MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ 6
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN FDI VÀ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN FDI 3
I. Lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự án FDI 3
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 3
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: 3
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: 4
2. Dự án FDI: 4
2.1. Khái niệm dự án FDI: 4
2.2. Vai trò của dự án FDI: 5
2.2.1. Với nhà đầu tư nước ngoài: 5
2.2.2. Với nước nhận đầu tư: 6
2.3. Đặc trưng của dự án FDI: 7
2.4. Phân loại dự án FDI: 9
2.5. Chu kì của một dự án FDI: 10
II. Chuẩn bị đầu tư của dự án FDI 13
1. Khái niệm về chuẩn bị đầu tư của dự án FDI 13
2. Các công việc nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan quản lý Nhà nước của nước nhận đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư : 14
2.1. Nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt nam: 15
2.1.1. Về phía nhà đầu tư nước ngoài: 15
2.1.2. Các hoạt động từ phía cơ quan quản lý Nhà nước Việt nam: 16
2.2. Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, tìm đối tác phía Việt nam (nếu có): 22
2.2.1. Nghiên cứu tổng quát kinh tế - xã hội của dự án: 23
2.2.2. Nghiên cứu thị trường đối với sản phẩm của dự án: 24
2.2.3. Nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý của dự án: 25
2.2.4. Nghiên cứu công nghệ của dự án: 25
2.2.5. Nghiên cứu tài chính của dự án: 25
2.2.6. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội: 26
2.3. Thủ tục pháp lý trong cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án FDI 27
2.3.1. Chuẩn bị hồ sơ dự án ( hoạt động của nhà đầu tư): 29
2.3.2. Trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư ( hoạt động của cơ quan Nhà nước bên phía Việt nam): 30
2.3.3. Nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị cho giai đoạn triển khai dự án: 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM 34
I. Tổng quan về quá trình thu hút và triển khai FDI của Việt nam qua 20 năm (1987 – 2007) 34
1. Tình hình thu hút FDI: 34
1.1. Số lượng dự án FDI được cấp mới: 34
1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư (1988-2007): 37
1.3. Quy mô dự án : 39
1.4. Tình hình rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn: 40
2. Chất lượng (hiệu quả) của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ( hoặc giấy phép đầu tư) đối với kinh tế - xã hội: 43
2.1. Mặt tích cực: 43
2.2. Mặt hạn chế: 45
3. Nhận xét: 46
3.1. Ưu điểm: 46
3.2. Nhược điểm: 47
II. Thực trạng chuẩn bị đầu tư của dự án FDI ở Việt nam: 49
1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư: 49
1.1. Quá trình hoàn thiện của khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài: 49
1.2. Thực trạng xúc tiến đầu tư: 51
1.2.1. Hoạt động tạo dựng hình ảnh: 51
1.2.2. Các biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng: 51
1.2.3. Cung cấp các dịch vụ về đầu tư: 52
1.3. Hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư: 52
2. Về phía nhà đầu tư: 53
2.1. Về phía các bên Việt nam trong liên doanh: 53
2.2. Về phía nhà đầu tư nước ngoài: 54
2.2.1. Trong giai đoạn nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư: 54
2.4.2. Hoạt động soạn thảo dự án FDI: 55
III. Đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI thời gian qua (1988 – 2007) 55
1. Thành tích: 55
2. Các tồn tại trong chuẩn bị đầu tư của dự án FDI: 56
2.1. Về phía nhà đầu tư nước ngoài: 56
2.1.1. Thiếu thông tin về quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng: 56
2.2.2. Nhà đầu tư chưa thích nghi với hệ thống pháp luật của Việt nam cũng như thiếu năng lực tài chính thực hiện dự án: 59
2.2.3. Bước nghiên cứu thị trường chưa đầy đủ: 60
2.3. Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư : 60
2.3.1. Thiếu quy hoạch phát triển ngành, vùng, lãnh thổ: 60
2.3.2. Các cơ quan, đơn vị có chuyên môn cao trong soạn thảo dự án FDI còn ít: 62
2.3.3. Hạn chế trong hoạt động xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố: 62
2.3.4. Công tác quản lý đầu tư còn có nhiều yếu kém: 63
2.4. Bên Việt nam trong liên doanh: 64
3. Nguyên nhân của những tồn tại trên: 65
3.1. Về phía các nhà đầu tư nước ngoài: 65
3.2. Về phía Việt nam: 65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN FDI 67
1. Kinh nghiệm của một số nước trong hỗ trợ chuẩn bị đầu tư với dự án FDI cho nhà đầu tư nước ngoài: 67
1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 67
1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan: 68
1.3. Kinh nghiệm của Malaysia: 68
1.4. Bài học kinh nghiệm với Việt nam: 68
2. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010: 70
3. Một số giải pháp cụ thể: 71
3.1. Về phía Nhà nước: 71
3.1.1. Đảm bảo các cam kết về quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài: 71
3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng đồng bộ, tăng cường tính minh bạch, dự đoán được: 72
3.1.3. Hoàn thiện công tác quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ: 73
3.1.4. Tăng cường quản lý Nhà nước trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 73
3.1.5. Cải cách hành chính trong tiến hành thủ tục đầu tư theo hướng minh bạch, giảm bớt các thủ tục phiền hà: 74
3.1.6. Cần có cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư: 75
3.2. Về phía các địa phương, ban quản lý KCN: 75
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch: 75
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như trong cấp giấy chứng nhận đầu tư: 76
3.3. Về phía các bộ ngành: 77
3.3.1. Hoàn thiện các quy định chuẩn mực, định mức trong ngành mình phụ trách: 77
3.3.2. Giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà cho nhà đầu tư: 77
3.3.3. Tăng cường sự phối hợp với các địa phương, ban quản lý KCN: 78
3.4. Về phía các nhà đầu tư: 78
3.4.1. Về phía các bên Việt nam trong liên doanh: 78
3.4.2. Về phía các nhà đầu tư nước ngoài: 78
3.5. Về phía Cục đầu tư nước ngoài: 79
3.5.1. Trong xây dựng pháp luật và chính sách: 79
3.5.2. Trong thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: 80
3.5.3. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: 80
KẾT LUẬN 82
Danh mục tài liệu tham khảo 83
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.).
1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư (1988-2007):
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây số lượng cũng như quy mô dự án tăng vốn tăng nhanh qua từng năm. Tính đến hết năm 2007, đã có hơn 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 19,5 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Số dự án tăng vốn cũng như vốn tăng thêm qua các năm được thể hiện ở bảng sau:
Số dự án tăng vốn
Vốn tăng thêm (triệu USD)
Tổng số
4103
19541.3
1988 - 1990
1
0.3
1991 - 1995
317
2133
1991
9
9
1992
13
50
1993
60
240
1994
84
516
1995
151
1318
1996 - 2000
804
3950
1996
162
788
1997
164
1173
1998
162
884
1999
163
629
2000
153
476
2001 - 2005
2116
7083
2001
241
632
2002
366
1136
2003
374
1128
2004
497
2052
2005
638
2135
2006
486
3906
2007
379
2469
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Bảng 2.2 – Quy mô, số lượng dự án FDI tăng vốn giai đoạn 1988 - 2007
Trong giai đoạn 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn ít và nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ bước đầu tiến hành làm ăn tại Việt nam. Trong 5 năm 1991-1995, số dự án tiến hành tăng vốn là 317 với quy mô 2.13 tỉ USD thì đến giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi cả về số dự án cũng như về quy mô vốn tăng thêm. Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm tăng gấp đôi so với giai đoạn trước, đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%. Cùng với đó, quy mô bình quân của các dự án tiến hành tăng vốn cũng tăng, trong 2 năm 2006 và 2007 quy mô bình quân của 1 dự án tiến hành tăng vốn khoảng 7 triệu USD, tăng hơn so với giai đoạn 2001 – 2005 (3.3 triệu USD) cho thấy nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh tại Việt nam đã tin tưởng, có ý định làm ăn lâu dài tại Việt nam.
Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.
1.3. Quy mô dự án :
Qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động theo lượng vốn FDI vào Việt nam, điều đó thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư nước ngoài được thể hiện tại bảng , qua bảng ta thấy quy mô bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn, tuy có giai đoạn bị giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn có quy mô hàng tỉ USD (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....).
1.4. Tình hình rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn:
Tính đến hết năm 2007, đã có 1359 dự án đầu tư nước ngoài bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng kí giải thể khoảng 15,5 tỉ USD. Tính bình quân trong giai đoạn 1988 – 2007, số lượng dự án bị giải thể chiếm 14% so với tổng số dự án đăng kí và 16% về quy mô vốn đăng kí bị giải thể
16%
14%
84%%
86%%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài và tính toán của tác giả
Hình 2.1 – Tỷ lệ dự án giải thể/ cấp mới trên tổng số dự án đăng kí
Số lượng cũng như tốc độ tăng của các dự án bị giải thể qua từng năm trong giai đoạn 1988 – 2007 được thể hiện trong bảng sau:
Số dự án cấp mới
Số dự án bị giải thể
Tốc độ tăng số dự án bị giải thể %
Số dự án bị giải thể/cấp mới %
Tổng số
9564
1359
14.24
1988 - 1990
214
6
-
2.80
1991 - 1995
1397
237
16.96
1991
151
37
-
24.50
1992
197
48
29.73
24.37
1993
274
34
-29.17
12.41
1994
367
60
76.47
16.35
1995
408
58
-3.33
14.22
1996 - 2000
1730
402
23.24
1996
387
54
-6.89
13.95
1997
358
85
57.41
23.74
1998
285
101
18.82
35.44
1999
311
85
-15.84
27.33
2000
389
77
-9.41
19.79
2001 - 2005
3791
413
10.89
2001
550
93
20.77
16.91
2002
802
111
19.35
13.84
2003
748
94
-15.32
12.57
2004
723
53
-43.62
7.33
2005
968
62
16.98
6.40
2006 - 2007
2432
165
6.78
2006
987
88
41.93
8.92
2007
1445
77
-12.5
5.33
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài và tính toán của tác giả
Bảng 2.3 – Số lượng dự án bị giải thể giai đoạn 1988 -2007
Qua bảng trên ta có thể thấy, đi kèm với số dự án cấp mới ngày càng lớn thì số lượng dự án bị giải thể trước thời hạn liên tục tăng qua từng thời kì.
Trong 3 năm đầu thu hút đầu tư nước ngoài 1988 - 1990, số dự án bị giải thể bình quân mỗi năm chỉ có 2 dự án và tỉ lệ số dự án bị giải thể/dự án cấp mới chỉ là 2,8% cho thấy chất lượng của các dự án FDI được cấp phép trong thời kì này là cao. Mặt khác, cũng có thể do các dự án mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động, chưa nảy sinh nhiều khó khăn cho nhà đầu tư.
Giai đoạn 1991 – 1995: đi kèm với lượng vốn FDI vào Việt nam tăng nhanh, số dự án đăng kí cấp mới cũng tăng gấp 7 lần so với giai đoạn 1988 – 1990 (1397 dự án so với 214 dự án) nhưng đồng thời số dự án bị giải thể trước thời hạn cũng tăng gấp 39.5 lần so với giai đoạn trước. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn này có 47 dự án phải tiến hành giải thể trước thời hạn. Đây là giai đoạn mà bên cạnh số dự án đầu tư thu hút được ngày càng nhiều thì môi trường đầu tư cũng bộc lộ một số hạn chế, nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đã chưa tính toán được hiệu quả theo báo cáo nghiên cứu khả thi dẫn tới thua lỗ, phải giải thể trước thời hạn.
Trong giai đoạn 1996 – 2000: đây là giai đoạn mà Việt nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á nên số lượng các dự án FDI phải giải thể trước thời hạn gia tăng do nhà đầu tư nước ngoài không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án, trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm có 80 dự án bị giải thể với số vốn bị giải thể là 6,7 tỉ USD, số lượng dự án bị giải thể này đã tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước.
Giai đoạn 2001 – 2005: đây là giai đoạn hồi phục trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt nam, đi kèm với số lượng dự án đăng kí mới ngày càng nhiều thì số lượng dự án bị giải thể cũng tăng hơn so với giai đoạn trước, bình quân mỗi năm có 83 dự án bị giải thể. Từ năm 2001 đến 2003, số lượng dự án phải giải thể bình quân mỗi năm là 100 dự án với số vốn đăng kí bị giải thể là 4.021 tỉ USD.
Hai năm 2006 và 2007: bắt đầu từ năm 2004, số dự án bị giải thể giảm dần, chỉ còn khoảng 60 dự án mỗi năm nhưng đến hai năm 2006 và 2007, số dự án bị giải thể lại tăng lên 80 dự án mỗi năm. Điều này cho thấy, dù môi trường đầu tư đã được cải thiện nhưng trong công tác chuẩn bị đầu tư của dự án FDI, các nguyên nhân khách quan từ phía cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trong quá trình cấp phép cũng như nguyên nhân chủ quan từ bản thân các nhà đầu tư khi tiến hành tìm hiểu cơ hội đầu tư cũng như khi lập dự án nghiên cứu khả thi đã không có những dự báo chính xác về thị trường cũng như khả năng tài chính của mình khiến cho dự án khi đi vào triển khai gặp nhiều khó khăn, trong nhiều trường hợp gặp thua lỗ phải giải thể trước thời hạn. Vì vậy, việc xem xét lại quá trình chuẩn bị đầu tư là cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng dự án FDI thu hút được ngày càng nhiều cũng như các dự án có quy mô lớn ngày càng tăng, lên đến hàng tỉ USD thì việc xem xét thật kĩ càng của nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trở nên rất quan trọng.
Chất lượng (hiệu quả) của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ( hoặc giấy phép đầu tư) đối với kinh tế - xã hội:
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của nguồn vốn FDI tới phát triển kinh tế - xã hội, có thể đưa ra một số điểm như:
Mặt tích cực:
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất.
Về mặt kinh tế:
- Các dự án FDI được cấp phép và đi vào hoạt động là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế:
Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI ngày càng tăng qua các năm, nếu như năm 1992 mới chỉ là 2% GDP thì đến năm 2007 là 16.2% cho thấy vai trò ngày càng lớn của nguồn vốn FDI với nền kinh tế Việt nam.
- Các dự án FDI được cấp phép và đi vào hoạt động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ,tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp tăng lên qua các năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm 2006).
- Thông qua các dự án FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ:
Các dự án FDI thường gắn liền với chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt nam, từ đó góp phần phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Điển hình sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech, Honhai.v.v)
- Tác động lan tỏa của đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế:
Sự tham gia của các dự án FDI đã làm tăng tính cạnh tranh của môi trường trong nước. Đồng thời, qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ phụ trợ đã làm tăng năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước.
Về mặt xã hội:
Các dự án FDI đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Theo số liệu đến hết năm 2007, khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm cho trên 1.2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác. Với công nghệ sản xuất hiện đại hơn so với công nghệ hiện có trong nước, các dự án FDI đã tạo ra năng suất lao động cao hơn, góp phần cải thiện phúc lợi xã hội. Lao động trong các dự án FDI cũng được đào tạo để nắm vững công nghệ mới cũng như trong quản lý, từ đó trình độ nguồn nhân lực trong nước được nâng cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn.
Về mặt môi trường:
Các dự án FDI với công nghệ hiện đại hơn và tuân theo quy định về môi trường tại nước đi đầu tư ( có điều kiện khắt khe hơn) nên có những quan tâm về môi trường tốt hơn so với tiêu chuẩn của Việt nam. Theo kết quả điều tra năm 2002 (của Viện Quản lý kinh tế trung ương), đa số các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả môi trường tốt hơn so với số đông các doanh nghiệp trong nước (có 77% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môi trường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam)
2.2. Mặt hạn chế:
Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng những dự án FDI đã và đang hoạt động tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau:
- Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ:
Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Vì vậy, thời gian qua chỉ một số địa phương có điều kiện thuận lợi: TP.HCM, Hà nội...thu hút nhiều các dự án FDI trong khi các tỉnh miền núi là những vùng khó khăn hơn, cần được phát triển thì ít có dự án. Trong các ngành cũng xảy ra tình trạng tương tự, các dự án FDI chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trong khi các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp rất ít.
- Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Trong các dự án FDI, do khác biệt về ngôn ngữ cũng như trình độ quản lý, tác phong làm việc nên số lượng các tranh chấp trong khu vực này vẫn rất cao, nhiều khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương đã xảy ra tình trạng công nhân biểu tình, gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhưng vẫn chưa có một tổ chức đứng ra giải quyết triệt để vấn đề này.
- Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ của phía Việt nam
Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các dự án FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu và năng lực thẩm tra về công nghệ của phía Việt nam trong các dự án FDI nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Điển hình là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.
3. Nhận xét:
3.1. Ưu điểm:
Số lượng dự án FDI ngày càng tăng qua các năm. Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút đầu tư nước ngoài 1988 – 1990, số lượng dự án FDI mới chỉ là 214 thì qua các năm sau, số lượng dự án không ngừng tăng lên cho tới thời điểm trước năm 1997. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, số lượng dự án FDI vào Việt nam bị suy giảm trong giai đoạn 1997 – 1999 và dần hồi phục vào khoảng 2000 – 2003. Từ năm 2004 đến nay, số lượng dự án FDI đăng kí mới tăng lên rất nhanh. Năm 2007 là năm chứng kiến lượng vốn FDI đăng kí tăng kỉ lục với 20,3 tỉ USD vốn đăng kí, trong đó chủ yếu là đăng kí mới. Số lượng dự án FDI đăng kí mới năm 2007 là 1400, gấp 7 lần so với cả giai đoạn đầu thu hút đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, dù có giai đoạn đi xuống do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á nhưng những năm gần đây quy mô vốn đăng kí cũng như số lượng dự án FDI tăng nhanh nên quy mô vốn bình quân trên một dự án cũng tăng theo. Nếu như các dự án FDI trước đây đa phần là các dự án có quy mô nhỏ và vừa thì trong những năm gần đây đã có những dự án rất lớn, có quy mô hàng tỉ USD như dự án xây dựng khu đô thị Nam Thăng Long với vốn đầu tư trên 2 tỉ USD, dự án xây dựng nhà máy kiểm định chip bán dẫn của Intel (1 tỉ USD), dự án xây dựng nhà máy thép của công ty thép POSCO (1,126 tỉ USD) và sẽ không còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện dự án FDI tại Việt nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã kinh doanh có lãi, tỏ ra tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt nam. Từ đó, họ có những cam kết làm ăn lâu dài, nhiều dự án đã tăng vốn khi tiến hành triển khai như dự án xây dựng nhà máy kiểm định chip của Intel vốn dự tính ban đầu là 650 triệu USD đã xin tăng vốn lên 1 tỉ USD.
Các dự án FDI được thực hiện đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của Việt nam. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cùng với khu vực tư nhân trong nước là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế, gia tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động, đồng thời góp phần tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện của mình, những khó khăn, vướng mắc với nhà đầu tư nước ngoài dần được tháo gỡ thông qua những sửa đổi của hệ thống luật về đầu tư đã giúp cho môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, từ đó lại thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thực hiện dự án tại Việt nam.
3.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI trong thời gian qua còn có những nhược điểm như:
Số lượng các dự án FDI bị giải thể ngày càng tăng. Trong nền kinh tế thị trường, việc các dự án kinh doanh thua lỗ, phải giải thể là chuyện bình thường nhưng số lượng dự án bị giải thể trước thời hạn hay số dự án bị thu hồi giấy phép đầu tư có xu hướng tăng thì đòi hỏi các bên phải có sự nhìn nhận chuẩn xác. Đây có thể là những nguyên nhân xuất phát từ môi trường đầu tư quốc tế, từ phía chủ đầu tư đã không có đủ năng lực triển khai thực hiện dự án và từ phía cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư của Việt nam đã không đủ khả năng để thẩm định lựa chọn ra những dự án tốt và nhà đầu tư nước ngoài có đủ năng lực để thực hiện dự án đó. Hiện nay, số lượng cũng như quy mô dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày càng lớn nhưng chất lượng của các dự án FDI được thực hiện mới là yếu tố quyết định đến thu hút FDI trong tương lai. Hiện tại, chỉ số ICOR của Việt nam trong giai đoạn 2001-2006 là 4,4 , đây là mức cao so với Trung Quốc 4,0 và so với các nước Đông Á và Đông Nam Á ở giai đoạn phát triển tương tự như Việt nam ( chỉ ở khoảng 3). Chính vì vậy, các dự án FDI được hoạt động hiệu quả sẽ sử dụng được tối đa các nguồn lực đồng thời tăng được tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Đây cũng là mong muốn không chỉ của nhà đầu tư mà của cả với Việt nam là nước nhận đầu tư. Thực tế, các dự án FDI trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, lâm vào tình trạng dự án treo có nhiều nguyên nhân, có thể là những nguyên nhân từ phía môi trường đầu tư thay đổi, sự thay đổi trong chính sách đầu tư của công ty mẹ… nhưng nguyên nhân quan trọng là do công tác chuẩn bị đầu tư đối với dự án FDI chưa tốt. Các dự án FDI bị giải thể trước thời hạn là do cả các nhân tố khách quan và chủ quan tác động, trong đó có một số nguyên nhân như:
Dự án FDI bị giải thể
Do môi trường pháp lý
Thủ tục hành chính
Chuẩn bị đầu tư chưa tốt
Các nguyên nhân khác
Hình 2.2 – Nguyên nhân của các dự án FDI bị giải thể
Từ hình trên, ta có thể thấy, một trong những nguyên nhân khiến dự án FDI bị giải thể là do môi trường pháp lý của Việt nam vẫn còn chưa rõ ràng, thủ tục hành chính còn phiền hà và các nguyên nhân khác như nhà đầu tư thay đổi phương thức kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài thiếu thiện chí, vi phạm pháp luật...thì vẫn có nguyên nhân do công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, nhà đầu tư khi lập dự án đã không tính tới các rủi ro có thể gặp phải, nghiên cứu thị trường không chuẩn xác hay trong các liên doanh là sự yếu kém của phía Việt nam sự chuẩn bị cần thiết trước khi tiếp cận đối tác nước ngoài cũng như kinh nghiệm đàm phán thấp, thiếu thông tin về nhà đầu tư nước ngoài cũng như không đủ năng lực thẩm định dự án nên các cuộc đàm phán thường kéo dài, chất lượng hợp đồng thấp, hồ sơ dự án phải sửa đổi nhiều lần dẫn tới thua thiệt về lợi ích cho phía Việt nam.
Chuẩn bị đầu tư là hoạt động của bản thân nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án nhưng đồng thời với quá trình này các điều kiện từ phía môi trường đầu tư của Việt nam cũng có ảnh hưởng tới kết quả chuẩn bị tốt hay không của dự án FDI.
Thực trạng chuẩn bị đầu tư của dự án FDI ở Việt nam:
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư:
Đây là giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt nam. Như đã phân tích trong chương I, môi trường đầu tư tại Việt nam là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư, để tìm hiểu cơ hội đầu tư tại đây, họ sẽ quan tâm trước tiên tới chủ trương, chính sách về đầu tư của Việt nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào được thể hiện qua các cam kết của Chính phủ Việt nam đối với tài sản của nhà đầu tư cũng như mức độ phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam trong tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cũng như các biện pháp xúc tiến đầu tư được áp dụng trong thời gian qua để hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài trong nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Quá trình hoàn thiện của khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài:
Năm 1977, ngay sau khi đất nước thống nhất được 2 năm, điều lệ đầu tư nước ngoài tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được ban hành (Điều lệ đầu tư 1977). Các tập đoàn tư bản nước ngoài đã đón nhận Điều lệ này với dấu hiệu tích cực, đã có không ít công ty phương Tây tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu qua các chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Việt nam ở nước họ. Nhưng khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Tây nam và chiến tranh biên giới phía bắc đã khiến cho các nguồn viện trợ vào Việt nam bị chấm dứt, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với Điều lệ đầu tư 1977 cũng biến mất.
Với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế vào những năm 80 của thế kỉ XX, công cuộc đổi mới đã được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng theo hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển, xóa bỏ kì thị với các doanh nghiệp tư nhân. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã được soạn thảo trên cơ sở đó. Đây là đạo luật được các nhà kinh doanh trên thế giới đánh giá là một văn bản thoáng và có sức hấp dẫn do không hạn chế mức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Luật đã cho phép bên nước ngoài đầu tư 100% vốn, hình thức mà một số nước trong vùng thời gian đó chưa cho phép. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào quản lý xí nghiệp cũng như được chủ trương của Nhà nước cho phép thu được các khoản lợi nhuận cao hơn các nước trong vùng.
Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi vào năm 1990 đã cho phép các tổ chức kinh tế tư nhân có tư cách pháp nhân được tham gia hợp tác với nước ngoài cũng như giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư trong các dự án sản xuất hàng thay thế xuất khẩu, cơ chế nhiều bên trong liên doanh.
Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm 1990 vẫn chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân thực sự vào cuộc. Đến lần sửa đổi năm 1992, các doanh nghiệp tư nhân đã được quyền hợp tác với nước ngoài. Trong lần sửa đổi này, hình thức đầu tư BOT được bổ sung với những ưu đãi về tài chính, thời hạn hoạt động tối đa của doanh nghiệp FDI được tăng từ 50 năm lên 70 năm. Điểm quan trọng nhất trong lần sửa đổi này là các cam kết đảm bảo cho quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài trước sự thay đổi của pháp luật.
Đến Luật đầu tư nước ngoài 1996, trong quản trị doanh nghiệp đã được áp dụng nguyên tắc đa số, chỉ một số vấn đề mới áp dụng nguyên tắc nhất trí. Hình thức đầu tư cũng được bổ sung BT, BTO bên cạnh hình thức BOT. Ngoài ra, Luật đã lần đầu tiên thí điểm cấp phép đầu tư nước ngoài cho UBND các tỉnh. Tuy nhiên, các quy định hướng dẫn luật khá cứng nhắc: quy định thuế nhập khẩu với máy móc, phương tiện vận chuyển, giám định tài sản đã có tác động không tốt tới tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài.
Nghị định 10 ban hành năm 1998 đã khắc phục được các quy định cứng nhắc trên, đưa ra nhiều cam kết có lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư thoát khỏi thua lỗ. Bên cạnh đó, nghị định cũng đưa ra danh mục khuyến khích đầu tư theo địa bàn, ngành nghề, đầu tư có điều kiện để áp dụng thống nhất về các ưu đãi tài chính.
Đến Luật đầu tư năm 2000, thủ tục cấp phép theo hình thức đăng kí được áp dụng để giảm thiểu các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư. Đồng thời, các nguyên tắc bảo đảm trong trường hợp Luật Việt nam chưa có quy định cũng được đưa ra.
Đến Luật đầu tư chung 2005, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài được hình thành một cách đầy đủ nhất, tạo ra một sân chơi chung bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống ưu đãi đầu tư được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, phân cấp giấy chứng nhận đầu tư triệt để hơn cho UBND các tỉnh và ban quản lý các khu công nghiệp.
Như vậy, cùng với quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt nam ngày càng được hoàn thiện theo hướng tạo ra sân chơi chung bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các cam kết cũng như các ưu đãi dành cho nhà đầu tư cũng ngày càng được công khai, minh bạch, tạo niềm tin, sự an tâm cho nhà đầu tư.
Thực trạng xúc tiến đầu tư:
Hoạt động tạo dựng hình ảnh:
Trong thời gian qua, thông qua các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư cấp quốc gia, do các tỉnh tổ chức hay các chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt nam mà hình ản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33148.doc