MỤC LỤC
CHƯƠNG I: 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI - CHI NHÁNH HÀ NỘI 1
I. Giới thiệu khái quát về Maritime Bank Hà Nội 1
1. Quá trình hình thành và phát triển 1
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ 1
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 1
3.1. Hoạt động huy động vốn 1
3.2. Hoạt động cho vay 3
3.3. Hoạt động khác 5
II. Khái quát về công tác thẩm định các dự án vay vốn tại NHTMCP Hàng Hải – Chi nhánh Hà Nội 5
1. Những quy định chung của Maritime Bank Hà Nội đối với hình thức cho vay vốn theo dự án 5
1.1. Nguyên tắc cho vay 5
1.2. Đối tượng cho vay và điều kiện vay vốn 5
1.3. Thời hạn cho vay. 6
1.4. Mức cho vay. 6
1.5. Lãi suất cho vay 6
2. Số lượng các dự án vay vốn được thẩm định tại Maritime Bank Hà Nội giai đoạn 2006 - 2009 7
2.1 Theo loại hình cho vay 8
2.2 Theo ngành kinh tế 8
2.3 Theo loại tiền gửi 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THÉP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI 11
I. Khái quát các dự án sản xuất thép 11
1. Đặc điểm và vai trò của các dự án sản xuất thép 11
1.1. Đặc điểm 11
1.2. Vai trò 12
2. Yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định đối với các DA ĐT sản xuất thép 12
2.1. Yêu cầu đối với công tác thẩm định 12
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng 12
II. Thực trạng công tác thẩm định các dự án ĐT sản xuất thép tại Maritime bank Hà Nội 14
1. Căn cứ thẩm đinh 14
2. Quy trình thẩm định 16
3. Phương pháp thẩm định 19
4. Nội dung thẩm định 21
4.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn 21
4.2 Thẩm định khách hàng 21
4.3 Thẩm định dự án 22
4.4. Thẩm định tài sản đảm bảo 28
III. Ví dụ về thẩm định một dự án thép tại Maritime Bank Hà Nội: 29
1. Giới thiệu chung 29
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư 29
1.2. Giới thiệu về dự án đầu tư 31
1.3. Đề nghị vay vốn của khách hàng 31
2. Thẩm định hồ sơ vay vốn 31
2.1 Hồ sơ pháp lý của dự án 31
2.2 Hồ sơ vay vốn 37
3. Thẩm định khách hàng 38
4. Thẩm định dự án 45
4.1 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư 45
4.2 Thẩm định thị trường của dự án 47
4.3. Thẩm định về địa điểm thực hiện dự án 48
4.4. Thẩm định kỹ thuật dự án 49
4.5. Thẩm định nguồn nhân lực thực hiện dự án 51
4.6. Thẩm định tài chính dự án 52
5. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay 55
IV. Đánh gía công tác thẩm định các dự án đầu tư sản xuất thép tại Maritime Bank Hà Nội 57
1. Những kết quả đạt được 57
2. Những hạn chế 57
2.1. Hạn chế về phương pháp thẩm định 57
2.2. Hạn chế về nội dung thẩm định 58
2.3. Hạn chế về thu thập thông tin 58
2.4. Hạn chế về nguồn nhân lực 59
3. Nguyên nhân của những hạn chế 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐÀU TƯ SẢN XUÂT THÉP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – CHI NHÁNH HÀ NỘI 62
I. Định hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng 62
1. Định hướng chung của Ngân hàng 62
2. Định hướng trong công tác thẩm định DA sản xuất thép 62
2.1 Mục tiêu phát triển của ngành thép 62
2.2 Định hướng cụ thể trong công tác TĐ DA sản xuất thép 63
II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất thép 64
1. Giải pháp về nội dung thẩm định 64
2. Giải pháp về phương pháp thẩm định 65
3. Giải pháp về quy trình thẩm định 66
4. Giải pháp về nguồn nhân lực 66
5. Giải pháp về tổ chức điều hành 67
6. Giải pháp về thông tin và thu thập thông tin, dữ liệu 68
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sản xuất thép tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho Công ty CP Thép Hòa Phát v/v thay đổi chủ đầu tư đối với Dự án khu liên hợp gang thép Hòa Phát.
* Quyết định của Đại hội cổ đông Công ty CP Thép Hòa Phát ngày 05/09/2007 v/v thông qua điều lệ công ty, thông qua phương án hoạt động, thời hạn góp vốn, danh sách thành viên HĐQT cũng như các nội dung của dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát.
* Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tháng 07/2007.
* Công văn số 559/UBND-VP ngày 07/05/2008 của UBND Tỉnh Hải Dương gửi Bộ Công thương v/v đề nghị bổ sung Dự án của Tập đoàn Hòa Phát vào Danh mục các dự án đầu tư chủ yếu của ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015.
* Công văn số 6541/BCT-CNNg ngày 29/07/2008 của Bộ Công thương gửi UBND Tỉnh Hải Dương v/v bổ sung quy hoạch phát triển ngành thép các dự án tại Hải Dương.
* Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số AL 569351 do UBND Tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty CP Thép Hòa Phát ngày 14/10/2008 với diện tích sử dụng riêng 160.233m2, thời hạn sử dụng đất là 50 năm kể từ ngày 07/07/2008 để xây dựng khu bến bãi nhập, bãi trung chuyển vật liệu.
* Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số AL 569348 do UBND Tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty CP Thép Hòa Phát ngày 14/10/2008 với diện tích sử dụng riêng 307.638m2, thời hạn sử dụng đất là 50 năm kể từ ngày 27/05/2008 để xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép.
* Hợp đồng thuê đất số 891/HĐTĐ ngày 18/09/2008 giữa Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương với Công ty CP Thép Hòa Phát, diện tích đất thuê là 290.863m2.
* Hợp đồng thuê đất số 892/HĐTĐ ngày 18/09/2008 giữa Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương với Công ty CP Thép Hòa Phát, diện tích đất thuê là 307.638m2.
* Hợp đồng thuê đất số 893/HĐTĐ ngày 18/09/2008 giữa Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương với Công ty CP Thép Hòa Phát, diện tích đất thuê là 160.233m2.
* Công văn số 1500/UBND-VP ngày 09/11/2007 của UBND Tỉnh Hải Dương gửi UBND huyện Kinh Môn, Cty CP Thép Hòa Phát v/v san lấp mặt bằng xây dựng Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát.
* Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 27/03/2008 của UBND Tỉnh Hải Dương v/v phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB khi thu hồi đất xây dựng nhà máy sản xuất gang thép Công ty cổ phần thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn (đợt 1).
* Quyết định số 1678/QĐ-UBND ngày 19/05/2008 của UBND Tỉnh Hải Dương v/v phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất xây dựng Khu liên hợp gang thép Hòa Phát (đợt 2).
* Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đến 05/11/2008.
* Hợp đồng nguyên tắc về cung ứng và sử dụng điện số 02-2008/HĐCCĐ-P7 ngày 14/04/2008 với Cty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
* Hợp đồng nguyên tắc số 01/NLHS-THP/07 ngày 18/11/2007 với Cty CP Năng lượng Hiệp Sơn v/v cung cấp than cốc.
* Hợp đồng nguyên tắc số 01/KSHP-THP/07 ngày 18/11/2007 với Cty CP Khoáng sản Hòa Phát v/v mua bán quặng sắt.
* Một số bản chào giá phế, than cốc, quặng sắt, than cám của một số nhà cung cấp trong và ngoài nước.
Một số hợp đồng xây dựng cơ bản của Dự án Công ty đã cung cấp bao gồm 30 hợp đồng nội và 14 hợp đồng ngoại, danh mục cụ thể như sau:
1. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-EEMC ngày 08/01/2008 với Cty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh v/v cung cấp máy biến áp và các dịch vụ kèm theo cho trạm 110/6kV thuộc Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
2. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-HANEL ngày 31/01/2008 với Cty CP Tự động hóa và cơ khí điện tử Hanel v/v cung cấp và lắp đặt 04 cân điện tử 100 tấn.
3. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-Z25 ngày 21/04/2008 với Cty Cơ khí 25 – Bộ Quốc phòng v/v cung cấp Bàn con lăn ra lò nung và robot; Nắp che khớp nối và Tấm đế hộp số và nắp che giá cán.
4. Hợp đồng kinh tế số 01/08-TB/THP-KSHP ngày 19/05/2008 với Cty CP Khoáng sản Hòa Phát v/v cung cấp dây chuyền tuyển quặng sắt công suất 1.000 tấn/ngày.
5. Hợp đồng kinh tế số 02/08-TB/THP-KSHP ngày 19/05/2008 với Cty CP Khoáng sản Hòa Phát v/v cung cấp máy xúc đào bánh xích hiệu Sumitomo, máy xúc đào Kobelco.
6. Hợp đồng kinh tế số 431/HĐKT/HP-HA/2008 ngày 02/06/2008 với Cty Thương mại tài chính Hải Âu v/v cung cấp xe xúc lật hiệu Liugong hiệu ZL50C, mới 100% sản xuất tại Trung Quốc năm 2007-2008.
7. Hợp đồng kinh tế số 60/HĐKT-KD2/2008 ngày 04/06/2008 với Cty chế tạo máy xây dựng & khai thác mỏ Hòa Phát v/v mua bán dây chuyền nghiền quặng sắt 2.000 tấn/ngày.
8. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-LISEMCO ngày 04/07/2008 với Cty TNHH MTV chế tạo thiết bị & đt Hải Phòng v/v cung cấp tấm đế giá cán và gia nhiệt cho tấm đế giá cán.
9. Hợp đồng kinh tế số B.115/HAMECO-HOAPHAT/08 ngày 18/07/2008 với Cty TNHH NN 1 TV Cơ khí Hà Nội v/v cung cấp bàn con lăn lối vào tấm nâng nghiên; bàn con lăn có tấm nâng nghiêng và cụm tấm gang răng cưa đầu sàn nguội.
10. Hợp đồng kinh tế số 02/2008/HPS-LISEMCO ngày 28/07/2008 với Cty TNHH MTV chế tạo & đt Hải Phòng v/v Gia công chế tạo: QTB, Khung cố định và chuyển động Cooling Bed; Cữ chặn cố định so đầu sàn nguội – Cữ chặn an toàn – Cụm con lăn so đầu và Gia công cơ khí phần thanh răng cưa thuộc hạng mục khung cố định và chuyển Cooling Bed và Sơn chịu nhiệt Jotun cho thanh răng cưa thuộc hạng mục khung cố định và chuyển động Cooling Bed.
11. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-GP ngày 16/08/2008 với Cty TNHH một thành viên Mai Động Nhà máy cơ khí Giải Phóng v/v cung cấp dầm đỡ cữ chặn, cữ chặn cố định, thiết bị giảm chấn cữ chặn cố định, bàn con lăn phía sau máy cắt nguội, sàn xích chuyển, bàn con lăn sau máy cắt nguội cạnh sàn xích, thiết bị chuyển hướng và sơn, vận chuyển và lắp ráp.
12. Hợp đồng kinh tế số 04/2008/HPS-Z25 ngày 15/09/2008 với Cty Cơ khí 25 – Bộ quốc phòng v/v cung cấp bàn con lăn phía ra sàn nguội và chi phí bốc xếp vận chuyển.
13. Hợp đồng kinh tế số 01/HĐKT/DAGT ngày 20/11/2007 với Cty CP XD&PT đô thị Hòa Phát v/v giao thầu thi công san nền hoàn thiện mặt bằng công trình Khu liên hợp gang thép Hòa Phát.
14. Hợp đồng kinh tế số 01/2008/HPS-TTR ngày 17/01/2008 với Cty sản xuất và thương mại Thiên Trường v/v sản xuất, lắp dựng khung thép xưởng cơ khí tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
15. Hợp đồng kinh tế số 02/2008/HPS-TTR ngày 17/01/2008 với Cty sản xuất và thương mại Thiên Trường v/v nhận thiết kế, gia công sản xuất, vận chuyển, lắp dựng hoàn chỉnh khung nhà thép, tôn lợp và tôn bao che cho toàn bộ nhà xưởng cán thép: hạng mục Xưởng cán thép thanh.
16. Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 01-2008/HĐXD/XD-GT ngày 25/01/2008 với Cty CP XD&PT đô thị Hòa Phát v/v nhận thi công xây dựng hạng mục Kè đá và tường rào công trình Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát.
17. Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu thi công số 01/2008/HPS-VG ngày 27/02/2008 với Cty CP thương mại và dịch vụ Vương gia v/v tiến hành thi công lắp đặt hoàn chỉnh đường dây 35kV, trạm biến áp 2500kVA-35(6,3)/0,4kV.
18. Hợp đồng kinh tế số 02/2008/HĐXD ngày 05/04/2008 với Cty CP Xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát v/v thi công xây dựng hạng mục “Đường công vụ” – Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát.
19. Hợp đồng thi công xây lắp số 07/2008/HĐ-XD ngày 30/07/2008 với Hợp tác xã dịch vụ xây dựng Thành Hưng v/v thi công hạng mục Bãi tập kết thiết bị.
20. Hợp đồng thi công xây lắp số 15/2008/HĐ-XD ngày 30/07/2007 với Cty CP Xây lắp 3 Hải Dương v/v thi công xây dựng công trình: Móng dây chuyền tuyển quặng.
21. Hợp đồng thi công xây lắp số 01.07/2008/HĐ-XD ngày 10/07/2008 với Cty Sông Mã v/v thi công công trình: Nhà làm việc, nhà ăn số 1 & 2.
22. Hợp đồng kinh tế số 01/CPT-ĐH ngày 10/07/2008 với Cty TNHH Đông Hải v/v mua bán cát và san lấp mặt bằng.
23. Hợp đồng kinh tế số 70/HĐXD/BCQ-DAGT ngày 10/04/2008 với Cty CP Xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát v/v thi công xây dựng hạng mục “Bãi chứa quặng” – Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát.
24. Hợp đồng xây lắp số 05.08/HĐKT-HP-MĐ 2008 ngày 16/08/2008 với Cty TNHH Bê tông và xây dựng Minh Đức v/v thi công hạng mục: Móng cọc lò cao, thiêu kết, lò luyện.
25. Hợp đồng kinh tế số 0108/HĐXD-MNMCT-DAGT ngày 01/08/2008 với Cty CP XD&PT đô thị Hòa Phát v/v thi công xây dựng hạng mục “Móng nhà máy cán thép thanh”.
26. Hợp đồng kinh tế số 2206/HĐXD/CBTCT DƯL-DAGT ngày 22/06/2008 với Cty CP XD & PT đô thị Hòa Phát v/v thi công ép cọc đại trà BTCT DƯL D350mm hạng mục: Nhà máy cán thép thanh và móng đường cổng trục 20 tấn, móng máy, hệ kết cấu đỡ lò đứng.
27. Thỏa thuận hợp đồng số 02.1 LOC/2008/FPV-IEC ngày 11/08/2008 với Franco Pacific Ventures Co.,Ltd và Cty CP Lắp máy và xây dựng điện IEC v/v cung cấp thiết bị, vật tư, xây dựng, lắp đặt và hiệu chỉnh cho trạm 110/6kV.
28. Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 09.08/HĐXL ngày 26/08/2008 với Cty TNHH Sơn Trường v/v thi công xây dựng “Công trình bến nhập quặng số 1+2+3+4 thuộc Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát”
29. Hợp đồng thi công xây lắp số 08.08/2008/HĐXD ngày 27/08/2008 với Xí nghiệp tư doanh vận tải Hồng Lạc v/v thi công xây dựng công trình: Nền, móng, mặt bãi chứa quặng tinh.
30. Hợp đồng thi công xây lắp số 05.09/HĐ-XD ngày 20/09/2008 với Hợp tác xã dịch vụ xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng Thành Hưng v/v thi công hạng mục: Hệ thống xử lý nước thải dây chuyền tuyển quặng.
31. Hợp đồng số DP04PN01 ngày 26/09/2007 với Danieli Far East Co., Ltd.
32. Hợp đồng số 071031 – 1/HPS-XA ngày 31/10/2007 với Xi’an Pengyuan Heavy Electric Furnace Manufacturing Co., Ltd.
33. Hợp đồng số 01/HPS-Suneng ngày 15/02/2008 với Jiangsu Suneng Envirnomental Protection Science and Technology Co., Ltd.
34. Hợp đồng số 01/HPS-Wuxi ngày 22/02/2008 với Wuxi Jiangnan Mine Machine Manufacture Co.,Ltd.
35. Hợp đồng số 01/HPS-HENAN ngày 25/02/2008 với Guangxi Beilida Trade Co.,Ltd.
36. Hợp đồng số 01/2008/HPS- UNITE ngày 22/03/2008 với Wuxi Unite Asia EP Engineering Co., Ltd.
37. Hợp đồng số 01 HPS-SLON/2008 ngày 28/04/2008 với Slon Magnetic Separator Ltd.
38. Hợp đồng số 080602-2/HPS-XA ngày 10/07/2008 với Xi’an Pengyuan Heavy Electric Furnace Manufacturing Co.,Ltd.
39. Hợp đồng số 02/2008/HPS-Suneng ngày 10/06/2008 với Jiangsu Suneng Environmental Protection Science and Technology Co.,Ltd.
40. Hợp đồng số 01.IMP/2008/HP-FPV ngày 30/07/2008 với Franco Pacific Ventures Co., Ltd.
41. Hợp đồng số 03/2008/HPS-Suneng ngày 20/08/2008 với Jiangsu Suneng Environmental Protection Science and Technology Co.,Ltd.
42. Hợp đồng số 04/2008/HPS-SUNENG ngày 20/08/2008 với Jiangsu Suneng Environmental Protection Science and Technology Co.,Ltd.
Hợp đồng số 02/HPS-HENAN ngày 28/08/2008 với Guangxi Beilida Trade Co.,Ltd.
Hợp đồng số 0108/2008/HPS-TTS ngày 25/08/2008 với Thai Tech Steel (2003) Co., Ltd.
* Như vậy, hiện tại Dự án còn thiếu các văn bản pháp lý sau:
- Biên bản họp ĐHĐCĐ Cty CP Thép Hòa Phát v/v đầu tư dự án.
- Quyết định của HĐQT Cty CP Thép Hòa Phát v/v điều chỉnh dự án đầu tư.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ v/v bổ sung Dự án khu liên hợp gang thép Hòa Phát vào quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2015.
- GCN đầu tư của dự án điều chỉnh do UBND tỉnh Hải Dương cấp.
- Quyết định của Bộ tài nguyên và môi trường v/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
- Phê duyệt phương án PCCC của cấp có thẩm quyền.
2.2 Hồ sơ vay vốn
* Hồ sơ đã cung cấp
- Báo cáo tài chính của Cty CP Thép Hòa Phát cho kỳ hoạt động từ 17/8/2007 đến 31/12/2007.
- Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, danh sách tài sản cố định, bảng kê chi tiết hàng tồn kho của Cty CP Thép Hòa Phát tại thời điểm tháng 08/2008.
- Báo cáo tài chính năm 2005, 2006 và 2007 của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (năm 2005, 2006 là Công ty CP Thép Hòa Phát, tiền thân của Cty CP Tập đoàn Hòa Phát).
- Báo cáo tài chính (bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính) tại thời điểm 30/09/2008.
-Danh mục các khoản phải trả tại 31/12/2007 và 31/08/2008.
- Bảng kê chi tiết hàng tồn kho tại 31/12/2007 và 31/08/2008.
- Danh sách tài sản cố định tại 31/12/2007 và 31/08/2008.
- Công văn số 3310 CV/THP-KT ngày 27/10/2008 v/v vay vốn thực hiện Dự án khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
- Quyết định số 09.11/QĐHĐQT ngày 14/10/2008 của Hội đồng quản trị dự án v/v Tăng vốn đầu tư vào dự án “Khu liên hợp gang thép Hòa Phát”.
Các bảng tính thông số của Dự án khu liên hợp gang thép Hòa Phát
* Hồ sơ còn thiếu
- Biên bản họp HĐQT V/v uỷ quyền giao dịch vay vốn Ngân hàng
- Tài liệu chứng minh nguồn vốn tự có tham gia tài trợ dự án
Công ty cũng đã gửi Thông cáo về việc thời hạn góp vốn ngày 08/10/2008 đến các cổ đông, dự kiến đến cuối tháng 11/2008 các cổ đông sẽ góp đủ vốn điều lệ hiện thời của Công ty là 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên Công ty cần làm rõ lộ trình sáp nhập Công ty CP Thép cán tấm Kinh Môn để chứng minh tính khả thi của nguồn vốn tự có tham gia vào Dự án.
3. Thẩm định khách hàng
* Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:
Danh mục hồ sơ pháp lý của khách hàng bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0403000659, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 28/08/2008.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0800384651, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 10/10/2008 tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 0800384651.
- Quyết định của Hội đồng quản trị Công ty CP Thép Hòa Phát v/v bổ nhiệm giám đốc Công ty và Trưởng phòng Kế toán ngày 10/09/2007.
- Quyết định của Hội đồng quản trị Công ty CP Thép Hòa Phát v/v Bổ nhiệm kế toán trưởng Công ty ngày 10/09/2008.
- Giấy ủy quyền số 03.07/GUQ-HP của Chủ tịch HĐQT cho ông Đặng Thanh Cầm – Giám đốc Công ty.
- Giấy ủy quyền số 03.07/GUQ-HP của Chủ tịch HĐQT cho ông Mai Văn Hà – Phó ban dự án khu liên hợp gang thép Hòa Phát.
- Sổ đăng ký cổ đông Công ty cổ phần.
- Điều lệ Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát.
Kết luận: Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát là doanh nghiệp hoạt động theo loại hình Công ty Cổ phần, hồ sơ pháp lý đầy đủ, Công ty có đủ tư cách pháp nhân để vay vốn tại Ngân hàng.
* Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát là Công ty con trực thuộc Tập đoàn Hòa Phát và được thành lập với mục đích để đầu tư và khai thác 02 dự án là Dự án Khu liên hợp gang thép và Hòa Phát và Dự án nhà máy sản xuất thép tấm Kinh Môn, dự kiến Công ty sẽ tiến hành sáp nhập Công ty CP Thép cán tấm Kinh Môn trong tháng 12/2008. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty chưa hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu của Công ty hoàn toàn là doanh thu từ hoạt động tài chính, cụ thể là lãi tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng.
Bảng 2.4 Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng
ĐIỂM MẠNH
ĐIỂM YẾU
Thị trường
Thị trường rộng lớn, nhu cầu không ngừng tăng qua các năm
Tận dụng được mạng lưới đại lý rộng khắp của Cty CP Tập đoàn Hòa Phát
Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm chỉ mạnh ở thị trường phía Bắc.
Sản phẩm, dịch vụ
Có giá thành cạnh tranh
Sản phẩm đầu ra có thể cung cấp cho các Công ty trong Tập đoàn
Giá mua, bán biến động tương đối mạnh
Không có tính chuyên biệt cao
Kênh phân phối
Có thể tận dụng kênh phân phối của các Công ty con trong Tập đoàn HP trên khắp cả nước
Chưa xây dựng được mạng lưới phân phối sản phẩm trong tương lai gần
CƠ HỘI
THÁCH THỨC
Thị trường
Tuy các dự án thép trong nước có giá trị lớn, tuy nhiên thời gian đi vào hoạt động còn dài, nên thị trường đối với mặt hàng của Cty còn bỏ ngỏ
Sản lượng thép trong nước lớn
Phải cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần từ các Cty khác
Thị trường thép hiện nay nhìn chung đang rất khó khăn
Sản phẩm, dịch vụ
Hiện tại nhu cầu sản phẩm của Doanh nghiệp trên thị trường tương đối lớn và trong tương lai gần vẫn tăng trưởng.
Không có tính chuyên biệt cao
Chất lượng không quá nổi trội so với các sản phẩm cùng loại khác
Kênh phân phối
Có thể xây dựng kênh phân phối rộng khắp cả nước thông qua các Công ty con khác của Tập đoàn HP
Mạng lưới của các Cty khác đã phủ rộng khắp cả nước
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG
Dựa trên Báo cáo tài chính kiểm toán cho kỳ hoạt động từ ngày 17/08/2007 đến 31/12/2007 và Báo cáo tài chính đến hết Quý III-2008 thì một số chỉ tiêu tài chính của công ty như sau
Bảng 2.5
Các chỉ tiêu tài chính của chủ đầu tư
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ Tiêu
Mã số
Từ 17/08/2007 31/12/2007
QIII/2008
Số tiền
QIII-08/07
Cơ cấu
TÀI SẢN
A
TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
500,050
658,816
132%
84.63%
I
Tiền và các khoản tương đương tiền
110
108,676
234
0%
0.03%
1
Tiền
111
3,676
234
6%
0.03%
2
Các khoản tương đương tiền
112
105,000
0.00%
II
Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn
120
82,000
148,918
182%
19.13%
1
Đầu tư ngắn hạn
121
82,000
148,918
182%
19.13%
III
Các khoản phải thu
130
308,075
285,764
93%
36.71%
1
Trả trước cho người bán
132
157,189
272,718
173%
35.03%
2
Các khoản phải thu khác
138
150,886
13,046
9%
1.68%
IV
Hàng tồn kho
140
3
145,490
5272747%
18.69%
1
Hàng tồn kho
141
3
145,490
5272747%
18.69%
V
Tài sản ngắn hạn khác
150
1,296
78,410
6050%
10.07%
1
Chi phí trả trước ngắn hạn
151
30
0.00%
2
Thuế GTGT được khấu trừ
152
597
11,711
1960%
1.50%
3
Tài sản ngắn hạn khác
153
699
66,670
9544%
8.56%
B
TÀI SẢN DÀI HẠN
200
7,617
119,670
1571%
15.37%
I
Các khoản phải thu dài hạn
68,626
8.82%
1
Phải thu dài hạn khác
68,626
8.82%
II
Tài sản cố định
210
6,473
49,301
762%
6.33%
1
Tài sản cố định hữu hình
211
845
9,693
1147%
1.25%
Nguyên giá
212
855
10,284
1203%
Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
213
-10
-590
5808%
2
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
5,628
39,607
704%
5.09%
V
Tài sản dài hạn khác
230
1,144
1,744
152%
0.22%
1
Chi phí trả trước dài hạn
1,144
1,744
152%
0.22%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN ( 250 = 100 + 200)
250
507,667
778,486
153%
100.00%
NGUỒN VỐN
A
NỢ PHẢI TRẢ
300
6,055
271,940
4491%
34.93%
I
Nợ ngắn hạn
310
6,055
271,940
4491%
34.93%
1
Phải trả người bán
312
5,982
40,793
682%
5.24%
2
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
314
12
180
1513%
0.02%
3
Phải trả công nhân viên
315
61
347
570%
0.04%
4
Các khoản phải nộp khác
318
230,619
29.62%
B
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
501,612
506,546
101%
65.07%
I
Vốn chủ sở hữu
410
501,612
506,546
101%
65.07%
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
500,000
500,000
100%
64.23%
2
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
414
1,692
3,432
203%
0.44%
3
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
415
-81
3,114
0.40%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 =300 + 400)
430
507,667
778,486
153%
100.00%
Nhận xét:
* Về Tài sản:
Tổng tài sản của Công ty tăng 53% so với thời điểm cuối năm 2007, từ 507 tỷ đồng lên 778 tỷ đồng. Sự tăng trưởng của Tổng tài sản chủ yếu là do tăng hàng tồn kho và tài sản dài hạn (tăng tài sản dài hạn khác và chi phí xây dựng cơ bản dở dang).
+ Về tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của Công ty đạt giá trị 658.816 trđ, tăng 32% so với thời điểm cuối năm 2007. Tài sản ngắn hạn khác của Công ty tăng 32% chủ yếu bắt nguồn từ sự tăng trưởng của hàng tồn kho. Trong tài sản ngắn hạn:
- Tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền có sự sụt giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2007, từ 108.676 trđ còn 234 trđ. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh này là do Công ty tiến hành đầu tư mua sắm công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị cũng như đầu tư vào các hạng mục xây dựng cơ bản của Dự án Khu liên hợp thép.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 82.000 trđ lên 148.918 trđ, đây là khoản tiền gửi tiết kiệm của Công ty tại các ngân hàng thương mại.
- Các khoản phải thu giảm nhẹ so với thời điểm cuối 2007, giảm 7% từ 308.075 trđ còn 285.764 trđ. Trong các khoản phải thu thì trả trước cho người bán tăng 73%, từ 157.189 trđ lên 272.718 trđ, trả trước cho người bán của Cty là các khoản Cty thanh toán các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, ứng trước tiền xây dựng cơ bản cho các hạng mục của Dự án. Các khoản phải thu khác giảm từ 150.886 trđ xuống còn 13.046 trđ. Phải thu khác của Công ty là các khoản cho các đơn vị trong Tập đoàn Hòa Phát vay không tính lãi.
- Hàng tồn kho của Cty có sự tăng trưởng đột biến so với thời điểm cuối năm 2007, từ 3trđ lên 145.490 trđ. Hàng tồn kho của Cty toàn bộ là nguyên liệu, vật liệu (47.177 trđ) và công cụ, dụng cụ(98.312 trđ).
- Tài sản ngắn hạn khác của Công ty tại thời điểm 30/09/2008 đạt giá trị 78.410 trđ, tăng hơn 77 tỷ so với thời điểm cuối năm 2007. Trong 66.670 trđ tài sản ngắn hạn khác thì có 66.238 trđ là khoản ký quỹ ngắn hạn để mở L/C của Công ty tại các Ngân hàng thương mại.
+ Về tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2007, đạt giá trị hơn 119 tỷ đồng so với hơn 7 tỷ đồng tại 31/12/2007. Sự gia tăng giá trị tài sản dài hạn chủ yếu bắt nguồn từ tăng phải thu dài hạn khác và tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Trong tài sản dài hạn:
- Các khoản phải thu dài hạn đạt giá trị tăng tuyệt đối là 68.626 trđ so với thời điểm cuối năm 2007. Đây là khoản tiền Công ty chi cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
- Tài sản cố định tăng mạnh lên 49.301 trđ, tăng hơn 7 lần so với giá trị 6.473 trđ tại 31/12/2007. Trong tài sản cố định, tài sản cố định hữu hình cũng đạt giá trị tăng hơn 10 lần, từ 855 trđ lên 10.284 trđ, phần gia tăng này là do Công ty mua sắm phương tiện vận tải, truyền dẫn, máy móc thiết bị cùng các thiết bị dụng cụ quản lý khác.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng từ 5.628 trđ lên 39.607 trđ. Đây là khoản đầu tư của Công ty vào các hạng mục của Dự án khu liên hợp thép, trong đó bao gồm một số khoản mục lớn như: 23.013 trđ chi phí san lấp mặt bằng, 4.834 trđ chi phí xây dựng cơ bản dùng chung cho công trình, 1.861 trđ chi phí cho hạng mục lò gia nhiệt khí thanh lò cao 70T/h...
* Về Nguồn vốn:
Nguồn vốn của Công ty cũng đạt tốc độ tăng tương ứng với tốc độ tăng tài sản, trong nguồn vốn:
+ Về Nợ phải trả: Nợ phải trả của Công ty mạnh so với năm 2007, từ chỗ đạt giá trị 6.055 trđ tại thời điểm 31/12/2007 thì đến 30/09/2008 đã tăng lên mức 271.940 trđ. Do Công ty chưa phát sinh dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng nên nguyên nhân của sự gia tăng Nợ phải trả là do tăng tuyệt đối 230.619 trđ của khoản mục phải trả phải nộp khác, đây chủ yếu là khoản Công ty vay của Công ty CP Thép cán tấm Kinh Môn với giá trị hơn 230 tỷ đồng.
+ Về Nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty biến động không đáng kể so với thời điểm cuối năm 2007, chỉ đạt giá trị tăng tuyệt đối là 4.934 trđ, từ 501.612 trđ lên 506.546 trđ.
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thay đổi so với 31/12/2007 và vẫn giữ giá trị 500.000 trđ.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng từ 1.692 trđ lên 3.432 trđ.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Nếu như tại 31/12/2007 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty là -81 trđ thì đến 30/09/2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt giá trị 3.114 trđ. Lợi nhuận của Công ty hoàn toàn là lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.
Bảng 2.6
Kết qua kinh doanh của chủ đầu tư
Đơn vị : Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Từ
17/08/2007 – 31/12/2007
QIII/2008
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
1
Doanh thu thuần
10
2
Giá vốn hàng bán
11
3
Lợi nhuận gộp
20
4
Chi phí bán hàng
21
5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
657
6,466
6
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
30
(657)
(6,466)
7
Thu nhập hoạt động tài chính
31
577
11,499
8
Chi phí hoạt động tài chính
32
9
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
40
577
11,499
10
Các khoản thu nhập bất thường khác
41
20
11
Chi phí bất thường
42
12
Lợi nhuận bất thường
50
20
13
Tổng lợi nhuận trước thuế
60
(81)
5,052
14
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
1,859
15
Lợi nhuận sau thuế
80
(81)
3,194
Do Công ty chưa tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chưa có doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu của Công ty trong 9 tháng đầu năm 2008 hoàn toàn là doanh thu hoạt động tài chính mà cụ thể là lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.
Các nhóm chỉ tiêu về thanh khoản, hoạt động, cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn cũng như hiệu quả sử dụng lao động cũng như thu nhập Phòng QHKH 1 không tiến hành phân tích do Công ty chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh. Các phần này sẽ được phân tích trong phần thẩm định dự án đầu tư.
Kết luận:
Do Công ty chưa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể nên chưa có căn cứ để đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Công ty, tuy nhiên với một Công ty đang trong giai đoạn đầu tư ban đầu thì có thể thấy Công ty đã khá chủ động trong việc cân đối sử dụng nguồn vốn tự có và chưa lệ thuộc vào vốn vay.
- Phân tích, đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
* Quan hệ của khách hàng với Maritime Bank
- Quá trình giao dịch của Khách hàng với Maritime Bank: Tính từ thời điểm mở tài khoản tại Maritime Bank Hà Nội ngày 20/09/2007, doanh số tài khoản tiền gửi của Công ty tính đến 17/11/2008 đạt 34.212 trđ.
- Công ty là một Công ty con thuộc T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25956.doc