LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG 3
1.1. Khái niệm về lao động 3
1.1.1. Nguồn lao động 3
1.1.2. Lực lượng lao động 4
1.3. Bản chất của quản lý lao động 4
1.4. Chức năng của quản lý lao động 5
1.5. Một số quan điểm về quản lý lao động 6
1.5.1. Trường phái cổ điển 6
1.5.2.Trường phái tâm lý xã hội: 8
1.5.3. Trường phái hiện đại 10
2. Lý luận về chất lượng lao động 11
2.1. Khái niệm về chất lượng lao động 11
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động 11
2.2.1. Trạng thái sức khoẻ của dân cư 11
2.2.2. Trình độ văn hoá của người lao động 11
2.2.3. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động 12
2.2.4 Chất lượng lao động còn được thể hiện thông qua chỉ số phát triển con người HDI 13
2.2.5. Một số chỉ tiêu khác 13
2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng lao động 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 15
1.Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại 15
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại 15
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại 16
1.3. Dây chuyền sản xuất của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại 16
1.3.1. Nhà máy phả lại 1 16
1.3.2. Nhà máy Phả lại 2 17
1.4. Trình độ công nghệ sản xuất của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại 17
1.4.1. Nhà máy Phả Lại 1: 17
1.4.2. Nhà máy Phả Lại 2: 18
1.5. Quy trình sản xuất điện của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 19
1.6. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 20
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 23
2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành điện 23
2.1.1 Sản xuất kinh doanh điện mang tính hệ thống 23
2.1.2 Đặc điểm cung - cầu trong ngành điện 23
2.1.3. Đặc điểm của công tác tính chi phí sản xuất của hệ thống điện 26
2.1.4. Đặc điểm lao động và công nghệ 27
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 28
2.2.1. Trước cổ phần hoá 28
2.2.2. Sau khi cổ phần hoá 33
3. Thực trạng về chất lượng lao động tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 37
3.1. Chất lượng lao động của công ty trước khi cổ phần hoá 37
3.1.1. Quy mô và cơ cấu lao động của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 37
3.1.2. Sức khoẻ . 40
3.1.3. Ý thức thái độ của công nhân viên 41
3.1.4. Đánh giá chung về chất lượng lao động của công ty trước khi cổ phần hoá 42
3.2. Chất lượng lao động của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại sau khi cổ phần hoá (năm 2006) 42
3.2.1. Quy mô và cơ cấu lao động 42
3.2.2. Sức khoẻ 45
3.2.3. Ý thức thái độ của người lao động 45
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI TỪ NAY TỚI NĂM 2010 47
1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 47
1.1. Mục tiêu tổng quát 47
1.2. Mục tiêu hàng năm 47
1.3. Phương hướng sản xuất kinh doanh cuả công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 48
1.3.1. Tiếp tục cải tạo máy móc thiết bị và đổi mới kỹ thuật công nghệ 48
1.3.2. Ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác với các khách hàng thông qua việc chào giá cạnh tranh 48
1.3.3. Tiến tới phục vụ tốt nhu cầu trong nước và bán điện ra nước ngoài 48
1.3.4. Tổ chức quản lý lao động cuả công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trong thời gian tới 48
2. Giải pháp nâng cao chất lượng lao động 52
2.1. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực thay đổi về chất 52
2.2. Thu hút lao động có trình độ cao vào công ty 55
2.3. Thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực mang tính dài hạn 55
2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty 56
2.5. Đẩy mạnh phong trào thi đua 58
2.6. Đổi mới nhận thức quản lý về chất lượng của cán bộ quản lý 58
2.7. Giải quyết đúng đắn và đầy đủ chế độ chính sách đối với số lao động dôi dư, tinh giảm và nâng cao hiệu quả quản lý của công ty 59
2.8. Gắn quyền lợi của cán bộ công nhân viên với lợi ích của sản xuất kinh doanh của công ty thông qua quy chế phân phối thu nhập 60
2.9. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức thái độ cho người lao động 61
2.10. Nâng cao sức khỏe cho người lao động 61
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động ở Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại từ nay tới năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi thời điểm, năng lực cung cấp cho hệ thống bao gồm sản lượng điện năng của tất cả các nhà máy điện khác nhau hiện đang có trong hệ thống và vận hành. Vì điện năng là loại năng lượng không thể dự trữ được, chính vì vậy nên theo lý thuyết thì năng lực sản xuất của hệ thống ít nhất cũng phải đáp ứng được nhu cầu phụ tải vào thời kỳ cao điểm nhất trong năm. Tuy nhiên về một mặt nào đó, người ta vẫn có thể dự trữ điện một cách gián tiếp như: dự trữ nước để sản xuất điện (ví dụ đã được áp dụng cho nhà máy thủy điện tích năng...). Một quốc gia có nguồn thủy năng dồi dào và có các phương tiện hữu hiệu để điều tiết phụ tải giữa các mùa sẽ gặp ít khó khăn trong việc cung cấp điện vào giờ cao điểm hơn là những nước chỉ dựa chủ yếu vào các nhà máy nhiệt điện chạy than, chạy dầu hay điện nguyên tử.
2.1.3. Đặc điểm của công tác tính chi phí sản xuất của hệ thống điện
Chi phí của hệ thống điện bao gồm :
- Chi phí của các nhà máy sản xuất điện trong hệ thống
- Chi phí của lưới truyền tải và phân phối điện
Ngành điện là ngành sản xuất hàng hoá đặc biệt: do không có hàng tồn kho vì vậy giá thành chính bằng tổng chi phí sản xuất.
a. Chi phí và giá thành nhà máy nhiệt điện
- Chi phí nhiên liệu:
C nl = B * gnl = b* E * gnl
Trong đó:
B - Khối lượng nhiên liệu tiêu hao
b - Suất tiêu hao nhiên liệu để sản xuất một đơn vị điện năng
E - Lượng điện năng sản xuất ra
gnl - Đơn giá nhiên liệu
- Chi phí khấu hao:
Ckh = G* akh = S Gi * akh i
Trong đó:
G - Tổng giá trị tài sản cố định
akh - Hệ số khấu hao
i - Loại tài sản thứ i
- Chi phí tiền lương:
Ctl = N* Lbq = S Nj * lj
Trong đó:
N - Số lượng cán bộ công nhân viên (định biên lao động)
Lbq - Lương bình quân của công nhân viên
N = Ptb * n
Ptb - Công suất trang bị của nhà máy
n - hệ số biên chế cho một đơn vị công suất trang bị
- Chi phí khác:
C# = Cql + Csc+ Cvlf
- Tổng chi phí sản xuất:
Csx = C nl + Ckh + Ctl + C#
- Giá thành sản xuất cho 1kWh là:
z = Csx /Ephát = Csx/ (Esx –Etd) ( đ/kWh)
b. Chi phí lưới điện
Tổng chi phí lưới điện:
Clđ = Ckh + Ctl + C#
c. Chi phí hệ thống điện
CHTĐ = S Csx,i +S Clđ,j
c HTĐ = CHTĐ/ E thương phẩm
- Giá bán theo giá thành hạch toán:
giá bán = c HTĐ + lãi => doanh thu = CHTĐ +Tổng lãi
E thương phẩm = S Ephát - S D Elđ
D Elđ: tổn thất lưới điện.
Có hai loại tổn thất cỏ bản:
- Tổn thất kỹ thuật gồm tổn thất không tải và tổn thất từ. Có thể dùng các biện pháp kỹ thuật (cải tạo lưới, kỹ thuật vận hành…) để giảm tổn thất.
- Tổn thất thương mại: cần dùng các biện pháp tổng hợp kinh tế, kỹ thuật, quản lý, hành chính giáo dục để giảm tổn thất thương mại.
2.1.4. Đặc điểm lao động và công nghệ
Do những đặc điểm riêng mà công ty Nhiệt điện Phả lại cũng có dây chuyền công nghệ đặc thù, vì đây là ngành sản xuất sản phẩm đặc thù. Sản phẩm không phải là một hàng hoá hữu hình có thể cân đo, và sản xuất ra nó là một quy trình hết sức phức tạp. Chính vì vậy nó luôn đòi hỏi một công nghệ dây chuyền đặc biệt và tiên tiến. Bên cạnh đó nó cũng cần đội ngũ lao động chuyên môn, không như những ngành đơn giản như may mặc thì đội ngũ công nhân viên chỉ cần lao động phổ thông là được. Nhưng đối với ngành điện thì lao động cần tuyển hết sức cần thiết nhất là kỹ sư điện, họ nhất thiết phải được đào tạo chặt chẽ và phải đủ chất lượng. Do nhu cầu lao động của ngành điện ngày càng cao về cả mặt số lượng và chất lượng ngành điện ngày càng phát triển các trường đào tạo riêng của mình. Để vừa đáp ứng nhu cầu của mình một cách tốt nhất.
Như vậy dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành điện thì đây là ngành đòi hỏi lao động cũng như dây chuyền kỹ thuật đặc thù.
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1. Trước cổ phần hoá
Trước khi cổ phần hoá công ty là đơn vị hoạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động công ty có những thuận lợi cơ bản sau:
Nhà máy phả lại 1 luôn được tổng công ty quan tâm đầu tư kinh phí sữa chữa, cải tạo nâng cấp thiết bị.Mặc dù đưa vào khai thác đã trên 20 năm nhưng các tổ máy của nhà máy 1 vẫn có thể phát công suất từ 85% tới 90% công suất thiết kế.
Nhà máy 2 đã được xây dựng và vận hành với những dây chuyền kỹ thuật tiên tiến đem lại kết quả sản xuất tốt.
Bên cạnh đó với vị trí của mình nó cũng tạo ra điều kiện thuận lợi của công ty như gần mỏ than vàng Danh, Mạo Khê và nằm gần ngã 6 sông nó giúp cho công ty vận chuyển trên đường bộ và đường sông một cách thuận lợi, chính vì vậy nó cũng giúp cho công ty giảm được chi phí mua nguyên vật liệu. Do sử dụng nguyên liệu là than nên hoạt động sản xuất của nhà máy luôn ổn định, ít phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên.
Ngoài ra là đơn vị hạch toán phụ thuộc nhưng cũng không phải không có những ưu điểm. Những ưu điểm đó là:
Sản lượng điện phát theo yêu cầu của Tổng công ty điện lực Việt Nam nên luôn đảm bảo đầu ra ổn định.
Chi phí sản xuất được Tổng công ty cấp thường kỳ, vốn và chi phí sữa chữa được tổng công ty cân đối, cấp phát.
Luôn được vay vốn ODA với lãi suất thấp và ưu đãi.
Hoạt động sản xuất theo các chỉ tiêu hàng năm do đó nó không bị sức ép về lợi nhuận và doanh thu.
Như vậy trước cổ phần hoá công ty đã dành được một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trước cổ phần hoá
Stt
Danh mục
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
I
Sản lượng điện
tr.kWh
2.219,2
3.635,5
5.810,9
5.740,6
II
Điện tự dùng
1
Nhà máy I
Sản lượng
tr.kWh
2.219,2
2.273,9
2.580,9
2.208,1
Điện tự dùng
%
10,94%
10.73%
9,72%
9,94%
2
Nhà máy II
Sản lượng
tr.kWh
1.361,6
3.230
3.532,5
Điện tự dùng
%
9,37%
9,26%
III
Điện thương phẩm
tr.kWh
1.976,4
3.210,7
5.257,5
5.194,1
IV
Tổng chi phí
tỷ đ
610,155
1.689,834
2.500,767
2.411,887
1
Nhiên liệu
tỷ đ
443,005
708,617
1.050,413
1.016,141
2
Vật liệu phụ
tỷ đ
15,263
16,161
21,261
24,898
3
Lương và BHXH
tỷ đ
40,099
43,976
61,805
67,813
4
Khấu hao TSCĐ
tỷ đ
14,236
656,680
1.010,415
925,676
5
Các khoản phí d/vụ mua ngoài
tỷ đ
2,315
2,658
3,480
4,092
6
Sửa chữa lớn
tỷ đ
74,908
104,508
129,225
131,443
7
Chi phí bằng tiền
tỷ đ
20,328
157,234
224,168
241,823
V
Giá thành đơn vị
đ/kWh
308,72
526,31
475,65
468,59
Nguồn: Công ty chứng khoán NHCTVN
Theo số liệu bảng 1 mặc dù chưa cổ phần hoá nhưng công ty vẫn tích cực nâng cao mức sản xuất thể hiện là sản lượng điện sản xuất tăng qua các năm từ năm 2001 tới năm 2004. Cụ thể năm 2001 sản lượng là 2.219,2 triệu kWh tới năm 2004 là 5.740,6 triệu kWh. Như vậy trong vòng 3 năm mà sản lượng của công ty đã tăng hơn 2 lần. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực cuả các thành viên trong công ty. Bên cạnh đó ta cũng thấy tiền lương cuả công nhân viên trong công ty qua các năm đều tăng, điều này cũng cho thấy sự quan tâm của công ty dành cho cuộc sống của người lao động.
Ngoài ra trước khi cổ phần công ty cũng dành được một số chỉ tiêu khác đáng chú ý như sau:
Bảng 2: Tình hình hoạt động sẩn xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại 3 năm trước khi cổ phần hóa
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
11
Tổng tài sản
Tr. đ
9.063.530
8.180.422
8.301.707
22
Nguồn vốn nhà nước(*)
Tr. đ
790.241
- 198.843
669.499
33
Nguồn vốn kinh doanh(*)
Tr. đ
788.827
- 202.599
666.344
44
Doanh thu SX điện (**)
Tr. đ
0
0
0
55
Doanh thu khác
Tr. đ
4.167
4.861
4.847
6
Tổng doanh thu
Tr. đ
4.167
4.861
4.847
7
Lợi nhuận sản xuất điện(**)
Tr. đ
0
0
0
8
Lợi nhuận khác
Tr. đ
1.209
1.201
1.256
9
Tổng lợi nhuận trước thuế
Tr. đ
1.209
1.201
1.256
10
Nộp ngân sách
Tr. đ
2.749
3.690
3.951
11
Nợ phải trả
Tr. đ
8.264.307
8.363.420
7.620.554
12
Nợ phải thu
Tr. đ
281.902
296.560
1.125.369
13
Lao động (người)
Người
2.506
2.529
2.488
14
Thu nhập/người/tháng
Đ/ng
1.983.668
2.108.000
2.323.000
Nguồn: Thống kê của công ty
Theo số liệu bảng 2 ta thấy, các chỉ tiêu tăng lên trong năm 2003 vì: cả tổ máy 5 và 6 thuộc dây chuyền 2 mới xây dựng và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó ta thấy giá thành sản xuất năm 2003, 2004 cao hơn so với những năm trước vì hai tổ máy của dây chuyền 2 đã phát điện thương mại cộng thêm giá trị khấu hao của tài sản lớn.
Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng gặp một số khó khăn như sau:
Dây chuyền số 1 của công ty do Liên Xô sản xuất từ những năm1960 và đã đưa vào vận hành trên 20 năm. Tuy được thường xuyên đầu tư sửa chữa nhưng do thiết bị đã cũ nên trong quá trình vận hành suất sự cố cao. Gía thành sản xuất phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhiên liệu đầu vào như than, dầu... Nên khi giá nguyên nhiên liệu có những biến động thì giá thành của công ty có những biến động lớn.
Kể từ ngày thành lập 26/4/1982 cho tới tháng 4/2005 là doanh nghiệp hoạch toán độc lập cho nên cơ chế họat động còn hạn chế, tính năng động tự chủ của công nhân viên chưa cao.
2.2.2. Sau khi cổ phần hoá
Trong công tác sản xuất: công ty đã góp phần quan trọng vào việc khắc phục việc thiếu điện trong năm 2005, 2006. Công ty cũng đã dành được một số chỉ tiêu:
Bảng 3: Tình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại sau khi cổ phần hóa.
Stt
Danh mục
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
I
Sản lượng điện
tr.kWh
6.766,3
7.086,1
II
Điện tự dùng
9,2%
1
Nhà máy I
Sản lượng
tr.kWh
2.462,37
4255,62
Điện tự dùng
%
11%
9,5%
2
Nhà máy II
Sản lượng
tr.kWh
4.303,9
4.255,62
Điện tự dùng
%
9,4%
9,0%
III
Điện thương phẩm
tr.kWh
6.151,5
6004,459
IV
Tổng chi phí
tỷ đ
2.816,733
2.842,601
1
Nhiên liệu
tỷ đ
1.245,535
1.178,345
2
Vật liệu phụ
tỷ đ
64,467
64,467
3
Lương và BHXH
tỷ đ
74,463
89,775
4
Khấu hao TSCĐ
tỷ đ
957,087
1.076,23
5
Các khoản phí d/vụ mua ngoài
tỷ đ
3,235
3,425
6
Sửa chữa lớn
tỷ đ
209,603
265,10
7
Chi phí bằng tiền
tỷ đ
262,339
165,249
V
Giá thành đơn vị
đ/kWh
468,59
582,95
Nguồn: Công ty chứng khoán NHCTVN
Theo số liệu ở bảng 3 ta thấy mặc dù mới hai năm cổ phần hoá nhưng xu hướng, cho thấy là sản lượng điện tăng lên từ 6.766,3 triệu kWh năm 2005 tăng lên 7.086,1 triệu kWh tương ứng với tốc độ tăng là 5,2%. Tiền lương cuả cán bộ công nhân viên so với trước khi cổ phần hoá vẫn tiếp tục có xu hướng tăng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng.
Tổng chi phí của năm 2006 so với năm 2005 có tăng tuy nhiên không đáng kể, việc tăng chi phí do biến động của giá cả nhiên liệu thay đổi.
Trong công tác sữa chữa:
Năm 2005 công ty nhiệt điện phả lại phải thực hiện khối lượng công việc đại tu thiết bị phụ thuộc không theo khối là rất lớn, trong đó còn cả việc dở dang trong thời gian trước chuyển sang cụ thể như sau:
Năm 2003 chuyển sang 3 hạng mục thiết bị chính và 2 hạng mục thiết bị phụ không theo khối.
Năm 2004 chuyển sang 6 hạng mục thiết bị chính và 4 hạng mục thiết bị phụ không theo khối.
Năm 2005 được giao đại tu lại 14 hạng mục thiết bị chính và 51 hạng mục thiết bị phụ không theo khối.
Với khối lượng công việc như vậy trong 8 tháng đầu năm 2005 công ty cũng đã thực hiện được 3 hạng mục chính và 1 hạng mục thiết bị phụ không theo khối từ năm 2003 chuyển sang, 6 hạng mục chính và 3 hạng mục thiết bị phụ không theo khối của năm 2004 chuyển sang, năm 2005 đã thực hiện được 5 thiết bị chính và 44 thiết bị không theo khối. Như vậy trong công tác sữa chữa lớn này công ty cũng đã thực hiện tương đối tốt. Còn một số thiết bị chưa sửa chữa là do phải kéo dài thời gian vận hành cung cấp điện cho hệ thống theo yêu cầu của AO đặc biệt là khối 3.
Còn năm 2006 công ty cổ phần nhiệt điện phả lại phải thực hiện đại tu thiết bị không theo khối là cơ bản trong đó các công việc dang dở những năm trước chuyển sang với giá dự kiến là 120 tỷ VNĐ.
Công tác sửa chữa thường xuyên: Trong 8 tháng đầu năm 2005 công tác sửa chữa thường xuyên được quan tâm đảm bảo cho dây chuyền hoạt động tốt theo yêu cầu điều độ của AO. Đặc biệt trong thời gian này đã giải quyết được sự cố tua bin số 2 do dã lưới ngày 23/5/2005. Bên cạnh đó công ty còn phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Nghiên Cứu Cơ Khí tiến hành đo đạc, triển khai thực hiện lập phương án tối ưu để khắc phục khuyết điểm. Ngày 11/6/2005 tua bin số 2 đã khởi động lại và mang tải bình thường, các giá trị độ rung nằm trong giải cho phép. Đó là những gì mà năm 2005 đã thực hiện trong công tác sửa chữa. Còn trong năm 2006 thì công ty cũng luôn đảm bảo theo các tiêu thức yêu cầu của điều độ AO.
Trong công tác thực hiện hợp đồng mua bán điện:
Năm 2005 là năm mà công ty bắt đầu bước vào cổ phần hoá, năm này một yếu tố mới được đưa vào là công tác chào giá địên cạnh tranh giữa các công ty với nhau. Mặc dù mới làm quen với công tác này nhưng qua 7 tháng thực hiện công ty vẫn đảm bảo đúng thời gian quy định chào giá phát điện cạnh tranh nội bộ và đã ký hợp đồng bán điện với tổng công ty Điện lực Việt Nam. Kết quả doanh thu chào giá phát điện cạnh tranh nội bộ tháng 7 đạt: 227 tỷ đồng, tháng 8 đạt 246 tỷ đồng bao gồm cả thuế VAT. Trong khi đó tới năm 2006 từ ngày 26/1 năm 2006 công ty thực hiện chào giá bán điện cạnh tranh nội bộ và cũng ký hợp đồng với tổng công ty Điện lực Việt Nam 4 năm từ năm 2006 tới năm 2009. Từ khi ký hợp đồng tới nay công ty đã thực hiện tốt các quy định của hợp đồng mua bán điện: không bị phạt... Như vậy trong công tác chào giá điện cạnh tranh tới nay công ty vẫn thực hiện tốt.
Như vậy sau khi cổ phần hoá công ty cũng đã dành được những thành quả nhất định. Bên cạnh đó công ty cũng cần nhìn vào những tồn tại để khắc phục:
- Trước hết trong công tác quy hoạch, mặc dù công ty đã cố gắng nhiều, và có nhiều biện pháp kịp thời đúng tiến độ nhưng công ty vẫn chưa kịp đáp ứng với yêu cầu nên quá trình đầu tư còn thiếu chủ động, thiếu sự đồng bộ. Nhìn chung tổng thể của nền kinh tế, trong đó có ngành điện, phải có quy hoạch để đảm bảo ổn định, lâu dài, toàn diện nhằm phát triển ổn định bền vững. Không những phát triển nhanh mà phải bền vững, vì ngành điện phát triển nhanh thì rất nguy hiểm.
- Hai là: việc kiểm tra giám sát vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Một số công trình đầu tư vi phạm quy trình quản lý nhưng chúng ta phát hiện chậm, chưa kịp thời ngăn sai sót.
- Ba là: Phải phát huy tinh thần dân chủ của các cấp, phân cấp phải rộng, rõ hơn nữa trong điều hành đến các cấp. Làm tốt công tác này không xảy ra những vụ việc đáng tiếc, người chịu trách nhiệm phải rõ ràng.
- Bốn là: Công tác tham mưu của tổng tham mưu của công ty còn hạn chế, do đó chính sách còn chưa đồng bộ.
3. Thực trạng về chất lượng lao động tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
3.1. Chất lượng lao động của công ty trước khi cổ phần hoá
3.1.1. Quy mô và cơ cấu lao động của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
a. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo quá trình sản xuất:
Cụ thể là năm 2004 năm cuối cùng khi mà công ty vẫn thực hiện theo cơ chế hạch toán tập trung. Năm 2004 công ty có 2488 lao động. Trong đó được chia ra theo cơ cấu sau:
Bảng 4: Quy mô và cơ cấu lao động phân theo quá trình sản xuất của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trước khi cổ phần hóa
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ%
Lao động trực tiếp
2227
89,5
Lao động gián tiếp
261
10,5
Tổng
2488
100
Nguồn: Công ty chứng khoán NHCTVN
Theo bảng cơ cấu trên ta thấy rằng công ty vẫn đảm bảo tỷ lệ đúng như là nhà nước giao là tỷ lệ lao động gián tiếp chỉ chiếm từ 10% tới 11% tổng số lao động của công ty. Điều này cũng hợp lý vì công ty là đơn vị sản xuất do đó cần số lượng lớn về lao động trực tiếp.
b. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn:
Trước khi cổ phần hóa, xét năm 2002 tới năm 2004 thì ta thấy quy mô lao động của công ty có xu hướng giảm từ 2506 người xuống còn 2488 người năm 2004. Tuy nhiên cơ cấu trình độ chuyên môn của người lao động công ty từ năm 2002 tới năm 2004 có những biến động đáng chú ý được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 5: Quy mô và cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn của công ty cổ phần Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 3 năm trước khi cổ phần hoá
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số lượng
Tỷ lệ
( %)
Số lượng
Tỷ lệ
( %)
Số lượng
Tỷ lệ
( %)
Đại học và trên đại học
288
11,49
265
10,48
305
12,26
Trung cấp và cao đẳng
564
22,50
658
26,02
568
22,83
Công nhân kỹ
Thuật
1462
58,34
1422
56,22
1431
57,52
Lao động phổ
thông
192
7,67
184
7,28
184
7,4
Tổng số
2506
100
2529
100
2488
100
Nguồn: công ty chứng khoán NHCTVN
Theo số liệu bảng 5 trên chúng ta thấy rằng quy mô lao động từ năm 2002 tới năm 2004 đã giảm từ 2506 người xuống còn 2488 người tương ứng tốc độ giảm là 0,72%. Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng số công nhân viên có trình độ đại học từ năm 2002 tới năm 2004 tăng từ 288 người lên 305 người tương ứng với tốc độ tăng là 5,9% nó thể hiện rằng công ty đã chú ý tới vấn đề chất lượng lao động. Như vậy công ty ngày càng quan tâm và cải thiện trình độ chuyên môn của người lao động trong công ty.
c. Quy mô và cơ cấu phân theo lứa tuổi và giới tính của công ty cổ phần Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại năm 2004.
Cơ cấu lứa tuổi của công ty có vai trò hết sức quan trọng nó quyết định tới năng suất của công ty. Năm 2004 với tổng số lao động là 2488 người có cơ cấu độ tuổi như sau:
Bảng 6: Quy mô và cơ cấu lao động của công ty cổ phần Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại phân theo độ tuổi và giới tính trước khi cổ phần hóa
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ%
Dưới 30 tuổi
871
34.04
Từ 30-39 tuổi
841
33.8
Từ 40-49 tuổi
555
22.31
Từ 50-59 tuổi
219
8.8
Trên 59 tuổi
2
0.08
Nam
1772
71
Nữ
716
29
Tổng số
2488
100
Nguồn: công ty chứng khoán NHCTVN
Theo cơ cấu bảng 6 trên ta thấy công ty có cơ cấu độ tuổi tương đối hợp lý. Số lao động trẻ vẫn chiếm ưu thế thể hiện số lao động dưới 30 tuổi đã chiếm tỷ trọng cao nhất là 34.04% và lao động có độ tuổi từ 30-39 tuổi cũng chiếm 33.8%. Trong khi đó số lao động từ 50 tuổi trở lên chỉ chiếm 8.88%. Điều này cũng rất quan trọng đối với ngành điện do đặc điểm lao động trực tiếp của ngành điện là vận hành do đó rất nặng nhọc và độc hại nên cần có những người tuổi trẻ mới đủ sức đảm đương công việc như vậy. Bên cạnh đó ta thấy tỷ lệ lao động nam chiếm 71% tổng lao động trong công ty điều này cũng dễ hiểu do công việc sản xuất điện vất vả vì vậy đòi hỏi những người có thể lực và chịu được nặng nhọc.
3.1.2. Sức khoẻ
Những năm trước khi cổ phần hoá mặc dù là cơ chế tập trung nhưng vấn đề sức khoẻ của lao động luôn được công ty chăm lo. Trong sản xuất người lao động đều có quần áo và trang thiết bị bảo hộ lao động. Hàng tháng đều có chế độ tiền độc hại. Bên cạnh đó thì nhà máy luôn quan tâm tới chế độ ăn uống của công nhân thông qua việc nâng cấp nhà ăn vệ sinh, và an toàn thực phẩm. Các nhà ăn của công ty luôn được kiểm tra thường xuyên theo định kỳ hàng tháng về thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không. Bởi công ty luôn cho rằng muốn làm tốt sản xuất thì phải cái đầu tiên cần phải quan tâm cho người lao động là chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh.
Về mặt sức khỏe tinh thần cũng được công ty quan tâm như: tạo môi trường làm việc thoải mái, tổ chức nhiều phong trào văn nghệ, thể thao...
Tuy nhiên bên cạnh đó do tính chất của sản xuất người lao động trực tiếp sản xuất của công ty thường hay mắc các bệnh có liên quan tới phổi, nặng tai…Nhưng do công ty có nhiều chế độ dành cho sức khỏe người lao động như kiểm tra định kỳ về sức khỏe của công nhân viên. Nếu họ bị bệnh thì được chữa bệnh miễn phí và vẫn được nhận tiền lương hàng tháng bình thường. Do vậy tỷ lệ người mắc các bệnh này có nhưng không nhiều.
Trong quá trình sản xuất không thể tránh được rủi ro nếu như người lao động chủ quan. Trong những năm qua công ty cũng đã xảy ra một số tai nạn lao động do ý thức chủ quan của người lao động, các tai nạn lao động xảy ra thường là ngã từ trên cao xuống do trèo cao nhưng không đeo dây an toàn, hoặc giật điện do không mặc bảo hộ lao động.
3.1.3. Ý thức thái độ của công nhân viên
Trước cổ phần hoá do công ty vẫn chịu tác động của cơ chế hạch toán tập trung do đó mà việc chấp hành kỷ luật của cán bộ công nhân viên còn yếu kém. Phổ biến là tình trạng các công nhân viên đi làm không đúng giờ còn nhiều. Đây cũng không phải là tình trạng chỉ của riêng công ty, vấn đề này cũng được nói tới nhiều về tình trạng lao động của nước ta luôn luôn có thái độ trì trệ.
3.1.4. Đánh giá chung về chất lượng lao động của công ty trước khi cổ phần hoá
Do là công ty thuộc nhà nước nên dù hoạch toán tập trung nhưng do nhà nước ta là nhà nước của dân vì dân nên người lao động trong công ty luôn được chăm lo về cuộc sống và sức khoẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng có những hạn chế mà công ty cần khắc phục như: do ảnh hưởng của cơ chế hạch toán tập trung lên nó hạn chế tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó công tác quản lý lao động còn nhiều lỏng lẻo chính vì vậy hiện tượng lao động dôi dư vẫn còn.
Từ năm 2002 tới năm 2005 lao động có trình độ cao cũng đã có những cải thiện tuy nhiên chưa thực sự sâu sắc. Cái cần quan tâm đặc biệt là ý thức của cán bộ công nhân viên.
3.2. Chất lượng lao động của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại sau khi cổ phần hoá (năm 2006)
3.2.1. Quy mô và cơ cấu lao động
Quy mô và cơ cấu lao động phân theo quá trình sản xuất:
Sau khi cổ phần hóa thì cơ cấu công ty phân theo quá trình sản xuất thể hiện rõ nhất trong năm 2006, do giữa năm 2005 công ty mới đi vào cổ phần. Năm 2006 với quy mô lao động là 2342 người được cơ cấu như sau:
Bảng 7: Quy mô và cơ cấu lao động của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại phân theo quá trình sản xuất năm 2006
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ%
Lao động gián tiếp
258
11,02
Lao động trực tiếp
2084
88,89
Tổng số
2342
100
Nguồn: Thống kê của công ty năm 2006
Mặc dù đã cổ phần hoá tuy nhiên công ty vẫn phải đảm bảo tỷ lệ lao động theo quy định của nhà nước là lao động gián tiếp chỉ chiếm từ 10 tới 15% tổng số lao động của công ty. Điều dễ thấy ở đây là quy mô của lao động sau khi cổ phần hoá cũng đã giảm hơn so với trước khi cổ phần cụ thể là từ 2488 người xuống còn 2342 người điều này cũng cho thấy sự thay đổi trong bước đầu thực hiện cổ phần hoá của công ty.
b. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn:
Việc người lao động có đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công việc mà công ty giao phó cho hay không. Điều này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của họ như thế nào. Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại cũng như mọi công ty khác có nhiều công việc khác nhau đòi hỏi tay nghề chuyên môn khác nhau. Để xem xét trình độ chuyên môn của công ty có cơ cấu bảng sau:
Bảng 8: Quy mô và cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại phân theo trình độ chuyên môn năm 2006
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ%
Đại học và trên đại học
310
13.24
Cao đẳng và trung cấp
620
26.47
Công nhân kỹ thuật
140
5.98
Lao động phổ thông
1272
54.31
Tổng số
2342
100
Nguồn: Thống kê của nhà máy năm 2006.
Theo bảng cơ cấu 8 ta thấy số lượng lao động có trình độ trên đại học và đại học so với trước cổ phần hóa có tăng tuy nhiên không đáng kể. Việc này cho thấy dù trước hay sau cổ phần hóa công ty vẫn quan tâm tới chất lượng lao động thể hiện ở việc là kết nạp thêm lao động có trình độ cao vào công ty. Tuy nhiên ở bảng cơ cấu này ta cũng thấy số lao động cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lượt là 26.47% và 54.31% điều này cũng dễ hiểu do đặc tính của việc sản xuất ở công ty là vận hành máy móc và những công việc đơn giản đòi hỏi lao động phổ thông là được.
c. Quy mô và cơ cấu lao động phân theo giới tính và độ tuổi:
Sau khi cổ phần hoá những năm gần đây cơ cấu lực lượng lao động trong công ty có thay đổi. Tuy nhiên việc biến động này là không đáng kể, do công ty mới bước đầu vào cổ phần được 2 năm.
Bảng 9: Quy mô và cơ cấu lao động của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại phân theo giới tính và độ tuổi năm 2006
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ%
Dưới 30 tuổi
844
36,04
Từ 30-39 tuổi
820
35,01
Từ 40-49 tuổi
539
23,01
Từ 50-59 tuổi
137
5,89
Tử 59 tuổi trở lên
2
0,05
Nữ
1715
26,77
Nam
627
73,23
Tổng số
2342
100
Nguồn: Thống kê của nhà máy năm 2006
Mặc dù ta thấy số lượng lao động của tất cả các độ tuổi đều giảm so với trước khi công ty cổ phần. Nhưng ta vẫn có thể nói rằng cơ cấu lao động của công ty ngày càng được trẻ hoá. Bởi vì tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi và từ 30-39 tuổi vẫn chiếm một tỷ trọng lớn nhất lần lượt là 36,04%, 35,01% và có tỷ trọng cao hơn so với trước cổ phần hoá. Bên cạnh đó lao động có độ tuổi từ 50 tới 59 tuổi chiếm tỷ lệ là 6.94% cũng giảm so với trước khi cổ phần hoá. Như vậy công ty càng ngày càng quan tâm tới đội ngũ lao động trẻ.
So với trước khi cổ phần hóa thì cơ cấu giới tính cuả công ty cũng không có thay đổi nhiều. Số lượng lao động là nam vẫn giữ vai trò chủ đạo.
3.2.2. Sức khoẻ
Do tính chất của công việc trong công ty là vất vả và phải tiếp xúc với môi trường độc hại. Do đó công ty cũng rất chú ý tới sức khoẻ của cán bộ công nhân viên đặc biệt là công nhân làm việc trực tiếp tiếp xúc với môi trường than, bụi, khói... Để đảm bảo sức khoẻ của công nhân viên tốt v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32071.doc