MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ 3
I. Đất đô thị 3
1. Khái niệm và phân loại đất đô thị 3
2. Đặc điểm của đất đô thị 4
2.1 Những đặc chưng chung của đất đô thị 4
2.2 Đặc điểm đất đô thị nước ta và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý sử dụng đất đô thị 6
II. Quản lý sử dụng đất đô thị 7
1. Các nội dung quản lý sử dụng đất đô thị 7
1.1 Điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính 7
1.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị 8
1.3 Giao đất, cho thuê đất 10
1.4 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị 12
1.5 Chuyển quyền sử dụng đất đô thị 13
1.6 Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất đô thị 15
1.7 Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đô thị 17
2. Các cấp có thẩm quyền quản lý đất đai 18
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 20
I- Giới thiệu chung về quận Hai Bà Trưng 20
II- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 21
1. Tổng qũy đất của quận Hai Bà Trưng 21
2. Hiện trạng sử dụng đất tại quận Hai Bà Trưng năm 2003 22
2.1. Đất nông nghiệp 22
2.2. Đất chuyên dùng 22
2.3. Đất ở 27
2.4. Đất chưa sử dụng và sông ngòi 28
III- Biến động đất đai của quận Hai Bà Trưng từ năm 1995 tới nay 30
1. Biến động tổng quỹ đất đai giai đoạn 1995 - 2003 30
2. Phân tích các nguyên nhân biến động các loại đất năm 2003 so với năm 2002 31
2.1. Đất nông nghiệp 32
2.2. Đất chuyên dùng 33
2.3. Đất ở đô thị 34
2.4. Đất chưa sử dụng và sông suối 35
3. Biến động đất đai trên địa bàn quận Hai Bà Trưng sau năm 2003 đến nay 35
IV- Tình hình quản lý đất đai 35
1. Thời kỳ trước khi có Luật đất đai năm 1993 35
2. Thời kỳ sau khi có Luật đất đai năm 1993 đến nay 36
2.1 Tổ chức bộ máy quản lý về đất đai của quận Hai Bà Trưng 36
2.2 Thực hiện các nội dung của quản lý đất đô thị 38
2.2.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính 39
2.2.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị 41
2.2.3 Giao đất, cho thuê đất đô thị 42
2.2.4 Thu hồi đất, đền bù và giải phóng mặt bằng 44
2.2.5 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 47
2.2.6 Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng và chuyển mục đích sử dụng đất đô thị 49
2.2.7 Công tác thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đô thị 50
V- Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 51
1. Những kết quả mà quận Hai Bà Trưng đã đạt được 51
2. Những tồn tại về quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 52
Chương III:GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊTRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG 55
I. Cơ sở của các giải pháp 55
1. Cơ sở lý luận 55
2. Cơ sở thực tiễn của quận Hai Bà Trưng 56
II. Giải pháp về quản lý sử dụng đất đô thị 57
1. Về quy hoạch đô thị và quản lý sử dụng đất 57
2. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 59
3. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật đất đai 61
4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về đất đai 62
5. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý Nhà nước về đất đai 63
III. Kiến nghị 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
71 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý, sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm 16,87% diện tích đất chuyên dùng khác.
2.3. Đất ở
Là đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của nhân dân. Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng chỉ có 1 loại đất ở duy nhất là đất ở đô thị. Tổng diện tích 562,5851ha chiếm 38,39% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận.
Trong đó:
- Hộ gia đình cá nhân quản lý 434,3788ha chiếm 77,22% tổng diện tích đất ở là các diện tích đất do các hộ tư nhân quản lý để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ nhà ở.
- Các tổ chức kinh tế quản lý 87,62ha chiếm 15,57% tổng diện tích đất ở. Là các diện tích dùng để xây dựng các khu nhà ở tập thể của các công ty, nhà máy, xí nghiệpnhư khu tập thể Dệt kim Đông Xuân, tập thể Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo
- Các tổ chức khác quản lý 40,5863ha chiếm 7,2% tổng diện tích đất ở, là các diện tích dùng để xây dựng các khu nhà ở tập thể của các cơ quan hành chính sự nghiệp. Như tập thể Bộ xây dựng, Tập thể trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2.4. Đất chưa sử dụng và sông ngòi
Tổng diện tích: 109,917 ha chiếm 7,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Bao gồm các loại đất: đất bằng chưa sử dụng, đất có mặt nước chưa sử dụng và sông Hồng.
* Đất bằng chưa sử dụng
Diện tích: 2,0213ha chiếm 1,84% diện tích đất chưa sử dụng và sông suối
Trong đó:
- Các tổ chức kinh tế quản lý 0,2970ha chiếm 14,69% diện tích đất bằng chưa sử dụng.
- UBND phường quản lý: 1,1567ha chiếm 57,23% diện tích đất bằng chưa sử dụng.
- Các tổ chức khác quản lý 0,5585ha chiếm 27,63% đất bằng chưa sử dụng.
- Chưa giao, cho thuê sử dụng là 0,0091ha là đất chưa sử dụng ở phường Minh Khai.
* Đất có mặt nước chưa sử dụng
Diện tích: 0,3565ha chiếm 0,32% đất chưa sử dụng và sông suối, là ao hồ chưa sử dụng
* Sông suối
Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có Sông Hồng chảy qua với diện tích 107,5392ha chiếm 97,84% đất chưa sử dụng và sông suối, thuộc địa bàn 2 phường Bạch Đằng và Thanh Lương:
Bạch Đằng: 315,791ha
Thanh Lương: 759,901ha
Biểu 2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
của quận Hai Bà Trưng năm 2003
Đơn vị: ha
TT
Các loại đất
Diện tích
% so với tổng số
1
I- Đất nông nghiệp đô thị
77,5199
5,29
2
1. Đất trồng cây hàng năm
7,3994
0,50
3
2. Đất vườn tạp
0,4312
0,03
4
3. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
69,6893
4,76
5
II- Đất chuyên dùng
715,2732
48,82
6
1. Đất xây dựng
387,7065
26,46
7
2. Đất giao thông
217,6543
14,85
8
3. Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng
80,1837
5,47
9
4. Đất di tích lịch sử văn hoá
7,4527
0,51
10
5. Đất an ninh quốc phòng
17,2301
1,18
11
6. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
0,399
0,03
12
7. Đất chuyên dùng khác
4,6469
0,32
13
III- Đất ở đô thị
562,5851
38,39
14
IV- Đất chưa sử dụng và sông suối
109,917
7,5
15
1. Đất bằng chưa sử dụng
2,0213
0,14
16
2. Đất có mặt nước chưa sử dụng
0,3565
0,02
17
3. Sông suối
107,5392
7,34
Tổng diện tích
1.465,2952
100
Nguồn: Kết quả thống kê đất năm 2003
III- Biến động đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng từ năm 1995 tới nay
Trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng đất đai luôn có sự biến động do sự tác động của các yếu tố khách quan cũng như chủ quan của con người.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của quận Hai Bà Trưng từ năm 1995 tới nay cho thấy sự biến động và nguyên nhân của biến động đất đai như sau
1. Biến động tổng quỹ đất đai giai đoạn 1995 - 2003
Tổng diện tích đất tự nhiên kỳ kiểm kê năm 1995 là 1.464,6214ha.
Tổng kiểm kê đất đai vào năm 2000 thì tổng diện tích đất tự nhiên của quận Hai Bà Trưng là 1.465,2952ha tăng so với năm 1995 là 0,6738ha.
Địa giới hành chính và ranh giới kiểm kê giữa 2 kỳ kiểm kê năm 1995 và năm 2000 của quận Hai Bà Trưng là không có sự hay đổi. Nguyên nhân chính của việc diện tích đất tự nhiên toàn quận tăng lên là do phương pháp kiểm kê và tính toán năm 1995 dựa vào tài liệu chưa được chính xác. Còn năm 2000 toàn bộ quận Hai Bà Trưng đã có bản đồ gốc địa chính được đo đạc chính quy và các căn cứ có tính pháp lý để tiến hành kiểm kê nên độ chính xác được đảm bảo.
Tình hình biến động đất đai của quận Hai Bà Trưng giai đoạn 1995 – 2003 được biểu hiện cụ thể trong biểu 3
Biểu 3: Biến động đất đai giai đoạn 1995 - 2003
Loại đất
Tình hình sử dụng
Biến động tăng(+) giảm(-)
1995
2000
2003
Năm2000 so với năm1995
Năm2003 so với năm2000
Năm2003 so với
năm1995
Tổng diện tích đất tự nhiên (ha)
1.464,6214
1.465,2952
1.465,2952
+0,6738
0
+0,6738
I- Đất nông nghiệp (%)
9,53
7,34
5,29
-2,19
-2,05
- 4,24
II- Đất chuyên dùng (%)
42,25
46,62
48,82
+4,37
+2,2
+6,57
III- Đất ở (%)
39,74
38,56
38,39
-1,18
- 0,17
-1,35
IV- Đất chưa sử dụng (%)
8,48
7,48
7,5
-1
+0,02
- 0,98
Nguồn: Kết quả tổng kiểm kê đất đai các năm 1995, 2000 và kết quả thống kê đất năm 2003 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên biến động không đáng kể nhưng đối với từng loại đất cụ thể lại có sự biến động tương đối lớn. Đất nông nghiệp giảm là do lấy đất mở đường giao thông và xây dựng. Đất chuyên dùng tăng chủ yếu là do đất xây dựng và đất giao thông tăng, còn các loại đất chuyên dùng khác biến động không nhiều. Đất ở trên thực tế là tăng giữa năm 2000 và năm 1995 nhưng trên số liệu tổng kết ở bảng trên lại thể hiện sự giảm đi, nguyên nhân là do phương pháp đo đạc kiểm kê đất đai năm 1995 thiếu chính xác nên đã tính nhầm diện tích đất giao thông vào đất ở, đến năm 2000 phương pháp kiểm kê chính xác hơn nên đã điều chỉnh lại số liệu.
2. Phân tích các nguyên nhân biến động các loại đất đô thị năm 2003 so với năm 2002
Sau tổng kiểm kê đất năm 2000 cho đến cuối năm 2003 thì tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn quận Hai Bà Trưng là không thay đổi. Tuy nhiên đối với từng loại đất lại vẫn có biến động qua các năm.
Em xin lấy ví dụ về tình hình biến động các loại đất năm 2003
Biểu 4: Tình hình biến động các loại đất
Đơn vị: ha
TT
Loại đất
Năm 2002
Năm 2003
Biến động tăng (+) giảm (-)
Tổng diện tích đất tự nhiên
1.465,2952
1.465,2952
0
1
Đất nông nghiệp
97,1045
77,5199
-19,5846
2
Đất chuyên dùng
695,0706
715,2732
+20,2026
3
Đất ở
562,2641
562,5851
+0,321
4
Đất chưa sử dụng
110,856
109,917
- 0,939
Nguồn: Kết quả thống kê đất năm 2002, 2003
2.1. Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp năm 2003 giảm 19,5846ha so với năm 2002 do các nguyên nhân sau:
- Giảm 0,2317ha : chuyển sang đất chuyên dùng phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 phường Tân Mai (theo quyết định số 7853/QĐ-UB ngày 18/12/2001)
- Giảm 0,1536ha : thu hồi đất tại Ao bát 1, Ao bát 2 phường Giáp Bát sang xây dựng làm đường bờ sông phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 (theo quyết định số 635/QĐ-TTg ngày 7/7/2000)
- Giảm 1,1993ha :
+ Chuyển 0,9834ha đất sang đất chuyên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu di dân Cánh đồng Mơ phường Vĩnh Tuy
+ Chuyển 0,2159ha sang đất ở để phục vụ di dân giải phóng mặt bằng Cánh đồng Mơ tại khu đất do HTX nông nghiệp Vĩnh Thành phường Vĩnh Tuy quản lý
( Theo quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 8/2/2002)
- Giảm 18ha : chuyển từ đất nông nghệp do HTX nông nghiệp Thanh Mai phường Hoàng Văn Thụ quản lý sang đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Đền Lừ 2 (theo quyết định số 1118/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
2.2. Đất chuyên dùng
Diện tích đất chuyên dùng tăng 20,2026ha. Trong đó:
Đất xây dựng tăng 18,795ha
Đất giao thông tăng 1,372ha
Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng giảm 0,236ha
Đất an ninh quốc phòng giảm 0,043ha
Đất chuyên dùng khác tăng 0,346ha
Cụ thể tăng giảm các loại đất chuyên dùng như sau:
* Đất xây dựng: tăng 18,795ha do các nguyên nhân sau
- Tăng 0,939ha : chuyển từ đất chưa sử dụng và sông suối sang đất xây dựng chợ Đuôi Cá phường Giáp Bát (theo quyết địng số 770/QĐ-UB ngày 20/2/1999)
- Tăng 0,0074ha : chuyển từ đất nông nghiệp do HTX nông nghiệp Vĩnh Thành phường Vĩnh Tuy quản lý sang đất xây dựng trạm điện (theo quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 8/2/2002)
- Tăng 18ha : chuyển từ đất nông nghiệp do HTX nông nghiệp Thanh Mai phường Hoàng Văn Thụ quản lý sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Đền Lừ 2 (theo quyết định số 1118/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
- Giảm 0,1514ha : thu hồi đất xây dựng do Công ty tư vấn địa chất công trình phường Tương Mai quản lý để xây đựng nhà ở và đường giao thông nội bộ (theo quyết định số 122/QĐ-UB ngày 8/1/2002 của UBND thành phố Hà Nội)
* Đất giao thông: tăng 1,372ha do các nguyên nhân sau
- Tăng 0,4677ha : chuyển từ đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng sang để xây dựng cải tạo làm đường bờ sông phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 phường Cầu Dền (theo quyết đínhố 635/QĐ-UB ngày 7/7/2000)
- Tăng 0,0893ha : thu hồi đất xây dựng do công ty tư vấn địa chất công trình đang quản lý tại phường Tương Mai chuyển sang làm đường giao thông nội bộ (theo quyết định số 122/QĐ-UB ngày 8/1/2002)
- Tăng 0,1536 ha: chuyển từ đất nông nghiệp tại phường Giáp Bát sang làm đường bờ sông phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 (theo quyết định số 635/QĐ-UB ngày 7/7/2002).
- Tăng 0,6614 ha: chuyển từ đất nông nghiệp do HTX Vĩnh Thành quản lý, sử dụng tại phường Vình Tuy sang làm đường giao thông nội bộ phục vụ khu di dân Cánh đồng Mơ ( theo quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 8/2/2002).
* Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng : giảm 0,236 ha do các nguyên nhân sau:
- Tăng 0,2317 ha: chuyển từ đất nông nghiệp tại phường Tân Mai sang đất chuyên dùng phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 phường Tân Mai ( theo quyết định 635/QĐ-UB ngày 7/7/2002).
- Giảm 0,4677 ha: chuyển sang để xây dựng cải tạo bờ sông làm đường phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 1 phường Cầu Dền (theo quyết định 635/QĐ-UB ngày 7/7/2002).
* Đất an ninh quốc phòng: giảm 0,043 ha do chuyển sang đất xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ công an tại phường Giáp Bát.
* Đất chuyên dùng khác: tăng 0,3146 ha do chuyển từ đất nông nghiệp do HTX nông nghiệp Vĩnh Thành đang quản lý, sử dụng tại phường Vĩnh Tuy sang làm đất để xây dựng cơ sở hạ tầng khác phục vụ khu di dân Cánh đồng Mơ.
2.3. Đất ở đô thị
Diện tích đất ở năm 2003 tăng 0,321 ha do các nguyên nhân sau:
- Tăng 0,0621 ha: chuyển từ đất xây dựng do Công ty tư vấn địa chất công trình phường Tương Mai quản lý sang xây dựng để bán (theo quyết định số 122/ QĐ-UB ngày 8/1/2002 ).
- Tăng 0,043 ha: chuyển từ đất an ninh quốc phòng tại phường Giáp Bát sang xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ công an (theo quyết định số 454/QĐ-UB ngày 25/5/2000).
- Tăng 0,2159 ha: chuyển từ đất nông nghiệp phường Vĩnh Tuy do HTX Vĩnh Thành quản lý sang đất ở di dân giải phóng mặt bằng (theo quyết định số 1234/QĐ-UB ngày 8/2/2002).
2.4. Đất chưa sử dụng và sông suối
Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối năm 2003 giảm 0,939 ha so với năm 2002 do chuyển sang đất xây dựng chợ Đuôi Cá phường Giáp Bát (theo quyết định số 770/QĐ-UB ngày 20/2/1999).
3. Biến động đất đai trên địa bàn quận Hai Bà Trưng sau năm 2003 đến nay
Đầu năm 2004 quận Hai Bà Trưng đã bàn giao 5 phường phía Nam về quận Hoàng Mai (Mai Động, Tương Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai) theo Nghị định của Chính phủ.
Điều này dẫn đến biến động về đất đai trên địa bàn Quận là khá lớn, bao gồm cả biến động về tổng diện tích đất tư nhiên và biến động của từng loại đất.
Diện tích đất tự nhiên của Quận sau khi cắt giảm 5 phường theo ước tính còn khoảng 10 km2. Hiện tại biến động từng loại đất trên địa bàn quận ra sao thì vẫn chưa có số liệu chính thức. Năm 2005 toàn quận đang tiến hành tổng kiểm kê đất đai và phải sau đợt tổng kiểm kê này thì mới có số liệu về tình hình đất đai trên địa bàn quận.
IV- Tình hình quản lý đất đai
1. Thời kỳ trước khi có Luật đất đai năm 1993
Thời kỳ này quận Hai Bà Trưng chưa có phòng địa chính nhà đất. Lúc đó quản lý đất đai thuộc chức năng của phòng xây dựng đô thị. Cán bộ quản lý đất đai cấp quận, phường còn chưa ổn định, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.
Việc cập nhật các thông tin, số liệu biến động đất đai chưa được quan tâm đầy đủ và thường xuyên dẫn đến tình trạng đất đai được thống kê hàng năm thiếu chính xác, chỉ tiêu thống kê qua các năm sai sót nhiều, tình hình quản lý sử dụng đất trong quận còn buông lỏng.
2. Thời kỳ sau khi có Luật đất đai năm 1993 đến nay
Từ khi Luật đất đai năm 1993 ra đời thay thế Luật đất đai năm 1987, công tác quản lý nhà nước về đất đai của quận Hai Bà Trưng đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn quận, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, của quận và Thành phố đề ra.
2.1 Tổ chức bộ máy quản lý về đất đai của quận Hai Bà Trưng
Từ sau khi thành lập phòng Địa chính nhà đất quận Hai Bà Trưng năm 1995 đến nay, phòng đã trải qua 2 lần sát nhập và tách phòng. Lần 1 là thành lập phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị quận trên cơ sở hợp nhất phòng Địa chính - Nhà đất với phòng Quản lý đô thị quận (theo quyết định số 184/QĐ-UB ngày 19/12/2001 của UBND quận Hai Bà Trưng). Lần 2 là thành lập phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng, trên cơ sở tách phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị quận (theo quyết định số 181/QĐ-UB ngày 7/3/2005 của UBND quận Hai Bà Trưng). Việc sát nhập hay tách phòng là hoàn toàn phù hợp với tình hình quản lý đất đai chung trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như tình hình quản lý đất đai của cả nước.
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và để phù hợp với các văn bản mới nhất hiện nay,trong bài viết này em xin thống nhất tên gọi phòng Tài nguyên và Môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Quận, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, Ngành Thành phố. Phòng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Chức năng của phòng là tham mưu giúp UBND Quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, quản lý đất và nhà ở. Với chức năng này, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng có các nhiệm vụ sau:
- Trình UBND Quận ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất trên địa bàn Quận.
- Trình UBND quận quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về tài nguyên, môi trường và nhà đất; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thẩm định và trình UBND Quận xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường và nhà đất của phường; kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Trình UBND Quận quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận đất ở và vườn liền kề, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND Quận và tổ chức thực hiện.
- Quản lý và theo dõi biến động về đất đai, cập nhật đề xuất chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành chính phường, quản lý các dấu mốc đo đạc, mốc địa giới và giải quyết các tranh chấp địa giới hành chính có liên quan tới đất đai.
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý lưu trữ tư liệu tài nguyên, môi trường, nhà đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường tự nhiên; khắc phục các hậu quả gây suy thoái, ô nhiễm môi trường tự nhiên, hậu quả thiên tai.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và phối hợp thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường, nhà đất. Thu thập tài liệu phục vụ công tác quản lý của UBND Quận, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất để giải quyết các tranh chấp về tài nguyên, môi trường, nhà đất theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước.
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thông tin về tài nguyên, môi trường, nhà đất.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiện vụ về lĩnh vực công tác được giao với UBND Quận và Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất.
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức địa chính phường; phối hợp thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức địa chính phường theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
Tổ chức bộ máy của phòng :
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng có tổng số cán bộ là 21 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 14 cán bộ chuyên môn, 5 cán bộ hợp đồng.
Trách nhiệm và công việc của từng cán bộ, nhân viên trong phòng là do trưởng phòng phân công căn cứ trên trình độ và năng lực thực tế của từng người.
2.2 Thực hiện các nội dung của quản lý đất đô thị
Mặc dù Luật Đất đai năm 2003 đã ra đời thay thế cho Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004. Trong Luật Đất đai mới, các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định cụ thể hơn và nhiều mục hơn. Tuy nhiên cần phải có thời gian để đưa Luật Đất đai năm 2003 đi vào cuộc sống. Thực tế là đến năm 2005 khi cả nước thực hiện tổng kiểm kê đất đai thì các nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới từng bước được thực hiện. Tại thời điểm này các quận trên toàn thành phố Hà Nội nói chung và quận Hai Bà Trưng nói riêng chưa có kết quả tổng kiểm kê đất đai.
Do đó để nghiên cứu và đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, em xin trình bày các nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà quận Hai Bà trưng đã thực hiện được theo Luật Đất đai năm 1993.
Theo Luật Đất đai năm 1993 của Chính phủ về quản lý đất đô thị, UBND quận Hai Bà Trưng giao cho phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị (nay là phòng Tài nguyên và Môi trường) chịu trách nhiệm cùng UBND Quận quản lý đất trên toàn quận theo 7 nội dung quản lý đất đô thị, đó là các nội dung như sau:
+ Điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính
+ Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị
+ Giao đất, cho thuê đất đô thị
+ Thu hồi đất
+ Đăng ký và cấp GCN QSDĐ đô thị
+ Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đô thị
+ Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và sử lý các vi phạm về đất đô thị
2.2.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính
Cho đến nay quận Hai Bà Trưng và toàn bộ các phường trên địa bàn quận đã có bản đồ địa giới hành chính được thiết lập theo chỉ thị 364/CT-CP của Chính phủ; và có bản đồ gốc địa chính do Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội thiết lập trong các năm 1996, 1997, 1998.
Bản đồ địa giới hành chính quận Hai Bà Trưng đã thể hiện một cách chi tiết, chính xác ranh giới hành chính của các phường trong Quận và của toàn quận Hai Bà Trưng với các quận, huyện bạn.
Ngoài ra công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ thường xuyên được UBND Quận quan tâm chỉ đạo nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai. Quận và các phường trong quận đã hoàn thành tốt việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 theo chỉ thị 24/1999/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được xác lập đúng trên cơ sở hiện trạng đang sử dụng đất thể hiện rõ các yếu tố cần thiết và theo quy định của ngành. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã thể hiện toàn bộ hiện trạng sử dụng đất của Quận đến ngày 1/1/2000 theo đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất đã được quy định trong Luật Đất đai năm 1993 trên bản đồ tỷ lệ 1/5000.
Không những thế Quận đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2000 trên địa bàn toàn quận và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2000 cho tất cả các phường trong quận.
Có thể nói quận Hai Bà Trưng đã thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính. Bởi lẽ các cấp lãnh đạo Quận cùng với cán bộ nhân viên trong phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị (nay là phòng Tài nguyên và Môi trường) đã hiểu rõ tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác này đối với việc quản lý đất đai trên toàn Quận, đó là:
- Giúp nắm chắc tình hình quản lý sử dụng quỹ đất đai tại địa phương.
- Làm tài liệu cơ sở phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý Nhà nước về đất đai và hoàn thiện các chính sách đất đai, quản lý lãnh thổ.
- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để lập và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và các ngành, các cấp sau năm 2000.
- Làm tài liệu để tiến hành công tác chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ hàng năm tiếp theo và 5 năm sau.
Còn ở cấp phường, công tác cập nhật biến động đất đai được Quận chỉ đạo thường xuyên và kịp thời nên công tác chỉnh lý biến động bản đồ hiện nay tại Quận được thực hiện khá đầy đủ.
Như vậy đến nay về cơ bản Quận đã có hồ sơ quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng và hệ thống hồ sơ này ngày càng hoàn thiện về chất lượng, góp phần đưa công tác quản lý đất đai có cơ sở khoa học.
2.2.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị
Địa bàn quận Hai Bà Trưng chia thành 2 vùng: phía bắc bao gồm 9 phường (Phố Huế, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Cầu Dền, Phạm Đình Hổ, Lê Đại Hành, Bách Khoa, Bạch Mai) là khu đô thị cũ đã ổn định. 11 phường còn lại là những phường ven nội trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá phát triển mạnh nên công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hệ thống đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật cơ sở là cần thiết. UBND Thành phố Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho quận Hai Bà Trưng thực hiện lập quy hoạch chi tiết 2 phường đang trong tình trạng sử dụng đất chưa ổn định, nhiều biến động, mặt khác cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém là quy hoạch chi tiết 1/500 của phường Vĩnh Tuy và Trương Định. Đến nay đã được Sở Quy hoạch kiến trúc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, Sở Xây dựng thẩm định về đơn vị tư vấn, đang trình Thành phố ra quyết định phê duyệt dự án. Quy hoạch chi tiết của 2 phường sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội của 2 phường.
Hiện nay UBND Quận đang triển khai lập dự án quy hoạch khu đô thị mới tại phường Vĩnh Tuy với diện tích hơn 8ha để tạo quỹ nhà đất phục vụ công tác di dân giải phóng mặt bằng các dự án đường giao thông và các dự án khác trên địa bàn Quận.
Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở tất cả các địa phương với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất đai của Nhà nước. Muốn quản lý tốt đất đai thì công cụ không thể thiếu được đó là công tác quy hoạch đất đai. Tuy nhiên quận Hai Bà Trưng hiện nay chưa có quy hoạch chi tiết giúp công tác quản lý ở địa phương. Vì vậy UBND Quận đang chỉ đạo và giao cho các cơ quan chuyên môn phối hợp với Viện Quy hoạch Thành phố thực hiện công tác này trên cơ sở thực tiễn nhu cầu sử dụng đất và quỹ đất hiện có ở địa phương. Đồng thời UBND Quận cũng chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận giai đoạn 2005 – 2010.
Điều này chứng tỏ UBND Quận đã có những quan tâm thích đáng đối với công tác này. Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất của quận Hai Bà Trưng còn có những mặt hạn chế nhưng hoạt động quản lý đất đai trên địa bàn quận vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước. Bởi lẽ các cấp lãnh đạo Quận đã chỉ đạo và hướng dẫn lãnh đạo phòng cũng như toàn thể cán bộ phòng trong khi thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai phải luôn luôn bám sát và nắm chắc quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất của Thành phố: đó là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội đến năm 2010 theo Quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 9/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.3 Giao đất, cho thuê đất đô thị
Theo quy định của Luật Đất đai năm 1993 thì việc giao đất thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố. UBND quận Hai Bà Trưng chỉ thực hiện quyết định giao đất của UBND Thành phố Hà Nội. Trong quá trình quản lý đất đai, công tác giao đất ở quận Hai Bà Trưng được tiến hành cho từng loại đất, từng đối tượng sử dụng và dựa vào thực tế quản lý đất của Nhà nước trong thời gian đó.
Kết quả của công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng được thể hiện trong biểu 5
+ Hộ gia đình cá nhân sử dụng 441,9878ha chiếm 32,55% tổng diện tích đất đã giao toàn quận.
+ Các tổ chức kinh tế sử dụng 484,4163ha chiếm 35,68% tổng diện tích đất đã giao toàn quận.
+ Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài sử dụng 5,2983ha chiếm 0,39% tổng diện tích đất đã giao toàn quận.
+ UBND phường quản lý sử dụng 240,0795ha chiếm 17,68% tổng diện tích đất đã giao toàn quận.
+ Các tổ chức khác sử dụng 185,965ha chiếm 13,70% tổng diện tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0126.doc