MỤC LỤC
lời mở đầu. 1
CHƯƠNG 1:. 3
Khái quát vềcạnh tranh thịtrường. 3
và thịtrường sản phẩm sơn việt nam. 3
1.1. quan điểm vềcạnh tranh và marketing cạnh tranh. 3
1.1.1 Khái niệm vềcạnh tranh. 3
1.1-2. Vai trò của cạnh tranh. 4
1.1-3. Các loại cạnh tranh và cấp độcạnh tranh. 4
a) Các loại cạnh tranh. 4
1.1-4. Chiến lược cạnh tranh :. 6
1.1-5. Các cấu trúc quyết định độcạnh tranh. 7
1.1-6. Marketing cạnh tranh . 8
1.2. những vấn đềcơbản vềcạnh tranh thịtrường. 9
1.2-1. Các loại đối thủcạnh tranh và nhận diện đối thủcạnh tranh. 10
1.2-1.1. Đối thủcạnh tranh tiềm tàng. 10
1.2-1.2 Sản phẩm thay thế:. 10
1.2.1.3. Nhà cung cấp. 11
1.2.1.4. Khách hàng:. 11
1.2-1.5 Các công ty cạnh tranh:. 11
1.2-2. Nội dung lập hồsơphân tích đối thủcạnh tranh . 14
a. Phát hiện chiến lược của đối thủcạnh tranh. 14
b. Xác định mục tiêu của đối thủcạnh tranh. 15
c. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủcạnh tranh. 16
d. Đánh giá phản ứng của đối thủcạnh tranh . 17
e. Thiết kếthông tin tình báo cạnh tranh:. 18
f. Lựa chọn đối thủcạnh tranh đểtấn công và né tránh. 19
g . Cân đối quan điểm định hướng theo khách hàng và định hướng theo
đối thủcạnh tranh. 20
1.2-3. Xu thếtrong sửdụng các công cụcạnh tranh. 21
a) Sản phẩm:. 21
b) Giá:. 21
c) Phân phối:. 22
d) Giao tiếp và khuếch trương:. 22
1.3. thịtrường và cạnh tranh trên thịtrường sơn việt nam. 22
1.3-1. Đặc điểm hình thành thịtrường sản phẩm sơn. 22
1.3-2. Tình hình cạnh tranh trên thịtrường sơn:. 24
1.2-3. Các công cụcạnh tranh mà đối thủcạnh tranh sửdụng:. 24
Chương 2:. 27
Thực trạng kinh doanh và các giải pháp cạnh tranh của công ty sơn tổng hợp hà
nội. 27
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty:. 27
2.1-1. Thời kỳ1970-1985. 27
2.1-2. Thời kỳ1986 đến nay:. 28
2.2. thực trạng kinh doanh và môi trường cạnh tranh của công ty sơn Tổng
hợp Hà Nội. 29
2.2-1. Quy mô và cơcấu tổchức. 29
2.2-2. Kết quảsản xuất kinh doanh của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội. 33
a ) Sản xuất và tiêu thụ:. 36
b) Giá trịsản lượng và doanh thu của công ty:. 36
c) Lợi nhuận và thu nộp ngân sách:. 36
d) Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảsản xuất kinh doanh:. 37
2.2-3. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:. 38
a) Các yếu tốthuộc môi trường vĩmô:. 38
b) Các yếu tốthuộc môi trường vi mô:. 41
2.2-4. Phân tích đối thủcạnh tranh trực tiếp của công ty sơn Tổng hợp Hà
Nội. 41
a) Công ty Hoá chất sơn Hà Nội:. 42
2.2-5. Các giải pháp chiến lược cạnh tranh của công ty đã và đang áp
dụng:. 45
2.3. thịtrường của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội:. 46
2.3-1. Thịtrường, đặc điểm người mua và mục đích sửdụng:. 46
2.3-2. Thịtrường mục tiêu của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội:. 48
2.4. thực trạng Marketing–mix trong cạnh tranh của công ty. 49
2.4-1. Chiến lược Marketing:. 49
2.4-2. Chương trình hành động:. 50
a) Chính sách sản phẩm:. 50
b) Chính sách vềgiácả:. 52
c) Chính sách phân phối:. 53
d) Chính sách xúc tiến hỗn hợp:. 55
Chương 3:. 57
Các giải pháp Marketing trong cạnh tranh của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội. 57
3.1. phương hướng phát triển kinh doanh của công ty và các mục tiêu
Marketing:. 57
3.1-1. Phương hướng phát triển kinh doanh. 57
3.1-2. Mục tiêu Marketing của công ty:. 60
3.1-3. Các điều kiện vềnguồn lực để đạt được mục tiêu nói trên:. 61
3.2. các vịthếcạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của công ty. 63
3.2-1. Phương pháp xác định đối thủcạnh tranh:. 64
3.2-2. Các vịthếcạnh tranh có thểcó. 65
3.2-3. Chiến lược cho thịtrường miền Bắc. 66
Công cụsản phẩm:. 68
Công cụgiá cả:. 69
Chính sách kênh phân phối:. 70
Quảng cáo xúc tiến hỗn hợp:. 71
3.2-4. Chiến lược cho thịtrường miền Nam. 72
Công cụsản phẩm:. 77
Công cụgiá:. 77
Kênh phân phối:. 78
Xúc tiến hỗn hợp:. 78
3.2-5. Chiến lược cho thịtrường miền Trung. 78
Công cụsản phẩm:. 78
Công cụgiá cả:. 78
Chính sách phân phối:. 79
Quảng cáo xúc tiến hỗn hợp:. 79
3.3. một sốkiến nghịkhác:. 79
3.3-1. Kiến nghịvềkỹthuật:. 79
3.3-2. Kiến nghịvềtình hình nhân sự:. 80
3.3-3. Kiến nghịvới cơquan Nhà nước trong việc tạo ra môi trường cạnh
tranh:. 80
Kết luận. 82
Tài liệu tham khảo. 83
86 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty sơn tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốt nghiệp -39-
• Tình hình chính trị trong nước ổn định có tác dụng tích cực tới việc sản
xuất kinh doanh trong nước.
• Nhà nước cấp nhiều giấy phép kinh doanh cho các công ty nước ngoài
tham gia vào thị trường sơn Việt Nam dẫn đến các doanh nghiệp sơn trong nước
bị cạnh tranh quyết liệt.
• Từ ngày 1/9/1999 thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp bắt đầu có
hiệu lực. Giá bán của các loại sơn của Công ty không đổi (với mức thuế VAT
cho sản phẩm của công ty là 10 % trong đó thuế doanh thu trước đó chỉ 4 %)
làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.
• Quy định của chính phủ về bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến công ty
đòi hỏi công ty phải đầu tư, có biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài
môi trường xung quanh công ty.
* Các yếu tố thuộc môi trường nhân khẩu tự nhiên:
• Dân số tăng nhanh, nhu cầu về học vấn tăng lên, nhu cầu hướng tới giá
trị sản phẩm. Các nước ngày càng nhận thức rõ ràng về sự giàu có. Công ty sơn
Tổng hợp Hà Nội có cơ hội thị trường rộng lớn. Hơn nữa dân số Việt Nam phân
bố không đều (chủ yếu tập trung ở thành thị) đây là cơ hội rất tốt cho việc thiết
lập các nhà phân phối các đại lý trong kênh và thị trường mục tiêu.
• Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều kiện tự nhiên như
vậy ảnh hưởng đến nhu cầu về sơn và chất lượng sơn phải đảm bảo chịu được
thời tiết, bền đẹp, chống rỉ sét, chống thấm, chống nấm mốc, ... để phù hợp.
• Các vùng hải đảo, ven biển cần phải sử dụng các loại sơn đặc biệt chịu
được hoá chất, muối mặn, môi trường ẩm ướt.
• Các loại hoá chất dùng để sản xuất sơn thường rất dễ bị cháy, nổ. Công
ty cần chú ý đến điều kiện thời tiết, thực hiện an toàn phòng chống chữa cháy.
• Việt Nam nhiều tài nguyên thiên nhiên có thể dùng để sản xuất sơn như
các loại khoáng sản, các loại dầu thiên nhiên nhưng chưa có cơ sở chế biến,
công ty chỉ sử dụng các loại nguyên liệu trên trong điều kiện khả năng chế biến
của công ty. Ngoài ra công ty còn phải nhập các loại nguyên liệu đã qua chế
biến của nước ngoài. Đây cũng là một thách thức lớn đối với công ty .
* Các yếu tố thuộc môi trường công nghệ:
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -40-
Hiện nay với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại,
ngày càng nhiều máy móc, vật liệu mới được phát minh. Vì vậy để sản xuất ra
các loại sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng, các thành tựu
khoa học công nghệ trong việc sản xuất ơn trên thế giới cũng bị ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều loại sơn mới cao cấp có
các tính năng đặc biệt đưa vào sản xuất. Công ty cần nghiên cứu, ứng dụng, tận
dụng thiết bị công nghệ sẵn có và mua thêm thiết bị công nghệ của nước ngoài
để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế:
• Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam
phát triển mạnh, từ đó thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên kéo theo nhu
cầu về sơn trong sản xuất và tiêu dùng tăng lên.
• Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, tốc độ đô thị tăng nhanh dẫn
đến các nhu cầu về xây dựng sơn trong lĩnh vực giao thông, sơn công nghiệp
tăng.
• Các ngành công nghiệp chế biến nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước
dùng để sản xuất của nước ta chưa phát triển. Công ty phải nhập phần lớn
nguyên liệu từ nước ngoài.
• Tỉ giá hối đoái quá chênh lệch ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
• Sự phân hoá giầu nghèo trong tầng lớp dân cư cũng ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Với những người có thu nhập cao họ lại
thích dùng sản phẩm sơn nước ngoài.
* Thị trường người tiêu dùng:
Khách hàng của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội bao gồm nhiều loại hàng
công nghiệp. Sản phẩm của công ty chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
như sơn xây dựng, sơn giao thông, sơn ôtô, xe máy nên khách hàng chính vẫn
khách hàng công nghiệp.
* Môi trường văn hoá xã hội:
Sự khác nhau về khu vực địa lý, nhánh văn hoá hướng đến nhu cầu về
sơn, về chủng loại, chất lượng, màu sắc kiểu dáng, bao bì ... Đối với từng khách
hàng cụ thể thì nhu cầu của họ cũng khác nhau. Người mua hàng, thường có tâm
lý mua hàng gọn nhẹ quá trình mua hàng đơn giản, thanh toán dễ dàng. Khách
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -41-
hàng có thể kèm theo các yêu cầu cụ thể về sản phẩm, dịch vụ. Tất cả các yếu tố
này đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, đòi hỏi công ty đáp
ứng yêu cầu mua của khách hàng về đủ các loại sản phẩm mầu sắc kich cỡ bao
bì thuận tiện, chế độ tư vấn miễn phí thi công trực tiếp theo yêu cầu khách hàng
và các đơn đặt hàng tiếp theo.
Công ty tập trung vào những nơi đông dân cư, có nhu cầu tiêu thụ sơn
lớn.
b) Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt công ty muốn đứng vững được trên thị
trường thì hệ thống ghi chép nội bộ của công ty không kém phần quan trọng
trong việc cung cấp thông tin cho người quản lý thị trường. Hệ thống ghi chép
nội bộ của công ty được thực hiện hết sức sát sao. (Tình hình tiêu thụ của công
ty được tổng kết từng tháng, quý, năm); Công ty đã thống kê danh sách khách
hàng và các cửa hàng, các doanh nghiệp Nhà nước phân phối và tiêu thụ sơn của
công ty .
- Bên cạnh đó, Các tình báo Marketing của công ty không chuyên cũng
tiếp nhận thông tin một cách kịp thời để phòng sản xuất công ty nghiên cứu sản
xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Sau nhiều lần khảo sát thị trường công ty đã lựa chọn thị trường Đà
Nẵng làm nơi đột phá và thử khả năng cạnh tranh của sơn tổng hợp làm tiền đề
cho việc phát triển thị trường khác.
- Hỗ trợ quá trình Marketing: phải có các đề án mở rộng đúng phương
hướng kịp thời trong thời gian tới.
- Tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ với
khách hàng mới của công ty hiện nay đã thực sự với năng suất chất lượng và
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
* Các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh:
Thị trường hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều mặt hàng sơn với nhãn hiệu
phong phú. Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội phải đối diện với nhiều cấp độ cạnh
tranh, đối thủ cạnh tranh gồm cả doanh nghiệp Nhà nước liên doanh, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu buôn bán sơn.
2.2-4. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty sơn Tổng hợp Hà
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -42-
Nội
Hiện nay, các doanh nghiệp sơn có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều lợi thế
về vốn kinh doanh, biện pháp Marketing chuyên nghiệp và tâm lý “sính đồ
ngoại” trong việc tiến hành các chiến dịch Marketing như: Quảng cáo, khuyến
mãi, ... Các đối thủ cạnh tranh ra sức lôi kéo các đại lý bằng việc chi hoa hồng
cao cho các đại lý của mình từ 8-10 % (hoặc hơn thế nữa) giá bán sản phẩm.
Các hãng sơn liên doanh đưa ra nhiều món quà hấp dẫn (xe máy, quạt máy, tivi,
vé đi du lịch nước ngoài), trong khi các doanh nghiệp sơn nội địa chưa thực hiện
được điều đó. Mặc dù Nhà nước đã có nghị định chống cạnh tranh không lành
mạnh nhưng nhiều hãng liên doanh có vốn nước ngoài vẫn “luồn lách” chơi “trò
chơi” cạnh tranh này. Nhiều hãng sơn ngoại liên tục bán phá giá, khuyến mại, có
những hãng thực hiện khuyễn mãi cả năm. Nhiều hãng liên tục bán phá giá để
giữ khách hàng.
Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh
trong ngành như sau:
- Doanh nghiệp trong nước bao gồm: công ty sơn Hà Nội, Sơn Hải Phòng
(phía Bắc); Bạch Tuyết, Á Đông, Đồng Nai, Hải Âu,Liko ở (phía Nam). Bên
cạnh đó còn hàng chục nhãn hiệu mới như KOVA, KIMSƠN, LIÊN HÙNG,
TRƯỜNG HƯNG, ...
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : ICI paint, International paint,
Nippon paint Việt Nam, TOA, DUTCHBOY, AKZONO BELL Việt Nam,
Totonpaint, DENZO, AKZO Việt Nam, ...
- Ngoài ra còn một lượng lớn sơn nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Mỗi đối thủ cạnh tranh có một thế mạnh riêng mà công ty cần nắm bắt được
càng nhiều càng tốt.
Mẫu phân tích đối thủ cạnh tranh:
a) Công ty Hoá chất sơn Hà Nội:
Công ty hoá chất sơn Hà Nội được thành lập từ khá sớm trước đây tỷ
phần thị trường của công ty này tương đương với công ty sơn Tổng hợp Hà Nội
nhưng gần đây chỉ bằng 1/10, công ty có chiến lược gì?
Công ty tiếp tục sử dụng chiến lược giá thấp và tập trung sản xuất một số
loại sơn chính: sơn Alkyd, sơn cao su clovòng, sơn acrylic và sơn nước, mục
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -43-
tiêu của công ty này là giữ tỷ phần thị trường hiện tại khôi phục lại thị trường cũ
và phát triển tăng sản lượng bán ra làm tối đa hoá lợi nhuận doanh thu, bắt đầu
từ công việc chất lượng sản phẩm đã tham gia quản lý hệ thống ISO 9000 đạt
tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao.
Mặt mạnh của công ty: được xây dựng và phát triển trong thời gian khá
lâu là cơ quan Nhà nước thuộc công ty hoá chất Hà Nội, và đội ngũ cán bộ là
đảng viên có kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết, công ty tối thiểu hoá chi phí nên
giá cả của một số sản phẩm sơn rẻ, có hệ thống kênh phân phối thuận lợi cho
khách hàng (7 cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, chủng loại sản phẩm
đang được cải tiến).
Điểm yếu: công ty thuộc công ty trong nước vốn ít, đội ngũ Marketing
không chuyên, khả năng giải quyết xung đột kênh còn yếu, cửa hàng giới thiệu
sản phẩm mới có ở Hà Nội còn các tỉnh, vùng lân cận thì sao, ngân sách dành
cho quảng cáo và xúc tiến hỗn hợp còn kém không thường xuyên, hoa hồng
giành cho các đại lý còn yếu kém, hoạt động nghiên cứu thị trường còn yếu và
chậm triển khai.
Công ty có rất nhiều cơ hội: Nhà nước mở cửa buôn bán cơ hội thử sức
cạnh tranh khẳng định mình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập
nguyên liệu, máy móc trang thiết bị kỹ thuật, gửi cán bộ kỹ sư đi học tập ở nước
ngoài, công ty có thể hợp tác, hạch toán liên doanh với các công ty khác, công ty
nước ngoài.
Gắn với cơ hội là một rủi ro lớn: thị hiếu khách hàng “sính” đồ ngoại
công ty phải đối mặt với hơn 30 đối thủ cạnh tranh mạnh yếu tầm cỡ lớn khác
nhau, ngày càng có nhiều mặt hàng thay thế, hiện nay công ty đang phải trả giá
cho cái giá của việc mất khách hàng khó mà lấy lại được tỷ phần thị trường đã
mất.
b) Công ty sơn Nippon paint:
Khó mà có thể dự đoán được nguồn vốn của công ty này vì đây là công
ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn được bình chọn hàng Việt Nam chất
lượng cao.
Chiến lược kinh doanh của họ bỏ qua phần giá thấp mà giá cao phản ánh
chất lượng tốt đa dạng hoá sản phẩm và chuyên biệt hoá sản phẩm, sản phẩm
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -44-
của công ty sơn nước bán rất chạy ở Việt Nam. Công ty tiếp tục giữ vững phát
triển thị trường trong cả nước với hàng loạt chiến lược Marketing đưa ra về kênh
phân phối, xúc tiến hỗn hợp, sản phẩm chất lượng tốt.
- Điểm mạnh của công ty: đây là công ty liên doanh có vốn đầu tư nước
ngoài - nguồn vốn lớn từ vốn lớn có thể đầu tư cho đội ngũ Marketing chuyên
nghiệp, mở rộng hệ thống phân phối xúc tiến quảng cáo, danh mục sản phẩm
phong phú, chất lượng tốt chỉ sau sơn nhập ngoại, có rất nhiều các đại lý độc
quyền khả năng phục vụ khách hàng tốt. Công ty quản lý được hệ thống kênh
phân phối từ trên xuống dưới từ đó khả năng thu thập thông tin và giải quyết
mâu thuẫn trong kênh tốt. Các hoạt động quảng cáo diễn ra mạnh mẽ và đạt
được hiệu quả lớn. “Sơn nippon sơn đâu cũng đẹp” gây ấn tượng cho khách
hàng. Công ty thường dành tỉ lệ chiết khấu và hoa hồng lớn cho khách hàng.
Vốn lớn, nguyên vật liệu nhập nước ngoài có nhiều thuận lợi giá thành thấp giá
bán cao phần lãi công ty công ty đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường và bí
quyết công nghệ tiên tiến hiện đại nhất.
- Điểm yếu: thời gian thành lập chưa lâu việc giành giật khách hàng của
các công ty đã có mặt trước đó phải rất tốn nhiều công sức, giá cao chỉ phù hợp
với một lượng khách hàng nào đó có thu nhập cao.
Cơ hội với Nippon paint: Nhà nước mở cửa công ty tự do liên doanh liên
kết với các đối tác nước ngoài, công ty đưa nguyên vật liệu máy móc trang thiết
bị kỹ thuật từ nước ngoài vào Việt Nam, việc tìm kiếm nguyên vật liệu thuận lợi
hơn, vốn của nước ngoài, công nhân Việt Nam đây là cơ hội cho việc giá thành
thấp. Con người ngày càng có nhu cầu cao hướng tới cái đẹp toàn diện, nhiều
công trình kiến trúc được xây dựng, các phương tiện giao thông, các biển quảng
cáo ngoài trời được sử dụng nhiều đến sơn.
Đe doạ đối với công ty: Nhà nước có chính sách ưu đãi công ty trong
nước mà đánh thuế cao các công ty liên doanh hay trên thị trường chủ yếu dùng
sơn thay thế, tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu dùng
sơn Việt Nam, sơn có thời kỳ lịch sử trường kỳ vì giá rẻ chất lượng vẫn tốt.
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -45-
2.2-5. Các giải pháp chiến lược cạnh tranh của công ty đã và đang áp
dụng:
Không có chiến lược nào tốt nhất cho mọi công ty. Mỗi công ty phải xác
định cho mình một chiến lược riêng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng
(ngay cả các sản phẩm khác nhau trong cùng một công ty cũng cần có các chiến
lược khác nhau); Khi cạnh tranh mạnh mẽ, các công ty bắt đầu để ý đến sở
trường sở đoản của nhau (của đối thủ cạnh tranh) và tìm cách tấn công các đối
thủ cạnh tranh của mình theo khả năng của công ty mình.
Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội trước tình hình đó đã phối hợp cả ba cách
tiếp cận chiến lược:
Chiến lược nhấn mạnh chi phí
Chiến lược khác biệt hàng hoá
Chiến lược trọng tâm hoá.
Chiến lược nhấn mạnh chi phí yêu cầu việc xây dựng mạnh mẽ các điều
kiện vật chất kết hợp được giữa quy mô và hiệu quả. Công ty kiểm soát chặt chẽ
chi phí trực tiếp và gián tiếp, loại bỏ những chi phí không cần thiết, tối thiểu
hoá chi phí về nghiên cứu và phát triển, chi phí bán hàng quảng cáo. Kiểm soát
chi phí, có được chi phí thấp hơn chi phí của đối thủ cạnh tranh đã trở thành vấn
đề khác không thể bỏ qua. Công ty có nguồn nhân lực lớn có tay nghề cao cùng
với công nghệ tương đối hiện đại và tỷ phần thị trường rộng lớn việc tối thiểu
hoá chi phí là hoàn toàn phù hợp.
Chiến lược khác biệt hoá: nhằm tạo ra điểm độc đáo riêng của công ty về
sản phẩm về nhãn hiệu trong toàn ngành. Công ty nghiên cứu thấy một số loại
sơn đặc chủng chất lượng cao chỉ một số ít công ty sản xuất công ty đã tập
chung nghiên cứu sản xuất sản phẩm mà không đối lập với chiến lược chi phí
thấp.
Chiến lược tập trung hoá nhận thấy mình không thể có tất cả các điều kiện
thuận lợi để phát triển toàn bộ thị trường công ty tập trung vào thị trường xây
dựng kiến trúc, trang trí ôtô xe máy mà loại bỏ (gần như không quan tâm đến)
sơn tầu biển. Công ty tập trung vào những khách hàng mua ổn định thường
xuyên với khối lượng lớn, sử dụng thị trường Đà Nẵng làm bàn đạp chiến lược
cho chặng đường tiếp theo.
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -46-
2.3. THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI:
2.3-1. Thị trường, đặc điểm người mua và mục đích sử dụng:
Sơn trên thị trường Việt Nam được phân theo hai hệ chính là sơn dầu và
sơn nước. Hiện nay nhu cầu về sơn nước đang có xu hướng tăng nhanh vì loại
sơn này rất dễ gia công trong sử dụng, nếu các loại sơn được tính 100% thì sơn
nước chiếm 60 % theo biểu đồ 17:
Biểu đồ 17: Biểu đồ biểu diễn thị phần sơn các loại sơn ở Việt Nam
Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội phải chịu áp đảo của rất nhiều đối thủ cạnh
tranh nhất là đối thủ nước ngoài, khó khăn nhất vẫn là công nghệ vốn, nguyên
liệu nhập ngoại. Tuy vậy tỷ phần thị trường của công ty cũng tương đối lớn nhất
là sơn dầu. Ta quan sát hai biểu đồ của ba nhóm công ty chính
Biểu đồ 18: Tỷ phần dầu của ba nhóm công ty chính
Biểu đồ 19: Tỷ phần sơn nước của ba nhóm công ty chính
40%
60%
S¬n dÇu
S¬n n−íc
25%
15%
60%
Liªn doanh
S¬n ngo¹i nhËp
S¬n trong n−íc
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -47-
Tỷ phần thị trường của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội nếu tính theo khối
lượng sản phẩm sản xuất ra 4876 tấn so với 48690, khoảng 10 % so với lượng
sơn của cả nước ta quan sát hai biểu đồ tiếp theo
Biểu đồ 20,21: Tỷ phần của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội so với
các hãng sơn trong nước
Như vậy tỷ phần thị trường của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội
Sơn dầu: 40 % * 60 % * 40 % = 9,6 %
Sơn nước: 5 % * 28 % * 60 % = 0,84 %
Sơn trên mọi chất liệu
32%
40%
28%
Liªn doanh
S¬n ngo¹i nhËp
S¬n trong n−íc
40%
60%
C«ng ty s¬n Tæng hîp Hμ Néi
C¸c c«ng ty kh¸c
5%
95%
Sơn dầu Sơn nước
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -48-
Trong tất cả mọi lĩnh vực
Biểu đồ 22: Cơ cấu sản phẩm của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội
Với thị trường hiện tại chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, một số ít ở các tỉnh
phía Nam, Trung công ty đang tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường ở các tỉnh
trong cả nước.
Công ty đã hợp tác với hãng PPG của Mỹ để sản xuất sơn và cung cấp
dịch vụ tư vấn kỹ thuật sơn ôtô cho hãng FORD VIỆT NAM đạt tiêu chuẩn
quốc tế, hợp tác với hãng KAWAKAMI và MITSUI của HONDA Việt Nam.
Công ty trúng thầu cung cấp sơn cho hãng xe máy YAMAHA Việt Nam doanh
thu từ hợp tác sản xuất sơn ôtô xe máy chiếm 30 % khi sản lượng chỉ chiếm 10 %.
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt công ty sơn Tổng hợp Hà Nội không
ngừng lớn mạnh về mọi mặt chứng tỏ hướng đi trong thời kỳ đổi mới là hướng
đi đúng đắn.
2.3-2. Thị trường mục tiêu của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội:
Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, nếu công
ty không có mục tiêu của mình sẽ dẫn đến đi theo chiều hướng khác nhau xác
suất thành công thấp.
Công ty đã tìm những khoảng trống về sản phẩm trên thị trường một cách
có hiệu quả để đưa vào sản xuất những sản phẩm phù hợp. Công ty đã dự đoán
nhu cầu về sơn trong lĩnh vực công nghiệp từ đó đầu tư phát triển nâng cao công
suất đa dạng hoá chủng loại sản phẩm bằng hình thức hợp tác với các hãng nước
42%
16%5%
5%
11%
21%
S¬n trang trÝ S¬n c«ng nghiÖp
S¬n «t« xe m¸y S¬n n-íc
S¬n giao th«ng S¬n chèng ¨n mßn
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -49-
ngoài hoặc tự khảo sát ứng dụng để thay thế việc nhập khẩu sơn từ nước ngoài.
Với loại sơn đặc chủng như sơn ôtô, xe máy, sơn giao thông, sơn chịu hoá chất,
sơn chịu khí hậu biển cũng được tung ra thị trường chiếm doanh thu lớn, công ty
có hệ thống về thị trường trong năm:
- Củng cố các cửa hàng của công ty trên địa bàn Hà Nội, trang bị kiến
thức bán hàng các phản ánh khác về giá cả, chống hàng giả, cơ chế bán hàng,
cạnh tranh, dịch vụ sau bán hàng.
- Phân loại và lập danh sách doanh thu theo quý (tháng) đây là cơ sở cho
phép phòng chức năng chăm sóc khách hàng.
- Hạn chế ký hợp đồng với khách hàng truyền thống, bắt đầu tìm chọn
một số khách hàng có yêu cầu chất lượng ổn định và ứng dụng các công nghệ
sơn mới như công ty kim khí Thăng Long, công ty Hoà Phát để áp dụng mô hình
dịch vụ sau bán hàng tương tự như công ty Honda Việt Nam.
Công ty đang có chiến lược bao phủ thị trường, giành lại khách hàng và
phát triển thị trường miền Bắc ở vùng ven biển. Củng cố và phát triển thị trường
miền Trung tập trung ở Đà Nẵng, song song với nó, công ty phát triển thị trường
ở miền Nam (đại diện là TP. HCM) mà công ty hiện tại có tỷ phần thị trường là 0
%.
2.4. THỰC TRẠNG MARKETING–MIX TRONG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
Trước tình thế thị trường cạnh tranh gay gắt công ty sơn Tổng hợp Hà Nội
cũng như các công ty khác phải hoạch định và sử dụng các chiến lược
Marketing, các hoạt động Marketing đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
2.4-1. Chiến lược Marketing:
Chiến lược tổng hợp mà công ty đã áp dụng khác biệt hoá, thích nghi hoá
và đa dạng hoá nhằm mục đích mở rộng thị trường lấp các khoảng chống thị
trường, với chủng loại đa dạng công ty tiếp tục mở rộng thị trường ở miền Nam,
Trung mà không quên duy trì mở rộng thị trường tại miền Bắc. Sản lượng sơn
chủ yếu tiêu thụ trong những năm qua chủ yếu là sơn dầu và được tiêu thụ ở
miền Bắc nay nhờ tìm hiểu và nghiên cứu khách hàng công ty khai thác thị
trường miền Nam để tăng sản lượng tiêu thụ sơn (chủ yếu là sơn nước), với
chiến lược thích nghi hoá sản phẩm công ty tìm cách tiêu thụ sản phẩm tại địa
bàn Hải Phòng nơi có đối thủ cạnh tranh nguy hiểm - Sơn Hải Phòng, thích nghi
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -50-
sản phẩm, trừ sơn tàu biển. Thử nghiệm sản phẩm trên thị trường Đà Nẵng làm
bàn đạp chiến lược trên các thị trường tiếp theo.
2.4-2. Chương trình hành động:
Công ty vận dụng cả bốn công cụ Marketing - mix để thực hiện chiến
lược của mình.
a) Chính sách sản phẩm:
Vì khả năng sẵn có của công ty (nhân lực, công nghệ)
Để đáp ứng nhu cầu thị trường với khẩu hiệu “sơn trên mọi chất liệu trong
tất cả các lĩnh vực”. Công ty duy trì chất lượng sản phẩm và sản xuất nhiều loại
sơn khác nhau và chất lượng màu sắc khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích
khác nhau. Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội sản xuất cho những mục đích: sơn
trang trí, sơn chống ăn mòn, sơn giao thông, sơn ôtô, xe máy, sơn công nghiệp,
công trình, ...
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, công ty đặc biệt
có những chính sách đào tạo, đãi ngộ thích hợp với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật và công nhân lành nghề, hướng mọi người thực hiện ý tưởng phấn đấu
vươn lên không ngừng. Nhờ vậy, các cán bộ, công nhân có tay nghề giỏi của
công ty đã nghiên cứu ứng dụng thành công nhiều đề tài tiến bộ kỹ thuật đưa lại
hiệu quả sản xuất cao: sản xuất bộ sơn cho vật liệu có kết cấu bằng thép, có độ
bền dùng cho sơn xe máy chất lượng cao như Honda và Yamaha; nghiên cứu
thành công sơn vạch đường giao thông dạng nóng chảy được thực tế ghi nhận;
nghiên cứu thành công bột bả sơn tường hatex; áp dụng có kết quả công nghệ
gia nhiệt bằng dầu cho hệ thống Alkyd 3000 tấn/năm ... Công ty đã sớm đưa hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Công ty đang chuẩn
bị thực hiện dự án đầu tư giai đoạn II, đưa công suất xưởng nhựa tổng hợp nhựa
Alkyd lên 6000 tấn/năm và một số khâu quan trọng khác, công ty tiếp tục nghiên
cứu công nghệ sản xuất sơn cao cấp, công nghệ sản xuất nhựa Alkyd, nghiên
cứu và lắp đặt hệ thống thinner tạo cơ sở tiếp nhận công nghệ sản xuất thinner
cung cấp cho công nghệ sơn ôtô xe máy ...
Công ty đã sản xuất và đưa ra thị trường các loại sơn được đông đảo thị
trường mến mộ:
1. Sơn chống rỉ Alkyd.
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -51-
2. Sơn Alkyd các mầu.
3. Sơn Alkyd mau khô.
4. Sơn Alkyd metamin các mầu.
5. Sơn Alkyd các mầu
6. Sơn epoxy các mầu
7. Sơn AC-NC các mầu
8. Sơn cao su clo hoá.
9. Sơn pu các mầu.
10. Sơn nước trong nhà.
11. Sơn nước ngoài nhà.
12. Sơn ôtô-xe máy.
13. Sơn silicol.
14. Xử lý bề mặt + phốt phát hoá.
15. Sơn phản quang.
16. Sơn chống hà.
17. Keo DN-04
DMT 2
DMT 3
Hiện nay công ty sơn Tổng hợp Hà Nội có các nhóm sản phẩm chính:
- Nhóm sơn Alkyd thông thường.
- Nhóm sơn Alkyd đặc biệt.
- Nhóm sơn acrylic.
- Nhóm sơn cao su clo
- Nhóm sơn pu
- Chất xử lý bề mặt.
- Nhóm sơn các môi pha sơn.
Trong mỗi nhóm bao gồm nhiều loại sơn khác nhau với khoảng 50 chủng
loại sản phẩm, mỗi một sản phẩm đều có chu kỳ sống khác nhau việc khai thác
chu kỳ sống của sản phẩm sẽ đảm bảo sự thành công của sản phẩm đó. Công ty
nâng cao chất lượng kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm dựa trên việc đưa thêm
các phụ gia, chất tạo váng, chất dàn bề mặt, chất chống bọt, ...
Vũ Văn Thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -52-
Bao bì công ty nhập các thùng sơn và tôn tráng kẽm cùng bìa catông để tự
sản xuất ra bao bì hộp sơn khác gồm nhiều kích cỡ 0,3kg; 0,1 kg; 0,5 kg; 0,8 kg;
1 kg; 2,5 kg; 5 kg; 10 kg; ... tiện lợi cho người sử dụng, biểu tượng đại bàng
tung cánh. Chính sách sản phẩm của công ty đã tạo nên được lợi thế cạnh tranh
so với các hãng sơn trong nước. Sơn dầu Hà Nội, sơn Hải Phòng, Bạch Tuyết,
Đồng Nai hay một số công ty liên doanh sơn dầu, công ty sơn Tổng hợp Hà Nội
mạnh hơn nhiều cả về chủng loại và chất lượng.
Công ty sơn Hải Phòng mạnh về sơn cao su vòng và acrylic
Công ty hoá chất sơn Hà Nội: sơn nước, sơn Alkyd sơn cao su vòng, sơn acrylic,
Sơn Bạch tuyết, Đồng Nai mạnh về sơn Alkyd và sơn nước.
Các công ty liên doanh về vốn, công nghệ nhưng sản xuất sản phẩm ở
mức giá cao.
Tất cả những hãng sơn trên vẫn mang đến cho công ty sơn Tổng hợp Hà
Nội một ưu thế về sơn dầu nhưng khả năng xâm nhập vào thị trường sơn cao cấp
công ty sơn Tổng hợp Hà Nội vẫn còn hạn chế.
b) Chính sách về giácả:
Hiện nay công ty sơn Tổng hợp Hà Nội vẫn định giá theo phương pháp
truyền thống - định giá theo chi phí, giá càng hạ càng tốt. Điều này được thể
hiện trong phương án đầu tư của công ty. Chọn công nghệ không quá đồng bộ
hiện đại với giá hợp lý tránh tình trạng công suất sử dụng không hết đẩy giá
thành lên cao, kiên quyết loại bỏ những chi phí không hợp lý để cộng vào làm
cho giá tăng, khai thác nguồn nguyên liệu rẻ.
Ngoài ra, để tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ, công ty có sử
dụng chính sách “mềm mỏng” giá: giá bán buôn, giá bán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội.pdf