Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam

 Công ty điện lực 1, 2 và điện lực thành phố Hồ Chí Minh luôn là các khách hàng lớn của công ty, chiếm tỉ trọng doanh thu lớn trong toàn bộ doanh thu của công ty. Năm 2007 có sự tăng đột biến trong doanh thu từ phía công ty điện lực TP.HCM, từ 58,49 tỷ năm 2006 lên tới 183,415 tỷ đồng do công ty đã trúng thầu nhiều gói cung cấp số lượng lớn vật tư thiết bị thay thế công tơ điện tử, phục vụ cho nhu cầu thay định kỳ và phát triển khách hàng mới của điện lực TP.HCM. Tuy nhiên, năm 2007 cũng có sự sụt giảm lớn trong doanh thu từ phía Công ty điện lực 1, trong đó một trong các nguyên nhân chủ yếu là công ty mẹ đã trượt các gói thầu công tơ có giá trị lớn phục vụ cho dự án cải tạo lưới điện tỉnh Cao Lộc - Lạng Sơn và Kim Bảng – Hà Nam.

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g với khách hàng. - Điều độ sản xuất, phối hợp với các phòng ban phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, điều chỉnh kế hoạch kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng và phù hợp điều kiện sản xuất thực tế của các đơn vị. - Quản lý kho bán thành phẩm và thành phẩm của công ty; thay mặt giám đốc viết các lệnh sản xuất. * Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu (30 cán bộ, công nhân viên) có nhiệm vụ: - Căn cứ vào lượng vật tư tồn kho và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để lập kế hoạch vật tư hàng năm và hàng quý. - Ký và triển khai các hợp đồng vật tư trong và ngoài nước. - Thực hiện hợp đồng với các cơ sở gia công, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, giá cả hợp lý. - Quản lý vật tư không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. - Thống kê các kho vật tư, sử dụng vật tư và thanh quyết toán vật tư. - Quản lý toàn bộ các phương tiện vận tải. * Phòng Quản lý chất lượng (62 cán bộ, công nhân viên): - Kiểm tra chất lượng các bán thành phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối của quy trình sản xuất. - Nghiên cứu các chế độ và các phương pháp kiểm tra các công đoạn sản xuất và kiểm tra trước khi xuất xưởng. - Quản lý hệ thống mẫu chuẩn, quản lý kỹ thuật các dụng cụ đo kiểm, đảm bảo thống nhất các đơn vị đo lường trong toàn công ty, nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp kiểm tra mới. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, đóng gói và vận chuyển sản phẩm. - Cùng với phòng Thiết kế - Nghiên cứu và phát triển tổ chức khảo nghiệm các sản phẩm trong công ty về các tính năng kỹ thuật để phát hiện những thiếu sót và những vấn đề cần cải tiến. - Giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm và tổ chức kiểm định nhà nước. - Áp dụng các tiêu chuẩn IEC vào trong công ty, theo dõi thường trực về ISO 9001. * Phòng Thiết kế - Nghiên cứu và phát triển (9 cán bộ, công nhân viên) có nhiệm vụ thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm hiện tại cho phù hợp nhu cầu thị trường và kế hoạch sản xuất kinh doanh. * Phòng Công nghệ (11 cán bộ, công nhân viên kỹ thuật): Thực hiện quản lý các dây chuyền công nghệ trong các phân xưởng sản xuất, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các máy móc thiết bị; nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất. * Phòng Bảo vệ (33 nhân viên): Bảo vệ trật tự trị an và tài sản công ty, giám sát việc chấp hành quy chế ra vào công ty; tiến hành tuần tra canh gác, phụ trách tự vệ, phòng chữa cháy, bão lụt,… * Khách sạn Bình Minh (64 nhân viên). Khách sạn Bình Minh, 27 Lý Thái Tổ - Hà Nội, nằm tại trung tâm thành phố, có vị trí rất thuận lợi. Khách sạn kinh doanh các dịch vụ: - 36 văn phòng đại diện nước ngoài. - 39 phòng ngủ với tiện nghi hiện đại. - Mini bar, nhà hàng. - Dịch vụ đặt vé máy bay, xe du lịch, thu đổi ngoại tệ. Hiện nay khách sạn vẫn chưa hạch toán độc lập. Khách sạn có nhóm kế toán hàng ngày hạch toán theo kiểu báo sổ và cuối tháng báo về phòng Tài chính - Kế toán để hạch toán chung với công ty. * Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch đã được tổng công ty giao, được chuyên môn hoá theo chức năng và công nghệ, bao gồm : - Phân xưởng kỹ thuật số (gồm 31 lao động): chuyên sản xuất chế tạo các loại thiết bị và chi tiết điện tử. - Phân xưởng cơ dụng (gồm 29 lao động): chịu trách nhiệm sản xuất các loại khuôn mẫu, gá lắp cung cấp cho phân xưởng sản xuất chính; bảo dưỡng, theo dõi bảo quản máy móc thiết bị và tài sản cố định của công ty. - Phân xưởng đột dập (114 lao động): nhiệm vụ chủ yếu là cắt, đột dập, gò, hàn, chuyên sản xuất phôi thiết bị để chuyển sang phân xưởng cơ khí, thiết kế gia công trọn bộ khung công tơ sắt, khung bộ số, đĩa roto,… - Phân xưởng cơ khí (95 lao động): chuyên thực hiện các công nghệ phay, bào , tiện, nguội ,… - Phân xưởng ép nhựa (51 lao động): chuyên sản xuất các chi tiết bằng nhựa, nhận các chi tiết từ phân xưởng cơ khí chuyển sang để sơn mạ rồi chuyển tới phân xưởng lắp ráp. - Phân xưởng lắp ráp 1 (170 lao động): chuyên lắp ráp thành phẩm cho các loại công tơ 1 pha. - Phân xưởng lắp ráp 2 (108 lao động): chuyên lắp ráp thành phẩm cho các loại công tơ 3 pha, máy biến dòng hạ thế, đồng hồ vôn ampe. - Phân xưởng lắp ráp 3 (Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện Hà Nội – 99 lao động) : chuyên lắp ráp các loại máy biến dòng trung thế, máy biến áp trung thế, cao thế. 2.1.3. Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam có nguồn doanh thu từ 4 hoạt động chính là sản xuẩt các thiết bị đo lường điện, kinh doanh vật tư, kinh doanh dịch vụ khách sạn và các hoạt động đầu tư tài chính. Trong 6 năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện tóm tắt qua bảng 1-Bảng chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2002-2007. Bảng 1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2002 - 2007 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng vốn KD tỷ VNĐ 60,096 61,276 68,014 70,040 74,842 528,021 - vốn cố định tỷ VNĐ 41,086 41,253 44,807 45,370 46,723 408,920 - vốn lưu động tỷ VNĐ 19,010 20,023 23,207 24,670 28,119 119,101 Tổng lao động người 820 876 911 911 916 997 Doanh thu SX tỷ VNĐ 229,455 307,431 333,164 367,608 434,656 568,880 Doanh thu XK USD 382.000 607.057 415.950 324.621 723.512 1.180.000 Lợi nhuận trước thuế tỷ VNĐ 13,00 13,149 13,765 14,00 15,689 17,867 Lợi nhuận sau thuế tỷ VNĐ 9,36 9,4672 9,9108 10,08 11,296 12,864 (Nguồn: Phòng Hành chính - Kế toán) * Vốn kinh doanh Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam có 4 nguồn thu chính: từ hoạt động sản xuất thiết bị, kinh doanh vật tư, kinh doanh dịch vụ khách sạn và đầu tư tài chính. Do đó công ty có quy mô vốn lớn, trong đó cơ cấu vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn hơn. Trước đây, nguồn vốn chủ yếu của công ty là do ngân sách cấp. Từ ngày mới thành lập, số vốn ban đầu của công ty là rất nhỏ. Số liệu về tài chính năm 1983 là: Tổng số vốn: 10.385.000 đồng. Trong đó: + vốn cố định: 5.460.000 đồng. + vốn lưu động: 4.925.000 đồng. Sau 23 năm hoạt động và phát triển, đến năm 2006, tổng vốn của công ty đã lên đến 74.842.000.000 đồng, bao gồm vốn cố định là 46.723.000.000 đồng (chiếm 62,43 %), vốn lưu động là 28.119.000.000 đồng (chiếm 37,57%). Trong đó vốn ngân sách cấp là 28 tỷ đồng, vốn do tự có là hơn 46,8 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ vốn tự có của công ty do đầu tư từ lợi nhuận là khá lớn. Các nguồn lợi nhuận của công ty thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khách sạn, trong đó có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hoá và cho thuê văn phòng, khách sạn. Một nguồn vốn khá quan trọng nữa là nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng, nguồn vốn từ tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty. Nguồn vốn vay này chủ yếu dùng cho hoạt động đầu tư thêm, đầu tư mới, nâng cấp thiết bị máy móc nhà xưởng, và một phần được bổ sung vào nguồn vốn lưu động của công ty. Đặc biệt đến năm 2007 khi Công ty Thiết bị đo điện và Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện Việt Nam được hợp nhất thành Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam, trực tiếp quản lý 7 công ty con, thì tổng vốn của Tổng công ty đã lên tới 528,021 tỷ đồng, gấp 7,06 lần so với vốn năm 2006, trong đó vốn cố định là 408,92 tỷ. * Lao động. Công ty luôn có lực lượng lao động đông đảo và có trình độ cao. Do đặc thù của sản phẩm đo lường là độ chính xác cao nên để đạt được yêu cầu này cần có nhiều yếu tố như: vật tư, nguyên vật liệu cao cấp, trang thiết bị sản xuất và kiểm tra hiện đại, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của con người. Do đó, có thể nói một thế mạnh nổi bật của công ty là trình độ năng lực của đội ngũ công nhân viên. Với 997 cán bộ công nhân viên, sau một quá trình đào tạo, đào tạo nâng cao và trải qua quá trình sản xuất thực tế lâu dài, công ty đã có được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm nghề nghiệp cao. Số cán bộ có trình độ đại học (nhiều người được đào tạo và thực hành ở nước ngoài về) là 181 người (chiếm 18,15 %), trung cấp kỹ thuật là 35 người (3,5%), công nhân kỹ thuật trên bậc 4 là 590 người (chiếm 59,19 %), còn lại là 191 công nhân bậc 3 và nhân viên phục vụ (19,16%). Chính yếu tố con người đã phản ánh hàm lượng kỹ thuật cao trong sản phẩm của công ty. Bảng 2. Bảng chỉ tiêu trình độ lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty (Đơn vị: người) Chỉ tiêu Năm 1983 1994 2002 2007 Tổng lao động 284 720 820 997 - CBCNV trình độ đại học và trên ĐH 62 134 140 181 - NV trình độ trung cấp kỹ thuật 12 24 25 35 - công nhân kỹ thuật trên bậc 4 158 424 497 590 - công nhân bậc 3 và NV phục vụ 52 138 158 191 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động ) * Thị phần. Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam là nhà cung cấp chính cho ngành điện cả nước để phục vụ cho lưới điện ở tất cả các vùng. Công ty chiếm hơn 80% thị phần trong nước, đã xuất khẩu sang nhiều nước (Nga, Philippin, Myanma, Lào, Campuchia, Butan, Mỹ, Nicaragoa, Srilanka,…) và đang tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế. 2.2. Thực trạng hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 2.2.1. Thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty. * Thị trường của công ty theo sản phẩm Các sản phẩm công ty mẹ - Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường và là mặt hàng tham gia các cuộc đấu thầu bao gồm: - Công tơ điện 1 pha cơ hoặc điện tử, 1 giá hoặc nhiều giá các loại. - Công tơ điện 3 pha cơ hoặc điện tử, 1 giá hoặc nhiều giá các loại. - Máy biến dòng hạ thế hình xuyến kiểu đúc êpôxy. - Máy biến dòng trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm dầu cách điện trong nhà và ngoài trời. - Máy biến áp đo lường trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm dầu cách điện trong nhà và ngoài trời.. - Đồng hồ Vôn – ampe. - Các sản phẩm đo lường và bảo vệ khác như: cầu chì rơi tự do trung thế,… Trong đó, mặt hàng chủ lực mà công ty tập trung sản xuất, có thị trường tiêu thụ lớn, thường đem lại doanh thu chủ yếu là các loại công tơ điện 1 pha, công tơ điện 3 pha, các loại máy biến dòng và máy biến áp. Bảng 3. Bảng sản lượng tiêu thụ và doanh thu năm 2005 - 2007 Các sản phẩm chủ yếu 2005 2006 2007 Sản lượng (chiếc) Doanh thu (tỷ VNĐ) Sản lượng (chiếc) Doanh thu (tỷ VNĐ) Sản lượng (chiếc) Doanh thu (tỷ VNĐ) Công tơ điện 1 pha 2.360.020 275,768 2.272.211 265,508 2.576.410 301,054 Công tơ điện 3 pha 74.930 26,658 100.787 35,858 118.059 42,003 Máy biến dòng hạ thế 53.524 16,764 63.131 19,773 125.564 39,327 Máy biến dòng trung thế 6.126 5,439 7.297 6,479 13.424 11,919 Máy biến áp trung thế 8.612 38,188 8.569 37,998 8.533 37,838 Đồng hồ vôn - ampe 21.689 1,446 28.512 1,901 36.790 2,453 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Thị trường ) Qua bảng trên, có thể thấy sản phẩm công tơ 1 pha và 3 pha là mặt hàng chủ lực, có sản lượng tiêu thụ và đem lại doanh thu rất lớn cho công ty. Bảng 4. Bảng sản lượng tiêu thụ công tơ 1 pha và 3 pha (Đơn vị: nghìn chiếc) Sản phẩm Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Công tơ 1 pha 1.441 2.384 2.410 2.360 2.271,2 2.576,4 Công tơ 3 pha 68,3 80,4 90,2 74,93 100,79 118,06 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Thị trường ) Sản lượng tiêu thụ phần nào phản ánh được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của công ty, phản ánh được mức độ thích ứng của sản phẩm với yêu cầu của khách hàng và quan trọng nhất là qua đó có thể đánh giá được kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sự gia tăng doanh thu chứng tỏ khối lượng sản phẩm hàng hóa bán ra ngày càng nhiều, sản phẩm của công ty ngày càng được tín nhiệm trên thị trường. * Thị trường của công ty theo khu vực địa lý. Thị trường trong nước: Công ty có các khách hàng chủ yếu là các công ty điện lực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, đó là : - Công ty điện lực 1: quản lý lưới điện các tỉnh miền Bắc. - Công ty điện lực 2: quản lý lưới điện các tỉnh miền Nam. - Công ty điện lực 3: quản lý lưới điện các tỉnh miền Trung. - Công ty điện lực Hà Nội: quản lý lưới điện thành phố Hà Nội. - Công ty điện lực TP.HCM: quản lý lưới điện TP.HCM. - Công ty điện lực TP.Hải Phòng, Đồng Nai, Hải Dương, Ninh Bình, … Bên cạnh các khách hàng lớn là các công ty điện lực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, công ty còn phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng khác như: các công ty xây lắp điện, các công ty xây dựng, các doanh nghiệp thương mại, các đơn vị có hợp đồng phân phối sản phẩm cho công ty ở khu vực miền Trung và miền Nam, những người tiêu dùng cuối cùng trực tiếp mua sản phẩm tại cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm số 10 - Trần Nguyên Hãn và nhiều cửa hàng khác trong cả nước… Thị trường quốc tế: - Xuất khẩu tại chỗ: công ty tham dự đấu thầu quốc tế cung cấp thiết bị đo lường cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và Việt Nam. Ví dụ năm 1999, công ty đã thắng thầu cung cấp thiết bị cho các dự án cải tạo lưới điện 3 thành phố Hà Nội - Hải Phòng – Nam Định bằng nguồn vốn ADB, trúng lô thầu dự án Vinh - Hạ Long, dự án khu vực Cần Thơ – Sóc Trăng,… - Xuất khẩu ra nước ngoài: công ty đã xuất khẩu sang hơn 10 nước, bao gồm: Nga, Philippin, Butan, Bangladesh, Srilanca, Mỹ, Nicaragoa, Myanma, Lào, Campuchia, Achentina. Như vậy, công ty đang có một thị trường rộng lớn, chiếm hơn 80% thị phần trong nước, quan hệ quốc tế về xuất khẩu sản phẩm ngày càng mở rộng. * Thị trường của công ty theo tiêu thức khách hàng Sau khi chuyển giao công nghệ Thuỵ Sỹ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, uy tín của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế tăng đáng kể. Điều này phản ánh qua cơ cấu khách hàng. Khách hàng của công ty không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Năm 2007, công ty đã có giao dịch mua bán với hơn 160 công ty và đơn vị sản xuất kinh doanh, xuất khẩu sang 11 nước. Các khách hàng lớn của công ty trong nước bao gồm: Công ty điện lực 1, Công ty điện lực 2, Công ty điện lực 3, Công ty điện lực Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, … Bảng 5. Doanh thu theo đối tượng khách hàng (Đơn vị: Tỷ VNĐ) Khách hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % 1.Cty điện lực 1 98,253 26,73 148,601 34,19 49,663 8,74 2.Cty điện lực 2 101,965 27,74 100,644 23,15 159,585 28,05 3.Cty điện lực 3 34,215 9,31 38,417 8,84 32,781 5,76 4.Cty điện lực Hà Nội 12,147 3,30 8,907 2,05 35,571 6,25 5.Cty điện lực TP.HCM 49,974 13,59 58,490 13,45 183,415 32,24 6.Cty điện lực Đồng Nai 12,857 3,49 13,762 3,17 18,621 3,27 7.Các khách hàng khác 47,452 12,91 54,259 12,48 70,364 12,37 8.Xuất khẩu 10,745 2,93 11,576 2,67 18,880 3,32 Cộng 367,608 100 434,656 100 568,880 100 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Thị trường ) Công ty điện lực 1, 2 và điện lực thành phố Hồ Chí Minh luôn là các khách hàng lớn của công ty, chiếm tỉ trọng doanh thu lớn trong toàn bộ doanh thu của công ty. Năm 2007 có sự tăng đột biến trong doanh thu từ phía công ty điện lực TP.HCM, từ 58,49 tỷ năm 2006 lên tới 183,415 tỷ đồng do công ty đã trúng thầu nhiều gói cung cấp số lượng lớn vật tư thiết bị thay thế công tơ điện tử, phục vụ cho nhu cầu thay định kỳ và phát triển khách hàng mới của điện lực TP.HCM. Tuy nhiên, năm 2007 cũng có sự sụt giảm lớn trong doanh thu từ phía Công ty điện lực 1, trong đó một trong các nguyên nhân chủ yếu là công ty mẹ đã trượt các gói thầu công tơ có giá trị lớn phục vụ cho dự án cải tạo lưới điện tỉnh Cao Lộc - Lạng Sơn và Kim Bảng – Hà Nam. 2.2.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin nhằm xác định các gói thầu có thể tham dự. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm kiếm thông tin về các gói thầu, các dự án sắp được tổ chức đấu thầu là nhiệm vụ đầu tiên khi công ty muốn hoạt động trong lĩnh vực này. Hoạt động này do Phòng Marketing trực thuộc Phòng Kế hoạch-Thị trường phụ trách và được tổ chức khá bài bản, chuyên nghiệp vì nó liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, không chỉ từ các phương tiện truyền thông đại chúng, các tạp chí chuyên ngành mà công ty còn chủ động trực tiếp liên hệ với Tập đoàn điện lực Việt Nam để nắm bắt chủ trương đầu tư phát triển của ngành điện, liên hệ với các công ty điện lực, các cơ sở điện lực, các công ty xây lắp điện và tất cả khách hàng trong cả nước để nắm bắt nhu cầu, tạo dựng mối quan hệ, giới thiệu quảng bá về công ty, xây dựng sự tin tưởng nơi khách hàng để họ gửi hồ sơ mời thầu cho công ty khi có nhu cầu tổ chức đấu thầu mua sắm. 2.2.3. Chuẩn bị các điều kiện để tham gia dự thầu. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, xác định được các khách hàng tiềm năng, công ty gửi các catalogue giới thiệu về sản phẩm phù hợp theo yêu cầu của họ. Khi nhận được Hồ sơ mời thầu, nghiên cứu kỹ các yêu cầu của bên mời thầu, công ty sẽ phân tích khả năng tài chính và năng lực của mình có phù hợp không. Khi có quyết định tham gia từ ban giám đốc, Phòng Kế hoạch-Thị trường sẽ phối hợp với các phòng ban khác như Phòng Thiết kế, Phòng Quản lý chất lượng và Phòng Tài chính-Kế toán chuẩn bị Hồ sơ dự thầu hoặc Chào giá cạnh tranh. Hồ sơ dự thầu thường được chuẩn bị theo mẫu nêu trong Hồ sơ mời thầu do bên mời thầu gửi đến. Trong Hồ sơ dự thầu, Phòng Thiết kế sẽ chuẩn bị phần Hồ sơ chào kỹ thuật, bao gồm: đặc tính kỹ thuật của sản phẩm trong phạm vi cung cấp, bảng kê dữ liệu kỹ thuật chào thầu, bản vẽ thiết kế và các quy định của phần chào kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu kèm theo. Phòng Quản lý chất lượng có nhiệm vụ cung cấp các chứng chỉ kiểm định: các type test và routine test như trong Hồ sơ mời thầu. Phòng Kế hoạch-Thị trường chuẩn bị phần chào thương mại, bao gồm biểu giá và các điều kiện giao hàng, các quy định về thương mại như trong hồ sơ mời thầu. Phòng Kế toán-Tài chính sẽ cung cấp các báo cáo tài chính, các bảng kê tài chính nhằm chứng minh công ty đủ năng lực tài chính để tham gia vào gói thầu đó. 2.2.4. Tham gia dự thầu và ký kết, thực hiện hợp đồng nếu thắng thầu. Sau khi chuẩn bị xong các điều kiện trong Hồ sơ dự thầu, Phòng Kế hoạch-Thị trường sẽ thực hiện tiếp các thủ tục dự thầu, nộp Hồ sơ dự thầu theo đúng thời gian và địa điểm theo quy định bên mời thầu. Trừ các hợp đồng nhỏ có số lượng sản phẩm cung ứng và tổng giá trị không lớn, công ty đã có sẵn sản phẩm trong kho thành phẩm, thì đa phần các gói thầu trúng thầu của công ty đều là các gói thầu có giá trị lớn, sử dụng vốn của chủ đầu tư hoặc vốn vay của bên thứ 3. Do đó, khi trúng thầu, sau khi ký kết hợp đồng, công ty sẽ lên kế hoạch sản xuất cụ thể và tiến hành theo đúng tiến độ nêu trong hợp đồng. Hoạt động sản xuất được diễn ra nhanh chóng vì công ty luôn có nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào ổn định, lâu dài và đảm bảo chất lượng; chu trình sản xuất đồng bộ, khép kín. Do sản phẩm của công ty là loại sản phẩm đo lường chính xác gồm rất nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi độ chính xác và đồng bộ cao nên mỗi phân xưởng, mỗi bộ phận chuyên sản xuất một số chi tiết nhất định. Tại mỗi phân xưởng sản xuất đều có bộ phận kiểm tra máy móc, khuôn mẫu và chất lượng bán thành phẩm theo mỗi công đoạn trên dây chuyền sản xuất. Do đó, có thể nói chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo tối đa, công ty luôn thực hiện tốt các hợp đồng được trao. 2.2.5. Kết quả tham gia dự thầu qua các năm. Để đánh giá khái quát kết quả công tác dự thầu của công ty, có thể sử dụng các chỉ tiêu như: số lượng gói thầu trúng thầu, giá trị trúng thầu và xác suất trúng thầu trong năm. Khi đánh giá cụ thể về vai trò của công tác dự thầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì thường sử dụng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đem lại từ hoạt động dự thầu. Số lượng gói thầu trúng thầu: là số gói thầu mà công ty tham gia dự thầu và giành được hợp đồng thực hiện. Giá trị trúng thầu: là tổng giá trị của tất cả các gói thầu công ty đã trúng thầu trong năm. Xác suất trúng thầu: được biểu hiện chi tiết dưới hai chỉ tiêu là xác suất trúng thầu về số lượng và xác suất trúng thầu về giá trị. Xác suất trúng thầu về số lượng là tỉ số giữa số gói thầu trúng thầu trên tổng số gói thầu đã dự thầu, còn xác suất trúng thầu về giá trị là tỉ số giữa giá trị trúng thầu trên tổng giá trị của tất cả các gói thầu đã tham gia dự thầu. Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty. Doanh thu được hiểu “là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và thu từ phần trợ giá của nhà nước khi thực hiện việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước”. Lợi nhuận là số tiền thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của phần lớn các công ty. Lợi nhuận càng lớn chứng tỏ công ty làm ăn càng có hiệu quả và ngược lại. Tỉ trọng doanh thu và lợi nhuận đem lại từ hoạt động dự thầu càng lớn chứng tỏ hoạt động dự thầu càng có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây, công ty thường xuyên tham gia các cuộc đấu thầu quy mô lớn và vừa, trung bình một năm công ty dự thầu khoảng 70 gói thầu và xác suất trúng thầu càng ngày càng tăng qua các năm. Bảng 6. Số lượng gói thầu và giá trị trúng thầu trong 4 năm 2004-2007 Năm Số gói thầu tham dự Số gói thầu trúng thầu Giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu Xác suất trúng thầu (%) Số lượng Giá trị (VNĐ) Số lượng Giá trị (VNĐ) Số lượng Giá trị 2004 44 137.303.995.200 24 78.125.973.270 3.255.248.886 54.54 56.9 2005 53 328.559.613.514 31 189.578.897.520 6.115.448.306 58.49 57.7 2006 87 388.059.390.000 47 271.641.573.000 5.779.607.936 61.04 70.0 2007 95 543.159.626.845 69 486.127.865.925 7.045.331.397 81.18 89.5 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Thị trường). Có thể thấy, qua các năm, công tác dự thầu của công ty ngày càng tiến bộ không chỉ về số lượng mà còn về quy mô, thể hiện ở số lượng gói thầu tham dự mỗi năm, giá trị trúng thầu và xác suất trúng thầu đều tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy năng lực của công ty ngày càng phát triển, ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng và ký được các hợp đồng quan trọng có giá trị lớn. Biểu đồ 1. Số lượng gói thầu trúng thầu qua các năm. Năm 2004, công ty chỉ trúng 24/44 gói thầu tham dự (bao gồm cả thầu chính, thầu phụ và chào hàng cạnh tranh), thì năm 2005 đã trúng 31 gói (tăng 29,2%), năm 2006 trúng 47 gói (tăng 51,6% so với 2004 và gần gấp đôi so với 2004). Số lượng các lô thầu chính, thầu phụ và chào hàng cạnh tranh công ty tham dự tăng đột biến (tham dự 87 gói so với 53 gói của năm 2005, tăng 64,2%). Đặc biệt đến cuối năm 2007, công ty đã trúng được 69 gói thầu trên tổng số 95 gói thầu tham dự, và vẫn đang được xét thầu 15 gói. Giá trị trúng thầu cũng có tốc độ phát triển nhanh và tăng đều qua các năm, từ 78.125.973.270 đồng năm 2004 tăng lên 189.578.897.520 đồng năm 2006 (gấp 2,4 lần), đến 2007 đạt giá trị lớn nhất là 486.127.865.925 đồng, gấp 6,2 lần so với 2004 và 1,79 lần năm 2006. Xác suất trúng thầu cũng tăng đều cả về % số lượng gói thầu trúng và % giá trị trúng thầu, trong đó xác suất trúng về giá trị cao hơn xác suất trúng về số lượng, chứng tỏ các gói thầu mà công ty trúng đều có giá trị lớn. Biểu đồ 2. Giá trị trúng thầu qua các năm. Để tìm hiểu chung về công tác dự thầu, đánh giá quy mô, giá trị các hợp đồng mà công ty có khả năng thực hiện, có thể xem xét ví dụ về một số hợp đồng lớn mà công ty đã trúng thầu và thực hiện thời gian qua: TT Tên dự án Chủ đầu tư/ Nhà thầu chính Phạm vi cung cấp Giá trị VNĐ Năm thực hiện 1 Cung cấp VTTB kế hoạch năm 2006 cho nhu cầu SXKD & dự phòng đầu năm của công ty điện lực 2 PC2 CV các loại 5/20A=24981 cái 10/110A=126.036 cái 17.361.313.250 có VAT 1/2006 2 Cung cấp điện kế cơ 1 pha & 3pha cho nhu cầu 6 tháng đầu năm 2006 của ĐLTPHCM Công ty ĐL TPHCM CV=231.000 cái MV= 4600 cái 29.989.910.000 có VAT 2/2006 3 Cung cấp điện kế, TU, TI, BD cho nhu cầu năm 2006 của Công ty điện lực Đồng Nai Công ty ĐL Đồng Nai CV các loại, TU,TI trung thế, Biến dòng hạ thế 10.087.360.000 có VAT 2/2006 4 Cung cấp VTTB đợt 1 năm 2007 của công ty Điện lực 2 PC2 CV=220.000 cái MV=2.500 cái 31.143.000.000 có VAT 1/2007 5 Cung cấp VTTB nhu cầu SCL, SCTX, XDCB cty ĐL TPHCM HCMCPC TI trung thế = 4042 cái 13.941.144.000 có VAT 1/2007 6 Cung cấp VTTB cho n/cầu SXKD &dự phòng đầu năm 2007 của Cty Điện lực 3 PC3 CV các loại 5/20A=107.675 10/40A=11.450 20/80A=410 15.803.689.125 1/2007 7 Chào giá TI các loại cho n/cầu SX KD năm 2007 của cty ĐL Hải Phòng Công ty Điện lực Hải Phòng TI, TU các loại 978.645.000 2/2007 8 Hồ sơ chỉ định thầu cung cấp công tơ 1pha,3pha cho n/cầu 2007 ĐL Điện Biên Điện lực Điện Biên – PC1 CV, MV các loại 1.798.000.000 3/2007 (chọn EMIC lấy theo hợp đồng nguyên tắc PC1/HĐ) 9 …. … Để đánh giá chính xác năng lực đấu thầu của công ty, không chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu như số lượng gói thầu trúng thầu, giá trị trúng thầu, xác suất trúng thầu mà còn cần quan tâm đến tỉ trọng đóng góp vào doanh thu và l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20513.doc
Tài liệu liên quan