MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT 0
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 3
1.1 Động lực là gì? Tạo động lực là gì? 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Sự cần thiết phải tạo động lực 4
1.1.3 Một số học thuyết về tạo động lực 4
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động 13
1.2.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 13
1.2.2 Môi trường của doanh nghiệp 14
1.2.3 Bản thân công việc. 16
1.2.4 Bản thân người lao động 17
1.3 Các công cụ tạo động lực làm việc cho người lao động 18
1.3.1 Công cụ kinh tế 18
1.3.2 Các công cụ phi kinh tế 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC 27
2.1 Giới thiệu chung về công ty ACC 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 28
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 30
2.1.4 Cơ cấu lao động 30
2.1.5 Mục tiêu của công ty ACC giai đoạn 2007-2010 32
2.2 Quan điểm và những quy định chung của lãnh đạo công ty đối với hoạt động tạo động lực cho nhân viên. 33
2.2.1 Quan điểm của lãnh đạo công ty 33
2.2.2 Những quy định chung đối với hoạt động tạo động lực của công ty ACC. 33
2.3 Thực trạng động lực của nhân viên tại công ty xây dựng công trình hàng không - ACC. 34
2.4 Thực trạng sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động tại công ty xây dựng công trình hàng không – ACC. 41
2.4.1 Các công cụ kinh tế 41
2.4.2 Các công cụ phi kinh tế 51
2.5 Đánh giá chung việc sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động tại công ty ACC. 53
2.5.1 Những ưu điểm: 53
2.5.2 Những hạn chế 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG - ACC 56
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÔNG TY ACC. 56
3.1.1. Đối với công cụ tiền lương. 56
3.1.2. Đối với công cụ thưởng 57
3.1.3. Đối với công cụ phúc lợi: 60
3.1.4. Đối với công cụ phi kinh tế: 62
3.1.5. Điều kiện để thực hiện giải pháp 68
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Xây dựng công trình hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 10/1992, xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình hàng không được tách thành hai đơn vị là công ty xây dựng công trình hàng không - ACC và công ty thiết kế tư vấn xây dựng công trình hàng không – ADCC nhằm thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành. Do đó, ngày 27/07/1993, Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 359/QĐ-QP thành lập lại công ty xây dựng công trình hàng không.
Tháng 5/1996, công ty xây dựng công trình hàng không-ACC sát nhập vào tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam và trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty.
Ngày 09/09/2003 Bộ trưởng Bộ Quôc phòng ra quyết định số 116/2003/QĐ-BQP tách công ty ACC khỏi tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam và sát nhập công ty 244 và công ty xi măng phòng không vào công ty ACC.
Hiện nay công ty có 3 chi nhánh ở Tp Hồ Chí Minh, Tp Đà Nẵng và Tp Nha Trang cùng với các đơn vị trực thuộc là:
- Nhà máy xi măng 78 - Xí nghiệp xây dựng 243
- Xí nghiệp xây dựng 244 - Xí nghiệp xây dựng 245
- Xí nghiệp công trình 23 - Xí nghiệp công trình 24
- Xí nghiệp công trình 25 - Xí nghiệp thi công cơ giới
- Xí nghiệp đầu tư và phát triển nhà - Trung tâm kiểm định chất lượng
- Trung tâm tư vấn, khảo sát, thiết kế và kiến trúc – thành phố Hà Nội.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Công ty ACC được xây dựng theo mô hình trực tuyến – chức năng. Theo mô hình này, giám đốc công ty được 5 phó giám đốc tham mưu về chức năng trước khi ra quyết định. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi mặt và toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến nội bộ công ty. Các phó giám đốc có trách nhiệm trước giám đốc về các công việc mà giám đốc giao và ủy quyền. dưới phó giám đốc có các phòng, ban với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể cùng giúp các phó giám đốc nắm bắt được thông tin trong khu vực mình phụ trách một cách nhanh gọn, kịp thời và chính xác. Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ, những người này chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động, công tác của đơn vị mình.
Tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng giúp chia sẻ, gánh vác với giám đốc, phát huy năng lực của các bộ phận, công việc phân chia rõ ràng. Tuy nhiên, cũng do mô hình quản lý này nên thông tin phải qua nhiều cấp, dẫn tới sự sai sót, chậm chạp.
SƠ ĐỒ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC
Phòng dự án
Phòng QLCL
Văn phòng
Phòng TC-KT
Phòng KT-VT
Phòng TC-LĐ-TL
Văn phòng
Phòng kế hoạch
Chi nhánh Nha Trang
Chi nhánh Đà Nẵng
Trung tâm TVKSTK
Trung tâm KĐCL
Nhà máy xi măng 78
Xí nghiệp cơ giới
Các TT, cửa hàng KĐV
Chi nhánh TP.HCM
Xí nghiệp XD 244
Xí nghiệp XD 243
Xí nghiệp ĐT-PT Nhà
XN công trình 23
XN công trình 24
XN công trình 25
Xí nghiệp XD 245
BAN GIÁM ĐÔC
BAN GIÁM ĐÔC
CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG - ACC
Chi nhánh TP.HCM
Xí nghiệp XD 245
Phòng kế hoạch
Chi nhánh TP.HCM
Phòng kế hoạch
Phòng kế hoạch
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ một xí nghiệp chuyên ngành, ACC đã trở thành công ty đa dạng ngành nghề trong cả lĩnh vực xây dựng công trình hàng không. Cụ thể bao gồm:
- Tư vấn khảo sát thiết kế các công trình và hạ tầng kỹ thuật; thiết kế thi công nội, ngoại thất.
- Xây dựng các công trình hàng không, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông vận tải, bưu điện, thủy lợi, thủy điện, xăng dầu, cấp thoát nước, công trình văn hóa, thể thao, công trình đường dây tải điện, trạm biến áp.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ; đại lý xăng dầu, ga đốt, lắp đặt các thiết chế văn hóa, thiết bị cơ khí, điện lạnh, điện tử, thiết bị an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
- Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà.
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, tư vấn lựa chọn nhà thầu và quản lý dự án đầu tư.
- Kiểm định chất lượng vật liệu, sản phẩm và công trình xây dựng; sản xuất kinh doanh xi măng; khai thác đá, cát, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cho thuê kho tàng, bến bãi; xuất nhập khẩu trang thiết bị, khí tài, các dịch vụ đảm bảo bay.
2.1.4 Cơ cấu lao động
Lao động trong cơ quan và các đơn vị trực thuộc tổ chức thành hai bộ phận: bộ phận lao động gián tiếp và bộ phận lao động trực tiếp.
- Bộ phận lao động gián tiếp:
+ Lao động quản lý, gồm: giám đôc, phó giám đốc; kế toán trưởng công ty; trưởng chi nhánh; giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp – trung tâm trực thuộc; kế toán trưởng xí nghiệp trực thuộc.
+ Lao động tham mưu – giúp việc quản lý, gồm: trưởng – phó phòng cơ quan công ty, trung tâm.
+ Lao động phục vụ quản lý và gián tiếp sản xuất, gồm: trợ lý và nhân viên các phòng, chi nhánh công ty, các đơn vị trực thuộc, nhân viên bảo vệ, lái xe, tạp vụ cho các bộ phận gián tiếp.
- Bộ phận lao động trực tiếp sản xuất:
+ Ban chỉ huy công trường, đội trưởng, đội phó, tổ trưởng tổ đội xây dựng.
+ Nhân viên trực tiếp sản xuất của các trung tâm.
+ Lái xe, lái máy và thợ các loại trực tiếp tham gia vào sản xuất, thi công tại công trường.
+ Lao động hợp đồng thời vụ trong các tổ, đội thi công.
+ Lao động hợp đồng thời vụ trong các xưởng, các xí nghiệp, các chi nhánh, trung tâm, cửa hàng.
Tuy nhiên do đặc điểm của ngành nghề xây dựng, đi theo các công trình và hoạt động theo mùa đợt, theo kỹ thuật chuyên môn nên số lao động biến động trong các tháng, các quý, năm là khá lớn, lại thường xuyên phải luân chuyển lao động nên việc quản lý, tổ chức lao động còn nhiều khó khăn.
Bảng 2.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CÔNG TY ACC NĂM 2006 - 2007
Đơn vị tính: người
STT
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
1
Xí nghiệp 243
265
260
270
272
2
Xí nghiệp 244
650
660
660
663
3
Xí nghiệp 245
200
230
230
234
4
Nhà máy xi măng 78
350
360
362
365
5
Trung tâm tư vấn khảo sát thiết kế và kiến trúc
6
Xây dựng hàng không
1000
1010
1015
1016
Chia ra:
- Xây dựng sân đường
750
770
775
800
- Xây dựng dân dụng
240
260
265
270
- Các cửa hàng
20
50
60
40
Tổng
3475
3600
3637
3660
(Nguồn: Phòng tổ chức – lao động – tiền lương)
2.1.5 Mục tiêu của công ty ACC giai đoạn 2007-2010
Trong giai đoạn 2007-2010 công ty ACC phấn đấu giữ vững vai trò là một doanh nghiệp hàng đầu về chuyên ngành xây dựng công trình hàng không. Phấn đấu tham gia xây dựng thêm các công trình ở nước ngoài. Với mục tiêu chung là: chất lượng - tiến độ - hiệu quả.
Bên cạnh đó, công ty sẽ từng bước thực hiện việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 cho các bộ phận chức năng thuộc tổ chức của công ty xây dựng công trình hàng không – ACC.
Trong giai đoạn sắp tới, công ty sẽ tiến hành đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực thiết bị, vốn và nguồn lực con người theo hướng phát triển và phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Công ty cũng tích cực hưởng ứng đẩy mạnh cuộc vận động công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng giai đoạn năm 2006 – 2010; phấn đấu có thêm nhiều công trình, sản phẩm đạt huy chương vàng chất lượng.
2.2 Quan điểm và những quy định chung của lãnh đạo công ty đối với hoạt động tạo động lực cho nhân viên.
2.2.1 Quan điểm của lãnh đạo công ty
Ngay từ đầu, ban lãnh đạo ACC đã xác định yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty ACC. Nguồn nhân lực được xem như là tài sản – vốn của công ty. Do đó, ban lãnh đạo công ty chủ trương định hướng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng tới việc xây dựng các hoạt động tạo động lực làm việc cho nhân viên toàn công ty. Ngoài ra lãnh đạo công ty còn một số quan điểm như: luôn hướng tới xây dựng tinh thần tập thể đoàn kết, vững mạnh, quản lý nhân viên theo phong cách dân chủ….
2.2.2 Những quy định chung đối với hoạt động tạo động lực của công ty ACC.
Trước hết, ban lãnh đạo công ty căn cứ vào đặc điểm của đội ngũ lao động và đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh để đưa ra các chính sách tạo động lực phù hợp cho nhân viên. Các chính sách tạo động lực phải thực sự hướng về con người, coi trọng con người. Giá trị của từng nhân viên trong công ty được đề cao và đánh giá đúng đắn.
Thứ hai, với mục tiêu là chất lượng - tiến độ - hiệu quả, các nhà lãnh đạo công ty sẽ căn cứ vào công việc cũng như trình độ và khả năng của các nhân viên để đưa ra các quyết định về lương. còn chế độ khen thưởng được căn cứ vào sự đóng góp thực sự của từng nhân viên, nghĩa là cho dù nhân viên có ở bộ phận nào mà có những đóng góp xứng đáng cho công ty cũng đều được khen thưởng như nhau.
Quy định cuối cùng không thể không nói tới đó là cách đánh giá của các nhà lãnh đạo công ty đối với kết quả lao lao động của các nhân viên mình quản lý. Đây là nhân tố đóng vai trò then chốt trong các hoạt động tạo động lực cho nhân viên của công ty ACC, bởi vì sự đánh giá của ban lãnh đạo sẽ tạo ra cho nhân viên tâm lý “hài lòng” hay “không hài lòng”, họ sẽ cảm nhận được sự “công bằng” hay “bất công” trong các cách đánh giá. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì một yếu tố cần thiết là ban lãnh đạo công ty cần chỉ rõ cho nhân viên những cách thức cũng như các tiêu chí được sử dụng để đánh giá kết quả của nhân viên mình. Có như vậy thì người lao động mới cảm thấy thỏa mãn và minh bạch trong công ty của mình để từ đó họ có thêm những nỗ lực mới đóng góp cho công ty nhiều hơn.
2.3 Thực trạng động lực của nhân viên tại công ty xây dựng công trình hàng không - ACC.
Động lực làm việc của nhân viên công ty ACC được xem xét qua các tiêu chí sau:
Xét tính tích cực trong công việc của nhân viên công ty ACC:
Theo số liệu điều tra 100 nhân viên trong công ty ACC có 95% người đi làm đúng giờ giấc và chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy định của công ty. Họ luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao và luôn phấn đấu vượt mức kế hoạch mà công ty đặt ra. Đặc biệt, khi người lao động cảm thấy thỏa mãn với công việc của mình họ sẽ làm việc tích cực và hăng say hơn. Số liệu thống kê đối với 100 nhân viên công ty ACC cho thấy: có 80% người cảm thấy rất hài lòng với công việc hiện tại của mình, có 13% người cảm thấy bình thường đối với công việc hiện tại và có 7% người cho rằng công việc hiện tại chưa thực sự làm họ thỏa mãn. Như vậy có thể nói, nhìn chung đa số nhân viên của công ty ACC thấy hài lòng với vị trí công việc họ đang đảm nhiệm và làm việc trên tinh thần tích cực, nhiệt huyết luôn sẵn sàng hết lòng vì công việc.
Xét về năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của nhân viên công ty ACC:
Ta có bảng thể hiện năng suất lao động của công ty qua 2 năm 2006 và 2007:
Bảng 2.2: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN
Đơn vị: triệu đồng
Số
TT
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận bình quân
DT
(nghìn đồng)
LĐ
(người)
NSBQ
(nghìn đồng)
DT
(nghìn đồng)
LĐ
(người)
NSBQ
(nghìnđồng)
2006
(nghìn đồng)
2007
(nghìnđồng)
1
XN 243
36.064
270
133,57
38.000
272
139,71
1.445
1.520
2
XN 244
103.524
720
143,78
115.000
765
150,33
4.100
4.255
3
XN 245
31.167
229
136,10
34.034
234
145,44
1.247
1.259
4
ACC
258101
1.357
190,20
267.956
1.369
195,73
11.536
11.729
(Nguồn: phòng tổ chức lao động và tiền lương)
Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất lao động bình quân của công ty ACC luôn lớn hơn rất nhiều so với năng suất lao động bình quân của các xí nghiệp 243, 244, 245. Đặc biệt qua các năm 2006 và 2007, năng suất lao động bình quân của công ty ACC cũng có những thay đổi đáng kể. Cụ thể:
Trong năm 2006, doanh thu bình quân một người lao động tạo ra cho công ty là 190,2 triệu đồng và lợi nhuận bình quân họ tạo ra là 11,536 triệu đồng. Tới năm 2007, doanh thu bình quân một lao động tạo ra cho công ty ACC là 195,73 và mức lợi nhuận bình quân một lao động tạo ra là 11,729 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2006 năng suất lao động bình quân của nhân viên trong năm 2007 đã tăng:
195,73 / 190,2 x 100% = 102,91%
Lợi nhuận bình quân tăng:
11,729 / 11,536 x 100% = 101,67%
Sự gia tăng trong năng suất lao động bình quân và lợi nhuận bình quân phản ánh tay nghề vững vàng của nhân viên công ty, có sự tiến bộ trong cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, còn thể hiện tinh thần làm việc của nhân viên công ty ngày một hăng say hơn và mọi người đã có những nỗ lực nhất định đóng góp vào thành công của công ty.
Động lực của người lao động không chỉ thể hiện qua năng suất lao động bình quân mà còn được thể hiện qua chất lượng của sản phẩm. trong những năm qua, nhân viên công ty luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để góp phần tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua các thành tích, các phần thưởng cao quý mà công ty ACC đã được trao tặng. Đó là: Bộ Xây dựng đã trao tặng 39 huy chương vàng chất lượng cao cho 39 công trình công ty thi công; huy chương vàng cho sản phẩm mặt đường bêtông xi măng cường độ cao; cúp vàng cho doanh nghiệp tiêu biểu ngành xây dựng Việt Nam (2005); 10 năm liên tục (1996 – 2006) được tặng 11 cờ đơn vị đạt sản phẩm xây dựng chất lượng cao; công trình sân đỗ máy bay A75 sân bay Tân Sơn Nhất được hội đồng chất lượng cấp nhà nước xác nhận là 1 trong 15 công trình tiêu biểu thập kỷ 90.....
Đó là những phần thưởng cao quý thể hiện nỗ lực không chỉ của ban lãnh đạo công ty mà còn của toàn bộ nhân viên công ty. Các thành tích đã thể hiện chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng đảm bảo, có uy tín trong lĩnh vực xây dựng công trình hàng không. Ngoài ra, các phần thưởng cũng khẳng định thêm một lần nữa có sự gia tăng trong động lực làm việc của nhân viên công ty ACC.
Hiệu quả làm việc cũng là một trong những tiêu chí thể hiện động lực làm việc của nhân viên công ty ACC. Hiệu quả làm việc của nhân viên là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện công việc của nhân viên và chi phí mà nhân viên bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Kết quả do nhân viên tạo ra được thể hiện trong doanh thu hàng năm của công ty. Chi phí người lao động bỏ ra được xác định bằng các khoản: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm..v..v..do công ty chi trả. Năm 2006, chi phí bình quân mỗi tháng của người lao động là 3035 nghìn đồng và kết quả bình quân mỗi tháng 1 người lao động tạo ra là 15850 nghìn đồng. Hiệu quả tuyệt đối trung bình của một lao động trong mỗi tháng tạo ra bằng:
15850 – 3035 = 12815 (nghìn đồng)
Hiệu quả tương đối trung bình của một lao động tạo ra trong mỗi tháng bằng:
15850 / 3035 = 5,22
Trong khi đó, năm 2007 hiệu quả tuyệt đối trung bình của một lao động tạo ra mỗi tháng bằng :
16311 – 3100= 13211 nghìn đồng (trong đó kết quả bình quân mỗi tháng do 1 lao động tạo ra là 16311 nghìn đồng, chi phí bình quân mỗi tháng do 1 lao động bỏ ra là 3100 nghìn đồng).
Hiệu quả tương đối trung bình của một lao động tạo ra mỗi tháng bằng:
16311 / 3100 = 5,26
Qua phân tích trên ta thấy, hiệu quả làm việc của người lao động tại công ty ACC tương đối tốt. Những con số đã chứng minh có sự nỗ lực, cố gắng hết mình của nhân viên và lãnh đạo công ty hay nói cách khác động lực làm việc của nhân viên công ty ACC đã tăng lên so với năm 2006.
Xét về tính chủ động thích nghi của người lao động công ty ACC:
Trong những năm qua, tính chủ động và thích nghi của người lao động công ty ACC nhìn chung khá cao và tốt. họ phải thích nghi với những điều kiện làm việc khó khăn, với những chuyến công tác xa xôi trên biên giới, trong rừng sâu, ngoài hải đảo. nhưng với tinh thần làm việc nhiệt tình, họ đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách hoàn thành công việc được giao. Không chỉ thích nghi với môi trường làm việc mới, với những điều kiện làm việc khó khăn, nhân viên công ty ACC còn luôn chủ động, nhạy bén trong tiếp thị thị trường (tìm kiếm và mở rộng thị trường), tổ chức lao động sản xuất, mua bán vật tư, xây dựng dân dụng…..chính vì có sự chủ động thích nghi cao của nhân viên công ty ACC nên có rất nhiều sản phẩm tạo ra đạt chất lượng tốt góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Xét về tính sáng tạo của nhân viên công ty ACC:
Có thể nói, động lực làm việc của nhân viên công ty ACC được thể hiện rõ nhất qua tính sáng tạo trong công việc của họ. chỉ khi có động lực làm việc thì nhân viên công ty mới hăng hái, say mê, tìm tòi và sáng tạo ra những cái hay, cái mới phục vụ hữu ích cho công việc. trong những năm qua, công ty luôn khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. với sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhân viên công ty ACC đã cho ra những sáng kiến mới qua các năm gần đây như sau:
Năm 2005 người lao động công ty đã tạo ra 2 sáng kiến: công nghệ khoan cọc đất gia cố xi măng phun khô và phun ướt; công nghệ dùng búa rung thủy lực khoan phá bê tông cũ thay cho công nghệ khoan nổ phá trước đây.
Năm 2006 kế tiếp truyền thống của các năm trước, nhân viên công ty đã nghiên cứu được 2 phát minh: công nghệ tạo nhám mặt đường bê tông xi măng bằng thiết bị tạo nhám TN01 đã đạt giải 3 Hội thi “ sản phẩm đề tài sáng tạo” do công đoàn Quân chủng phát động; công nghệ dùng máy cắt khe bê tông khô thay cho công nghệ đặt thanh laty khi bê tông còn ướt trước đây.
Năm 2007 nhân viên công ty nghiên cứu và cho ra đời các sáng kiến: công nghệ trải đầm bê tông thế hệ mới có hệ thống đầm rung 3 cấp, giảm được 2 – 3 lượt lu so với dây chuyền thi công bê tông nhựa nóng bằng thiết bị thông thường; công nghệ dùng thiết bị đun bơm hỗn hợp mastic chèn khe bê tông thay cho công nghệ đun rót thủ công trước đây; công nghệ dùng thiết bị thổi hạt thoáng khô (cát thạch anh) làm sạch khe bê tông thay cho quy trình cọ thủ công và rửa bằng nước trước đây.
Các sáng kiến của nhân viên công ty ACC đã góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín và thành công của công ty trong lĩnh vực xây dựng công trình hàng không.
Như vậy, các chỉ tiêu phân tích ở trên cho thấy động cơ làm việc của nhân viên công ty ACC tương đối khá, có sự gia tăng động lực làm việc của nhân viên công ty ACC qua các năm. Các nhà lãnh đạo công ty cần vận dụng những chính sách phù hợp nhằm góp phần nâng cao động lực của người lao động hay nói cách khác, ban lãnh đạo công ty cần phải sử dụng hợp lý hệ thống các công cụ tạo động lực cho nhân viên để động viên,khích lệ nhân viên làm việc tích cực, hăng say và đóng góp cho công ty nhiều hơn.
2.4 Thực trạng sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động tại công ty xây dựng công trình hàng không – ACC.
2.4.1 Các công cụ kinh tế
2.4.1.1 Các công cụ kinh tế trực tiếp
a) Tiền lương
Tiền lương là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới động lực làm việc của nhân viên công ty ACC. Khi tiền lương trả cho người lao động đúng với công sức họ bỏ ra thì nó sẽ mang tính chất động viên, khuyến khích người lao động làm việc hăng say và sáng tạo hơn. Ngược lại nếu tiền lương được trả không đúng cho nhân viên sẽ gây ra tâm lý chán nản và không hài lòng, động lực làm việc của nhân viên sẽ bị giảm sút. Trong những năm qua, công ty ACC rất quan tâm tới công tác trả lương cho người lao động với các quy định rõ ràng về nguyên tắc trả lương như sau:
Thứ nhất là người lao động thuộc bộ phận nào sẽ được xác định mức lương theo phương pháp trả lương của bộ phận đó.
Thứ hai là tiền lương chi trả cho người lao động thuộc mỗi bộ phận không vượt quá quỹ lương của bộ phận đó. Hạch toán tiền lương như sau:
- Tiền lương của bộ phận lao động gián tiếp được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp và quản lý sản xuất.
- Tiền lương của bộ phận lao động trực tiếp sản xuất được tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong chi phí sản xuất trực tiếp
Thứ ba là mọi người lao động trong cơ quan và các đơn vị (kể cả sĩ quan , quân nhân chuyên nghiệp) đều được chuyển xếp lương về cùng một mặt bằng lương chức danh chuyên môn nghiệp vụ. tiền lương thực nhận của mỗi người được gắn chặt với trách nhiệm đầy đủ của bản thân, phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của người đó trong công việc.
Nguồn hình thành quỹ lương của công ty ACC: nguồn hình thành quỹ lương được căn cứ trên cơ sở kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh với quỹ tiền lương tương ứng để trả cho người lao động gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá được giao.
- Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của nhà nước.
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang nếu có.
- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác nếu có.
Sử dụng quỹ lương:
- Công ty sẽ trả trực tiếp tiền lương cho người lao động chiếm 83% tổng quỹ lương. Quỹ tiền lương này dùng để chi trả lương hàng tháng cho người lao động.
- Quỹ khen thưởng đối với người lao động có năng suất, có chất lượng, có thành tích tốt chiếm 5% tổng quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương này dùng để chi trả cho lao động có năng suất, chất lượng, thành tích tốt kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp.
- Quỹ dự phòng rủi ro chiếm 12% tổng quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương này dùng để chi trả cho lao động phát sinh hàng năm hoặc trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh dẫn đến quỹ lương thực tế thấp hơn quỹ lương kế hoạch. Hàng năm sau khi được phê duyệt quyết toán, nếu quỹ tiền lương được phê duyệt lớn hơn tổng số tiền lương đã trả cho người lao động trong năm thì số chênh lệch còn lại tiếp tục phân phối cho người lao động. Việc phân phối phần số còn lại của quỹ lương cũng được thực hiện theo quy chế này.
Hình thức và phương thức trả lương
Phương thức trả lương được áp dụng cho từng đối tượng lao động cụ thể như sau:
- Đối với lao động gián tiếp: được áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Tiền lương đối với lao động gián tiếp được tính theo công thức:
Trong đó:
Vt: là quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận gián tiếp.
Ti: tiền lương người thứ i được nhận: phụ thuộc vào mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế của người thứ i.
ni: là số ngày công thực tế của người thứ i
m: là số lao động được hưởng lương trong quỹ tiền lương của bộ phận gián tiếp.
Hi: là số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm cần có của công việc mà người thứ i đảm nhận.
ki: là hệ số mức độ hoàn thành công việc của người thứ i, được chia làm 3 mức:
- Hoàn thành xuất sắc k = 1,2
- Hoàn thành tốt k = 1,0
- Chưa hoàn thành k = 0,7
Tpci: là tổng các khoản phụ cấp của người lao động thứ i
Các điều kiện để tính lương theo thời gian được xác định như sau:
- Đối với hệ số phức tạp và tính trách nhiệm (Hi): công ty sẽ tiến hành xếp và nâng mức hệ số Hi căn cứ vào:
+) Vị trí công tác được giao
+) Trình độ và năng lực của người lao động
+) Kinh nghiệm công tác của người lao động
- Đối với hệ số mức độ hoàn thành công việc (k): được xác định dựa trên các căn cứ:
+) Hưởng hệ số k = 1,2: là những người hoàn thành xuất sắc các công việc được giao trong tháng phù hợp với hệ số cấp bậc công việc đang hưởng lương; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc, có khả năng thực hiện độc lập được công việc đó (chiếm không quá 30% tổng số lao động).
+) Hưởng hệ số k = 1,0: là những người hoàn thành tốt những công việc được giao, giải quyết độc lập được công việc trong phạm vi nhất định về nghiệp vụ, hiệu quả công việc đạt mức khá.
+) Hưởng hệ số k = 0,8: là những người hoàn thành công việc được giao ở mức trung bình; những người mới chuyển đến đang trong thời gian tìm hiểu công việc.
+) Hưởng hệ số k = 0,6 là những người ý thức trách nhiệm kém, gây thất thoát, mất mát tài sản, vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Đối với lao động trực tiếp sản xuất: lao động sản xuất trực tiếp được trả lương theo thời gian hoặc lương khoán. Tiền lương được trả dựa trên định mức lao động, đơn giá và khối lượng công việc hoàn thành.
i) Đối với lao động thuộc ban chỉ huy công trường, đội trưởng, đội phó, tổ trưởng tổ đội xây dựng, lái xe, lái máy, thợ sửa chữa, thợ vận hành máy móc trang bị kỹ thuật, tiền lương được tính trả theo lương thời gian:
Phương pháp xác định tiền lương Ti tương tự như đối với lao động gián tiếp
ii) Lao động trực tiếp không thuộc đối tượng điều chỉnh của mục a, tiền lương được trả dưới hình thức lương khoán, theo công thức sau:
Ti = Vđg . qi
Trong đó:
Ti : tiền lương của người thứ i được nhận.
Vđg : đơn giá tiền lương khoán của công việc người thứ i làm.
qi : số lượng (khối lượng) việc khoán mà người thứ i hoàn thành.
Trong những năm qua, các yêu cầu và nguyên tắc trả lương được công ty ACC thực hiện khá tốt. Tiền lương bình quân tháng của người lao động không ngừng tăng lên. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tiền lương bình quân của nhân viên công ty ACC
Năm
Tiền lương bình quân
(triệu đồng)
Tốc độ tăng tiền lương bình quân (%)
2005
24,6
2006
25,1
102,03
2007
25,75
102,59
(Nguồn: phòng tổ chức lao động – tiền lương)
Qua bảng trên ta thấy: tốc độ tăng tiền lương bình quân năm 2006 so với năm 2004 là 102,03%, trong khi tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm 2006 so với năm 2005 là 102,52%; tốc độ tăng tiền lương bình quân năm 2007 so với năm 2006 là 102,59%, trong khi đó tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm 2007 so với năm 2006 là 102,91%. Như vậy, trong các năm gần đây, tốc độ tăng năng suất lao động bình q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Xây dựng công trình hàng không.DOC