MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH 3
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG VÀ NGUYÊN TẮC CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH 3
1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh 3
1. Khái niệm kế hoạch hoá 3
1.2. Khái niệm kế hoạch kinh doanh 4
2. Đặc trưng của kế hoạch kinh doanh 5
2.1. Kế hoạch mang tính định hướng 5
2.2. Kế hoạch có tính linh hoạt 5
2.3. Tính hiệu quả của kế hoạch 6
3. Chức năng của kế hoạch kinh doanh 6
3.1.Chức năng ra quyết định 6
3.2. Chức năng giao tiếp 6
3.3. Chức năng quyền lực 7
4. Các nguyên tắc kế hoạch kinh doanh 7
4.1. Nguyên tắc thống nhất 7
4.2. Nguyên tắc tham gia 8
4.3. Nguyên tắc linh hoạt 9
II. VAI TRÒ KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 9
1. Vai trò của kế hoạch kinh doanh 9
1.1. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung 9
1.2. Trong nền kinh tế thị trường 10
2. Vai trò của lập kế hoạch 12
2.1. Ứng phó với những sự bất định và sự thay đổi 12
2.2. Tập trung chu ý vào các mục tiêu 12
2.3. Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế 12
2.4. Làm dễ dàng cho việc kiểm tra 13
III. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 13
1. Mục đích, yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh 13
1.1. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung 13
1.2. Trong cơ chế thị trường 13
2. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch kinh doanh 14
2.1. Các định hướng, chính sách của nhà nước 14
2.3. Kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng và nguồn lực có thể khai thác 15
2.4. Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật 15
2.5. Kết quả nghiênước ứu và dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ, hợp lý sản xuất 15
2.6. Sự phát triển kinh tế - kỹ thuật 16
3. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 16
4. Nội dung xây dựng kế hoạch kinh doanh 17
5. Các bước soạn lập kế hoạch kinh doanh 17
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI - HAPROSIMEX 22
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 22
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tông hợp Hà Nội 22
1.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty 24
1.1.1. Chức năng 24
1.2.2. Nhiệm vụ 25
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội 25
2. Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng tới công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 26
2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 26
2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm 26
2.1.2. Đặc điểm về thị trường 27
2.2. Đặc điểm nguồn cung ứng sản phẩm 27
II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 28
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch 28
1.1. Căn cứ vào định hướng phát triển của công ty trong thời kỳ kế hoạch 28
1.3. Căn cứ vào thị trường tiêu thụ của công ty 29
1.4. Căn cứ vào các kế hoạch và mức độ hoàn thành của kỳ báo cáo 30
2. Phương p háp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 30
2.1. Phương pháp xây dựng kế hoạch 30
2.2. Ưu nhược điểm phương pháp xây dựng kế hoạch của công ty 31
3. Quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 32
4. Nộidung kế hoạch sản xuất kinh doanh 34
4.1. Kế hoạch sản xuất công nghiệp 34
4.2. Kế hoạch xuất khẩu 35
4.3. Kế hoạch nhập khẩu 36
5. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty Haprosimex 36
5.1. Mặt tích cực 36
5.2. Mặt tồn tại 37
III. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA 38
1. Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 38
1.1. Tình hình xuất khẩu 38
1.3. Tình hình sản xuất của Công ty 47
2. Giám sát, theo dõi việc thực hiện hỗ trợ sản xuất - kinh doanh 49
3. Điều chính kế hoạch sản xuất kinh doanh 49
4. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty 49
4.1. Thuận lợi 49
4.2. Khó khăn 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI HAPROSIMEX 54
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY 54
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 54
2. Công tác đầu tư và mở rộng thị trường: 55
II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 56
1. Định hướng hoàn thiện công tác lập kế hoạch 56
2. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm của công ty 57
2.1. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường 57
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu 58
2.1.2. Các bước tiến hành khi nghiên cứu nhu cầu thị trường 59
2.1.3. Công tác tổ chức nghiên cứu thị trường 59
2.2. Đẩy mạnh công tác dự báo 60
3. Xây dựng chiến lược kinh doanh làm căn cứ cho kế hoạch hàng năm 65
1.2. Phân tích môi trường ngành 68
1.3. Phân tích môi trường kinh tế quốc tế 70
3.1. Ma trận cơ hội 72
3.2. Ma trận nguy cơ 72
4. Tổ chức xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách hệ thống. 76
KẾT LUẬN 80
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội Haprosimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c những báo cáo về tiến tình sản xuất, nhu cầu từ các xi nghiệp trình lên văn phòng công ty. Bên cạnh đó khi nhận được đơn đặt hàng thì công ty triển khai xuống các xí nghiệp. Các nhu cầu của bên đối tác khi đó sản phẩm sẽ được công ty kinh doanh từ những nhà cung cấp.
Bước 2: Xác định khả năng của doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất. Sau khi xác định được nhu cầu về các yếu tố sản xuất thì, công ty xem xét và xác định khả năng thực lực của chính công ty ví dụ như khả năng, năng lực sản xuất bằng những cơ sở vật chất hiện tại của công ty. Ngoài khả năng sản xuất công ty còn xem xét cả về nhân sự và vốn tài chính bởi điều này quyết định đến hoạt động kinh doanh của Công ty, xem xét về nhân sự như kiểm tra về chất lượng các bộ, trình độ chuyên môn tay nghề, số lượng cán bộ công nhân viên có đáp ứng được tình hình hiện tại và trong thời gian hay không, xem xét về tài chính, vốn là điều hết sức quan trọng bởi chỉ có thể nắm rõ tình hình tài chính của mình mà mình có thể tham gia kinh doanh với mức độ như thế nào và với đối tác nào…
Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất kinh doanh.
Sau khi xem xét và xác định nhu cầu và khả năng của công ty về các yếu tố sản xuất kinh doanh thì cần phải có sự cân đối giữa yếu tố nhu cầu và khả năng từ đó rút ra được các mục tiêu kế hoạch. Những cân đối này là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong hiện tại.
2.2. Ưu nhược điểm phương pháp xây dựng kế hoạch của công ty
Phương pháp cân đối được áp dụng đối với công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội là chủ yếu nhưng việc lập kế hoạch là do từng bộ, các phòng ban, các xí nghiệp xây dựng kế hoạch cho riêng mình sau đó mới trình lên ban giám đốc. Đó là phương pháp mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhiều nhược điểm:
Ưu điểm:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh bằng phương pháp cân đối do các phòng ban xí nghiệp tự lập thì độ chính xác của các chỉ tiêu kế hoạch được tăng cao bởi vì chính những phòng ban, xí nghiệp hiểu hơn hết thực trạng của đơn vị mình và khả năng phấn đấu, khả năng thực hiện của mình trong thời kỳ kế hoạch tiếp theo.
Chính các đơn vị kế hoạch cho riêng mình, do vậy các chỉ tiêu kế hoạch là những chỉ tiêu mang tính thực tiễn hơn không xa vời, không phải là chỉ tiêu kế hoạch mang tính mệnh lệnh.
- Mọi người đều tham gia vào quá trình lập kế hoạch khi đó kế hoạch đặt ra mọi người, mọi cán bộ của các phòng ban tham gia khi đó phát huy được tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên công ty, khi đó mọi người sẽ nỗ lực hơn trong công việc để thực hiện hoàn thành kế hoạch.
Nhược điểm:
- Mọi bộ phận đều tự lập kế hoạch cho chính mình khi đó sẽ gây ra sự lãng phí trong công tác lập kế hoạch. Sự dàn trải đó gây ra sự lãng phí nguồn lực cả về tài chính lẫn nhân lực không tạo ra hiệu quả cao nhất trong công tác xây dựng kế hoạch.
- Bằng cách làm này thì sẽ thiếu đi sự kết hợp giữa các thành phần tham gia lập kế hoạch như ta đã biết thì khi lập kế hoạch phải có sự tham gia kết hợp giữa các nhà kế hoạch giữa các cán bộ chuyên môn và các nhà lãnh đạo của công ty. Do vậy khi lập kế hoạch bằng cách này sự thiếu chuyên môn kế hoạch là vấn đề thường gặp tại công ty.
Các chỉ tiêu kế hoạch giữa các bộ phận liên quan đến nhau sẽ không được ăn khớp với nhau chồng chéo lẫn nhau.
Cách xây dựng kế hoạch do từng bộ phận này sẽ dễ dẫn đến các chỉ tiêu kế hoạch sai lệch với các chỉ tiêu của chiến lược kinh doanh của công ty.
- Mỗi một bộ phận, một phòng ban của công ty lập kế hoạch cho chính mình sẽ dẫn đến việc quản lý công tác xây dựng kế hoạch càng trở lên khó khăn hơn.
3. Quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng nhất của quy trình kế hoạch. Vì vậy quy trình xây dựng kế hoạch đòi hỏi phải đảm bảo khi xây dựng kế hoạch xong thì bản kếe hoạch đó phải là phương án tốt nhất cho công ty để công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, không quá xa vời với năng lực hiện tại, nhưng cũng không nên lãng phí nguồn lực. Quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải thực hiện qua những bước sau:
Bước 1: chuẩn bị lập kế hoạch
Đây là bước đầu tiên đòi hỏi phải phân tích thị trường một cách cụ thể, để đưa ra những số liệu những thông tin căn cứ về nhu cầu thị trường của công ty và phải nắm rõ được năng lực sản xuất kinh doanh của công ty trong thời điểm hiện tại. Bước này đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian, đầu tư và trí tuệ của những nhà kế hoạch và các cán bộ chuyên môn khác, trong giai đoạn này thì ngoài việc nghiên cứu thị trường và nắm bắt được năng lực của công ty còn phải phân tích những vấn đề liên quan như tình hình kinh tế trong nước và thế giới môi trường xuất khẩu. Như vậy trong bước này có rất nhiều vấn đề cần giải quyết và hiện nay tại công ty thì giai đoạn này được giao cho các phòng chức năng tự nghiên cứu và báo cáo những thông tin nghiên cứu được lên trên.
Bước 2: Dự thảo kế hoạch
Bằng những căn cứ vào định hướng phát triển của công ty trong thơhì kỳ kế hoạch và dựa vào kế hoạch và mức độ hoàn thành của kỳ báo cáo và tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty kết hợp với các thông tin từ các phòng chức năng nghiên cứu được sẽ đưa ra dự báo được hoạt động sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo. Đây là bước mà có sự kết hợp của những người làm kế hoạch và các cán bộ thuộc các phòng chức năng khác, đây là thực tế đang diễn ra tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Phòng kế hoạch đầu tư tài chính kết hợp cùng với các phòng ban khác lập lên bản dự thảo kế hoạch. Bằng cách này thì ra ra sự chủ động trong công tác lập kế hoạch và dễ dàng thực hiện hơn dự thảo hoàn thành khi thông qua giám đốc và đã được nghiên cứu.
Bước 3: Trình dự thảo kế hoạch
Bản dự thảo kế hoạch hoàn thành sẽ được trình lên cơ quan cấp trên trực tiếp chủ quản công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội là liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu - tiểu thủ công nghiệp Hà Nội.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch chính thức
Sau khi được cơ quan cấp trên xem xét và nghiên cứu bản dự thảo thì khi đó công ty xây dựng bản kế hoạch chiníh thức.
Bước 5: Trích, duyệt quyết định kế hoạch chính thức:
Kế hoạch chính thức của công ty được hoàn thành khi được cơ quan cấp trên duyệt đó là văn bản quan trọng đối với công ty bởi nó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, cách thức thực hienẹ của công ty trong năm tiếp theo (đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm) và trong thờikỳ (đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn).
4. Nộidung kế hoạch sản xuất kinh doanh
4.1. Kế hoạch sản xuất công nghiệp
Sau khi phân tích số liệu do các xí nghiệp sản xuất cấp về tình hình sản xuất công nghiệp năm 2005 và kết hợp với các phòng chức năng khác và cuối cùng là kết hợp với phòng kế hoạch đầu tư tài chính lập kế hoạch tổng thể trình giám đốc xem xét và ra quyết định sản xuất.
Cụ thể kế hoạch sản xuất công nghiệp 2006 như sau
Bảng 1: Kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2006
STT
Tên chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện năm 2005
Kế hoạch năm 2006
I
Giá trị sản xuất
(Giá cố định)
trđ
80138
96170
II
Doanh thu thuần
Tổng số
Doanh thu xuất nhập khẩu
trđ
978.564
961.823
1268000
1250000
II
Sản phẩm sản xuất
SP
- May
+ áo phông, sơ mi
1255271
1695000
+ áo Jacket, nỉ
488321
537000
+ Quần, hàng khác
421409
400000
- Mũ
3819915
4660000
- Thêu
Tr mũi
18862
20400
- Đan
SP
219043
262800
Nguồn: Phòng kế hoạch đàu tư tài chính - Haprosimex
Dựa vào những căn cứ về thị trường, năng lực sản xuất và báo cáo của các xí nghiệp sản xuất văn phòng công ty đưa ra kế hoạch sản xuất cho công ty như bản kế hoạch trên.
4.2. Kế hoạch xuất khẩu
Sau khi nghiên cứu nhu cầu thị trường và dự báo của công ty cùng với khả năng cung cấp của nhà cung ứng thì công ty lập ra kế hoạch xuất khẩu năm 2006.
Bảng 2: Kế hoạch kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng năm 2006
Mặt hàng
Thực hiện 2005 (USD)
Kế hoạch 2006
(USD)
KH 2006/
TH 2005 %%)
I. Nông sản
20.824.145
26449050
127
1. Caphê
11.761.844
14742000
125
2. Gạo
191.878
620750
323
3. Hồi
42.995
57900
134
4. Hạt điều
377.640
452400
119
5. Lạc
2.138.849
2629700
123
6. Quế
11.771
11000
93
7. Tiêu
6.173.494
7808800
126
8. Nghệ
74.997
70100
93
9. Cơm dừa
50.673
56400
111
II. May mặc
22.136.285
26857000
121
III. Mũ xuất khẩu
8.077.000
8965000
110
IV. Hàng TCMN
5.405.907
6166620
114
1. Dệt, đan, móc
66.559
70500
106
2. Gốm sứ
300.009
312500
104
3. Khăn các loại
454.440
496000
109
4. Mây, tre, lá
3.525.938
4124200
117
5. Sơn mài
44.634
47600
107
6. TCMN khác
293.877
328600
112
7. Thêu
691.102
751500
109
8.Thảm
29.348
35720
122
V. Thực phẩm, tiêu dùng
7.593
15200
200
VI. Cao su
183.311
235000
128
4.3. Kế hoạch nhập khẩu
Bảng 3: Kế hoạch kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng năm 2006
Mặt hàng
Thực hiện 2005 (USD)
Kế hoạch 2006
(USD)
KH 2006/
TH 2005 (%)
1. Dây đồng (NVL)
59.406
65100
110
2. Dây thép cáp
37.380
42300
113
3. Kẽm
339.336
325000
96
4. Nhôm
211.840
232100
110
5. Thép các loại
22.719.637
27489000
121
6. Sợi, bông
809.253
872000
108
7. Hoá chất
725.671
736400
101
8. Nhựa (VL)
437.888
442950
101
9. Máy móc thiết bị
50.514
55040
109
10. Hàng khác
677.842
681300
101
11. Thực phẩm (NVL)
841.062
897100
107
5. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty Haprosimex
Qua những phân tích trên, em xin được rút ra một số đánh giá chung về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở công ty Haprosimex như sau:
5.1. Mặt tích cực
Tuy việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác là điều rất khó khăn và phức tạp nhưng công tác này vẫn được ban lãnh đạo và phòng ban có chức năng cố gắng hoạch định tốt, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch do uỷ ban nhân dân thành phố, sở thương mại và liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu - thủ công nghiệp Hà Nội giao cho. đó chính là kết quả của công tác lập kế hoạch tổ chức, phân công nhiệm vụ, chức năng cụ thể cho các phòng ban và sự kết hợp chặt chẽ giữa ban lãnh đạo công ty và các đơn vị trực thuộc công ty trong việc nghiêm túc thực hiện chỉ tiêu kếe hoạch trên giao.
Các cán bộ kế hoạch và kinh doanh có năng lực và kinh nghiệm luôn luôn tìm mọi biện pháp hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao một cách nhanh nhất.
Phòng kế hoạch đầu tư tài ciníh đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng và kêu gọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh của công ty với mục tiêu bắt kịp thời đại, không bỏ lỡ cơ hội phát triển và mở rộng công ty. Phòng kế hoạch đầu tư tài chính đã triển khai những dự án đầu tư để đổi mới, bổ sung trang thiết bị ra cơ sở hạ tầng của công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất, giảm giá thành, đáp ứng các điều kiện phục vụ tốt nhất cho khách hàng và hội nhập và thị trường quốc tế.
5.2. Mặt tồn tại
- Trong những năm qua, công ty luôn thực hiện vượt từ 25% đến 30% chỉ tiêu kế hoạch lãnh đạo cấp tren giao cho phải chăng việc chỉ tiêu kế hoạch còn quá khiêm tốn chưa thực sự đúng với năng lực của công ty.
- Việc đề ra chi tiêu kế hoạch như trên rất giống trong nền kinh tế tập trung. Doanh nghiệp chỉ cần đặt mục tiêu là hoàn thành kế hoạch trêngiao trước mắt mà không nghĩ tới việc đề ra môt chiến phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Đôi khi doanh nghiệp có vượt chỉ tiêu nhưng cũng không mang tính chất thực sự cố gắng vì sự tồn tại của bản thân doanh nghiệp.
- Do công ty được sự hỗ trợ rất lớn của uỷ ban nhân dân thành phố trong quá trình sản xuất kinh doanh nên sẽ gây ra thói quen ỷ lại, không năng động, khi mất sự bảo trợ đó của thành phố thì rất dễ thất bại. Ngoài ra,sự bảo trợ của thành phố sẽ gây ra sự thiếu công bằng trong việc cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Việc lập kế hoạch còn sơ sài khiến cho các phòng kinh doanh của công ty khi thực hiện rất bị động trước sự thay đổi không ngừng của thị trường. Do vậy gây lãng phí về của cải vật chất và sức lao động.
- Hiện nay, công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh gần như không có mà chỉ có kế hoạch đầu tư tài chính phát triển và kế hoạch dự trữ nguyên vật lieuẹ ở các nhà máy xí nghiệp.
III. Đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua
1. Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
1.1. Tình hình xuất khẩu
Là công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp, công ty vừa trực tiếp sản xuất một số mặt hàng, vừa chủ động tìm nguồn hàng để xuất khẩu sang thị trường các nước. Đồng thời công ty cũng rất năng động nghiên cứu thị trường, nhập khẩu từ nước ngoài các mặt hàng phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước. Do đó, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là xuất khẩu và nhập khẩu
Về xuất khẩu, công ty hiện nay đã xuất khẩu sang hơn 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã và màu sắc đa dạng, giá cả hợp lý và cạnh tranh như hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, hàng may mặc,…
Dưới đây là báo cáo xuất khẩu được tổng hợp lại trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 của Công ty
Bảng 4: Kim ngạch tại các thị trường xuất khẩu
Đơn vị tính:1000 USD
STT
Năm
2003
2004
2005
Nớc
Tổng kim ngạch
43,661
59,457
56,634
1
ả Rập
1,182
1,082
1,847
2
Ai Cập
-
2,832
52
3
ấn Độ
542
637
2,677
4
Angola
-
-
8
5
Anh
82
1,233
188
6
Bồ Đào Nha
-
-
18
7
Braxin
88
90
84
8
Bỉ
-
673
61
9
Bungari
-
25
-
10
Bangladesh
90
-
-
11
Bahrain
2
-
-
12
Carada
27
21
1
13
Campuchia
-
-
10
14
Châu Âu
2,299
4,641
1,946
15
Đan Mạch
110
6
-
16
Đài Loan
78
44
84
17
Đức
216
768
2,532
18
Ecuado
-
259
271
19
EU
4,000
6,037
9,987
20
Georgia
-
25
-
21
Hà Lan
242
1,032
68
22
Hàn Quốc
6,886
2,405
1,938
23
Hồng Kông
85
120
224
24
Hy Lạp
18
11
4
25
Inđonêsia
506
397
131
26
Israen
46
-
-
27
Italy
580
957
252
28
Libăng
54
-
28
29
Lithuania
-
20
-
30
Malaysia
754
296
783
31
Mexico
-
-
197
32
Mỹ
13,690
15,562
16,124
33
Nam Phi
-
23
680
34
Nauy
10
116
-
35
Nga
3,000
1,509
414
36
Nhật
2,644
7,004
6,409
37
Newzealand
32
-
29
38
New - Caledon
-
5
4
39
Pakistan
1,234
2,460
1,742
40
Peru
-
-
117
41
Pháp
165
240
62
42
Philippin
987
3,448
2,528
43
Nepal
-
-
17
44
Rumani
50
24
-
45
Singapore
2,602
1,168
541
46
Seregal
198
-
-
47
Sandiarbia
-
433
93
48
Slovakia
230
203
311
49
See
80
536
372
50
Sudan
59
37
-
51
Tây Ba Nha
202
228
192
52
Thái Lan
195
-
13
53
Thổ Nhĩ Kỳ
94
1
-
54
Thuỷ Điển
24
209
-
55
Thuỵ Sĩ
-
2,040
-
56
Trung Đông
21
22
11
57
Tunisia
-
113
248
58
Trung Quốc
126
-
538
59
Venezuela
5
280
150
60
úc
122
184
620
61
Kho ngoại quan
-
-
2,026
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư tài chính Haprosimex.
Như vậy, ta có thể thấy Công ty đã và đang tạo lập được một thị trường rộng lớn. Mặc dù, gặp nhiều khó khăn trong khâu tạo lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài nhưng bằng nỗ lực của Ban lãnh đạo và các phòng ban trong Công ty. Bằng việc dự báo thị trường và lập kế hoạch hợp lý cùng với sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo của nhân viên Công ty. Công ty đã xây dựng được mối quan hệ kinh doanh và ổn định ngày càng rộng lớn.
Đặc biệt Công ty đã nỗ lực sản xuất mặt hàng có mẫu mã đẹp, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên các thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Nhật…
ở những thị trường này sản phẩm của Công ty không những tiếp cận mà còn kinh doanh phát triển nhanh với doanh thu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Tuy nhiên, sự phát triển mở rộng thị trường của Công ty cũng không đồng nghĩa với việc tổng kim ngạch tăng trưởng ổn định cao do yêu cầu của bên đối tác ngày càng cao, đòi hỏi Công ty phải ngày công nỗ lực hơn để sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.
Trong đó các mặt hàng xuất khẩu.
Bảng 5: Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu
Đơn vị tính1000 USD
Mặt hàng
Thực hiện 2003(1000USD)
TH2003/KH2003(%)
Thực hiện 2004(1000USD)
TH2004/KH2004(%)
Thực hiện 2005(1000USD)
TH2005/KH2005(%)
I. Nông sản
10355
125
19626
165
20824
109
1. Caphê
1117
123
7265
300
11762
135
2. Gạo
1258
117
1213
112
192
136
3. Hồi
22
110
17
85
43
124
4. Hạt điều
378
114
5. Lạc
2624
118
3135
126
2139
126
6. Quế
6
200
5
130
12
86
7. Tiêu
5558
135
7972
129
6173
82
8. Nghệ
75
90
9. Cơm dừa
22
51
103
II. May mặc
17061
126
20747
123
22136
120
- Quần áo
III. Mũ xuất khẩu
8013
122
11822
121
8077
94
IV. Hàng TCMN
6192
115
6000
92
5406
92
1. Dệt, đan, móc
630
125
63
64
67
104
2. Gốm sứ
89
116
604
129
300
80
3. Khăn các loại
1569
128
1296
96
454
65
4. Mây, tre, lá
1174
119
1333
122
3526
136
5. Sơn mài
37
156
78
136
45
85
6. TCMN khác
1945
123
1987
110
294
56
7. Thêu
748
163
637
90
691
123
8.Thảm
29
142
V. Thực phẩm, tiêu dùng
794
116
53
65
8
42
VI. Cao su
1245
134
1210
98
183
87
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu t tài chính - Haprosimex
Do đặc thù của Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp. Nên mặt hàng xuất khẩu mặt hàng và sản phẩm. Từ nông sản hay may mặc, đến hàng thủ công mỹ nghệ nên đó cũng là đặc thù lợi thế đối với Công ty. Bởi những mặt hàng đó là những mặt hàng mà người cung cấp dồi dào và chất lượng.
Với hàng nông sản.
Nước ta là nước nông nghiệp nên nguồn cung cấp cảu Công ty rộng lớn, có thể lựa chọn hàng chất lượng cao để xuất khẩu. Hiện nay, Công ty đã tạo lập được hệ thống cung cấp mặt hàng ổn định.
Caphê là mặt hàng có tốc độ tăng cao nhất trong việc xuất khẩu nông sản của Công ty bởi lợi thế vượt bậc của caphê Việt Nam như ta đã biết, tiếp theo là gạo.
Với hàng may mặc và mũ xuất khẩu.Nguồn hàng cung cấp chủ yếu của Công ty là Xí nghiệp may Thanh trì và Xí nghiệp mũ xuất khẩu với công suất lớn và đội ngũ công nhân lành nghề được đào tạo tốt. Ngoài việc may mới hàng xuất khẩu, hai xí nghiệp này còn nhận đơn hàng gia công.
Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống của Công ty. Việc khôi phục các làng nghề truyền thống hiện nay đã giúp Công ty có nguồn cung cấp ổn định. Và đặc biệt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất tinh xảo nên đó là mặt hàng lợi thế của Công ty. Mặc dù doanh thu của mặt hàng này chưa phải là cao nhất, nhưng trong hiện tại và tương lai không xa đó sẽ là mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thế giới.
Ta có thể nhận thấy rất rõ ràng xuất khẩu của Công ty tốc độ tăng hàng năm cao nhưng chưa ổn định. Bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Qua bảng trên ta có thể thấy rất rõ rằng do sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế chính trị trên thế giới làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu của công ty.
Hoạt động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trở nên ngày càng khó khăn. Các mục tiêu kế hoạch mà công ty đưa ra ngày càng thiếu đi độ chính xác.
Ta có thể thấy rằng trong năm 2003 hoạt động xây dựng kế hoạch đã đưa ra những chỉ tiêu kế hoạch mặc dù chưa sát với thực tiễn nhưng phản ánh được đúng xu thế biến động và mức độ tăng trưởng của các mặt hàng, dịch vụ của công ty tham gia.
Nhưng đến năm 2004 với sự tăng trưởng đột biến về xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như cà phê, tiêu, lạc thì công tác kế hoạch ngày càng bộc lộ rõ những hạn chế, những thiếu sót khi các chỉ tiêu kế hoạch đưa ra càng xa với thực tế. Do một số lý do như phân tích thị trường và dự báo thị trường chưa được chú trọng.
Năm 2005 cũng do nhiều lý do chủ quan và khách quan mà hoạt động xây dựng kế hoạch chưa được chính xác. Chủ quan là do công ty chưa thật sự chú trọng và công tác nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh dự báo biến động của thị trường thế giới, chưa thực sự có các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này. Khách quan do những chính sách của nhà nước đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty ví dụ như: hạn ngạch xuất khẩu, thuế xuất khẩu.
Mặc dù có những hạn chế như vậy nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực của cán bộ công ty trong công tác xuất khẩu. Hàng năm tốc độ tăng trưởng của công ty vẫn đạt mức cao và trong vài năm tới công ty sẽ trở thành một doanh nghiệp mạnh trong hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu của công ty đã dần trở nên ổn định và phát triển đều đặn nhưng những biến động vẫn thường xuyên xảy ra và ngày càng nguy hiểm hơn đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa trong thời gian tiếp theo và đặc biệt là công tác xây dựng kế hoạch.
1.2. Tình hình nhập khẩu của Công ty
Hoạt động kinh doanh của Công ty ngoài tham gia xuất khẩu Công ty còn tham gia nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị từ các quốc gia trên thế giới. Dưới đây là báo cáo nhập khẩu của Công ty được tổng hợp lại trong 3 năm 2003, 2004, 2005.
Bảng 6: Kim ngạch các thị trường nhập khẩu
Đơn vị tính: 1000 USD
STT
Năm
Nước
2003
2004
2005
Tổng kim ngạch
13,902
39,578
28061
1
Anh
5,094
5,607
1627
2
Argentina
255
80
3
ả Rập
194
4
ấn Độ
262
1,284
705
5
Bangladesh
93
6
Bỉ
188
7
Brazil
54
8
Đài Loan
860
73
285
9
Đức
257
90
51
10
Đan Mạch
3
11
Hàn Quốc
930
2,134
1045
12
Hồng Kông
14
3,105
24
13
Hy Lạp
68
14
EU
15
15
Liechtenstein
266
3407
16
Indonêsia
178
957
241
17
Italy
8
67
60
18
Iran
57
19
Malaysia
1,456
1360
20
Nam Phí
3,781
2100
21
Nhật
1,662
4,371
11526
22
Nga
1,304
694
5355
23
Pháp
91
1
24
Philippin
38
25
Singapore
1,495
1,433
1754
26
Thuỵ Sĩ
5,251
4331
27
Thuỷ Điển
17,466
28
Thái Lan
508
339
793
29
Trung Quốc
504
7,451
2920
30
úc
540
31
Mỹ
286
414
70
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư tài chính - Haprosimex.
Bảng 7: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu
Đơn vị: 1000 USD
Mặt hàng
Thực hiện 2003 (1000 USD)
TH 2003/KH 2003 (%)
Thực hiện 2004 (1000USD)
TH 2004/KH 2004 (%)
Thực hiện 2005(1000USD)
TH 2005/KH 2005 (%)
1. Dây đồng (NVL)
449
125
578
132
59
86
2. Dây thép cáp
210
122
493
126
37
75
3. Kẽm
217
118
331
128
339
106
4. Nhôm
381
113
1,251
135
212
85
5. Thép các loại
8,139
127
30,705
208
22,719
84
6. Que hàn
-
168
120
-
7. Sợi, bông
1,393
103
1,028
92
809
105
8. Hoá chất
430
134
622
136
726
125
9. Mực in
14
100
-
10. Nhựa (VL)
9
90
416
156
438
130
11. Máy móc thiết bị
123
96
153
122
51
98
12. Hàng khác
434
98
1,323
135
678
96
13. Thực phẩm (NVL)
255
122
1,399
140
841
90
14. Tiêu dùng
259
121
244
103
112
101
15. Xe các loại
1,486
124
846
91
205
98
16. Gỗ ép
77
99
-
125
130
17. Kim khí điện
11
95
-
-
18. Phụ tùng xe máy
30
92
-
107
135
19. NVL giấy
-
-
53
138
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư tài chính - Haprosimex
Qua báo cáo nhập khẩu tổng hợp của Công ty qua 3 năm: 2003, 2004, 2005 ta thấy rất rõ ràng. Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty phần lớn là các mặt hàng nguyên vật liệu, phụ tùng, cho các ngành sản xuất, hàng tiêu dùng, ngành may mặc.
Đặc biệt Công ty nhập khẩu lượng lớn sắt tấm, nguyên liệu sắt… với giá trị rất cao chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Đó là điều tất yếu bởi yêu cầu thị trường là rất lớn, do vậy đáp ứng nhu cầu thị trường của nước đang phát triển thì Công ty đã có kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Như vậy, ta có thể nhận thấy rất rõ tình hình nhập khẩu của Công ty trong 3 năm gần đây (2003, 2004, 2005) qua Báo cáo tổng hợp lại như trên.
Các mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ các nước có nền sản xuất công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Nhưng do biến động của thị trường thế giới trong những năm gần đây gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các hoạt động đầu tư sản xuất.
Những lúc thị trường thế giới phát triển và kinh tế Việt Nam phát triển ổn định hoạt động đầu tư không ngừng phát triển, hoạt động nhập khẩu của công ty càng được phát triển và điều đó đồng nghĩa với sự phát triển của công ty, mang lại lợi nhuận.
Khi tình hình thế giới bất ổn và không phát triển hoặc kinh tế Việt Nam không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao thì ngược lại tình hình nhập khẩu sẽ trì trệ.
Xét riêng về kế hoạch nhập khẩu thì sự phân tích tình trong nước và khả năng nhập khẩu được công ty thực hiện tương đối tốt biểu hiện rõ qua bảng kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu những chỉ tiêu kế hoạch tương đối sát với thực tiễn, các chỉ số tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu được duy trì ở mức độ tăng trưởng cao.
1.3. Tình hình sản xuất của Công ty
Ngoài việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng. Để xuất khẩu những sản phẩm sản xuất của Công ty là những mặt hàng may, mặc, thêu, đan được sản xuất bởi xí nghiệp đó là: Xí nghiệp may Thanh Trì và xí nghiệp mũ xuất khẩu.
Xí nghiệp may Thanh Trì được thành lập năm 1993 hiện nay đã được cấp chứng chỉ 13 dây chuyền may với 1000 máy hơi và hơn 20 đầu máy Tajima được điều khiển bằng máy vi tính. Xí nghiệp may Thanh trì có công suất là 600000 áo Jackét và 2 triệu áo sơmi/năm cùng với 1600 công nhân.
Xí nghiệp mũ xuất khẩu được thành lập năm 1996 là xí nghiệp hợp tác với Hàn Quốc với chức năng gia công toàn bốp cho Hàn Quốc. Xí nghiệp mũ có 480 máy các loại, trong đó có 5 m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28412.doc