MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 4
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 6
1.1.3.1. Xuất khẩu theo hình thức trực tiếp 6
1.1.3.2. Xuất khẩu theo hình thức ủy thác 6
1.1.3.3. Gia công quốc tế 7
1.1.3.4. Xuất khẩu theo hình thức đối lưu 7
1.1.3.5. Tái xuất 7
1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 8
1.2.1. Nghiên cứu tìm hiểu thị trường 8
1.2.2. Lập phương án kinh doanh 9
1.2.3. Ký kết hợp đồng mua bán 10
1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 11
1.2.5. Giải quyết tranh chấp (nếu có) 17
1.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 18
1.3.1. Cơ sở hạ tầng của hoạt động giao nhận 18
1.3.2. Nhu cầu của thị trường 19
1.3.3. Nguồn hàng cung cấp 19
1.3.4. Các lợi thế khác của doanh nghiệp 19
1.3.5. Chính sách của Nhà nước 20
1.3.6. Hệ thống ngân hàng và tỷ giá hối đoái 20
Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà Nội 22
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương - Vinatrans Hà Nội 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vinatrans Hà Nội 22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của công ty Vinatrans Hà Nội 22
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty Vinatrans Hà Nội 25
2.1.4. Nguồn vốn và đội ngũ lao động của công ty 27
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 29
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội 30
2.2.1. Kết quả kinh doanh theo tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 30
2.2.2. Kết quả kinh doanh theo phương thức xuất khẩu 32
2.2.3. Kết quả kinh doanh theo mặt hàng xuất khẩu 33
2.2.4. Kết quả kinh doanh theo thị trường xuất khẩu 35
2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội 38
2.3.1. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty 38
2.3.2. Những kết quả đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua 40
2.3.3. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua và nguyên nhân của những hạn chế đó 42
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty Vinatrans Hà Nội 45
3.1. Mục tiêu hoạt động xuất khẩu đến năm 2010 của Nhà nước 45
3.2. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội 46
3.2.1. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu 46
3.2.1.1. Mục tiêu hoạt động xuất khẩu của công ty 46
3.2.1.2. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty 48
3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của công ty 48
3.2.2.1. Thuận lợi 48
3.2.2.2. Khó khăn 49
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty Vinatrans Hà Nội 50
3.3.1. Một số giải pháp đối với công ty 50
3.3.1.1 Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ hiện đang cung ứng 50
3.3.1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động của công ty 51
3.3.1.3. Quản lý chặt chẽ hơn các chi phí liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa 52
3.3.1.4. Xây dựng các chiến lược thu hút khách hàng 54
3.3.1.5 Tiếp tục mở rộng thị trường giao nhận 55
3.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước 56
3.3.2.1. Định hướng phát triển của Nhà nước phải rõ ràng, cụ thể và làm sao để cho doanh nghiệp có thể thực hiện được 56
3.3.2.2. Nhà nước đầu tư, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình 56
3.3.2.3. Nhà nước cần đưa ra những chính sách thông thoáng hơn trong quá trình làm thủ tục hải quan 56
3.3.2.4. Tăng cường vai trò của Hiệp hội ngành nghề 57
3.3.2.5. Các chính sách liên quan đến tiền tệ 57
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên của WTO với một mức thuế ưu đãi, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của nước ta.
Để thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Nhà nước ta đã có chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Bởi hoạt động xuất khẩu là quan trọng nhất, nó đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy với những ưu đãi dành cho hoạt động xuất khẩu sẽ làm gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu của nước ta.
1.3.6. Hệ thống ngân hàng và tỷ giá hối đoái
Trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, do người mua và người bán không thể trực tiếp thanh toán với nhau nên ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán. Như vậy, ngân hàng là bên trung gian rất quan trọng để hoàn thiện quá trình mua bán hàng hoá quốc tế. Do đó ở quốc gia nào mà có hệ thống ngân hàng phát triển mạnh thì hoạt động xuất khẩu sẽ diễn ra rất suôn sẻ, ngược lại ở quốc gia nào mà hệ thống ngân hàng còn què quặt sẽ rất khó tham gia vào quá trình mua bán hàng hoá quốc tế.
Do đồng tiền thanh toán trong mua bán quốc tế không đồng nhất, do đó phải thông qua một tỷ giá nào đó để chuyển đổi đồng tiền với nhau, vì vậy hoạt động xuất khẩu còn chịu tác động của tỷ giá hối đoái. Chính vì điều này nên trong mua bán quốc tế cả người mua và người bán đều phải có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh
xuất khẩu tại công ty cổ phần giao nhận
vận tải ngoại thương Vinatrans Hà Nội
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương - Vinatrans Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vinatrans Hà Nội
Công ty Vinatrans Hà Nội được thành lập từ tháng 4 năm 2003 do cổ phần hóa chi nhánh Công ty Vinatrans tại Hà Nội của Bộ thương mại. Tiền thân là chi nhánh Công ty Vinatrans tại Hà Nội được thành lập từ năm 1996.
Một số thông tin về công ty như sau:
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại thương
Tên tiếng Anh: The Foreign Trade Forwarding and Transportation Joint Stock Company
Tên viết tắt: VINATRANS HANOI
Người đại diện: Ông Khúc Văn Dụ - Tổng Giám đốc
Điện thoại: 04. 7321090
Fax: 04. 7321083
Website: www.vinatrans.com
Địa chỉ: số 2 Bích Câu, Ba Đình, Đống Đa, Hà Nội
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của công ty Vinatrans Hà Nội
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Vinatrans Hà Nội
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Vinatrans Hà nội
BAN GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH QUẢNG NINH
CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH
CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀ THÀNH
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
GIAO NHẬN ĐƯỜNG BIỂN
HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
GIAO NHẬN HÀNG KHÔNG
QUẢN TRỊ THÔNG TIN
ĐẠI LÝ TÀU BIỂN
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
LOGISTICS
DỊCH VỤ HỖ TRỢ
(Nguồn: phòng quản trị thông tin của công ty Vinatrans Hà Nội)
Sau khi cổ phần hóa thì cơ cấu quản lý của công ty gồm có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát. Về cơ cấu tổ chức thì nhìn vào sơ đồ ta thấy công ty bao gồm ban giám đốc, các phòng ban và bộ phận trực thuộc. Các phòng ban và bộ phận trực thuộc chịu sự quản lý của ban giám đốc. Có thể chia thành các nhóm như sau:
Thứ nhất, ban giám đốc quản lý công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành. Đây là công ty trực tiếp tham gia vào hoạt động giao nhận của Vinatrans Hà Nội;
Thứ hai, ban giám đốc quản lý các phòng ban trực thuộc Vinatrans Hà Nội;
Và thứ ba là ban giám đốc cũng tham gia quản lý các chi nhánh của mình tại các tỉnh/ thành phố mà cụ thể ở đây là ba chi nhánh nằm tại các thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chức năng của các phòng ban có thể được giới thiệu dưới đây:
2.1.2.2. Chức năng của các phòng ban
Ø Ban giám đốc: đứng đầu ban giám đốc là tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các hoạt động của công ty.
Ø Phòng tài chính kế toán: phòng này có chức năng quản lý tài chính và thực hiện công tác kế toán của công ty. Tất cả các hoạt động liên quan đến sử dụng nguồn vốn, tạo vốn, báo cáo kết quả sử dụng vốn và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều được thực hiện ở đây.
Ø Phòng hành chính nhân sự: đây là phòng quản lý nguồn nhân sự của công ty. Phòng có chức năng thực hiện một số công việc như định giá tiền lương và tiền thưởng, thực hiện tuyển dụng lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động, tổ chức đội ngũ lao động theo kế hoạch của cấp trên.
Ø Phòng quản trị thông tin: phòng có chức năng lưu trữ các thông tin nội bộ như thông tin về quá trình hoạt động kinh doanh, thông tin về các phòng ban; bên cạnh đó còn có các thông tin về thị trường, thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, các thông tin về ngành cũng như thông tin về các chính sách của chính phủ.
Ø Phòng quản trị chất lượng: chức năng của phòng là kiểm soát chất lượng dịch vụ, ngoài ra phòng còn làm công tác chất lượng, đưa ra các chỉ tiêu chất lượng để thực hiện và tổng kết kết quả thực hiện.
Ø Các phòng ban thuộc bộ phận giao nhận: bao gồm các phòng ban giao nhân đường biển, giao nhận hàng không, đại lý tàu biển, logistics và dịch vụ hỗ trợ. Các phòng ban này thực hiện các chức năng liên quan đến các hoạt động trực tiếp của mình. Ví dụ như giao nhận hàng không thì thực hiện các chức năng sau:
- Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận với đa dạng các mặt hàng như giày dép, may mặc thời trang, hàng máy móc thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng rau quả;
- Vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không;
- Dịch vụ phát chuyển nhanh (chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm);
- Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu;
- Dịch vụ khai hải quan và giao nhận nội địa;
- Dịch vụ đại lý hải quan;
- Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới.
Tóm lại sau khi khách hàng đã tìm hiểu thông tin và ký kết hợp đồng với công ty thì bộ phận giao nhận sẽ thực hiện chức năng cuối cùng của mình.
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty Vinatrans Hà Nội
Hiện nay công ty đang cung cấp một số các dịch vụ sau:
- Nhận ủy thác của các đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh, hàng ngoại giao, hàng hội chợ triển lãm, thiết bị cho các cuộc biểu diễn văn hóa nghệ thuật, đồ dùng cá nhân, hàng biếu tặng, hàng mẫu, tài liệu chứng từ, bằng đường biển hàng không trong nước và quốc tế;
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận kho vận, thuê và cho thuê kho bãi, phương tiện vận tải, bốc xếp (tàu biển, sà lan,vỏ container, xe nâng, cần cẩu...). Kinh doanh kho CFS, bãi container. Thực hiện dịch vụ kinh doanh vận tải, thu gom, chia lẻ, bảo quản, đóng gói, đánh ký mã hiệu, tái chế phân loại hàng hóa, sữa chữa bao bì;
- Nhận làm đại lý tàu biển, đại lý lưu cước gom hàng, đại lý chia sẻ hàng cho các hãng giao nhận, hãng tàu, hãng không, đại lý ký gửi, đại lý khai hải quan, đại lý bán vé vận tải hành khách, dịch vụ thủ tục hải quan, giám định, mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng quy định của Nhà nước. Nhận làm môi giới cho các chủ hàng, và chủ tàu trong và ngoài nước;
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu, thông tin thị trường theo yêu cầu, của các tổ chức trong và ngoài nước;
- Liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để phát triển các hoạt động kinh doanh vận tải thương mại của Công ty;
- Thuê và cho thuê văn phòng làm việc;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa các ngành hàng: thủ công mỹ nghệ, chế biến, nông sản, thủy hải sản, lâm sản, may mặc, phương tiện vận tải, vật tư thiết bị cho sản xuất, hàng tiêu dùng;
- Thực hiện các dịch vụ thương mại;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
2.1.4. Nguồn vốn và đội ngũ lao động của công ty
2.1.4.1. Nguồn vốn
Công ty Vinatrans Hà Nội được cổ phần hóa từ chi nhánh công ty Vinatrans tại Hà Nội nên nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn góp, vốn cổ phần. Hiện nay số vốn chủ sở hữu là 3,7 tỷ đồng, vốn kinh doanh là 1,3 tỷ đồng. Để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh công ty có vay thêm từ ngân hàng, tổ chức tín dụng và liên doanh liên kết để tạo thêm nguồn vốn.
Do vốn chủ sở hữu còn ít nên đã gây khó khăn cho công ty. Với việc trả lãi cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty và làm cho lợi nhuận thụt giảm. Vì vậy trong thời gian tới công ty nên có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để tăng doanh thu, lợi nhuận, trả nợ cho ngân hàng và bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.
2.1.4.2. Đội ngũ lao động
Số nhân viên của công ty luôn tăng liên tục từ năm 2005-2007. Để thấy rõ hơn sự gia tăng nhân viên của công ty và sự thay đổi trong cơ cấu lao động ta có thể quan sát bảng sau:
Bảng1. Bảng cơ cấu lao động của công ty
năm 2005-2007
(Đơn vị: người)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Tổng số LĐ
147
100
150
100
154
100
1. Theo giới tính
Nam
91
61,9
95
63,3
97
63
Nữ
56
38,1
55
36,7
57
37
2. Theo trình độ
Dưới đại học
25
17
25
16,7
24
15,6
Đại học
117
79,6
119
79,3
121
78,6
Trên đại học
5
3,4
6
4
9
5,8
3. Theo vị trí công tác
Quản lý
35
23,8
38
25,3
36
23,4
Kinh doanh
112
76,2
112
74,7
118
76,6
4. Theo độ tuổi
< 30
120
81,6
124
82,7
126
81,8
30-40
22
15
21
14
21
13,6
> 40
5
3,4
5
3,3
7
4,6
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự của công ty Vinatrans Hà Nội)
Qua bảng ta thấy cơ cấu lao động thay đổi không đáng kể, nhân viên có trình độ cao ngày càng tăng. Đây chính là lực lượng then chốt và cần thiết cho công ty. Tuy nhiên so với các nước khác thì trình độ này vẫn chưa phải là cao, vì vậy công ty cần phải có những buổi tập huấn để nâng cao trình độ nhân viên của công ty.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Hoạt động khá lâu trong ngành giao nhận, công ty Vinatrans Hà Nội luôn đạt được những kết quả khả quan trong quá trình kinh doanh. Điều đó được thể hiện rất rõ trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm qua.
Bảng 2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Vinatrans Hà Nội
giai đoạn 2003 - 2007
(Đơn vị: Triệu VNĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
* Doanh thu
17.354
21.020
23.175
- Giao nhận
10.121
13.589
15.271
- Xuất khẩu
7.098
7.197
7.594
- Nguồn khác
135
234
310
* Lợi nhuận
1.502
1.253
1.702
* Nộp ngân sách
4.396
4.434
4.526
(Nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty Vinatrans Hà Nội)
Từ bảng trên ta thấy doanh thu của công ty luôn tăng lên, sự gia tăng doanh thu cho thấy công ty luôn luôn luôn đổi mới, luôn luôn có những phương pháp hữu hiệu để gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình. Chính sự gia tăng đó đánh dấu sự phát triển của công ty. Để có được những thành công như vậy phải kể đến sự lãnh đạo tài tình của giám đốc công ty cùng với đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ quản lý giỏi, bên cạnh đó là đội ngũ nhân viên năng động và đầy sáng tạo.
Với lợi thế sẵn có của mình, công ty Vinatrans Hà Nội có thể đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình trong lĩnh vực giao nhận hàng xuất khẩu, vì hiện nay, trong khi nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới thì trong hoạt động giao nhận vận tải sẽ ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và công ty có thể bị mất thị phần. Chính vì vậy, công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình sang một số lĩnh vực mà công ty có rất nhiều ưu thế, cụ thể đó là hoạt động xuất khẩu - một hoạt động mà công ty đã kinh doanh có hiệu quả trong những năm qua. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là 7.098 triệu đồng năm 2005 và đến năm 2007 là 7.594 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 7%. Với tốc độ tăng trưởng khá cao như thế này công ty có thể hoàn thiện thêm hoạt động xuất khẩu để biến nó thành một trong những hoạt động chủ lực trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội
Hoạt động giao nhận hiện nay có thể được coi là khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy mới nhưng nó đã thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp tham gia. Tính đến nay đã có gần 350 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực giao nhận. Hoạt động giao nhận đem lại khá nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp, tuy nhiên đứng trước sự cạnh tranh gay gắt như vậy không phải doanh nghiệp nào cũng đứng vững nổi và làm ăn thực sự có hiệu quả.
Vinatrans Hà Nội có bề dày hoạt động khá lâu, từ năm 1996 đến nay đã là trên 10 năm, cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể. Nghiên cứu trong ba năm vừa qua (2005-2007) cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng. Điều đó đã nói lên một phần nào công ty đã làm ăn rất tốt. Tuy nhiên để thấy rõ hơn thực trạng hoạt động của công ty chúng ta cần phải đi nghiên cứu sâu hơn về mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của công ty, sau đó là đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong ba năm vừa qua.
2.2.1. Kết quả kinh doanh theo tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
Với hoạt động giao nhận hàng hóa ngoại thương, công ty Vinatrans Hà Nội luôn đạt được những kết quả đáng tự hào trong 3 năm vừa qua, điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3. Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu
giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị: USD)
Năm
Kim ngạch
2005
2006
2007
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Tổng kim ngạch
3.838.470
100
3.943.944
100
4.111.720
100
Nhập khẩu
892.314
23,25
900.101
22,82
912.356
22,19
Xuất khẩu
2.946.156
76,75
3.043.843
77,18
3.199.364
77,81
(Nguồn: báo cáo kết quả hàng năm của công ty Vinatrans Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên ta thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu chiếm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ trọng bình quân của kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 77%. Đối với hoạt động nhập khẩu, tuy giá trị kim ngạch có tăng qua từng năm nhưng tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thấp.
Sự thay đổi của tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có thể được lý giải như sau: (1)Công ty mới chỉ chú trọng hoạt động xuất khẩu, (2)Trong thời gian qua công ty đã có nhiều bạn hàng lớn trong hoạt động xuất khẩu, vì vậy kim ngạch xuất khẩu tăng. Trong khi đó hoạt động nhập khẩu chủ yếu của công ty là nhập khẩu ủy thác, nhập khẩu tự doanh còn ít. Vì vậy công ty chỉ hưởng một phần hoa hồng rất nhỏ. Và hiện nay khi mà thị phần giao nhận ngày càng giảm, cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn và các đối thủ mới gia nhập nó làm cho thị phần nhập khẩu của công ty giảm đi.
2.2.2. Kết quả kinh doanh theo phương thức xuất khẩu
Hiện nay hai phương thức xuất khẩu chủ yếu của công ty Vinatrans Hà Nội là xuất khẩu ủy thác và xuất khẩu tự doanh. Hai hoạt động này đã đem lại những kết quả đáng kể cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 4. Bảng kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu
giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị: USD)
Phương thức
2005
2006
2007
Xuất khẩu tự doanh
Giá trị
892.054
912.587
941.488
Tăng về số tương đối (%)
2,3
3,2
Xuất khẩu ủy thác
Giá trị
2.054.102
2.131.256
2.257.876
Tăng về số tương đối (%)
3,7
5,9
Tổng
2.946.156
3.043.843
3.199.364
(Nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty Vinatrans Hà Nội)
Từ bảng ta thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu tự doanh của công ty đem lại nguồn thu khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù kim ngạch từ xuất khẩu tự doanh có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng còn thấp.
Hoạt động xuất khẩu ủy thác thường gấp 2 lần doanh thu từ xuất khẩu tự doanh, tốc độ tăng trưởng của nó cũng cao hơn vì vậy công ty nên tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu ủy thác với mục đích làm tăng doanh thu của công ty, đồng thời có những biện pháp để phát triển hoạt động xuất khẩu tự doanh của mình. Khi phát triển được hoạt động xuất khẩu tự doanh công ty sẽ không còn bị phụ thuộc vào đối tác, sự biến động từ các hợp đồng ủy thác sẽ không làm biến động hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.3. Kết quả kinh doanh theo mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng mà công ty Vinatrans Hà Nội xuất khẩu khá là đa dạng. Tuy nhiên nó chỉ tập trung vào một số mặt hàng như máy móc thiết bị, hàng nông sản, hàng tiêu dùng, hàng chế biến.
Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng như sau:
Bảng 5. Bảng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị: USD)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1. Máy móc thiết bị
884.018
30
925.665
30,4
966.184
30,2
2. Gạo
431.144
14,6
434.022
14,3
455.789
14,2
3. Hàng tiêu dùng
394.572
13,4
363.213
11,9
385.989
12
4. Thủy hải sản
368.788
12,5
350.997
11,5
375.210
11,7
5. Quần áo
339.400
11,5
440.054
14,4
466.749
14,6
6. Sản phẩm chế biến
317.258
10,8
314.336
10,3
312.867
9,8
7. Các mặt hàng khác
210.976
7,2
215.566
7,1
236.576
7,4
Tổng
2.946.156
100
3.043.843
100
3.199.364
100
(Nguồn: báo cáo tổng kết hàng năm về mặt hàng xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội)
Từ bảng trên ta thấy, máy móc thiết bị luôn là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất, thường chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về mặt giá trị thì mặt hàng này đều tăng qua các năm và tăng khá lớn, tuy nhiên tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch hầu như không tăng.
Các vị trí xuất khẩu lớn tiếp theo thuộc về gạo (chiếm khoảng 14%), hàng tiêu dùng (12%) và thủy sản (11,5%). Nhìn vào bảng thì chỉ có mặt hàng gạo là tăng đều, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm.
Mặt hàng tiêu dùng thì dao động lên xuống bất thường. Điều này cũng xảy ra tương tự với mặt hàng thủy sản.
Đáng lưu ý nhất là mặt hàng quần áo, tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu khá lớn của Việt Nam sang các nước phương Tây.
Các sản phẩm chế biến chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm được chế biến chủ yếu là các mặt hàng nông sản. Giá trị và tỷ trọng của các mặt hàng này đều giảm.
Các mặt hàng xuất khẩu khác chiếm tỷ trọng 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị các mặt hàng này tăng dần qua các năm. Các mặt hàng xuất khẩu này chỉ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, một số hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su,…
Tóm lại, trong thời gian qua công ty Vinatrans Hà Nội luôn giữ được ổn định mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình. Thêm vào đó công ty luôn tích cực có thêm những mặt hàng xuất khẩu mới trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhằm đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình.
2.2.4. Kết quả kinh doanh theo thị trường xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu thực sự chỉ có ý nghĩa khi mà nguồn thu của nó là các thị trường nước ngoài. Trong thời gian vừa qua công ty vinatrans Hà Nội luôn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài cũng chính là một trong những quan điểm chỉ đạo của Nhà nước để thực hiện quá trình CNH - HĐHđất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Sau đây chúng ta hãy xem xét thị trường xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội trước và sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
Bảng 6. Bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu
giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị: USD)
Năm
Thị trường
2005
2006
2007
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Châu Á (trừ Nhật Bản)
941.386
31,9
983.217
32,3
1.089.486
34
Mỹ
620.113
21,1
621.054
20,4
630.197
19,7
EU
500.706
17
510.123
16,8
521.403
16,3
Nhật Bản
366.253
12,4
367.859
12,1
368.912
11,5
Nga
254.236
8,6
256.094
8,4
279.152
8,7
Nước khác
263.462
9
305.496
10
310.314
9,8
Tổng
2.946.156
100
3.043.843
100
3.199.364
100
(Nguồn: báo cáo kết quả hàng năm về thị trường xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội)
Bảng số liệu cho thấy thị trường Châu Á luôn là thị trường trọng điểm của công ty với kim ngạch xuất khẩu trên dưới 1 triệu USD, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này tăng khá nhanh vào năm 2007. Đây thực sự là thị trường mà doanh nghiệp cần quan tâm vì nó đem lại nguồn thu rất lớn cho doanh nghiệp.
Thị trường chính ở khu vực Châu Á của công ty Vinatrans Hà Nội là thị trường các nước ASEAN, bên cạnh đó có Trung Quốc và Hàn Quốc. Khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN và tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA (CEPT) đã đem lại thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với việc hưởng ưu đãi thuế quan chỉ dành cho thành viên ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp của các nước không phải là thành viên của ASEAN khi cùng xuất khẩu một mặt hàng vào thị trường này. Và chính vì được hưởng ưu đãi về thuế và chi phí vận tải thấp đã góp phần làm giảm chi phí của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Vinatrans Hà Nội.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty sang thị trường Châu Á là máy móc thiết bị, một số sản phẩm chế biến và hàng tiêu dùng.
Hai thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo là Mỹ và EU. Trong thời gian vừa qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường này luôn luôn dẫn đầu và được đánh giá là hai thị trường trọng điểm, hai bạn hàng lớn của Việt Nam. Là những nước phát triển, đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp và có dân số đông nhưng lại thiếu lương thực thực phẩm đây chính là những thị trường lớn cho đất nước ta - một đất nước mà nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và nuôi sống hàng triệu người dân Việt Nam.
Giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ thường đạt trên 600 nghìn USD, còn sang thị trường EU là trên 500 nghìn USD. Tỷ trọng tương ứng của hai thị trường là 20% và 16,5%. Các mặt hàng xuất khẩu sang hai thị trường này chủ yếu là hàng nông sản và phi nông sản như quần áo, gạo, cà phê, tôm, cá,… Nhìn vào bảng thì thấy kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và EU đều tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân ở đây là do trong thời gian vừa qua Mỹ và EU có xu hướng nhập khẩu từ các quốc gia khác có chất lượng khá tốt như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,…
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chỉ tăng nhẹ. Giá trị xuất khẩu trong ba năm như sau: năm 2005 là 366.253 USD (chiếm 12,4%), năm 2006 là 367.859 USD (chiếm 12,1%) và năm 2007 là 368.912 USD (chiếm 11,5%). Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng chậm là do yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm vì các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là các mặt hàng nông sản, hàng chế biến, quần áo và hàng thủ công mỹ nghệ.
Các thị trường khác đem lại doanh thu cho công ty trên dưới 300 nghìn USD với tỷ trọng vào khoảng 9,5%. Giá trị kim ngạch tăng khá nhanh cho thấy công ty hoàn toàn có thể mở rộng thêm thị trường xuất khẩu.
2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội
2.3.1. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty
Để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty, không chỉ dựa vào tổng kim ngạch xuất khẩu, khối lượng mặt hàng xuất khẩu mà còn có một số chỉ tiêu khác cũng đánh giá khá tốt hiệu quả kinh doanh của công ty. Cụ thể đó là các chỉ tiêu tỷ suất doanh thu chi phí, tỷ suất lợi nhuận doanh thu và tỷ suất lợi nhuận chi phí.
Để biết hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội như thế nào chúng ta có thể dựa vào bảng sau:
Bảng 7. Bảng hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty
giai đoạn 2005-2007
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
- Doanh thu xuất khẩu
- Tốc độ tăng doanh thu xuất khẩu (%)
3.121
3.456
10,73
3.798
9,89
- Chi phí xuất khẩu
- Tốc độ tăng chi phí xuât khẩu (%)
2.911
3.102
6,56
3.386
9,15
- Lợi nhuận xuất khẩu
- Tốc độ tăng lợi nhuận nhập khẩu (%)
201
221
9,95
241
9,05
- Doanh thu/ Chi phí
1,072
1,114
1,121
- Lợi nhuận/ Doanh thu
0,064
0,064
0,063
- Lợi nhuận/ Chi phí
0,069
0,071
0,071
(Nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty Vinatrans Hà Nội)
Theo bảng trên thì doanh thu xuất khẩu của công ty luôn tăng trong 3 năm nghiên cứu. Tuy doanh thu có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm. Xảy ra điều này là vì trong năm 2006 công ty có khá nhiều hợp đồng xuất khẩu, trong khi đó năm 2007 số lượng hợp đồng xuất khẩu lại giảm đi tương đối, lý do là vì có nhiều đối thủ gia nhập ngành hơn.
Chi phí xuất khẩu thì không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng chi phí của năm 2006 so với năm 2005 không lớn (6,56%). Tuy nhiên nó lại tăng khá nhanh, con số đó của năm 2007 so với năm 2006 là 9,15%. Tốc độ tăng chi phí nhanh hơn cả tốc độ tăng doanh thu. Nguyên nhân ở đây là do giá xăng dấu tăng làm cho chi phí vận tải tăng theo.
Lợi nhuận của công ty có tăng nhưng không đáng kể. Lợi nhuận giảm đi là do chi phí tăng lên và có sự cạnh tranh khá lớn trên thị trường giao nhận, trong đó có giao nhận hàng xuất khẩu.
Mặc dù tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí ngày càng tăng, còn tốc độ tăng doanh thu có xu hướng giảm nhưng tỷ suất doanh thu chi phí vẫn có xu hướng tăng. Điều này cho thấy công ty thực sự làm ăn có hiệu quả, và doanh thu thu được không những bù đắp được cho chi ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20705.doc