Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cảng Cửa Lò

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 6

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 6

1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu 6

2. Phân loại thuế xuất nhập khẩu 6

3. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 9

4. Tác động của thuế xuất nhập khẩu 10

II. QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 14

1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 14

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế

xuất nhập khẩu 16

III. NỘI DUNG CONG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 18

1. Quản lý đối tượng nộp thuế 19

2. Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế: 19

3. Tính thuế và thu thuế 20

4. Thanh tra thuế 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 22

I. VÀI NẫT KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 22

1.Khỏi quát lịch sử hình thành và phát triển 22

2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò 22

3. Cơ cấu tổ chức 25

4. Các nguồn lực: 27

5. Những nhiệm vụ của Chi cục trong giai đoạn tới 28

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 30

1. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu 30

2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu 33

3. Tình hình quản lý thu thuế 40

4. Tình hình công tác quản lý xét miễn thuế 45

5. Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra thuế xuất nhập khẩu 46

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 48

1. Những kết quả đạt được 48

2.Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa lò. 50

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 53

I. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 53

1. Quan điểm 53

2. Phương hướng 54

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 55

1. Kiến nghị vói Nhà nước và các ngành, các cấp có liên quan 55

2. Một số giải pháp kiến nghị với Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 60

2.1. Hoàn thiện công tác quản lý đối tượng nộp thuế. 60

2.2. Hoàn thiện công tác quản lý căn cứ tính thuế 61

2.3. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra 65

2.4. Hoàn thiện công tác thu thuế, hạn chế nợ đọng thuế 67

2.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ và đào tạo cán bộ tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò 68

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cảng Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h được đối tượng nào thuộc diện quản lý của sắc thuế đó. Công tác quản lý ĐTNT là công việc đầu tiên trong cả quá trình và nú cú quyết định đến số thu vào Ngân sách cũng như đến việc kiểm tra, thanh tra sau này. Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu là một quá trình thực hiện những hình thức, các biện pháp cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu, trong quá trình đú các nhà quản lý mà ở đõy là các cán bộ Hải quan bằng việc sử dụng các nghiệp vụ tác động vào đối tượng nộp thuế là các chủ hàng nhằm đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu đề ra. Đõy là những chủ thế tạo ra số thu cho Ngân sách Nhà nước. ĐTNT theo quy định tại Điều 4 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm: - Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu - Tổ chức nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu - Cỏ nhõn có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu biên giới Việt Nam. Có nhiều phương pháp quản lý đối tượng nộp thuế khác nhau như: quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo mã số thuế,… Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò đã áp dụng phương pháp quản lý theo mã số thuế để quản lý các đối tượng nộp thuế. Mỗi doanh nghiệp khi mới ra kinh doanh sẽ phải đăng ký kinh doanh để được cấp mã số thuế. Cùng với đăng ký kinh doanh thì kê khai đăng ký cấp mã số thuế là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nó là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động. Đơn vị tính: Doanh nghiệp Năm Số doanh nghiệp đăng ký mã số thuế 2003 30 2004 25 2005 27 Do thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký mã số thuế, trong những năm qua, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Chi cục đã 100 % kê khai đăng ký cấp mã số thuế và đã có mã số thuế đầy đủ. Cụ thể trong năm 2003 có 30 doanh nghiệp, năm 2004 có 25 doanh nghiệp và năm 2005 là 27 doanh nghiệp. Ngoài các biện pháp mang tính nghiệp vụ, Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò còn phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư để kiểm tra đăng ký thuế qua đăng ký kinh doanh. Nhờ làm tốt công tác này mà Chi cục Hải quan đã quản lý khá chặt chẽ số đối tượng mới thành lập. Tất cả đối tượng xuất nhập khẩu hàng hoá nếu thuộc diện tính thuế xuất nhập khẩu đều được cán bộ Hải quan, giám sát, quản lý, hướng dẫn làm thủ tục nộp thuế đầy đủ. Quyết định số 56/2003/QĐ- BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 ra đời đã tạo ra bước chuyển rõ rệt, làm cho tính chủ động của chủ hàng được phát huy cao độ thông qua việc chủ hàng tự khai, tự tính thuế, mọi sai sót nhầm lẫn đều được cán bộ phụ trách hướng dẫn điều chỉnh kịp thời và hướng dẫn rất tận tình. Các cán bộ chỉ là người hướng dẫn làm thủ tục và kiểm tra, hơn nữa các thủ tục, giấy tờ cần thiết, sơ đồ quy trình và những quy định có liên quan tại cửa khẩu đều được niêm yết công khai do đú tránh được tình trạng mập mờ không rõ ràng gây khó dễ cho các chủ hàng khi làm thủ tục. Cụ thể, ngay khi tiếp nhận tờ khai các hồ sơ được phân loại ngay: nếu hàng hoá thuộc diện được miễn kiểm tra và không có thuế thỡ lónh đạo Chi cục sẽ xác nhận đã làm thủ tục Hải quan và cho thông quan ngay, nếu hàng hoá thuộc diện có thuế thì sẽ được chuyển sang khõu tớnh thuế, để xác đinh số thuế doanh nghiệp phải nộp nhờ đó mà quản lý được đối tượng nộp thuế này. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có những điểm chưa chưa chặt chẽ về mặt chính sách, một số đối tượng lợi dụng việc xuất nhập cảnh thường xuyên cùng với đơn vị hày doanh nghiệp của mình để vận chuyển hàng hoá trái phép qua cửa khẩu.Trong thời gian qua trên địa bàn quản lý của Chi cục vẫn còn nhiều trường hợp các cá nhân buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép nhằm mục đích chốn thuế. Cụ thể như trong quý IV/2005, cán bộ Hải quan Chi cục đã phát hiện 2 trường hợp buôn lậu điện thoại di động qua cửa khẩu Cảng. Nhận xét: Nhìn chung công tác quản lý đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp và cá nhân xuất nhập khẩu hàng hoá qua Cửa khẩu Cảng Cửa lò của Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò trong thời gian qua là tương đối tốt. Qua phân tích một số vấn đề, có thế thấy công tác quản lý ĐTNT ở Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò những năm qua đã đạt được kết quả tốt đó là tiền đề quan trọng để thực hiện các bước quản lý thuế sau này. Song cũng không vì thế mà lơi là việc quản lý, luôn luôn tìm biện pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu hơn nữa là nhiệm vụ của các cán bộ Hải quan Chi cục. 2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu Để quản lý tốt thuế xuất nhập khẩu nói chung và công tác thu thuế nói riêng thì trước hết cần xác định đúng căn cứ tính thuế của hàng hoá. Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu là số lượng hàng hoỏ, giỏ tớnh thuế và thuế suất của từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu. 2.1. Tình hình quản lý số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu Theo Thông tư 113/2005/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì “ Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu”. Thực hiện công tác quản lý số lượng hàng hoá, Chi cục đã tiến hành các công tác như: kiểm hoá thực tế hàng hoá, đối chiếu hàng hoá thực tế với tờ khai và phát hiện ra sự gian lận trong khai báo, vi phạm chốn thuế. Việc xác định đúng số lượng, trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. Nếu số lượng hàng hoá thực tế cao hơn số lượng ghi trên tờ khai thì số thuế mà ĐTNT phải nộp sê giảm đi làm thất thu cho ngân sách Nhà nước, ngược lại nếu số lượng hàng hoá thực tế nhỏ hơn so với tờ khai thì ĐTNT sẽ phải nộp nhiều thuế hơn gây thiệt hại về kinh tế cho ĐTNT. Trong thời gian qua, hầu hết các sai phạm đều xuất phát từ việc ĐTNT cố ý khai báo không trung thực, cụ thể là khai báo số lượng, trọng lượng hàng hoá thấp hơn so với số lượng, trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thực tế. Mục đích của các đối tượng này là sẽ phải nộp thuế ít hơn so với số thuế phải nộp. Nhờ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong quá trình kiểm hoá: kiểm tra điển hình theo tỷ lệ, kiểm tra toàn bộ,… kết hợp với đối chiếu với số lượng, trọng lượng khai báo nên việc phát hiện ra các sai phạm này là khụng khú. Riờng trong quý IV/ 2005, cán bộ Hải quan Chi cục đã phát hiện ra 2 trường hợp vi phạm do việc khai báo không trung thực của các chủ hàng. Tuy có sự nỗ lực của cán bộ Hải quan trong việc kiểm tra, quản lý số lượng hàng hoá song do thiếu một số phương tiện chuyên dùng cho công tác kiểm hoá còn thiếu như hệ thống camera, máy soi,… đã làm cho công tác quản lý số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của cán bộ Chi cục chưa thực sự được đảm bảo, đặc biệt là vào những thời điểm hàng hoá xuất nhập khẩu qua Cảng nhiều, số lượng cán bộ lại hạn chế đã làm cho công tác quản lý số lượng hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Chi cục đã nhiều lần cử cán bộ của Chi cục mình học tập chuyên môn, tập huấn các lớp do Cục Hải quan Nghệ An tổ chức do đó mà tình trạng thất thu thuế qua công tác kiểm tra số lượng hàng hóa đã được đã được hạn chế rất nhiều. Nhìn chung, công tác quản lý số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tại Chi cục trong thời gian qua là tương đối tốt. Tuy nhiên, để công tác quản lý này hiệu quả hơn thì Chi cục và Cục Hải quan Nghệ An cần trang bị thêm một số phương tiện chuyên dùng cho cán bộ Hải quan trong công tác quản lý. 2.2. Tình hình quản lý trị giá tính thuế, tỷ giá tính thuế *Về trị giá tính thuế Trị giá tính thuế là một trong ba bộ phận để tính ra số thuế xuất nhập khẩu mà ĐTNT phải nộp (số lượng hàng hoá, trị giá tính thuế và thuế suất ). Công tác quản lý trị giá tính thuế có ý nghĩa rất quan trọng nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến thất thu thuế cho Nhà nước. Hiện nay, ở nước ta công tác quản lý trị giá tính thuế đã có nhiều cải cách, các chính sách đó có sự thay đổi theo xu hướng giảm dần sự áp đặt về mặt hành chính: năm 1995, 30 nhóm mặt hàng chịu sự quản lý của Nhà nước; năm 1999 giảm xuống còn 15 nhóm, đến tháng 8/2004 chỉ còn 9 mặt hàng. Từ1/9/2004, Nhà nước đó có quy định bỏ bảng giá tối thiểu. Theo Thông tư 118/2003/TT- BTC và Thông tư 113/2005/TT- BTC của Bộ Tài chính, đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, những nước đã ký hiệp định song phương với Việt Nam về việc thực hiện Hiệp định trị giá GATT/ WTO, hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là đối tượng được tính thuế theo giá giao dịch. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần khắc phục tình trạng công chức Hải quan có quyền lực tuyệt đối trong khâu định giá hàng nhập khẩu để tính thuế như trước đõy. Trong thời gian qua, Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò đã thực hiện tốt các quy định của Bộ Tài chính, của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan liên quan đến thực thi Thông tư 118/2003/TT- BTC và 113/2005/TT- BTC như thực hiện tốt quy định thời gian, trình tự xác định trị giá tính thuế, thực hiện tốt công tác tham vấn, kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan đến xác định trị giá tính thuế. Chi cục đó xác định trị giá tính thuế là một lĩnh vực nghiệp vụ chuyờn sõu, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước nên đã chú trọng bố trí những cán bộ, công chức cú trỡnh độ, năng lực, kinh nghiệm thực tế, có bản lĩnh vững vàng, do đó công tác trị giá tính thuế đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt Hiệp định GATT về trị giá tính thuế. Chi cục đã triển khai thực hiện tốt cỏc Thụng tư của Bộ Tài chính và quy định của Tổng cục Hải quan về trị giá tính thuế, đã tổ chức thực hiện công tác tham vấn đối với các trường hợp có dấu hiệu gian lận thương mại. Năm 2005, đã giải quyết 12 trường hợp chứng minh giá, khiếu nại về trị giá tính thuế, tổ chức tham vấn 5 trường hợp, truy thu hơn 30 triệu đồng tiền thuế. Chi cục đã thường xuyên cập nhật các thông tin về trị giá tính thuế từ các bộ hồ sơ Hải quan làm thủ tục hàng ngày làm phong phú thêm dữ liệu trên GTT22- Nguồn Thông tin dữ liệu giá. Đõy cũng là những dữ liệu rất quan trọng trong việc tham vấn xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, góp phần chống thất thu thuế. Ngoài ra, Chi cục cũng đã cử cán bộ của đơn vị mình đi học các lớp tập huấn do Cục Hải quan Nghệ An tổ chức nhằm cập nhật thông tin và nâng cao trình độ cho cán bộ trong đơn vị. Tóm lại, tình hình quản lý trị giá tính thuế tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò thời gian qua nhìn chung là tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tình hình quản lý trị giá tớnh thuế cũng còn một số hạn chế: - Hiện tượng gian lận thương mại qua giá ngày càng tăng. Hầu hết tờ khai hàng nhập khẩu được chấp nhận giá khai báo của doanh nghiệp, các mức giá này không phản ánh trung thực hàng nhập khẩu. - Công tác tham vấn trị giá tớnh thuế chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, thời gian tiến hàng cũn chậm. - Nguồn thông tin phục vụ công tác kiểm tra trị giá tớnh thuế cũn hạn chế. Các cán bộ làm công tác giá còn phàn nàn về việc phải chờ đợi thông tin quá lõu khi tra cứu dữ liệu GTT22 trên máy tớnh. *Về tỷ giá tính thuế Theo quy định của Luật xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá làm cơ sở để xác định tính thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đăng trờn cỏc Bỏo Nhân Dân ra ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Chi cục đã tiến hành việc theo dõi thường xuyờn, cỏc cán bộ chuyên trách cập nhật tỷ giá ngoại tệ một cách nghiêm túc, mọi sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ đều được niêm yết tại nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoỏ nờn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng cũng như cán bộ Hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 2.3. Tình hình quản lý thuế suất Thuế suất là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế, “ thuế suất là linh hồn của một sắc thuế ”. Thuế suất là mức thu được ấn định trên một cơ sở thuế bằng những phương pháp tớnh toán thích hợp. Công tác quản lý thuế suất cũng có một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý căn cứ tớnh thuế. Nó đòi hỏi cán bộ Hải quan trực tiếp thực hiện công việc này phải nắm vững nghiệp vụ về thuế đồng thời phải có sự hiểu biết căn bản về tính chất vật lý, hoá học của hang hoá mới có thể áp mã thuế chính xác được. Hiện nay, cấu trúc biểu thuế của Việt Nam rất phức tạp bao gồm hơn 6000 dòng hàng. Trong biểu thuế có nhiều mức thuế suất thấp: hơn 3000 dòng hàng có thuế suất 0- 5%, có những mặt hàng không khác nhau là mấy nhưng lại có mức thuế suất chênh lệch nhau rất lớn. Điều này cũng gõy khó khăn cho cán bộ Hải quan trong quá trình thực hiện quản lý thuế suất, áp mã tính thuế. Các chủ hàng đã lợi dụng kẽ hở này để xếp vào loại hàng hoá có mức thuế suất thấp. Từ đó, các chủ hàng sẽ phải nộp thuế ít hơn so với số thuế thực phải nộp và ảnh hưởng đến nguồn thu ngõn sách Nhà nước. Thuế suất của một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu qua Cảng Cửa Lò Mặt hàng Thuế suất ( % ) Xăng dầu 0 Nhựa đường 0 Xe máy 100 Dầu thực vật 5 Ngoài ra, việc ấn định thuế suất hành nhập khẩu chưa dựa vào tớnh chất hàng hoá, chủ yếu dựa vào mục đích sử dụng. Cùng là một loại hàng hoá nhưng nếu có mục đích sử dụng khác nhau thì thuế suất cũng khác nhau. Ví dụ: Chẳng hạn như mặt hàng xe đạp, nếu khai là xe đạp đua thì thuế suất là 5 %, cũn nếu khai là xe đạp khác thì thuế suất là 40% hoặc 60 %. Mặt hàng Thuế suất Xe đạp đua 5 % Xe đạp thể thao khác 40 % Loại khác 60 % Nhiều chủ hàng đã lợi dụng điều này để khai báo hàng hoá nhập khẩu của mình sang loại có mức thuế suất thấp hơn gõy thất thu cho ngân sách Nhà nước. Do việc áp thuế suất thuế xuất nhập khẩu căn cứ vào tớnh chất và công dụng vừa phức tạp vừa quá chi tiết nên việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn sửa đổi đã gõy nhiều khó khăn trong công tác quản lý, mỗi lần xuất hiện những mặt hàng mới lại một lần thay đổi, các cán bộ đôi khi không cập nhật kịp thời nên khi ra quyết định truy thu thuế đã gõy khó khăn cho cả cơ quan thi hành pháp luật và cho cả doanh nghiệp. Ngoài ra, việc áp thuế suất thuế nhập khẩu cho một loại hàng hoá nào đó cũn căn cứ vào xuất xứ hàng hoá đó. Hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm: thuế suất ưu đói, thuế suất ưu đói đặc biệt và thuế suất thông thường. Hàng hoá được nhập khẩu từ các nước mà Việt Nam ký hiệp định song phương hay đa phương sẽ được hưởng mức thuế ưu đói do đó sẽ có mức thuế thấp hơn so với hàng hoá được nhập khẩu từ các nước khác. Trong thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp nhập khẩu muốn được hưởng quy chế ưu đói về thuế nên không ngần ngại làm thủ tục chứng nhận xuất xứ từ những nước hưởng quy chế ưu đói với Việt Nam để được hưởng lợi từ chênh lệch thuế suất. Điều này đã gõy thất thu thuế cho ngõn sách Nhà nước. Tuy cũn nhiều khó khăn đặt ra trong công tác quản lý thuế suất, nhưng Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò đã luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị luôn tổ chức cho các cán bộ, nhõn viên Hải quan tập huấn, nõng cao trình độ để đáp ứng điều kiện thực tế. Vì vậy, trong thời gian qua, việc áp sai thuế suất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu là rất ít. Tuy nhiên, để thích ứng với tình hình mới, công tác quản lý thuế suất cần phải được nõng cao hơn nữa kể cả về chất và lượng. 3. Tình hình quản lý thu thuế Để thu thuế có hiệu quả thì công tác quản lý thu thuế là rất quan trọng. Thực hiện tốt quy trình thu thuế sẽ giúp thu đúng và thu đủ số thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp. Có nhiều yếu tố quyết định đến kết quả thu nộp thuế như: tình hình hàng hoá xuất nhập khẩu, các biện pháp quản lý tài chớnh của doanh nghiệp, số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu,… Hiện nay, đối tượng nộp thuế cho Nhà nước qua các hình thức - Nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước Hình thức này được áp dụng phổ biến hiện nay. Với hình thức này, người nộp thuế trực tiếp nộp vào cho Kho bạc Nhà nước, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngõn hàng. Do đó, khắc phục được tình trạng chiếm dụng, xõm tiêu tiền thuế của Nhà nước. - Nộp bằng tiền mặt qua cơ quan Hải quan Đối với số ít các đối tượng buôn bán không có cơ sở ổn định, các hộ kinh doanh nhỏ, phõn tán, số tiền thuế phải nộp ít và những trường hợp khác không có điều kiện nộp trực tiếp vào Kho bạc, cán bộ Hải quan thu trực tiếp từ các đối tượng nộp thuế, sau đó nộp tiền thuế thu được vào Kho bạc. Trong thời gian qua, Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu để giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời thông tin, quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là hiểu rừ chớnh sách tự kê khai, tớnh thuế, nộp thuế xuất nhập khẩu. Do có những biện pháp trong công tác quản lý thu thuế mà trong những năm qua Chi cục luôn thu không những đủ mà cũn vượt chỉ tiêu của Cục Hải quan Nghệ An giao cho. Số thu thuế xuất nhập khẩu trong các năm gần đõy là: Đơn vị tính: VND TT Nội dung nguồn thu nộp Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 01 Thuế XNK 300 82 120 02 Thuế TTDB 30,6 30,4 10,3 03 Thuế GTGT 66,8 68 57,5 397,4 180,4 187,8 ( Nguồn: Báo cáo kết quả thu thuế qua các năm của Chi cục Hải quan CK Cảng Cửa Lò ) Qua bảng số liệu có thể thấy rằng số thuế xuất nhập khẩu trong hai năm 2004 và 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2003. Nguyên nhõn của tình trạng này là do một số chớnh sách của Nhà nước thay đổi, các loại thuế suất giảm để đáp ứng phù hợp với các quy định của quá trình hội nhập, tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới như AFTA, ASEAN, WTO, … Nhưng nhìn chung số thu thuế xuất nhập khẩu trong 3 năm đều hoàn thành chỉ tiêu được giao, cụ thế là năm 2004 số thu thuế xuất nhập khẩu là 82 tỷ đồng tăng 17% so với chỉ tiêu đề ra (70 tỷ đồng); năm 2005 là 120 tỷ đồng tăng 20% so với chỉ tiêu đề ra (100 tỷ đồng). Ngoài ra, công tác đòi nợ đọng thuế luôn được tiến hành thường xuyên, Chi cục đã tiến hành đòi nợ đọng thuế bằng nhiều hình thức như: gửi công văn thông báo nợ, cử cán bộ đến những doanh nghiệp cũn nợ thuế yêu cầu nộp thuế; đối với các doanh nghiệp có hành vi chõy ỳ, không chịu nộp thuế cán bộ Hải quan tại Chi cục đã gửi thông báo đến các cơ quan chức năng để phối hợp thu hồi số thuế nợ đọng. Đơn vị tính: triệu đồng Năm Phạt chậm nộp thuế Tăng so với năm trước Số tuyệt đối Số tương đối 2003 293 _ _ 2004 2.000 1707 582,6% 2005 4.800 2800 140% ( Nguồn: Bảng đối chiếu kho bạc nộp ngân sách qua các năm tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò ) Đối với các doanh nghiệp nộp thuế chậm, Chi cục cũng đã có những biện pháp xử lý vi phạm theo như luật quy định. Cụ thể: trong năm 2003, Chi cục đã xử lý vi phạm chậm nộp thuế là 293 triệu đồng; năm 2004 là hơn 2 tỷ đồng; năm 2005 là 4,8 tỷ đồng. Hình thức xử phạt đã có tác dụng cảnh cáo, răn đe đối với các doanh nghiệp đã không thực hiện việc nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tuy đã có những thành tích đáng kể trong công tác thu thuế như đã nêu trên nhưng công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò vẫn cũn có những điểm chưa tốt. Số nợ thuế xuất nhập khẩu cũn tương đối cao, đặc biệt là trong hai năm 2004 và 2005. Tình hình nợ thuế XNK tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò trong thời gian qua Năm Số nợ thuế Số thuế đã thu Tỷ lệ % số nợ thuế so với số đã thu 2003 7,2 300 2,4 2004 58 82 70,7 2005 18,6 120 15,5 ( Nguồn: Báo cáo Thuế của Đội Nghiệp vụ ) Cụ thể như: số thuế xuất nhập khẩu trong thời gian qua vẫn cũn chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số thu được. Năm 2003 số nợ thuế xuất nhập khẩu là 7,2 tỷ đồng chiếm 2,4% so với số thuế xuất nhập khẩu đã thu; năm 2004 là gần 58 tỷ đồng chiếm 70%; năm 2005 là 18,6 tỷ đồng chiếm 15,5%. Qua các số liệu trên ta thấy, số nợ thuế trong hai năm 2004 và 2005 cao hơn so với năm 2003, đặc biệt là năm 2004. Điều này một phần là do chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua nhằm thúc đấy sản xuất trong nước hướng ra xuất khẩu, các doanh nghiệp này đã lợi dụng vào chớnh sách của Nhà nước, chõy ỳ không chịu nộp thuế, nhằm mục đích chiếm dụng vốn của Nhà nước; một phần khác cũng là do Chi cục đã chưa có những biện pháp thu thuế nờn hiệu quả công tác thu thuế cũn chưa cao. Có nhiều nguyên nhõn dẫn đến hành vi nợ thuế của doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhõn chủ yếu sau đõy: - Luật doanh nghiệp mới được sủa đổi bổ sung và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 với những quy định thông thoáng hơn đã khuyến khích các doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của luật doanh nghiệp, tiến hành nhập khẩu hàng hóa thuộc diện được áp dụng thời hạn nộp thuế nhập khẩu 30 ngày rồi chốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. - Biểu thuế nhập khẩu hiện hành rất phức tạp, cùng một loại mặt hàng nhưng lại có nhiều mức thuế suất khác nhau, doanh nghiệp thì muốn áp mức thuế suất thấp nhưng cơ quan Hải quan lại cho rằng phải áp mức thuế suất khác. Mõu thuẫn đó dẫn đến khiếu nại về thuế làm phát sinh nợ đọng về thuế. - Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn về tài chớnh do kinh doanh thua lỗ, không có khả năng thanh toán toàn bộ số thuế phải nộp, dẫn đến việc nợ thuế. - Việc đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tuy đã được chú trọng nhưng kết quả cũn hạn chế, một phần do cán bộ chưa thực sự nỗ lực với công việc, mặt khác do có những nảy sinh tiêu cực trong quá trình đòi nợ thuế nên cán bộ Hải quan vẫn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Việc xử lý các trường hợp nợ đọng thuế, các trượng hợp chõy ỳ không chịu nộp thuế chưa nghiêm minh dẫn đến hành vi coi thường pháp luật, cố tình chõy ỳ việc nộp thuế. Nhận xét: Nhìn chung trong thời gian qua việc quản lý thu nộp thuế tại Chi cục là tương đối tốt. Điều này rất đáng được khích lệ bởi tầm quan trọng của công tác quản lý thu nộp thuế là rất lớn. Tuy cũn một số hạn chế nhưng lónh đạo Chi cục đã nhận thức rừ và không ngừng rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác thu nộp thuế trong thời gian tới. 4. Tình hình công tác quản lý xét miễn thuế Theo Thông tư 113/2005/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế suất khẩu, thuế nhập khẩu. Hàng hoá xuất nhập khẩu trong các trường hợp sau đõy được xét miễn thuế: - Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng - Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học - Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp cho giáo dục, đào tạo và một số loại hàng hoá nhập khẩu khác. Để được xét miễn thuế, mỗi loại hàng hoá cần có thủ tục hồ sơ nhất định. Trên cơ sở hồ sơ quy định, Tổng cục Hải quan xem xét và ra quyết định miễn thuế đối với từng trường hợp. Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu căn cứ quyết định miễn thuế của Tổng cục Hải quan, kiểm tra đối chiếu với hồ sơ gốc lô hàng nhập khẩu để thực hiện việc thanh khoản số thuế nhập khẩu được miễn. Trong thời gian qua, thực hiện Thông tư 113/2005/TT- BTC của Bộ Tài chính, cán bộ Hải quan tại Chi cục đã hướng dẫn các chủ hàng mà có hàng hoá nhập khẩu thuộc dạng xét miễn thuế làm thủ tục, hồ sơ giấy tờ theo đúng quy định của Bộ Tài chớnh. Đối với những hàng hoá mà chủ hàng đã làm thủ tục, cán bộ Hải quan đã căn cứ vào hồ sơ doanh nghiệp nộp, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện việc miễn giảm thuế cụ thể cho từng lô hàng. Công tác quản lý xét miễn giảm thuế được tiến hành nhánh chóng, theo đúng quy trình thủ tục và thời gian mà Thông tư hướng dẫn. Điều này đã làm cho các chủ hàng rất hài lòng, hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu được nhanh chóng hơn. Đối với trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai không đúng với quy định hiện hành thì các cán bộ tại Chi cục làm thủ tục Hải quan tớnh lại và thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế, đồng thời xử phạt vi phạm về thuế theo quy định hiện hành. 5. Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra thuế xuất nhập khẩu Công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một khõu quan trọng không thể thiếu của quá trình quản lý thu thuế hiện nay, nó có quan hệ chặt chẽ với các khõu khác tạo thành một thể thống nhất của quy trình quản lý thu thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế sẽ đảm bảo cho hoạt động của các khõu khác phát huy tác dụng và nõng cao hiệu quả trong quá trình quản lý thu thuế đồng thời khắc phục những lệch lạc, sai sót của đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trước pháp luật và trong công tác quản lý thu thuế. Đối tượng của thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ là đối tượng nộp thuế mà còn cả nội bộ cơ quan Hải quan. Trong thời gian qua, thực hiện theo sự chỉ đạo của Cục Hải quan Nghệ An, Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò đã đẩy mạnh và nõng cao công tác tự kiểm tra, thực hiện đầy đủ các nội dung kiến nghị về nghiệp vụ của các đoàn thanh tra cấp trên. Do chấp hành tốt các quy định của chỉ thị cấp trên nên Chi cục đã đạt được các kết quả đáng khích lệ. Chi cục không ngừng phấn đấu trở thành một đơn vị trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, Chi cục cũng đã thực hiện rất tốt công tác kiểm tra sau thông quan. Công tác kiểm tra sau thông quan là một phương pháp kiểm tra hải quan hiện đại do đó Chi cục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 137.doc
Tài liệu liên quan