MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN VÀ CÁC YẾU TỐ MARKETING - MIX
1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Phân tích tài nguyên du lịch 6
1.2 Du lịch cuối tuần 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Phân loại 7
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch cuối tuần 7
1.2.4 Đặc điểm của du lịch cuối tuần 8
1.2.5 Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch cuối tuần 8
1.2.6 Các loại hình hoạt động 9
1.3 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch 10
1.3.1 Khái niệm 10
1.3.2 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách 11
Chương II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH
2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch 16
2.1.1 Vị trí địa lý 16
2.1.2 Đặc điểm và địa hình 16
2.1.3 Một số điểm và khu vực tài nguyên tiêu biểu 17
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 19
2.2.1 Các di tich lịch sử, văn hóa 19
2.2.2 Các lễ hội truyền thống 20
2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khách 23
2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 23
2.3.2 Cơ sở hạ tầng 25
2.3.3 Các nguồn lực về lao động trong du lịch 28
2.4 Thực trạng, chính sách Marketing - Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối tuần ở Ninh Bình 30
2.4.1 Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần ở Ninh Bình 30
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING - MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH Ở NINH BÌNH
3.1 Quan điểm phát triển 42
3.2 Định hướng phát triển 42
3.3 Định hướng tổ chức không gian du lịch 43
3.4 Những đề xuất để nâng cao chính sách thu hút khách du lịch 44
3.5. Một số giải pháp Marketing - mix nhằm thu hút khách 49
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
58 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp marketing - mix nhằm thu hút khách du lịch ở Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian
Địa điểm lễ hội
Nội dung
1
Lễ hội CốĐô
Hoa Lư
Các ngày 6 - 10/3 (âm lịch)
NinhHải- HuyệnHoa Lư
Lễ hội truyền thống để suy tôn công lao các anh hùng dân tộc đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt
2
Lễ hội
Đền Thái Vi
Các ngày 14-17/3 (âm lịch)
Huyện Hoa Lư
Nhằm tưởng nhớ công lao các vua đời đầu nhà Trần
3
Lễ hội Chùa Bái Đính
HuyệnGiaViễn
,Ninh Bình
Khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Mang đậm chất tín ngưỡng tôn giáo của người việt nam.
4
Lễhội nguyễn Công Trứ Các ngày14-16/11(âm lịch)hàng năm
XãQuangThiện,
Kim Sơn,
Ninh Bình
Để ghi nhớ công ơn của Doanh điền Nguyễn Công Trứ, người đã chiêu dân khai hoang lấn biển lập ra huyện Kim Sơn
- Những lễ hội dân gian diễn ra ở khu vực Hoa Lư - Ninh Bình đều gắn với các truyền thuyết lịch sử, nhiều huyền thoại thể hiện đời sống tâm linh của người Việt. Ngày nay những lễ hội đang được khôi phục và phát
triển. Đây là một đặc điểm quan trọng có thể nghiên cứu khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Như vậy, bên cạnh những lợi thế về vị trí, nằm trong không gian du lịch quan trọng với các điểm du lịch cấp quốc giavà quốc tế, thuận lợi về mặt giao thông, du lịch Hoa Lư - Ninh Bình lại mang trong mình những thế mạnh quan trọng về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, là điều kiện tốt để phát triển các hoạt động du lịch.
2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác.
2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
* Cơ sở lưu trú, ăn uống
- Cơ sở vật chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành du lịch. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách, thời gian qua, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tỉnh Ninh Bình đã mạnh dạn tập trung đầu tư vốn xây dựng cơ sở lưu trú trên địa bàn.
- Hiện nay toàn tỉnh có 108 cơ sở lưu trú với trên 1.680 phòng nghỉ, 2.800 giường. Cụ thể, thành phố Ninh Bình có 52 cơ sở, thị xã Tam Điệp 16 cơ sở, huyện Yên Mô 6 cơ sở, huyện Gia Viễn 6 cơ sở, huyện Hoa Lư 20 cơ sở, huyện Nho Quan 5 cơ sở, huyện Kim Sơn 3 cơ sở. Trong đó 22 cơ sở lưu trú trong tỉnh được công nhận đạt hạng từ 1 - 2 sao, chiếm 20,37% tổng số cơ sở hiện có.
- Cơ sở lưu trú của vùng, ngoài các nhà hàng và nhà nghỉ mới xây dựng có kiến trúc đẹp, phù hợp với cảnh quan, số còn lại xây dựng đã lâu phòng cũ cần cải tạo lại. Các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ còn thiếu tính chuyên nghiệp, không nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên phục vụ. Bên cạnh đó các cơ sở lưu trú du lịch có thứ hạng cao, đặc biệt là 4-5 sao còn ít và hầu hết tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, dẫn đến tình trạng thiếu buồng, phòng có chất lượng cao ở các tỉnh, thành phố trung tâm du lịch lớn vào mùa du lịch cao điểm
Bảng 2. Cơ cấu cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2005-2009
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
Cơ sở lưu trú
Cơ sở
76
222
244
290
315
-Số lượng phòng
Phòng
883
1277
1407
1680
1820
-Số lượng giường
Giường
1600
3300
3600
4100
4300
Phân theo loại hình
Cơ sở
Khách Sạn
Cơ sở
38
47
57
67
76
Nhà hàng nhà nghỉ
Cơ sở
30
36
38
48
56
Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình
- Hiện trạng các tiện nghi vui chơi, giải trí:
Trong thời gian qua tỉnh Ninh BÌnh đã chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch, nhiều khu vui chơi giải trí được hình thành như suối nước nóng kênh gà, hang bụt hiện, hồ đồng chương, các tài nguyên du lịch sông, hồ, suối, thác... là thế mạnh tài nguyên của Ninh Bình.
- Với vị trí và nguồn tài nguyên như của tỉnh Ninh Bình, phương hướng tập trung phát triển các dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế để hướng đến khách du lịch có mức chi tiêu cao là phương hướng phù hợp để khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên, lợi thế vị trí địa lý cũng như chiếm lĩnh thị trường Hà Nội, thị trường khách du lịch quốc tế lớn nhất của khu vực Bắc Bộ.
2.3.2 Cơ sở hạ tầng:
* Giao thông vận tải:
- Du lịch gắn liền với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Nó phụ thuộc vào giao thông mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.
+ Đường Bộ:
- Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều có đường quốc lộ đi qua: Quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Tp Ninh Bình và Tx Tam Điệp với tổng chiều dài gần 40 km; Quốc lộ 10 nối từ Quảng Ninh qua các tỉnh duyên hải Bắc bộ: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tới thành phố Ninh Bình đi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn; Quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp, Nho Quan với đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hoà Bình và Vĩnh Phúc; Quốc lộ 45 nối Nho Quan với Thanh Hóa. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh. Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình được triển khai là: đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; Ninh Bình - Thanh Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa QL1 và QL10 ở Tp Ninh Bình.
+ Đường thuỷ:
Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc. Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam, phần hạ lưu chảy giữa ranh giới huyện Kim Sơn với tỉnh Thanh Hóa. Các sông nội tỉnh khác: sông Vạc, sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang và các hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản. Cảng Ninh Phúc là cảng sông cấp I quốc gia. Ngoài ra có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Non Nước, cảng Bình Minh và cảng Phát Diệm.
+ Đường sắt:
- Giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Theo quy hoạch xây dựng mới, đường sắt cao tốc Bắc Nam đặt ga chính ở Ninh Bình.
* Thông tin liên lạc:
- Ninh Bình được sở thông tin và truyền thông chú trọng đầu tư mạng lưới thông tin trong vùng tương đối hoàn thiện. Hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010 đạt kết quả tốt. Hoạt động công nghệ thông tin có nhiều chuyển biến tích cực. Các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được triển khai tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin liên lạc toàn tỉnh đươc đảm bảo.
* Hệ thống cung cấp nước:
Thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn đến 2020, đến nay, Ninh Bình đã xây dựng mới 31 công trình cấp ước
tập trung, nâng tổng số công trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn lên 78 công trình, trong đó 45 công trình quy mô cấp xã, 25 công trình quy mô thôn, 8 công trình quy mô xóm, phục vụ cấp nước cho 335,3 nghìn người (đạt 80%), tương ứng 94.900 hộ dân nông thôn. Đã có nhiều địa phương có trạm cấp nước sạch như : Lạng Phong (Nho Quan), Trường Yên (Hoa Lư)...
* Mạng lưới điện:
- Mạng lưới điện trong cả tỉnh đã được xây dựng với tổng chiều dài các đoạn đường dãy trung cao áp là 770km. Hiện nay Tỉnh có 1 nhà máy điện Ninh
Bình và 4 trạm điện phân phối. Nguồn điện hiện nay bao gồm cả mạng lưới điện phân phối về cơ bản có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Vấn đề đáng quan tâm là đảm bảo an toàn điện năng trong khu vực, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Vì vậy cần có những chính sách cải tạo nâng cấp và xây dựng mới mạng điện trong vùng để có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong vùng và phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.
+Đối với các khu du lịch nhu cầu dùng điện đòi hỏi rất cao bởi hai lý do:
- Đã đi du lịch thì nhu cầu điện nước cho người sử dụng là rất quan trọng đặc biệt là khách quốc tế. Khi làm du lịch nhu cầu về điện để làm cho thiên nhiên phong phú hơn, lung linh hơn, đẹp hơn, nhất là muốn kinh doanh du lịch tốt cần kéo dài thời gian của du khách, giữ du khách lại lưu trụ mà thời gian về đêm chiếm 50% thời gian cả ngày. Việc làm lộng lẫy các khu du lịch về đêm là bức thiết.
* Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
- Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng bước phát triển đảm bảo nước sinh hoạt cho vùng đô thị ( thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn, huyện lỵ). Các công trình cấp nước: giếng đào, bể chứa nước, nước tự chảy và giếng khoan. Trong đó các khu tập trung dân cư và các khu vực thị trấn chủ yếu dùng nước tự chảy và nước cấp từ bể chứa. Khả năng cung cấp nước trung bình vào mùa hè là 16.000 m3/ngày; vào mùa đông 14.000m3/ngày. Tổng số hộ gia đình được dùng nước sạch trong toàn tỉnh là 26.000 hộ. Trữ lượng nguồn nước ngầm của tỉnh Ninh Bình là tương đối lớn, việc khai thác nguồn nước ngầm tương đối thuận lợi. Về chất lượng, nguồn nước này đảm bảo vệ sinh đủ tiêu chuẩn cần thiết để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
- Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung ( cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các lọai ống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan. Nhìn chung các tuyến thoát nước đều hoạt động tốt nhưng do mật độ còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu nên ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị. Các lọai nước thải hầu không được xử lí đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông suối. Nước thải công nghiệp từ các nhà máy xi măng, nhà
máy phân lân chưa được xử lí đến độ trước khi xả ra sông suối. Nước thải bệnh viện được xử lí riêng đơn giản và xả vào hệ thống thóat nước chung, phần lớn là hơn giới hạn cho phép. Lượng thu gom rác thải để xử lí còn nhỏ. Các loại rác thải được xử lí chung, chôn lấp tự do. Chính vì thế, hiện nay UBND tỉnh đã phê duyệt dự án và đang triển khai thi công xây dựng nhà máy xử lí rác thải với công suất 2200 tấn/ngày.
2.3.3. Các nguồn lực về lao động trong du lịch
- Nguồn nhân lực du lịch của Ninh Bình hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm.
- Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2007, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 960 người tăng 2,3 lần so với năm 2002. Số lượng lao động trong ngành có trình độ chuyên môn về du lịch: đại học, cao đẳng 196 người chiếm 20,4%, trung cấp và nghề 410 người chiếm 42,7%. Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về du lịch) là 219 người chiếm 22,8%. Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3 ngoại ngữ phổ biến (Anh – Pháp – Trung) là 315 người chiếm 33%. Riêng đối với lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch về công tác tại các phòng ban, đơn vị thuộc Sở. Đưa đội ngũ nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch (biên chế của Sở Du lịch trước khi sát nhập thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có trình độ đại học và trên đại học chiếm 39%, trình độ cao đẳng trung cấp 29%.
Bảng 3. Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003- 2007
Đơn vị: người
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
1
Lao động trực tiếp làm du lịch
470
621
650
916
960
2
- Trình độ đại học, cao đẳng
50
70
85
183
196
3
-Trìnhđộ trung
cấp và sơ cấp nghề
195
158
190
322
410
4
- Trình độ đào tạo khác
195
215
255
220
219
5
-Có khả năng
giao tiếp 1
trong 3 ngoại
ngữ Anh,
Pháp, Trung
147
180
286
290
315
6
Số lao
động gián tiếp làm du lịch
5620
5700
5750
5900
6150
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
2.4. Thực trạng, chính sách Marketing- Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối tuần ở Hoa Lư – Ninh Bình:
2.4.1. Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần Ninh Bình
* Thực Trạng đầu tư một số khu du lịch của tỉnh:
* Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Địch Lộng sự phát triển nổi trội của khu vực này với “hiện tượng” Vân Long trong những năm qua là yếu tố đặc biệt của du lịch Ninh Bình hiện nay. Với những nỗ lực của người dân địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lí, các giá trị tự nhiên, văn hóa của khu vực đã được “phát lộ” và nghiên cứu, đồng thời việc phát triển du lịch của khu vực đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đã gần tương đương với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – cố đô Hoa Lư cho đến thời điểm hiện nay. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Vân Long: Dự án đá đầu tư xong đường, cầu cống từ đường 477A qua 2 xã Gia Vân và Gia Lập, san nền xong 2 bến xe, nạo vét xong 2 tuyến đường thủy trong khu du lịch sinh thái Vân Long. Một số vấn đề cần quan tâm đối với phát triển du lịch khu vực Vân Long là việc đầu tư của một số cơ sở công nghiệp, đặc biệt là hoạt động của nhà máy xi măng nằm gần khu du lịch. Do đó đã xuất hiện một số dao động trong ý chí quyết tâm của các nhà đầu tư du lịch. Việc phối hợp với Hà Nam trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch cần được quan tâm.
Bảng 4. Tổng hợp những dự án đầu tư vào khu du lịch Vân Long
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên dự án
Chủ đầu tư
Vốn đầu tư
Thời gian
1
Khu du lịch nước
nóng Kênh Gà
CTCP
Việt -Thái
180.000
2004-2012
2
XD cơ sở dịch vụ du lịch
CTNHH
Thảo Sơn
22.250
2005-2006
3
XD khu du lịch dịch vụ thể thao văn hóa
DNTN
Duy Quang
16.767
2006-2009
4
XD nhà hàng, khách sạn và khu giải trí
DNTN
Song Hào
10.913
2007-2008
5
XD khu nghỉ dưỡng ANA MANDARA Nb Resort
CTCP
Tân Phú
255.000
2008-2010
Tổng vốn đầu tư tư nhân
484.930
1
Trùng tu di tích đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
UBND Tỉnh
19.323
2007-2008
2
Tu bổ di tích động Hoa Lư
UBND Tỉnh
12.000
2008-2009
3
Bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Thung Lá
UBND Tỉnh
11.966
2006-2009
Tổng vốn đầu tư Ngân sách
43.289
Tổng vốn đầu tư vào Khu
528.219
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình
+ Các sản phẩm du lịch tiêu biểu:
- Tham quan, nghiên cứu cảnh quan núi, hệ sinh thái ngập nước.
- Tham quan di tích lịch sử - văn hóa.
- Nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
- Ngoài những dự án đầu tư trong nước như được trình bày ở bảng tổng hợp dưới đây, khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà và bảo tồn đất ngập nước Vân Long còn có dự án FDI. Đó là dự án khu du lịch sinh thái Đông Phương Sư ( 100% vốn của Đài Loan), tổng vốn đầu tư là 32 triệu USD ( tại Vân Long, Gia Viễn)
- Đối với khu vực Đầm Cút, Kênh Gà, việc thu hút đầu tư du lịch còn nhiều khó khăn. Khu du lịch nước khoáng nóng hiện nay đang được đầu tư xây dựng, tuy nhiên còn nhiều khó khăn do khả năng tài chính hạn chế. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ ý định đầu tư xây dựng những khu du lịch lớn nhưng việc triển khai cụ thể chưa được rõ ràng. Nếu hoạt động du lịch được khai thác bền vững, kết hợp với những giá trị tự nhiên cao của khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, thì khi đó việc lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản thế giới cho Vân Long sẽ rất thuận lợi.
* Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân:
- Đây là khu du lịch trung tâm đóng vai trò điều phối hoạt động chung của du lịch Ninh Bình trên cơ sở sử dụng hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch vốn tương đối phát triển của đô thị. Tại khu du lịch này, du khách còn có thể tham quan các điểm danh thắng nổi tiếng như: núi Dục Thúy, sông Vân Sàng, núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Kì Lân. Với định hướng phát triển thành phố thành đô thị loại ba, việc xây dựng các khu du lịch này, kết hợp với các sản phẩm du lịch khác ở khu vực phụ cận theo qui hoạch, trong đó xác định vị trí trọng tâm của du lịch thì trong tương lai này có thể trở thành đô thị du lịch khi hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết được qui định theo Luật Du lịch. Để đạt được những mục tiêu trên, thành phố cần có qui hoạch chung phát triển đô thị bền vững, với du lịch là trọng tâm phát triển
làm cơ sở cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vât chất, các điểm tham quan, vui chơi giải trí phù hợp, đặc biệt là hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao trở lên.
+ Các sản phẩm du lịch chủ yếu gồm:
- Tham quan các di tích lịch sử văn hóa
- Hội nghị, hội thảo
- Vui chơi giải trí
Bảng 5. Tổng hợp dự án đầu tư vào khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình
Đơn vị : triệu đồng
Tên dự án
Chủ đầu tư
Vốn đầu tư
Thời gian
XD công trình NB Complex building
CT ĐTPTTM Hoàng Phát
199.053
2005-2008
XD nhà nghỉ, dịch vụ du lịch
CTTNHH Thiên Trường An
6.450
2006-2007
XD Khách sạn, khu công viên cây xanh Hồ Biển Bạch
DNTN Minh Đức
15.490
2006-2007
XD Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
DNTN Hoàng Sơn
27.987
2007-2009
XD dịch vụ du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản
CTTNHH Thái Thịnh
14.578
2007-2008
XD nhà hàng khách sạn và dịch vụ du lịch
DNTN Chính Tâm
13.947
2007-2008
XD khu liên hợp khách sạn nhà hàng
CTCP Long Thúy Đằng
12.500
2007-2009
XD Trung tâm vui chơi giải trí và ẩm thực Minh Phố
CTTNHH Minh Phố
79.999
2008-2010
XD Khách sạn 5 sao Quang Dũng
DNTN Quang Dũng
553.092
XD Khu nuôi trồng thủy sản kết hợp nhà nghỉ
CTTNHH Xuân Đạt
50.064
2007-2009
Tổng vốn đầu tư vào Khu
973.160
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình
- Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn so với các khu du lịch khác trong tỉnh. Tuyến du lịch nội thành đã được qui hoạch đầu tư xây dựng đường xá, phố phường từ rất lâu, chính vì thế khu đã có một cơ sở hạ tầng ổn định, sẽ tiết kiệm được lượng vốn đầu tư rất lớn từ phía ngân sách tỉnh và Nhà nước. Lượng vốn đầu tư xây dựng ở đây trong giai đoạn này chủ yếu thuộc thành phần tư nhân và sản phẩm của những dự án này là khách sạn cao cấp, nhà hàng và nhà nghỉ và các khu vui chơi.
* Khu du lịch Tam Cốc - Bích Ðộng, Tràng An, núi chùa Bái Đính và Cố đô Hoa Lư
- Trong tổng thể 7 khu du lịch trọng điểm trên, động lực chính để du lịch Ninh Bình phát triển chính là khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – Hoa Lư. Với đặc điểm tài nguyên nổi trội về văn hóa và cảnh quan, hiện khu du lịch này đang thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến Ninh Bình. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn khu du lịch chính là “ Thương hiệu du lịch” của khu du lịch này đã được khẳng định. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được thủ tướng chính phủ phê duyệt đã xác định Tam Cốc – Bích Động là một trong 17 khu du lịch chuyên đề quốc gia đầu tiên ở Việt Nam . Việc phát hiện ra các giá trị di tích lịch sử văn hóa và hệ thống các hang động (đến nay bao gồm 21 hang) tại Tràng An đã nâng vị trí và sức hấp dẫn của khu du lịch này và càng khẳng định ảnh hưởng có tính quốc gia của khu.
- Nhận thấy được ý nghĩa của khu Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – cố đô Hoa Lư trông quá trình phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt gắn với sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thời gian gần đây Chính phủ đã có sự quan tâm hỗ trợ đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch ở khu vực này, đặc biệt là khu Tràng An. Dự án xây dựng CSHT khu du lịch Tam Cốc – Bích Động: Các hạng mục đã được đưa vào phục vụ khách du lịch như: đường, cầu, cống từ cầu Ba Vuông vào bến thuyền Đình Các. Xây dựng xong bến xe Đồng Gừng, sân Đình Các, bến thuyền cây Đa và nạo vét xong tuyến giao thông đường thủy từ Đình Các đi Tam Cốc – Suối Tiên. Đang tiếp tục thi công đường vào Bích Động, điện Thái Vi.
- Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính: Hiện đang hoàn thiện tuyến đường trục chính từ Thành phố Ninh Bình đi chùa Bái Đính, các hạng mục còn lại cơ bản hoàn thành như: san lấp mặt bằng khu trung tâm, nạo vét các thung hang chính, hệ thống đường bộ, đường thủy của 9 tuyến du lịch trong hang động, khu vực núi chùa Bái Đính đã hoàn thành giai đoạn 1 và phục vụ thành công Chương trình Đại Lễ Phật Đản – Liên Hiệp quốc, năm 2008. Đây là tuyến đường có cảnh quan hấp dẫn, góp phần nâng cao rõ rệt vụ trí và thay đổi hình ảnh của du lịch Ninh Bình
Bảng 6. Tổng hợp vốn các dự án đầu tư vào khu tính đến hết năm 2008
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án
Chủ đầu tư
Vốn đầu tư
Thời gian
1.XD Khu du lịch Hồ trung tâm Tam Cốc- Bích Động
CTCP Du lịch Ninh Bình
2.946
2004-2005
2.XD Nhà nghỉ, dịch vụ, ăn uống khu Tam Cốc, Bích Động
CTTNHH Long Hải
3.760
2004-2005
3.XD điểm du lịch dịch vụ sinh thái Hoàng Long
CTTNHH Hoàng Long
38.581
2006-2010
4.XD Khu bảo tồn và trưng bày cổ vật Cố Viên Lầu
DNTN Minh Thoa
10.153
2007
5.XD điểm du lịch Thung Nắng- Yên Sơn
CTTNHH Bích Động
40.157
2007-2009
6.XD tổ hợp khách sạn 5 sao Tam Cốc- Bích Động
544.000
I.Tổng vốn đầu tư của dự án tư nhân
639.597
1.XDCSHT Khu du lịch sinh thái Tràng An
UBND Tỉnh
2.572.243
2004-2008
2.XDCSHT Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính
UBND Tỉnh
814.815
3.CSHT Khu dịch vụ Khu du lịch sinh thái Tràng An
UBND Tỉnh
61.014
4.CSHT Khu công viên văn hóa Khu Tràng An
UBND Tỉnh
100.000
5.CSHT Khu Tam Cốc Bích Động
UBND Tỉnh
199.950
2001-2003
6.CSHT Tuyến du lịch sinh thái Thung Nắng- Hải Nham
UBND Tỉnh
70.133
2005-2008
7.XD Cổng phía Bắc, Đông, Nam vào Cố đô
UBND Tỉnh
24.581
2006-2008
8.Hệ thống tường bao, hào nước Khu Cố đô
UBND Tỉnh
137.521
2006-2009
9.Tu bổ, tôn tạo Khu di tích Cố đô Hoa Lư
UBND Tỉnh
40.000
II.Tổng vốn đầu tư ngân sách
4.020.257
III.Tổng vốn đầu tư vào Khu
4.659.854
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình
- Tài nguyên của khu du lịch tương đối đa dạng và đặc sắc cả về tự nhiên và nhân văn. Các nguồn lực du lịch thế mạnh của khu vực này là: quần thể di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, núi chùa Bái Đính, các giá trị cảnh quan, sinh thái, địa chất, hang động khu vực Tam Cốc – Bích Động – Tràng An.
+ Các sản phẩm du lịch quan trọng của khu:
- Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng
- Tham quan, nghiên cứu lịch sử - văn hóa
- Tham quan danh lam thắng cảnh, khám phá hang động
- Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, bền vững và có ý nghĩa hơn. Yếu tố cộng đồng cũng cần được xem xét thấu đáo trong việc phát triển dự án du lịch này. Quá trình đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hai khu Tam Cốc, Bích Động chưa thực sự được kết nối với nhau và kết nối với khu cố đô Hoa Lư để tạo ra những sản phẩm du lịch chung. Thậm chí đã bắt đầu hình thành sự cạnh tranh về loại hình sản phẩm bởi tính tương đồng quá cao và việc phân đoạn thị trường nhằm tăng cạnh tranh chung của du lịch Ninh Bình, giảm thiểu cạnh tranh nội tỉnh còn nhiều bất cập. Hoạt động phát triển và khai thác du lịch tại khu vực này còn rời rạc, chưa có sự gắn kết về sản phẩm, mô hình kinh doanh, cơ chế quản lí. Chính vì thế, khi được công nhận
là khu du lịch Quốc gia, Ban quản lí sẽ được thành lập nhằm kết nối, phối hợp các họat động đầu tư, phát triển và khai thác du lịch của toàn bộ khu vực.
* Thực trạng khách du lịch:
- Với tiềm năng, thế mạnh và tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, trong những năm vừa qua UBND Tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt kế hoạch đầu tư, phát triển xây dựng các khu du lịch trong tỉnh. Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển một cách đáng kể, địa bàn du lịch được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo,… đã tạo được sự chuyển biến khá rõ rệt , trước hết là về số lượng khách du lịch đến Ninh Bình. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây ( 2004 – 2008), tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 18,3%. Đây thực sự là một điều đáng mừng đối với du lịch Ninh Bình nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Hồng nói chung.
- Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền, quảng bá, tăng cường đầu tư cho các dự án du lịch có qui mô lớn nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng, cả về lượng khách quốc tế cũng như nội địa. Khách quốc tế chiếm trung bình khoảng 30% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 19%. Khách nội địa chiếm tỉ trọng khoảng 70%, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 18%.
Bảng 7. Tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình 2004 – 2008
Đơn vị : Ngàn người
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng lượng khách
877.343
1021.236
1186.988
1518.559
1900.888
Khách quốc tế
287.9
329.847
375.017
457.92
584.4
Khách nội địa
589.443
691.389
811.971
1060.639
1316.488
Nguồn: Cục Thống kê Ninh Bình
- Khách nội địa chiếm phần lớn tổng số khách đến Ninh Bình. Mặc dù tỉ lệ này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp marketing – mix nhằm thu hút khách du lịch ở ninh bình.doc