MỤC LỤC
Chương I: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 1
1.1/Khái niệm về tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại. 1
1.1.1/Tín dụng trung và dài hạn-một hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. 1
1.1.2/Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam. 7
1.2/Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM 9
1.2.1/Khái niệm chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM. 9
1.2.2/Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 11
1.2.3/Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM. 14
Chương II: Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 21
2.1/Giới thiệu chung về Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 21
2.1.1/Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức. 21
2.1.2/Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây. 23
2.2/Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 29
2.2.1/Các hoạt động cơ bản: 29
2.2.1.1/Hoạt động kinh doanh tín dụng. 30
2.2.1.2/Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. 32
2.2.1.3/Công tác kế toán và lợi nhuận. 34
2.3/Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm 35
2.3.1/ Hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 35
2.3.2/Nợ quá hạn. 41
2.4/ Đáng giá chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 44
2.4.1/Kết quả đạt được. 44
2.4.2/Các thế mạnh trong cho vay trung dài hạn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 48
2.4.3/Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân chủ yếu. 49
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 55
3.1/Định hướng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 55
3.2/Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 56
3.2.1/Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. 57
3.2.2/Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm 63
3.3/Kiến nghị. 76
3.3.1/Kiến nghị với Nhà nước. 76
3.3.2/Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 77
Kết luận 78
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ kinh doanh đối ngoại, sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban, nên dù gặp khó khăn do sự khan hiếm ngoại tệ nhưng chi nhánh đã trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu về lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam.
Trước hết là việc thanh toán đòi tiền bộ chứng từ hàng xuất khẩu, đối với chi nhánh đây là một nghiệp vụ mới mẻ, chi nhánh chưa có kinh nghiệm, nhưng với sự cố gắng của những cán bộ kinh doanh đối ngoại, năm 2000 chi nhánh đã đạt được doanh số thanh toán hàng xuất là 60 triệu USD, chiếm 20% tổng doanh số thanh toán hàng xuất của hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam và đã đưa chi nhánh đứng vị trí 1 trong 3 đơn vị hàng đầu trong toàn hệ thống. Đồng thời chi nhánh đã mở được 440 L/C với doanh số 40 triệu USD, đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu của khách hàng. Đối với nghiệp vụ nhờ thu, TTR chi nhánh cũng đã làm rất tốt, cụ thể doanh số nhờ thu đạt 12 triệu 741 ngàn USD; doanh số TTR đạt 52 triệu USD, đưa doanh số thanh toán hàng nhập khẩu lên 104 triệu USD.
Năm 2000 là một năm đầy khó khăn đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Thế nhưng chi nhánh đã có được doanh số mua bán ngoại tệ với 95 triệu USD, thu phí về hoạt động thanh toán quốc tế là 2,4 tỷ đồng.
Sang năm 2001, trong bối cảnh giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu liên tục giảm nên mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng lên nhưng lượng ngoại tệ vào ngân hàng vẫn giảm đáng kể. Tuy nhiên doanh số kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh vẫn đạt 190 triệu USD ( trong đó doanh số mua 96 triệu USD, doanh số bán 94 triệu USD), tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 170 triệu USD tăng 4% so với năm 2000, trong đó doanh số xuất khẩu đạt 55 triệu USD.
Với một thời gian hoạt động kinh doanh đối ngoại chưa bằng 1/2 thời gian của các chi nhánh khác, nhưng Chi nhánh vẫn đạt ở vị trí hàng đầu và là 1 trong 6 đơn vị xuất sắc trong kinh doanh đối ngoại của hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tổng thu phí dịch vụ từ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2000, trong đó thu từ kinh doanh ngoại tệ là 1,1 tỷ đồng.
2.2.1.3/Công tác kế toán và lợi nhuận.
Trong năm chi nhánh đã đạt tổng thu dịch vụ là 4,1 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2000, chiếm 23,5% lợi nhuận hạch toán.
Do thực hiện phương pháp hạch toán dự thu dự trả nên trong năm, Chi nhánh phải hạch toán các khoản gối chi của năm 2000, dẫn đến chi trả lãi đột biến, cùng với việc hạch toán, phân bổ quỹ dự phòng rủi ro đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận hạch toán năm 2001 vẫn đạt 17,5 tỷ đồng, vượt 16% so với kế hoạch ngân hàng Công thương Việt Nam giao.
Công tác kế toán chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước,đảm bảo tính chính xác,trung thực,việc ghi chép sổ sách hợp lệ,hợp pháp.Kế toán đã làm tốt công tác của mình tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh phát triển đồng thời đảm bảo thanh toán thu chi phù hợp.Bên cạnh việc chấp hành tốt chế độ kế toán-tài chính,cán bộ nhân viên phòng kế toán đã tránh được sự máy móc,cứng nhắc,không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ,đổi mới phong cách phục vụ,làm việc với tinh thần trách nhiệm cao,phối hợp với các phòng ban chức năng nâng cao chất lượng dịch vụ.
Từ những năm 1995 trở về trước tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm,cơ cấu dư nợ chủ yếu là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay trung dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ,nhu cầu thì hầu như không phát sinh .Mặt khác,Ngân hàng lại không quan tâm,không tiến hành thẩm định để đề ra quyết định đúng đắn và có ý kiến tư vấn đối với khách hàng.Vì vậy,nghiệp vụ ở Ngân hàng đơn lẻ nghèo nàn,không thu hút được khách hàng,lợi nhuận mang lại thấp,đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn.
Sang năm 1997,một năm chuyển mình của NHCT Hoàn Kiếm,đó là một năm quan trọng đánh dấu bước thay đổi cơ bản về cả lượng và chất,trong đó có tín dụng trung dài hạn.Bắt đầu của một định hướng mới,phong cách làm việc mới và vì thế công tác thẩm định cũng đổi mới nhằm theo kịp với chiến lược của Ngân hàng.Đây là điểm mấu chốt giúp cho Ngân hàng ổn định dư nợ,nguồn trả nợ thu từ khách hàng được đảm bảo.Nền kinh tế luôn có những bước thăng trầm,hoạt động đầu tư cho nền kinh tế phải thích hợp để tránh rủi ro .Đầu tư cho trung dài hạn là cơ hội hạn chế những thất thường và biến động của cơ chế và nền kinh tế,đồng thời giúp cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ,cải tiến kỹ thuật,nâng cao chất lượng sản phẩm,hạ giá thành tạo thế mạnh trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Sau một thời gian dài khủng hoảng vì những hậu quả nặng nề mà kinh tế thị trường để lại,NHCT Hoàn Kiếm đã củng cố lại cơ cấu tổ chức,đổi mới chiến lược kinh doanh,hoạt động đầu tư bắt đầu khởi sắc.Dư nợ và nguồn vốn tăng lên không ngừng,cơ cấu khách hàng có nhiều thay đổi.Dư nợ trung dài hạn nhích dần lên.Chiến lược khách hàng thực sự được quan tâm áp dụng các chính sách ưu đãi,các dự án đầu tư chiều rộng,chiều sâu được thẩm định kỹ lưỡng,có thể tư vấn cho khách hàng thực hiện giải pháp đầu tư có lợi cho hai bên.
2.3/Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
2.3.1/ Hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Trong những năm vừa qua,bằng uy tín của mình kết hợp với chính sách huy động vốn hợp lý:đa dạng hoá các hình thức hoạt động vốn,lãi suất,các kỳ hạn hoạt động,mở rộng mạng lưới các văn phòng giao dịch,tăng cường thu hút vốn trên thị trường liên ngân hàng…. Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã thu hút được một khối lượng vốn lớn bằng VND và ngoại tệ dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch. Có được sự phát triển mạnh mẽ trên thật không phải là một điều dễ dàng do Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt của các Ngân hàng trong và ngoài nước.Ngân hàng cũng đã từng mắc phải một số sai lầm như đầu tư quá lớn vào một số khách hàng,cán bộ tín dụng và lãnh đạo Ngân hàng móc ngoặc cho vay xuất phát từ lợi ích cá nhân làm thất thoát hàng tỷ đồng.Rút kinh nghiệm từ bài học đó,Ngân hàng đã lấy hiệu quả an toàn làm mục tiêu hàng đầu cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung dài hạn nói riêng với phương châm “thà cho vay ít mà hiệu quả còn hơn là chạy theo số lượng”.Hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong những năm qua như sau:
*Về quy mô tín dụng
Bảng II: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ trung dài hạn tại NHCTHK.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Doanh số cho vay trung dài hạn
413.422
469.511
650.460
Doanh số cho vay ngắn hạn
971.578
1.220.595
1.266.040
Tổng doanh số cho vay
1.385.000
1.690.106
1.916.500
Doanh số thu nợ trung dài hạn
447.093
491.555
638.309
Doanh số thu nợ ngắn hạn
1.043.217
1.203.464
1.185.431
Tổng doanh số thu nợ
1.490.310
1.695.019
1.823.740
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 1999,2001,2002)
Bảng III: Tình hình dư nợ trung dài hạn tại Ngân hàng công thương hoàn kiếm
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Dư nợ ngắn hạn
352.321
70,15%
395.308
72,22%
409.648
66,06%
Dư nợ trung dài hạn
149.943
29,85%
152.043
27,78%
210.463
33,94%
Tổng dư nợ
502.264
547.351
620.111
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 1999,2000,2001)
Qua bảng trên,ta có thể thấy quy mô cho vay trung dài hạn của Chi nhánh ngày càng được mở rộng và phát triển cùng với sự tham gia vay vốn cho các công trình,các dự án của các công ty lớn như dự án sửa chữa nhà xưởng,trang bị thêm máy móc thiết bị của các công ty;dự án đầu tư tầu 3.500 tấn của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ;dự án trang bị cẩu-TCL lắp máy VN;dự án đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì nhựa và hàng loạt các dự án đầu tư thiết bị duy trì sản xuất của TCT Than Việt Nam;dự án xây dựng nhà máy chế biến của TCT Dầu khí Việt Nam…..Đây chính là nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay trung dài hạn tăng lên hàng năm.Bên cạnh đó doanh số thu nợ trung dài hạn của Ngân hàng giảm là do các khoản vay thời hạn dài và chỉ mới được giải ngân trong 1-2 năm gần đây.Điều này cũng làm cho tổng dư nợ tăng lên.
Những khách hàng lớn của Ngân hàng có dư nợ lớn là các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất có hiệu quả như:TCT Than VN; TCT Điện lực; Công ty Xây Dựng Sông Đà I;Công ty hoá chất …..
Tìm được những dự án cho vay khả thi,thiết lập được mối quan hệ tốt với những khách hàng lớn truyền thống và đạt được những kết quả như trên,ta có thể phần nào khẳng định công tác tín dụng trung dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong năm 2001 vẫn đạt được kết quả tích cực
*Về cơ cấu tín dụng.
Xét cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay,ta thấy tín dụng ngắn hạn thường xuyên có tỷ lệ cao(trên dưới 70%) và tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống trong năm 2001(66,06%).Tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng lên 33,94% trong tổng dư nợ tín dụng do dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng nhanh hơn so với ngắn hạn .Việc tập trung cho vay chủ yếu vào các Công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài có mặt hàng và sản phẩm được sản xuất với công nghệ cao,có khả năng xuất khẩu,có tình hình tài chính lành mạnh là nguyên nhân làm cho dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng nhanh và đó là một điều đáng khích lệ,thể hiện sự cố gắng vượt bậc của Chi nhánh.
Xét theo cơ cấu loại tiền vay,tình hình hoạt động tín dụng trung dài hạn diễn ra như sau:
Bảng IV: Cơ cấu tín dụng phân loại theo tiền vay
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tổng dư nợ TDH
149.943
100%
152.043
100%
210.463
100%
Cho vay bằng ngoại tệ quy vnd
5427,94
3,62%
15.964,5
10,53%
4.735,42
2,25%
Cho vay bằng VND
144.515,06
96,38%
136.078,5
89,5%
205.727,58
97,75%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 1999, 2000, 2001)
Tại thời điểm 31/12/2001,dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 210.463 triệu đồng,tăng 38,42% so với năm 2000.Trong đó dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ chỉ đạt 4.735,42 triệu đồng,giảm 70,34% so với năm 2000.Nguyên nhân của việc dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ giảm mạnh là do việc điều chỉnh lãi suất của NHCT,lãi suất cho vay giảm đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn bằng VND thay vì bằng ngoại tệ.Mặt khác các doanh nghiệp khi vay vốn bằng ngoại tệ có tâm lý sợ rủi ro do biến động tỷ giá nên thích vay VND để mua ngoại tệ mặc dù về tỷ giá ít được Ngân hàng xem xét khi thẩm định dự án đầu tư.Đây cũng là một thiếu sót trong quy trình thẩm định cho vay ở Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
*Xét cơ cấu tín dụng theo đối tượng cho vay.
Bảng V: Cơ cấu tín dụng trung dài hạn theo đối tượng cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
502.264
%
547.351
%
620.111
%
Doanh nghiệp quốc doanh
385.116
76,67%
334.569
61,13%
393.750
63,5%
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
117.148
23,33%
212.782
38,87%
226.361
36,5%
Tổng dư nợ TDH
149.943
%
152.043
%
210.463
%
Doanh nghiệp quốc doanh
113.807
75,9%
118.426,3
77,89%
169.064,9
80,33%
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
36.136
24,1%
33.616,7
22,11%
41.398,1
19,67%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh 1999,2000,2001)
Khách hàng của Ngân hàng CTHK bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Doanh nghiệp Nhà nước;hợp tác xã;công ty liên doanh,tư nhân và các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam…Cho vay khu vực kinh tế Nhà nước chủ yếu tập trung vào cho vay các dự án khả thi,hiệu quả của các Tổng công ty lớn như TCT Than VN;TCT Điện lực; Công ty Xây dựng Sông Đà;Công ty hoá chất…
Sau sự chững lại của năm 2000,dư nợ tín dụng đối với khu vức ngoài quốc doanh năm 2001 lại có xu hướng tăng lên,đạt 393.750 triệu đồng,tăng 17,69%.Đồng thời,dư nợ cho vay trung dài hạn cũng tăng ở cả hai khu vực với mức tăng ở khu vực quốc doanh là 42,76% và khu vực ngoài quốc doanh là 23,15%.
Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2001,tỷ trọng dư nợ trung dài hạn khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự giảm sút so với năm 2000..Nguyên nhân là do một số thực trạng của nền kinh tế như:môi trường pháp lý chưa đồng bộ,hiện tượng giảm phát kéo dài khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã khiến Ngân hàng không tìm kiếm được nhiều dự án khả thi để cho vay,bên cạnh đó là chính sách tập trung cho vay trung dài hạn theo hướng: Đầu tư trọng điểm cho các dự án quốc gia của các Tổng công ty ,các doanh nghiệp lớn với phương châm an toàn,hiệu quả. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa cao là một điều mà Ngân hàng cần phải khắc phục và mở rộng bởi bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh là bộ phận năng động và có một vị thế đáng kể trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó,sự ra đời của thị trường chứng khoán trong vừa qua có thể làm cho khả năng cho vay của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đối với các doanh nghiệp,các Tổng công ty lớn cũng như các dự án quốc gia có khả năng bị giảm sút vì các đơn vị này có khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán rất lớn.Vì vậy,trong thời gian tới,Chi nhánh cần chú ý mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh,tạo thu nhập cho Ngân hàng và bình đẳng chung cho mọi thành phần kinh tế.
2.2.2/Nợ quá hạn.
Giống như các tổ chức tín dụng khác trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ các tổ chức kinh tế,đôi khi đó cũng là những rủi ro lớn gây ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng.Vấn đề đầu tiên trong rủi ro tín dụng của Ngân hàng được biểu hiện trực tiếp đó là nợ quá hạn và nợ khó đòi.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung dài hạn.ở những nước có nền tài chính phát triển,một ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tốt khi có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm từ 1-2% tổng dư nợ của ngân hàng.Trong hoạt động thanh tra,kiểm soát của Ngân Hàng Nhà Nước tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp hơn 5% là chấp nhận được.
Tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm diễn ra như sau:
Bảng VI: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
502.264
547.351
620.111
Nợ quá hạn
37.364
7,44%
31.395
5,73%
17.430
2,81%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Bảng VII: Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Nợ quá hạn
1999
2000
2001
Nợ ngắn hạn
32.133,04
26.999,7
14.989,8
Nợ trung dài hạn
5.230,96
4.395,3
2.440,2
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh 1999, 2000, 2001)
Nhìn chung tỷ trọng nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm tương đối an toàn,nợ quá hạn phát sinh ở mức thấp và giảm dần theo từng năm,đặc biệt trong năm 2001 nợ quá hạn được giữ ở mức thấp là 2,81%.Dư nợ quá hạn chủ yếu là của các khoản cho vay trước năm 1998.Trong cơ cấu nợ quá hạn,nợ quá hạn trung dài hạn năm 2001 là 2.440,2 triệu đồng,giảm 1955,1 triệu (44,48%) so với năm 2000 và chiếm 14% trong tổng dư nợ quá hạn.
Nguyên nhân nợ quá hạn trong hệ thống Ngân hàng Công Thương giảm mạnh trong những năm gần đây là do NHCT đã thực hiện chỉ thị 08 của Thống đốc NHNN cho phép hạch toán chuyển sang tài khoản 39 đối với dư nợ cho vay đối với các đơn vị đang bị khởi tố,thực hiện khoanh nợ,giãn nợ,xoá nợ.Đây là giải pháp tình thế tháo gỡ khó khăn trước mắt cho Ngân hàng song không vì thế mà ta phủ nhận nỗ lực to lớn của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong việc hạ thấp nợ quá hạn.Đó là việc Chi nhánh đã tập trung vào việc khắc phục,giải quyết vấn đề nợ quá hạn,cho vay,đảo nợ,xiết nợ cũng như nhiều cố gắng trong quản lý điều hành,đổi mới lề lối làm việc,cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,tăng cường kiểm tra,giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn,nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng làm hiệu quả hoạt động của mình.
Nếu như coi việc cho vay là mặt tích cực thì nợ quá hạn sẽ là mặt trái cho ta cái nhìn toàn diện về kết quả tín dụng của Ngân hàng.Điều đáng nói là mặc dù Ngân hàng đã phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài về mặt tài chính,các ngân hàng nước ngoài dám cho các dự án khả thi vay mặc dù một số điều kiện khác không đủ và họ có một nguồn tài trợ rất lớn của ngân hàng mẹ ở nước ngoài đủ để có thể bù đắp nếu rủi ro xảy ra nhưng tỷ trọng Nợ quá hạn/Tổng dư nợ có xu hướng giảm nhanh qua các năm từ 7,74% năm 1999 xuống còn 5,73% năm 2000 và 2,81% năm 2001 cho thấy nợ quá hạn tại Chi nhánh có dấu hiệu khởi sắc.
Nếu như trong năm 1999 nợ quá hạn ngắn hạn của NHCT Hoàn Kiếm là 32.133,04 triệu đồng thì sang năm 2000 xuống còn 26.999,7 triệu và đến năm 2001 là 14.989,8 triệu đồng.Song song với nó là sự giảm xuống của nợ quá hạn trung dài hạn.Trong năm 1999 là 5.230,96 triệu đồng và giảm cho đến năm 2001 là 2.440,2 triệu trong khi tỷ lệ cho vay trung dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng chưa cao trong hoạt động cho vay của Chi nhánh nhưng đang có sự tăng trưởng và phát triển.Điều này cho thấy trong những năm gần đây NHCT Hoàn Kiếm đã có những nỗ lực rất đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất lượng của các khoản cho vay trung dài hạn.
Tuy nhiên một hạn chế của Chi nhánh là nợ khó đòi chiếm tỷ trọng tương đối cao so với mức nợ quá hạn,chiếm từ 60% năm 1999 và giữ ở mức 58% ở các năm 2000 và 2001.Nguyên nhân của thực trạng trên là do trong giai đoạn 1994,1995,1996 Ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.Sự mở rộng này diễn ra quá ồ ạt,chủ yếu quan tâm đến tăng quy mô nên các khoản vay nằm ngoài tầm quản lý của Ngân hàng.Đến khi các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ,phá sản đã đẩy số nợ không thu hồi của Ngân hàng lên cao.Một nguyên nhân nữa là ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đã khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập.Trong vài năm gần đây với các biện pháp tích cực được Ngân hàng áp dụng cùng với việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đã làm cho tỷ trọng cũng như số lượng nợ khó đòi tại Chi nhánh giảm dần.
2.4/ Đáng giá chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
2.4.1/Kết quả đạt được.
Qua việc phân tích thực trạng tín dụng trung dài hạn tại NHCT Hoàn Kiếm ta thấy nhìn chung công tác tín dụng ngày càng được củng cố và hoàn thiện.
-Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung dài hạn tại NHCT Hoàn Kiếm thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng VIII: Cơ cấu nợ quá hạn trên tổng dư nợ ( trung dài hạn)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng dư nợ
Dư nợ quá hạn
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
1999
502.264
5.230,96
1,041%
2000
547.351
4.395,3
0,8%
2001
620.111
2.440,2
0,394%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1999,2000,2001)
Qua bảng VIII cho thấy rằng tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ giảm dần qua từng năm và đạt ở mức rất thấp từ 1,041% năm 1999 xuống còn 0,394% năm 2001 song song với nó là sự giảm xuống về số tuyệt đối từ 5.230,96 triệu đồng năm 1999 xuống còn 2.440,2 năm 2001,đây là một điều rất đáng ghi nhận của Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn cùng với việc mở rộng của nguồn vốn huy động trung dài hạn.Điều này cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc thẩm định dự án cũng như thu hồi nợ.
-Tỷ lệ Dư nợ tín dụng trung dài hạn / Tổng vốn trung dài hạn.
Bảng IX: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Tổng dư nợ
502.264
547.351
620.111
Dư nợ trung dài hạn
149.943
152.043
210.463
Tổng nguồn vốn huy động
1.524.967
2.082.533
3.502.015
Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn
32,94%
26,28%
17,7%
Dư nợ trung dài hạn/Nguồn vốn huy động trung dài hạn
33,9%
30,36%
21,5%
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh1999, 2000, 2001)
Thực tế hoạt động tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm cho thấy khả năng cho vay của Ngân hàng so với khả nang huy động vốn của Ngân hàng là chưa cao.Tỷ lệ Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động chỉ đạt 17,7% trong đó Dư nợ tín dụng trung dài hạn / Nguồn vốn huy động trung dài hạn là 21,5%.Các số liệu trên cho thấy Ngân hàng chưa sử dụng hết được số tiền huy động được để cho vay mà sử dụng một phần trong vốn huy động để kinh doanh trên lĩnh vực khác.Hoạt động tín dụng trung dài hạn cũng nằm trong tình trạng chung đó,dư nợ tín dụng trung dài hạn chỉ đạt 21,5% nguồn vốn huy động cùng kỳ hạn.Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng chưa thực sự cao,nguồn vốn huy động không cho vay hết có sự tác động của một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.Tình trạng giảm phát của nền kinh tế,các doanh nghiệp,cá nhân,tổ chức thay vì vay vốn để đầu tư sản xuất họ lại đem tiền gửi vào Ngân hàng để lấy lãi vì có độ an toàn cao hơn nếu bỏ vốn đầu tư.Bên cạnh lý do khách quan của nền kinh tế còn phải kể đến lý do từ chính chiến lược tín dụng của Ngân hàng và tác động tâm lý đối với cán bộ Ngân hàng.Sau một loạt vụ đổ bể tín dụng trong hệ thống Ngân Hàng Việt Nam,Ngân hàng đã chú trọng hơn tới yếu tố an toàn,hiệu quả của các khoản vay cũng như quy định chặt chẽ về trách nhiệm của cán bộ tín dụng.Mặt khác Ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài,ngân hàng liên doanh,ngân hàng cổ phần.Ngày càng có nhiều Ngân hàng thương mại lớn của thế giới hoạt động tại Việt Nam,các Ngân hàng này có ưu thế về năng lực tài chính,cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các điều kiện dễ dãi hơn trong việc cho vay.Từ năm 1999 đã xuất hiện hiện tượng đồng vốn chạy lòng vòng từ khu vực Ngân hàng nội địa sang các Ngân hàng nước ngoài.Nguyên nhân chính là việc trong khi các Ngân hàng trong nước coi tài sản cầm cố,thế chấp là điều kiện quyết định để cấp tín dụng thì các Ngân hàng nước ngoài luôn sẵn sàng tài trợ cho các dự án khả thi mà không quan tâm đến tài sản thế chấp ngay cả khi Ngân hàng của họ thiếu nguồn vốn huy động.Kết quả là nguồn vốn VND chuyển từ Ngân hàng nội địa sang phía Ngân hàng nước ngoài để tài trợ cho các dự án trong nước.Ngoài ra việc Ngân hàng tham gia vào thị trường liên Ngân hàng để hưởng lãi suất,nhằm mục tiêu an toàn cũng là nguyên nhân làm cho khả năng cho vay ra ngoài đối với nguồn huy động được giảm sút.
-Thu nhập từ hoạt động cho vay trung dài hạn.
Thu nhập hàng năm của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm bao gồm: thu lãi cho vay,kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý,thu phí dịch vụ Ngân hàng và các khoản thu khác…Tuy nhiên lãi từ hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu lớn nhất và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng.Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2001 là 17.430 triệu đồng,giảm so với năm 2000 là 4.300 triệu.Tuy nhiên đây không phải là một tín hiệu xấu mà như đã nói ở trước ,trong năm 2001 Ngân hàng thực hiện phương pháp hạch toán “dự thu dự trả” và phân bổ quỹ dự phòng rủi ro làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Từ việc phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra một số kết quả đạt được cũng như hạn chế của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm về công tác tín dụng trung dài hạn trong những năm qua.
2.4.2/Các thế mạnh trong cho vay trung dài hạn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chính đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng.Cùng với sự phát triển toàn diện của Ngân hàng,tín dụng trung dài hạn đã đạt được những bước tiến mới đáng khích lệ.
-Hoạt động tín dụng trung dài hạn ngày càng được mở rộng và đa dạng hoá,dư nợ vay trung dài hạn tăng cả về khối lượng và tỷ trọng.
Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động,Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã chú trọng đến đầu tư trung dài hạn.Kết quả là dư nợ trung dài hạn so với tổng dư nợ từng bước tăng nhanh cả về nội tệ và ngoại tệ,đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thành phần kinh tế.
Trong năm 2002,NHCT Hoàn Kiếm phấn đấu tăng dư nợ cho vay trung dài hạn là 380 tỷ trong 1000 tỷ dư nợ.Như vậy mở rộng tín dụng trung dài hạn đã đi đôi với đa dạng hoá hình thức tín dụng,mở rộng đối tượng cho vay đã tạo điều kiện cho sự tiếp cận vốn trung dài hạn với doanh nghiệp thuận lợi hơn.
-Hoạt động tín dụng trung dài hạn đã góp phần tích cực vào sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước nói chung và phát triển kinh doanh NHCT Hoàn Kiếm nói chung.
Vốn tín dụng trung dài hạn đã tập trung vào các dự án mua sắm máy móc thiết bị,kỹ thuật công nghệ hiện đại,nâng cao năng suất lao động,hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.Bằng đồng vốn vay trung dài hạn tại Chi nhánh để trang bị máy móc công nghệ mới,nhiều doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm có mẫu mã đẹp,có chất lượng cao,góp phần cải thiện vị trí sản xuất nội địa,phát triển kinh tế địa phương,tăng khả năng tiêu thụ,kích thích sản xuất,tạo việc làm cho người lao động.Trong đó phải kể đến sản tphẩm của ngành bao bì,chiếu sáng,hoá chất,xây dựng,khách sạn,than….
-Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.
Nếu như từ trước năm 1997,NHCT Hoàn Kiếm gần như chỉ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh,đến nay đã có sự chuyển đổi phần lớn dư nợ ngâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12.doc