Mục lục
Phần mở đầu 1
Chương I : Lí luận chung về tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường 3
1.1 kinh doanh trong cơ chế thị trường và vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất 3
1.1.1 Kinh doanh trong cơ chế thị trường 3
1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất 4
1.2. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất 6
1.2.1. Nghiên cứu thị trường 6
1.2.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 8
1.2.3 Xác định giá bán 10
1.2.4 Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán 12
1.2.5 Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm 13
1.2.6 Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng 17
1.2.7 Tổ chức hoạt động bán hàng: 21
1.2.8 Đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm và điều chỉnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 22
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 24
1.3.1. Môi trường quốc tế 24
1.3.2 Môi trường nền kinh tế 25
1.3.3 Môi trường tác nghiệp 27
1.3.4 Môi truờng bên trong doanh nghiệp: 28
Chương II : Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần mía đường Sông Con 30
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần mía đường Sông Con 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần mía đường 30
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần mía đường Sông Con 31
1.2.2. Nhiệm vụ: 32
Sơ đồ các phòng ban 33
2.2. Đặc điểm các yếu tố nguồn lực của công ty cổ phần mía đường Sông Con. 39
2.2.1 Đặc điểm về lao động của công ty cổ phần mía đường Sông Con 39
2.2.2 Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ của công ty cổ phần mía đường Sông Con 40
2.2.3 Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần mía đường Sông Con 41
2.2.4 Đặc điểm về nhà cung ứng và công tác đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào 44
2.2.5 Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty cổ phần mía đường Sông Con 45
2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mía đường Sông Con 46
2.3.1 Đánh giá các chỉ tiêu: Doanh thu, lợi nhuận, chi phí 46
2.3.3 Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty cổ phần mía đường Sông Con 51
2.3.3 Thành tích mà công ty cổ phần mía đường Sông Con đã đạt được trong thời gian qua 54
2.4 Phân tích thực trạng tiêu thụ đường kính ở công ty cổ phần mía đường Sông Con 55
2.4.1 Tình hình tiêu thụ đường kính của công ty cổ phần mía đường Sông Con 55
2.4.2 Tình hình tiêu thụ đường kính 57
2.5 Đánh giá hoạt động tiêu thụ đường kính tại công ty cổ phần mía đường Sông Con 58
2.5.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty cổ phần mía đường Sông Con 58
2.5.2 Hoạt động lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần mía đường Sông Con 62
2.5.3 Công tác xác định giá bán 63
2.5.4 Công tác chuẩn bị hàng hóa để xuất bán 64
2.5.5 Lựa chọn kênh phân phối 65
2.5.6 Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán 65
2.5.7 Tổ chức hoạt động bán hàng 66
2.5.8. Đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm và điều chỉnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm 67
Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu thụ đường kính ở công ty cổ phàn mía đường Sông Con 70
3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần mía đường Sông Con 70
3.1.1. Tiềm năng thị trường của công ty 70
3.1.2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh chung của công ty cổ phần mía đường Sông Con 71
3.2. Sự biến động của thị trường trong nước với sản phẩm đường kính 72
3.3. Một só giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu thụ Đường Kính ở công ty cổ phần mía đường Sông Con 73
3.3.1. Nhóm giải pháp về công nghệ 73
3.3.2. Nhóm giải pháp bán hàng 74
3.3.3. Giải pháp khắc phục khó khăn đến từ bên ngoài 77
3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện kỹ năng quản trị 78
Kết Luận 81
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu thụ đường kính ở công ty cổ phần mía đuờng Sông Con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tại và tương lai, phân tích nhu cầu thị trường lao động và có các giải pháp để ngăn chặn sự thiếu hụt hoặc mất cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng cung ứng nhân sự cho doanh nghiệp
- Hệ thống thông tin của doanh nghiệp: Tùy theo thực trạng hoạt động của từng doanh nghiệp cũng như mục tiêu chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp để xây dựng hệ thống thông tin phù hợp trên cơ sở xác định rõ các nội dung sau: xác định nhu cầu thông tin; xác định rõ các nguồn thông tin tổng quát và thông tin chi tiết; xây dựng hệ thống thu thập thông tin; thực hiện hệ thống thu thập thông tin để theo dõi môi trường kinh doanh, rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để đề ra các phản ứng thích hợp của doanh nghiệp
-Nền nếp văn hóa của doanh nghiệp: Nền nếp văn hóa của doanh nghiệp là tổng hợp các kinh nghiệm, tác phong và cách ứng xử trong công tác,sinh hoạt liên kết với nhau tạo thành phong cách ứng xử của doanh nghiệp, nhất là trong quan hệ cá nhân, bộ phận khác nhau và các quan hệ khách hàng của doanh nghiệp với môi trường xung quanh. Nền nếp văn hóa của doanh nghiệp còn bao hàm các chuẩn mực, các giá trị, các nguyện vọng và các triết lý kinh doanh mà các cấp lãnh đạo theo đuổi. Nó nao hàm các lễ nghi theo truyền thống, phong tục theo tập quán trong các quan hệ xã hội. Một doanh nghiệp có nền nếp văn hóa mạnh sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên.
Chương II : Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần mía đường Sông Con
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần mía đường Sông Con
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần mía đường
Được Thành lập vào năm 1971_ tiền thân là xí nghiệp đường rượu sông con. Ngày đầu thành lập xí nghiệp cũng trong giai đoạn khó khăn như bất kỳ một xí nghiệp mới thành lập khác, tức là thiếu thốn về cỏ sở vật chất kỹ thuật và thiếu nhân công.Nhân công là một bài toán khó giải vì đất nước cũng đang tron g thời kỳ khó khăn. Ban đầu xí nghiệp ép mía thủ công và nấu mật bằng chảo nên đường thu được không nhiều mà hao phí lại nhiều hơn. Không chỉ khó khăn về nhân công mà khó khăn về nguồn lực sản xuất nối tiếp nhau, sau một thời gian nhà máy đã lắp được máy ép, ép 15 tấn mía/ ngày.
_ năm 1984 xí nghiệp đầu tư nâng cấp công suất máy ép lên gấp đôi 30 tấn mía/ ngày , giải quyết được nhũng khó khăn về nguyên liệu ứ đọng vì công suất quá thấp
_ Năm 1989 xí nghiệp đầu tư cho nhà máy đường công suất 100 tấn/, sau đó nhà g nâng công suất lên 200 tấn mía một ngày.
_ Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Quyết định số 306/TTg ngày 09/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư mở rộng nhà máy đường Sông Con, Nghệ An. Năm 1997, xí nghiệp đầu tư nâng công suất của nhà máy lên 1250 tấn mía / ngày bằng nguồn vốn cho vay ưu đãi của Tây Ban Nha. Dự án chính thức hoàn thành và nhà máy đi vào hoạt động vào tháng 1 năm 2001. Nhà máy đã đạt được công suất 1250 tấn mía một ngày. Là một nhà máy có công suất lớn nhất nhì tỉnh và giải quyết được công ăn việc làm cho thanh niên trong huyện
_ Cho đến nay thì nhà máy đường đã đạt được công suất 1650 tấn mía / ngày. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lên tới 320 người. chủ yếu đã qua đào tạo cơ bản
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần mía đường Sông Con
- Lĩnh vực kinh doanh: thực hiện kinh doanh có hiệu quả các mặt hàng doanh nghiệp sản xuất ra, cụ thể là 4 sản phẩm cơ bản: Đường , cồn, bia, phân vi sinh. Kinh doanh có hiệu quả là kinh doanh có lãi, phát triển được mạng lưới tiêu thụ, nâng số khách hàng chiến lược lên con số trên 7. Thực hiên các chương trình kinh doanh theo chiến lược của công ty.
-Lĩnh vực sản xuất: là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty đường Sông con nên phải cực kì chú trọng. Tiến hành sản xuất đúng thời vụ, đúng tiến độ công việc:
+ sản xuất mía đường
+ sản xuất cồn
+ Sản xuất phân vi sinh
+ Sản xuất bia hơi
1.2.2. Nhiệm vụ:
-xây dựng chiến lược phát triển nghành hàng, lập kế hoạch, định hướng phát triển dài hạn, trung hạn ngắn hạn với những chỉ tiêu cụ thể đặt ra của công ty
- Thực hiện phương án đầu tư chiều sâu các cơ sở kinh doanh của công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm mới phục vụ tiêu dung. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để đem lại hiệu quả trong quá trình sản xuất, nâng cao công suất của máy ép và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu để hạ giá thành sản phẩm
- Đào tạo , bồi dưỡng và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên chức. Nghiêm túc thực hiện các chế độ lương và thưởng theo đúng quy định của nhà nước. Có các chế độ thưởng phạt xứng đáng với công và tội của công nhân viên
- Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, theo mặt hàng đăng ký kinh doanh, không làm trái những điều pháp luật quy định
Sơ đồ 2: Sơ đồ các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Chủ tịch hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó GD kế hoạch kinh doanh
Phó GD nguyên liệu
P.kế hoạch
P. thị trường
P. tổ chức hành chính
P.kế toán
P. nông vụ
P.nông vụ
Nhà máy đường
Nhà máy phân bón
chức năng nhiệm vụ các phòng ban
* Đại hội đồng cổ đông
-Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng lạo cổ phần.
* Hội đồng quản trị:
-Quyết định chiến lược phát triển của công ty;
-Quyết định phương án đầu tư;
-Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám Đốc và các bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó;
- Quyết định cơ cấu tổ chức,quy chế quản lý nội bộ công ty.
-Trình báo cáo quyết toán tàichinhs hàng năm lên đại hội đồng cổ đông;
-Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty
* Chủ tịch Hội đồng quản trị:
-Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị.
-Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phụ vụ cuộc họp triệu tập và chủ tạo cuộc họp hội đồng quản trị.
-Tổ chức việc thông qua quyết định của hội đồng quản trị dưới hình thức khác.
-Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.
-Chủ tọa họp đại hội đồng cổ đông
* Ban kiểm soát.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông.
- Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.
- Báo cáo đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty
-Kiến nghị biện pháp bố sung,sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;
* Giám đốc.
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
-Tổ chức thực hiện các quyết định.
-Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
-Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức.
- Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc.
* Phó giám đốc kế hoạch kinh doanh
-Là người giúp việc cho giám đốc trong công tác lãnh đạo, tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
- Theo dõi hoạt động của các phòng trong công ty,thông báo kịp thời với Giám Đốc về những hoạt động của các phòng ban
* Phó giám đốc nguyên liệu
-Là người giúp việc cho giám đốc trong công tác lãnh đạo, tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch về nguyên liệu để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm
-Theo dõi hoạt động của 2 nhà máy để thông báo kịp thời
* Phòng kế hoạch
-Xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty trong từng ngày, ca sản xuất, tháng sản xuất
-Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch dặt ra trong sản xuất kinh doanh từ đó có chế độ khen thưởng thích đáng đối với cá nhân, tập thể.-Xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho từng loại sản phẩm của công ty để phân xuống cho các phòng.
* Phòng thị trường
-Giao dịch, nhận đặt hàng của khách hàng
-Theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm
-Quản lý các kho thành phẩm
* Phòng tổ chức hành chính
-Tổ chức quản lý sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp với khả năng và cơ cấu quản lý tổ chức trong toàn công ty
-Thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương và tuyển dụng
- Thực hiện chính sách đối với lao động, xây dựng định mức lao động, xác định dơn giá tiền lương với sản phẩm hoặc theo cấp bậc công việc tùy tình hình của nhà máy
* Phòng kế toán_ tài chính
-Có nhiệm vụ theo dõi cá nghiệp vụ có liên quan đến công tác hạch toán, kế toán, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện các chế độ quản lý, lập báo cáo kết quả kinh doanh theo định kỳ
-Chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của công ty. Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo quy định của nhà nước.
-Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh chung cho công ty và phân bổ kế hoạch cho từng bộ phận, báo cáo lên lãnh đạo tình hình hoạt động của công ty từng tháng, từng quý, từng năm. Đồng thời đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn của công ty trên cơ sở phân tích số liệu thực tế.
* Phòng nông vụ
-Theo dõi và báo cáo vật tư cho sản xuất, cung ứng kịp thời vật tư đầu vào để sản xuất được diễn ra lien tục, kịp thời, đúng tiến độ
-Phụ trách công tác nông vụ của nhà máy.Tiến hành các hoạt động hỗ trợ cho các hộ dân về : giống mía, nguồn phân, hệ thống tưới tiêu.
-Tiến hành hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc giống cho nông dân, cung cấp lượng giống cây cho nông dân để giúp họ trong việc hoàn thành kế hoạch về sản phẩm đầu vao cho vụ ép
* Nhà máy đường
-Nhà máy hoạt động với công suất 1650 tấn mía / ngày với khoảng hơn 1000 lao động làm việc theo mùa
-Vào vụ ép nhà máy đường hoạt động cả ngày lẫn đêm
-Trong nhà máy còn các tổ đội và các phân xưởng sản xuất
-Tổ chức và tiến hành sản xuất đúng tiến độ, kịp thời vụ, không để cho ứ đọng, lãng phí nguyên vật liệu đầu vào
* Nhà máy phân bón
-Chuyên sản xuất phân bón với nguồn nguyên liệu đầu vào là bã mía từ hoạt động sản xuất mía đường
-Nằm trong tổng thể của công ty với diện tích tương đối lớn và đầy đủ trang thiết bị phục vụ sản xuất
2.2. Đặc điểm các yếu tố nguồn lực của công ty cổ phần mía đường Sông Con.
2.2.1 Đặc điểm về lao động của công ty cổ phần mía đường Sông Con
Con người luôn là yếu tố quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thực sự của họ mới lựa chọn đúng cơ hội kinh doanh trên thương trường. Hiện nay đội ngũ công nhân viên của công ty đã lên đến 320 người và đã qua đào tạo cơ bản và hàng năm vào vụ ép số lượng công nhân ép mía có thể lên đến con số hơn 1000 người cùng với lực lượng lái xe vận chuyển mía cho công ty vào vụ ép. Đội ngũ cán bộ và công nhân viên của công ty cổ phần mía đường Sông Con có những đặc điểm cơ bản sau
- Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sang tạo là đặc điểm chung của công nhân nhà máy dường Sông Con. Với 100% cán bộ nhân viên của công ty đã được đào tạo qua cơ bản nên luôn hoàn thành xuất sác nhiệm vụ được giao. Đã có 10 cán bộ được khen thưởng toàn công ty và 3 cán bộ nằm trong thường vụ huyện ủy. Bên cạnh đó công ty luôn khuyến khích công nhân bằng các khoản lương và thưởng. Thưởng tết chung cho công nhân lên đến con số 1 triệu đồng. Mức lương cơ bản cho mỗi công nhân là một triệu năm trăm nghìn Việt Nam đồng.
- Đội ngũ công nhân luôn trung thành và luôn hướng về công ty: công nhân đa số là những người con của huyện nhà nên họ có điều kiện làm cho công ty lâu hơn. Cộng với việc công ty luôn tạo điều kiện cho nhân công trong huyện, mặt khác công ty còn xây 3 dãy nhà cho công nhân ở để trợ giúp cho những công nhân ở các huyện xa. Công ty đã xây dựng 3 sân bóng chuyền ngay gần chỗ ở của công nhân tạo điều kiện cho họ được luyện tập thể thao thường xuyên,5 năm trở lại đây đội bóng của nhà máy luôn đạt vị trí quán quân trong cuộc thi bóng chuyền cấp huyện
-Cán bộ công nhân nhà máy có khả năng chuyên môn cao, lao động giỏi, năng suất và sáng tạo: Công nhân nhà máy với trình độ chuyên môn đã qua trung cấp nghề.
- Cán bộ công nhân có sức khỏe, có khả năng hòa nhập và đoàn kết tốt
Bên cạnh những thuận lợi trên thì công nhân của nhà máy là nhưng công nhân theo thời vụ nên sự gắn bó với công ty không nhiều. Công nhân có tham gia vào những hoạt động không lành mạnh nhưng đã bị xử lí nghiêm đem lại một môi trường trong sạch cho nhà máy. Nguồn nhân lực của công ty tuy đã được qua đào tạo cơ bản nhưng vẫn còn nhiều yếu kém trong quá trình quản lý.
2.2.2 Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ của công ty cổ phần mía đường Sông Con
* Đường
Hằng năm, nhà máy đường Sông con sản xuất từ 19.000 đến 20.000 tấn đường và từ 7.600 đến 8.000 tấn mật rỉ, Nhà máy đường liên doanh sản xuất ra từ 110.000 đến 120.000 tấn đường và từ 44.000 đến 48.000 tấn mật rỉ, là nguyên liệu chính để sản xuất cồn
Là sản phẩm chủ yếu của công ty, chiếm đa số trong hoạt động kinh doanh của công ty
Là sản phẩm chính, mỗi ngày nhà máy sản xuất khoảng 1650 tấn mía phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh và khu vực bắc miền trung
* Cồn
Là sản phẩm có từ những ngày đầu thành lập công ty, không phải là sản phẩm chính nhưng mà lại là sản phẩm có doanh thu tốt
* Phân vi sinh:
Là sản phẩm tận dụng từ những cây đã ép thành đường, sản phẩm tận dụng các phế phẩm của quá trình sản xuất khác
* Bia hơi:
Là sản phẩm tiêu dung ngắn hạn, chỉ dung được trong ngày. Sản phẩm theo thời vụ
2.2.3 Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần mía đường Sông Con
Từ năm 2006 nhà máy đường Sông Con bước sang một giai đoạn phát triển mới, đó chính là sự chuyển đổi sở hữu đối với nhà máy. Do sự hoạt động không mang lại hiệu quả cao cho nhà máy trong nhiều năm mặc dù công nghệ đã được cải tiến rõ rệt. Đó một phần cũng là do sự phụ thuộc quá nhiều vào nhà nước của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Trước 2006 thì nhà máy thuộc quyền sở hữu của nhà nước nên nguồn vốn của công ty do nhà nước cung cấp và kết quả kinh doanh đa số là thua lỗ, vay ngân hàng thì ứ đọng và tiền lãi ngân hàng là một con số không nhỏ. Sự chuyển đổi sở hữu xảy ra khi mà nhà máy được cổ phần hóa vào tháng 4 năm 2006. Nhà máy mang tên mới là công ty cổ phần mía đường Sông Con. Sự thay đổi về ngừoi chủ sở hữu doanh nghiệp đã tạo nên một bước ngoặt mới trong quản lý. Tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty đến thời điểm 31/12/2007 như sau
Đơn vị: trđ
Tài sản
Số dư đầu kỳ
Số dư cuối kỳ
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tài sản cố định
Nguyên giá tài sản cố định
hao mòn tài sản cố định
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
17938
1656
10134
5297
851
6614
5113
10022
-4909
845
656
10179
195
3340
6028
616
7147
5902
11110
-5208
845
400
Tổng cộng tài sản
24552
17326
Bảng 1: Nguồn vốn công ty cổ phần mía đường Sông Con
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn công ty cổ phần mía đường Sông Con
Nguồn vốn
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
A.Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn ngân hàng
2. Phải trả nhà cung cấp
3. Nợ ngắn hạn khác
II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
20145
17668
11029
5233
1255
2477
4407
9800
7603
4486
2830
287
2197
7526
Tổng cộng nguồn vốn
24552
17326
Nguồn: Phòng kế toán
2.2.4 Đặc điểm về nhà cung ứng và công tác đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào
Tạo nguồn và mua hàng là một nghiệp vụ cực kỳ quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như Nhà máy đường Sông con. Tạo nguồn và mua hàng thể hiện ở tính kịp thời của đầu vào cho sản xuất, nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ vật tư cho sản xuất sản phẩm. Nghiệp vụ tạo nguồn nhiên liệu của doanh nghiệp thể
-Mua đúng nguyên liệu cho sản xuất
-Mua kịp thời để nhà máy đi vào hoạt động đúng công suất đồng thời giúp bà con nông dân có thể thu hoạch đồng loạt, tránh để tình trạng tranh giành nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất
- Nguyên liệu đầu vào phải đồng bộ để sản xuất được diễn ra liên tục, nhanh, đáp ứng chậy đúng công suất và tận dụng tối đa nguồn lực cho sản xuất.
- Lựa chọn bạn hàng là khâu quyết định đối với sự chắc chắn và ổn định của nguồn hàng. Thiết lập mối quan hệ truyền thống, lâu dài với các bạn hàng tin cậy là một trong những yếu tố tạo nên sự ổn định trong nguồ cung ứng đối với mỗi doanh nghiệp. Nguyên liệu đầu vào của ngành mía đường là cây mía, bạn hàng của công ty cũng khá đặc biệt, họ là những nông dân trồng mía trên địa bàn huyện nên việc thiết lập mối quan hệ với họ không phải là quá khó khăn nhưng càn phải có chính sách ưu đãi cho nông dân. Tình trạng bỏ cây mía vài năm trước đây là khá phổ biến vì chính sách không hợp lý của nhà máy. Trong những năm gần đây nhà máy đã chú trọng đến nguồn nhiên liệu cho sản xuất, không còn tình trạng nhà máy thì tranh nhau mía còn nông dân phải nhìn cây mía trổ hoa, sản lượng thu lại không được bao nhiêu. Lòng tin của nhân dân mất mà nhà máy cũng không hoàn thành đúng kế hoạch đượ giao. Vì vậy phải tạo sự tin tưởng lẫn nhau bằng hợp đồng về kinh tế giữa các bên để nâng cao tính pháp lý và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi bên.
Nhìn chung tình hình nguyên liệu cho đầu vào không còn là nỗi lo của nhà máy nữa, nhà máy đang đầu tư vùng nguyên liệu đạt tới 6.000 ha không chỉ trong huyện mà còn ở huyện bạn
2.2.5 Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty cổ phần mía đường Sông Con
Máy móc thiết bị của công ty năm 1971 là khá cũ kỹ, đa số là những máy móc thanh lý từ các nhà máy bỏ lại và được thu hồi từ thành phố về. Từ năm 1989 công ty đầu tư cho công nghệ nâng tầm công suất lên 100 tấn mía một ngày, rồi tiếp đó là nâng công suất sản phẩm lên 200 tấn mía một ngày. Việc nâng công suất có một ý nghĩa quan trọng vì góp phần giúp công ty giải quyết được hàng loạt khó khăn, đưa công ty bước đầu đi và hoạt động ổn định đồng thời giúp cho người dân tin và trồng cây mía.
Năm 1997, công ty được đầu tư xây dựng lại nhà máy đường bởi nguồn vốn ODA. Nhà đầu tư Tây Ban Nha không chỉ giúp về mặt vốn mà đã đưa những kỹ thuật viên, chuyên gia, kỹ sư uy tín sang giúp nhà máy xây dựng và vận hành máy trong suốt những năm thực hiện dự án. Năm 2001 nhà máy mới được đi vào vận hành với công suất ép mía lên tới 1250 tấn mía một ngày. Một sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ, đưa nhà máy đường Sông Con lên một sự phát triển mới. Máy móc thiết bị của công ty là những máy móc mới hoàn toàn và hiện đại so với thiết bị máy móc của những nhà máy đường trong nước thời điểm đó, là nhà máy có công suất đứng thứ hai sau nhà máy đường Nghĩa Đàn. Đến thời điểm hiện tại nhà máy đã nâng tầm công suất lên 1600 tấn mía một ngày nhờ việc thay mới những thiết bị đã cũ kỹ không phù hợp với hiện tại. Không những thế nhà máy đã đầu tư hơn 2 tỷ để mua mới một hệ thống sản xuất điện từ phế liệu là vỏ cây mía sau khi ép mật. Nhờ vậy mà Công ty đã tiết kiệm được khoản chi phí cực lớn từ việc tiêu thụ điện. Ngoài ra công ty còn đủ điện để cung cấp cho khối văn phòng của công ty.
2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mía đường Sông Con
2.3.1 Đánh giá các chỉ tiêu: Doanh thu, lợi nhuận, chi phí
Doanh thu, lợi nhuận, chi phí là những chỉ tiêu cơ bản của hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong hoạt động của mình đều cố gắng tìm kiếm lợi nhuận. Trong đó việc giảm chi phí được coi là nhiệm vụ của doanh nghiệp, không phải giảm hết những chi phí cần thiết mà là sản xuất ra được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất mới mong cạnh tranh được trên thị trường. Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh rõ nét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu cao không có nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt và doanh thu thấp cũng không có ngĩa là hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Cần phải xem hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua ba chỉ tiêu trên để đánh giá chính xác và khách quan hơn.Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
SỞ NN & PTNT NGHỆ AN
Mẫu số B02-DN
CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Từ năm 2005-2007
PHẦN I - LÃI LỖ
Chỉ tiêu
mã số
2005
2006
2007
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
149,567,998,000
159,136,283,850
175,049,923,231
Các khoản giảm trừ(03=04+05+06+07)
03
4,300,000
4,000,000
3,500,000
+ Chiết khấu thương mại
04
4,300,000
4,000,000
3,500,000
+ Giảm giá hàng bán
05
+ Hàng bán bị trả lại
06
+ Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo PPTT
07
1. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV(10=01-03)
10
155,136,283,850
175,046,423,231
2. Giá vốn hàng bán
11
142,158,635,820
159,030,951,113
3. Lợi nhuận bán hàng và CCDV(20=10-11)
20
12,977,648,030
16,015,472,118
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
10,561,799,300
999,739,205
5. Chi phí tài chính
22
15,876,454,398
8,987,634,756
8,867,634,616
-Trong đó: chi phí lãi vay
23
6. Chi phí bán hàng
24
1,987,564,987
1,675,645,000
1,480,369,465
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
6,546,800,000
5,532,665,612
5,302,725,513
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD(30=20+(21-22)-(24+2))
30
1,278,009,663
1,364,481,729
9. Thu nhập khác
31
123,795,886
129,793,981
10. Chi phí khác
32
498,776,376
482,883,067
11. Lợi nhuận khác(40=31-32)
40
-374980490
-353089086
12. Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40)
50
903,029,145
1,011,392,643
13. Thuế thu nhập doạnh nghiệp phải nộp
51
14. Lợi nhuận sau thuế
60
903,029,145
1,011,392,643
Nguồn: phòng kế toán
BẢNG 4: BẢNG THỐNG KÊ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2005 - 2007
Đơn vị: đồng
NămChỉ tiêu
2005
2006
2007
DT bán hàng và cung ứng DV
149,567,998,000
159,136,283,850
175,049,923,231
DT thuần
149,563,698,000
155,136,283,850
175,046,423,231
DT hoạt động TC
8,950,020,000
10,561,799,300
999,739,205
Thu nhập khác
103,210,000
123,795,886
129,793,981
Tổng DT
149,567,998,000
155,136,283,850
175,046,423,231
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005 -2007
Qua báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm trở lại đây cho thấy sự chuyển dịch về sở hữu đối với doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu các năm liên tục tăng với tốc độ nhanh. Năm 2005 doanh thu của công ty đạt được là 149,567,998 nghìn đồng, đến năm 2006 con số này đã tăng lên 159,136,283,850 đồng tăng 10,6% so với năm 2005. Sự gia tăng về doanh thu là do giá đường năm 2006 cao hơn giá đuờng năm 2005. Cụ thể lầ cuối năm 2005 giá đường chỉ ở mức…… Đến cuối năm 2006 thì đã lên đến ….. Mặt khác sản lượng đường của nhà máy năm 2005 thấp hơn năm 2006. Năm 2005 chỉ sản xuất được 95 tấn đường tinh trong khi năm 2006 lên tới 125 tấn đường. Năm 2007 là một năm thành công của công ty với sản lượng đường thu được là 156 tấn đường nên doanh thu đã đạt được 175,049,923,231 đồng, tăng 11% so với năm 2006. Sự gia tăng này là do doanh nghiệp đã sản xuất được nhiều hơn chứ chưa có nghĩa là doanh nghiệp bán hàng với giá cao hơn.
Lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua các năm như sau:
BẢNG 5: LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2005 - 2007
NămChỉ tiêu
2005
2006
2007
LN thuần từ hoạt động KD
-7,010,800,500
1,278,009,663
1,364,481,729
Thu nhập khác
103,210,000
123,795,886
129,793,981
LN trước thuế
903,029,145
1,011,392,643
LN sau thuế
903,029,145
1,011,392,643
Nguồn: Xử lí số liệu bảng I
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng qua các năm. Năm 2005 khi doanh nghiệp đang thuộc sở hữu của nhà nước tuy doanh thu của doanh nghiệp là tương đối tốt nhưng lại không có lãi vì doanh nghiệp đang phải chịu nợ quá nhiều và chi phí lãi vay rất cao, hậu quả của những năm làm ăn thất thoát do cây mía không được chú trọng và dư nợ quá lớn từ các năm trước. Năm 2006 khi bước sang một thời kỳ mới, tự chịu trách nhiệm về sản xuất và kinh doanh thì doanh nghiệp đã làm ăn có lãi và con số đó là không nhỏ . Đạt được lợi nhuận là 903,029,145 đồng và năm 2007 tăng lên 1,011,392,643 đồng. Như thế lợi nhuận năm 2007 tăng 12% so với năm 2006. So với nghành mía đường thì công ty đang là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Doanh thu năm 2007 tăng 12% so với năm 2006 là do những nguyên nhân cơ bản sau:
Doanh thu thuần về giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng so với năm 2006 là 12,8% đạt đuợc 175,046,423,231 vì năm 2007 sản lượng cao hơn năm 2006 đồng thời các hoạt động sản xuất kinh doanh cũn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20704.doc