Chuyên đề Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Ngọc Diệp

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 1

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NGỌC DIỆP 1

1.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp 1

1.1.1 Khái quát về công ty 1

1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp 1

2.1.1.2 Nghiệp vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu: 3

2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 4

2.1.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: 5

2.1.2. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính đặc trung của công ty trong những năm gần đây: 8

2.1.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty. 8

2.1.2.2Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính đặc trưng của công ty trong những năm gần đây: 11

2.2. Thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thương mại và sản xuât Ngọc Diệp trong những năm gần đây: 12

2.2.1. Một số nét khái quát chung về cơ cấu tài sản – nguồn vốn, cơ cấu Nguồn vốn lưu động của Công ty trong những năm qua: 12

2.2.1.1. Khái quát về cơ cấu tài sản – nguồn vốn và mô hình tài trợ vốn của Công ty: 12

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn Vốn lưu động của Công ty 15

2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty: 16

2.2.2.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Diệp: 16

2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty: 26

2.2. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty TNHH Ngọc Diệp: 29

2.3.1. Những kết quả đạt được trong năm vừa qua: 29

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại: 30

CH Ư ƠNG 2 32

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY TNHH NGỌC DIỆP: 32

2.2.1. Công ty cần chủ động hơn trong công tác huy động và sử dụng VLĐ: 32

2.2.2. Điều chỉnh cơ cấu nguồn VLĐ, đa dạng hóa nguồn tài trợ VLĐ nhằm đạt được kết cấu vốn tối ưu: 34

2.2.3. Thực hiện tốt kế hoạch hóa thu chi vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của đồng vốn. 35

2.2.4. Tăng cường quản lý các khoản phải thu, có biện pháp để giảm khoản bị chiếm dụng nhiều như khoản phải thu khách hàng, giảm tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả: 36

2.2.5. Tăng cường quản lý tồn kho dự trữ: 38

2.2.6. Hoàn thiện chính sách tiêu thụ sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh vòng quay của VLĐ: 40

2.2.7. Chú trọng phát huy nhân tố con người, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên đặc biệt là cán bộ quản lý tài chính: 41

2.2.8. Các giải pháp khác. 42

2.3. Một số kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: 43

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Ngọc Diệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho trong tổng số VLĐ cũng tăng lên 64,46%, đến ngày 31/12/2009 giá trị hàng tồn kho đã tăng lên đến 33.874.383 nghìn đồng, nhưng tỷ trọng đã giảm xuống còn 63,33%. Sự gia tăng của Hàng tồn kho với tốc độ khá nhanh nhưng tương ứng với đó là sự gia tăng của VLĐ. Tốc độ gia tăng Hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2009 so với 31/12/2008 là 22% tương ứng với tốc độ gia tăng VLĐ là 24%, tốc độ gia tăng Hàng tồn kho tại ngày 31/12/2008 so với 31/12/2007 là 63% và tốc độ tăng VLĐ là 53%. Nguyên nhân của việc giá trị Hàng tồn kho tăng với tốc độ khá nhanh như vậy là do trong năm vừa qua nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên Công ty đã sản xuất nhiều giấy kraft hơn để đảm bảo cho sản xuất, nguyên vật liệu tăng cao cũng làm cho giá trị nguyên vật liệu tồn kho tăng lên. Chiếm tỷ trọng sau HTK trong tổng số VLĐ là các khoản phải thu. Tại thời điểm 31/12/2009 là 18.812.643 nghìn đồng tăng thêm 4.181.593 nghìn đồng so với cuối năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng là 29%, đồng thời tỷ trọng trong tổng số VLĐ cũng tăng lên từ 33,97% đến 35,17%. Nguyên nhân của sự gia tăng trên chủ yếu là do trong năm phải thu khách hàng của Công ty tăng, điều này cho thấy Công ty đã bị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn không nhỏ. Qua việc phân tích kết cấu VLĐ của Công ty ta thấy trọng tâm quản lý VLĐ của Công ty là: quản lý Hàng tồn kho( chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm sản xuất dở dang ), quản lý các khoản phải thu( chủ yếu là phải thu khách hàng ) và quản lý vốn bằng tiền. 2.2.2.1.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty trong ba năm vừa qua: * Tình hình quản lý và sử dụng Vốn bằng tiền của Công ty: Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là vấn đề cần thiết, điều đó xuất phát từ những lý do sau: - Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là điều tất yếu mà Công ty phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của Công ty phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính: chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày của Công ty như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động, trả thuế; dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch; dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột. Chính vì vậy đối với bất cứ Công ty nào, tiền mặt là khoản quan trọng không thể thiếu, nó làm động lực cho sự phát triển năng động hiệu quả của Công ty. Do sự phức tạp và đa dạng của quản lý tiền mặt, doanh nghiệp phải luôn để ý và kiểm tra chặt chẽ từng ngày, từng giờ.Ta xem xét tình hình quản lý vốn bằng tiền thông qua bảng 2.6: Qua bảng 2.6 ta thấy Vốn bằng tiền của Công ty cuối năm 2009 đã tăng lên 141.022 nghìn đồng, tốc độ tăng là 21% so với cuối năm 2008, trong đó cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều tăng nhưng tiền gửi ngân hàng tăng với tốc độ cao hơn. Vốn bằng tiền của Công ty tăng có thể là do những nguyên nhân sau. - Ta có thể thấy lượng tiền mặt dự trữ của Công ty khá thấp vì thế năm 2008 Công ty đã phải tăng lượng tiền mặt dự trữ của mình lên để có thể đáp ứng được các nhu cầu chính như chi trả phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trả người lao động, trả thuế…. - Còn tiền gửi ngân hàng của Công ty cuối năm 2009 tăng nhanh so với cuối năm 2008 tốc độ tăng là 42% là để thuận tiện cho việc thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản. Trong cơ cấu Vốn bằng tiền, thì tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn. Cuối năm 2007 iền mặt chiếm tỷ trọng 55,82% đến cuối năm 2008đã tăng lên là 90,57% và cuối năm 2008 đã giảm nhẹ so với cuối năm 2008 thì tỷ trọng tiền mặt trong Vốn bằng tiền cuối năm 2008 là 89%. Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang khá tốt thì việc tăng tỷ trọng cũng như giá trị tiền mặt, tiền gửi ngân hàng là điều cần thiết và hợp lý. Để hiểu rõ hơn về tình hình quản lý vốn bằng tiền của Công ty trong ba năm qua chúng ta có thể xem xét khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng Vốn bằng tiền. Công thức: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn - Tại ngày 31/12/2008 Hệ số khả năng thanh toán tức thời = 659.303/ 42.012.207 = 0,016 - Tại ngày 31/12/2009 Hệ số khả năng thanh toán tức thời = 800.325/ 42.245.423 = 0,02 Hệ số này của Công ty hai năm qua khá thấp. Tuy cuối năm 2009 hệ số này tăng hơn so với cuối năm 2008 nhưng tốc độ tăng vẫn không đáng kể, cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của Công ty không được đảm bảo. Và mức dự trữ tiền mặt của Công ty như vậy là chưa thực sự hợp lý. Tóm lại: Tuy mức dự trữ tiền mặt của Công ty chưa hợp lý nhưng trong năm vừa qua công tác quản lý Vốn bằng tiền của Công ty vẫn khá tốt bởi vì: Mức dự trữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đã tăng lên với tốc độ khá nhanh. Bên cạnh đó, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty tuy ở mức thấp nhưng trong năm Công ty vẫn đảm bảo được các khoản nợ và tình hình kinh doanh ngày càng tốt hơn. Mặt khác, Công ty vẫn cần tăng thêm mức dự trữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, gia tăng hệ số khả năng thanh toán tức thời, vì với hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp như hiện nay đã làm giảm uy tín của Công ty đối với các nhà cung cấp. * Tình hình quản lý các khoản phải thu: Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp hiện đang bị các tổ chức cá nhân chiếm dụng. Số vốn kinh doanh nằm trong các khoản phải thu thường có gía trị lớn như: doanh nghiệp có thể thiếu vốn hoạt động dẫn đến phải phân bổ chi phí trả lãi vay ngân hàng hay các tổ chức khác. Do đó quản lý các khoản phải thu là việc làm cần thiết, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra để nhanh chóng thu hồi. Để xem xét công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty như thế nào ta có bảng 2.7 Đầu tiên chúng ta cần xem lại tỷ trọng của Các khoản phải thu trong tổng số Vốn lưu động Qua bảng 2.5 ta thấy, ba năm qua các khoản phải thu của Công ty đều tăng lên về giá trị và luôn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng số số VLĐ. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2007 Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 37,6% trong tổng số VLĐ, đến 31/12/2008 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 33,97% nhưng đến cuối năm 2009 tỷ trọng này lại tăng lên là 35,7%. Về giá trị thì tại thời điểm 31/12/2008 khoản mục này đã tăng 4.041.931 nghìn đồng so với 31/12/2007, tương ứng với tốc độ tăng là 38%, đến ngày 31/123/2009 khoản mục này tiếp tục tăng với tốc độ 29% tương ứng với 4.181.593 nghìn đồng so với 31/12/2008. Vốn trong thanh toán của Công ty bị chiếm dụng ngày càng nhiều như vậy để có thể đưa ra nhận xét chính xác hơn về tình hình quản lý khoản vốn này chúng ta nên xem xét tình hình thu hồi nợ của Công ty. Tình hình thu hồi nợ của Công ty trong ba năm vừa qua được thể hiện thông qua số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình. Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng( có thuế )/Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình = 360/ Số vòng quay các khoản phải thu. 53.709.514,1 - Năm 2006: Số vòng quay các khoản phải thu = 9.406.741,5 = 5,71 vòng Kỳ thu tiền trung bình = 360/5,71 = 63 ngày - Năm 2008, 2009: số vòng quay các khoản phải thu lần lượt là 6,54 vòng và 4,93 vòng. Kỳ thu tiền của Công ty hai năm qua lần lượt là 55 ngày và 73 ngày. Ta có thể thấy năm 2008 số vòng quay các khoản phải thu đã tăng lên so với năm 2007, kéo theo đó là kỳ thu tiền trung bình đã giảm đi. Nhưng đến năm 2009 số vòng quay các khoản phải thu đã giảm đi khá nhiều so với năm 2008, điều này cho thấy trong năm 2008 tình hình thu hồi nợ của Công ty là không tốt cho lắm. Kỳ thu tiền trung bình ngày càng lớn tăng 18 ngày so với năm 2008, Vốn của Công ty bị chiếm dụng trong thời gian dài hơn, và tất yếu sẽ kéo theo nhu cầu vốn tăng lên. Để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi này chúng ta sẽ đi phân tích từng khoản mục trong Các khoản phải thu. Phải thu khách hàng: Từ bảng 2.7 ta thấy, khoản phải thu khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng chủ yếu trong khoản mục Các khoản phải thu. Tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng tăng liên tục trong ba năm từ 68,16% vào cuối năm 2007, tăng lên 70,02% vào cuối năm 2008 và cuối năm 2009 đã tăng lên là 74,48%. Không những tỷ trọng của khoản mục trên tăng mà còn tăng với tốc độ khá nhanh, cuối năm 2008 so với cuối năm 2007 tốc độ tăng là 42%, cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 tốc độ tăng có giảm xuống một chút là 37%. Hiện nay Công ty đang thực hiện mở rộng sản xuất, điều này được thể hiện trên bảng 2.1. Qua bảng 2.1 ta nhận thấy rằng, tài sản, nguồn vốn của Công ty tăng nhanh, đặc biệt là tài sản dài hạn của Công ty mà chủ yếu là tài sản cố định. Cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 đã tăng trên 2 tỷ đồng, trong khi đó cuối năm 2008 so với cuối năm 2007 khoản mục này đã giảm trên 1 tỷ đồng. Công ty đã mua sắm thêm máy móc thiết bị để đáp ứng cho việc mở rộng sản xuất. Việc mở rộng sản xuất cũng đồng nghĩa với việc sản lượng sản phẩm sản xuất ra của Công ty tăng lên vì thế để tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. -Trả trước cho người bán: Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong khoản mục Các khoản phải thu là khoản Trả trước cho người bán. Tại ngày 31/12/2007, Trả trước cho người bán là 3.001.112 nghìn đồng, chiếm 28,34% Các khoản phải thu, thì sau một năm đã tăng lên là 4.134.572 nghìn đồng, chiếm 208,26% Các khoản phải thu, đến 31/12/2009 chỉ tiêu này có tăng nhưng tăng rất ít so với cuối năm 2008, cuối năm 2008 Trả trước cho người bán là 4.461.249, tỷ trọng trong Các khoản phải thu giảm xuống còn 23,71%. Tốc độ tăng của chỉ tiêu này cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 rất thấp chỉ có 8%, đây cũng là điều dễ hiểu, bởi vì nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm của Công ty là bao bì carton là giấy kraft đã được Công ty tự sản xuất phần lớn. Trả trước cho người bán tăng là do Công ty muốn ký hợp đồng mua nguyên vật liệu trước với nhà cung cấp để hạn chế sự biến động về giá trong điều kiện lạm phát như hiện nay, hay để ổn định giá đầu vào đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau phải thu khách hàng trong Các khoản phải thu nên Trả trước cho người bán tăng làm cho Các khoản phải thu tăng theo. Các khoản phải thu khác Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong Các khoản phải thu, cuối năm 2007 các khoản phải thu khác chiếm 3,53% Các khoản phải thu, cuối năm 2008 giảm xuống còn 1,72% và đến cuối năm 2009 là 1,81%. Chiếm tỷ trọng không cao nhưng các khoản phải thu khác trong năm 2009 đã tăng lên với tốc độ tăng khá cao là 35%, cũng làm cho Vốn bị chiếm dụng của Công ty tăng. Tóm lại: Các khoản phải thu của Công ty tăng lên chủ yếu là do khoản Phải thu khách hàng tăng. Năm 2009 công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty là không tốt cho lắm, Các khoản phải thu từ khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác đều tăng. Đặc biệt là Công ty chưa thận trọng trong việc quản lý khoản mục này vì Công ty chưa lập dự phòng khó đòi phải thu ngắn hạn. Nếu các khoản phải thu trở thành các khoản nợ khó đòi mà Công ty không có sự chuẩn bị nào thì sẽ gặp rủi ro về tài chính. Để đánh giá sâu hơn, xác thực hơn tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả của Công ty ta so sánh tỷ lệ các khoản phải thu, phải trả theo công thức sau: Tổng số phải thu Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả = Tổng số phải trả 14.631.050 Tỷ lệ phải thu so với phải trả cuối năm 2007 = = 1,79 8.177.668 18.812.643 Tỷ lệ phải thu so với phải trả cuối năm 2008 = = 2,29 8.231.179 Tỷ lệ phải thu so với phải trả cuối năm 2008 là 1,79 còn cuối năm 2009 là 2,29. Vào thời điểm 31/12/2008, Công ty cứ chiếm dụng được 100 đồng thì lại bị chiếm dụng 179 đồng, còn vào thời điểm 31/12/2009 thì con số này là 229 đồng. Như vậy, tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả tăng 0,5 lần cho thấy tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả của Công ty chưa tốt. Đây là một khó khăn lớn cho Công ty, khi mà các khoản chiếm dụng không tăng nhiều mà các khoản bị chiếm dụng vẫn chưa thu hồi được, và ngày càng tăng. Vì thế mà đòi hỏi Công ty phải có các biện pháp để giảm các khoản phải thu, tăng các khoản phải trả sao cho hợp lý nhất. *Tình hình quản lý và dự trữ Hàng tồn kho: Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản suất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Để quản lý hàng tồn kho, ta phải đi xem xét tinh hình tăng giảm hàng tồn kho. Từ đó tính toán lượng sẽ tiêu thụ trong các chu kỳ kinh doanh để cung cấp một lượng vừa đủ, tránh dự trữ quá nhiều để tồn đọng vốn nên vấn đề dự trữ với quy mô thế nào cho hợp lý là rất quan trọng Diễn biến hàng tồn kho của Công ty qua ba năm được thể hiện qua bảng 2.8: Tại thời điểm 31/12/2009 giá trị Hàng tồn kho là 33.874.383 nghìn đồng tăng 6.111.952 nghìn đồng so với ngày 31/12/2008, và tăng với tốc độ là 22%. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số VLĐ, cuối năm 2006 tỷ trọng Hàng tồn kho là 60,6% VLĐ, cuối năm 2008 tỷ trọng này là 64,46%, còn cuối năm 2008 là 63,33%. Tốc độ tăng của Hàng tồn kho trong ba năm qua cũng khá nhanh và tương ứng với tốc độ tăng của VLĐ, đây cũng là điều hợp lý. Để biết được nguyên nhân của sự gia tăng hàng tồn kho chúng ta đi phân tích từng nhân tố cấu thành nên Hàng tồn kho. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho: Qua bảng 2.8 ta thấy, tỷ trọng của Nguyên, vật liệu tồn kho chiếm phần lớn trong Hàng tồn kho, vì thế sự thay đổi của Nguyên, vật liệu tồn kho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi của Hàng tồn kho. Trong ba năm 2007,2008,2009 giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng liên tục, tại ngày 31/12/2007 giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho là 15.784.842 nghìn đồng, chiếm 92,5% giá trị Hàng tồn kho, đến ngày 31/12/2008 giá trị này đã tăng lên 25.787.622 nghìn đồng, chiếm 92,89% giá trị Hàng tồn kho( tương ứng với tốc độ tăng là 63% ), đến ngày 31/12/2009 đã tăng lên đến 31.574.225 nghìn đồng, với tỷ trọng 93,21% giá trị Hàng tồn kho tăng 22% so với cuối năm 2008. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho của Công ty tăng như vậy là do giá nguyên liệu, vật liệu đầu vào dùng sản xuất giấy kraft và bao bì carton trong năm 2009 tăng cao. Trong năm 2009, theo thống kê của Hiệp hội giấy và bột giấy, giá giấy nguyên liệu trong nước tăng từ 40-50%, còn giấy nhập ngoại cũng tăng từ 20% - 40% chỉ trong vòng 3 tháng đã đẩy các doanh nghiệp sản xuất vào thế khó khăn. Cũng theo thống kê của Hiệp hội giấy và bột giấy, tháng 5/2009, loại giấy bình thường nhất chỉ để làm lớp sóng bên trong thành bao bì có giá là 3.700 đồng/kg đã lên đến 5.700 đồng/kg, còn loại giấy để làm bề mặt do nhà máy giấy Việt Trì bán ra vào tháng 3/2009 có giá là 6.800 đồng/kg thì đến tháng 5 đã tăng lên 8. 900 đồng/kg. Các loại giấy bình thường khác cũng tăng từ 4.500 đồng lên 6.500 đồng/kg. Điều này làm cho giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng lên do giá, mặt khác theo dự đoán xu hướng tăng giá nguyên, vật liệu đầu vào nên trong năm 2009 Công ty đã quyết định tăng dự trữ nguyên liệu, vật liệu để hạn chế những ảnh hưởng của giá vật tư đầu vào tới giá thành phẩm. Công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm: Các loại Hàng tồn kho trên chiếm tỷ trọng nhỏ trong khoản mục Hàng tồn kho nên sự thay đổi chúng không gây ảnh hưởng lớn đến Hàng tồn kho. Thành phẩm tồn kho chiểm tỷ trọng cao nhất trong ba loại còn lại. Thành phẩm tồn kho tăng liên tục trong ba năm nhưng tỷ trọng lại giảm dần. Tỷ trọng thành phẩm tồn kho cuối năm 2008 là 6,52% Hàng tồn kho và đến cuối năm 2009 đã giảm xuống còn 6,26%. Tuy tăng liên tiếp trong ba năm nhưng năm 2009 tốc độ tăng đã giảm đi rất nhiều so với năm 2008. Tốc độ tăng năm 2008 của thành phẩm tồn kho là 67% thì đến năm 2009 đã giảm xuống còn 17%. Điều này thể hiện việc quản lý thành phẩm tồn kho của Công ty là khá tốt, lượng thành phẩm tồn kho không nhiều và có thể đáp ứng kịp thời các đơn hàng. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng giảm, đồng thời tốc độ tăng của hai khoản này cũng khá thấp đã cho thấy Công ty đã nỗ lực để giảm dự trữ tồn kho các khoản này, để giảm nhu cầu VLĐ phần nào bù đắp lượng vốn tài trợ cho nguyên, vật liệu tồn kho tăng thêm. Qua bảng 2.3 cho thấy, Số vòng quay Hàng tồn kho tuy giảm nhưng giảm không nhiều, số vòng quay hàng tồn kho năm 2007 là 2,65 vòng, năm 2008 là 2,64 và năm 2008 là 2,13 vòng, theo đó số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng thêm. Tóm lại: có thể thấy tình hình quản lý Hàng tồn kho của Công ty trong năm 2008 là khá tốt. Tuy số vòng quay hàng tồn kho có giảm nhưng lại giảm không nhiều. Số vòng quay Hàng tồn kho giảm là do trong năm công ty đã dự trữ nguyên, vật liệu quá mức chứ không phải do sản phẩm tiêu thụ bị chậm. Nhưng việc nguyên, vật liệu tồn kho tăng cao đã nằm trong kế hoạch của Công ty. 2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty: * Khái quát về hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Khả năng thanh toán công nợ của Công ty là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất chất lượng của hoạt động tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty được thể hiện qua bảng 2.9. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty liên tục tăng trong ba năm. Cuối năm 2007, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là 0,99 tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,99 đồng tài sản lưu động, điều này cho thấy tài sản lưu động của Công ty chưa đủ để đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên đến cuối năm 2008, hệ số này đã tăng lên 1,03 tức là một đồng nợ ngắn hạn đã được đảm bảo bởi 1,03 đồng tài sản ngắn hạn( tài sản lưu động ), và đến năm ngày 31/12/2009 một đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,27 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên như vậy sẽ giúp cho Công ty tạo được uy tín hơn đối với nhà cung cấp khi bán chịu cho Công ty hay với các tổ chức tín dụng, ngân hàng khi cho Công ty vay vốn ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty tại thời điểm cuối năm 2008 so với cuối năm 2007 đã bị giảm đi, nhưng đến cuối năm 2009 đã tăng lên một cách rõ rệt. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty cuối năm 2009 tăng so với cuối năm 2008 là do nợ ngắn hạn tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, đây là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên hệ số này vẫn còn là khá thấp, vì thế mà Công ty cần có biện pháp để tăng tài sản ngắn hạn hoặc giảm hàng tồn kho, giảm các khoản nợ ngắn hạn. Ở bảng 2.10 ta lại thấy, số vòng quay VLĐ qua ba năm đều bị giảm đi, năm 2007 là 2,18 vòng đã giảm xuống còn 1,86 vòng năm 2008 và còn 1,55 vòng năm 2008. Điều này cho ta thấy tốc độ tăng của VLĐ đã nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ trong những năm qua đã bị giảm đi. * Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty: Qua những phân tích ở trên chúng ta đã phần nào thấy được hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty TNHH Ngọc Diệp. Tuy nhiên việc phân tích tình hình tăng giảm, cũng như tình hình phân bổ, sử dụng VLĐ chưa thể xác định một cách chính xác là Công ty làm ăn có hiệu quả hay không, hiệu quả đó là cao hay thấp. Vì vậy để đưa ra những đánh giá, nhận xét được cụ thể và chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty chúng ta cần phải đi xem xét hiệu quả sử dụng và khả năng sinh lời của một đồng VLĐ thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ như: tốc độ luân chuyển VLĐ, kỳ luân chuyển VLĐ, mức tiết kiệm VLĐ, Hàm lượng VLĐ, hiệu suất sử dụng VLĐ, mức doanh lợi VLĐ. Các chỉ tiêu trên được thể hiện thông qua bảng 2.11. Qua bảng 2.11 ta thấy, doanh thu của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng khá nhanh với tốc độ là 36,18%. Năm 2009 so với năm 2007 doanh thu của Công ty vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn là 13,46%. Còn lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2009 với tốc độ tăng cao, năm 2009 tăng 56,92% so với năm 2008. Và VLĐ bình quân của Công ty cũng tăng liên tục. Năm 2009 VLĐ bình quân của Công ty là 48.278.651 nghìn đồng, tăng 35,55% so với năm 2008. Trong năm vừa qua, VLĐ của Công ty tăng khá nhanh, doanh thu cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh nhất. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty năm 2009 là khá tốt. Chúng ta sẽ đi xem xét từng chỉ tiêu trên bảng 2.11. Về tốc độ luân chuyển VLĐ: Việc sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở tốc độ luâ0n chuyển VLĐ. Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ của Công ty cao hay thấp. Nếu Công ty gia tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ thì điều đo cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty là rất tốt, vì khi tốc độ luân chuyển VLĐ tăng lên Công ty có thể gia tăng doanh thu mà không cần phải tăng VLĐ hoặc tăng với tốc độ thấp hơn so với sự gia tăng của doanh thu. Qua bảng 2.11 ta thấy trong năm 2009 VLĐ chỉ chu chuyển được 1,55 vòng giảm 0,31 vòng so với năm 2008, cùng với số vòng quay VLĐ giảm là sự tăng lên của kỳ luân chuyển VLĐ. Từ 165 ngày năm 2007 kỳ luân chuyển VLĐ của Công ty đã tăng lên 193 ngày vào năm 2008 và đến năm 2009 là 232 ngày. Điều này cho thấy, đến năm 2009 phải mất 232 ngày thì VLĐ mới luân chuyển xong một vòng làm cho việc thu hồi VLĐ chậm hơn so với năm 2007 là 39 ngày. Tốc độ luân chuyển chậm đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty. Nguyên nhân chính làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ giảm là do trong năm vòng quay HTK và các khoản phải thu giảm vì nguyên vật liệu tồn kho và phải thu khách hàng tăng với tốc độ khá nhanh. Về Hàm lượng VLĐ: Hàm lượng VLĐ của Công ty là 0,46 vào năm 2006, tăng lên 0,54 vào năm 2008 và năm 2009 chỉ tiêu này là 0,65. Điều đó có nghĩa là: Năm 2007 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,46 đồng VLĐ. Năm 2008 để tạo ra một đồng doanh thu cần đến 0,54 đồng VLĐ. Năm 2009 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,65 đồng VLĐ. Có thể nói Công ty đã nỗ lực trong việc tăng VLĐ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện sự thành công trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị. Mức doanh lợi VLĐ: Mức doanh lợi VLĐ của Công ty năm 2008 là 0,014, tức là một đồng VLĐ đã tạo ra 0,014 đồng LNTT. Năm 2009 chỉ tiêu này đã tăng lên là 0,017 hay một đồng VLĐ đã tạo ra được 0,017 đồng LNTT. Điều này chứng tỏ mức doanh lợi VLĐ của Công ty năm 2009 đã tăng 0,003 so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng là 21,43%. LNTT từ hoạt động kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của VLĐ nhưng về giá trị lại quá nhỏ năm 2009 một đồng VLĐ chỉ tạo ra được 0,017 đồng LNTT. Mức tiết kiệm VLĐ: Công thức: Vtk 2009 = M1 * ( K1 – K0 ) /360 Trong đó: Vtk 2009 là số VLĐ có thể tiết kiệm hay phải tăng thêm M1 là tổng mức luân chuyển VLĐ năm 2009 K1 là kỳ luân chuyển VLĐ năm 2009 K0 là kỳ luân chuyển VLĐ năm 2008 Mức tiết kiệm VLĐ = 74.986.238 * (232,23 - 193,55 ) / 360 = 8.056.855 nghìn đồng Như vậy, trong năm 2009 số vốn lưu động mà Công ty lãng phí là 8.056.855 nghìn đồng. Cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty là chưa tốt. Nhìn chung, qua việc phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng VLĐ ở Công ty TNHH Ngọc Diệp là khá cao, công tác quản lý VLĐ đã được thực hiện tốt giúp cho Công ty gia tăng được doanh thu cũng như lợi nhuận. Tuy nhiên Công ty phải có các biện pháp để làm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. 2.2. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty TNHH Ngọc Diệp: 2.3.1. Những kết quả đạt được trong năm vừa qua: Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Công ty đã dần dần tự khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Để có quy mô sản xuất và trình độ quản lý như hiện nay là một quá trình phấn đấu liên tục, không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Trong điều kiện cơ chế thị trường có tính cạnh tranh mạnh mẽ thì công ty đã cố gắng tìm mọi biện pháp để bắt kịp được với nhịp độ phát triển của đất nước. Công ty đã từng bước nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên. Sản phẩm được thị trường chấp nhận và được tín nhiệm của bạn hàng. Để có được nhưng thành quả to lớn như vậy thì việc quản lý và sử dụng VLĐ cũng đóng góp một vai trò không nhỏ. Những thành quả mà công tác quản lý và sử dụng VLĐ đã đạt được: - Về quản trị VLĐ nói chung: Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được bổ sung, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời công ty có nhiều biện pháp quản lý và sử dụng vốn, không những hạn chế những lãng phí về vốn mà còn tiết kiệm được một khoản VLĐ khá lớn nên vốn trong công ty được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. - Về quản trị Hàng tồn kho: Với việc Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì công tác quản trị hàng tồn kho, chủ yếu là dự trữ nguyên, vật liệu đã luôn đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110870.doc
Tài liệu liên quan