MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 10
I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 10
1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 10
1.1 Khái niệm về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 10
1.1.1 Khái niệm về kế hoạch hóa 10
1.1.2 Phân biệt kế hoạch hóa và kế hoạch trong doanh nghiệp 11
1.2. Vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 11
1.2.1. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung 11
1.2.2. Trong nền kinh tế thị trường 12
2. Hệ thống KH trong doanh nghiệp 13
3. Quy trình KHH trong doanh nghiệp( PDCA) 14
Hình 1.1 Quy trình kế hoạch hoá PDCA 15
II. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 16
1. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh 16
Hình 1.2 Quy trình lập kế hoạch kinh doanh 16
1.1. Phân tích môi trường và xác định cơ hội kinh doanh 16
1.2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu 17
1.3. Xây dựng kế hoạch chiến lược 17
1.4. Lập chương trình dự án 18
1.5. Kế hoạch tác nghiệp và ngân sách 18
1.6. Đánh giá và hiệu chỉnh các pha kế hoạch 19
2. Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh 19
2.1. Thực trạng về tiềm năng cơ hội và thách thức của doanh nghiệp 19
2.2. Mục tiêu chỉ tiêu 20
2.3. Giải pháp thực hiện 21
3. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh 21
3.1 Phân tích môi trường doanh nghiệp 21
3.1.1 Môi trường vĩ mô: sử dụng mô hình PEST 21
3.1.2 Môi trường ngành 24
Hình 1.3 Môi trường cạnh tranh ngành 24
3.1.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp 27
3.2. Phương pháp xác định mục tiêu chỉ tiêu 29
3.2.1. Xác định mục tiêu 29
3.2.2 Xác định chỉ tiêu dựa vào dự báo 32
3.3. Cân đối ngân sách 35
3.4. Hiệu chỉnh các pha kế hoạch 35
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH 36
1. Nhân tố bên ngoài 36
1.1. Chính sách 36
1.2. Yêu cầu thị trường tiêu thụ 36
1.3. Nguồn cung thị trường nguyên vật liệu 37
2. Nhân tố bên trong 37
2.1. Nguồn lực tài chính 37
2.2. Đội ngũ nhân viên 38
2.3. Máy móc thiết bị 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH Ở CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG 39
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 39
1. Những nét chính về công ty 39
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 39
1.2. Ngành nghề kinh doanh 40
1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý 41
Hình 2.1 cơ cấu tổ chức 41
2. Các hoạt động sản xuất kinh doanh và dây chuyền sản xuất 43
2.1. Các loại hình sản phẩm chính 43
2.2. Trình độ công nghệ kỹ thuật 43
Bảng 2.2 Tổng hợp công suất của dây chuyền công nghệ 44
3. Thị trường tiêu thụ chính 44
3.1. Miền bắc 45
3.2. Miền trung 45
3.3. Miền nam 46
4. Thị trường nguyên vật liệu 46
4.1. Trung Quốc 46
4.2. Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản 47
5. Tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian qua 47
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2007 đến 2009 48
Bảng 2.4 Báo cáo doanh số bán hàng từ năm 2007 đến 2009 49
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG 50
1. Quy trình lập kế hoạch 50
Hình 2.5 Quy trình lập kế hoạch 50
1.1. Phân tích môi trường kinh doanh 51
1.2. Dự báo nhu cầu thị trường hoặc nhận đơn hàng 51
1.3. Tổng hợp đơn hàng và lập chỉ tiêu sản xuất 52
1.4. Giao chỉ tiêu cho các nhà máy 52
2. Nội dung của bản kế hoạch 52
3. Phương pháp lập kế hoạch 53
III. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC LẬP KÊ HOẠCH TRONG CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG 54
1. Nhân tố bên ngoài 54
1.1. Chính sách 54
1.2. Yêu cầu thị trường tiêu thụ 55
Bảng: 2.6 Danh mục các sản phẩm giảm mạnh 56
Bảng 2.7 Danh mục các sản phẩm tiêu thụ mạnh 57
1.3. Nguồn cung thị trường nguyên vật liệu 57
2. Nhân tố bên trong 59
2.1. Máy móc thiết bị 59
2.2. Đội ngũ nhân viên 59
2.3. Nguồn lực tài chính 60
IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY 60
1. Ưu điểm 60
2. Hạn chế và nguyên nhân 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH Ở CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG 65
I. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 65
1. Căn cứ diễn biến của ngành 65
1.1. Chính sách 65
1.2. Môi trường cạnh tranh 65
1.3. Diễn biến trên thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm 66
2. Căn cứ định hướng của công ty 68
2.1. Chiến lược công ty 68
2.2. Nhận định của ban lãnh đạo 68
2.3. Nguồn lực hiện có 68
2.4. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 69
2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của những năm trước 69
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH Ở CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG 70
1. Định hướng các giải pháp hoàn thiện công tác lập KHKD ở công ty 70
2. Các giải pháp cụ thể 71
2.1 . Nhân lực trong công tác lập kế hoạch 71
2.1.1. Thay đổi nhận thức của nhân viên về lập kế hoạch 71
2.1.2. Tăng cường đội ngũ nhân viên đặc biệt trong công tác lập kế hoạch 71
2.2 . Quy trình lập kế hoạch kinh doanh của công ty 72
2.2.1. Xây dựng kế hoạch tác nghiệp hoàn chỉnh 73
2.2.2. Phương án cho từng giai đoạn 73
2.2.3. Xây dựng kế hoạch năm và dài hạn 74
2.3 Phương pháp lập kế hoạch 74
2.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường 74
2.3.2. Áp dụng các phương pháp dự báo 76
2.3.3. Phân tích sâu rộng và đầy đủ các yếu tố trong môi trường kinh doanh 77
2.4. Thông tin trong doanh nghiệp 77
2.4.1. Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp 77
2.4.2. Sự phối hợp hoat động của các phòng ban, nhà máy 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TNHH thép Nhật Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội phát triển của doanh nghiệp càng nhiều và ngược lại. Thị trường tiêu thụ đóng vai trò hướng dẫn sản xuất kinh doanh thông qua nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy doanh nghiệp trên cơ sở nhận biết nhu cầu thị trường kết hợp với khả năng của mình đề ra kế hoạch hoạt động hợp lý.
Nguồn cung thị trường nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất, là nhân tố đầu tiên của quy trình sản xuất, nó tác động, ảnh hưởng và chi phối các hoạt động tiếp theo của quy trình sản xuất trong mỗi doanh nghiệp. Do vậy nguồn cung rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguồn cung của thị trường quyết định thời gian đặt hàng, nhập hàng, lượng hàng và dự trữ trong mỗi thời kỳ.
Nhân tố bên trong
Doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là điều kiện quan trọng không thể thiếu, con người là nguồn lực quan trọng nhất, tài chính là một ưu điểm, công nghệ máy móc thiết bị là một lợi thế giúp doanh nghiêp thiết lập duy trì vị trí của nó trên thương trường.
Nguồn lực tài chính
Tài chính là một ưu điểm của công ty, hiện nay doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn từ thị trường bằng các hình thức khác nhau từ các tổ chức tài chính. Nguồn tài chính dồi dào luôn giúp công ty mạnh dạn trong đầu tư vào những hoạt động kinh doanh mang tính chiến lược mà không bị áp lực bởi lãi suất cao. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta chú ý đến quản lý, huy động và luân chuyển vốn. Cân đối tài chính với kế hoạch hoạt động là không thể thiếu trong công tác lập kế hoạch nó là điều kiện để hoạch định các mục tiêu chỉ tiêu trong bản kế hoạch, nó chi phối đến quá trình thực hiện mục tiêu. Doanh nghiệp không đủ tài chính thì cũng không thể đầu tư sản xuất hay mở rộng thị trường.
2.2. Đội ngũ nhân viên
Quản trị nguồn nhân lực hiện nay có tầm quan trọng rất lớn ở tất cả các doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên là một trong hai nguồn lực quan trọng nhất trong việc lập và thực hiện kế hoạch. Là lực lượng thực hiện kế hoạch tạo nên văn hóa doanh nghiệp thể hiện mức độ chuyên nghiệp của công ty. Vì vậy trong quá trình lập kế hoạch phải hết sức chú ý cân đối nguồn lực này. Một kế hoạch nhân lực phải đảm bảo được những yêu cầu:
Dự đoán về nguồn nhân lực mà doanh nghiệp có nhu cầu trong tương lai.
Sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Đảm bảo cung - cầu về nguồn nhân lực cho các mặt hoạt động.
Xác định các biện pháp cụ thể để quản lý nguồn nhân lực.
2.3. Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là một lợi thế của doanh nghiệp trong chiến lược cạnh tranh trên thị trường. Máy móc thiết bị là công cụ thực hiện KH , nó thể hiện khả năng cung cấp ổn định về quy mô số lượng chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm. Nó có vai trò quan trọng trong chiến lược tối thiểu hóa chi phí và lợi thế theo quy mô. Nó cho phép các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận. Vì vậy trong quá trình hoạch định kế hoạch doanh nghiệp phải chú ý đến công suất của máy móc thiết bị để đưa ra chỉ tiêu sản xuất trong công suất của máy hoặc bổ sung thêm thiết bị hỗ trợ sản xuất nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc công nghệ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH Ở CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Những nét chính về công ty
Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn thép Nhật Quang
Tên đối ngoại: NHAT QUANG STEEL COMPANY LIMITTED
Tên viết tắt: SSC CO., LTD
Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Địa chỉ: Xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 03213990550 – 0913217172
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: 0900234699
Ngày cấp: 1/3/2004
Người đại diện: công ty TNHH thương mại Nhật Quang
Website: nhatquangsteel.com.vn
Tổng vốn đầu tư 420.000.000.000 đồng
Công ty TNHH thép Nhật Quang được thành lập 1/3/2004 theo quyết định số 763/QĐ-UB ngày 8/4/2004 của UBND tỉnh giấy phép đăng ký số 0504000088 ( đến tháng 12/2009 đổi thành 0900234699) với số vốn đầu tư ban đầu 45 tỷ đồng do công ty TNHH thương mại Nhật Quang làm chủ sở hữu.
Tháng 12/2005 nhận thấy thị trường còn bị bỏ ngỏ, cơ hội đầu tư phát triển lớn, công ty đầu tư bổ sung 70,342 tỷ đồng vào xây dựng nhà xưởng máy móc thiết bị hiện đại theo quyết định số 4488/ QĐ-UBND ngày 2/12/2005 của UBND tỉnh Hưng Yên. Tháng 6/2006 công ty bắt đầu sản xuất thử và đạt được thành công nhất định. Thị trường dần chấp nhận sản phẩm của công ty, mặt khác còn được đánh giá cao vì chất lượng tốt, giá thành rẻ. Năm 2007 công ty đã có hơn 18 tỷ lợi nhuận là một dấu hiệu tốt khẳng định vị trí của doanh nghiệp bước đầu gia nhập thị trường. Tuy nhiên cuối năm 2008 và đầu năm 2009 công ty gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn cầu. Tuy vậy nhưng ban lãnh đạo vẫn tin tưởng vào thị trường trong tương lai sau khi nền kinh tế hồi phục và đi vào phát triển, đã quyết định đầu tư thêm 378 tỷ đồng vào hai nhà máy sản xuất ống thép nâng tổng vốn đầu tư lên 420 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa
Sản xuất, gia công hàng kim khí và vật liệu xây dựng
Chế tạo và xây lắp kết cấu thép công nghiệp
Vận chuyển và dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Dịch vụ cho thuê khi bãi, bảo quản hàng hóa, cân điện tử
Kinh doanh hàng kim khí và vật liệu xây dựng
Sản xuất, kinh doanh, gia công thép không gỉ
1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý
Hình 2.1 cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
Phòng
Hành
Chính
Tổng hợp
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng vật tư
Nhà máy cắt xẻ định hình
Nhà máy cán mạ
Nhà máy ống
Văn phòng
Đại diện Hải Phòng
Văn phòng đại diện TP HCM
Nguồn: tác giả tự tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu
Hội đồng thành viên: quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, phương án tổ chức, cơ chế quản lý của Công ty.
Ban lãnh đạo công ty: gồm 4 người trong đó tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm bán hàng, lập kế hoạch sản xuất cho các nhà máy hoạt động. Phòng phân công từng nhân viên phụ trách từng nhà máy từ khâu lập kế hoạch, theo dõi, giám sát tiến độ của các nhà máy.
Phòng vật tư: liên kết với các nhà máy đẻ mua sắm thiết bị thay thế phụ tùng máy móc, đồng thời lập kế hoạch mua sắm nhiên liệu như ga, than, hóa chất phục vụ cho sản xuất.
Phòng kế toán: chịu trách nhiệm hạch toán chi phí, tính giá thành, doanh thu lợi nhuận và chịu trách nhiệm nộp thuế cho cơ quan chức năng.
Phòng hành chính tổng hợp: tổ chức quản lý nhân sự, lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, và thực hiện quyết toán hàng năm, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc cho người lao động, tổ chức các hoạt động, thi đua khen thưởng, kỷ luật và công tác.
Nhà máy cán mạ: sản xuất thép lá cán nguội, băng mạ phục vụ cho nhà máy ống sản xuất ống hộp mạ và xà gồ mạ. Sản phẩm của nhà máy chủ yếu là: băng thép cán nguội, thép băng mạ kẽm.
Nhà máy cắt xẻ định hình: là nhà máy đảm nhận khâu dầu tiên trong hầu hết quá trình sản xuất. Nhà máy chủ yếu gia công cắt xẻ thép và định hình thép. Sản phẩm của nhà máy chủ yếu là: thép xà gồ đen hình chữ Z, C; thép xà gồ mạ hình chữ Z, C; thép lá cán nóng. Ngoài ra nhà máy còn nhận gia công cắt xẻ định hình thép cho các công ty khác.
Nhà máy ống thép: là nhà máy sản xuất sản phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất, đóng góp nhiều nhất trong tổng doanh thu của công ty. Thông thường nhà máy ống đóng góp từ 40 đến 45% doanh thu. Sản phẩm của nhà máy bao gồm: ống thép đen hàn: 3 loại tròn, vuông, chữ nhật; ống thép mạ kẽm: 3 loại tròn, vuông, chữ nhật.
2. Các hoạt động sản xuất kinh doanh và dây chuyền sản xuất
2.1. Các loại hình sản phẩm chính
Sản phẩm của công ty bao gồm: thép cán nguội không gỉ, thép băng mạ kẽm, thép cán nguội đen, ống thép không gỉ, ống thép hàn, các sản phẩm dịch vụ gia công, cắt xẻ thép cao cấp, vận chuyển và kho bãi….
Khu liên hợp sản xuất công nghiệp thép sẽ đầu tư tập trung sản xuất sản phẩm đã có theo chiều sâu các sản phẩm: ống đen hàn với kích cỡ lớn, các sản phẩm gia công cắt xẻ cao cấp….ngoài ra còn tập trung sản xuất sản phẩm mới: thép cán nguội không gỉ, ống thép không gỉ, các sản phẩm chuyên phục vụ cho các ngành cơ khí như cơ khí sửa chữa, cơ khí chế tạo, sản xuất ô tô, xe máy, công nghiệp đóng tàu, nhà thép tiền chế sản phẩm nội thất…
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị tiên tiến chuyên dụng và đồng bộ. Mỗi khâu của quá trình sản xuất đều phải được kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên vật liệu, vận hành máy móc thiết bị, chất lượng bán thành phẩm cũng như thành phẩm.
2.2. Trình độ công nghệ kỹ thuật
Công nghệ và quy mô tương đối hiện đại so với mặt bằng chung, cho phép doanh nghiệp có thể sản xuất được các sản phẩm với năng suất cao giá thành hạ, chất lượng ổn định, sản phẩm đẹp có độ chính xác về kỹ thuật.
Công nghệ đồng bộ tiên tiến được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc có công suốt lớn có thể sản xuất theo yêu cầu của thị trường một cách nhanh nhạy. Mỗi năm công ty có thể sản xuất lượng lớn tuy nhiên đến nay công suất sử dụng còn thấp. Chỉ có dây chuyền xả, mạ sử dụng tới 50% và dây chuyền cán sử dụng hơn 40% năm 2009, còn lại các dây chuyền khác có công suất lớn nhưng chưa được phát huy hết mới sử dụng tối đa như năm 2008 dây chuyền cắt 25%, dây chuyền xà gồ 19%; năm 2009 dây chuyền ống 23%.
Bảng 2.2 Tổng hợp công suất của dây chuyền công nghệ
Đơn vị: kg/năm
Dây chuyền
Công suất
Công suất thực sử dụng
2007
2008
2009
Xả
50,000,000
16,756,692
22,077,249
25,983,830
Cắt
50,000,000
8,658,651
12,593,708
9,520,538
Cán
50,000,000
9,393,279
19,863,829
21,085,923
Ống
65,000,000
11,761,379
12,709,861
15,019,376
Xà gồ
20,000,000
1,694,456
3,747,943
3,520,274
Mạ
30,000,000
3,006,408
10,242,081
15,981,128
Nguồn: dự án nhà máy thép Nhật Quang
Thị trường tiêu thụ chính
Vì sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là sản phẩm dùng trong công nghiệp, phục vụ cơ khí chế tạo, xây dựng và trang trí nội thất, do vậy khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng. Đến nay thị trường của công ty trải khắp trong cả 3 miền bắc- trung- nam. Nhìn chung khách hàng đều có hợp đồng nguyên tắc về mua bán và thanh toán.
3.1. Miền bắc
Miền bắc là thị trường đầu tiên của công ty nhưng lại là thị trường có mức tiêu thụ thấp nhất chiếm 25% tổng doanh thu của công ty chủ yếu tiêu dùng các sản phẩm xà gồ thép lá thép tấm và sử dụng dịch vụ cắt xẻ của công ty. Mỗi lần thường mua với khối lượng từ 20-25 tấn tập trung ở các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa. Đây đều là các tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển vùng công nghiệp 2 ưu tiên phát triển ngành cơ khí ( cơ khí đóng tàu, thiết bị điện, các phương tiện vận tải…), nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hoá chất luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Do vậy miền bắc là thị trường tiềm năng lớn của công ty cần được duy trì và mở rộng hơn nữa. Mặt khác thị trường này rất gần với doanh nghiệp nên có thể hoàn toàn chủ động trong phương thức giao hàng.
3.2. Miền trung
Thị trường miền trung chiếm 40% doanh thu, là thị trường triển vọng nhất của công ty. Thị trường này có lượng lớn khách hàng thường xuyên. Sản lượng mỗi lần giao hàng lớn từ 25- 30 tấn, tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Nha Trang. Đây đều là các tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao cũng là khu vực được đầu tư ưu tiên phát triển ngành công nghiệp gang thép. Hiện nay nhu cầu sử dụng lớn về mặt hàng ống thép mạ kẽm nhúng nóng cho mục đích cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng.
3.3. Miền nam
Khác với miền bắc và miền trung, miền nam cũng là thị trường tiềm năng lớn. Khách hàng miền nam thường lấy số lượng lớn từ 30-40 tấn nhưng tần suất không nhiều, ít hơn hẳn miền bắc và miền trung. Miền nam là thị trường mới của công ty nhưng lại có tốc độ phát triển mạnh nhất. Họ tập trung ở các sản phẩm về ống thép đặc biệt là ống thép mạ là các sản phẩm cao cấp của công ty. Hàng tháng các công ty ở miền nam chiếm hơn 35% doanh thu. Đây là con số không nhỏ đối với thị trường mới được khai thác này.
Nhìn chung khách hàng của công ty đều là khách hàng bán lẻ do đó khả năng họ thay đổi nhà cung cấp rất dễ dàng. Mặt khác dự án của tập đoàn POSCO cũng đã đi vào hoạt động là đối thủ cạnh tranh khổng lồ của công ty không chỉ ở miền nam. Đây là khó khăn lớn của doanh nghiệp trong khả năng lôi kéo khách hàng về với công ty.
Thị trường nguyên vật liệu
Là một công ty nhập khẩu 100% nguyên liệu từ nước ngoài nên hiệu quả sản xuất phụ thuộc rất lớn đến giá thị trường thép thế giới đặc biệt là Trung Quốc, thị trường nguyên liệu chính của công ty. Với tần suất hai tháng một lần công ty nhập khẩu thép cán nóng loại II với khối lượng từ 3000 đến 4000 tấn. chiếm 60% nguyên liệu của công ty. Số còn lại nhập khẩu loại I ở Nhật Bản và Hàn Quốc, số rất ít nhập khẩu từ Đài Loan.
4.1. Trung Quốc
Thị trường thép cán nóng Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn tới nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty. Hiện tại công ty đang phải nhập hoàn toàn nguyên vật liệu từ nước ngoài, trong đó nhập ở công ty Guangzhou JFE Steel Sheet Co. LTD của Trung Quốc. Nguyên liệu nhập chủ yếu là thép tôn cuộn loại II có chất lượng không bằng loại I và công ty lại phải sơ chế cán nóng hoặc cán nguội trước khi đưa vào sản xuất. Nhưng do công ty có dây chuyền cán nóng và cán nguội nên công ty có thể tự chế biến nguyên liệu theo như ý muốn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng số lao động có việc làm trong tỉnh. Hiện nay công ty đang nhập khẩu giá thép Trung Quốc ở mức 580- 600 USD/tấn và được hưởng ưu đãi về giá 1-2%, so với giá thép cuộn cùng loại của Nhật Bản là 680- 690 USD/tấn cao hơn Trung Quốc từ 30- 70 USD/ tấn, Hàn Quốc là 650- 660 USD/tấn cao hơn từ 10- 30 USD/ tấn.
4.2. Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản
Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều là thị trường có chất lượng cao đúng kích cỡ kỹ thuật. Hiện tại công ty chỉ nhập khoảng 40% nguyên vật liệu chủ yếu là thép cán nóng. Nếu nhập mặt hàng tại thị trường này thì công ty không mất chi phí cán lại để đưa vào sản xuất như hàng nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên nếu nhập của các công ty ở Nhật thì giá cao do các công ty của Nhật lại nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc để chế biến và không được hưởng những ưu đãi về giá cả hay thời hạn thanh toán. Do vậy công ty chỉ nhập hàng của các thị trường trên khi sản xuất những mặt hàng cao cấp mà công ty không thể chế biến từ nguyên liệu nhập của Trung Quốc.
Tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
Công ty được thành lập từ năm 2004 nhưng thực sự bắt đầu sản xuất từ năm 2007. Trong 3 năm sản xuất công ty đã gặp vô vàn khó khăn năm 2008 và năm 2009 thế giới xảy ra khủng hoảng giá thành phẩm giảm 70%, sản lượng tiêu thụ giảm 50% trong khi đó lãi suất ngân hàng tăng 80%, tỷ giá USD/ đồng tăng 14%. Tuy vậy công ty vẫn duy trì được lợi thế mặc dù lợi nhuận giảm trên 50%, quý IV năm 2008 công ty chịu lỗ hơn 17 tỷ đồng, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 công ty tiếp tục chịu lỗ 8,169,028,000 đồng. Bảng 2.3 dưới đây cho thấy dù doanh thu năm 2008 và 2009 của công ty tăng rất nhiều nhưng lợi nhuận vẫn giảm so với năm 2007.
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2007 đến 2009
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ
270.909.793.465
489.438.141.112
491.090.161.061
Doanh thu thuần
270.906.864.718
488.027.677.556
491.045.107.142
Lợi nhuận gộp
28.447.757.146
40.517.914.627
44.581.377.507
Lợi nhuận thuần
18.207.749.620
15.078.360.875
7.122.719.968
Lợi nhuận khác
(281.386)
(66.120.145)
(70.638.856)
Tổng lợi nhuận trước thuế
18.207.468.234
15.012.240.730
9.371.300.462
Lợi nhuận sau thuế
18.143.527.480
15.143.013.968
8.682.057.220
Nguồn báo cáo kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh
Mặc dù thua lỗ lớn nhưng công ty vẫn phải bán ra để giữ khách hàng. Doanh số vẫn không ngừng tăng lên, cụ thể: Năm 2008 doanh số tăng 25% so với năm 2007, năm 2009 tăng 17% so với năm 2008. Đáng chú ý đối với một số mặt hàng có mức tăng trưởng nhanh: thép băng mạ kẽm tăng 11,89 lần , thép cán nóng xả băng tăng 1,5 lần, ống hộp mạ tăng 9,75 lần, xà gồ đen tăng 1,7 lần, xà gồ mạ kẽm tăng 37,5 lần. Tuy nhiên có một vài mặt hàng giảm mạnh, cụ thể thép lá cán nguội, ống hộp đen hàn, thép lá mạ kẽm điện phân. Nhìn chung tình hình tiêu thụ của các sản phẩm còn chưa ổn định. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp mới ra nhập thị trường nên cả doanh nghiệp và nhà phân phối đều mang tính chất thăm dò thị trường( bảng 2.4)
Bảng 2.4 Báo cáo doanh số bán hàng từ năm 2007 đến 2009
Đơn vị: kg
Tên sản phẩm
Doanh số
2007
2008
2009
Thép băng cán nguội
1,423,770
2,723,138
1,598,209
Thép cán nguội cuộn
2,418
-
-
Thép lá cán nguội
312,409
48,066
-
Thép tấm, lá cán nóng cuộn
260,930
278,740
-
Thép lá cán nóng
2,902,043
3,247,917
1,534,160
Thép cán nóng xả băng
2,963,795
2,183,518
4,456,907
Thép băng mạ kẽm
440,536
852,481
5,240,657
Thép lá mạ kẽm điện phân
271,604
7,093
2,010
Thép lá mạ màu
54,903
204,807
20,149
Thép ống hộp đen hàn
10,464,119
4,163,092
3,081,774
Thép ống hộp mạ kẽm
1,242,652
6,687,649
12,123,207
Thép tấm cán nóng SX
4,918,427
9,440,586
7,948,300
Thép xà gồ đen
1,571,959
2,371,109
2,707,935
Thép xà gồ mạ kẽm
24,045
1,380,941
902,643
Thép Inox dạng băng cán nguội
-
-
23,010
Thép mạ kẽm xả băng
-
106,555
-
Tổng
26,853,610
33,707,540
39,638,962
Nguồn báo cáo chi tiết bán hàng
Đến nay công ty đã vượt qua khó khăn, giữ vững và mở rộng thị trường trong cả ba miền của cả nước. Sản phẩm do công ty cung ứng không những đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng tăng của thị trường mà còn được khách hàng đánh giá rất cao về chất lượng, giá cả và tiến độ hoàn thành công việc.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG
Quy trình lập kế hoạch
Hình 2.5 Quy trình lập kế hoạch
Dự báo nhu cầu thị trường
Tổng hợp đơn hàng
Giao chỉ tiêu
Nhận đơn đặt hàng
Lập chỉ tiêu
Phân tích môi trường kinh doanh
Nguồn: tác giả tự tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu
Phân tích môi trường kinh doanh
Phân tích tình hình kinh tế xã hội là bước đầu tiên phân tích cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Tuy nhiên công việc này mới được thực hiện được một nửa. Doanh nghiệp mới chỉ xác định cho mình những thách thức mà quên mất những nhân tố tạo ra cơ hội cho công ty. Do vậy các mục tiêu đặt ra thường thấp hơn mức tiềm năng.
Nội dung của phần này chủ yếu là phân tích tình hình kinh tế xã hội của thế giới và trong nước. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là đi sâu vào phân tích thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp thì không được nhắc đến nhiều. Phân tích sự phát triển của ngành cũng chưa được nhắc đến thường xuyên mà. Phần này mới chỉ phân tích đối thủ cạnh tranh mà chưa phân tích đến các áp lực khác tạo nên cho doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình phân tích còn sơ sài chưa thực sự xác đáng.
Dự báo nhu cầu thị trường hoặc nhận đơn hàng
Để dự báo nhu cầu thị trường việc đầu tiên là phải xem xét các tác động vĩ mô và vi mô tới hoạt động của công ty. Phân tích môi trường vĩ mô tập trung vào các yếu tố: chính sách về tỷ giá, xuất nhập khẩu, lãi suất; chu kỳ của nền kinh tế; toàn cầu hóa. Môi trường vi mô chú trọng tới thông tin khách hàng.
Hiện nay doanh nghiệp tồn tại hai phương pháp dự báo áp dụng cho hai kiểu sản xuất:
Sản xuất theo đơn đặt hàng: doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua hàng đối với cá doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên theo nguyên tắc về số lượng, chất lượng và tần suất lấy hàng.
Sản xuất liên tục: công ty tiến hành dự báo cho các sản phẩm có xu hướng tăng nhiều trong năm kế hoạch để sản xuất thêm phòng trường hợp bán cho những đơn hàng mới.
Tổng hợp đơn hàng và lập chỉ tiêu sản xuất
Phòng kinh doanh tổng hợp các đơn hàng theo số lượng từng loại sản phẩm và số lượng cần sản xuất thêm để có chỉ tiêu về doanh số.
Căn cứ theo giá bán thành phẩm và giá mua nguyên liệu của cuối kỳ kế hoạch trước công ty tiến hành dự báo về doanh thu và lợi nhuận cho mình.
Căn cứ vào các đơn hàng phòng kinh doanh tiếp tục lập các chỉ tiêu tương tự cho các tháng.
Giao chỉ tiêu cho các nhà máy
Căn cứ vào chức năng sản xuất của nhà máy phòng kinh doanh giao chỉ tiêu cụ thể xuống các nhà máy. Chủ yếu là chỉ tiêu tháng, tuần. Việc giao chỉ tiêu chỉ mang tính một chiều không có sự phản hồi từ phía nhà máy về khả năng thực hiện. Có thể do nhà máy chưa sử dụng hết công suất có thể ứng phó với nhưng chỉ tiêu cao bất thường nhưng sau một thời gian cách làm này không phù hợp nhà máy không thể chủ động trong sản xuất nếu các chỉ tiêu không gắn với công suất của máy móc thiết bị.
Nội dung của bản kế hoạch
Nội dung của bản kế hoạch rất sơ sài. Phần phân tích tình hình kinh tế xã hội chỉ được đề cập trong buổi họp bàn của lãnh đạo công ty mà chưa đưa vào bản kế hoạch. Do vậy nội dung văn bản kế hoạch không có phần phân tích kinh tế xã hội và cơ sở ngành. Nội dung của bản kế hoạch chỉ bao gồm các chỉ tiêu vế sản lượng từng sản phẩm mà doanh nghiệp đề ra, các phương án sản xuất dự phòng cũng không có. Khi có sự cố thay đổi phương án sản xuất đều phụ thuộc vào sự linh hoạt của lãnh đạo và phòng kinh doanh điều tiết sản xuất. Một điều đáng lưu ý là kế hoạch của doanh nghiệp là kế hoạch ngắn hạn hàng tháng tuần mà chưa có kế hoạch năm. Do đó những chỉ tiêu khái quát cho cả năm kế hoạch cũng không có. Các chỉ tiêu chung như lợi nhuận, doanh thu, doanh số chỉ có trong biên bản hội nghị đầu năm của công ty.
3. Phương pháp lập kế hoạch
Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào những phán đoán về thị trường của nhà lãnh đạo cùng bàn bạc và đưa đến một ý kiến thống nhất. Đây là phương pháp lấy ý kiến của nhà quản lý. Phương pháp này có ưu điểm là những ý kiến rất chính xác về những biểu hiện của thị trường. Tuy nhiên cách làm này lại chi nói lên những bất cập bức xúc của các nhà quản lý về cơ hội và thách thức doanh nghiệp đã đang và sẽ gặp phải, mà chưa có cách nhìn toàn diện về các nhân tố có ảnh hưởng đến KHKD của doanh nghiệp.
Trên cơ sở thực trạng sản xuất của các thời kỳ trước đó công ty thiết lập các chỉ tiêu để sản xuất. Công ty thực hiện hai phương pháp dự báo song song: đối với sản phẩm có thể dự báo được như các sản phẩm của nhà máy ống, công ty dựa vào mức doanh thu của tháng trước đã loại bỏ đi các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến doanh thu của tháng trước kết hợp với kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường của sản phẩm để dự báo cho tháng tiếp theo. Đối với sản phẩm, sản xuất theo đơn đặt hàng như các sản phẩm của nhà máy cắt xẻ và nhà máy cán mạ: thép xà gồ các loại, thép băng mạ kẽm, thép tấm lá cán nóng, cán nguội, công ty áp dụng hình thức tổng hợp đơn số lượng sản phẩm làm cơ sở sản xuất chính và sản xuất thêm để phòng trừ trường hợp có khách hàng mới, khách hàng không thường xuyên của công ty. So với các phương pháp dự báo khác thì cách tính toán sản lượng này giúp công ty có những chỉ tiêu sát thực cho sản xuất, tránh hàng tồn kho lớn, tập trung nguồn lực vào các sản phẩm chủ lực của công ty.
ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC LẬP KÊ HOẠCH TRONG CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG
Nhân tố bên ngoài
1.1. Chính sách
Chính sách kinh tế gắn liền với diễn biến tình hình của nền kinh tế. Chính sách của nhà nước và của tỉnh Hưng Yên phản ánh tình hình kinh tế chính trị của cả nước và của tỉnh. Do đó những chính sách này ảnh hưởng rất nhiều đối với hoạt động của công ty nhưng khi xem xét đến những tác động cảu chính sách này thì công ty mới chỉ dừng lại phân tích các yếu tố lãi suất và giá cả mà chưa có những phân tích về các chính sách khác.
Lãi suất và giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp vay vốn ngân hàng một lượng rất lớn trên 310 tỷ đồng. Lãi suất làm tăng hoặc giảm chi phí tài chính của doanh nghiệp do vậy nó sẽ làm tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm. Như năm 2009 doanh nghiệp thu lợi nhuận trên 9 tỷ nhưng thực tế đã hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31532.doc