Để thấy được mức độ sử dụng thẻ của khách hàng theo vùng hay mức độ hoạt động dịch vụ thẻ hay mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở từng vùng, ta có bảng số liệu thống kê doanh số giao dịch theo 4 vùng địa phương có chi nhánh và điểm giao dịch của Habubank: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.Hồ Chí Minh. Trong 4 vùng, Hà Nội là địa phương luôn có doanh số giao dịch cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 57,78% tổng doanh số giao dịch thẻ), xếp thứ 2 là TP.Hồ Chí Minh (32,30% tổng doanh số giao dịch), tiếp theo là Quảng Ninh (5,9%), và cuối cùng là Bắc Ninh (3,99%). Tình hình này chịu cả sự tác động khách quan và chủ quan của nhiều nhân tố. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những địa phương lớn, có số dân cư đông đúc, có thu nhập bình quân và trình độ dân trí thuộc hàng cao nhất cả nước, vì vậy mà nhu cầu về sử dụng thẻ cao. Quảng Ninh những năm trở lại đây là vùng kinh tế phát triển với ngành khai thác than và du lịch, thu nhập người dân được cải thiện rõ rệt dẫn đến sự tăng lên về nhu cầu sử dụng thẻ, còn Bắc Ninh thì lại không có những điều kiện khách quan thuận lợi như vậy. Bên cạnh đó, về mặt chủ quan Hà Nội là nơi được đầu tư nhiều nhất về cơ sở hạ tầng, là nơi đặt hội sở, cùng với 7 chi nhánh, phòng giao dịch và Trung tâm thẻ là đầu não mọi hoạt động về thẻ trên toàn quốc nên có lợi thế hơn bất cứ địa phương nào. Hơn nữa, Hà Nội cũng là nơi triển khai mạnh mẽ nhất các chương trình cũng như trong việc đưa ra các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp mở rộng thị trường thẻ thanh toán tại Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền mua hàng hoá, dịch vụ, trả nợ thay cho tiền mặt.
Máy cấp phép tự động (POS) là một thiết bị điện tử được trang bị cho các cơ sở chấp nhận thẻ để trực tiếp xin cấp phép từ các trung tâm cấp phép khác nhau trên thế giới, giúp các thương vụ được thực hiện trong 24h.
Mạng lưới máy ATM và CSCNT là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh thẻ. Mạng lưới ATM và POS của một ngân hàng sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ và mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng của ngân hàng đó.
Đối với Habubank, thì tại mỗi CSCNT của Ngân hàng sẽ được trang bị một máy POS, vì vậy khi chúng ta nói đến số lượng máy POS thì cũng đồng nghĩa đó là số lượng CSCNT.
Hiện tại, Habubank có tất cả là 15 máy ATM trên toàn quốc, trong đó tại Hà Nội là 10 máy, Quảng Ninh 2 máy, Bắc Ninh 1 máy và TP.Hồ Chí Minh 2 máy. Và hầu như tất cả (13 máy) đều được lắp đặt tại hội sở, chi nhánh hay các phòng giao dịch.
Giai đoạn đầu do tính chất thử nghiệm nên số máy ATM chỉ là 2 máy, được lắp đặt tại hội sở ở Hà Nội và chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Tiếp sau đó, 6 tháng sau, lắp thêm 1 máy ở Hà Nội, 1 máy ở Quảng Ninh và 1 máy ở Bắc Ninh. Đến 6 tháng đầu năm 2005 lắp thêm 4 máy tại các chi nhánh ở Hà Nội, và 1 máy tại phòng giao dịch Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đến 6 tháng cuối năm 2005, lắp 1 máy tại Quảng Ninh và 4 máy tại Hà Nội. Việc lắp đặt này được thực hiện dựa trên những khảo sát về nhu cầu sử dụng thẻ tại địa phương và chiến lược phát triển của Habubank.
Về CSCNT, giai đoạn đầu do chưa có uy tín và số lượng thẻ phát hành thấp, các địa điểm kinh doanh chưa thấy được lợi ích từ việc lắp đặt POS nên chưa ký hợp đồng là CSCNT với Habubank. Tuy nhiên tình hình đã dần được cải thiện vào thời gian sau đó, 6 tháng cuối năm 2004, ký hợp đồng và lắp đặt POS cho 15 CSCNT đầu tiên, 6 tháng sau lắp thêm 34 POS, 6 tháng cuối năm 2005 lắp thêm 41 POS. Tốc độ tăng không đồng đều. Tuy nhiên đây là dấu hiệu cho thấy uy tín của Habubank đã tăng dần đồng thời hoạt động kinh doanh thẻ cũng sẽ có những bước phát triển mới.
Bảng 13: Số lượng ATM và POS của Habubank đã lắp đặt
Loại máy
30/6/2004
31/12/2004
30/6/2005
31/12/2005
Tổng
Số lượng
Tốc độ tăng (%)
Số lượng
Tốc độ tăng (%)
Số lượng
Tốc độ tăng (%)
Số lượng
Tốc độ tăng (%)
ATM
2
-
3
150
5
66,67
5
0
15
POS
-
-
15
-
34
126,67
41
20,59
90
Mạng lưới ATM được lắp đặt ở nhiều nơi nhằm giúp cho khách hàng thực hiện các được các giao dịch trên thẻ mà không cần trực tiếp đến hội sở, các chi nhánh hay phòng giao dịch. Nhưng hiện nay, hầu hết các máy ATM của Habubank đều được lắp đặt tại hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch, nên đã triệt tiêu sự thuận tiện của khách hàng về mặt địa điểm. Với số lượng ít ỏi và không gian hẹp như vậy, mạng lưới ATM của Habubank so với các một số ngân hàng khác là rất thiếu năng lực cạnh tranh: Vietcombank là 487 máy, có mặt tại 33 tỉnh thành phố tại Việt Nam và sang tận cả nước bạn Lào, ngay trong hệ thống VNBC thì Ngân hàng Đông Á (EAB) và Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SGBANK) cũng có số lượng máy áp đảo, theo đó EAB có 191 máy , có mặt tại 23 tỉnh thành phố trọng điểm, SGBANK có 40 máy, đặt tại 6 tỉnh thành phố. Đây thực sự là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường thẻ của Habubank.
Sau khi tham gia vào liên minh thẻ (VNBC), thẻ Habubank Vantage đã có thể thực hiện giao dịch tại hơn 246 máy ATM của liên minh, tuy nhiên bất lợi đối với Habubank chính là việc khách hàng thẻ của Habubank mất phí cao hơn khi thực hiện giao dịch trên các máy ATM của các ngân hàng khác trong liên minh. Vì vậy, khi thực hiện sự lựa chọn, bỏ qua các yếu tố khác, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm thẻ của ngân hàng có số lượng máy ATM nhiều nhất trong liên minh chứ không phải là thẻ của Habubank.
Mạng lưới CSCNT (POS) của Habubank cũng mới chỉ có tại Hà Nội với số lượng là 90 nhưng chỉ có 12 CSCNT là có sự ưu đãi (giảm giá, tặng quà…) cho khách hàng. Điều này là cực kỳ bất lợi cho Habubank, đặc biệt tại các địa phương như TP.Hồ Chí Minh, một thành phố sôi động với rất nhiều các hoạt động trao đổi mua bán và cơ sở kinh doanh, và Quảng Ninh nơi có tiềm năng du lịch với mức tiêu dùng từ khách du lịch là rất cao. Cũng tại những địa phương này, đã có hàng trăm đến hàng ngàn CSCNT của các ngân hàng lớn khác. Do vậy, Habubank sẽ thực sự khó khăn khi muốn thu hút thêm khách hàng ở những nơi này khi mà đang có những khoảng trống lớn về mạng lưới CSCNT.
2.3. Doanh số giao dịch thẻ
Doanh số giao dịch thẻ là một chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện mức độ sử dụng thẻ của khách hàng và mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Mà mức độ sử dụng thẻ của khách hàng cao hay thấp sẽ là thước đo cho thấy sự yêu thích và tin tưởng của họ đối với việc sử dụng sản phẩm cũng như những dịch vụ gia tăng mà sản phẩm thẻ đem lại cho khách hàng.
Doanh số giao dịch thẻ bao gồm có doanh số rút tiền, doanh số thanh toán, và doanh số chuyển khoản. Doanh số rút tiền là số tiền mặt mà khách hàng rút ra thông qua máy rút tiền tự động ATM hay máy POS. Thông thường đây là doanh số chiếm tỷ trọng lớn nhất do các hình thức khác chưa có nhiều điều kiện để phát triển.
Doanh số thanh toán là số tiền được thanh toán cho các hoạt động giao dịch khác của khách hàng như mua thẻ cào, thanh toán các loại hoá đơn, thanh toán cho các hoạt động mua sắm, chi tiêu tại các CSCNT thông qua mạng lưới ATM và POS.
Doanh số chuyển khoản là số tiền được lưu chuyển qua các tài khoản của Ngân hàng theo yêu cầu của chủ thẻ.
Doanh số giao dịch thẻ của Habubank sẽ được phân chia theo hai hình thức, đó là phân chia theo mẫu mã thẻ và phân chia theo vùng, tương tự như hình thức phân chia của tổng số thẻ phát hành.
Xét về tổng thể, doanh số giao dịch liên tục tăng qua các thời điểm với tốc độ tăng khá cao. Sáu tháng đầu năm 2004, tổng doanh số giao dịch là 251.147.000VND, 6 tháng đầu năm 2005 là 583.592.000VND, tăng 132,37%, 6 tháng đầu năm 2005, tổng doanh số giao dịch là 11.200.749.000VND, tăng 1819,28%; đây được coi là giai đoạn có tốc độ tăng khổng lồ với tác động từ việc Habubank đưa ra các hình thức khuyến mãi, tặng quà cho chủ thẻ mới và việc thực hiện liên kết dọc với Vietcombank đem lại. Sau giai đoạn này tốc độ tăng trở lại ổn định nhưng vẫn ở mức cao là 358,81% với tổng doanh số giao dịch đạt 51.370.526.000VND, thời gian này là thời điểm Habubank huỷ bỏ liên kết dọc với Vietcombank để gia nhập hệ thống VNBC, đồng thời đưa ra nhiều chương trình chăm sóc khách hàng như gia tăng dịch vụ, tặng thẻ ATM, tích luỹ điểm nhận quà. Sự tăng trưởng này là dấu hiệu rất đáng khích lệ cho thấy hoạt động đầu tư của Ngân hàng vào sản phẩm này bắt đầu đem lại những kết quả khả quan như đã được dự báo. Tuy nhiên nếu so với tổng doanh số giao dịch của một số ngân hàng khác và của cả nước thì Habubank vẫn được coi là rất hạn chế. Tại sao lại nói vậy thì bảng 14 thống kê về tổng doanh số giao dịch luỹ kế dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.
Bảng 14: Tổng doanh số giao dịch (DSGD) qua thẻ luỹ kế của một số ngân hàng
(2004-2005)
Ngân hàng
31/12/2004
31/12/2005
Doanh số giao dịch (tỷ đồng)
Tỷ lệ phần trăm/ DSGD cả nước
Doanh số giao dịch (tỷ đồng)
Tỷ lệ phần trăm/ DSGD cả nước
VCB
7.590
67,4
18.975
56,17
TECH
23
0,2
154
0,45
HBB
0.843
0,0074
63
0,18
Cả nước
11.260
-
33.780
-
Một điều dễ dàng nhận thấy là trong số các ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank) luôn là ngân hàng dẫn đầu về tổng lượng thẻ phát hành (như đã phân tích ở trên) và cũng chiếm luôn ưu thế rõ ràng về tổng doanh số giao dịch. Cuối năm 2004, tổng doanh số giao dịch luỹ kế của Vietcombank là 7.590 tỷ đồng, chiếm đến 67,4% tổng doanh số giao dịch luỹ kế cả nước. Ngân hàng cổ phần kỹ thương (Techcombank) thì đạt được 23 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng doanh số giao dịch luỹ kế cả nước. Còn Habubank do năm 2004 là năm đầu tiên triển khai hoạt động thẻ nên số lượng thẻ phát hành ít và cũng dẫn tới tổng doanh số giao dịch chỉ là 0,843 tỷ đồng, bằng 1/27 doanh số giao dịch luỹ kế của Techcombank, và chỉ bằng 1/9003 doanh số giao dịch luỹ kế của Vietcombank, chiếm 0,0074% tổng doanh số giao dịch luỹ kế cả nước, quả thật là một con số vô cùng nhỏ nhoi. Đến cuối năm 2005, với những hoạt động thẻ mạnh mẽ từ các ngân hàng thì tổng doanh số giao dịch luỹ kế cả nước ước đạt 33.780 tỷ đồng. Trong đó Vietcombank vẫn tiếp tục dẫn đầu khi tổng doanh số giao dịch luỹ kế của ngân hàng này đã đóng góp tới 56,17% tổng doanh số luỹ kế của cả nước khi đạt tới con số 18.975 tỷ đồng. Tuy nhiên về tỷ trọng phần trăm có giảm (56,17% so với 67,4%), hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chính đó là sự lớn mạnh của một số các ngân hàng, và việc thành lập các liên minh thẻ đã làm cho lượng thẻ phát hành cùng với tổng doanh số giao dịch của các ngân hàng cạnh tranh với Vietcombank tăng lên. Ngân hàng cổ phần kỹ thương (Techcombank) có sự tăng trưởng về tổng doanh số giao dịch, cuối năm 2005, tổng doanh số giao dịch luỹ kế của Techcombank là 154 tỷ đồng, chiếm 0,45% tổng doanh số giao dịch luỹ kế cả nước. Còn đối với Habubank khi tham gia liên minh thẻ VNBC vào giữa năm 2005 thì tổng doanh số giao dịch cũng tăng, đến thời điểm cuối năm 2005, doanh số giao dịch luỹ kế của Habubank là 63 tỷ, bằng 1/2,4 so với Techcombank và bằng 1/301 so với Vietcombank, chiếm 0,18% tổng doanh số giao dịch luỹ kế cả nước. Như vậy khoảng cách giữa Habubank và các ngân hàng khác đã được rút ngắn lại, nhưng nói chung vẫn chỉ là một phần tử bé nhỏ so với tiềm năng mà Habubank cần đạt được.
Dưới đây ta sẽ đi sâu phân tích các khía cạnh về doanh số giao dịch thẻ của Habubank.
Theo Bảng 15, doanh số giao dịch được thống kê và phân chia chi tiết theo mẫu mã thẻ. Phân chia như vậy là để có sự so sánh tương ứng giữa tổng số thẻ đã phát hành với doanh số giao dịch của thẻ, và là căn cứ đưa ra những kế hoạch phát triển cho từng mẫu mã thẻ.
Trong 3 loại mẫu mã thẻ trên, tổng doanh số giao dịch của thẻ First Vantage là cao nhất, 6 tháng đầu năm 2004, doanh số thẻ First chỉ đạt 18.049.000VND, 6 tháng cuối năm 2004 đã tăng lên 221.688.000VND, tốc độ tăng 1128,26%, 6 tháng đầu năm 2005, doanh số là 6.158.250.000VND, tăng 2677,891%, 6 tháng cuối năm 2005, doanh số đạt 30.964.999VND, tăng 402,82%. Thẻ Cool Card và City Vantage cũng có doanh số giao dịch tăng với tốc độ cao (tương ứng là 26,64%; 1263,05%; 302,98% và 94,22%; 1320,2%; 306,85%). Đặc biệt có thể nhận thấy một điều đó là doanh số giao dịch của loại thẻ nào cũng tăng dần và đạt đỉnh tại khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2005, sau đó tuy vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm và trở lại khá ổn định vào 6 tháng cuối năm 2005.
Trong 3 loại thẻ trên, tỷ trọng doanh số giao dịch của mỗi loại thẻ cũng có sự thay đổi theo thời gian, 6 tháng đầu năm 2004, tỷ trọng doanh số giao dịch của thẻ First Vantage là 7,19%, thẻ Cool Card là 53,51%, thẻ City Vantage là 39,29%, các giai đoạn tiếp theo có tỷ trọng tương ứng như sau: (37,98%; 29,16%; 32,85%); (54,98%; 20,71%; 24,30%); (60,25%; 18,19%; 21,55%). Như vậy, thẻ First có tỷ trọng doanh số giao dịch tăng dần và cao nhất, chiếm chủ yếu. Trong khi đó thẻ Cool Card và City Vantage thì giảm dần, Cool Card lại giảm rất nhanh. Cùng với việc tỷ trọng số lượng hai loại thẻ này đều giảm như đã phân tích ở trên, đều chứng tỏ một điều có sự chuyển dịch từ những đối tượng khách hàng dùng Cool Card và City Vantage sang First Vantage, đồng thời nguồn thu từ hai mẫu mã thẻ này cũng sẽ giảm, nhưng nguồn thu từ First Card lại tăng với tốc độ cao hơn nên cuối cùng tổng nguồn thu vẫn tiếp tục tăng. Đây sẽ là một căn cứ để Habubank để điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch phát triển.
Bảng 15: Doanh số giao dịch thẻ Habubank Vantage phân chia theo mẫu mã thẻ
Đơn vị: nghìn đồng
Mẫu mã thẻ
30/6/2004
31/12/2004
30/6/2005
31/12/2005
Tổng
Doanh số giao dịch
Doanh số giao dịch
Doanh số giao dịch
Doanh số giao dịch
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
City Card
63.168
17.460
18.071
123.799
31.764
36.135
1.846.127
448.668
427.704
7.887.540
1.614.946
1.573.963
14.089.345
Cool Card
100.531
23.600
10.268
104.303
35.930
29.973
1.649.752
467.364
202.884
6.037.635
1.847.378
1.464.065
11.973.683
First
11.353
3.570
3.126
154.894
43.539
23.255
3.909.257
1.218.102
1.030.891
21.000.463
6.542.904
3.421.632
37.362.986
Tổng
175.052
44.630
31.465
382.996
111.233
89.363
7.405.136
2.134.134
1.661.479
34.925.638
10.005.228
6.459.660
63.426.014
251.147
583.592
11200749
51390526
Bảng 16: Tốc độ tăng doanh số giao dịch thẻ Habubank Vantage phân chia theo mẫu mã thẻ
Mẫu mã thẻ
30/6/2004
31/12/2004
30/12/2005
Tốc độ tăng (%)
Tốc độ tăng (%)
Tốc độ tăng (%)
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
City Card
95,98
81,92
99,96
1391,23
1312,51
1083,63
327,25
259,94
268,00
Cool Card
3,75
52,24
191,91
1481,69
1200,76
576,89
265,97
295,28
621,63
First
1264.34
1119,58
643.92
2423,82
2697,73
4332,98
437,19
437,14
231,91
Tổng
118,79
149,23
184,00
1833,48
1818,62
1759,25
371,64
368,82
288,79
132,37
1819,28
358,81
Để thấy được mức độ sử dụng thẻ của khách hàng theo vùng hay mức độ hoạt động dịch vụ thẻ hay mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở từng vùng, ta có bảng số liệu thống kê doanh số giao dịch theo 4 vùng địa phương có chi nhánh và điểm giao dịch của Habubank: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.Hồ Chí Minh. Trong 4 vùng, Hà Nội là địa phương luôn có doanh số giao dịch cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 57,78% tổng doanh số giao dịch thẻ), xếp thứ 2 là TP.Hồ Chí Minh (32,30% tổng doanh số giao dịch), tiếp theo là Quảng Ninh (5,9%), và cuối cùng là Bắc Ninh (3,99%). Tình hình này chịu cả sự tác động khách quan và chủ quan của nhiều nhân tố. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những địa phương lớn, có số dân cư đông đúc, có thu nhập bình quân và trình độ dân trí thuộc hàng cao nhất cả nước, vì vậy mà nhu cầu về sử dụng thẻ cao. Quảng Ninh những năm trở lại đây là vùng kinh tế phát triển với ngành khai thác than và du lịch, thu nhập người dân được cải thiện rõ rệt dẫn đến sự tăng lên về nhu cầu sử dụng thẻ, còn Bắc Ninh thì lại không có những điều kiện khách quan thuận lợi như vậy. Bên cạnh đó, về mặt chủ quan Hà Nội là nơi được đầu tư nhiều nhất về cơ sở hạ tầng, là nơi đặt hội sở, cùng với 7 chi nhánh, phòng giao dịch và Trung tâm thẻ là đầu não mọi hoạt động về thẻ trên toàn quốc nên có lợi thế hơn bất cứ địa phương nào. Hơn nữa, Hà Nội cũng là nơi triển khai mạnh mẽ nhất các chương trình cũng như trong việc đưa ra các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ.
Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là hai vùng có tốc độ tăng doanh số giao dịch thẻ khá ổn định, luôn tăng qua các thời kỳ. Đặc biệt là Hà Nội có tốc độ tăng qua các giai đoạn cao và phù hợp với từng bước phát triển. Trong khi đó Quảng Ninh và Bắc Ninh lại mang tính chất bất ổn và không hiệu quả. Bắc Ninh, 6 tháng cuối năm 2004 tất cả các chỉ tiêu doanh số giao dịch đều giảm nhiều: doanh số giao dịch rút tiền giảm từ 8.525.000VND xuống 6.717.000VND, tốc độ giảm là 21,21%; doanh số giao dịch thanh toán giảm từ 2.414.000VND xuống 2.084.000VND, tốc độ giảm là 13,67%; doanh số giao dịch chuyển khoản giảm từ 1.563.000VND xuống 1.328.000VND, tốc độ giảm 15,04%. Đến 6 tháng đầu năm 2005, doanh số giao dịch lại tăng đột biến với tốc độ tăng tương ứng các hình thức giao dịch là 8840,97%; 6167,23%; 9220,78%. Đây là hiện tượng không hề mong muốn, nhất là trong giai đoạn Habubank đang triển khai khá nhiều hoạt động để tạo nên một nền tảng phát triển tốt. Nguyên nhân của nó rất cần được Habubank xem xét về nhiều khía cạnh, bởi chi phí để triển khai hoạt động thẻ ở một thành phố như Bắc Ninh là không hề ít, hơn nữa nếu Habubank có ý định mở rộng thị trường thẻ hơn nữa tại khu vực này thì nên có sự khảo sát kỹ càng về mặt khách quan và chủ quan, từ đó sẽ rút những kinh nghiệm trong hoạt động phát triển kinh doanh thẻ tại một địa phương chưa có nhiều điều kiện thuận lợi như Bắc Ninh.
Bảng 17: Doanh số giao dịch thẻ Habubank vantage phân chia theo vùng
Đơn vị: nghìn đồng
Khu vực kinh doanh
30/6/2004
31/12/2004
30/6/2005
31/12/2005
Tổng
Doanh số giao dịch
Doanh số giao dịch
Doanh số giao dịch
Doanh số giao dịch
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Hà Nội
106.974
27.331
20.191
162.723
47.585
35.253
3.152.366
947.555
684.529
20.878.546
6.948.631
3.639.460
36.651.144
Bắc Ninh
8.525
2.414
1.563
6.717
2.084
1.328
600.565
130.609
123.780
1.204.934
245.128
200.961
2.528.608
Quảng Ninh
25.505
5.959
3.882
94.167
31.973
24.816
1.366.248
356.150
242.077
1.044.276
310.362
254.834
3.760.249
TP.Hồ Chí Minh
34.048
8.926
5.829
119.389
29.591
27.966
2.285.957
6.998.199
611.093
11.797.882
2.501.107
2.364.405
20.486.013
Tổng
175.052
44.630
31.465
382.996
111.233
89.363
7.405.136
2.134.134
1.661.479
34.925.638
10.005.228
6.459.660
63.426.014
251.147
583.592
11200749
51390526
Bảng 18: Tốc độ tăng doanh số giao dịch thẻ Habubank vantage phân chia theo vùng
Khu vực kinh doanh
31/12/2004
30/6/2005
31/12/2005
Tốc độ tăng (%)
Tốc độ tăng (%)
Tốc độ tăng (%)
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Rút tiền
Thanh toán
Chuyển khoản
Hà Nội
52.11
74.11
74.59
1837.26
1891.29
1841.76
562.31
633.32
431.67
Bắc Ninh
-21.21
-13.67
-15.04
8840.97
6167.23
9220.78
100.63
87.68
62.35
Quảng Ninh
269.21
436.55
539.26
1350.88
1013.91
875.49
-23.57
-12.86
5.27
TP.Hồ Chí Minh
250.65
231.51
379.77
1814.71
2264.98
2085.13
416.10
257.39
286.91
Tổng
118.79
149.23
184.01
1833.48
1818.62
1759.25
371.64
368.82
288.79
Doanh số giao dịch bao gồm 3 loại doanh số như ta đã biết đó là doanh số rút tiền, doanh số chuyển khoản và doanh số thanh toán. Nếu căn cứ theo những biểu phí cơ bản, có thể thấy giao dịch rút tiền và giao dịch chuyển khoản là hai hình thức giao dịch chính đem lại nguồn thu cho hoạt động này. Vì vậy, nếu doanh số giao dịch rút tiền và chuyển khoản càng cao thì Ngân hàng sẽ càng thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại.
Bảng 19: Tỷ trọng và tốc độ tăng các hình thức giao dịch
Đơn vị: Phần trăm (%)
Hình thức giao dịch
30/6/2004
31/12/2004
30/6/2005
31/12/2005
Tỷ trọng
Tốc độ tăng
Tỷ trọng
Tốc độ tăng
Tỷ trọng
Tốc độ tăng
Tỷ trọng
Tốc độ tăng
Rút tiền
69,7
-
65,63
118,79
66,11
1833,48
67,96
371,64
Thanh toán
17,77
-
19,06
149,23
19,05
1818,62
19,47
368,82
Chuyển khoản
12,53
-
15,31
184,00
14,83
1759,25
12,57
288,79
Tổng
100
-
100
-
100
-
100
-
Theo bảng 19 tỷ trọng của doanh số giao dịch rút tiền luôn chiếm một tỷ trọng lớn và khá ổn định, 6 tháng đầu năm 2004 là 69,7%, 6 tháng cuối năm 2004 là 65,63%, 6 tháng đầu năm 2005 là 66,11%, và 6 tháng cuối năm 2005 là 67,96%. Tiếp theo là doanh số giao dịch thanh toán, chiếm một tỷ trọng xấp xỉ 17-19%, và doanh số giao dịch chuyển khoản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, xê xích từ 12,5 đến 15,3%. So với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu tỷ trọng doanh số là khá ổn định, phản ánh một xu hướng tiêu dùng như đã phân tích đó là việc người tiêu dùng Việt Nam hiện nay sử dụng thẻ ATM chủ yếu để rút tiền, đây là một nhân tố khách quan ít chịu tác động của Ngân hàng, vì vậy chỉ có thể khảo sát nghiên cứu và chủ động điều chỉnh biểu phí và các điều kiện khác để cân bằng giữa các mục tiêu.
Bảng 20: Doanh số giao dịch (DSGD) bình quân chủ thẻ phân chia theo
mẫu mã thẻ
Đơn vị: nghìn đồng
Mẫu mã thẻ
30/6/2004
31/12/2004
30/6/2005
31/12/2005
DSGD bình quân
DSGD bình quân
Tốc độ tăng (%)
DSGD bình quân
Tốc độ tăng (%)
DSGD bình quân
Tốc độ tăng (%)
DSGD bình quân
Tốc độ tăng (%)
City
1.050
-
2.699
157,14
4.125
52,78
5.775
40,00
5.136
Cool
1.120
-
1.576
40,71
3.249
106,18
5.070
56,03
4.298
First
950
-
1.259
32,59
3.910
210,42
5.500
40,66
5.049
Tổng
1.078
-
1.644
52.51
3.798
131.04
5.472
44,06
4.906
Tuy nhiên để đánh giá chính xác mức độ sử dụng của khách hàng, không thể chỉ dựa trên sự tăng giảm của tổng doanh số giao dịch bởi có thể tổng doanh số giao dịch tăng là do số thẻ phát hành tăng, vì vậy quan trọng hơn phải căn cứ vào doanh số giao dịch bình quân. Bảng 20 ở trên và bảng 21 dưới đây là số liệu về doanh số giao dịch bình quân chủ thẻ và được phân chia theo mẫu mã thẻ và theo vùng.
Doanh số giao dịch bình quân chủ thẻ của 3 mẫu mã thẻ (bảng 20) đều tăng qua các thời kỳ, chứng tỏ rằng tổng doanh số giao dịch tăng không chỉ đơn giản là do tăng về số thẻ phát hành mà mức độ sử dụng thẻ của chủ thẻ cũng ngày càng cao, đồng nghĩa với việc khách hàng đang ngày càng tin tưởng vào sản phẩm thẻ của Habubank và chất lượng dịch vụ cũng đã được cải thiện khá nhiều. Tổng doanh số giao dịch của mẫu mã thẻ có sự chêch lệch về tỷ trọng khá lớn nhưng doanh số giao dịch bình quân lại tương đối cân bằng, cho thấy sự đồng đều về mức độ sử dụng thẻ của mỗi đối tượng khách hàng.
Bảng 21: Doanh số giao dịch bình quân chủ thẻ phân chia theo vùng
Đơn vị: nghìn đồng
Khu vực kinh doanh
30/6/2004
31/12/2004
30/6/2005
31/12/2005
Tổng
Doanh số giao dịch bình quân
Tốc độ tăng (%)
Doanh số giao dịch bình quân
Tốc độ tăng (%)
Doanh số giao dịch bình quân
Tốc độ tăng (%)
Doanh số giao dịch bình quân
Tốc độ tăng (%)
Hà Nội
1.065
-
1.648
54,68
3.624
119,93
5.118
41,21
4.721
Bắc Ninh
1.136
-
1.688
48,53
3.717
120,19
6.047
62,69
4.862
Quảng Ninh
1.140
-
1.589
39,36
4.101
158,10
4.998
21,87
4.056
TP.Hồ Chí Minh
1.061
-
1..685
58,84
3.909
131,99
6.290
60,89
5.506
Tổng
1.078
-
1.644
52.51
3.798
131.04
5.472
44,06
4.906
Doanh số giao dịch bình quân chủ thẻ được phân chia theo vùng (bảng 21) sẽ cho ta thấy được yếu tố vùng có tác động như thế nào đến mức độ sử dụng thẻ của chủ thẻ. Theo số liệu thống kê ở bảng 21, tuy Hà Nội là nơi có tổng doanh số giao dịch lớn nhất nhưng Thành phố Hồ Chí Minh mới là nơi có doanh số giao dịch bình quân chủ thẻ cao nhất 5.506.000VND/chủ thẻ, tiếp đó là Bắc Ninh 4.862.000VND/chủ thẻ, rồi Hà Nội là 4.721.000VND/chủ thẻ, cuối cùng là Quảng Ninh có doanh số giao dịch bình quân 4.056.000VND/chủ thẻ. Một điều đặc biệt nhất đó là Bắc Ninh lại ở trên Hà Nội về doanh số giao dịch bình quân chủ thẻ. Nó chứng tỏ tuy Bắc Ninh là nơi nhu cầu về thẻ không cao nhưng những chủ thẻ lại có nhu cầu giao dịch thực sự (khác với hiện tượng tại Hà Nội có những chủ thẻ hầu như không bao giờ giao dịch) và khá thường xuyên. Đây là dấu hiệu cho thấy tiềm năng của Bắc Ninh, một nơi chưa được sự quan tâm đầy đủ về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho khách hàng sử dụng thẻ.
Tóm lại, thông qua những phân tích ở trên, chúng ta sẽ nhận ra bản chất của vấn đề, đúc rút những cái đã làm được và những cái còn hạn chế để đi đến các biện pháp khắc phục, thúc đẩy và hoàn thiện.
3. CÁC BIỆN PHÁP HABUBANK ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG THẺ
3.1. Thành lập Trung tâm thẻ
Từ khi bắt đầu chính thức mảng kinh doanh thẻ, các hoạt động chuyên về thẻ thuộc trách nhiệm của phòng Marketing và Dịch vụ khách hàng (hiện nay là phòng Chiến lược-Hợp tác-Marketing), tuy nhiên do yêu cầu về chuyên môn hoá và nhằm mở rộng, khuyếch trương mảng kinh doanh này, Habubank quyết định thành lập Trung tâm Thẻ.
Ngày 21/3/2005 Habubank chính thức thành lập Trung tâm thẻ, địa điểm tại 11A, Thể Giao, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trung tâm thẻ sẽ là bộ phận chuyên trách về thẻ của Habubank, chịu trách nhiệm chính phát triển các sản phẩm thẻ, thiết kế về mặt kỹ thuật của sản phẩm thẻ, đảm bảo sản phẩm thẻ hoạt động an toàn và giảm thiểu rủi ro. Từ khi trung tâm thẻ ra đời, Habubank đã có những bước phát triển cả về chất và lượng thể hiện thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đều tăng, dần dần khẳng định được sản phẩm của mình trên thị trường.
3.2. Quảng bá hình ảnh và nâng cao uy tín của Ngân hàng
Nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ, Habubank đã có một số hình thức quảng bá, tuyên truyền về Ngân hàng nói chung và sản phẩm thẻ nói riêng như sau:
Cung cấp Brochure và các mẫu biểu liên quan đến nghiệp vụ thẻ (như biểu phí, hợp đồng sử dụng…) cho các khách hàng có tài khoản tại Habubank và những người quan tâm tại các chương trình diễn đàn về ngân hàng.
Sử dụng các băng rôn quảng cáo tại hội sở, các chi nhánh, phòng giao dịch và các trung tâm lớn.
Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông : trên trang quảng cáo của báo Lao động…, phần tin Thời sự của đài truyền hình Việt Nam, trên internet thông qua trang web luôn được cập nhật tin tức của Habubank, trên trang báo điện tử Vnexpress.net.
3.3. Thực hiện các hình thức liên kết
Liên kết dọc với Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Từ tháng 1 năm 2005, Habubank ký kết hợp đồng liên kết với Vietcombank, biện pháp này giúp Habubank thăm dò tiềm năng thị trường thẻ, làm quen, học hỏi các kinh nghiệm liên quan đến các nghiệp vụ phát hành, sử dụng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2982.doc