhóm sản phẩm: MẶT HÀNG 2005 2006 2007 SLTT(Kg) DT (Tỷ đồng) SLTT(Kg) DT (Tỷ đồng) TL(%) SLTT(Kg) DT (Tỷ đồng) TL(%) Hàng chế biến 578,090.92 24.018 1,106,194.93 27.833 0.16 866,480.97 39.955 0.44 1.Thịt nguội 2,875.17 0.181 461,682.00 0.305 0.69 4,417.19 0.288 -0.06 2.Thịt hộp 121,311.48 4.935 108,808.20 4.557 -0.08 133,387.78 6.521 0.43 3.XXTT 405,623.27 16.955 498,514.07 21.46 0.27 692,917.94 31.464 0.47 4.Hàng CBĐL 33,068.25 1.038 27,606.01 0.953 0.08 22,698.72 0.809 -0.15 5.Gio các loại 2,346.75 0.155 2,646.75 0.177 0.14 3,085.50 0.196 0.11 6.Lạp xưởng 10,715.00 0.690 5,216.40 0.331 -0.52 9,083.00 0.641 0.94 7.Thịt tươi sống 2,151.00 0.064 1,721.50 0.054 -0.16 890.84 0.036 -0.33 Hàng mua ngoài 2.530 1.827 -0.28 2.765 0.51 Doanh thu nhóm sản phẩm qua các năm cho thấy mặt hàng Thịt hộp và Xúc xích tiệt trùng chiếm một sản lượng khá lớn, đây được coi là hai mặt hàng chủ lực, doanh thu đem lại hằng năm rất lớn. Tuy mặt hàng Thịt hộp tỷ trọng giảm qua năm 2006(-0.08%) nhưng lại tăng nhanh qua năm 2007(0.43%), còn mặt hàng XXTT thì tỷ trọng vẫn tăng đều qua các năm. Riêng mặt hàng Thịt tươi sống và Hàng chế biến đông lạnh thì sản lượng tiêu thụ giảm qua các năm, kéo theo tỷ trọng thấp, điều này cho thấy thói quen mua thực phẩm tươi sống ở chợ của người dân vẫn tồn tại một cách sâu sắc, Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác quảng bá, phân phối rộng khắp để kích thích nhu cầu của khách hàng nhiều hơn. Nhìn chung thì sản lượng tiêu thụ và doanh thu các nhóm sản phẩm khá lớn, con số này cần được đẩy mạnh hơn nữa trong giai đoạn tới bởi thị trường miền Trung là một thị trường còn nhiều tiềm năng. 2.4.3. Doanh thu theo khu vực: Doanh thu theo khu vực 7 tỉnh miền Trung được thể hiện qua bảng sau: ĐVT: Tỷ đồng TT KHU VỰC 2006 2007 TT(%) 1 Bình Định 2.802 4.977 0.776 2 Quãng Ngãi 3.048 3.615 0.186 3 Quảng Nam 0.677 1.165 0.721 4 Huế 6.752 9.903 0.467 5 Quảng Trị 1.570 2.663 0.696 6 Quảng Bình 2.518 3.970 0.577 7 Đà Nẵng 11.756 16.427 0.397 Tổng cộng 29.123 42.720 0.467 Qua bảng trên cho thấy doanh thu các tỉnh miền Trung đều tăng đáng kể qua năm 2007, đặc biệt là Bình Định, Quảng Trị và Quảng Nam doanh thu chiếm một tỷ trọng khá cao( Bình Định-0,776%; Quảng Nam-0,721%; Quảng Trị-0,969%). Qua đây cho thấy quá trình thâm nhập thị trường ở các phân đoạn thị trường này khá hiệu quả, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường tại các tỉnh thành này nhằm nâng cao doanh thu và doanh số bán hằng năm. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần chú trọng hơn đến các thị trường như Quãng Ngãi, Huế, Đà Nẵng để nâng cao tỷ trọng doanh thu qua các năm, tương xứng với mức doanh thu khá cao của những thi trường này. 2.4.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm: ĐVT: Đồng TT CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 1 Doanh thu BH & cung cấp DV 25,342,691,537 29,631,255,292 43,183,306,210 2 Các khoản giảm trừ 35,144,444 28,587,627 5,399,175 3 Doanh thu thuần về BH & CCDV 25,307,547,093 29,602,637,665 43,177,907,035 4 Gía vốn hàng bán 28,497,059,107 27,536,035,785 40,570,204,524 5 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 1,810,487,980 2,066,601,880 2,607,702,511 6 Doanh thu hoạt động TC 7,799,445 4,858,624 5,565,044 7 Chi phí tài chính 108,571,490 96,063,416 Trong đó: Chi phí lãi vay 108,571,490 96,063,416 8 Chi phí bán hàng 1,290,593,983 1,536,541,781 1,769,632,752 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 436,049,281 386,130,125 415,877,430 10 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 91,644,167 40,217,108 331,693,957 11 Thu nhập khác 20,522,589 22,655,324 41,158,428 12 Chi phí khác 9,956,298 1,393 662,563 13 Lợi nhuận khác 10,566,291 22,053,931 40,495,865 14 Tổng LN kế toán trước thuế 102,210,458 62,871,039 372,189,822 15 Thuế TNDN 28,618,928 17,603,891 104,213,150 16 LN sau thuế 73,591,530 45,267,148 267,976,672 Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy lợi nhuận 2006 giảm so với 2005 và đến 2007 thì tăng mạnh. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2007, trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính thì lại giảm mạnh qua năm 2006, đến 2007 tăng nhẹ song vẫn thấp hơn 2005. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh qua 2006 nhưng đến 2007 thì tăng vọt, điều này giải thích cho sự thay đổi lợi nhuận sau thuế qua các năm. Đây là những con số thể hiện cho quá trình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng hiệu quả, Chi nhánh đã khắc phục được những khó khăn, từng bước khẳng định mình và ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường miền Trung. Lợi nhuận hằng năm cao đảm bảo cho đời sống công nhân viên cũng được cải thiện hơn, bên cạnh đó còn thúc đẩy tinh thần làm việc và cống hiến hết mình góp phần đưa Chi nhánh ngày một phát triển đi lên. 2.4.5. Kế hoạch phân bổ doanh số năm 2008: ĐVT: Tỷ đồng TT KHÁCH HÀNG 2007 2008 TT(%) 1 Siêu thị 960 2,450 1.6 2 Mai Thị Ngoạn 1,200 2,160 0.8 3 Quảng Bình 3,000 6,000 1.0 4 Quảng Trị 1,920 4,200 1.2 5 Huế 7,560 13,740 0.8 6 Quảng Nam 720 5,400 6.5 7 Quảng Ngãi 3,480 11,640 2.3 8 Bình Định 3,240 7,200 1.2 9 CH 17 N.V.Linh 4,800 6,000 0.3 10 CH Hòa Khánh 3,600 5,040 0.4 11 CH 209 Ngô Quyền 2,160 3,000 0.4 12 Ch 209 Tôn Đức Thắng 1,800 - TỔNG CỘNG 32,640 68,630 1.1 Qua bảng phân bổ doanh số trên ta thấy, so với năm 2007 thì năm 2008 doanh số phân bổ tăng đột biến ở các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh có tỷ trong cao như: Quảng Trị (1,2%), Quảng Nam (6,5%), Bình Định (1,2%), điều này được lý giải là do trong năm qua Chi nhánh đã thâm nhập sâu hơn vào các thị trường này, mở rộng mạng lưới các cửa hàng, đại lý. Song song với nó là việc tăng lên của hệ thống các Siêu thị, thay vì trước đây Chi nhánh chỉ phân phối hàng cho 3 Siêu thị là: Siêu thị Bài Thơ, Siêu thị Itimex (Đà Nẵng) và Siêu thị Xanh (Huế), thì kể từ năm 2008 Chi nhánh phân phối thêm cho 2 Siêu thị: Siêu thị Việt Trung (Quãng Ngãi), Siêu thị Minh Anh (Bình Định), do vậy mà tỷ trọng năm 2008 ở các Siêu thị rất cao, lên tới 1,6% so với năm 2007. Bên cạnh đó, là hệ thống các cửa hàng trực thuộc thành phố Đà Nẵng cũng tăng lên về số lượng. Về tổng thể thì tỷ trọng doanh số phân bổ 2008 đã lên đến con số 1.1%. Qua đây ta thấy định hướng kinh doanh năm 2008 của Chi nhánh khá sâu rộng, Chi nhánh vẫn không ngừng mở rộng thị trường kinh doanh của mình và tình hình kinh doanh ngày càng phát triển mạnh. 3. Thực trang công tác quản trị bán hàng tại Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng: 3.1. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến công tác quản trị bán hàng: 3.1.1. Môi trường vĩ mô: 3.1.1.1. Môi trường kinh tế: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều sự thay đổi đáng chú ý, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây quả là một cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam tăng tốc phát triển cùng những nước thành viên. Thị trường Việt Nam sẽ mở cửa đón nhận hàng hóa từ thị trường thế giới tràn vào, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng những hàng hóa có chất lượng, đa dạng về chủng loại. Đây cũng chính là cơ hội để những doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh, khẳng định mình. Khi đời sống nâng cao, thu nhập của người dân tăng lên thì kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng tăng, thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã lên đến con số 825USD/ người, tuy con số này vẫn còn rất thấp so với thế giới song nó cũng đã tăng cao so với những năm trước, tốc độ tăng trưởng GDP đã lên đến 8,5%. Điều này cho thấy đời sống của người dân Việt Nam đang ngày càng được cải thiện, đó chính là cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng nói riêng từng bước khẳng định hình ảnh của mình trong lòng người tiêu dùng, để thương hiệu Vissan không những được người tiêu dùng trong nước biết đến mà còn phổ biến ra thị trường nước ngoài. + Mức độ lạm phát: Đây chính là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, lãi suất tăng và gây ra nhiều biến động trên thị trường. Hiện nay tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã lên đến 12,3%, một tỷ lệ khá cao làm thị trường trong nước đang nóng lên từng ngày, giá xăng dầu, giá vàng tăng đột biến kéo theo giá cả thị trường tăng nhanh đến chóng mặt. Điều này chi phối đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng một cách sâu sắc, kéo theo sức tiêu thụ hàng hóa giảm. Đối với các doanh nghiệp mức độ lạm phát là vấn đề họ phải quan tâm hàng đầu, bởi khi đồng tiền mất giá mọi khoản lợi nhuận thu được không thể bù đắp được so với sự sụt giảm tiền tệ, các doanh nghiệp có xu hướng phá sản do không thể vực nổi giữa những biến động khủng khiếp do lạm phát gây ra. + Lãi suất: Lãi suất trên thị trường tài chính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức cầu về tiêu dùng của người dân. Khi lãi suất tăng người dân sẽ tập trung tiền gửi tiết kiệm lấy lãi suất, do đó sản lượng tiêu dùng của họ sẽ giảm đi, nguy cơ về ứ động hàng hóa của các doanh nghiệp do sản xuất ra một lượng cung không đổi trong khi đó lượng cầu về sản phẩm đó giảm. Còn đối với doanh nghiệp, khi lãi suất giảm họ sẽ chộp lấy cơ hội vay tiền với lãi suất thấp phục vụ cho đầu tư, cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngược lại, khi lãi suất tăng họ thu hẹpphạm vi kinh doanh, giảm tối đa các khoản vay mượn. + Tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm của doanh nghiệp đó trên trị trường thế giới. Khi đồng nội tệ mất giá so với động ngoại tệ, hàng sản xuất trong nước sẽ có giá bán xuất khẩu thấp hơn trên thị trường quốc tế đồng nghĩa với việc tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường thế giới. Đồng thời với tỷ giá thấp là sự ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, ngăn chặn hàng hóa của họ ập vào thị trường trong nước do mức giá sản phẩm cao mà đồng tiền trong nước thấp nên sản lượng tiêu thụ chung sẽ ít hơn. Vì vậy tỷ giá thấp sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tăng xuất khẩu, mở rộng thị phần. Trái lại, nếu tỷ giá cao sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu do giá bán tăng cao đồng thời sẽ tạo nguy cơ đói với thị trường trong nước vì hàng nhập khẩu sẽ có giá bán rẻ dẫn đến sự cạnh tranh dữ dội đối với hàng trong nước nên sẽ gây bất lợi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước. 3.1.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật: Như chúng ta đã biết, nạn khủng bố, chiến tranh phi nghĩa đang diễn ra trên thế giới hàng ngày. Sau hàng loạt cuộc tấn công của các lực lượng phản động vào các cường quốc mà đại diện là Mỹ cho chúng ta thấy một sự bất bình ổn về chính trị ở các nước này. Trong khi đó ở Việt Nam, người dân lại được sống trong một xã hội an ninh và ổn định, Việt Nam hiện được xem là quốc gia có tình hình chính trị ổn định nhất, là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư. Do đó đây sẽ là một cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam, cho các doanh nghiệp Việt Nam để tiếp nhận những khoản đầu tư, tài trợ về tài chính để mở rộng kinh doanh. Bên cạnh đó, là thành viên của WTO Việt Nam sẽ có một hệ thống pháp luật minh bạch và ổn định. Đó sẽ là cơ hội lớn để sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường mà không e ngại trước bất cứ một quốc gia nào. 3.1.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội: Với tốc độ phát triển như vũ bão của CNTT hiện nay, người dân luôn có xu hướng tìm hiểu về thông tin thị trường, thông tin sản phẩm, nhu cầu về thông tin của họ ngày một tăng cao. Vì vậy mà mặt bằng văn hóa cũng như nhận thức của xã hội ngày càng tăng theo, họ ý thức được sản phẩm nào cần mua, chất lượng nào là tốt và hành vi mua của họ cũng diễn ra kỹ càng hơn do họ cần tìm hiểu những thông tin về sản phẩm. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến không ngừng sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cũng như nhu cầu ngày càng đa dạng của họ. Đồng thời doanh nghiệp phải hiểu rõ thị trường, hiểu rõ thói quen mua sắm của khách hàng của mình, từ đó có những cải tiến về chất lượng, mẫu mã, bao bì,… làm cho sản phẩm của mình thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần mở rộng, hoạch định các chiến lược bán hàng sao cho phù hợp và sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng phổ biến hơn. 3.1.1.4. Môi trường tự nhiên: Việt Nam ta nổi tiếng có một nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, rừng vàng, biển bạc, đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào dồi dào cho các doanh nghiệp để chế biến sản phẩm. Đặc biệt đối với thương hiệu Vissan đó là một thuận lợi lớn cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, khí hậu và thời tiết là một điều quan tâm lớn của doanh nghiệp này do nhiều năm trở lại đây thiên tai xảy ra liên tục, đặc biệt là các tỉnh miền Trung - thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng của Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng; Điều này đã gây khó khăn về giao thông, vận chuyển cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phân phối, bán hàng của Chi nhánh. 3.1.1.5. Môi trường dân số: Dân số nước ta hiện nay đã lên đến con số trên 85 triệu dân, trong đó lứa tuổi lao động chiếm hơn một nữa. Đây chính là nguồn cung dồi dào cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Cơ cấu dân số trẻ và số phụ nữ lứa tuổi từ 14 – 49 vẫn tăng ở mức cao 21,1 triệu người(2000) và dự đoán sẽ tăng lên 25,5 triệu vào 2010. Qui mô dân số lớn kéo theo mức tiêu dùng về hàng hóa cũng tăng lên, các doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh số bán kéo theo tăng doanh thu, mở rộng phậm vi hoạt động và qui mô kinh doanh. 3.1.1.6. Môi trường công nghệ: Trong những năm gần đây sự bùng nổ của thế giới CNTT cùng với làn sóng cách mạng KH – CN và xu hướng CNH – HĐH đang diễn ra trên phậm vi toàn cầu kéo theo sự ra đời của hàng loạt MMTB hiện đại. tối tân. Đây chính là một thuận lợi lớn góp phần giúp các doanh nghiệp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng khả năng cạnh tranh của mình. 3.1.1.7. Xu hướng phát triển kinh tế: Hòa nhập vào xu hướng phát triển kinh tế của toàn cầu, cũng như các nuớc khác trên thế giới, Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức kinh tế như: Asian, Afta, WTO,… Đây chính là một cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể tồn tại được trong môi trường kinh tế của thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng đổi mới và đi lên, nâng cao vị thế cũng như phát triển thương hiệu của mình để có thể hòa vào thị trường thế giới, tăng khối lượng hàng xuất khẩu hàng năm, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia. 3.1.2. Môi trường vi mô: 3.1.2.1. Nhà cung cấp: Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng là một chi nhánh của công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản chuyên phân phối hàng từ công ty đi các tỉnh miền Trung từ Bình Định đến Quảng Bình, vì thế mà công ty nhận hàng từ công ty mẹ. Ngoài ra, một số mặt hàng ngoài thì Chi nhánh nhập từ các nhà cung cấp như Chinsu, Malvela, Tường An, … Đây là những công ty sản xuất thực phẩm có uy tín và chất lượng trên thị trường, sản phẩm của họ được người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng. 3.1.2.2. Khách hàng: Khách hàng là yếu tố quyết định đến doanh số và doanh thu của Chi nhánh. Vì đây là Chi nhánh Vissan tại miền Trung, khách hàng chính và chủ yếu của Chi nhánh là người tiêu dùng các tỉnh miền Trung từ Bình Định đến Quảng Bình, trong đó có các khách hàng lớn như các Siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, các quầy hàng tạp hóa hay các đại lý. Đây là những nơi tiêu thụ và cũng là trung gian phấn phối sản phẩm của Vissan đến tay người tiêu dùng cuối cùng. 3.1.2.3. Công chúng và giới công quyền: Chi nhánh đã có nguồn quỹ phúc lợi để giúp đỡ người dân mỗi khi có thiên tai, lũ lụt hay hoạn nạn. Ngoài ra, hàng năm Chi nhánh còn tài trợ hàng trăm triệu cho các em bé bị khuyết tật làm phẫu thuật trở lại cuộc sống bình thường. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại một cách bền vững khi không có một mối quan hệ nào với cộng đồng, ý thức được điều đó Chi nhánh luôn tích cực xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, góp phần xây dựng cộng đồng vừa nâng cao hình ảnh của mình tronh lòng xã hội. Ngoài ra Chi nhánh cũng rất chú tâm đến Công chúng bên trong công ty, Chi nhánh luôn quan tâm, giúp đỡ nhân viên của mình cả trong công việc lẫn đời sống hàng ngày, tạo điều kiện tốt để họ phát huy hết năng lực, công hiến hết mình cho Chi nhánh. 3.1.2.4. Các trung gian tài chính: Hiện nay Chi nhánh đang mở tài khoản tại Ngân hàng công thương Việt Nam. Đây chính là một trung gian tài chính có uy tín, là nơi Chi nhánh di chuyển tài chính về công ty mẹ hàng năm và cũng là nơi Chi nhánh tiếp nhận các khoản đầu tư, các khoản vốn góp từ công ty mẹ. * Môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi chính là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp phát triển và tồn tại. Vì thế các doanh nghiệp luôn biết cách tận dụng những lợi thế mà môi trường kinh doanh mang lại đồng thời cũng biết cách khắc phục, đối phó với nó, có như thế doanh nghiệp mới phát triển bền vững và lâu dài. 3.1.2.5. Đối thủ cạnh tranh: Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh nhỏ như: Minh Thu, Việt Hương, Trường Vinh,… thì Chi nhánh có những đối thủ cạnh tranh lớn và khá mạnh như: Gourmet(người sành ăn), Cholimex, Hạ Long Tranfoco, Seasprimex. Đây là những đối thủ mà sản phẩm của họ đã chiếm lĩnh được thị trường khá sâu rộng và cũng là những thương hiệu rất có uy tín trên thị trường. Chi nhánh luôn ý thức được đối thủ của mình là những đối thủ mạnh, vì vậy Chi nhánh đã xác định cho mình những chiến lược phân phối, chiến lược bán hàng sao cho phù hợp, kịp thời, nhanh chóng để sản phẩm Vissan có thể cạnh tranh tốt với những thương hiệu đó, khẳng định chỗ đứng và vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng. 3.2. Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại Chi nhánh Vissan-Đà Nẵng: 3.2.1. Về sản phẩm: Sản phẩm mà Chi nhánh phân phối là những sản phẩm chế biến rất đa dạng và nhiều chủng loại. Ngoài 7 nhóm sản phẩm chính là: Thịt nguội, Thịt hộp, Thịt tươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác bán hàng tại chi nhánh vissan-đà nẵng.doc
Tài liệu liên quan