Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn

Khi thanh tra hoạt động tín dụng, Thanh tra chi nhánh thường tập trung đi sâu kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác cho vay khách hàng:

 - Thanh tra các nguyên tắc, điều kiện và quy trình cho vay vốn của TCTD. Để thực hiện vấn đề này, Thanh tra chi nhánh thông qua việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ cho vay, chú trọng tập trung vào các món vay lớn, các món vay đã phát sinh nợ quá hạn, phải gia hạn nợ hoặc có vấn đề để đánh giá cụ thể tình hình chấp hành chế độ trong cho vay của TCTD. Thanh tra việc thực hiện quy trình cho vay của TCTD cũng là một vấn đề mang tính nguyên tắc khi cho vay , nó bao gồm các khâu: Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Hay nói cách khác là việc thẩm định, giám sát, kiểm tra, quản lý các món vay của cán bộ tín dụng.

 - Thanh tra việc định thời hạn cho vay, việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn; việc áp dụng lãi suất và thu lãi; chất lượng, giá trị và công tác bảo quản tài sản thế chấp cùng các giấy tờ liên quan tài sản thế chấp; việc bảo lãnh các khoản vay; kiểm tra đảm bảo nợ vay, xử lý các trường hợp vi phạm thể lệ tín dụng và những điều cam kết.

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước; dựa vào các quy định của pháp luật trong hoạt đông ngân hàng để tổ chức, triển khai và thực hiện các phương thức hoạt động. Điều quan trọng là phải phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của cả hệ thống và mỗi cấp thanh tra để bảo đảm có cơ chế tập trung, thông thoáng trong toàn hệ thống. Điều này cò có những vấn đề cần phải hoàn thiện : - Hiện tại, Chánh thanh tra NHNN không trực tiếp quản lý về tổ chức, nhân sự của Thanh tra NH tỉnh, Thanh tra NHNN chưa có được quyền phối hợp tham gia khi tuyển chọn cán bộ thanh tra ở chi nhánh. Vì vậy khó có thể nói có được quan điểm thống nhất về chuẩn hoá đội nghũ cán bộ thanh tra theo yêu cầu. - Đối với việc điều động, bổ nhiệm cán bộ thanh tra chi nhánh, mà cụ thể là đối với phó chánh thanh tra NH tỉnh là người giúp việc trực tiếp cho Chánh thanh tra chi nhánh, thanh tra NHNN chưa được quyền quản lý điều động. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó chánh thanh tra chi nhánh vẫn do Giám đốc chi nhánh quyết định. - Theo thông tư 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28/3/2000 hướng dẫn thực hiện nghị định 91/1999/NĐ-CP thì Thanh tra NHNN chịu trách nhiệm thanh tra các TCTD Nhà nước, còn các chi nhánh của TCTD Nhà nước tại các tỉnh, thành phố do Thanh tra chi nhánh chịu trách nhiệm thanh tra, Thanh tra NHNN chỉ tiến hành thanh tra những đơn vị này khi thấy cần thiết. Như vậy thì chưa thể nói Chánh thanh tra NHNN phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động thanh tra ngân hàng trong cả nước. Còn nếu nói Giám đốc và Chánh thanh tra chi nhánh chịu trách nhiệm về hoạt động thanh tra chi nhánh tại địa phương thì cũng không đúng, vì Thanh tra chi nhánh hoạt động theo chương trình của Thanh tra NHNN. Nhiều khi, chương trình thanh tra của NHNN còn dàn trải, chưa bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Rõ ràng, cơ chế “ đồng trách nhiệm” như vậy thật sự chưa hiệu quả. Kết cục cuối cùng là năng lực thanh tra bị hạn chế và dễ phát sinh lỗ hổng. - Theo pháp lệnh thanh tra, tổ chức thanh tra ngân hàng được coi là thanh tra bộ, nhưng theo luật ngân hàng thì Thanh tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành về ngân hàng. Vấn đề này còn có sự không đồng bộ trong các văn bản luật cũng như trong thực tế. Bên cạnh Thanh tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành, nhưng vẫn thực hiện cả chức năng thanh tra bộ như : Việc xét và giải quyết đơn thư khiếu tố có liên quan đến ngành ngân hàng, hoặc trong hoạt động chống tham nhũng. - Một vấn đề nữa là theo luật ngân hàng quy định thì NHNN có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Nhưng trong một thời gian gần 2 năm từ khi 2 bộ luật ngân hàng có hiệu lực vẫn chưa xây dựng được văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đến 15/6/2000, chính phủ mới ban hành được nghị định số 20/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và NHNN có thông tư 09/2000/TT-NHNN3 ngày 29/8/2000 hướng dẫn thực hiện nghị định này, song cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể của NHNN trong việc xử lý vi phạm, sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và bảo vệ pháp luật với NHNN chưa được thông suốt. vì vậy đã hạn chế không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả của thanh tra chi nhánh. 1.2.2.2 - Về tổ chức bộ máy và cán bộ Tổ chức bộ máy và cán bộ thanh tra chi nhánh được thể hiện qua số liệu sau ( thời điểm 31/12/2000 ): - Biên chế của thanh tra chi nhánh có 8 người, chiếm 15% tổng cán bộ công chức của chi nhánh. Trong đó có 1 Chánh thanh tra, 1 phó chánh thanh tra. - Về độ tuổi: - Dưới 35 tuổi : 2 - Từ 35 - 45 tuổi: 3 - Trên 45 tuổi : 3 - Về trình độ : + Cả 8 cán bộ thanh tra đều có trình độ đại học và tương đương đại học + Có 6 đ/c là thanh tra viên cấp 1, không có thanh tra viên cấp 2. + Có 2 đ/c sử dụng được ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B + 100% số cán bộ sử dụng máy vi tính chương trình tin học cơ bản. + Có 2 đ/c đã qua lớp quản lý hành chính Nhà nước cấp chuyên viên. Để công tác thanh tra đạt hiệu quả thì trình độ của mỗi cán bộ thanh tra mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. ở đây chúng tôi muốn đề cấp tới phương pháp làm việc của mỗi cán bộ thanh tra của chi nhánh NHNN Bắc giang chưa thực sự khoa học ( Từ cách đặt vấn đề; lấy và khai thác số liệu những thông tin liên quan để chọn lọc, phân tích, đánh giá, đưa ra nhận định đúng và chính xác nhất ), nên hiệu quả của các cuộc thanh tra còn ở mức độ nhất định. Bên cạnh việc nâng cao trình độ qua các khoá đào tạo, cán bộ thanh tra còn phải tự học hỏi, nắm bắt kịp thời chế độ, thể lệ của ngành, đúc rút học tập kinh nghiệm qua thực tiễn. Hiện nay, việc vận dụng và phát huy sau mỗi khoá học của cán bộ thanh tra chi nhánh còn hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ gần như bị lãng quên. Vấn đề có nhiều nguyên nhân, ngoài nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân cán bộ thanh tra, còn do không có điều kiện vận dụng tại địa phương. 1.2.2.3 - Vê nghiệp vụ thanh tra a - Nghiệp vụ giám sát từ xa Hoạt động nghiệp vụ giám sát từ xa đang được Thanh tra NHNN áp dụng thực hiện là quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN đã ra về việc ban hành quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, thay thế quyết định 137/QĐ-NH3 của ngân hàng Nhà nước trước đây. Theo quy chế này, nội dung giám sát từ xa đối với hoạt động của các TCTD là: Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có; Chất lượng tài sản Có; Vốn tự có; Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; Việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các quy định khác của pháp luật; Các vấn đề khác có liên quan. Với sô lượng và loại hình các TCTD trên địa bàn, đối tượng giám sát từ xa của Thanh tra chi nhánh NHNN Bắc giang bao gồm: - Chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước tỉnh : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển. - Ngân hàng phục vụ người nghèo. - Các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc phân tích, giám sát đối với hoạt động của các TCTD được thực hiện theo quý. Hàng tháng, Thanh tra chi nhánh chỉ cần thông báo kết quả giám sát từ xa kèm nhận xét, kiến nghị những vấn đề phải chấn chỉnh đến chi nhánh TCTD. Tại chi nhánh NHNN Bắc giang, thực trạng hoạt động giám sát từ xa được thể hiện trên một số nội dung cụ thể sau: a.1 - Đánh giá cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có Để thực hiện nội dung này dựa vào các báo biểu kế toán của các TCTD gửi đến, Thanh tra chi nhánh NHNN Bắc giang đã tiến hành phân tổ tài sản Nợ và tài sản Có của TCTD, từ đó đánh giá cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có của TCTD: - Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động của TCTD, được huy động trên địa bàn nếu có chiều hướng tăng ổn định thì trong hoạt động có thuận lợi. Nguồn vốn huy động luôn chiếm từ 55 đến 60% tổng nguồn vốn. Trong vốn huy động của các chi nhánh TCTD trên địa bàn thì nguốn vốn có kỳ hạn thường chiếm gần 90%, Trong giám sát đối với các TCTD thường so sánh với số liệu quý trước hoặc cùng kỳ năm trước để đưa ra nhận xét đánh giá đúng về diễn biến cơ cấu tài sản Nợ, khả năng huy động vốn hiện tại và tương lai, uy tín của chi nhánh trên thị trường. Đối với các QTDND, việc huy động vốn thường ở mức từ 7 - 8 lần vốn tự có. - Việc đánh giá diễn biến cơ cấu tài sản Có đối với các TCTD tại Bắc giang thì chủ yếu vẫn là xem xét đến tài sản Có sinh lời bao gồm: Dư nợ cho vay có khả năng thu được lãi, tiền gửi ở TCTD khác, các khoản hùn vốn và các khoản đầu tư khác. Giá trị tà sản Có sinh lời so với tổng tài sản có ở Bắc giang năm 1999 là 79%, năm 2000 là 85%. Để đánh giá cơ cấu tài sản Có của mỗi TCTD có hợp lý và đem lại hiệu quả hay không, có thể hạn chế được rủi ro thì cần xem xét một cách toàn diện đến các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường đầu tư như : chính sách lãi suất, cơ cấu nguồn vốn của TCTD theo khu vực cũng như theo sự chỉ đạo của lãnh đạo TCTD... Khi đánh giá đều phải chú ý tới tài sản Nợ và tài sản Có khác, hai chỉ tiêu này chỉ được giới hạn ở một tỷ lệ nhất định, thông thường ở mức 10% trở xuống a.2 - Giám sát chất lượng tín dụng Để đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD, Thanh tra chi nhánh tiến hành tính toán phân tích nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Khi đánh giá các tỷ lệ của chỉ tiêu nợ quá hạn, thanh tra chi nhánh đã chú ý tới nhiều các vấn đề liên quan như : Diễn biến và mức độ biến động ở các kỳ trước so hiện nay, nguyên nhân biến động, tỷ lệ tăng giảm do tử số hay mẫu số, mối quan hệ giữa dự phòng phải thu khó đòi so với tổng tài sản có phải trích dự phòng, tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trong tổng nợ quá hạn ... Việc đánh giá chất lượng tín dụng còn được xem xét cơ cấu đầu tư tín dụng trên cơ sở phân loại chất lượng tài sản có để lập dự phòng rủi ro và việc xoá nợ bằng quỹ dự phòng; Lĩnh vực đầu tư ;Phân tán rủi ro; Giới hạn cho vay đối với 1 khách hàng... Qua kết quả giám sát từ xa của thanh tra chi nhánh tại thời điểm 31/12/2000 cho thấy: - Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh NHCT và NHNo đều ở mức dưới 5%, Song ở đây còn có điều đáng phải quan tâm là tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi lại chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ quá hạn ( của NHCT là 100%; NHNo là 76%). Đối với NHĐT và NHNg thì tỷ lệ nợ quá hạn thường xuyên vượt trên 5% ( đặc biệt là của NHĐT trên dưới 9%) và nợ quá hạn khó đòi cũng chiểm tỷ trọng trên trên 50% nợ quá hạn. Thanh tra chi nhánh đã tổ chức đi thanh tra tại chỗ các đơn vị trên cho thấy là các khoản nợ quá hạn khó đòi chủ yếu là của dư nợ trung và dài hạn của các năm trước đến nay chưa trả được, thậm chí còn đã gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ từ 2 đến 3 lần mà vẫn không trả được nợ. Điều đó đã phản ánh chất lượng tín dụng ở các TCTD còn có vấn đề cần xem xét - Đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, kết quả giám sát từ xa thông qua các báo cáo của các quỹ gửi đến thì tỷ lệ nợ quá hạn của tòan hệ thống QTD cơ sở trên địa bàn ở mức dưới 3% và tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi là 32,5%. Song có một vấn đề đáng quan tâm là có một QTD, có thời điểm tỷ lệ nợ quá hạn là 47% và nợ quá hạn khó đòi chiếm trên dưới 66% tổng nợ quá hạn. Các khoản nợ quá hạn khó đòi chủ yếu là nguyên nhân chủ quan của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, cho vay không quản lý chặt chẽ, không thu được nợ dẫn đến mất vốn ... Qua việc thực hiện giám sát từ xa thường xuyên hàng tháng mà chi nhánh NHNN Bắc giang đã nắm bắt được kịp thời diễn biến hoạt động kinh doanh của quỹ này, đồng thời có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh và có biện pháp tháo gỡ, do đó đã giúp cho quỹ này tránh khỏi bị đổ vỡ. a.3 - Đánh giá việc đảm bảo khả năng thanh toán Đối với các chi nhánh của các TCTD trên địa bàn, việc đánh giá chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào sự chỉ đạo của từng TCTD. Trong một số trường hợp, để đảm bảo khả năng thanh toán, chi nhánh TCTD được cấp trên điều hoà vốn để đảm bảo chi trả bình thường. Do vậy khi đánh giá khả năng thanh toán của chi nhánh TCTD cần phải xem xét đến sự điều hoà vốn của cấp trên. Đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, qua kết quả giám sát từ xa quý III và quý IV năm 2000 cho thấy một số quỹ không đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ chỉ ở mức dưới 2%. Điều này cho thấy hoạt động của các quỹ tín dụng này rất nguy hiểm, cho vay nhiều mà không thu được nợ, có thể dẫn đến nguy cơ đổ bể. Chi nhánh NHNN Bắc giang đã phải cử cán bộ thường xuyên theo dõi và có biện pháp giúp các quỹ tín dụng khắc phục, đảm bảo hoạt động bình thường. Ngoài ra, các TCTD cần phải duy trì tỷ lệ giữa Ngân quỹ so với các khoản tiền gửi dễ biến động ở mức 10% trở lên a.4 - Đánh giá tình hình thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của TCTD, Thanh tra cần đánh giá trên một số các chỉ tiêu: - Lợi nhuận ròng trước thuế so với tổng tài sản “Có” - Thu nhập lãi ròng ( Thu nhập lãi trừ chi trả lãi ) so với bình quân tài sản “Có” - Lợi nhuận ròng trước thuế so với vốn điều lệ hoặc so với vốn tự có - Lợi nhuận ròng trước thuế so với vốn cổ phần - Dự phòng phải thu khó đòi thực tế so với số phải dự phòng Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh NHTM Nhà nước trên địa bàn rất khó chính xác, do thiếu các thông tin đầu vào như vốn điều lệ, vốn tự có ... cho nên chủ yếu là dựa vào chênh lệch thu nhập và chi phí để đánh giá. Mặt khác còn phải xem xét đến các yếu tố liên quan đến kết quả kinh doanh như việc điều hành của cấp trên trong việc sử dụng vốn, trích lập quỹ dự phòng rủi ro , hạn mức tín dụng ... Kết quả giám sát từ xa của Thanh tra chi nhánh đối với các TCTD trên địa bàn trong năm 2000 cho thấy Chi nhánh NHCT, NHNo&PTNT, NHĐT&PT và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đều có thu nhập lớn hơn chi phí, chỉ có NHNg là bị lỗ ( Thu nhập nhỏ hơn chi phí ). Tuy nhiên qua việc phân tích một số hoạt động có liên quan đến thu nhập, chi phí, kết hợp với thanh tra tại chỗ thì kết quả lãi của chi nhánh NHCT và NHĐT&PT là chưa chính xác, do các đơn vị này chưa trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro, đặc biệt là chi nhánh NHĐT&PT không trích lập quỹ này. Nếu chi nhánh NHĐT mà trích đủ theo quy định thì đơn vị sẽ lỗ khoảng 400 triệu đồng. a.5 - Đánh giá việc thực hiện các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD và các quy định khác của pháp luật Đối với các NHTM trên địa bàn là các chi nhánh phụ thuộc, nên công tác giám sát từ xa nội dung này chưa được Thanh tra chi nhánh quan tâm chú ý, không đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động đối với các đơn vị này. Đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Thanh tra chi nhánh đã phát hiện một số quỹ còn vi phạm về giới hạn cho vay đối với 1 khách hàng - Cho vay vượt quá 15% vốn tự có của TCTD; không đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả. Thanh tra chi nhánh đã có văn bản thông báo, nhắc nhở, đồng thời yêu cầu các quỹ này chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc theo các quy định đã ban hành. b - Nghiệp vụ thanh tra tại chỗ: Trên địa bàn tỉnh Bắc giang, đối tượng thanh tra không có sự biến động lớn. Các TCTD ngày càng được mở rộng màng lưới hoạt động, tìm kiếm khách hàng, nhất là NHNo&PTNT hiện nay có 10 chi nhánh ngân hàng huyện và 23 chi nhánh ngân hàng cấp 4. Thanh tra chi nhánh đã tiến hành thanh tra tại chỗ các NHTM trên địa bàn năm 1999 là 6 cuộc, năm 2000 là.8 cuộc. Đồng thời tiến hành thanh tra 9/9 QTDND cơ sở. Thanh tra tại chỗ các TCTD trên địa bàn Bắc giang được tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: b.1 - Thanh tra công tác tín dụng Khi thanh tra hoạt động tín dụng, Thanh tra chi nhánh thường tập trung đi sâu kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác cho vay khách hàng: - Thanh tra các nguyên tắc, điều kiện và quy trình cho vay vốn của TCTD. Để thực hiện vấn đề này, Thanh tra chi nhánh thông qua việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ cho vay, chú trọng tập trung vào các món vay lớn, các món vay đã phát sinh nợ quá hạn, phải gia hạn nợ hoặc có vấn đề để đánh giá cụ thể tình hình chấp hành chế độ trong cho vay của TCTD. Thanh tra việc thực hiện quy trình cho vay của TCTD cũng là một vấn đề mang tính nguyên tắc khi cho vay , nó bao gồm các khâu: Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Hay nói cách khác là việc thẩm định, giám sát, kiểm tra, quản lý các món vay của cán bộ tín dụng. - Thanh tra việc định thời hạn cho vay, việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn; việc áp dụng lãi suất và thu lãi; chất lượng, giá trị và công tác bảo quản tài sản thế chấp cùng các giấy tờ liên quan tài sản thế chấp; việc bảo lãnh các khoản vay; kiểm tra đảm bảo nợ vay, xử lý các trường hợp vi phạm thể lệ tín dụng và những điều cam kết. - Xác định tính đúng đắn của việc phân loại nợ, nhất là nợ quá hạn một cách chính xác; loại ra khỏi nợ đủ tiêu chuẩn những khoản nợ đã quá hạn nhưng chưa chuyển, những khoản đảo nợ, gia hạn nợ không đúng.... để phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng. Muốn vậy phải kiểm tra việc các TCTD tự phân loại nợ cũng như nợ quá hạn có đảm bảo theo quy đinh của NHNN hay không. Mặt khác thông qua kiểm tra trực tiếp hồ sơ phát hiện những khoản đảo nợ, gia hạn nợ không đúng, đối chiếu với số liệu hạch toán theo dõi taị ngân hàng để đánh giá đúng thực trạng tín dụng. Qua thực tế thanh tra tại các TCTD trên địa bàn cho thấy nổi lên một số vấn đề: - Việc chấp hành quy chế tín dụng khi xem xét cho vay chưa nghiêm túc, còn chạy theo yêu cầu mở rộng cho vay một cách thuần tuý; Nhiều món vay không đủ thủ tục giấy tờ; Tình hình và số liệu trong hồ sơ vay chưa chặt chẽ, lô gích, chưa đầy đủ tính pháp lý, nhất là về giấy tở tài sản thế chấp. Một số TCTD còn cho vay ngoài địa bàn nên có nhiều khó khăn trong xử lý khi nợ quá hạn. - Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa thật đầy đủ, chưa sâu sát, chủ yếu chỉ kiểm tra một lần trước khi cho vay. Do đó nhiều món vay sử dụng vốn sai mục đích - Có TCTD chưa chấp hành nghiêm túc chế độ lãi suất vượt trần lãi suất quy định của NHNN - Việc định kỳ hạn nợ chưa sát; phân loại dư nợ không chính xác; cho gia hạn nợ tràn lan, đặc biệt có nhiều món vay cho gia hạn nợ nhiều lần mà vẫn không trả được nợ; cho vay mới để thu nợ cũ; cho vay thiếu vật tư đảm bảo. Đi đôi với việc chuyển nợ quá hạn không kịp thời, việc đảo nợ đã làm cho chất lượng tín dụng không phản ánh đúng thưc chất. Tại thời điểm 31/12/1999: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh NHĐT&PT là 9,23% - Kết quả thanh tra tại chỗ cho tỷ lệ nợ quá hạn 9,55%. Đối với hệ thống QTDND cơ sở, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,96%, song kết quả kiểm tra thực tế cho thấy tỷ lệ này của hệ thống QTDND cơ sở là 2,76%; đặc biệt có một QTD cơ sở có nợ quá hạn chiếm 40,5% ( 31/12/2000 là 47%) trên tổng dư nợ, trong đó nợ khó đòi chiếm 66,3% tổng nợ quá hạn, đã dẫn đến gần như mất hoàn toàn khả năng thanh toán, lỗ triền miên nên đã phải đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. - Thông qua đối chiếu nợ, thanh tra phát hiện nhiều trường hợp cán bộ ngân hàng vay ké, thu nợ trực tiếp của khách hàng nhưng không nộp vào ngân hàng và điều này rất dễ dẫn đến tiêu cực, tham ô trong ngân hàng. - Mặc dù được thanh tra giám sát thường xuyên, nhưng tình trạng cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của TCTD tại các QTDND cơ sở vẫn xảy ra; Cho vay ngoài thành viên cũng rất phổ biến. Khi thanh tra phát hiện, kiến nghị thu hồi thì việc thực hiện rất khó khăn vì nợ chưa đến hạn, người vay chưa có điều kiện trả nợ trước hạn. Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém, sai sót của các TCTD bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Trình độ của cán bộ quản lý, của cán bộ nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hoạt động ngân hàng; buông lỏng trong việc chấp hành thể lệ chế độ; người vay vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh thua lỗ không trả được nợ, chây ỳ ... Song bên cạnh đó còn có nguyên nhân thuộc về công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của TCTD và công tác thanh tra của NHNN. b.2 - Thanh tra công tác kế toán, thu chi tài chính. Thanh tra công tác kế toán với nhiều nội dung khác nhau được quy định bởi nội dung và phạm vi tiến hành thanh tra. Song nhìn chung tập trung vào những vấn đề sau: - Về tài khoản: Các tài khoản được chú ý là tài khoản có độ rủi ro cao, là tài khoản phải thu, phải trả, bởi vì tài khoản này thường là nơi để che giấu hoặc hợp lý hoá các các nghiệp vụ kế toán không đúng chế độ; Tài khoản tạm giữ, thu khác, chi khác; Các khoản nằm đọng lâu ngày, các khoản bị phong toả hoặc đang tranh chấp, nhầm lẫn, các khoản tạm trích; Tài khoản ngoại bảng; Tài khoản có doanh số hoạt động lớn ... Qua thanh tra cho thấy có nhiều khoản tạm ứng kéo dài không thanh toán được, nhất là những món chi lớn nhưng được hạch toán phải thu; Một số khoản được hạch toán không đúng tài khoản; khoản thu lãi cho vay, đơn vị hạch toán phải trả để chi phí cho việc thu hồi nợ quá hạn... nên đã phản ánh không trung thực kết quả kinh doanh của đơn vị. - Về các khoản thu nhập và chi phí: Công tác thanh tra được tập trung vào việc kiểm tra các TCTD có tuân thủ các quy định về chế độ lãi suất theo các tiêu thức như: Đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng, thời điểm áp dụng, những quy định trong phạm vi quyền hạn cho phép của TCTD; Xác định tính chính xác, đầy đủ, đúng đắn, kịp thời của việc hạch toán thu, chi; Tình hình trích lập quỹ dự phòng rủi ro; Đánh giá thực trạng tài chính, khẳng định tính trung thực kết quả sản xuất kinh doanh. Thực tế tại chi nhánh đã phát hiện có trường hợp TCTD cho vay vượt lãi suất trần quy định của NHNN; Thu lãi suất nợ quá hạn đối với những món vay còn hạch toán nợ trong hạn ( món vay đã quá hạn nhưng chưa hạch toán chuyển nợ quá hạn ). Có TCTD khi hạch toán thu chi nghiệp vụ chưa đảm bảo chính xác : Các khoản chi phí cho hoạt động huy động vốn lại hạch toán vào chi phí khác; Không hạch toán đầy đủ các chi phí cho hoạt động kinh doanh như: Không hạch toán khoản trả lãi vay về số vốn chi nhánh sử dụng của NH cấp trên, không trích dự phòng rủi ro ... Tất cả những vấn đề nêu trên trên trong công tác hạch toán kế toán và thu chi tài chính của TCTD đã làm cho kết quả kinh doanh ở một số TCTD chưa phản ánh đúng thực chất. Theo kết qủa thanh tra tại chỗ năm 1999 tại chi nhánh NHĐT&PT cho thấy chi nhánh không phải trả lãi số tiền là 3 340 triệu đồng và 26 240 DEM trên số vốn sử dụng của NHĐT&PT Việt Nam, nên lãi là 707 triệu đồng; Năm 2000, chi nhánh cũng không phải trích quỹ dự phòng rủi ro nên lãi của chi nhánh là 1 088 triệu đồng. b.3 - Thanh tra công tác kiểm tra nội bộ. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ các TCTD, trước hết thanh tra chi nhánh tiến hành kiểm tra các TCTD trên địa bàn việc thực hiện nội dung quy định tại quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của NHNN Ban hành quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam, tiến hành xem xét tính chủ động của bộ máy từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch công tác đến việc tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở đó đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần quan tâm để lựa chọn nội dung và trọng tâm của cuộc thanh tra. Qua thanh tra cho thấy, bộ máy kiểm tra nội bộ của các NHTM trên địa bàn đã được củng cố. Hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ ở các NHTM được tiến hành theo kế hoạch đề cương đã đề ra. Là bộ phận được giao nhiệm vụ xem xét giải quyết, hoặc trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo, các TCTD đã chú ý thực hiện giải quyết triệt để, không để vụ việc tồn đọng dây dưa. Hàng năm, các NHTM đều tổ chức từ 4 - 5 cuộc kiểm tra trực tiếp các chi nhánh phụ thuộc của mình, phát hiện một số tồn tại sai sót trong hoạt động và có kiến nghị chấn chỉnh, sửa chữa. Tuy nhiên, đối với hệ thống QTDND cơ sở, công tác kiểm tra kiểm soát còn rất yếu kém: Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kiểm soát hạn chế, không được qua lợp đào tạo cơ bản nào; Bản thân QTD cơ sở cũng chưa quan tâm đến bồi dưỡng về nghiệp vụ cũng như kỹ thuật kiểm tra ... nên chưa đủ sức thực hiện nhiệm vụ, không phát hiện được kịp thời những vấn đề không an toàn và đã để xảy ra vụ việc, vi phạm rất đáng tiếc, dẫn đến QTD phải tạm đình chỉ hoạt động và đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Ngoài ba nội dung trên, Thanh tra chi nhánh NHNN Bắc giang đã tiến hành thanh tra hoạt động bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và quản lý ngoại hối, an toàn kho quỹ. Song các nội dung này được quan tâm kiểm tra ở mức độ nhất định. 1.2.2.4 - Về việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra. Những kiến nghị của Thanh tra chi nhánh NHNN Bắc giang đối với các TCTD trên địa bàn trong thời gian qua nhìn chung đã được các TCTD thực hiện. Các TCTD đã có báo cáo việc chấn chỉnh hoạt động của tổ chức mình gửi Thanh tra chi nhánh. Tuy nhiên, do có một số kết luận và kiến nghị của Thanh tra chưa rõ ràng, cụ thể, còn chung chung, không chặt chẽ, thiếu chính xác, nên việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra của một số TCTD chưa được đầy đủ; Một số TCTD thực hiện sửa chữa khắc phục các sai phạm còn chậm, không kịp thời. 1.2.3 - Đánh giá chung về công tác thanh tra của chi nhánh NHNN tỉnh Bắc giang từ khi có luật ngân hàng đến nay. 1.2.3.1 - Những mặt được trong công tác thanh tra của chi nhánh: - Về tổ chức bộ máy của Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh Bắc giang đã được củng cố và tăng cường một bước cả số lượng và chất lượng. - Trên cơ sở chương trình, nội dung công tác của Thanh tra NHNN được Thanh tra chi nhánh cụ thể hoá theo sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh NHNN vào điều kiện cụ thể của địa phương. - Hoạt động nghiệp vụ thanh tra cả giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của chi nhánh đang từng bước được đổi mới cả về nội dung và phương pháp. Bước đầu đã có sự kết hợp 2 phương pháp thanh tra này trong hoạt động thanh tra của chi nhánh NHNN Bắc giang. - Sự phối kết hợp giữa Thanh tra chi nhánh với bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ của các TCTD đang dần được củng cố. Bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các chi nhánh NHTM quốc doanh bước đầu đã phát huy được trách nhiệm và tính chủ động trong kiểm tra, kiểm soát. 1.2.3.2 - Những tồn tại trong công tác thanh tra của chi nhánh. a - Về cơ chế điều hành - Về cơ chế điếu hành đối với thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh chưa thực sự tập trung, thông thoáng trong toàn hệ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33961.doc
Tài liệu liên quan