Nguồn nhân lực nước ta có lợi thế là được tiếp thu truyền thống lịch sử của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó, yêu lao động. Người lao động Việt Nam được đáng giá là thông minh cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Đây là lợi thế so sánh có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình tham gia hội nhập.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp ứng được đòi hỏi của phát triển kinh tế, mở cửa hội nhập thể hiện ở thể chế pháp luật không đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống, trật tự kỷ cương bị vi phạm nghiêm trọng; cải cách thủ tục hành chính chưa được tiến hành thường xuyên, chậm tổng kết việc thực hiện “một cửa, một dâu”, chậm công bố những văn bản pháp luật hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp; số khiếu nại, tố cáo hành chính vẫn còn tồn đọng nhiều; những phiền hà, sách nhiễu trong thực thi công vụ chưa được khắc phục triệt để; tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, tầng lớp trung gian, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Đặc biệt, sự phân cấp thẩm quyền trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa TW và địa phương chưa cụ thể, thiếu nhất quán,dẫn đến tranh chấp thẩm quyền, đùn đẩy trách nhiệm và thiếu sự phối hợp giữa các ngành các cấp.
Nước ta vẫn là nước nghèo. Trình độ phát triển của chúng ta còn quá thấp, quá lạc hậu. Thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD theo tỉ giá sức mua tương đương của Việt Nam năm 2003 theo số liệu của Ngân hàng thế giới là 2.490 USD/năm (bằng 10% của Singapore, 28% của Malaysia, 33% của Thái Lan, 54% của Philippines, 77% của Indonesia, 50% của Trung Quốc).(7) Nguồn: www.dpi.hochiminhcity.gov.vn
Do chiến tranh, do hoàn cảnh lịch sử, cơ sở vật chất mà chúng ta kế thừa quá nghèo nàn. Bên cạnh đó còn biết bao vấn đề khó khăn về con người do chiến tranh thiên tai để lại như những nạn nhân chất độc màu da cam... Công tác ưu đãi và cứu trợ xã hội là gánh nặn đối với xã hội.
Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ của ta lạc hậu so với thế giới từ 50–100 năm. Hệ thống thiết bị kỹ thuật ở hầu hết các doanh nghiệp lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2–3 thế hệ (ngoại trừ một số lĩnh vực mới). Công nghệ và kỹ thuật lạc hậu không cho phép nâng cao năng suất lao động xã hội, làm cho giá thành cao, không cạnh tranh được với các mặt hàng của các nước trên thế giới. Năng lực cạnh tranh yếu là nguy cơ rất lớn đẩy chúng ta tụt hậu xa hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá. Mặt khác công nghệ lạc hậu làm cản trở sự phát triển của đội ngũ lao động có trình độ lành nghề và trình độ cao.
Cơ chế luật pháp còn nhiều bất cập. Để chủ động hội nhập kinh tế, vấn đề rất bức xúc hiện nay là hoàn thiện hệ thông luật pháp phù hợp với sự phát triển thị trường trong nước gắn liền mở cửa thị trường. Từ năm 1992, sau Hiếun pháp được ban hành, Nhà nước đã ban hành hơn 100 luật, bộ luật; hàng trăm pháp lệnh, nghị định và rất nhiều văn bản pháp quy, hướng dẫn các văn bản luật, bổ sung, chi tiết hoá các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, tính khả thi còn thấp và năng lực thi hành còn nhiều bất cập, yếu kém, cho nên hiệu lực, hiệu quả các văn bản pháp quy bị hạn chế. Tiến hành hội nhập, thực hiện của quá trình tham gia AFTA, APEC, quan hệ thương mại với Liên minh Châu Âu (EU), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam–Hoa Kỳ; tham gia đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO... Việt Nam gặp một số rào cản về luật pháp do hệ thống luật pháp nước ta còn sự khác biệt so với những định chế của các tổ chức kinh tế, các quốc gia nói trên. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta phải chấp nhận hệ thống luật pháp, các định chế của các tổ chức kinh tế thế giới và các quốc gia mà ta ký hiệp định thương mại song phương. Đây cũng là một thách thức lớn cho quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Cơ cấu kinh tế còn chưa phù hợp. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng nhưng chưa mạnh.
Về cơ cấu thành phần kinh tế.
Nguồn: www.dpi.hochiminhcity.gov.vn
Qua biểu đồ trên ta thấy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh về tỷ trọng đóng góp GDP trong tổng cả ba khu vực (từ 18,6% năm 2000 lên 25,6% năm 2005), tiếp theo là khu vực ngoài quốc doanh (từ 35,5% năm 2000 lên 37,1% năm 2005) trong khi đó tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực quốc doanh đã có xu hướng giảm (từ 45,9% năm 2000 xuống còn 37,3% năm 2005). Đây là biểu hiện có chiều hướng tích cực trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, khu vực Quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần kinh tế. Khu vực này giành được vị trí có lợi trong sản xuất kinh doanh và được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước, nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại kém, phần lớn số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ hoặc chưa có lãi. Bên cạnh đó môi trường đầu tư, kinh doanh chậm được cải thiện; các chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế khác chậm đưa vào cuộc sống, còn nhiều biểu hiện phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, làm cho các thành phần kinh tế này còn e ngại, dè dặt, chưa mạnh dạn đưa vốn vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước hiện vẫn còn cao (chiếm 37,9%), điều này là một nguyên nhân của tình trạng hiệu quả thấp, sức cạnh tranh yếu của nền kinh tế. Tỉ trọng của khu vực kinh tế cá thể cao phản ánh phương thức kinh doanh nhỏ lẻ, phân tán còn khá phổ biến trong nền kinh tế. Tỉ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp nhưng tăng tương đối mạnh trong những năm vừa qua, thể hiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của nước ta.
Về cơ cấu các ngành kinh tế.
Cơ cấu các ngành kinh tế ở nước ta
Ngành
2000 (%)
2004 (%)
Công nghiệp - xây dựng
36,6
39,8
Dịch vụ
39,1
39,9
Nông, lâm, ngư nghiệp
24,3
21,3
Nguồn: www.cuts-international. org
Như vậy, cơ cấu kinh tế theo ngành cũng có những chuyển biến tích cực, dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hoá. Tăng dần tỷ trọng trong GDP các ngành công nghiệp-xây dựng (tăng từ 36,6% năm 2000 lên 39,8% năm 2005) và dịch vụ (tăng từ 39,1% năm 2000 lên 39,9% năm 2005) giảm dần tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp (từ 24,3% năm 2000 giảm xuống 21,3% năm 2005). Tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy tỷ trọng ngành dịch vụ tăng còn ở mức chậm, chưa đạt mức kế hoạch đặt ra, ngành công nghiệp tăng mạnh nhưng trên thực tế cho thấy nhiều quy hoạch phát triển còn rập khuôn, mang nặng tính phong trào. Có thể lấy ví dụ về điều này qua việc xây dựng tràn lan nhà máy đường, nhà máy xi măng lò đứng, cảng biển, khu công nghiệp ở các tỉnh, dẫn đến hiệu quả đầu tư rất thấp. Nhiều vùng sản xuất hình thành một cách tự phát, hoặc quy hoạch phát triển thiếu khoa học, như phát triển tràn lan cây cà phê ở Tây Nguyên, xây dựng nhiều nhà máy đường ở các địa phương trong cả nước...
Về cơ cấu vùng kinh tế. Gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các vùng lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm đang được xây dựng và hình thành theo hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, làm cho bộ mặt kinh tế, xã hội ở các địa phương, các vùng đều có những thay đổi tích cực.
Đến năm 2000, các tỉnh vùng núi phía Bắc đóng góp khoảng trên 9% GDP của cả nước; vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 19%; Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung khoảng 15%; vùng Tây Nguyên 3%; vùng Đông Nam bộ khoảng 35% và đồng bằng sông Cửu Long khoảng 19%. Ba vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% giá trị GDP cả nước; 75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch vụ. Nhịp độ tăng trưởng của các vùng trọng điểm đều đạt trên mức trung bình cả nước, bước đầu có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung(8) Nguồn: www.mpi.gov.vn
. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa phát huy mạnh lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng; chưa tạo được động lực thúc đẩy mạnh mẽ các thành phần kinh tế phát triển.
Về nguồn nhân lực. Tham gia quá trình toàn cầu hoá đang đặt ra cho lao động nước ta những yêu cầu cấp bách, không những cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề mà còn các phẩm chất khác như ngoại ngữ, tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp hiện đại, tinh thần chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, hiểu biết pháp luật... Ngoài ra, đặc điểm của nền sản xuất–kinh doanh hiện đại, kinh tế thị trường với cạnh tranh cao đòi hỏi người lao động nước ta phải có phẩm chất mới như: Thích ứng, linh hoạt, các khả năng hợp tác trong quá trình hoạt động, sức khẻo dẻo dai... Nhìn chung, các phẩm chất mới này của nguồn nhân lực nước ta còn có bất cập, đặc biệt với lao động nông thôn, lao động chưa một lần làm việc trong môi trường sản xuất kinh doanh công nghiệp. Để tham gia vào quá trình toàn cầu hoá có hiệu quả, Việt Nam cần nâng cao sự phát triển toàn diện con người, ở phạm vi nhất định thể hiện bằng chỉ số phát triển con người (Human Development Index-HDI) liên quan mật thiết đến chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá tổng hợp từ các chỉ tiêu: GDP/đầu người, tỷ lệ người biết chữ, số năm đi học của dân cư, tuổi thọ bình quân của dân cư. Hiện nay, chỉ số HDI của nước ta là 0,678 xếp thứ 108/174 nước, thuộc nhóm các nước phát triển trung bình trên thế giới. Các chỉ tiêu mức sống, giáo dục và đào tạo, y tế, phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn có khoảng cách lớn so với nhân lực của các nước phát triển.
Hiện nay, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam còn ở mức thấp. Tính đến năm 2005, trong tổng số 18.410.327 thuộc nhân khẩu thực tế thường trú tham gia lực lượng lao động của 3 vùng kinh tế trọng điểm có 6.508.038 người đã qua đào tạo nói chung chiếm 35,35%. Trong đó có 4.189.413 người đã qua đào tạo nghề và tương đương (bao gồm sơ cấp, có chứng chỉ nghề, có bằng công nhân kỹ thuật, và công nhân kỹ thuật không bằng) chiếm 22,75%; có 858.490 người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 4,66% có 1.461.343 tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 7,97%. Như vậy, nguồn nhân lực nước ta hiện nay phần lớn vẫn là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp và chưa qua đào tạo.(9) Nguồn: www.thitruonglaodongj.gov.vn
Về khả năng cạnh tranh. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh được coi là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp. Khi hội nhập, một trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam chính là năng lực cạnh tranh thấp trên cả 3 phương diện: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định trong những năm qua, song năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thế giới và khu vực. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam hiện nằm trong nhóm các quốc gia có khả năng cạnh tranh thấp. Năm 2001, Việt Nam chỉ đứng vị trí 60/70 quốc gia được xếp hạng. Đến năm 2002, tình hình tuy có khả quan hơn nhưng vị trí xếp hạng của Việt Nam vẫn là 65/80 quốc gia được xếp hạng. Năm 2003, năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam xếp ở vị trí 60/80 quốc gia được xếp hạng. Năm 2004 năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm 17 bậc so với năm trước, theo đó Việt Nam xếp ở vị trí 77/104 nước. Trong đó, chỉ số về định chế của Việt Nam là 82, trong khi năm trước xếp thứ 63. Chỉ số công nghệ còn sút giảm mạnh hơn nữa, 92/104 (con số của năm 2003 là 65).(10) Nguồn: www.moi.gov.vn
Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam thấp do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của các sản phẩm thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam thua ngay tại sân nhà về khả năng cạnh tranh, nguy cơ bị mất thị trường nội địa khi hàng rào thuế quan bãi bỏ vẫn đè nặng trên vai nhiều doanh nghiệp.
Về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ có một số doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt, còn lại đa số các doanh nghiệp vẫn chưa chưa có khả năng thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế. Giá thành sản xuất của nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của ta cao hơn mức chuẩn quốc tế. Giá bán xuất xưởng vì thế cao hơn mức giá của sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Hầu hết đây chính là sản phẩm của các ngành công nghiệp sống dựa vào độc quyền, bảo hộ mậu dịch. Chính bảo hộ trong nhiều trường hợp có tác động xấu, làm đầu tư sai lệch, kém hiệu quả gây tác hại lâu dài cho nền kinh tế, lãng phí nguồn lực quốc gia. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất thấp, Tính đến năm 2004, 1 đồng vốn hoạt động trong 1 năm tạo ra 0,043 đồng lãi (4,3%), trong đó: doanh nghiệp nhà nước 2,9%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2,3%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10,0% (chủ yếu do lợi nhuận của doanh nghiệp khai thác dầu khí lớn, trên 45%)(11) Nguồn www.moi.gov.vn
. Mức tỷ suất lợi nhuận này còn thấp xa so với mức lãi suất tiền vay vốn, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp vay vốn nhiều thì hoạt động kinh doanh có lãi chỉ đủ trả cho lãi suất tiền vay.
Năng lực cạnh tranh yếu là do:
Thứ nhất, khả năng cạnh tranh yếu về mặt tài chính. Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều doanh nghiệp còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vô cùng nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Việt Nam có hơn 72.000 doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng có tăng lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 44,1%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm 46,6%. Nếu so sánh năm 2004 với năm 2000, số vốn và số lượng lao động bình quân trong mỗi doanh nghiệp đã giảm từ 26 tỷ đồng và 84 lao động xuống còn 24 tỷ đồng và 72 lao động (theo số liệu của Tổng cục Thống kê).
Thứ hai, khả năng cạnh tranh yếu về quản lý. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó dẫn đến khuynh hướng phổ biến là hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp thậm chí mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.
Thứ ba, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề này có thể thấy rõ khi so sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,…
Thứ tư, nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Một số khá lớn doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị các cơ quan chức năng phàn nàn, thậm chí “thổi còi” vì vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của DN về luật pháp còn nhiều hạn chế.
Thứ năm, sự yếu kém về thương hiệu cũng góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm và chú trọng hơn vào việc xây dựng, phát triển thương hiệu nên đã thu được những thành công. Những thương hiệu như Vinamilk, Kinh Đô, Cà phê Trung Nguyên, Hoà Phát, Bitis, Dệt Thái Tuấn… đã chiếm được vị thế cao trên thị trường và vươn lên tầm những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững là một vấn đề rất quan trọng đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO.
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI NNL NƯỚC TA TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
1. Thuận lợi
Nguồn nhân lực nước ta có lợi thế là được tiếp thu truyền thống lịch sử của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó, yêu lao động. Người lao động Việt Nam được đáng giá là thông minh cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Đây là lợi thế so sánh có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình tham gia hội nhập.
Lực lượng lao động dồi dào. Quy mô dân số nước ta lớn, đồng thời cơ cấu lao động lại trẻ nên số người trong độ tuổi lao động cũng lớn. Tỷ lệ tăng bình quân năm của NNL qua nhiểu năm đều lớn hơn tỷ lệ tăng dân số, hệ số phụ thuộc có xu hướng giảm. Lực lượng lao động nước ta liên tục tăng qua các năm. Vơi một lự lượng lao động lớn, đồng thời giá cả lao động lại thấp là một lợi thế so sánh của ta, nhằm giảm giá trị sản lượng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam là một trong những nước đông dân với quy mô dân số đứng thứ hai Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Một đất nước với cơ cấu dân số trẻ với số người trong độ tuổi 16-34 chiếm 60% trong tổng số 35,9 triệu người lao động: nguồn bổ sung hàng năm là 3% tức khoảng 1,24 triệu người. Theo tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, quy mô dân số nước ta là 76,3 triệu người và dự tính đến năm 2010 quy mô dân số nước ta vào khoảng 95 triệu và số người trong độ tuổi lao động gần 58 triệu, chiếm 60,7 dân số. Dự báo thời kỳ 2005-2010 bình quân mỗi năm cần phải tạo thêm 1,1 đến 1,2 triệu chỗ làm việc mới. So với các nước trong khu vực, quy mô dân số Việt Nam cùng với Philippin và Thái Lan ở vào khoảng trung bình. Nhưng nếu so sánh với thế giới thì về quy mô dân số, Việt Nam đứng thứ 13, còn trong ASEAN, Việt Nam xếp thứ 2, chỉ sau Indonexia. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Một số chỉ tiêu về dân số và lao động của các nước ASEAN
Nước
Dân số 1994
(Triệu nười)
Tỷ lệ tăng dân số (%)
Lực lượng lao động
1960-1992
1992-2000
1994 (triệu người)
% tăng giai đoạn 90-94
% trong dân số
Brunay
0,284
3,8
2,1
0,112
---
Indonexia
192,2
2,2
1,7
81,2
1,1
43
Malaixia
19,5
2,6
2,1
7,85
2,8
38
Philippin
68,6
2,7
2,0
27,48
3,0
56
Thái Lan
59,4
2,4
1,1
32,84
1,1
56
Việt Nam
72,5
2,2
2,1
33,7
2,8
49
Xingapo
2,93
1,7
1,7
1,69
2,9
56
Nguồn: Chỉ tiêu và chỉ số phát triển con người, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999.
Xem bảng trên ta thấy dân số trong toàn khối giai đoạn 1960-1992 còn khá cao, trừ Xingapo có tỷ lệ là 1,7% và trải qua thời kỳ chuyển tiếp dân số. Trong giai đoạn 1992-2000, có thêm Inđônêxia và Thái Lan giảm được tỷ lệ tăng dân số. Riêng Việt Nam luôn nằm ở nhóm có tỷ lệ gia tăng dân số cao trong khu vực: 2,2% trong giai đoạn 1992-2000. Điều này dẫn đến sự gia tăng lực lượng lao động trong những năm 90 còn cao ở phần lớn các nước trong khối: Malaixia là 2,8%; Philippin là 3%; Việt Nam là 2,8%; Xingapo là 2,9%. Với tốc độ tăng dân số nhanh và còn được duy trì như vậy, tỷ lệ tăng lực lượng lao động của Việt Nam trong cả giai đoạn 1960-1992 và tiếp theo cho đến nay là điều khó tránh khỏi. Năm 1986, Việt Nam mới có 30,3 triệu người trong độ tuổi lao động thì đến 1995 đã tăng đến 40,2 triệu người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người, tức là khoảng 3,22%. Ngoài ra còn phải kể đến số người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có làm việc cũng tăng lên, tạo thành một nguồn cung cấp về lao động khá dồi dào: Cuối năm 1995 có 3,7 triệu người, trong đó có 1,3-1,4 triệu trẻ em(11) Nguån: Kim Ngäc C¬ng, ''Ph©n tÝch vµ dù b¸o thÞ trêng lao ®éng ë níc ta'', Bé kÕ ho¹ch vµ §Çu t, T¹p chÝ Kinh tÕ vµ Dù b¸o
. Như vậy, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và thường xuyên được bổ sung bằng đội ngũ lao động trẻ, hùng hậu, tạo nên một trong những ưu thế lớn cho Việt Nam trong việc tham gia và hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cơ cấu dân số nước ta là cơ cấu dân số trẻ do đó cơ cấu lực lượng lao động cũng trẻ. Dưới đây là biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động nói chung của cả nước chia theo nhóm tuổi (1/7/2003 - 1/7/2004)(12)Nguồn: www.thitruonglaodong.gov.vn
:
Cơ cấu lực lượng lao động qua 2 năm 2003-2004
Qua biểu đồ ta thấy lực lượng lao động năm 2004 ở nhóm tuổi 15-24 chiếm 21,5% (không thay đổi so với thời điểm 1/7/2003), nhóm tuổi 25-34 chiếm 25,3% (giảm 1,3%), nhóm tuổi 35-44 chiếm 27,1% (giảm 0,3%), nhóm tuổi 45-54 chiếm 18,4 (tăng 1,2%), nhóm từ 55 tuổi trở lên chiếm 7,7% tăng (0,4%). Lực lượng lao động ở nhóm tuổi 25-44 chiếm nhiều nhất (khoảng 52,4%). Đây là độ tuổi người lao động đang sung sức nhất về thể lực, trí lực, trưởng thành về mặt kiến thức, hiểu biết, sôi nổi, giàu nhiệt huyết nên làm việc năng nổ, xông xáo, nhiệt tình hăng say, có hiệu quả nhất.Với ưu thế này nếu được khai thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước, và cũng là lợi thế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Cùng với ưu thế quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, thì nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế lớn. Tại thời điểm 1/7/2005 nói chung của ba vùng kinh tế trọng điểm có 17.919.059 người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân so với tổng số 18.410.327 người thuộc lực lượng lao động của ba vùng kinh tế trọng điểm (chiếm 97,33%).
Quốc gia
Phụ nữ (%)
Nam giới (%)
Việt Nam
90,6
95,3
Lào
30,6
61,9
Myanmar
79,5
88,7
Thái Lan
93,2
96,9
Philippines
96,4
95,1
Tỷ lệ biết chữ các quốc gia trong khu vực
Nguồn: Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000.
www.undp.org.vn
Ta thấy tỷ lệ biết chữ của Việt Nam thuộc mức cao trong khu vực, đây là lợi thế rất cơ bản để tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước, đồng thời tăng sức cạnh tranh của lao động trên thị trường sức lao động trong nước và quốc tế.
Trong các năm qua, mạng lưới đào tạo, dạy nghề của ta có sự phát triển mạnh về quy mô và chất lượng đào tạo. Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo năm 2005 là trên 15%. Đến tháng 6/2005 cả nước có 233 trường dạy nghề với 196 trường công lập, 37 trường ngoài công lập, 404 trung tâm dạy nghề, trong đó có 165 trung tâm cấp huyện, 212 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có dạy nghề và 839 cơ sở khác có dạy nghề. Hàng năm, đào tạo hơn 900 nghìn học sinh học nghề và 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học(13) Nguồn:
Cải cách về giáo dục và đào tạo đã có tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh óc tưởng tượng và kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người lao động. Bộ phận lớn người lao động nước ta đã làm chủ được khoa học, công nghệ mới hiện đại chuyển gia từ nước ngoài, đáp ứng được sự phát triển tăng tốc của ngành công nghệ cao, ngành dịch vụ mới (như công nghệ thông tin, viễn thông, vật liệu mới, công nghệ sinh học, máy móc thiết bị chính xác, hàng không, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn kinh tế và pháp luật...). Chất lượng lao động nước ta đang ngày được nâng cao. Người Việt Nam có truyền thống cần cù, thông minh, ham học hỏi, cầu tiến bộ, có ý chí và tinh thần tự lực tự cường dân tộc, phát triển khá về thể lực, trí lực, có tính cơ động cao có thể tiếp thu nhanh kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại. Có thể nói đây là một trong số các lợi thế so sánh cảu ta trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới quy mô và chất lượng nguồn nhân lực nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn trong cạnh tranh và hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá.
Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đang ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện phát triển NNL. Từ năm 1995 đến nay, Bộ Luật lao động đầu tiên ở nước ta được ban hành có hiệu lực và đang phát huy trong cuộc sống. Bộ Luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao động theo một cơ chế mới, dựa trên cơ sở tự do hoá lao động, giải phóng mọi tiềm năng lao động và nâng cao tính năng động xã hội của lao động. Chính phủ đã có nhiều chủ trương lớn về việc làm như: Quyết định 176-HĐBT, QĐ 315-HĐBT về việc sắp xếp lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước; QĐ 109-HĐBT, QĐ 111-HĐBT về sắp xếp lao động khu vực hành chính sự nghiệp và Nghị 120-HĐBT về chủ trương, phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm và thành lập Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Thực hiện các quyết định trên, cùng với việc tạo cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào phát triển sản xuất, số lao động được huy động vào làm việc trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ trên 30,2 triệu người năm 1990 lên 40,6 triệu người năm 2000, tức là tăng thêm gần 10,4 triệu người, bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu người, trong đó năm 1996
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32391.doc