Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản tại Doanh nghiệp Bắc Hồng huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu

Nước thi công và nước sinh hoạt Nhà thầu xin phép được lấy tại đường cấp nước thuộc mạng trong khu vực. Nhà thầu ký hợp đồng mua nước với cơ quan chức năng quản lý để thanh toán hoá đơn hàng tháng. Chủ động khoan giếng và đặt máy bơm nước sinh hoạt và thi công để phòng sự cố. Nhà thầu sẽ xây dựng các bể chứa nước sinh hoạt và thi công. Trước khi dùng nước phải được qua thử nghiệm. Nếu đạt yêu cầu và sự nhất trí của Chủ đầu tư mới được phép đưa vào sử dụng.

 Trong quá trình thi công sẽ tổ chức thoát nước theo mặt bằng hệ thống rãnh tự tạo, nước bẩn sẽ được chảy, bơm về nơi quy định.

 

doc78 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản tại Doanh nghiệp Bắc Hồng huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứ 5 vào ngày 22 tháng 5 năm 2008 số: 23 01 000003 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu cấp. Vốn đầu tư: 4.000.000.000 đồng ( Bốn tỷ đồng chẵn ) a) Quá trình hình thành và phát triển. Doanh nghiệp tư nhân Bắc Hồng được thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1994 với các nghành nghề kinh doanh là: Xây dựng công trình dân dụng, xây dựng công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, Cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc các công trình thuỷ lợi nhỏ có kỹ thuật đơn giản. Doanh nghiệp Bắc Hồng đã nhiều lần thay đổi bổ sung cho đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp để mở rộng thêm nghành nghề kinh doanh của mình cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường đồng thời nâng cao nguồn vốn kinh doanh cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp và gần đây nhất Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh bổ sung lần thứ 5 với các nghành nghề kinh doanh được bổ sung như: Làm đường Giao thông; San ủi mặt bằng và mua bán vật liệu xây dựng. đồng thời nâng mức vốn tư từ 300.000.000đồng năm 1994 lên 4.000.000.000 đồng năm 2008. Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Doanh nghiệp Bắc Hồng thi công các hạng mục công trình luôn được đánh giá là đạt chất lượng tốt, kỹ, mỹ thuật đảm bảo và là địa chỉ tin cậy cho các Chủ đầu tư trong tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Than Uyên nói riêng. Doanh nghiệp tư nhân Bắc Hồng là một thành viên tích cực của Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Lai Châu là một thành viên năng động, tích cực thanh gia xây dựng và phát triển Hội. Lai Châu là một tỉnh mới được thành lập lên tiềm năng phát triển cho các nhà đầu tư xây dựng cở hạ tầng là rất khả quan. Để nâng cao hiệu quả hoạt động Doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như công nhân để nâng cao chất lượng các công trình hơn nữa nhằm gây dựng được uy tín và vị thế của mình trên thị trường đầu tư xây dựng của Lai Châu cũng như các tỉnh lân cận. b) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ khi được thanh lập cho tới nay Doanh nghiệp tư nhân Bắc Hồng đã thi công rất nhiều hạng mục công trình lớn đạt chất lượng cao từ đó khẳng định được vị trí trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó Doanh nghiệp đã thi công rất nhiều công trình có tính chất trọng điểm và được đánh giá cao. c) Bảng kê một số công trình doanh nghiệp đã thi công trong những năm gần đây: Tên công trình Năm KC-HT Giá trị công trình Chủ đầu tư Sân vận động huyện Văn Chấn Yên Bái 2003-2004 5.000.000.000 UBND huyện Văn Chấn Trường trính trị huyện Than Uyên 2003-2004 1.650.000.000 UBND huyện Than Uyên Nhà làm việc HĐND-UBND huyệnThan Uyên 2005-2006 1.550.000.000 UBND huyện Than Uyên Chợ trung tâm xã Khao Mang huyện Mù Cang Chải 2003-2004 2.200.000.000 UBND H Mù Cang Chải TrườngTHCS xã Dương Quỳ huyện Văn Bàn 2004-2005 2.400.000.000 UBND huyện Văn Bàn Trung tâm hội nghị văn hoá huyện Phong Thổ 2006-2007 9.500.000.000 UBND huyện Phong Thổ Nhà làm việc Huyện Uỷ Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái 2004-2005 2.700.000.000 UBND H Mù Cang Chải Cụm Trụ sở xã Mường Mít huyện Than Uyên 2003-2004 700.000.000 UBND huyện Than Uyên Nhà Khách UBND huyện Than Uyên 2004-2005 900.000.000 UBND huyện Than Uyên Trường tiểu học số 1 xã Nà Cang 2005-2006 1.450.000.000 UBND huyện Than Uyên Sân vận động trung tâm huyện Than Uyên 2006-2007 1.950.000. 000 UBND huyện Than Uyên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Than Uyên 2006-2007 950.000.000 Sở GD& ĐT Lai Châu Trụ sở HĐND-UBND huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái 2004-2005 4.500.000.000 UBND huyện Lục Yên Cấp nước sinh hoạt xã Mường Mít huyện Than Uyên 2005-2006 1.350.000.000 Ban QLDA H Than Uyên Nhà Họp Huyện Uỷ huyện Than Uyên 2004-2005 1.245.000.000 UBND huyện Than Uyên Nguồn: Theo báo cáo năng lực của Doanh nghiệp tháng 5 năm 2008 Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp hiện có 4 cán bộ trình độ Đại học, 5 cán bộ trình độ cao đẳng, 3 cán bộ trung cấp, Công nhân lao động gồm 45 người trong đó công nhân bậc 3/7 là 13 người, công nhân bậc 4/7 là 15 người còn lại là lao động phổ thông. d) Một số chỉ tiêu về tài chính của Doanh nghiệp: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguồn vốn chủ sở hữu 4.600.000.000 5.750.000.000 5.800.000.000 6.880.000.000 Vốn lưu động 2.520.000.000 3.150.000.000 3.260.000.000 5.370.000.000 Tổng doanh thu 7.280.000.000 9.100.000.000 17.125.000.000 21.175.000.000 Khả năng huy động vốn 6.000.000.000 7.500.000.000 10.800.000.000 22.000.000.000 Nguồn: Theo báo cáo năng lực của Doanh nghiệp tháng 5 năm 2008 Nhìn vào bảng tài chính trên ta có thể thấy Doanh nghiệp Bắc Hồng hoạt động trong những năm gần đây là rất có hiệu quả và nguồn vốn đầu tư của Doanh nghiệp là rất ổn định: 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Doanh nghiệp Bắc Hồng a) Sơ đồ bộ máy tổ chức: GIÁM ĐỐC Phó GĐ điều hành PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG PHÒNG VẬT TƯ + BẢO VỆ PHÒNG KỸ THUẬT TỔ MỘC TỔ NỀ TỔ ĐIỆN TỔ GIA CÔNG CHI TIẾT Phòng kế toán: Cập nhật đầy đủ kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Tham mưu giúp việc cho phó giám đốc điều hành quản lý về mặt tài chính kế toán của Doanh nghiệp. Cập nhật những thông tin về kinh tế tài chính có liên quan đến Doanh nghiệp. Cân đối các khoản thu chi về tài chính, Báo cáo thuế, Lập bảng cân đối kế toán, Báo cáo tài chính gửi các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc và pháp luật của Nhà nước về mặt tài chính của Doanh nghiệp. Phòng kỹ thuật: Quản lý hồ sơ kỹ thuật của Doanh nghiệp. Giúp đỡ phó giám đốc điều hành về mặt kỹ thuật và khối lượng của công trình, Hồ sơ thiết kế thi công, dự toán, Lập hồ sơ hoàn công, Bản vẽ hoàn công, lập hồ sơ dự thầu các công trình theo quy định của lậut đấu thầu. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc về chất lượng của công trình về mặt kỹ thụât và chất lượng công trình. Phòng chỉ huy trưởng công trường: Giúp phó giám điều hành về mặt nhân lực thi công của các công trình, tiến độ và chất lượng của công trình, bố trí sắp xếp nhân lực thi công cho công trường. Phòng vật tư bảo vệ: Giúp phó giám đốc điều hành về nhập xuất vật tư vật liệu, bảo vệ Doanh nghiệp cũng như công trình, máy móc thi bị phục vụ thi công. Cung cấp vật tư cho công trường thi công. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI DOANH NGHIỆP BẮC HỒNG HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU Từ những ngày đầu mới thành lập, Doanh nghiệp Bắc Hồng gặp phải rất nhiều khăn: Lực lượng của đơn vị còn thiếu và yếu , đội ngũ cán bộ chưa có kinh nghiệm, cán bộ công nhân viên đa số là mới, kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức còn hạn chế, cơ sở sản xuất chưa đủ.. Nhưng với quyết tâm đoàn kết một lòng của tập thể cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp, cùng với sự giúp đỡ từ tỉnh đến huyện, và các cơ quan, ban ngành đã đưa Doanh nghiệp đứng vững, ổn định và ngày càng phát triển. Sau 13 năm hoạt động đơn vị đã khẳng định vị trí của mình trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lai Châu nói chung và huyện Than Uyên nói riêng, Mọi cán bộ trong Doanh nghiệp Bắc Hồng đều ý thức rõ việc đảm bảo chất lượng công trình là mục tiêu hàng đầu nhằm tạo lên thương hiệu cho Doanh nghiệp, từ đó động viên cán bộ trong Doanh nghiệp phấn đấu làm tốt hơn nữa chất lượng sản phẩm do chính mình tạo ra để ngày càng có nhiều công trình xây dựng đạt chất lượng cao. Để phát huy những kết quả đã đạt được và quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đề ra đồng thời nâng cao chất lượng của công trình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường Doanh nghiệp Bắc Hồng đã xây dựng lên một quy trình thi công phù hợp riêng của Doanh nghiệp mình dựa trên các văn bản quy phạm phát luật hiện hành của Nhà nước để cán bộ công nhân viên làm nền tảng trong việc thực hiện các hợp đồng xây dựng. Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công tổng dự toán của công trình theo từng nội dung và tính chất của công trình mà Doanh nghiệp Bắc Hồng đưa ra biện pháp tốt nhất để quản trị chất lượng và tiến độ thi công của công trình sao cho đảm bảo đạt chất lượng cao nhất. Chủ yếu việc quản trị chất lượng của công trình được tiến hành từng bước theo từng giai đoạn thi công của công trình. Tổ chức mặt bằng thi công: * Sau khi chủ đầu tư cùng đơn vị tư vấn bàn giao mặt bằng công trình cho Doanh nghiệp bằng văn bản và các mốc, cốt cao độ trên thực địa, có ký nhận giữa hai bên theo quy định. Nhà thầu sẽ kiểm tra lại các số liệu tại hiện trường, đối chiếu với thiết kế nếu có điều gì không phù hợp, Nhà thầu đề nghị thiết kế và Chủ đầu tư giải quyết. Sau đó Nhà thầu thực hiện những công việc. 1. Chuẩn bị mặt bằng thi công: Trên cơ sở mặt bằng hiện trạng: Nhà thầu tổ chức thu dọn mặt bằng, quy hoạch các công trình tạm phục vụ cho công việc thi công công trình. - Lắp đặt đường điện và nước thi công. - Làm lán trại tạm và kho tập kết vật liệu. - Xin phép và thi công đường nội bộ. - Chuẩn bị máy và thiết bị thi công. Làm việc với chính quyền và công an địa phương để hỗ trợ và tạo điều kiện cho Nhà thầu thi công công trình. 2. Định vị công trình:Nhà thầu dùng máy trắc đạc và các dụng cụ chuyên dùng để định vị công trình theo hồ sơ thiết kế và các mốc do Chủ đầu tư giao. Trong khi định vị công trình Nhà thầu sẽ báo Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế xem xét và quyết định. 3. Hàng rào bảo vệ: Dự trên mặt bằng được giao, Nhà thầu dựng hàng rào tôn cao 2.1 m ngăn phạm vi xây dựng công trình với khu vực bên ngoài. Dọc theo hàng rào có lắp các bóng điện bảo vệ và cảnh báo không chơi gần khu vực thi công. Có cổng và người thường trực 24/ 24 h. Cạnh cổng có treo bảng hiệu công trình, bảng hiệu gồm các nội dung: Tên công trình, tên Chủ đầu tư, tên tổ chức thiết kế, tổ chức giám sát, Nhà thầu thi công. 4. Lán trại, kho tàng tạm để thi công: - Nhà thầu sẽ thảo luận với BQL công trình để sử dụng đất và làm một số công trình tạm, phục vụ cho việc thi công xây dựng công trình. Các công trình tạm này được quy hoạch sao cho phù hợp với các giai đoạn thi công, không ảnh hưởng đến các hạng mục công trình chính. - Nhà điều hành, bảo vệ công trường. - Nhà nghỉ trưa cho cán bộ công nhân viên . - Lán cho máy trộn lưu động. - Bể nước thi công. - Nhà vệ sinh lưu động (được dẹp hàng ngày theo ca làm việc ) - Bãi gia công tập kết vật liệu được Nhà thầu bố trí theo từng giai đoạn thi công sao cho không bị chồng chéo. 5. Cấp thoát nước thi công: Nước thi công và nước sinh hoạt Nhà thầu xin phép được lấy tại đường cấp nước thuộc mạng trong khu vực. Nhà thầu ký hợp đồng mua nước với cơ quan chức năng quản lý để thanh toán hoá đơn hàng tháng. Chủ động khoan giếng và đặt máy bơm nước sinh hoạt và thi công để phòng sự cố. Nhà thầu sẽ xây dựng các bể chứa nước sinh hoạt và thi công. Trước khi dùng nước phải được qua thử nghiệm. Nếu đạt yêu cầu và sự nhất trí của Chủ đầu tư mới được phép đưa vào sử dụng. Trong quá trình thi công sẽ tổ chức thoát nước theo mặt bằng hệ thống rãnh tự tạo, nước bẩn sẽ được chảy, bơm về nơi quy định. 6. Điện thi công Nguồn điện thi công và sinh hoạt được lấy từ hệ thống điện trong khu vực xây dựng công trình. Nhà thầu ký hợp đồng mua điện với cơ quan quản lý chuyên ngành để thanh toán khi sử dụng, để chủ động thi công Nhà thầu dự phòng một máy phát điện công xuất 15KVA. Mạng điện nguồn thi công đều dùng cáp cao su được treo cao đảm bảo an toàn, mỗi thiết bị đấu vào mạng điện đều phải qua cầu dao, hộp và có dây tiếp địa. 7. Tập kết thiết bị thi công: Thiết bị thi công được tập kết về công trình phù hợp với từng giai đoạn thi công và đáp ứng tiến độ thi công xây dựng công trình. Thiết bị thi công của Nhà thầu luôn đảm bảo hoạt động tốt, có nguồn gốc và chứng chỉ cho từng loại. Các thiết bị thi công chính được thống kê ở bảng sau. 8. Cung ứng vật tư: Nhà thầu đảm bảo cung ứng vật tư theo đúng yêu cầu thiết kế và chỉ định của Chủ đầu tư, đáp ứng tiến độ thi công theo từng giai đoạn đã được duyệt. Tất cả các loại vật tư sử dụng cho công trình đều phải có chứng chỉ về nguồn gốc, chất lượng. Những vật tư chính Nhà thầu sẽ sử dụng đều đáp ứng các tiêu chuẩn Nhà nước ban hành như: - Sắt TISCO Thái Nguyên. - Tiêu chuẩn xi măng TCVN 6062 – 1997. - Tiêu chuẩn cát TCVN 1770 – 86 - Tiêu chuẩn đá dăm các loại TCVN 1771 – 86 - Tiêu chuẩn đá hộc TCVN 1771 – 86 - Tiêu chuẩn nước cho bê tông và vữa TCVN 4560 – 87 - Tiêu chuẩn cán nóng TCVN 1650 – 75 đến 1657 – 75 - Vôi đạt TCVN 2231 – 89 - Tiêu chuẩn gỗ xây dựng TCVN 1073 – 91 - Gạch xây TCVN 1450 – 86; TCVN 1451 – 86 Yêu cầu chất lượng với một số vật tư chính: * Cát xây dựng cho sản xuất bê tông: Khi đưa vào sử dụng phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 1770 – 86 TCVN 4453 – 87, đảm bảo độ sạch, không lẫn các tạp chất hữu cơ, kích thức hạt theo quy định với từng loại kết cấu công trình. Cát đá được vận chuyển về nơi tập kết trong nền kho láng vữa xi măng hoặc lót ván ngay tại vị trị của trạm trộn, độ sạch phải đảm bảo và hàm lượng như sau: - Hàm lượng bùn, sét trong cát tính theo % trọng lượng không vượt quá quy định sau: - Hàm lượng muối <=1% - Hàm lượng Mica <= 1% - <-=2% cho bê tông chịu áp lực. - <=3% cho các bê tông khác. Trong cát không có sét, đất hoặc hợp chất hữu cơ dạng hòn cục. * Đá cho sản xuất bê tông: - Kết cấu BTCT, kích thước hạt lớn nhất < 2/ 3 khoảng cách nhỏ nhất giữa hai thanh cốt thép, đá dăm 2 x 4 cm dùng khi đổ bê tông móng, đá 1 x2 dùng khi đổ bê tông dầm, giằng, sàn, cột, lanh tô, ô văng. - Đá phải qua kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. - Đá phải được rửa sạch và sàng trước khi đổ bê tông. - Phải tuân thủ chỉ định của thiết kế về cốt liệu đá cho bê tông. - Toàn bộ đá đưa vào sử dụng đảm bảo TCVN 1771 – 86. * Xi măng: Sử dụng xi măng Trung ương cho các hạng mục công trình. Xi măng phải đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 6062 – 1997, Tên cơ sở sản xuất, có chứng chỉ từng lô, ngày tháng năm sản xuất, tập kết trong các kho. Sàn kho thông thoáng và cách mặt đất >= 30 mm, xi măng luôn được kiểm tra về chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, vỏ bao không bị rách. Xi măng phải được đảm bảo tốt, chống bị ngấm nước, bị ẩm do khí hậu. Không sử dụng xi măng đã sản xuất quá 12 tháng. * Sắt thép: Dùng thép Tisco Thép sản xuất trong nước phải đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 1650 – 75 đến 1657 – 75, có chứng chỉ, hồ sơ kỹ thuật, kiểm định của cơ quan có thẩm quyền, thép đưa ra sử dụng phải là thép mới, không rỉ, sạch. - Đối với cốt thép chịu lực chính trước khi thi công sẽ được thí nghiệm. + 03 mẫu thí nghiệm chịu uốn trong trạng thái nguội. + 03 mẫu thí nghiệm chịu kéo cho đến khi đứt. + 03 mẫu thí nghiệm về hồ quang. * Biện pháp thi công chính: A. Biện pháp thi công phần móng: 1. Yêu cầu chung: Nội dung đo đạc là đưa vào thực địa chính vị trí tim móng các hạng mục. Căn cứ vào mốc định vị, mốc cao độ và các số liệu liên quan đến các mốc dấu mà Chủ đầu tư bàn giao. Căn cứ vào bản vẽ thi công, tổ trắc địa cùng với các thiết bị máy móc thiết lập các điểm đường truyền, mốc dấu bổ xung tại khu vực thi công trong phạm vi của Nhà thầu. Nhà thầu đảm bảo cao đọ của các điểm đường truyền cũng như các dấu mốc không thay đổi trong quá trình thực hiện, trường hợp các diểm lưới truyền và các mốc dấu tại vị trí sẽ xây dựng. Nhà thầu sẽ xây dựng các điểm lưới phụ thuộc trước khi loại bỏ các điểm lưới chính. 2. Công tác giác móng: Trong quá trình thi công, vị trí và kích thước móng trên mặt bằng được theo dõi bằng day đóng căng theo các khung cữ, khung cữ được đóng ở 4 góc song song với móng và cách móng từ 1,5 – 2m trên ván gỗ của hệ khung cữ có đánh dấu các đường trục và đường trên của móng và hố móng. Các móng trên khung cữ được kiểm tra thường xuyên bằng cọc phụ, bố trí ở xa hố móng và đóng sâu vào đất khoảng 80 cm để phòng khi khung hỏng có thể phục hồi nhanh chóng. 3. Công tác đào đất: - Căn cứ vào khối lượng thiết kế, mặt bằng hiện trạng công trình. Nhà thầu dự kiến đào đất bằng máy kết hợp sửa chữa thủ cộng. - Căn cứ vào các cọc mốc và cao độ khống chế của Chủ đầu tư giao và định vị công trình. Nhà thầu dùng máy trắc đạc và những dụng cụ chuyên dùng kiểm tra lại tài liệu định vị công trình, đồng thời giác móng theo đúng mặt bằng móng trong hồ sơ thiết kế. Xác định các diện tích hố móng cần đào căng dây và vạch vôi, đánh dấu hố đào. - Dùng máy đào đất dung tích 0,4 m3/ gầu kết hợp với thủ công để đào máy tả ta luy, sửa sang hố móng cho đến cốt thết kế và đào rãnh thoát nước hố, có hố thu cho máy bơm hút nước ra ngoài để diện tích hố móng luôn được khô dáo. * Trình tự cho máy xúc đào đất móng trục: Đất giữ lại để lấp móng và vun nền được vun thành từng khối tại mặt bằng móng theo chỉ định của Chủ đầu tư. Đất thừa máy xúc để lên xe vận chuyển đổ về nơi quy định. Trong khi đào đất nếu gặp đất xấu phải báo cáo thiết kế, Chủ đầu tư và phải xử lý bằng cọc cừ gỗ thép. phải tuyệt đối đảm bảo an toàn trong công tác đào đất. Sau khi đào đất song phải kiểm tra lại cốt đáy móng, kích thước hố đào. Mời bên A nghiệm thu,nếu đạt yêu cầu chuyển sang công việc đổ bê tông lót. 4. Công tác đổ bê tông lót móng, lót cát đế móng: Sau khi đào đất và các công việc khác xong có biên bản nghiệm thu A – B, nhà thầu tổ chức thi công bê tông lót móng bằng các biện pháp sau: Xác định diện tích đổ bê tông trên diện tích đào móng, lắp dựng cốt pha, đánh cao độ đổ bê tông lên thành cốt pha. - Dọn đường vận chuyển bê tông và bắc cầu công tác bằng gỗ ván. - Chuẩn bị đầy đủ: máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, phương tiện vận chuyển. - Cột liệu: Gạch vỡ, đá dăm, cát, xi măng.phải đủ về khối lượng, đúng về quy cách. - Trộn bê tông bằng máy tại hiện trường, vận chuyển và đủ bê tông vào hố móng bằng xe cải tiến, san gạt bê tông thành từng lớp dày<= 10cm bằng thủ công. - Đầm bê tông bằng đầm bàn có công suất 1.5KW - Xoa mặt bê tông cho phẳng bằng máy kết cầu hợp thủ công. - Bảo dưỡng bê tông khi mặt bê tông đã khô ( tưới nước ) + Với móng xây gạch, sau khi kết thúc công tác đào đất, tiến hành nghiệm thu A – B Nhà thầu xác định lại tim móng, căng day và dải cát theo chiều dày thiết kế, tưới nước để đạt độ ẩm cần thiết, đầm cát bằng đầm bằng. 5. Gia công và lắp dựng cốt thép móng: - Các loại thép gia công tại hiện trường bằng máy cắt uốn hoặc đe chạm để chặt. - Khi cắt phải đảm bảo chiều dài của thanh nhất là các thanh uốn xiên hoặc các thanh uốn cầu. - Khi vận chuyển đảm bảo cốt thép không bị biến dạng hư hỏng. - Thép gia công xong đánh dấu thứ tự cho từng cấu kiện. - Việc chọn dùng cốt thép và kiểm tra nó đều căn cứ tính chất và chỉ định của thiết kế đồng thời phù hợp với TCVN 5574 – 91 nếu có thay đổi phải được sự đồng ý của thiết kế. - Trước khi gia công Nhà thầu phải tiến hành lấy mẫu để thí nghiệm và gửi kết quả về BQLDA chỉ được gia công và sử dụng vào công trình khi được BQL chấp nhận mọi chi phí do phải phá đi làm lại vì không đúng chủng loại vật liệu Nhà thàu phải chịu. - Việc cắt uổn phải dùng phương pháp cơ học. Uốn thép phải tiến hành từ từ, với tốc độ chậm bằng phương pháp cơ học. - Trước khi gia công lắp dựng bề mặt cốt thép phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Bề mặt phải sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn không có vẩy rỉ sắt hoặc các hoá chất có hại khác có thể gây tác động phá hoại cốt thép hoặc làm giảm liên kết giữa bê tông và cốt thép. Những yêu cầu trên Nhà thầu phải đảm bảo duy trì tới khi đổ bê tông. - Độ cong vênh của thép không vượt quá sai số cho phép của lớp bảo vệ cốt thép. + Cốt thép phải đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế, cốt thép phải được neo buộc kê trên mặt cốt pha cho nó không bị xê dịch biến dạng quá mức cho phép trong quá trình đổ bê tông. Độ sai lệch trong quá trình đổ bê tông, lắp dựng theo tiêu chuẩn TCVN 5724- 93 TCVN 4453 – 95. + Khi nắp vào hố móng phải đảm bảo đúng vị trí khích thước các nút buộc phải đầy đủ không được bỏ sót, các mối nối buộc, mối nối hàn theo đúng thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. 6. Gia công và lắp dựng cốt pha móng: - Ván khuôn phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5724 – 92 - Cốt pha sử dụng cho công trình là cốt pha gỗ dày từ 3 – 3.5 cm kết hợp với cốt pha định hình. * Những yêu cầu chung: - Mặt trong cốt pha được phủ một lớp chống dính, có thể là một trong những chất sau đây: + Sữa nhũ tương. + Dầu không pha có hoạt tính bề mặt. + Phụ gia chống dính. - Khi lắp dựng cốt pha và đà giáo phải ổn định để tháo và lắp không gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông sau này: - Cốt pha phải kín khít không biến dạng khi đổ bê tông. - Khi ghép cốt pha phải chính xác có hình dạng như thiết kế. - Đối với dầm có H > 500 mm phải có gông bằng thép hình để khi đổ bê tông tránh hiện tượng bị nở nang. - Cốt pha dầm sàn khi ghép phải có độ võng hướng lên trên trị số từ 0.33 – 0.33% nhịp của dầm sàn. - Cốt pha dùng lại lần sau phải vệ sinh sạch bê tông cục và bùn đất và những tạp chất khác. - Khi vận chuyển cẩu lắp phải nhẹ nhàng, tránh và chạm xô đầy làm cốt pha bị biến dạng, dây buộc chắc chắn. - Khi lắp đặt phải căn cứ vào các mốc trắc địa tại công trình đồng thời dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công để đảm bảo vị trí, kích thước công trình. - Khe hở giữa các tấm cốt pha với bề mặt đổ giai đoạn trước phải kín khít chống mất nước xi măng. - Phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép đúng như thiết kế chỉ định điều này chỉ thực hiện bằng việc bố trí những con kê thích hợp. Nhà thầu phải chủ động đảm bảo các con kê đủ cường độ. - Phải có lỗ để vệ sinh cốt pha sau đó vít lại trước khi đổ bê tông. - Phải kiểm tra cẩn thận các chi tiết đặt sẵn, các lỗ xuyên qua kết cấu trong quá trình lắp đặt cốt pha. - Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trí của cốt pha nếu có dấu hiệu bị biến dạng, bị dịch chuyển phải dừng đổ và có biện pháp khắc phục song mới đổ tiếp. - Sau khi lắp dựng cốt pha song mời BQL công trình nghiệm thu trước thời gian đổ bê tông. * Công tác tháo dỡ cốt pha: - Sau khi đỏ bê tông xong, Nhà thầu tiến hành tháo dỡ cốt pha, khi bê tông đã đạt tới cường độ cần thiết, Nhà thầu sẽ kiểm tra thực tế qua những kinh nghiệm trong quá trình thi công thì: - Cốt pha thành móng được tháo dỡ sau 48 giờ về mùa đông và 24 giờ về mùa hè. 7. Biện pháp đổ bê tông móng. a. Bê tông dài móng: - Sau khi lắp dựng cốt pha, cốt thép và làm đầy đủ các thủ tục nghiệm thu cốt pha cốt thép, Nhà thầu tiến hành đổ bê tông móng bằng các giải pháp sau: - Bê tông M200 ≠ đổ móng dùng bê tông trộn tại hiện trường. - Vận chuyển và đổ bê tông vào các vị trí móng bằng các thiết bị chuyên dùng. - Đầm bê tông bằng máy đầm dùi công xuất 1.5KW. - Bảo dưỡng bê tông bằng máy bơm nước, bao tải đay. * Biện pháp đổ bê tông: - Cốt pha và cốt thép được lắp dựng hoàn chỉnh tuần tự. - Mỗi lớp đổ bê tông dày từ 0,3 – 0,4 m đổ đều trên toàn bộ diện tích bê tông. - Trong khi đổ bê tông không làm di chuyển cốt thép, cốt pha và những chi tiết đặt sẵn. - Khi đầm bê tông phải đảm bảo độ đặc chắc, không bị phân tầng. - Mạch ngừng đổ bê tông móng là những vị trí mà bên thiết kế và Chủ đầu tư cho phép. * Bảo dững bê tông: - Sau khi đổ bê tông xong từ 2 đến 3 giờ ( về mùa nóng và 10 đến 12 giờ thiết tiết lạnh phải che đậy bằng bao tải và tưới nước bằng máy bơm, bề mặt bê tông phải luôn ẩm ướt. - Dùng xi măng pooc lăng khi nhiệt độ môi trường> 15 độ thời tiết khô thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên. - Trong mọi trường hợp không đổ bê tông trắng mặt. - Nước bảo dưỡng bê tông phải là nước máy hoặc đã được sử lý. - Sau khi bê tông đạt tới cường độ 15 K/ cm2 mới cho phép đi trên bề mặt. - Trong quá trì bảo dưỡng không được và chạm làm chấn động hệ thống chống đỡ cốt pha, cốt thép chờ. - Sau khi tháo dỡ cốt pha xong cốt pha dài, giằng, dầm móng, vệ sinh sạch sẽ mặt bê tông, dùng máy trắc đạc kiểm tra lại tìm cọc, ngang ngang của các trục móng rồi căn cứ vào hồ sơ thiết kế để xác định lại tim cột để tíên hành đổ bê tông cột. b. Đổ bê tông cột: Công tác bê tông cốt thép có cột gồm những phần việc sau: - Vệ sinh và nắn chỉnh các thép chờ của cột. - Lắp đặt cốt thép cột, cốt pha kim loại kết hợp cốt pha gỗ. - Gia công cốt pha cột bằng thép L63*4 , chống cốt pha bằng cây cống kim loại tăng giảm và cây chống gỗ. - Cứ 1,5 m – 1,8 m theo chiều cao của cột để một cửa đổ, đổ bê tông thành từng lớp cao 0,3 m. - Đàm bê tông bằng đầm dùi. - Bảo dưỡng bê tông. - Lấy mẫu bê tông theo quy phạm. - Tháo dỡ cốt pha khi bê tông đạt cường độ và thời gian quy định. 8. Công tác xây móng bằng gạch: Gồm những công việc sau: - Xác định tim, cột khối xây. - Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, máy móc và dụng cụ, mặt bằng thi công. * Yêu cầu và tác dụng của vữa: - Vữa xây phải đúng mác thiết kế. Thi công theo tiêu chuẩn TCVN 4459 – 1987. - Vữa phải có tính dẻo và độ sệt, khả năng giữ nước và đảm bảo dễ xây. - Tính dẻo của vữa để có thể dải thành lớp mỏng, đặc, đều và cân bằng được viên gạch, đảm bảo cho việc phân phối đều ứng suất trong khối xây . Độ sệt của vữa phải đảm bảo dễ dàng đảo trên mặt khối xây và không trồi ra ngoài trong thời gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7782.doc
Tài liệu liên quan