Khi sản phẩm đã được hoàn thiện, công đoạn kiểm tra thành phẩm phải được thực hiện kỹ trong từng chi tiết. Việc thực hiện tốt nội dung kiểm tra ở công đọan này góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra và được giao cho khách hàng. Tránh hiện tượng để lọt vào các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vẫn được xuất đi. Mỗi thành phần cần được kiểm tra kỹ các chỉ tiêu như: Vị trí, kích thước, hình dáng, màu sắc, đường may. Giá trị cần đạt được là phù hợp với mẫu paton, phối màu, hướng dẫn tác nghiệp, mẫu gốc, thống kê chi tiết của phòng kỹ thuật và tài liệu khách hàng cung cấp. Những sản phẩm đạt yêu cầu cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Đường chỉ diễu: chỉ diễu không được sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, bỏ mũi, đúng chủng loại, màu sắc, diễu 2 kim phải đều.
- Vải ngoài không được loang màu, có lỗi sợi.
- Nhãn: đúng vị trí, chắc chắn, đúng chủng loại, kích cỡ.
- Đường chắp: phải đều, không bị xếp ly, bị dúm.
- Túi: thẳng, miệng cơi không hở, góc miệng túi vuông, khoá túi phẳng sóng.
- Cổ: Không được dúm, vặn, bùng, đúng khớp paton.
- Gấu: Không được vặn bùng, diễu gấu không đều.
- Khoá ngực: Đúng vị trí, kích thước.
- Dây co, gấu: Phải đi chặn cẩn thận.
- Moi quần: Đường may đều, không sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, không vặn bùng, không hở moi.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Tiến Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên giao nhận
Nhân viên giao nhận
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Các tổ may
Phó giám đốc + tổ trưởng + KCS
Công nhân
Công nhân phụ may
Tổ trưởng + KCS phân xưởng
Bộ phận là
Công nhân
KCS phân xưởng
KCS kỹ thuật
Tổ hoàn thành
KCS phân xưởng
KCS kỹ thuật
Công nhân tổ hoàn thiện
KCS phân xưởng
KCS kỹ thuật
Công nhân tổ hoàn thiện
KCS phân xưởng
KCS kỹ thuật
Kho thành phẩm
Nhìn vào quy trình may ta có nhận xét rằng : Công ty biết tổ chức may một cách hợp lý và rất khoa học. Từng công nhân, bộ phận được hướng dẫn nội dung công việc một cách cụ thể có gắn với trách nhiệm. Trong quá trình sản xuất có rất nhiều khâu sản phẩm được kiểm tra kỹ càng đảm bảo những sản phẩm được đóng gói là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Việc tổ chức sản xuất như vậy đã góp phần to lớn trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty.
I.3.4. Về phần máy móc thiết bị :
Công ty TNHH Tiến Bộ nhận thức được đây chính là phần cốt lõi của công nghệ sản xuất hàng may mặc để có thể nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới. Do vậy, trong những năm vừa qua công ty đã chú trọng đầu tư hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Hầu hết các máy móc được đầu tư là của các nước có công nghệ sản xuất hàng may mặc tiên tiến như Nhật, Đức, Tiệp, Hồng Kông.
Bảng 5: Bảng thống kê máy móc thiết bị
STT
Tên máy móc thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng(chiếc)
1
Máy may 1 kim
Nhật
373
2
Máy may 1 kim
Đức
45
3
Máy may 2 kim cố định
Nhật
20
4
Máy vắt sổ
Nhật
30
5
Máy thùa khuyết đầu bằng
Nhật
3
6
Máy đính cúc phẳng
Nhật
5
7
Máy đính bọ
Nhật
10
8
Máy cuốn ống
Nhật
7
9
Máy cạp chun
Đức
2
10
Máy thùa đầu tròn
Tiệp
1
11
Máy cắt vòng
Nhật
1
12
Máy cắt tay
Nhật
2
13
Máy dập cúc
Hồng Kông
5
14
Nồi hơi đốt điện
Nhật
6
Qua bảng thống kê trên ta nhận thấy tuy máy móc thiết bị có nguồn vốn khác nhau nhưng khá hoàn thiện và đồng bộ. Mỗi phân xưởng của Công ty được trang bị máy các loại. Với trình độ công nghệ khá tiên tiến như vậy, Công ty đủ năng lực sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Bên cạnh đó Công ty không ngừng đầu tư thêm máy móc thiết bị mới. Nhiều phương án công nghệ đang được tiếp tục xây dựng và thực hiện, đưa thêm máy móc thiết bị tự động, hiện đại vào để sản xuất mặt hàng cao cấp hơn, chủng loại đa dạng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường.
I.3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Hầu hết nguyên vật liệu đều do khách hàng mua và vận chuyển về tận kho, công ty chỉ kiểm tra xem có đúng chủng loại, đồng bộ, kích thước. Đồng thời, công ty cũng kiểm tra phụ liệu như khóa, khuy cúc, chỉ ...
- Về vải : nhìn chung là đủ về số lượng nhưng về vệ sinh công nghiệp và chất lượng vải đôi khi gặp vấn đề cần phải thương lượng với khách hàng như một loại vải trắng dùng để may áo sơ mi bị vết bẩn, ố mốc, hay như các loại vải dày để may áo Jacket bị xước, rút chỉ. Những lô hàng như vậy, công ty đã kiểm tra kỹ càng và có biện pháp xử lý chặt chẽ như lập biên bản, đồng thời thương lượng khách hàng đồng ý sản xuất thì nhập kho hoặc trả số nguyên phụ liệu ấy. Có trường hợp khách hàng yêu cầu dùng số nguyên phụ liệu vào một mã hàng sản xuất vào đợt khác.
- Về chỉ : công ty kiểm tra các cuộn chỉ loại 5000m phải dai, không bục, đạt yêu cầu kỹ thuật. Chỉ 50/3 dùng để may, chỉ 60/3 dùng để vắt sổ, chỉ 20/3 dùng để làm chỉ gióng khi thừa.
- Về khuy : phải đúng kích cỡ, màu sắc, rộng đường kính 20mm đủ 4 chi tiết, không bị bong mạ sơn hoặc nếu là khuy đồng thì không được xỉn màu ...
- Vải lót như vải tráng cao su làm hàng dán thì không được bong lớp cao su tráng bên trong, không được nhăn dúm ...
- Về khoá : phải đúng chủng loại, có độ trơn, không được bật đầu khoá, tắc hỏng khoá, tránh bóc sơn hay xỉn màu.
Bên cạnh đó, công ty cũng quan tâm tới công tác bảo quản nguyên vật liệu, cũng như quản lý định mức sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý. Công ty đã đầu tư xây dựng lại nhà kho đạt tiêu chuẩn công nghiệp, mái tôn cao ráo, đường bê tông vào tận cửa kho, có phòng điều hoà nhiệt độ tránh không khí ẩm thấp gây mốc, ố vải...
Tóm lại, những năm gần đây công ty đã có nhiều biện pháp, phương hướng quản lý chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo chỉ cung cấp những vật liệu đạt yêu cầu về chất lượng cho sản xuất nhằm tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao nhất.
I.3.6. Đặc điểm về lao động .
Những năm gần đây, cơ chế đã có nhiều thay đổi, công ty nhận thức rõ nhân tố con người lao động trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, công ty muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải có chế độ tuyển dụng chặt chẽ qua việc thử tay nghề, đối với cán bộ quản lý thì phải có trình độ từ trung cấp trở lên.
Bảng 6: Số lượng lao động và cơ cấu lao động
Đơn vị tính: số người
STT
Các loại lao động
1999
2000
2001
1
Lao động gián tiếp.Trong đó chia ra:
- Trình độ Đại học
- Trình độ trung cấp
- Nhân viên tạp vụ
32
15
10
7
44
22
15
7
47
23
15
9
2
Lao động trực tiếp
400
550
600
Để hiểu thêm về tình hình nhân sự của Công ty may Tiến Bộ ta đi sâu vào phân tích cơ cấu lao động của Công ty trong năm 2001. Tổng số lao động 31/12/2001 cố 600 ngưòi với cơ cấu như sau:
Bảng 7: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2001
Stt
Loại lao động
Số lượng(người)
Tỉ trọng(%)
1
Phân loại theo chức năng
1. Loại lao động gián tiếp
2. Loại lao động trực tiếp
600
47
553
7,9
92,1
2
Phân theo trình độ
1. Đại học và trên Đại học
2. Trung cấp và cao đẳng
3. Nhân viên tạp vụ
47
23
15
9
49
31
20
3
Phân theo giới tính
1. Nam
2. Nữ
600
90
510
15
85
Trong những năm qua Công ty từng bước sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong quá trình đổi mới, bổ sung đội ngũ cán bộ đã đào tạo cơ bản vào đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty. Trong thời gian qua, số lượng lao động công nhân của Công ty có nhiều biến động do Công ty luôn tổ chức và soát lại biên chế các phòng ban, định biên lại lao động nhằm giảm tỷ lệ lao động gián tiếp.
Như những Công ty may khác, số lao động nữ chiếm tương đối đông (85%), họ là lao động chính trong những bộ phận sản xuất trực tiếp như : May, là, đóng gói,… như vậy vai trò của lao động nữ trong Công ty là rất quan trọng và đây cũng là vấn đề phức tạp mà Ban lãnh đạo Công ty cần có sự quan tâm đúng mức chẳng hạn như việc giải quyết hợp lý các vấn đề nghỉ do thai sản, con ốm, bệnh tật,…Bên cạnh đó số lượng lao động có tay nghề cao của Công ty rất nhiều , thế nhưng đội ngũ này lại thường xuyên xin thôi việc để mở cửa hàng may đo hoặc xin chuyển sang các đơn vị khác có thu nhập thu cao hơn và thay vào đó là những công nhân có tay nghề và kinh nghiệm thấp mà Công ty phải tuyển mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng lao động trong Công ty.
Hiện nay số cán bộ quản lý và nhân viên, công nhân có trình độ đại học còn ít, thậm chí ở một số phòng ban còn có những cán bộ quản lý chưa có trình độ đại học hoặc trung cấp. Đây là một hạn chế lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ quản lý của doanh nghiệp. Phòng kỹ thuật của công ty là đơn vị chịu trách nhiệm lớn nhất về công tác chất lượng sản phẩm . do đó, công ty đã phân bổ và đào tạo công nhân và cán bộ phòng kỹ thuật có tay nghề thấp nhất từ bậc 3 trở lên, đa số là bậc 4 và 5.
Nhìn chung, trình độ tay nghề và sức khoẻ của công nhân viên có khả năng đảm bảo tốt những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
I.3.7. Đặc điểm về tổ chức quản lý .
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị có vai trò hết sức quan trọng trong việc tiến hành sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức làm việc, sự phát huy khả năng của các phòng ban cho cùng một mục đích chung. Công ty cũng đã nhiều lần cải tổ bộ máy quản trị qua quá trình chuyển đổi sản xuất kinh doanh cho phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Công ty TNHH Tiến Bộ là một doanh nghiệp tổ chức quản trị theo kiểu “Trực tuyến - chức năng” có nghĩa là phòng ban tham mưu với Ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành đưa ra những quy định đúng đắn, có lợi cho Công ty. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty gồm có:
- Giám đốc
- Hai phó giám đốc
- Hệ thống các phòng ban và các xưởng sản xuất.
Sơ đồ 3. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tiến Bộ
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
KCS
quy trình
Chế mẫu
Giác, mẫu
Phòng KT - CN - KCS
PX May 3
PX May 2
PX May 1
PX cắt
Xuất nhập khẩu
Vật tư
Kế hoạch
KH - VT - XNK
Phòng
Phòng tài vụ
lao động
Phòng tổ chức
P.GĐ KH - SX
P.GĐ kỹ thuật
chất lượng
Đại diện lãnh đạo
Giám đốc
ú:
GHI CH
* Giám đốc: Giám đốc là người chỉ đạo việc hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời chi huy toàn bộ bộ máy quản trị, tại các bộ phận của Công ty.
* Phó giám đốc kế hoạch - sản xuất: là chỉ đạo các phòng tổ chức lao động, phòng tài vụ, phòng kế hoạch - vật tư - xuất khẩu và các đơn vị sản xuất*
* Phó giám đốc kỹ thuật: Chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật - công nghệ - KCS và các đơn vị sản xuất.
* Phòng kỹ thuật : có nhiệm vụ phác thảo, tạo mẫu mã hàng theo đơn đặt hàng của khách và nhu cầu của Công ty. Phòng này chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho các phân xưởng may.
* Phòng kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu: Phòng kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu có chức năng tham mưu cho giám đốc kế hoạch sản xuất của Công ty, giúp Ban giám đốc lập kế hoạch, đôn đốc, theo dõi các kế hoạch sản xuất tiêu thụ ngắn và dài hạn. Các cán bộ trong phòng KHSX và XNK chịu trách nhiệm thu thập các thông tin từ các bộ phận để kịp thời kiểm tra, chỉnh lý các kế hoạch của công ty sau đó trình trưởng phòng báo cáo với Giám đốc. Bên cạnh đó, phòng kế hoạch còn nắm vững các yếu tố vật tư, năng lực thiết bị, năng suất lao động, lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiến hành điều động sản xuất sao cho linh hoạt và kịp thời phối hợp với các đơn vị, các nguồn lực Công ty có hiệu quả nhất và có nhiệm vụ làm thủ tục xuất nhập khẩu cho các lô hàng của Công ty.
* Phòng kế toán - tài vụ: Phòng kế toán tài vụ có chức năng chuẩn bị và quan trị nguồn tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các khoản lương cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phòng này quản trị và cung cấp các thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh, về tài sản của doanh nghiệp trong từng kỳ, trong từng năm kế hoạch. Phòng kế toán tài vụ cũng có nhiệm vụ hạch toán chi phí, tính gía thành sản phẩm, thực hiện chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
* Phòng tổ chức: Phòng tổ chức có nhiệm vụ điều hành công tác lao động, tuyển lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên .
* Các phân xưởng may trong Công ty: các phân xưởng được trang bị máy may hiện đại và theo quy trình công nghệ khép kín, thống nhất từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm. Các phân xưởng may thực hiện quá trình sản xuất hàng may mặc bao gồm các công đoạn: Cắt, may, là, đóng gói sản phẩm.
Tóm lại, mô hình tổ chức quản lý sản xuất của công ty đã được tổ chức một cách hợp lý và khoa học. Vấn đề chất lượng đã được đặt lên hàng đầu thể hiện rõ qua vai trò của bộ phận “Đại diện lãnh đạo chất lượng”. Việc tổ chức bộ máy quản lý như vậy đã góp phần làm cho công việc sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, ta có thể thấy qua sơ đồ, hiện nay công ty không có phòng Maketing. Chính điều này đã hạn chế công ty xâm nhập vào thị trường trong nước do không nghiên cứu thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng cho phù hợp với thời đại. Do đó, trong thời gian tới công ty cần thiết lập phòng Maketing để có thể hoàn thiện hơn bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để có thể chiếm lĩnh thị phần trong nước mà vẫn làm tốt công việc gia công xuất khẩu.
II. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Tiến Bộ trong thời gian qua.
II.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty.
Mỗi sản phẩm đều chứa đựng trong nó một hệ thống những đặc điểm nội tại. Đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn sản xuất hàng hoá đều phải xây dựng những tiêu chuẩn nhằm đánh giá và đảm bảo đạt các chỉ tiêu trên. Để có được những chỉ tiêu đó, bộ phận kỹ thuật của công ty phải nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia, của ngành và các điều kiện của công ty. Sau đó, tập hợp lại thành một hệ thống các tiêu chuẩn. Hệ thống tiêu chuẩn này phải được trung tâm đo lường chất lượng nhà nước duyệt và cho phép tiến hành sản xuất. Dựa vào hệ thống tiêu chuẩn đã đăng ký này, cơ quan nhà nước và chất lượng có thể kiểm tra giám sát tình hình chất lượng của công ty, đồng thời cán bộ của công ty có cơ sở để đánh giá tình hình bảo đảm chất lượng của công ty mình. Cùng với sự xem xét một cách toàn diện hệ thống sản xuất như máy móc thiết bị, năng lực làm việc của công ty đã đưa ra tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm may của công ty.
A. Yêu cầu chung đối với sản phẩm may.
+ Đảm bảo mật độ mũi chỉ may: 5 mũi/ 1 cm, đường may thẳng, đều, đẹp, không sùi chỉ, bỏ mũi, xểnh trượt.
+ Đầu và cuối đường may phải được lại mũi chắc chắn và trùng khít. Không nối chỉ tuỳ tiện ở các đường diềm ngoài.
+ Nhặt sạch các đầu chỉ, không để hở dấu đục.
+ Đảm bảo các thông số kỹ thuật.
+ Vệ sinh công nghiệp phải sạch sẽ.
B. Yêu cầu đối với các bán thành phẩm.
Các bán thành phẩm được kiểm tra kỹ càng trước khi chuyển đến các phân xưởng may để hoàn thiện sản phẩm. Các chỉ tiêu cần kiểm tra: vị trí, chất liệu, hình dáng, chủng loại. Những chi tiết đạt yêu cầu là những chi tiết đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Dán dựng.
+ Dựng không dính: phải phẳng, đúng kích thước.
+ Dựng dính: không được chảy nhựa sang mặt phải của vải, không bong dộp, phải phẳng, đúng kích thước.
- Sang dấu vị trí:
+ Đúng như mẫu: Nẹp, đai gấu, tra khoá, moi...
+ Đúng vị trí: Vị trí của chi tiết đúng như mẫu paton.
+ Túi: Sang dấu vào thân khớp với mẫu, với mẫu khoá, túi cần làm.
- Kiểm tra vắt sổ:
+ Màu chỉ vắt sổ phải đúng.
+ Độ mau thưa hợp lý (theo yêu cầu của khách hàng).
+ Đường vắt sổ không được lỏng, sùi chỉ.
+ Bờ vắt sổ: Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm tra đạt ở mức 0,7 ly hay 0,5 ly.
- May chi tiết rời.
+ May túi: Sao cho đúng kiểu túi, đúng chi tiết, vị trí, kích thước, may đều mũi chỉ, tránh sùi chỉ, đứt chỉ, đường lại chỉ phải trùng khớp với đường may thẳng không bị sóng, với các đường lượn phải tròn đều như mẫu.
+ May cổ: không được dúm, déo, vặn, độ tròn đều, đúng kích thước các điểm đối xứng.
- Công đoạn là: là phẳng, phải đảm bảo vải là vào mặt trái, dãn đường may.
- Dán dường may:
+ Kiểm tra trước khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không còn tạp chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không còn tạp chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Phải đều, dính chặt, đường may giữa băng dán, đường dán không được chồng chéo, dúm, nhiệt độ vừa đủ.
(Chú ý: Muốn thử đường băng dán đảm bảo, người kiểm tra phải dùng máy áp lực kiểm tra độ nén, áp lực là bao nhiêu tuỳ theo chất vải quy định. Nếu có hiện tượng phun nước, đường dán không đúng nhiệt độ quy định, chưa đạt yêu cầu phải dùng máy dán tăng cường để sửa chữa.
C. Yêu cầu đối với thành phẩm may.
Khi sản phẩm đã được hoàn thiện, công đoạn kiểm tra thành phẩm phải được thực hiện kỹ trong từng chi tiết. Việc thực hiện tốt nội dung kiểm tra ở công đọan này góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra và được giao cho khách hàng. Tránh hiện tượng để lọt vào các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vẫn được xuất đi. Mỗi thành phần cần được kiểm tra kỹ các chỉ tiêu như: Vị trí, kích thước, hình dáng, màu sắc, đường may. Giá trị cần đạt được là phù hợp với mẫu paton, phối màu, hướng dẫn tác nghiệp, mẫu gốc, thống kê chi tiết của phòng kỹ thuật và tài liệu khách hàng cung cấp. Những sản phẩm đạt yêu cầu cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Đường chỉ diễu: chỉ diễu không được sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, bỏ mũi, đúng chủng loại, màu sắc, diễu 2 kim phải đều.
- Vải ngoài không được loang màu, có lỗi sợi.
- Nhãn: đúng vị trí, chắc chắn, đúng chủng loại, kích cỡ.
- Đường chắp: phải đều, không bị xếp ly, bị dúm.
- Túi: thẳng, miệng cơi không hở, góc miệng túi vuông, khoá túi phẳng sóng.
- Cổ: Không được dúm, vặn, bùng, đúng khớp paton.
- Gấu: Không được vặn bùng, diễu gấu không đều.
- Khoá ngực: Đúng vị trí, kích thước.
- Dây co, gấu: Phải đi chặn cẩn thận.
- Moi quần: Đường may đều, không sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, không vặn bùng, không hở moi.
- Là: kỹ, cẩn thận, không được là bóng, là vào mặt phải của vải.
- Tán cúc: Chắc chắn, đúng vị trí, không xoay bẹp, chữ xuôi chiều.
- Đính cúc: Đúng màu chỉ, đúng chủng loại chỉ, chủng loại cúc không lỏng chân cúc.
- Thân khuyết: Đúng kích thước, bờ khuyết đều, không bỏ mũi, khi chém khuyết không được chạm vào bờ.
- Nút chặn: Đúng mặt phải, đúng hướng quay.
- Ô zê: Nằm đúng vị trí, đúng chủng loại, không bị méo khi tán, đòi hỏi chặt chân, đúng kích cỡ, có đệm nhựa hoặc đệm vải.
- Kiểm tra băng gai: May đúng vị trí quy định, đúng kích thước, độ mau thưa chính xác, không được sùi chỉ, đúng màu quy định.
Trong quá trình kiểm tra cần đo:
Đối với các loại quần:
Vòng cạp độ dung sai: 1 cm
Vòng mông độ dung sai: 1 cm
Vòng gấu độ dung sai: 0,5 cm
Đai quần tính theo đường dọc độ dung sai: 1 cm
Dài giàng. độ dung sai: 0,5 cm
Dài đũng trước độ dung sai: 0,5 cm
Dài đũng sau độ dung sai: 0,5 cm
Đối với các loại áo:
Dài áo sau độ dung sai: 1 cm
Vòng ngực độ dung sai: 1 cm
Vòng gấu độ dung sai: 1 cm
Ngang vai độ dung sai: 0,5 cm
Dài tay độ dung sai: 0,5 cm
Rộng nách độ dung sai: 0,5 cm
Vòng cửa tay độ dung sai: 0,5 cm
Khoá ngực độ dung sai: 0,5 cm
Rộng cổ độ dung sai: 0,5 cm
Đây là các chỉ tiêu công ty đặt và buộc công nhân sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài ra, đối với từng mã hàng cụ thể, nếu khách hàng yêu cầu thêm một số chỉ tiêu khác không nằm trong hệ thống chỉ tiêu của công ty thì các chỉ tiêu này phải được mô tả rõ trong bảng dẫn tác nghiệp. Đối với cán bộ kiểm tra sản phẩm phải là thợ bậc bốn trở lên và có ít nhất 5 năm trong nghề. Nhìn chung, hệ thống chỉ tiêu về sản phẩm của công ty đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. So với các công ty may mặc có uy tín khác trên thị trường công ty cũng như các công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Trong những năm tới, với sự hiện đại hoá toàn bộ dây chuyền công nghệ, máy móc tiên tiến, công ty có chủ trương lập một hệ thống tiêu chuẩn mới, cách quản lý sản phẩm mới nhằm không ngừng nâng chất lượng sản phẩm.
II.2. Tình hình chất lượng sản phẩm của công ty
II. 2.1. Tình hình chất lượng sản phẩm bán thành phẩm ở phân xưởng cắt.
Phân xưởng cắt là nơi tiến hành cắt bán thành phẩm theo định mức và kế hoạch cắt cụ thể bằng biểu cắt bán thành phẩm do phòng kỹ thuật chuyển cho kho phát nguyên phụ liệu theo định mức. Công việc cắt bán thành phẩm bao gồm các bước sau:
- Nhận nguyên phụ liệu từ kho về theo biểu cắt bán thành phẩm kiểm tra lại khổ vải và ký hiệu vải theo phối màu.
- Tiến hành trải vải theo chiều dài được quy định trong bản giác và biểu cắt bán thành phẩm.
- Đặt bản giác xuống bàn vải, rồi dùng máy động cắt phá thành từng mảng và đưa lên máy cắt tĩnh để pha thành các chi tiết bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm được đưa xuống bàn thợ phụ để đánh số thứ tự tránh nhầm lẫn khi may.
- Sau khi đánh số bán thành phẩm và nhập kho bán thành phẩm, sau đó cấp phát lên phân xưởng may theo kế hoạch.
Công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng, bởi vì sản phẩm may có đẹp hay không một phần cũng là do chất lượng của khâu cắt bán thành phẩm. Quản lý tốt được khâu này sẽ tạo tiền đề tốt cho công đoạn may hoàn thiện sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Hơn nữa, ở khâu này cần phải chú ý đến tính kế hoạch và tính đồng bộ. Bởi một sản phẩm may có nhiều chủng loại nguyên phụ liệu như vải chính, vải lót, vải phối và bông dựng ... do đó khi cắt phải đồng bộ cả chính, phụ và lót để phân xưởng may tiến hành sản xuất được trôi chảy.
Để đánh giá công việc cắt của phân xưởng cắt ta hãy xem bảng tổng kết tình hình sản xuất trong 3 năm qua.
Bảng 8. Tình hình chất lượng tài chính doanh nghiệp ở phân xưởng cắt.
Năm
Cổ
Túi
Cạp quần
Tay
Thân áo
Thân quần
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Sửa chữa được
Sửa chữa được
1999
2000
2001
3250
3590
2070
335
448
240
2425
3970
2905
485
640
465
2615
3055
2040
525
490
420
2635
3170
2030
1945
2275
1580
2785
3445
2075
Do đặc điểm của tài chính doanh nghiệp cắt là nếu tài chính doanh nghiệp cắt hỏng ở cỡ to thì có thể sửa chữa cắt lại để làm tài chính doanh nghiệp cho cỡ nhỏ hơn chỉ có những tài chính doanh nghiệp không thể cắt lại được do lỗi cắt quá nặng hoặc không thể chuyển sang cỡ nhỏ hơn thì mới cho vào loại phế phẩm. Số phế phẩm này sẽ được chuyển đổi ra mét để yêu cầu quản đốc phân xưởng lập biên bản sai hỏng, sau đó trình bày với phó giám đốc kỹ thuật để yêu cầu thủ kho hoặc khách hàng cung cấp vải mới thay thế. Đối với các tài chính doanh nghiệp như tay, thân áo, thân quần, bộ phận cắt luôn kết hợp và chuyển thành các bộ phận khác phục vụ công việc hoàn thiện sản phẩm. Do đó đối với những loại tài chính doanh nghiệp này hầu như không có phế phẩm hoặc nếu có là rất ít không đáng kể.
Nhìn vào bảng tổng kết, ta thấy tỷ lệ sản phẩm hỏng phải sửa chữa cũng như tỷ lệ phế phẩm là chấp nhận được. Theo như đánh giá của phó giám đốc phân xưởng may I thì tình hình chất lượng phân xưởng cắt trong một vài năm gần đây được cải thiện. Tuy nhiên, về chất lượng bán thành phẩm cắt để phục vụ tốt cho công đoạn may thì lại chưa được nâng cao. Các bán thành phẩm vẫn chưa được cắt chính xác thường cắt quá rộng hoặc quá hẹp so với paton (mẫu). Các bán thành phẩm này, tuy không bị coi là phế phẩm nhưng đã gây không ít khó khăn cho phân xưởng may. Thậm chí còn làm giảm chất lượng thành phẩm may.
Số lượng vải cắt theo qui định đối với từng loại vải đã được ghi rõ theo như hướng dẫn tác nghiệp của phòng kỹ thuật. Thông thường, đối với loại vải khó cắt thì 1 máy cắt có thể cắt 30 – 40 lớp vải, còn vải dễ cắt 80 –100 lớp. Các lô vải thường dài 20m với khổ rộng 1,5m. Tuy nhiên, do nhu cầu của tiến độ công việc cần gấp cũng như thói quen làm ẩu của một số công nhân đã không tuân thủ về số lượng cắt, đã cho cắt với quá nhiều lớp vải dẫn đến bán thành phẩm cắt bị xô lệch, nhăn dúm, đường cắt không đảm bảo canh sợi.
II.2.2. Chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng may.
Phân xưởng may là nơi sản xuất chính của công ty, bao gồm cả may và hoàn thiện sản phẩm khép kín một công đoạn sản xuất. Trong Công ty TNHH Tiến Bộ có 4 phân xưởng may với khoảng 600 công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay, trang thiết bị máy móc phục vụ công đoạn may đang dần được hiện đại hoá với nhiều loại máy tiên tiến như : máy bổ cơi, máy di bo, máy ép mex...công việc chính của phân xưởng may bao gồm : Phó quản đốc phân xưởng đi lĩnh hàng bán thành phẩm theo tiến độ kế hoạch, phụ trách kỹ thuật của phân xưởng đi lấy mẫu paton và quy trình may ở phòng kỹ thuật, sau đó về kiểm tra khớp lại paton lần nữa và phát mẫu cho công nhân may. Người công nhân may lấy dấu và kiểm tra bán thành phẩm theo mẫu này rồi dựa vào áo mẫu và quy trình may để hoàn thiện sản phẩm . Trong quá trình sản xuất, thường thì một phân xưởng chia ra làm 3 tổ với mỗi tổ là một dây chuyền sản xuất bao gồm khoảng 35 máy may và 10 chiếc máy chuyên dùng với số công nhân khoảng 50 nguời. Người phụ trách dây chuyền là tổ trưởng quản lý tổ sản xuất chịu trách nhiệm phân chuyền, bố trí lao động sao cho phù hợp với từng mã hàng. Do vậy, người tổ trưởng có kinh nghiệm quản lý, có tay nghề chuyên môn cao, có nhiệt tình công tác thì sẽ quản lý tốt dây chuyền sản xuất đạt năng suất cao. Khi sản phẩm may xong, được làm vệ sinh công nghiệp và được kiểm tra chất lượng của tổ kiểm tra dây chuyền. Mỗi sản phẩm lại được kiểm tra lần nữa bởi bộ phận KCS của công ty. Có nhiều mã hàng còn có cả người đại diện khách hàng kiểm tra trực tiếp tại phân xưởng. Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được bao gói, đóng thùng nhập kho.
Hiện tại, công ty phân chia chất lượng sản phẩm hoàn thiện ra làm 3 loại :
+ Sảm phẩm loại I: là sản phẩm đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu về kỹ thuật và đạt được những tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật và quy trình công nghệ về quy cách, kích thước, màu sắc...
+ Sản phẩm loại II: là những sản phẩm chưa đạt yêu cầu, cần phải sửa chữa lại. Nếu sửa chữa xong mà vẫn không thoả thuận được với khách hàng để xuất khẩu thì công ty sẽ dùng để tiêu thụ trong nước.
+ Phế phẩm: là những sản phẩm hỏng do rách, lỗi sợi nhiều, dầu máy nhiều không tẩy sạch, thông số kích thước bị âm quá nhiều dẫn đến không thể sửa chữa được.
Những năm gần đây, công ty đã cố gắng để khống chế sản phẩm phải sửa chữa (tức loại II) x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100463.doc