CHƯƠNG I: 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ TRONG DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU 1
I. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhập khẩu 1
1. Khái niệm 1
2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu 1
II. Tổ chức hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị trong doanh nghiệp của ngành đóng tàu 3
1. Nội dung hoạt động nhập khẩu 3
1.1 Điều tra nghiên cứu thị trường 3
1.2 Xây dựng chiến lược, kế hoạch nhập khẩu 5
1.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng 5
1.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư 6
1.5 Tổ chức hoạt động bán hàng nhập khẩu 13
2. Các phương thức nhập khẩu vật tư thiết bị trong doanh nghiệp đóng tàu 13
2.1 Nhập khẩu uỷ thác 13
2.2 Nhập khẩu trực tiếp 14
2.3 Nhập khẩu đối lưu (Counter – trade) 15
2.4 Đấu thầu nhập khẩu 16
II. Những nhân tố tác động đến hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của doanh nghiệp đóng tàu 17
1. Nhân tố khách quan 17
1.1 Ảnh hưởng của chính sách. luật pháp trong nước và quốc tế 17
1.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ vật tư nhập khẩu 17
1.3 Ảnh hưởng của biến động thị trường trong và ngoài nước 18
1.4 Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải – liên lạc 18
1.5 Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng 19
2 .Nhân tố chủ quan 20
2.1 Ảnh hưởng của trình độ quản lý 20
2.2 Ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực 20
2.3 Ảnh hưởng của cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp 21
CHƯƠNG II: 22
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY XNK VINASHIN 22
I. Giới thiệu chung về Công ty XNK Vinashin 22
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22
2. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty 24
2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty 24
2.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty và các phòng ban 24
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 26
3.1 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh 26
3.2 Đặc điểm về thị trường kinh doanh 28
3.3 Đặc điểm về vốn 29
3.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực 30
4 Kết quả hoạt động kinh doanh 31
II. Tình hình hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị tại Công ty XNK Vinashin 33
1. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty 33
2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu 34
2.1 Các mặt hàng nhập khẩu 34
2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu vật tư thiết bị. 36
2.3 Thị trường nhập khẩu vật tư thiết bị 39
2.3 Các hình thức nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty 42
2.4.1 Nhập khẩu thông qua hợp đồng uỷ thác 42
2.4.2 Nhập khẩu thông qua hợp đồng mua bán trực tiếp 45
3.Tổ chức hoạt động nhập khẩu ở công ty 48
3.1 Các bộ phận nhập khẩu của công ty 48
3.2 Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác nhập khẩu. 49
3.3 Đàm phán ký kết hợp đồng 49
3.4 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 51
II. Kết quả hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị tại Công ty XNK Vinashin 56
1. Những ưu điểm trong hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị 56
2. Những hạn chế trong hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị 57
CHƯƠNG III. 60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY XNK VINASHIN 60
I. Cơ sở đề xuất các biện pháp đối với hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty 60
1. Định hướng phát triển của Tập đoàn CNTT Việt Nam 60
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới 62
3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu của công ty 64
II. Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu tại Công ty XNK Vinashin 66
1. Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường vật tư thiết bị đóng tàu 66
2. Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu 68
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70
4. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả 71
5. Những biện pháp khác 72
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị tại Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc từ Bắc vào Nam, đặc biệt là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên đóng tàu Bạch Đằng
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên đóng tàu Phà Rừng
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên đóng tàu Hạ Long
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây lắp và Công nghiệp tàu thuỷ miền Trung
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Nha Trang
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn
Nhà máy đóng tàu Hải Dương
Nhà máy đóng tàu Sông Cấm
Nhà máy đóng tàu Nam Hà
Nhà máy đóng tàu Tam Bạc
……
3.3 Đặc điểm về vốn
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì vốn điều lệ của công ty là 478 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin khi đăng ký kinh doanh chính là số vốn của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, do đó vốn của Công ty XNK Vinashin phụ thuộc vào Tập đoàn.
Công ty XNK Vinashin chủ yếu sử dụng vốn từ 3 nguồn chính:
- Vốn vay ngân hàng
- Vốn chiếm dụng ( khách hàng ứng trước)
- Vốn tập đoàn
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Công ty XNK Vinashin
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Nợ phải trả
22.178.505.002
370.038.547.804
768.124.552.008
Trong đó:
- Vay và nợ ngắn hạn
- Người mua trả tiền trước
3.273.056.128
16.244.143.648
162.642.431.792
106.275.488.126
313.566.805.296
375.427.645.405
2
Vốn chủ sở hữu
362.815.092
1.464.563.077
11.225.468.379
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua bảng tình hình sử dụng vốn của Công ty ta thấy, nguồn vốn của Công ty chủ yếu là do khách hàng ứng tiền trước (năm 2007 chiếm khoảng 48%), vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn của Công ty ( năm 2007 vốn chủ sở hữu chiếm 14%) nên rủi ro của Công ty khá cao mặc dù tổng nguồn vốn lớn. Công ty XNK Vinashin phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Công ty có 39 cán bộ công nhân viên đều có trình độ đại học và sau đại học gồm có:
01 Giám đốc
01 Phó giám đốc
Phòng nội chính có 10 nhân viên
Phòng kinh doanh có 9 nhân viên
Phòng giao nhận có 2 nhân viên
Phòng kế hoạch dự án có 7 nhân viên
Văn phòng đại diện Hải Phòng có 6 nhân viên
Văn phòng đại diện trong thành phố Hồ Chí Minh: có 3 nhân viên
100% cán bộ công nhân viên trong Công ty XNK Vinashin đều có trình độ Đại học và trên Đại học, 98% cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong giao dịch đàm phán với đối tác nước ngoài do đó Công ty XNK Vinashin luôn đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của khách hàng trong nước. Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ nhân viên của Công ty. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty đều là những người trẻ tuổi nên rất nhạy bén với nhu cầu khách hàng, sớm bắt kịp được với những thay đổi của thị trường. Đây là một trong những điểm mạnh của Công ty nhằm nâng cao uy tín với khách hàng.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ đóng tàu được coi là hoạt động chủ chốt và có vai trò quan trọng nhất của Công ty XNK Vinashin. Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty như: thép tấm, thép hình, máy chính, sơn, cẩu trên boong, hệ trục, máy lái, xuồng và phao cứu sinh …. Có thể nói ngoài những thiết bị đóng tàu mà trong nước sản xuất được, công ty nhập tất cả các thiết bị và vật tư nước ngoài để phục vụ đóng tàu. Tính đến hết năm 2007, công ty đã ký kết được 220 hợp đồng với các nhà nhập khẩu trên thế giới. Số lượng hợp đồng ký kết tăng dần qua các năm.
Sau đây là kết quả tài chính của hoạt động nhập khẩu hàng của công ty XNK Vinashin trong giai đoạn 2004-2007
Bảng 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
14.380.342.337
141.335.300.694
259.243.229.745
2
Giá vốn hàng bán
14.113.896.051
132.674.975.529
246.560.286.526
3
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
266.446.786
8.660.325.165
12.682.943.219
4
Doanh thu hoạt động tài chính
122.423.593
1.541.055.940
2.121.630.250
5
Chi phí tài chính
69.447.642
7.336.068.420
8.635.932.709
Trong đó: chi phí lãi vay
6.788.788.460
7.821.568.122
6
Chi phí bán hàng
-
-
-
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
229.326.504
1.698.541.907
2.279.992.314
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
90.096.233
1.166.770.778
3.888.648.446
9
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
90.096.233
1.166.770.778
3.888.648.446
10
Chi phí thuế TNDN hiện hành
25.226.945
326.695.818
1.088.821.565
11
Lợi nhuận sau thuế TNDN
64.869.288
840.074.960
2.799.826.881
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nhìn vào kết quả tài chính trên ta có thể thấy rằng lợi nhuận của công ty qua các năm tăng dần, đặc biệt trong năm 2006 doanh thu tăng gấp 10 lần so với 2005 và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 12 lần so với năm 2005 nguyên nhân là do Công ty trong năm 2006 đã ký kết được nhiều hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn hơn năm 2005. Trên đà phát triển đó, tiếp thu những thành tựu đã đạt được, năm 2007 doanh thu của Công ty tăng gấp 2 lần, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy hoạt động nhập khẩu của công ty ngày càng phát triển, công tác quản lý của công ty không ngừng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp đóng tàu ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
II. Tình hình hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị tại Công ty XNK Vinashin
Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty XNK Vinashin
Đơn vị tính: VNĐ
Thứ tự
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Kim ngạch xuất khẩu
0
0
0
2
Kim ngạch nhập khẩu
106.835.792.419
1.128.750.629.522
2.247.680.034.484
3
Tổng kim ngạch XNK
106.835.792.419
1.128.750.629.522
2.247.680.034.484
(Nguồn : Phòng kế toán)
Từ bảng trên ta có thể thấy hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin tăng dần qua các năm cả về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt là năm 2007 kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Có kết quả như vậy là do trong năm 2007 là năm đầu tiên Tổng Công ty tàu thuỷ Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn, các đơn vị đóng mới tàu thuỷ của Tập đoàn đã tiến hành đóng mới trên 120 gam sản phẩm các loại và đã hoàn thành bàn giao trên 50 sản phẩm ; ngoài ra tại các công ty đóng tàu thuộc Tập đoàn cũng đã tiến hành đóng mới hàng loạt các tàu vừa và nhỏ, tàu kéo tàu đẩy, tàu đánh cá,… phục vụ thị trường trong nước,.. nên nhu cầu về vật tư thiết bị đóng tàu tăng mạnh trong năm 2007.
Mặt hàng nhập khẩu của Công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động đóng tàu, sửa chữa tàu thuỷ như: thép tấm, thép hình, máy chính, máy phát điện, thiết bị lái, các loại bơm, van ống,… Hiện nay, Công ty có quan hệ thương mại với rất nhiều quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Đức, Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Nga,… Vì đặc điểm của mặt hàng vật tư thiết bị là: giá trị mặt hàng lớn, khối lượng hàng cồng kềnh nên công ty thường sử dụng phương thức vận tải bằng đường biển để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu
2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu
Các mặt hàng nhập khẩu
Ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp nặng đang phát triển hiện nay tại Việt Nam. Số lượng tàu thuỷ mà Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đóng mỗi năm ngày một tăng cả về quy mô và chất lượng. Để phục vụ cho nhu cầu của ngành đóng tàu, công ty XNK Vinashin phải nhập khẩu rất nhiều chủng loại vật tư thiết bị, máy móc như thép tấm, thép hình, các loại sơn, …….. Hiện nay trong nước mới cung cấp được một số loại sơn tàu thuỷ thông thường và một số loại vật tư đơn giản: vật liệu phụ chết tạo thân tàu như que hàn, vật liệu nội thất, một số loại bơm quạt, máy nén khí và nồi hơi,…Các vật tư còn lại phải tiến hành nhập khẩu từ nước ngoài.
Thép tấm và thép hình
Thép tấm và thép hình là loại mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu cao vì nó là nguồn vật tư chính trong việc chế tạo vỏ tàu. Loại vật tư này chiếm từ 15% đến 20% giá thành của tàu. Hai loại thép này phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài vì doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam chưa sản xuất được loại thép phục vụ cho ngành đóng tàu nên giá cả của mặt hàng này phụ thuộc và giá của thị trường thế giới. Do đó đây là mặt hàng nhập khẩu thường xuyên của Công ty XNK Vinashin.
Thép tấm và thép hình được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc do giá thành thép của Trung Quốc khá rẻ, ngoài ra còn có thể nhập khẩu thép từ Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng không nhiều vì giá thành thép của Hàn Quốc, Nhật Bản cao hơn so với Trung Quốc.
Máy chính, hệ trục và chân vịt:
Máy chính để lai thiết bị đẩy trên tàu, là thiết bị chính tạo ra sự di chuyển của con tàu. Máy chính truyền lực qua hệ trục tới chân vịt tạo ra lực đẩy đưa con tàu đi. Máy chính, hệ trục và chân vịt chiếm khoảng 10% giá trị của một con tàu.
Máy phát điện:
Máy phát điện phát ra nguồn điện phục vụ mọi hoạt động của con tàu. Máy phát điện chiếm khoảng 5% giá thành của tàu.
Các chủng loại van, ống
Các loại van gồm có: van đóng mở bằng tay, van đóng mở bằng điện, bằng thuỷ lực, đóng mở bằng khí,… được làm bằng loại vật liệu gang đúc, thép đúc, đồng, thép không gỉ; các loại ống gồm có: ống chịu áp lực, ống dẫn nước được chế tạo bằng thép, mạ kẽm, ống dùng để điều khiển chế tạo bằng đồng, thép không gỉ… Các loại van, ống cũng là những vật tư được sử dụng nhiều trong đóng tàu, nó được dùng trong các hệ thống trên tàu như: hệ thống chữa cháy, hệ thống nước làm mát máy chính, máy phụ, điều hoà, máy nén khí, hệ thống điều khiển thuỷ lực, hệ thống dầu bôi trơn, hệ thống nước sinh hoạt, nước thải…. Loại vật tư này đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao vì luôn phải chịu áp lực cao, nhiệt độ khắc nghiệt nên các doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa sản xuất được.
Nguồn nhập khẩu chủ yếu của các loại van, ống là các nhà sản xuất Hàn Quốc, Trung Quốc vì họ vừa có giá cả cạnh tranh lại vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Các loại bơm:
Các loại bơm gồm có: bơm cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của máy chính, máy phát điện; bơm nước biển, nước ngọt để làm mát các máy và phục vụ sinh hoạt trên tàu; bơm cứu hoả; bơm nước ra vào tàu phục vụ việc dằn tàu trong quá trình khai thác
Thiết bị lái, thiết bị neo, chằng buộc tàu:
Thiết bị lái: máy lái, bánh lái có tác dụng chuyển hướng con tàu. Thiết bị neo tàu sử dụng khi tàu không hoạt động
Thiết bị cẩu hàng:
Thiết bị cẩu hàng dùng trong các loại tàu chở hàng rời, hàng bách hoá. Với tàu chở dầu hoặc chở chất lỏng sử dụng các loại bơm thay cho thiết bị cẩu hàng
Thiết bị nghi khí hàng hải
Thiết bị nghi khí hàng hải gồm có: Thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị định vị vệ tinh, thiết bị ra đa để quan sát vật cản trên đường, thiết bị dự báo thời tiết, thiết bị nhận dạng tàu, thiết bị cảnh báo an ninh, thiết bị hải đồ,…
Các loại vật tư khác:
Để phục vụ cho hoạt động đóng tàu, Công ty XNK Vinashin phải nhập khẩu rất nhiều các loại vật tư khác như: Các loại quạt: phục vụ thông gió hầm hàng, buồng hàng và các khu vực cabin, hầm, khoang tàu, kho; Thiết bị điều hoà, thiết bị chữa cháy bằng nước, bằng bọt, bằng CO2, …
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu vật tư thiết bị.
Trong những vật tư thiết bị đóng tàu mà Công ty XNK Vinashin nhập khẩu từ nước ngoài thì thép tấm, thép hình, máy chính, hệ trục và chân vịt, máy phát điện là những vật tư chiếm tỷ trọng cao vì đó là những vật tư có giá thành cao. Ví dụ như thép tấm và thép hình chiếm tới 10% đến 15% giá thành của một con tàu.
Bảng 5: Cơ cấu vật tư thiết bị nhập khẩu năm 2007
Thứ tự
Tên vật tư thiết bị
Giá trị NK
Tỷ trọng
1
Thép tấm, thép hình, thép ống, van
539.443.208.276
24%
2
Máy chính, hệ trục, chân vịt
449.536.006.896,80
20%
3
Máy phát điện, máy lọc, máy làm nước ngọt, máy nén khí, nồi hơi
337.152.005.172,60
15%
4
Thiết bị lái, nghi khí hàng hải, thông tin liên lạc
202.291.203.103,56
9%
5
Các loại bơm, quạt, thiết bị điều hoà, thiết bị trao đổi nhiệt
247.244.803.793,24
11%
6
Thiết bị boong, cần cẩu, nội thất, chữa cháy, cứu sinh
269.721.604.138,08
12%
7
Các vật tư thiết bị khác (cáp điện, tủ bảng điện, thiết bị chống ăn mòn thân tàu, thiết bị nhà bếp, trang bị sinh hoạt cho thuyền viên …)
202.291.203.103,56
9%
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Biểu đồ 1: Cơ cấu vật tư thiết bị nhập khẩu năm 2007
2.3 Thị trường nhập khẩu vật tư thiết bị
Để lựa chọn một nhà cung cấp vật tư thiết bị đóng tàu để ký hợp đồng, Công ty XNK Vinashin phải căn cứ trên nhiều phương diện, yếu tố: chất lượng, giá cả, tính ổn định của nguồn hàng, thời gian giao hàng,…Hiện nay, Công ty XNK Vinashin có quan hệ thương mại với rất nhiều thị trường trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Nga,…
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị theo từng thị trường:
Đơn vị tính: VNĐ
TT
Thị trường nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu
2005
2006
2007
Nhập khẩu
106.835.792.419
1.128.750.629.522
2.247.680.034.484
1
Trung Quốc
27.568.423.895
263.562.890.837
420.863.458.752
2
Nhật
22.700.526.863
156.125.789.563
280.596.321.458
3
Hàn Quốc
41.204.128.924
289.005.893.562
551.521.869.720
4
EU
8.657.890.245
148.231.458.160
360.247.582.452
5
Singapore
4.425.126.780
185.720.563.891
298.000.485.121
6
Nga
1.074.456.712
47.622.382.179
185.845.637.124
7
Thị trường khác
1.205.236.000
38.481.651.330
150.604.679.857
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của công ty XNK Vinashin)
Thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn với hơn 1 tỷ dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong những năm qua. Hiện nay Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu và đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp tàu thuỷ khá phát triển, đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc có thể sản xuất tất cả các chủng loại vật tư thiết bị phục vụ cho việc đóng tàu với mức giá rất cạnh tranh. Do đó đối với ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam nói chung và công ty XNK Vinashin nói riêng thì Trung Quốc là thị trường cung cấp vật tư thiết bị đóng tàu lớn chiếm từ 20% đến 25 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc như: thép tấm, thép hình, các loại van, ống, máy chính, hệ thống phát điện, cần cẩu, máy lái, các loại bơm, quạt,…..chuyên dùng. Các loại thép tấm và thép hình chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc do mặt hàng này có đặc thù kích thước và trọng lượng lớn nên chi phí vận tải cao, Trung Quốc có vị trí ngay sát Việt Nam, có cảng biển nối liền nên việc nhập khẩu thép tấm và thép hình từ Trung Quốc sẽ giảm đáng kể chi phí vận tải.
Ngoài ra Trung Quốc có chủng loại và giá cả các mặt hàng rất đa dạng phong phú, tạo nên nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Cùng một vật tư, thiết bị như nhau nhưng lại có nhiều mức giá khác nhau do chất lượng khác nhau, điều này giúp các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng chủ tàu, từng hợp đồng đóng tàu và mức độ đầu tư của chủ tàu để lựa chọn loại vật tư với mức giá cả cho phù hợp.
Thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới phát triển, thuộc nhóm NIC. Trong suốt những năm qua, Hàn Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng khoa hoa kỹ thuật vào sản xuất và đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp tàu thuỷ. Hiện nay hầu hết các chủ tàu lớn trên thế giới ở Mỹ và Châu Âu đều ký kết hợp đồng đóng tàu với các công ty đóng tàu của Hàn Quốc.
Những thiết bị vật tư đóng tàu nhập từ Hàn Quốc như: thép tấm, thép hình, các loại ống, van, thiết bị phát điện, máy chính, …. Các vật tư thiết bị đóng tàu của Hàn Quốc đều có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của ngành đóng tàu nên Công ty XNK Vinashin thường xuyên nhập khẩu vật tư thiết bị từ các nhà sản xuất của Hàn Quốc mặc dù chủng loại và giá cả không đa dạng như vật tư thiết bị của Trung Quốc.
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia phát triển, có nền khoa học tiên tiến, luôn áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ và đời sống sản xuất. Mặc dù ngành công nghiệp tàu thuỷ chỉ đứng vị trí số hai thế giới, sau Hàn Quốc nhưng công nghệ đóng tàu của Nhật lại tiên tiến nhất thế giới. Những vật tư thiết bị đóng tàu của Nhật có chất lượng cao nhưng giá cả cũng rất cao. Công ty XNK Vinashin thường chỉ nhập khẩu từ Nhật Bản những vật tư đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao, có những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật
Thị trường Châu Âu:
Châu Âu là một thị trường rộng lớn, có rất nhiều quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển như Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Ba Lan,… Các vật tư thiết bị đóng tàu của Châu Âu có chất lượng cao nhưng đồng thời giá cả cũng rất cao. Do đó những vật tư thiết bị được nhập từ châu Âu chủ yếu là do yêu cầu của chính các chủ tàu Châu Âu khi đến đóng tàu tại Việt Nam
Các hình thức nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty
Bảng 7: Hình thức nhập khẩu vật tư thiết bị
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Kim ngạch nhập khẩu
1.128.750.629.522
100%
2.247.680.034.484
100%
Nhập khẩu
uỷ thác
993.300.553.979
88%
1.950.986.269.932
86,8%
Nhập khẩu
trực tiếp
135.450.075.543
12%
296.693.764.552
13,2%
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của công ty XNK Vinashin)
2.4.1 Nhập khẩu thông qua hợp đồng uỷ thác
Theo hợp đồng uỷ thác, đơn vị đặt hàng gọi tắt là bên uỷ thác ( bên A) giao cho Công ty XNK Vinashin gọi là bên nhận uỷ thác (bên B) tiến hành nhập khẩu một số vật tư thiết bị nhất định. Công ty XNK Vinashin phải ký kết hợp đồng nhập khẩu với danh nghĩa của chính mình nhưng bằng chi phí của bên uỷ thác. Hợp đồng nhập khẩu của công ty XNK Vinashin với nhà sản xuất và các phụ lục kèm theo là một phần không thể tách rời của hợp đồng uỷ thác. Về cơ bản hợp đồng uỷ thácgồm 5 điều khoản: Đối tượng của hợp đồng, Giá cả, phương thức thanh toán và thời hạn, địa điểm giao hàng; Trách nhiệm của các bên; Bất khả kháng; Cam kết chung. Các hợp đồng uỷ thác đều nêu rõ trách nhiệm của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác như sau:
- Bên uỷ thác nhập khẩu phải:
+ Thanh toán đúng, đủ cho Công ty XNK Vinashin giá trị hàng hoá nhập khẩu, tiền thuế GTGT, thuế nhập khẩu (nếu có) và phí uỷ thác thông thường theo tiến độ thanh toán như sau:
Thanh toán lần 1: 90% giá trị hoá đơn yêu cầu thanh toán của nhà sản xuất theo hợp đồng nhập khẩu trong phụ lục của hợp đồng uỷ thác này và các khoản thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu có) sẽ được bên A thanh toán theo tiến độ L/C sau khi bên A nhận được hàng tại cảng đến và bộ chứng từ sau:
1. Vận đơn đường biển
2. Hoá đơn thương mại
3. Chứng từ bảo hiểm mọi rủi ro có giá trị 110% giá trị hợp đồng
4. Chứng chỉ xuất xứ
5. Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất
6. Bản kê chi tiết hàng hoá
Thanh toán lần 2: Phí uỷ thác sẽ được bên A thanh toán không chậm quá số ngày quy định cho bên B sau khi bên B giao hàng cho bên A và bàn giao cho bên A bộ chứng từ gồm:
1. Biên bản bàn giao hàng
2. Hoá đơn phí uỷ thác
+ Bên uỷ thác phải chịu mọi chi phí phát sinh trong trường hợp không thanh toán đúng hạn cho bên B như: thanh toán trực tiếp mọi chi phí tín dụng phát sinh trên số tiền chậm trả cho Công ty tài chính CNTT (VFC) hoặc các tổ chức tín dụng khác theo thông báo thu lãi hàng tháng cho đến khi hoàn tất việc thanh toán
+ Bên uỷ thác tiếp nhận bộ chứng từ nhận hàng và chuẩn bị đầy đủ máy móc phương tiện tiếp nhận hàng hoá theo đúng tiến độ mà hai bên đã định tại địa điểm nhận hàng quy định trong hợp đồng
+ Bên uỷ thác có quyền yêu cầu giám định bởi bên thứ ba. Kết quả giám định là kết quả cuối cùng mà hai bên phải chấp nhận, chi phí giám định do bên A chịu khi chất lượng, xuất xứ hàng hoá thoả mãn đúng tiêu chuẩn đã được nêu trong hợp đồng nhập khẩu.
+ Bên uỷ thác phải trả chi phí lưu kho lưu bãi phát sinh do lỗi chậm trả.
- Bên nhận uỷ thác nhập khẩu ( Công ty XNK Vinashin) phải:
+ Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhà cung cấp theo đúng các điều kiện được quy định trong hợp đồng
+ Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào từ nhà cung cấp về thời gian giao hàng, điều kiện kỹ thuật, phạm vi cung cấp, giá cả phải thông báo cho bên A để xác nhận.
+ Bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải hỗ trợ bên A làm các thủ tục phê duyệt và xin các chính sách ưu đãi (nếu có) cho hợp đồng nhập khẩu tại các cơ quan hữu quan tại Việt Nam
+ Thông báo trước cho bên A về lịch giao hàng cụ thể để bên A kịp thời gian chuẩn bị phương tiện tiếp nhận hàng hoá.
+ Giao hàng cho bên A và chuyển giao bộ chứng từ nhận hàng theo đúng quy định trong hợp đồng.
+ Chịu mọi trách nhiệm khiếu nại tổn thất, sai khác về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hoá (nếu có) với nhà cung cấp và công ty bảo hiểm
+ Chịu trách nhiệm liên hệ với nhà cung cấp thực hiện các dịch vụ kỹ thuật lắp đặt, chạy thử, chuyển giao, bảo hành sản phẩm,…
+ Trường hợp giao hàng chậm, sai sót về kĩ thuật và trách nhiệm bảo hành theo cam kết thể hiện trong hợp đồng ngoại thì bên B có trách nhiệm hỗ trợ bên A trong việc yêu cầu nhà cung cấp thực hiện hoặc trả tiền phạt như quy định trong hợp đồng nhập khẩu, toàn bộ khoản tiền phạt chậm sẽ do bên A hưởng.
2.4.2 Nhập khẩu thông qua hợp đồng mua bán trực tiếp
Công ty XNK Vinashin phải ký kết hợp đồng với nước ngoài theo đúng hợp đồng uỷ thác mà công ty đã ký với bên uỷ thác về các điều khoản: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, điều kiện kỹ thuật,…. Nếu cần thay đổi về quy cách phẩm chất,… khi ký hợp đồng với nước ngoài, công ty cần phải có sự thoả thuận của bên uỷ thác, nếu không bên uỷ thác có quyền từ chối nhận hàng và không thanh toán tiền hàng.
Hợp đồng mua bán hàng nhập khẩu ( Sales and Purchase) này còn gọi là hợp đồng ngoại, là một phần không thể tách rời của hợp đồng uỷ thác. Theo hợp đồng này, Công ty XNK Vinashin sẽ thay mặt bên uỷ thác trực tiếp ký kết với nhà sản xuất nước ngoài và thực hiện hợp đồng nhập khẩu với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên uỷ thác. Tất cả các hợp đồng ngoại của công ty với đối tác nước ngoài đều gồm những điều khoản sau đây:
Lĩnh vực cung cấp
Phương thức giao hàng
Giá cả
Điều kiện thanh toán
Lắp đặt và chạy thử
Bao bì
Nhãn hiệu tàu chở hàng
Tiêu thụ nhiên liệu (thường chỉ dành cho máy chính và những máy quan trọng)
Thuế
Chậm giao hàng
Khiếu nại, bất khả kháng, trọng tài
Các điều khoản khác như: kiểm tra hàng, trách nhiệm về những khuyết điểm của hàng hoá và điều khoản bảo hành ….
Người ký hợp đồng mua bán trực tiếp là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là Giám đốc Công ty XNK Vinashin
* Phương thức giao hàng
Nhìn chung các hợp đồng mua bán của Công ty XNK Vinashin với đối tác nước ngoài đều áp dụng cơ sở giao hàng theo điều kiện CIF Liner Out Cảng Việt Nam (Incoterms 2000) hoặc đôi khi theo điều kiện CFR Cảng Việt Nam (Incoterm 2000). Theo điều kiện CIF Liner Out, Công ty XNK Vinashin được miễn chi phí dỡ hàng tại cảng đến hay chi phí dỡ hàng tại cảng đến nằm trong tiền cước. Còn theo điều kiện CFR, Công ty XNK Vinashin phải trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước. Theo cả 2 điều kiện nêu trên thì người mua (Công ty XNK Vinashin) phải chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã qua lan can tàu ở cảng bốc hàng.
Người bán sẽ giao hàng lên tàu ở cảng xếp hàng vào ngày hợc thời hạn quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên người bán cũng có quyền giao hàng sớm hơn hoặc muộn hơn 7 ngày so với ngày quy định trong hợp đồng.
Trong vòng 2 ngày kể từ ngày giao hàng người bán sẽ gửi cho người mua thông báo đầy đủ bằng fax rằng hàng đã được xếp lên tàu với nội dung chi tiết về: số hợp đồng, loại hàng, số lượng và tên của người chuyên chở
* Giá cả:
Giá của hàng nhập khẩu thường được tính theo điều kiện CIF Cảng Việt Nam (Inconterms 2000). Giá này đã bao gồm chi phí đóng gói, ký mã hiệu và tất cả các chi phí có liên quan theo quy định của từng hợp đồng cụ thể.
* Phương thức thanh toán
- Đồng tiền thanh toán: Các hợp đồng ngoại của công ty XNK Vinashin thường dùng đồng USD làm đồng tiền thanh toán
- Thời hạn và phương thức thanh toán: thông thường việc thanh toán diễn ra theo các cách thức sau:
Đặt cọc trước một khoản tiền theo phần trăm giá trị của hợp đồng. Đầu tiên ngân hàng của người bán sẽ cấp cho người mua một chứng từ bảo lãnh gọi là Khế ước bảo lãnh của Ngân hàng ( Bank Guarantee Bond) về một khoản tiền trả trước tương đương với số tiền đặt cọc ( Down Payment) được sự chấp nhận của người mua và ngân hàng người mua. Tiền đặt cọc này sẽ được thanh toán cho người bán bằng phương pháp chuyển tiền bằng điện ( Telegraphic Transfer) tới Ngân hàng của người bán sau khi người Mua nhận được Refund Guarantee (chứng từ hoàn trả tiền bảo lãnh)
Phương thức tín dụng chứng từ: Người mua cam kết sẽ trả cho người bán khoản tiền theo phần trăm giá trị hợp đồng bằng tín dụng thư không huỷ ngang trả ngay (Irrevocable L/C at sight) do bên mua mở khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ gửi hàng sau:
2/3 Bộ vận đơn gốc sạch có thể chuyển nhượng được “ Đã xếp hàng lên tàu”, có đóng dấu “Cước đã trả” ,số hợp đồng và số L/C
Hoá đơn thương mại gốc
Giấy chứng nhận bảo hiểm mọi rủi ro 110% giá trị của hợp đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20495.doc