Chuyên đề Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ LUẬN VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI - 2 -

I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - 2 -

1. Khái niệm và phân loại kế hoạch PTKTXH - 2 -

1.1. Khái niệm - 2 -

1.2. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - 3 -

2. Vai trò và đặc trưng của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - 3 -

2.1 Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - 3 -

2.2. Đặc trưng của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - 3 -

3. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội - 4 -

3.1 Khái niệm - 4 -

II. Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư - 5 -

1. Khái niệm vốn đầu tư - 5 -

2. Phân loại vốn đầu tư - 6 -

2.1. Phân loại theo cơ cấu vốn đầu tư - 6 -

2.1.1 Vốn đầu tư cơ bản - 6 -

2.1.2. Vốn lưu động bổ sung - 7 -

2.1.3 Vốn đầu tư phát triển khác - 7 -

2.2. Phân loại theo nguồn hình thành - 7 -

2.2.1 Vốn đầu tư trong nước - 7 -

2.2.1.1 Vốn ngân sách nhà nước - 8 -

2.2.1.2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước - 8 -

2.2.1.3 Vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước - 9 -

2.2.1.4 Vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực dân cư - 9 -

2.2.2. Vốn đầu tư nước ngoài - 10 -

2.2.2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - 10 -

2.2.2.2 Nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) - 10 -

2.2.2.3 Nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ NGO - 11 -

2.2.2.4 Nguồn vốn tín dụng thương mại - 11 -

III. Vai trò của vốn đầu tư với việc thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội - 11 -

1. Vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế. - 11 -

1.1.Vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế - 11 -

1.2 Vai trò của vốn đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - 11 -

1.3 Vai trò của vốn đầu tư tới giải quyết các vấn đề xã hội. - 12 -

2. Vai trò của vốn đầu tư với việc thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. - 12 -

2.1 Vai trò của vốn đầu tư trong nước. - 12 -

2.2 Vốn đầu tư nước ngoài - 14 -

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2010 - 15 -

I. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội Thái Bình giai đoạn 2006-2010 - 15 -

1. Những thành tựu đạt được. - 18 -

1.1 Tăng trưởng GDP liên tục qua các năm và đạt mức khá cao - 18 -

1.2 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, các ngành kinh tế có những bước phát triển đáng kể. - 18 -

1.2.1 Sản xuất nông lâm, thủy sản giành thắng lợi toàn diện với tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định, giữ vững an ninh lương thực trong tỉnh và góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia - 19 -

1.2.2. Sản xuất công nghiệp- xây dựng có bước phát triển nhanh - 20 -

1.2.3 Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, chất lượng dịch vụ ngày càng cao và hiện đại. - 20 -

1.3 Đầu tư phát triển tăng - 21 -

1.4 Các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết - 22 -

2. Những tồn tại, hạn chế. - 23 -

2.1 Nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm và lạc hậu - 23 -

2.2 Các ngành phát triển chưa tương xứng với tiềm năng - 24 -

2.2.1 Nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế, chất lượng hàng nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ, giá cả nông phẩm còn nhiều biến động. - 24 -

2.2.2 Công nghiệp quy mô còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng không đạt mục tiêu Đại hội đề ra - 24 -

2.2.3 Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp - 25 -

2.3. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế, nhất là nguồn vốn đầu tư của nhà nước - 25 -

2.4. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập - 25 -

II. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010 - 26 -

1. Nhu cầu vốn đầu tư - 26 -

III. Tình hình đáp ứng vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 tại Thái Bình - 29 -

1. Quy mô vốn đầu tư - 29 -

3. Vốn đầu tư phân theo nguồn hình thành - 33 -

3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước. - 34 -

3.1.1 Vốn đầu tư từ ngân sách - 35 -

3.1.2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và trái phiếu chính phủ. - 36 -

3.1.3. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. - 37 -

3.1.4 Vốn đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - 37 -

3.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - 39 -

4.1 Vốn đầu tư ngành nông nghiệp. - 41 -

4.2 Vốn đầu tư ngành công nghiệp - 42 -

4.3 Vốn đầu tư cho ngành dịch vụ - 43 -

4.4 Vốn đầu tư cho hạ tầng xã hội. - 44 -

3. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn đầu tư tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010. - 46 -

3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân - 46 -

3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. - 48 -

3.2.1 Hạn chế - 48 -

3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế: - 51 -

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI - 55 -

CỦA THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 - 55 -

I. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015. - 55 -

1. Quan điểm phát triển: - 55 -

2. Mục tiêu phát triển: - 55 -

II. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Thái Bình giai đoạn 2011-2015 - 57 -

III. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình - 60 -

1. Các giải pháp chung. - 60 -

1.1 Tổ chức thực hiện quy hoạch. - 60 -

1.2 Tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng. - 61 -

1. 3 Hoàn thiện cơ chế chính sách. - 61 -

1.4. Phát triển nguồn nhân lực - 62 -

1.5. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ - 63 -

2. Các giải pháp cụ thể cho từng nguồn vốn. - 63 -

2.1 Với nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách ( bao gồm cả vốn ODA) - 63 -

2.2. Với nguồn vốn đầu tư từ vốn doanh nghiệp nhà nước - 63 -

2.3 Với nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước - 64 -

2.4 Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực dân cư - 65 -

2.5 Với nguồn vốn đầu tư nước ngoài - 65 -

KẾT LUẬN - 68 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 69 -

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010 1. Nhu cầu vốn đầu tư Để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn này là 30900 tỷ đồng. trong đó nhu cầu vốn đầu tư trong nước là 5370 tỷ đồng và vốn đầu tư nước ngoài là 1.470 tỷ đồng. Cụ thể cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn này như sau: Bảng 4. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 2006-2010 của Thái Bình. Đơn vị: tỷ Đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn XH 3.880 4.700 5.800 7.300 9.220 30.900 I. Phân theo nguồn vốn 3.880 4.700 5.800 7.300 9.220 30.900 -Vốn đầu tư do địa phương quản lý 3.280 4.130 5.200 6.650 8.490 27750 + NSNN do địa phương quản lý 464,45 860 910 962 1.150 4346,45 + Tín dụng nhà nước 250 450 650 750 900 3.000 + Vốn tự có của DNNN 100 150 200 250 280 980 + Vốn đt của DNNQD 2.365,5 2.400 3.110 4.318 5.760 17.953,5 + Đầu tư trực tiếp nước ngoài 100 270 330 370 400 1.470 - NSTW đầu tư trên địa bàn 600 570 600 650 730 3150 II. Phân theo cơ cấu ngành, lĩnh vực 3.880 4.700 5.800 7.300 9.220 30.900 1. Các ngành sản xuất và hạ tầng kinh tế 1.703,55 2.285,24 2870,67 3672,99 4683,17 1703,55 Công nghiệp 462,878 705 934,082 1230,08 1524,47 462,878 Nông nghiệp 409,892 470 591,948 689,764 865,899 409,892 Giao thông 730,808 966,111 1194.76 1574,96 2085,48 730,808 Bưu chính viễn thông 99,9737 144,133 149,888 178,189 207,328 99,9737 2. Cơ sở hạ tầng xã hội 1546,19 1761,98 2166,85 2718,82 3506,28 1546,19 Cấp nước 34,9908 38,6444 48,8764 57,4803 91,4683 34,9908 Cơ sở hạ tầng đô thị 362,904 438,667 543,071 672,52 847,606 362,904 Khoa học, công nghệ, môi trường 190,9 237,089 282,397 327,638 420,754 190,95 Giáo dục đào tạo 211,944 245,444 325,843 425,354 579,299 211,944 Y tế, dịch vụ xã hội 290,524 316,467 325,843 431,102 609,788 290,524 Văn hóa thông tin, thể dục thể thao 296,922 339,444 450,749 574,803 689,061 296,922 Quản lý nhà nước 157,958 146,222 190,075 229,921 268,307 157,958 Các ngành khác 549,855 652,778 762,472 908,189 1030,54 549,855 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Theo kế hoạch vốn đầu tư như trên thì Thái Bình xác định nhu cầu vốn đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư trong nước. Tỷ trọng vốn đầu tư trong nước trong kế hoạch vốn đầu tư chiếm 95 %, như vậy Thái Bình xác đinh phát triển kinh tế xã hội thời kỳ này chủ yếu dựa vào nội lực trong nước. Cụ thể hơn, nhu cầu vốn đầu tư từ NSNN cả địa phương và trung ương quản lý là 7496.75 tỷ đồng, chiếm 24,26%, nhu cầu vốn đầu tư từ khu vực tư nhân chiếm 58.1%. Dự báo khả năng huy động vốn đầu tư của tỉnh Thái Bình 2.1. Dự báo khả năng tích lũy vốn của tỉnh Thái Bình Giai đoạn 2006-2010, khả năng tích lũy của tỉnh Thái Bình khoảng 26.279,95 tỷ đồng. Trong đó: Lượng vốn từ ngân sách nhà nước là 4346,45 tỷ đồng. Vốn tín dụng nhà nước là 3000 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp nhà nước là 980 tỷ đồng. Vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 17.953,5 tỷ đồng. 2.2. Dự báo lượng vốn đầu tư cần huy động thêm Với nhu cầu dự báo là 30900 tỷ đồng và khả năng tích lũy như trên thì Thái Bình cần huy động thêm khối lượng vốn đầu tư là 4.620 tỷ đồng. Cụ thể: - Vốn đầu tư cần huy động từ đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1470 tỷ Đồng. - Vốn đầu tư từ ngân sách trung ương trên địa bàn: 3150 tỷ đồng. Tình hình đáp ứng vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 tại Thái Bình 1. Quy mô vốn đầu tư Giai đoạn 2006-2010, Thái Bình huy động được 36471 tỷ đồng tổng vốn đầu tư toàn xã hội, so với nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn này là 30900 tỷ đồng thì vốn đầu tư thực hiện vượt chỉ tiêu 18% và gấp 3.1 lần so với giai đoạn trước. Cụ thể quy mô tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện của các năm như sau: Bảng 5: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Thái Bình giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng vốn đầu tư XH 4003 4845 6678 9334 11611 Lượng tăng tuyệt đối 646 843 1833 2656 2277 Tốc độ tăng trưởng% 25.9 21 37.8 39.8 24.4 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Tốc độ tăng trưởng bình quân của vốn đầu tư phát triển bình quân đạt 28,8%/năm. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP bình quân 5 năm 2006-2010 ước đạt 37% cao hơn 7,9% so với giai đoạn trước. Lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm, đặc biệt từ năm 2008 lượng tăng tuyệt đối của vốn đầu tư cao gấp nhiều lần so với các năm trước. Vốn đầu tư huy động được hàng năm trong kỳ kế hoạch 2006-2010 luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể như sau: Bảng 6: Tình hình thực hiện vốn đầu tư của Thái Bình giai đoạn 2006-2010 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010(ước tính) VĐT thực hiện Tỷ đ 4003 4845 6678 9334 11611 VĐT kế hoạch Tỷ đ 3880 4700 5800 7300 9220 Tỷ lệ VĐT thực hiện / kế hoạch % 103,17 103,08 115,13 127,86 126,2 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Chúng ta cũng nhận thấy tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện vượt kế hoạch là không lớn (chỉ nằm trong khoảng 1-5%/năm). Đây là con số an toàn, giúp tỉnh có thể kiểm soát và cân đối giữa nhu cầu về thực tế thu hút đầu tư, qua đó quản lý tốt khối lượng vốn đầu tư thực hiện. Chúng ta biết rằng, giai đoạn này nước ta đã gia nhập WTO, có những chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và cơ chế chính sách trở nên thông thoáng, mở cửa hơn, do vậy môi trường đầu tư tại Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Điều đó cũng tạo điều kiện cho Thái Bình có nhiều cơ hội trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2008 mức vốn đầu tư năm này gia tăng cao hơn gấp 2,17 lần so với năm 2007, đây là lúc các chính sách kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO đã bắt đầu phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình đã có nhiều thay đổi tiến bộ trong việc sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp như: xây dựng cơ cấu hạ tầng các cụm, khu công nghiệp và làng nghề, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, dịch vụ thương mại… Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 19 về cơ chế “một cửa liên thông” trong lĩnh vực kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ nên đã huy động được lượng vốn đầu tư như vậy. Không chỉ có sự gia tăng về quy mô vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của giai đoạn 2006-2010 cũng có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước. Dưới đây là các phân tích cụ thể về tình hình đáp ứng vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình phân theo cơ cấu về hình thức quản lý, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và lĩnh vực. 2. Vốn đầu tư phân theo hình thức quản lý Vốn đầu tư phân theo hình thức quản lý bao gồm vốn đầu tư do địa phương quản lý và vốn đầu tư do NSTW đầu tư trên địa bàn. Các chỉ tiêu này đều gia tăng về quy mô, năm sau cao hơn năm trước và có sự chuyển dịch về cơ cấu qua các năm. Bảng 7: Vốn đầu tư phân theo hình thức quản lý Đơn vị: tỷ đồng năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Vốn do địa phương quản lý Thực hiện 3.453 4.272 6.147 7.979 8.541 3.0392 Kế hoạch 3.280 4.130 5.200 6.650 8.490 2.7750 Vốn do NSTW đầu tư trên địa bàn Thực hiện 550 573 531 1.355 3.070 6.079 Kế hoạch 600 570 600 650 730 3.150 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Thái Bình. Trong giai đoạn 2006-2010 vốn do địa phương quản lý và vốn NSTW đầu tư trên địa bàn đều ngày càng gia tăng về quy mô và năm nào cũng vượt kế hoạch đề ra . Vốn do địa phương quản lý tăng nhanh hơn vốn do trung ương quản lý. Đây là xu hướng hợp lý cho thấy Thái Bình ngày càng chủ động hơn trong thu hút vốn đầu tư và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn phân bổ của trung ương. Bảng 8: Cơ cấu vốn phân theo hình thức quản lý. Đơn vị: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ vốn do địa phương quản lý 86.3 88.2 92 85.5 73.6 Tỷ lệ vốn do NSTW đầu tư trên địa bàn 13.7 11.8 8 14.5 26.4 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Thái Bình. Chúng ta thấy số vốn đầu tư do địa phương quản lý chiếm tỷ trọng đa số, trung bình khoảng 83,3%, chỉ những dự án tầm quan trọng quốc gia, quy mô lớn hay những dự án phức tạp thì Trung ương sẽ quản lý số vốn của dự án đầu tư phát triển đó. Nó cho thấy tỉnh phải quản lý số vốn tương đối lớn, vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý để quản lý số vốn này tránh tình trạng thất thoát vốn, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Sở dĩ có được kết quả như trên là do những năm gần đây, sự cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ, 1 phần các công ty này chuyển sang hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhà nước có tham gia nhưng không nhiều chủ yếu chỉ giữ vai trò định hướng nên nguồn vốn do Nhà nước đầu tư và quản lý trong các doạnh nghiệp nhà nước giảm đi. Vốn do NSTW đầu tư trên địa bàn tăng chủ yếu là do NSTW đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội. Cùng với sự giảm dần của các doanh nghiệp nhà nước là sự gia tăng mạnh mẽ của kinh tế địa phương và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phấn, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh và ngày càng giữ vai trò quan trọng và chủ chốt trong cơ cấu vốn của toàn tỉnh. Vốn do địa phương quản lý bao gồm có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp rất nhiều cho ngân sách địa phương, nguồn thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí quyền sử dụng đất, cho thuê tài sản…tăng, nhờ đó mà nguồn thu ngân sách của tỉnh được bổ sung đáng kể nên ngân sách nhà nước của địa phương cũng tăng. Một dấu hiệu đáng mừng là vốn đầu tư từ NSNN của địa phương tăng không mạnh không phải chỉ do vốn đầu tư từ nguồn NS và tín dụng ĐTPTNN tăng mà chủ yếu là do sự gia tăng mạnh của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh, trung bình vốn đầu tư của khu vực này chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh. Dưới đây chũng ta sẽ xem xét cụ thể tình hình huy động vốn đầu tư của Thái Bình theo các nguồn hình thành vốn đầu tư. 3. Vốn đầu tư phân theo nguồn hình thành Vốn đầu tư vào Thái Bình bao gồm cả nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trong nước bao gồm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ( bao gômg cả vốn ODA), vốn đầu tư của các DNNN, vốn tín dụng ĐTPTNN, trái phiếu chính phủ; vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và các nguồn vốn khác nhưng không đáng kể. Bảng 9: Vốn đầu tư phân theo nguồn hình thành Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 1. VĐT do địa phương quản lý 3453 4272 6147 7979 8541 30392 Vốn NSNN 741 783 900 1247 835 4506 Vốn trái phiếu chính phủ 4 98 475 500 1077 Vốn tín dụng đtpt của nhà nước 213 223 293 373 430 1532 Vốn đt của DNNN 27 29 15 41 40 152 Vốn đt của dân cư và DN ngoài quốc doanh 2.323 3.051 4.388 5.297 6.170 21.229 Vốn ĐT Trực tiếp nước ngoài 149 166 437 530 550 1.832 Nguồn vốn khác 16 16 16 16 64 2. NSTW ĐT trên địa bàn 550 573 531 1.355 3.070 6.079 Nguồn : sở kế hoạch đầu tư Thái Bình. Nhìn số liệu thống kê trên ta có thể thấy vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh không chỉ tăng bề quy mô mà còn thay đổi cả về chất lượng. Nhìn chung các nguồn vốn đều có sự gia tăng, tuy nhiên tốc độ gia tăng khác nhau, nguồn vốn NSNN, tín dụng ĐTPT, vốn doanh nghiệp nhà nước tăng chậm, trong khi vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tăng nhanh hơn. Đây là một dấu hiệu cho thấy khu vực kinh tế này ngày càng đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của nền kinh tế và nâng cao được vai trò của mình. Kèm theo đó Thái Bình ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước. 3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước. Nguồn vốn đầu tư trong nước thực hiện trong giai đoạn 2006-2010 là 34.639 tỷ đồng đạt cao hơn 5.209 tỷ đ so với chỉ tiêu đề ra 29430 tỷ đ. tương đương vuợt chỉ tiêu 17,75 %. Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước, vốn tín dụng ĐTPTNN, trái phiếu chính phủ, vốn đầu tư từ dân cư và doanh nghiệp tư nhân. Bảng 10 : Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn trong nước tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Vốn NSNN 1.291 1356 1431 2602 3905 10585 Vốn trái phiếu chính phủ 4 98 475 500 1077 Vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước 213 223 293 373 430 1532 Vốn đt của DNNN 27 29 15 41 40 152 Vốn đt của dân cư và DN ngoài quốc doanh 2.323 3.051 4.388 5.297 6.170 21.229 Nguồn vốn khác 16 16 16 16 64 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Bảng 11: Cơ cấu vốn đầu tư của Thái Bình giai đoạn 2006-2010 theo nguồn trong nước ĐV: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn NSNN 35,6 29,07 25 19,73 35,36 Vốn trái phiếu chính phủ 0 0,08 1,57 5,4 4,52 Vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước 5,5 4,8 4,7 4,2 3,9 Vốn đt của DNNN 0,7 0,62 0,24 0,46 0,36 Vốn đt của dân cư và DN ngoài quốc doanh 60,2 65,43 70,49 70,21 55,86 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Vốn đầu tư từ ngân sách Đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng, an ninh quốc phòng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, chi cho lập và thực hiện các chương trình, chính sách xã hội của tỉnh. Nguồn thu chủ yếu của Ngân sách là từ đầu tư của trung ương, thuế, phí, lệ phí, bán tài nguyên môi trường, cho thuê tài sản… Bảng 12: Vốn Ngân sách tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn NSNN (tỷ đ) Thực hiện 1.291 1.356 1.431 2.602 3.905 Kế hoạch 1.064,45 1.430 1.510 1.612 1.880 Vốn NSNN (%) Thực hiện 35,6 29,07 25 19,73 35,36 Kế hoạch 33,27 28,85 24,67 22,08 19,52 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Quy mô nguồn vốn này gia tăng từ 1.291 tỷ Đ năm 2006 đến 2602 tỷ đồng năm 2009 và ước tình khoảng 3905 tỷ đồng năm 2010 cho thấy cân đối tài chính và cân đối đầu tư của tỉnh có nhiều cải thiện. Trong thời gian qua, tỉnh có nhiều chủ chương chính sách tích cực trong miễn giảm thuế ở một số lĩnh vực, các chính sách ưu đãi về thuế quan nhằm tăng cường thu hút đầu tư, bên cạnh đó là sự gia tăng vốn đầu của các thành phần kinh tế tư nhân nguồn thu này giảm về tỷ trọng. Song, với tinh thần tích cực chỉ đạo của các ngành các cấp tập trung sản xuất, phát triển kinh doanh, khai thác nguồn thu nên ngân sách địa phương luôn ở mức khá. Quy mô nguồn vốn từ ngân sách nhà nước ngày càng được mở rộng nhưng tỷ trọng có xu hướng chung là giảm dần. Tỷ lệ so với vốn đầu tư trong nước từ 36.6% năm 2006 xuống còn 19.73% năm 2009, 2010 là năm có nhiều dự án trung ương đầu tư nên làm cho vốn NSTW đầu tư trên địa bàn tăng, nhưng vốn ngân sách do địa phương quản lý vẫn giảm tỷ trọng. Có thể nói đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình đầu tư phát triển của tỉnh bởi vốn ngân sách là nguồn vốn cấp phát nên có xu hướng chung là tăng về quy mô và giảm về tỷ trọng, có như vậy mới tạo động cho kinh tế phát triển KT- XH và phát huy được tính chủ động và tích cực của tỉnh trong việc thu hút các nguồn khác phục vụ quá trình đầu phát triển của tỉnh. Tuy nhiên có thể thấy mặc dù tỷ trọng nguồn vốn này xu hướng giảm nhưng nó vẫn là một nguồn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh. Đây vẫn là một nguồn vốn vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. nguồn vốn này được đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng, an ninh quốc phòng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng thu hút đàu trong và ngoài nước. Ngoài ra tỉnh còn dùng nguồn vốn này để thực hiện các chương trình, chính sách xã hội của tỉnh góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Với vai trò quan trọng của mình thì trong thời gian tới đây sẽ vẫn là một nguồn vốn chủ đạo trong cơ cấu nguồn huy động của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. 3.1.2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và trái phiếu chính phủ. Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước bao gồm nguồn vốn từ ngân sách cấp cho Quỹ hộ trợ phát triển, nguồn huy động từ trái phiếu chính phủ và nguồn vốn vay ODA. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn tín dụng ĐTPTNN không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Vốn tín dụng ĐTPTNN những năm đầu chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng vốn đầu tư trong nước, năm 2006 con số này là 5,5% đến năm 2010 giảm xuống còn 3,9 % mặc dù quy mô có sự gia tăng tương ứng từ 213 tỷ đ đến 430 tỷ đ, với tổng số vốn tín dụng ĐTPTNN trong cả giai đoạn này là 1532 tỷ đồng. Sở dĩ có sự sụt giảm về tỷ trọng 1 phần là do Chính phủ quy định đối tượng vay vốn chỉ tập trung vào một số ngành,lĩnh vực quan trọng, những chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Các dự án này có thời hạn vay vốn dài, nhu cầu vốn lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao, không có khả năng vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó lý do còn vì kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đóng góp nhiều hơn vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh. Vốn trái phiếu chính phủ ngày càng gia tăng, mới xuất hiện từ năm 2007 nhưng tốc độ gia tăng rất nhanh. từ 4 tỷ Đ năm 2006 lên đến 500 tỷ đồng năm 2010, cao gấp rất nhiều lần. Đây là nguồn vốn Nhà nước huy động từ các cá nhân tổ chức nhằm thực hiện cân đối NSNN và đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này gia tăng cho thấy tiết kiệm của các khu vực kinh tế ngày càng gia tăng và thông qua việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nguồn tiết kiệm này đi vào đầu tư làm tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 3.1.3. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Trong nguồn vốn đầu tư của chính phủ, vốn NSNN chiếm tỷ trọng cao nhất: 79,3% trong khi đó nguồn vốn ĐT của các DNNN còn quá thấp. Chỉ tiêu đề ra là vốn đầu tư của DNNN của toàn giai đoạn là 980 tỷ đồng, trong khi thực hiện chỉ đạt 152 Tỷ đ. Sở dĩ như vậy là dô thời gian qua tỉnh đã tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại một số ít các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Hiện nay toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp nhà nước với số vốn đầu tư là 152 tỷ đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây, mặc dù số doanh nghiệp nhà nước giảm đi nhưng đóng góp vốn đầu tư vẫn gia tăng từ 27 tỷ đ năm 2006 lên 41 tỷ đ năm 209, dự kiến 40 tỷ đ năm 2010. Bảng 13: Vốn đầu tư của DNNN tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010 ĐV: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Vốn đt của DNNN (tỷ Đ) 27 29 15 41 40 152 %Vốn đt của DNNN trong tổng VĐT trong nước 0,7 0,62 0,24 0,46 0,36 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Năm 2008 vốn đầu tư của DNNN giảm mạnh còn 15 tỷ Đ, đây là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều đó cho thấy các doanh nghiệp nhà nước còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài và chưa hiệu quả trong hoạt động. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó vẫn giữ vai trò quan trọng là định hướng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển 3.1.4 Vốn đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh. trong giai đoạn vừa qua nguồn vốn này có xu hướng tăng nhanh về cả quy mô và tốc độ. Bảng 14: Vốn đầu tư của dân cư và DNNNQD giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn đt của dân cư và DN ngoài quốc doanh Tỷ đ 2.323 3.051 4.388 5.297 6.170 Tỷ tệ so với tổng VĐTTXH % 60,2 65,43 70,49 70,21 55,86 Tốc độ tăng trưởng % 58 31,33 43,82 20,71 16.48 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Trong 5 năm thực hiện kế hoạch phát triên kinh tế xã hôi 2006-2010, Thái Bình đã thu hút được khối lượng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân là 21.229 tỷ đồng chiếm 58,2% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội của cả kỳ kế hoạch. từ năm 2006 đến 2010 lượng vốn này tăng từ 2.323 tỷ đồng lên đến 6.170 tỷ đồng. Tính trong nguồn vốn đầu tư trong nước, trung bình giai đoạn này vốn đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 65% trong tổng vốn đầu tư trong nước. Đây là con số đáng mừng vì nó cho thấy kinh tế tỉnh phát triển chủ yếu dựa vào nội lực của địa phương, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế tư nhân ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Bởi vì tỉnh ngày càng quan tâm đến chính sách khuyến khích đầu tư từ khu vực dân cư, tạo điều kiện thuân lợi cho người dân bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển nên hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn có xu hướng cạnh tranh nên họ luôn tiếp thu nhanh chóng khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến và áp dụng vào sản xuất do đó đạt hiệu quả cao, nguồn vốn đầu tư bỏ ra thu lại lợi nhuận cao, do vậy đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh ngày càng nhiều. Quyết đinh ban hành cơ chế “một cửa liên thông” của UBNN tỉnh đã giúp cải cách thông thoáng hơn cơ chế đăng kí kinh doanh, do vậy người dân mạnh dạn bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Hiện nay toàn tỉnh hiện có 2.452 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực với số vốn đầu tư ngày càng gia tăng về quy mô. Bảng 15: Số doanh nghiệp thành lập mới 2006-2010 Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số doanh nghiệp đăng kí mới 280 464 358 527 712 Vốn đăng kí 1.036.076 2.012.160 1.150.310 1.396.814 2.125.324 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Hệ thống ngân hàng, tài chính phát triển, ngày càng hoạt động có hiệu quả góp phần huy động nguồn vốn đáng kể từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tất cả những nỗ lực trong cải cách hành chính và môi trường đầu tư đã giúp Thái Bình đạt được kết quả như trên trong thu hút vốn đầu tư tư nhân. 3.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn này vượt mục tiêu đề ra (1832 tỷ đồng so với 1470 tỷ đồng ). Những năm qua TB đã tăng cường các biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh đã có những chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài vào TB, hiện nay tỷ trọng trong tổng vốn đt còn nhỏ nguồn vốn này là 1 trong những nguồn vốn đầu tư có tính tiềm năng với TB.sau 5 năm thực hiện KH, 2010 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt 550 tỷ đ gấp 2,2 lần so với năm 2006 tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,1%. Tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu là đầu tư trực tiếp, nguồn ODA và NGO còn hạn chế, không đáng kể. FDI chủ yếu đầu tư vào các khu công nghiệp, các lĩnh vực khác như nông nghiệp và dịch vụ hầu như chưa xuất hiện. Thái Bình là tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thấp so với các tỉnh trong vùng. Theo số liệu thống kê của trung tâm xúc tiến đầu tư Thái bình. từ năm 2008-2010 có 44 dự án thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp liên doanh, còn lại là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Như vậy hình thức đầu tư tại TB vẫn chưa đa dạng, chủ yếu là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, điều đó là 1 hạn chế, cần tăng cường các doanh nghiệp có vốn liên doanh. Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu trên các lĩnh vực dệt may và cơ khí, trong 44 doanh nghiệp trên thì có 13 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực dệt may, 12 doanh nghiệp sản xuất hàng cơ khí và kim loại, 3 nhà máy hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ, còn lại là sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Bình vẫn chủ yếu trên các lĩnh vực có tỷ lệ lao động cao hơn vốn, và đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là chủ yếu, cơ cấu đầu tư ày chưa hợp lý. cần có những giải pháp nhằm điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Bình chủ yếu ở Châu Á, có 25 doanh nghiệp Đài Loan, 9 doanh nghiệp Hàn Quốc, 1 doanh ngiệp HK, 4 doanh nghiệp Trung Quốc, 1 doanh nghiệp Mỹ, 1 DN Nhật bản, 1DN của Việt kiều Đức. Như vậy khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TB vẫn hạn chế, chưa mở rộng được thị trường. Những doanh nghiệp này hầu như không phải ở những nước có công nghệ tiên tiến. 4. Vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực Bảng 16: Quy mô vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010 ĐV: tỷ Đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 I. Các ngành sản xuất. 2.418,516 2.948,659 3.976,742 6.031,63 7.732,915 Nông nghiệp 425 642,447 794,682 1.026,74 1.137,87 Công nghiệp 1.305 1.416,67 2.080,86 3.220,23 4.098.68 Dịch vụ 688,516 889,542 1.101,2 1.784,66 2.496,365 II. Hạ tầng xã hội 1.584 1.894,87

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26453.doc
Tài liệu liên quan