Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần May 10

 MỤC LỤC

CHƯƠNG I- NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1

I- Khái quát về Marketing xuất khẩu 1

1. Marketing là gì? 1

2. Marketing xuất khẩu 2

2.1 Định nghĩa 2

2.2 Vai trò của marketing xuất khẩu 3

2.3 Mục tiêu của Marketing xuất khẩu 4

II- Nội dung chủ yếu của Marketing xuất khẩu 5

1. Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường, lựa chọn đối tác 5

1.1 Nghiên cứu thị trường 5

1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu 7

1.3 Nghiên cứu bạn hàng 8

2. Xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu 8

2.1 Xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu 8

2.2 Hoạch định chiến lược Marketing hỗn hợp 10

2.2.1 Chiến lược sản phẩm 10

2.2.2 Chính sách giá cả sản phẩm quốc tế 11

2.2.3 Chính sách phân phối 12

2.2.4 Chính sách khuyếch trương 12

3. Soạn thảo kế hoạch marketing 13

4. Tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch 13

5. Đánh giá và điều chỉnh 14

II-Nhân tố ảnh hưởng tới marketing xuất khẩu 14

1. Các nhân tố khách quan 14

2. Nhân tố chủ quan 16

III- Đặc điểm thị trường may mặc EU 17

CHƯƠNG II- TÌNH HÌNH MARKETING XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY 10 21

I- Khái quát về công ty cổ phần May 10 21

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21

2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty 24

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần May 10 24

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 24

3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 27

4. Đặc điểm các nguồn lực của công ty 27

II- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 trong những năm gần đây 28

1. Kết quả sản xuất kinh doanh chung của công ty 28

2. Kết quả xuất khẩu của công ty 31

3. Những chỉ tiêu đánh giá khác 33

3.1 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu 33

3.2 Quy mô thị trường 33

III- Tình hình Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần May 10 trong thời gian qua 34

1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của công ty cổ phần May 10 khi thâm nhập thị trường EU 34

2. Hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 38

2.1 Chính sách sản phẩm 38

2.2 Chính sách giá sản phẩm 40

2.3 Chính sách phân phối 43

2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 44

3. Tổ chức thực hiện 46

3.1 Xây dựng chương trình hành động 46

3.2 Triển khai chiến lược Marketing hỗn hợp 48

3.2.1 Triển khai chiến lược sản phẩm 48

3.2.2 Triển khai chiến lược giá 49

3.2.3 Triển khai chiến lược phân phối 49

3.2.4 Triển khai chiến lược xúc tiến hỗn hợp 50

4. Kết quả thực hiện 50

5. Đánh giá và điều chỉnh 52

6. Đánh giá Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần May 10 trong thời gian qua 53

IV- Kết luận 53

1.Ưu điểm 53

2. Nhược điểm 54

3. Nguyên nhân 55

3.1 Nguyên nhân khách quan 55

3.2 Nguyên nhân chủ quan 55

CHƯƠNG III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 57

I. Định hướng về Marketing xuất khẩu sang thị trường EU 57

II- Giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty 58

1. Giải pháp đối với bộ phận nhân sự của công ty 58

1.1 Đối với công tác tổ chức của Ban Marketing 58

2. Giải pháp thâm nhập thị trường EU 60

3. Giải pháp về sản phẩm 61

4. Giải pháp về giá sản phẩm 63

5. Giải pháp về phân phối sản phẩm 64

6. Giải pháp đẩy mạnh các công cụ xúc tiến, hỗ trợ 64

III- Một số kiến nghị 65

1. Đối với Nhà nước và Chính phủ 65

2. Kiến nghị đối với Bộ công thương và các cơ quan có liên quan 66

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã được đào tạo bài bản, đảm bảo chất lượng. Công ty còn thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học ở nước ngoài về quản lý kinh tế, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, ngoại ngữ. - Về tình hình vốn của công ty: Vốn là nguồn lực quan trọng và chủ yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một công ty. Trước đây May 10 còn là công ty nhà nước thì vốn chủ yếu là của nhà nước. Nhưng từ khi cổ phần hoá thì Nhà nước chỉ giữ 51 % cổ phần còn 49% cổ phần là của công nhân viên trong công ty. Nguồn vốn huy động từ chính những lao động của công ty đã giúp cho họ có động lực làm việc bởi quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của công ty. II- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 trong những năm gần đây 1. Kết quả sản xuất kinh doanh chung của công ty Trong thời gian qua, công ty cổ phần May 10 đã đổi mới phương thức hoạt động, nắm bắt những vận hội mà đất nước đem lại. Tiêu biểu là ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện trọng đại này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt may Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp May 10. Nhìn lại chặng đường phát triển 62 năm qua, doanh nghiệp May 10 đã gặt hái được không ít những thành công, nhất là thời kì sau đổi mới. Năm 2007 cũng là thời điểm mà ngành Dệt may Việt Nam khởi sắc với kết quả xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD mặc dù ngành vẫn bị áp dụng Luật chống bán phá giá của Bộ thương mại Hoa Kỳ. Công ty cổ phần May 10 cùng gần 100 thành viên khác của Tổng công ty Dệt may Việt Nam đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra, tiếp tục khẳng định bản lĩnh và sự sáng tạo của mình trong điều kiện đổi mới và hội nhập của đất nước. Công ty tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua để giữ vững danh hiệu thương hiệu mạnh ở Việt Nam và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu ở nước ta thời kì trước và sau hội nhập WTO. Bảng 1- Kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2004 – 2007 Đơn vị: 1000USD Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3) Tổng DT 464.772 552.985 631.600 481.200 118.98 114.2 76.19 DT xuất khẩu 376.486 488.572 542.648 422.740 129.77 111.07 77.90 DT FOB 260.140 343.423 405.068 346.414 132.01 118 85.52 DT gia công 116.346 145.149 137.400 76.326 124.76 94.66 55.55 DT nội địa 85.608 64.413 89.132 58.460 75.24 138.4 65.56 Lợi nhuận 6.021 13.842 15.830 16.500 172.5 114.36 107.28 (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần May 10) Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của công ty nhìn chung đều tăng qua các năm. Cụ thể: Tổng doanh thu trong 4 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: Năm 2005 so với năm 2004 tăng 18,98% tương ứng với mức tăng 88,213 triệu đồng. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 14,2% tương ứng với 78,615 triệu đồng Năm 2007 so với năm 2006 giảm 23,81% tương ứng với 61,448 triệu đồng Tổng doanh thu của công ty tăng lên chủ yếu là do doanh thu công ty thực hiện tốt công tác kinh doanh trên thị trường quốc tế. Trong suốt thời gian qua doanh thu xuất khẩu luôn luôn tăng với tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2007 các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị áp dụng luật chống bán phá giá. Mặc dù vậy kết quả kinh doanh của May 10 vẫn đạt mức khá cao. Doanh thu FOB năm 2007 chỉ đạt 155,143 triệu đồng, giảm 23,81% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm sút là năm 2007 ngành dệt may Việt Nam bị áp dụng quy chế giám sát của Hoa Kỳ nên những tháng đầu năm những đơn hàng của các đối tác nước ngoài với Việt Nam bị giảm đi nhiều so với các cùng kì năm trước. Các đơn hàng của công ty vì thế cũng bị ảnh hưởng. Các đối tác nước ngoài có e ngại rằng nếu tiếp tục đặt nhiều đơn hàng thì sẽ có nhiều rủi ro vì nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bán phá giá. Đến cuối năm 2007 thì các đơn hàng lại tăng trở lại, có phần tăng gấp đôi so với cùng kì năm trước. Vì vậy, doanh thu xuất khẩu của công ty vẫn đạt ở mức cao. Chỉ tiêu lợi nhuận và dự phòng vượt 30% so với kế hoạch, chỉ tiêu doanh thu gia công vượt trên 20% so với kế hoạch. Những năm qua công ty có kết quả hoạt động kinh doanh cao như vậy là nhờ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua đầu tư vào việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất kinh doanh mới như xí nghiệp sản xuất complê. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua có những mặt thuận lợi và khó khăn. Đó là: + Về thuận lợi: Doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ ngành và Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Doanh nghiệp cũng chủ động tìm hiểu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường Mỹ, EU. Mặt khác công ty cũng phải luôn chú ý tới chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào để không bị rơi vào các vụ kiện chống bán phá giá từ phía các thị truờng lớn này. + Về khó khăn: thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, toàn ngành dệt may nước ta đều trải qua thời kì khó khăn. Đó là tình hình các doanh nghiệp dệt may luôn luôn đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Chi phí để theo đuổi các vụ kiện khá lớn và khả năng thắng được các vụ kiện đó là rất ít. Điều này làm thiệt hại lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty vào thời kì trước năm 2006. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì các doanh nghiệp dệt may tránh bị áp đặt hạn ngạch tuy nhiên phía Mỹ lại đưa ra cơ chế giám sát đặc biệt đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta. Vì vậy, những tháng đầu tiên năm 2007, thời điểm nước ta mới vào WTO các đơn đặt hàng từ Hoa Kì và EU đều giảm một cách đáng kể. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương và Tập đoàn dệt may Việt Nam, công ty cổ phần May 10 vẫn tiếp tục sản xuất với công suất cao. Các phòng, ban, xí nghiệp thực hiện tốt kế hoạch đề ra là tăng 15 – 20% doanh thu, giảm 10 – 15% chi phí. Do đó doanh thu thự hiện của công ty năm 2007 đạt 490 tỷ tăng so với kế hoạch 15 tỷ, lợi nhuận thực hiện đạt 16,5 tỷ tăng 0,5 tỷ so với kế hoạch, thu nhập người lao động là 1.750.000 đồng tăng 200.000đồng so với kế hoạch.Chi phí tăng 8,5 tỷ với năm 2006. Phòng tài chính kế toán cũng đã tham mưu cho Tổng giám đốc sử dụng có hiệu quả nguồn lực của công ty, làm lợi 1,5 tỷ đồng. 2. Kết quả xuất khẩu của công ty Công ty May 10 ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp với mục tiêu ban đầu là sản xuất quân trang phục vụ bộ đội. Sau này đất nước đổi mới, nền kinh tế trong nước có nhiều biến động theo thị trường thế giới. Xí nghiệp may X10 đã có thể sản xuất hàng may mặc không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Sản phẩm do công ty sản xuất đã có mặt trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của công ty được xuất chủ yếu sang ba thị trường lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 37%, thị trường EU chiếm 37%, thị trường Nhật Bản chiếm 10-15%, còn lại là các thị trường khác. Trong vài năm gần đây tình hình xuất nhập khẩu của công ty có nhiều sự đổi mới, doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, chiếm 70-80% tổng doanh thu của toàn công ty. Hàng năm doanh thu xuất khẩu của công ty May 10 đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của toàn ngành. May 10 và Việt Tiến là hai doanh nghiệp có số lượng xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, đứng vào Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu mạnh ở Việt Nam. Có được kết quả như trên là nhờ những nỗ lực mà công ty đã đầu tư vào hoạt động xuất nhập khẩu. Bảng số liệu trên cho thấy tình hình xuất khẩu của công ty có tăng trong thời gian từ năm 2004 – 2007. Cụ thể: Bảng 2- Tình hình xuất nhập khẩu từ năm 2004 – 2007 Đơn vị: 1000USD Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (2)/(1) (%) (3)/(2) (%) (4)/(3) (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Kim ngạch XK 76,067 86,067 98,284 84,10 113,14 114,19 85,52 Kim ngạch NK 47,414 46,471 54,512 53,54 98,01 117,30 98,24 (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần May 10) Năm 2005 so với 2004 tăng 13,14% ứng với mức tăng 10,000,000USD Năm 2006 so với 2005 tăng 14,19% ứng với mức tăng 12,217,000USD Năm 2007 so với 2006 giảm 14,48% ứng với mức 14,148,000 USD Sản phẩm chủ lực của công ty trước đây của công ty là áo sơ mi có chiều hướng giảm về số lượng, năm 2006 giảm 25% so với năm 2005 và mặt hàng quần, áo jaket lại có xu hướng tăng 200%. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty có giảm 14,48% do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, EU đã xoá bỏ hạn ngạch cho dệt may của Việt Nam đồng thời có nhiều ưu đãi về thuế quan cho xuất khẩu hàng may mặc của nước ta. Tuy nhiên, do Việt Nam mới gia nhập WTO nên những hợp đồng xuất khẩu của toàn ngành có giảm sút so với cùng kỳ năm 2006 là 15%, hầu hết các nhóm hàng tăng trưởng không đáng kể hoặc có giảm sút. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của công ty cũng có sự biến động lớn trong thời gian qua. Cụ thể: Năm 2005 so với năm 2004 giảm 1,99 % ứng với 943,000USD Năm 2006 so với năm 2005 tăng 17,3% ứng với 8,041,000 USD Năm 2007 so với năm 2006 giảm 1,76% ứng với 90,000USD Kim ngạch nhập khẩu của công ty những năm qua nhìn chung vẫn cao so kim ngạch xuất khẩu. Công ty chủ yếu nhập các máy móc thiết bị và công nghệ, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu và gia công. Nhập khẩu trung bình gấp 1,8 lần so với xuất khẩu. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi theo xu hướng giảm đi. Vì kế hoạch hoạt động của công ty là tích cực lấy nguyên liệu nội địa giá rẻ, chất lượng cao. Kế hoạch năm 2008 công ty đặt ra là giảm nhập khẩu xuống còn 58,980,000USD. 3. Những chỉ tiêu đánh giá khác 3.1 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu với mức giá tương đối cao. Quy mô sản xuất ngày càng tăng thì nhu cầu về nguyên vật liệu cũng tăng. Vì công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu theo hình thức gia công bán thành phẩm hoặc xuất khẩu theo giá FOB nên công ty chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất cho các hợp đồng gia công hoặc hợp đồng xuất khẩu. Mức nhập khẩu tăng bình quân 5,43%/năm. Nguyên vật liệu mua từ thị trường trong nước không được ổn định do tình hình thời tiết nước ta luôn bất thường. Nhưng công ty cũng nhận định rằng xu hướng tiêu dùng nguyên vật liệu trong nước sẽ gia tăng do giá rẻ hơn nhập khẩu và chất lượng cũng được nâng cao hơn. Nguyên vật liệu trong nước năm 2007 đã tăng 6,7% so với năm 2006. Bảng 3: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất tư năm 2004 – 2007 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3) NL sử dụng 100m2 NL nhập khẩu - 25,361 26,770 28,300 29,715 105,6 105,7 105 NL nội địa - 1,215 2,092 750 800 172,2 35,85 106,7 NPL trong SPXK Tổng giá trị Tr đ 758,601 760,000 894,906 940,000 100,2 117,8 105 Giá trị NPL nội địa % 31,470 34,000 43,292 45,000 108 127,3 103,9 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần May 10) 3.2 Quy mô thị trường Về giá trị sản xuất công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp của công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 25,97% ứng với mức 27,36 triệu đồng. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 22,63% ứng với mức 30,034 triệu đồng. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 21,88% ứng với mức 35,614 triệu đồng. Công ty chú trọng đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh như vậy nhằm mang lại hiệu quả kinh tế theo quy mô và tiết kiệm chi phí. Nhờ đầu tư hiệu quả vào các xưởng sản xuất nên doanh thu tăng đều các năm và có lợi nhuận ở tất cả các phân xưởng. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm của công ty chưa được cải thiện đúng mức cho nên giá trị sản phẩm không cao điều này thể hiện ở việc mức tăng tương đối của sản lượng sản xuất năm này so với năm trước tăng lên nhưng mức tăng tương đối về giá trị sản xuất giảm đi. Quy mô thị trường của công ty chưa thực sự đủ mạnh để chiếm lĩnh thị trường. III- Tình hình Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần May 10 trong thời gian qua 1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của công ty cổ phần May 10 khi thâm nhập thị trường EU Điểm mạnh: Công ty cổ phần May 10 đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất các mặt hàng may mặc. Các sản phẩm của công ty khá đa dạng và phong phú về chủng loại cho nên có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Thương hiệu May 10 nổi tiếng ở thị trường trong nước. Các sản phẩm của công ty có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt cho nên rất được khách hàng ưa chuộng. Nhãn hiệu của công ty đã được đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ, không có một sản phẩm nào trên thị trường có thể nhái lại kiểu dáng và chất liệu làm sản phẩm. - Công ty luôn chú trọng vào đầu tư công nghệ sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Công nghệ sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ châu Âu nên đáp ứng được tiêu chuẩn của họ về quản lý chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu các dây chuyền sản xuất của Nhật Bản nâng cao công suất thiết kế các mặt hàng. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ. - Đội ngũ thiết kế của công ty là những người được đào tạo bài bản ở các trường đại học chuyên về mỹ thuật và có sự hợp tác với các chuyên gia nước ngoài để nâng cao trình độ tay nghề. Qua đó, công ty có thể chủ động thiết kế được nhiều mẫu sản phẩm mới, độc đáo và thời trang. - Đội ngũ công nhân của công ty là những người lành nghề, khéo léo và cần cù nên gây được ấn tượng với các đối tác nước ngoài. Đây là lực lượng lao động chính của công ty nên được công ty lựa chọn và đào tạo bài bản trước khi vào làm cho công ty. Đội ngũ nhân viên trong công ty có thể sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị hiện đại để làm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt. - Giá nhân công của công ty tương đối rẻ so với các đối thủ khác. Đa số lực lượng lao động chính trong công ty là phụ nữ, sinh sống tập trung ở các vùng nông thôn. - Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Đây là sự chuẩn bị kỹ càng cho việc gia nhập WTO và đối phó với tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường may mặc thế giới, trong đó có EU. - Công ty có quy mô sản xuất lớn với một hệ thống nhà xưởng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề và khéo léo. Vì vậy năng suất lao động hàng năm của công ty khá cao, có khả năng cung ứng sản phẩm cho nhiều đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. - Đội ngũ lãnh đạo của công ty luôn chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường, qua đó có những hiểu biết sâu rộng về những biến động của thị trường và nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Điểm yếu: - Công ty chưa chủ động về nguồn nguyên vật liệu, chủ yếu là gia công cho đối tác nước ngoài nên công ty phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước này và điều này làm giảm giá trị gia tăng của công ty. Đây cũng là điểm yếu chung của các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam. Những nguyên phụ liệu nhập khẩu mà trong nước cũng sản xuất được thì sẽ bị đánh thuế cao. Hơn nữa việc kiểm soát chất lượng cũng gặp khó khăn hơn do nhà cung ứng ở cách xa so với doanh nghiệp. Để tiếp cận được với các nguồn nguyên vật liệu có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường EU thì doanh nghiệp phải tốn kém thêm chi phí, tăng chi phí đầu vào, làm tăng giá thành sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh. - Công ty đã có đội ngũ thiết kế riêng nhưng số lượng còn hạn chế vì vậy công suất thiết kế còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng EU. Các mẫu thiết kế còn tương đối đơn giản, thiếu sáng tạo. Thiết kế là khâu quan trọng trong chuỗi giá trị của lĩnh vực may mặc xuất khẩu. Các thiết kế của công ty mới chỉ tập trung vào đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước chứ chưa vươn ra thị trường nước ngoài. Có thể nói khả năng cạnh tranh của các mẫu thiết kế của công ty còn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. - Công ty chủ yếu gia công cho nước ngoài nên chưa đẩy mạnh được công tác quảng bá hình ảnh và thương hiệu ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm của công ty chủ yếu được gắn nhãn mác của nước ngoài nên khách hàng chưa biết đó là sản phẩm do May 10 sản xuất. Cơ hội: - Tiềm năng thị trường EU rất lớn, đây là khu vực đông dân cư, có thu nhập cao. Trong đó, một số quốc gia chi tiêu cho mặt hàng may mặc hàng năm khá cao như Đức, Pháp, Italia, Anh,… - Việt Nam và EU có quan hệ hợp tác từ lâu và rất tốt đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và doanh nghiệp May 10 nói chung có điều kiện tiếp cận với thị trường này. Kể từ sau khi Hiệp định thương mại giữa hai bên được ký kết và có hiệu lực thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU luôn tăng. Trong đó có những mặt hàng chủ lực như giày dép, thủy sản, dệt may,… - Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới. Hiệp định về hàng dệt và may mặc của WTO sau khi hết hiệu lực vào ngày 31/12/2004 thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch nhập khẩu. Đây là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có May 10. Hàng rào về hạn ngạch nhập khẩu bị xóa bỏ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn từ việc giảm thuế hạn ngạch và tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, EU là thành viên của WTO cũng đã xóa bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam vì vậy kim ngạch xuất khẩu của nước ta sẽ gia tăng hơn. Thách thức: - EU rất coi trọng việc trao đổi nội khối nên khả năng thâm nhập và phân phối hàng hóa của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi công ty phải tìm ra các giải pháp thâm nhập phù hợp với thị trường đầy tiềm năng này. - EU áp dụng nhiều biện pháp về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Các sản phẩm may mặc nhập khẩu vào thị trường EU phải đạt được các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ISO 14000, trách nhiệm xã hội SA 8000 và nhiều quy định về nhãn mác, bao bì, đóng gói,… Điều này đòi hỏi sản phẩm của công ty phải có chất lượng cao, phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ và theo tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu công ty không chú ý đến các quy định quan trọng này thì sản phẩm của công ty khó được chấp nhận ở thị trường EU. - Thị trường EU có sự cạnh tranh rất khốc liệt, trong đó có nhiều nước rất có thế mạnh về hàng dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Pakistan, Srilanca,...Công ty sẽ phải đối mặt với những đối thủ rất mạnh đến từ các quốc gia này, các đối thủ này có thể gây ra những áp lực cạnh tranh rất gay gắt, làm giảm khả năng thâm nhập vào thị trường EU của công ty. Qua nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, công ty có thể xác định một số chiến lược mà công ty có thể áp dụng như sau: Thứ nhất, chiến lược thâm nhập thị trường EU bằng các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chiến lược này là sự kết hợp giữa điểm mạnh của công ty là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ theo tiêu chuẩn ISO và cơ hội thị trường EU xóa bỏ hạn ngạch cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Thứ hai, lựa chọn thị trường mục tiêu là các nước nhập khẩu hàng may mặc lớn như Đức, Pháp, Italia để làm bàn đạp xâm nhập sâu vào thị trường rộng lớn của EU. Sau khi chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường này thì công ty có thể mở rộng sang các thị trường khác. Sau khi mở rộng thị phần, công ty áp dụng chiến lược tăng trưởng để phát triển bền vững và tạo dựng uy tín với các khách hàng, mở rộng các kênh phân phối. Thứ ba, chiến lược hợp tác phát triển với các đối tác EU. Thông qua hình thức hợp tác này công ty có thể tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại và trình độ quản lý của các nước châu Âu. 2. Hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 Công ty cổ phần May 10 là một trong những công ty xuất khẩu lớn ở Việt Nam. Ngay từ khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường EU thì công ty đã chú trọng vào công tác Marketing. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng công ty đã xác định các mục tiêu chiến lược Marketing. Đó là chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty EU. Chiến lược Marketing của công ty tập trung vào chi phí thấp. Công ty cổ phần May 10 tận dụng chi phí nhân công rẻ, định giá sản phẩm thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược Marketing của công ty nhằm tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của công ty trên thị trường EU và định vị các thương hiệu phù hợp. Sản phẩm của công ty được định vị trên thị trường với hình ảnh là sản phẩm thanh lịch, sang trọng và có chất lượng cao. Tuy nhiên, phương thức thâm nhập của công ty chủ yếu là theo hình thức gia công cho nước ngoài nên công ty thường làm theo các đơn đặt hàng của bạn hàng với các mẫu mã thiết kế của họ. Ngoài ra, công ty cũng áp dụng phương thức thâm nhập xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB. Chiến lược Marketing hỗn hợp của công ty cổ phần May 10, bao gồm: 2.1 Chính sách sản phẩm Chính sách sản phẩm trong chiến lược Marketing của công ty cổ phần May tập tập trung vào các vấn đề là: Chất lượng sản phẩm Sản phẩm may mặc của công ty được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn của EU. Công ty đã xây dựng đồng bộ ba hệ thống quản lý ISO 9000, SA 8000, ISO14000 trên toàn công ty ở 12 xí nghiệp. Đây là cơ sở để gây dựng lòng tin của khách hàng đối với các hàng hóa mà họ có nhu cầu. Họ có thể yên tâm với các sản phẩm may mặc nhập khẩu của công ty hoàn toàn tốt, không gây hại cho sức khỏe và môi trường sống của họ. Đây cũng là yếu tố góp phần nâng cao tính cạnh tranh của công ty. Bởi vì so với các doanh nghiệp không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ thì rõ ràng công ty có lợi thế hơn. Công ty đã có nhận thức đúng về chất lượng sản phẩm và tầm quan trọng của nó đối với khách hàng EU. Điều này đã góp phần thay đổi nhận thức của lãnh đạo và công nhân viên trong công ty về chất lượng thực sự của sản phẩm. Sản phẩm tốt là phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng về giá trị và giá trị sử dụng. Khách hàng EU chỉ chấp nhận những sản phẩm có chất lượng tốt và đạt cả ba tiêu chuẩn kể trên. Do đó, chiến lược sản phẩm của công ty rất chú trọng tới chất lượng. Chủng loại sản phẩm: Nhu cầu của khách hàng EU rất đa dạng và phong phú. Họ đặc biệt quan tâm tới yếu tố thời trang. Chính vì vậy, chính sách sản phẩm của công ty là đa dạng hóa các mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ bậc thấp cho đến bậc cao. Các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU bao gồm: áo khoác ngắn, dài các loại, áo jacket các loại, quần bò, áo bò, áo sơ mi, quần áo, thể thao,… với chất liệu chủ yếu là dệt kim và vải sợi. Về bao bì, nhãn mác sản phẩm: Công ty hiện nay còn phụ thuộc vào bên đặt hàng gia công nên phải sử dụng nhãn mác do họ cung cấp. Sản phẩm do công ty sản xuất ra nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì không mang nhãn hiệu của công ty cho nên nhiều người tiêu dùng chưa biết đó là sản phẩm của công ty cổ phần May 10 Việt Nam. ản phẩm do công ty làm ra nhưng mang thương hiệu khác nên công ty không được hưởng nhiều lợi nhuận trong các hợp đồng gia công. Bảng 4: Tên nhãn mác các sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 STT Tên nhãn STT Tên nhãn 1 Gate 6 Pharaon 2 Big Man 7 Piochino 3 Cleopatre 8 Chambray 4 Jackhot 9 Pretty Women 5 Freland 10 Tennisus (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10) Hiện nay, thương hiệu May 10 mới được quảng bá rộng rãi ở thị trường nội địa với các sản phẩm mang chính thương hiệu May 10. Thương hiệu vẫn còn là một yếu tố gây cản trở trong chính sách sản phẩm của công ty. Chính vì vậy, việc định vị sản phẩm trên thị trường EU gặp nhiều khó khăn. Thương hiệu May 10 không nổi tiếng do khâu thiết kế. Công ty chưa có được những mẫu thiết kế độc đáo, thích hợp với vóc dáng và thẩm mỹ của người tiêu dùng châu Âu. Điều này là do năng lực sáng tạo của đội ngũ thiết kế trong công ty còn nhiều hạn chế. Mặt khác, trong gia công xuất khẩu thì công ty là bên nhận gia công nên vấn đề mẫu mã, thiết kế không được quan tâm thỏa đáng. 2.2 Chính sách giá sản phẩm Dựa vào nhu cầu của thị trường EU về mặt hàng may mặc là khá lớn và phương thức thâm nhập vào thị trường mà công ty xây dựng chiến lược định giá sản phẩm. Công ty cổ phần May 10 thâm nhập thị trường EU bằng hai hình thức chủ yếu là gia công và xuất khẩu trực tiếp (FOB) nên sản phẩm của công ty cũng được định giá theo hai hình thức này. Đối với các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp công ty định giá sản phẩm theo mức giá FOB có tính đến các yếu tố như chi phí đầu vào, sản xuất, đóng gói, kiểm tra chất lượng, vận chuyển,… và căn cứ vào giá của đối thủ cạnh tranh. Công ty cổ phần May 10 định giá sản phẩm xuất khẩu theo giá FOB nhưng so với các đối thủ cạnh tranh trong nước thì vẫn ở mức cao hơn. Điều này là do nguyên vật liệu đầu vào của công ty có chất lượng và giá cao hơn. Các mặt hàng của công ty cổ phần May 10 hầu hết được thiết kế theo mẫu có sẵn và nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài. Mức giá một số mặt hàng chủ lực của công ty như áo sơ mi, áo jacket và quần có khả năng cạnh tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20530.doc
Tài liệu liên quan