Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCT Đống Đa

MỤC LỤC

 

Phần mở đầu 1

Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.1 Khái quát về NHTM 3

1.1.1.1 Khái niệm về NHTM 3

1.1.1.2 Những hoạt động cơ bản của NHTM 3

1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM 5

1.1.2.1 Khái niệm 5

1.1.2.2 Đặc điểm 5

1.1.2.3 Phân loại 6

1.1.2.4 Quy trình cho vay 9

1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM đối với Doanh nghiệp 11

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động cho vay 11

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay 13

1.2.3.1 Các nhân tố bên trong 16

1.2.3.2 Các nhân tố bên ngoài 18

Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHCT Đống Đa 21

2.1 Khái quát về chi nhánh NHCT Đống Đa 21

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Đống Đa 21

2.1.2 Sản phẩm dịch vụ và mạng lưới hoạt động của NHCT Đống Đa 22

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 22

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa 25

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn 25

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 29

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHCT Đống Đa 30

2.2.1 Xét các chỉ tiêu về dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp 30

2.2.2 Xét chỉ tiêu về nợ quá hạn 36

2.2.3 Xét chỉ tiêu thu nhập 37

2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay đối với DN tại chi nhánh NHCT Đống Đa 38

2.3.1 Những kết quả đạt được 38

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 39

2.3.2.1 Hạn chế 39

2.3.2.2 Nguyên nhân 40

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHCT Đống Đa 45

3.1 Thời cơ thách thức và định hướng hoạt động cho vay của NHCT Đống Đa trong thời gian tới 45

3.1.1 Thời cơ 45

3.1.2 Thách thức 46

3.1.3 Định hướng hoạt động cho vay trong thời gian tới của NHCT Đống Đa 46

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của NHCT Đống Đa đối với doanh nghiệp 47

3.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng 47

3.2.2 Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả. 49

3.2.3 Nâng cao chất lượng phân tích thẩm định 53

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động cho vay của CBTD và các hoạt động sử dụng vốn của khách hàng 55

3.2.5 Tăng cường các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ gia hạn. 55

3.2.6 Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay. 57

3.3 Một số kiến nghị 58

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan 58

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam 59

3.3.3 Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam 60

3.3.4 Kiến nghị đối với các DN đặc biệt là các DNNQD, DN V&N. 61

Kết luận 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCT Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghỉ thứ Bẩy và Chủ Nhật. Chính vì vậy nguồn vốn huy động đã liên tục tăng trưởng, cơ cấu tiền gửi thay đổi theo hướng tiếp cận và thích nghi nhiều hơn với điều kiện thị trường. 2.1.4.2 Tình hình sử dụng vốn Hoạt động cho vay Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay tại NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05 Năm 2007 So sánh 07/06 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh số cho vay 2.280 1.900 -380 -16.67 1.780 -120 -6.32 Doanh số thu nợ 2.230 2.600 370 16.59 2.180 -420 -16.15 Dư nợ 2.200 1.600 -600 -27.27 1.200 -400 -25 Nợ quá hạn 16 25 9 56.25 60 35 140 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.73% 1.56% 0.83% 5% 3.44% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007 chưa đạt được nhiều thành tích đáng kể. Doanh số cho vay giảm mạnh. Năm 2006, doanh số cho vay giảm 16.67% so với năm 2005 và giảm 6.32% vào năm 2007. Doanh số thu nợ năm 2006 tăng 16.59% nhưng đến năm 2007 lại giảm 16.15%. Dư nợ cũng giảm mạnh, năm 2006 giảm 600 tỷ VNĐ (27.27%) so với năm 2005 và năm 2007 giảm 400 tỷ VNĐ (25%) so với năm 2006. Ngoài ra tỷ lệ NQH cũng tăng nhanh chóng đặc biệt năm 2007 tỷ lệ NQH tăng 140% so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn nằm trong ngưỡng cho phép (<5%). Nguyên nhân của tình trạng trên là do NHCT Đống Đa thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt, cho vay có trọng điểm trọng tâm, chỉ cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ cao. Ngoài ra, do sự gia tăng của các tổ chức tín dụng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thêm vào đó tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tăng vốn bằng nguồn phát hành cổ phiếu nên dư nợ vay ngân hàng giảm. Bên cạnh đó ngân hàng chưa có bước đột phá về cải tiến quy trình tín dụng, công tác giám sát và thu nợ vẫn còn nhiều bất cập do đó dẫn đến tình trạng NQH tăng nhanh trong thời gian 2005-2007. Hoạt động thanh toán ngoại tệ và tài trợ thương mại Bảng 2.3: Hoạt động tài trợ thương mại Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 06/05 2007 So sánh 07/06 Ngoại tệ Mua vào 48980 46933 -4.18% 45300 -3.48% Bán ra 49640 47641 -4.03% 46100 -3.23% Thanh toán quốc tế L/C nhập 42000 42258 0.61% 43190 2.21% L/C xuất 1400 1420 1.43% 1500 5.63%  Chi kiều hối 1750 1745 -0.29% 1810 3.72% Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Ta thấy việc mua bán ngoại tệ của NHCT Đống Đa trong giai đoạn 2005-2007 giảm nhưng vẫn đảm bảo có lãi. Trong giai đoạn này, ngoại tệ mua vào giảm 3680 tỷ VNĐ (7.15%), ngoại tệ bán ra cũng giảm 3540 tỷ VNĐ (7.13%). Hoạt động thanh toán quốc tế tăng dần qua các năm. L/C nhập tăng 1190 tỷ VNĐ (2.83%), L/C xuất tăng 100 tỷ VNĐ (7.14%), chi kiều hối tăng 60 tỷ VNĐ (3.43%). Trong những năm qua, NHCT Việt Nam chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch... và cũng đã ký hợp đồng chuyển tiền kiều hối với một số ngân hàng như US Bank...do đó doanh số chi trả kiều hối ngày càng tăng. Ngoài ra, NHCT Đống Đa cũng triển khai một số dịch vụ khác như: Dịch vụ bảo lãnh, thu hộ chi hộ, ngân quỹ, thanh toán qua thẻ, Internet-banking. Các dịch vụ trên đều tăng trưởng nhưng mức độ và tốc độ tăng trưởng còn chậm. Nhiều dịch vụ ngân hàng đã sẵn sàng triển khai nhưng khách hàng vẫn không biết đến. Bên cạnh đó dịch vụ Internet-banking vẫn chưa làm hài lòng khách hàng do kỹ thuật đường truyền chậm, còn xảy ra sai sót trong giao dịch và công bố thông tin. 2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 2006/2005 2007 So sánh 2007/2006 Tổng doanh thu 270 295 9.26% 408 38.31% Lãi tiền gửi (Tỷ trọng %) 60 22.22 85 28.81 41.67% 227 55.64 167.1% Lãi tiền vay (Tỷ trọng %) 200 74.07 195 66.10 -2.5% 170 41.67 -12.82% Lãi khác (Tỷ trọng %) 10 3.71 15 5.09 50% 11 2.69 -26.67% Tổng chi phí 200 259 29.5% 298 15.06% Lãi tiền gửi (Tỷ trọng %) 50 25 60 23.17 10% 221 74.16 268.3% Lãi tiền vay (Tỷ trọng %) 100 50 129 49.81 29% 0 0 -100% Chi khác (Tỷ trọng %) 50 25 70 27.02 40% 77 25.84 10% Lợi nhuận 70 36 -48.57% 110 205.6% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Khắc phục những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHCT Đống Đa hoạt động có hiệu quả liên tục trong các năm 2005 – 2007. Tuy nhiên năm 2006, lợi nhuận giảm 34 tỷ VNĐ (48.57%) là do tốc độ tăng của chi phí lớn hơn nhiều tốc độ tăng của doanh thu. Sang năm 2007, lợi nhuận của ngân hàng tăng đột biến 74 tỷ VNĐ (205.6%) so với năm 2006. Có được kết quả này là do doanh thu đã tăng lên nhanh chóng. Trong đó thu nhập từ lãi tiền gửi tăng nhiều nhất 142 tỷ VNĐ (167.1%) so với năm 2006. Về mặt chi phí, chi phí trả lãi tiền gửi tăng nhiều nhất 161 tỷ VNĐ (268.3%) so với năm 2006 nhưng chi phí trả lãi tiền vay giảm 100% do ngân hàng không vay thêm tiền. Nhìn chung, từ năm 2005-2007, lợi nhuận của NHCT Đống Đa tăng 4 tỷ VNĐ tương ứng với 5.71%. Con số trên thể hiện sự nỗ lực cố gắng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên toàn ngân hàng phấn đấu đạt chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra. 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHCT Đống Đa Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động cho vay của NHCT Đống Đa, ta cần nghiên cứu và phân tích, tổng hợp các chỉ tiêu về dư nợ, nợ quá hạn cũng như chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động cho vay. Những chỉ tiêu trên là những bằng chứng khoa học giúp ta có cái nhìn toàn cảnh về hiệu quả hoạt động cho vay tại NHCT Đống Đa. Sau đây, ta sẽ phân tích từng chỉ tiêu: 2.2.1 Xét các chỉ tiêu về dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp Để có cái nhìn tổng quan về quy mô hoạt động cho vay của NHCT Đống Đa đối với khách hàng là DN. Ta sẽ xem xét chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.5: Chỉ tiêu doanh số cho vay, dư nợ cho vay và doanh số thu nợ của NHCT Đống Đa giai đoạn 2005-2007 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay đều giảm. Có hiện tượng trên là do một vài nguyên nhân. Thứ nhất, NHCT Đống Đa thực hiện chính sách thắt chặt cho vay để hạn chế NQH, nợ khó đòi. Ngân hàng chỉ cho vay các dự án có tính khả thi, có khả năng thu đủ cả gốc và lãi đúng hạn nên có nhiều điều kiện khắt khe hơn, nhiều DN không đủ điều kiện để vay vốn. Thứ hai, do sự gia tăng của các tổ chức tín dụng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, thêm vào đó là tiến trình cổ phần hoá DNNN tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu phục vụ sản xuất kinh doanh nên vay vốn ngân hàng giảm. Ngoài ra, trong thời gian trước các DN thuộc lĩnh vực giao thông và xây dựng là khách hàng chủ yếu của ngân hàng nhưng lại có tỷ lệ nợ xấu cao nên ngân hàng giảm cho vay với đối tượng này làm doanh số cho vay cũng giảm. Mỗi chỉ tiêu trên phản ánh một mặt của hoạt động cho vay nên ta sẽ phân tích từng chỉ tiêu Chỉ tiêu về doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Bảng 2.6: Doanh số cho vay đối với DN Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05 +/- (%) Năm 2007 So sánh 07/06 +/- (%) Theo hình thức sở hữu DNQD (Tỷ trọng) 1100 48.25% 1150 60.53% 50 4.55 810 45.51% -340 -29.57 DNNQD (Tỷ trọng) 1180 54.75% 750 39.47% -430 36.44 970 54.49% 220 29.33 Theo thời gian Ngắn hạn (Tỷ trọng) 2080 91.23% 1780 93.68% -300 -14.42 1680 94.38% -100 -5.62 Dài hạn (Tỷ trọng) 200 8.77% 120 6.32% -80 -40 100 5.62% -20 -16.67 Tổng số 2280 1900 -380 -16.67 1780 -120 -6.32 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Qua bảng trên ta thấy, doanh số cho vay của NHCT Đống Đa đối với khách hàng là DN có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005-2007. Xét theo hình thức sở hữu, doanh số cho vay DNQD và DNNQD đều giảm. Năm 2006, doanh số cho vay DNQD tăng 50 tỷ đồng tương ứng với 4,55% nhưng năm 2007, doanh số cho vay lại giảm mạnh là 340 tỷ đồng tương ứng với 29,57%. Còn đối với DNNQD thì tình hình ngược lại. Năm 2006, doanh số cho vay giảm 430 tỷ đồng (36,44%) nhưng sang năm 2007 lại tăng 220 tỷ đồng (29,33%). Nhìn chung, tỷ trọng cho vay đối với DNQD và DNNQD tương đối ngang bằng nhau nhưng cho vay DNNQD có xu hướng nhiều hơn. Năm 2006, tỷ trọng doanh số cho vay DNQD chiếm đến 60,53%, còn DNNQD chiếm 39,47%. Sang năm 2007, doanh số cho vay DNQD chiếm 45,51% trong khi đó cho vay DNNQD chiếm 54,49%. Cho vay DNNQD tăng như vậy là do trong thời gian qua hoạt động cổ phần hoá diễn ra mạnh mẽ do đó nhiều DNQD đã chuyển đổi hình thức sở hữu thành các DNNQD. DNNQD là khách hàng tiềm năng mà NHCT Đống Đa cần hướng tới. Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, nhanh nhạy với thị trường, các DNNQD đang cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư phát triển. Xu hướng cho vay nhiều DNNQD thể hiện bước đi tích cực của ngân hàng theo kịp với những thay đổi trong cơ cấu khách hàng. Xét theo thời gian, doanh số cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng rất ít và có tốc độ giảm nhiều so với cho vay ngắn hạn. Cho vay dài hạn thu được lợi nhuận cao hơn nhưng phải đối mặt với rủi ro lớn hơn. Trong giai đoạn 2005-2007, kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát gia tăng nên ngân hàng đã chọn phương thức an toàn là cho vay ngắn hạn (chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay). Nhưng mặt khác, ngân hàng cũng chưa sẵn sàng và chưa đủ điều kiện để có thể thẩm định nhiều dự án dài hạn nên cũng hạn chế phần nào việc cho vay dài hạn. Như vậy, NHCT Đống Đa trong giai đoạn 2005-2007, chủ yếu cho vay các DNNQD nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn của DN. Chỉ tiêu doanh số cho vay giảm chứng tỏ ngân hàng đang thu hẹp quy mô cho vay nhưng chưa thể nói gì về hiệu quả hoạt động cho vay. Ta sẽ kết hợp chỉ tiêu này với nhiều chỉ tiêu khác để có nhận xét chính xác về hiệu quả hoạt động cho vay của NHCT Đống Đa. Chỉ tiêu dư nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp Bảng 2.7: Dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp ĐV : Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05 +/- (%) Năm 2007 So sánh 07/06 +/- (%) Theo hình thức sở hữu DNQD (Tỷ trọng) 1210 55% 880 55% -330 -27.27 500 41.67% -400 -25 DNNQD (Tỷ trọng) 990 45% 720 45% -270 -27.27 700 58.33% -20 -2.78 Theo thời gian Ngắn hạn (Tỷ trọng) 1500 68.18% 1090 68.13% -410 -27.33 880 73.33% -210 -19.27 Dài hạn (Tỷ trọng) 700 31.82% 510 31.87% -190 -27.14 320 26.67% -190 -37.25 Tổng số 2200 1600 -600 -27.27 1200 -400 -25 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Cùng với sự giảm sút của doanh số cho vay thì dư nợ cho vay cũng giảm. Dư nợ cho vay DNQD giảm cả về quy mô và tỷ trọng. Năm 2006, dư nợ cho vay DNQD giảm 27,27% (330 tỷ đồng), sang năm 2007 giảm 25% (400 tỷ đồng). Dư nợ DNNQD có giảm nhưng với tốc chậm hơn. Năm 2006 giảm 270 tỷ đồng (27,27%), sang năm 2007 giảm 20 tỷ đồng (2,78%). Dư nợ cho vay DNNQD có tỷ trọng tăng dần qua các năm, từ 45% (2006) lên đến 58,33% (2007). Trong khi đó tỷ trọng cho vay DNQD giảm từ 55% (2006) xuống còn 41,67% (2007). Dư nợ ngắn hạn và dài hạn đều giảm nhưng dư nợ dài hạn giảm nhiều hơn. Từ 2005-2007, dư nợ ngắn hạn giảm 620 tỷ đồng (41,33%), dư nợ dài hạn giảm 380 tỷ đồng (54,29%). Những con số trên phản ánh đúng hoạt động của NHCT Đống Đa, chủ yếu cho vay các DNNQD với những khoản vay có thời hạn ngắn. Chỉ tiêu về doanh số thu nợ từ các khách hàng là doanh nghiệp Bảng 2.8: Doanh số thu nợ đối với DN Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05 +/- (%) Năm 2007 So sánh 07/06 +/- (%) Theo hình thức sở hữu DNQD (Tỷ trọng) 1476 66.19% 1480 56.92% 4 0.27 1190 54.59% -290 -19.59 DNNQD (Tỷ trọng) 754 33.81% 1120 43.08% 366 48.54 990 45.41% -130 -11.61 Theo thời gian Ngắn hạn (Tỷ trọng) 1830 82.06% 2190 84.23% 360 19.67 1700 77.98% -490 -22.37 Dài hạn (Tỷ trọng) 400 17.94% 410 15.77% 10 2.5 480 22.02% 70 17.07 Tổng số 2230 2600 370 16.59 2180 -420 -16.15 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Trong giai đoạn 2005-2007, doanh số thu nợ giảm nhưng với tốc độ chậm hơn. Đặc biệt, năm 2006, doanh số thu nợ tăng 16,59% tương đương 370 tỷ đồng trong đó doanh số thu nợ DNQD tăng 4 tỷ đồng (0,27%) và DNNQD tăng 48,54% (366 tỷ đồng). Trong tổng doanh số thu nợ thì doanh số thu nợ đối với DNQD có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, tỷ trọng doanh số thu nợ DNNQD nhỏ hơn nhưng tăng dần qua các năm. Xét về mặt thời gian, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn hơn doanh số thu nợ dài hạn và tỷ trọng doanh số thu nợ dài hạn tăng dần qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã có bước cải tiến trong công tác thu nợ, thu được nhiều nợ còn tồn đọng từ nhiều năm trước. Thêm vào đó, ngân hàng cho vay ngắn hạn là chính nên doanh số thu nợ năm 2006 và 2007 cao hơn so với doanh số cho vay. Năm 2007, doanh số thu nợ có chiều hướng giảm đối với cả DNQD và DNNQD, DNQD giảm nhiều hơn với 290 tỷ đồng tương ứng 19,59%, DNNQD giảm 130 tỷ (11,61%). Mặt khác, trong thời gian trước chi nhánh cho vay nhiều đối với các DN trong lĩnh vực xây dựng nhưng do các doanh nghiệp có nợ xây dựng tồn đọng tại ngân hàng thường bị yêu cầu giảm dư nợ và hạn chế cho vay, trong khi đó DN lại phát sinh công trình mới mà dư nợ chưa giảm sẽ không được vay tiếp. Điều này dẫn đến tình trạng DN thế chấp và vay vốn phục vụ công trình mới tại ngân hàng khác khiến việc thu nợ tại chi nhánh gặp khó khăn. Doanh số thu nợ dài hạn vẫn có những kết quả tích cực thì doanh số thu nợ ngắn hạn lại giảm mạnh, một phần do công tác thu nợ còn kém nhưng mặt khác do CBTD chưa chú ý đến kì hạn trả nợ. Kì hạn nợ không phù hợp với chu kì thu nhập của khách hàng nên khi đến hạn người vay không thể trả nợ cho ngân hàng, gây nợ quá hạn và ngân hàng không thể thu được nợ. Những nguyên nhân trên khiến cho doanh số thu nợ năm 2007 giảm nhiều so với năm 2006. 2.2.2 Xét chỉ tiêu về nợ quá hạn Bảng 2.9: Nợ quá hạn đối với DN Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05 +/- (%) Năm 2007 So sánh 07/06 +/- (%) Theo hình thức sở hữu DNQD (Tỷ trọng) 10 62.5% 22 88% 12 120 60 100 38 72.73 DNNQD (Tỷ trọng) 6 37.5% 3 12% -3 -50 0 0 -3 -100 Theo thời gian Ngắn hạn (Tỷ trọng) 16 100 25 100 9 56.25 60 100 35 140 Dài hạn (Tỷ trọng) 0 0 0 Tỷ lệ NQH 0.7% 1.56% 5% Tổng số 16 25 9 56.25 60 35 140 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Nợ quá hạn tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tương đối. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay giảm nhưng NQH lại tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do ngân hàng chưa chú trọng đến tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh mà chỉ chú ý đến tài sản đảm bảo và dựa nhiều vào mối quan hệ cũng như uy tín của DN. Do trong thời gian trước chi nhánh cho vay nhiều đối với DN xây dựng, có dư nợ tồn đọng tại các công trình lớn (nguyên nhân do chủ đầu tư chậm thanh toán) dẫn đến khả năng trả nợ ngân hàng khó khăn. Mặt khác theo “báo cáo tình hình quan hệ tín dụng theo công văn số 599/CHO VAY-NHCT6” thì từ năm 2005 toàn bộ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 (phân loại theo quyết định 493) là thuộc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều này giải thích vì sao NQH chủ yếu rơi vào các DNQD. Năm 2005 NQH của DNQD chiếm 62,5%, năm 2006 chiếm 88% và đến năm 2007 chiếm 100%. Tỷ lệ NQH tăng ''chóng mặt''. Năm 2005, tỷ lệ NQH là 0,7%, sang năm 2006 tăng gấp đôi lên 1,57% và đến năm 2007 tăng lên gấp 7 lần so với năm 2005 là 5%. NQH đối với các DNNQD đã được cải thiện đáng kể chứng tỏ các DNNQD có khả năng trả nợ cao hơn các DNQD và chất lượng thẩm định cho vay tốt hơn nên nhiều khoản cho vay đều thu hồi nợ đúng hạn. Tỷ lệ NQH cao chủ yếu là các DNQD nhưng rất may, tỷ lệ này chỉ xảy ra đối với các khoản cho vay ngắn hạn. Tuy vẫn nằm trong ngưỡng cho phép nhưng con số trên báo động về sự giảm sút trong hiệu quả hoạt động cho vay. Cho vay mà không thu hồi được vốn sẽ khiến cho ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán hoặc phải mất chi phí rất cao để tìm cách có được nguồn vốn bù đắp trả cho khách hàng gửi tiền. Nếu ngân hàng phá sản sẽ gây ra hiệu ứng dây truyền gây bất ổn trong nền kinh tế đặc biệt là ngân hàng có uy tín nên ngân hàng cần phải có biện pháp tích cực để làm giảm NQH và tỷ lệ NQH. 2.2.3 Xét chỉ tiêu thu nhập Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động cho vay DN Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Thu nhập từ hđ cho vay đ/v DN 200 74.07 195 66.10 170 41.67 Doanh thu của toàn chi nhánh 270 100 295 100 408 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa giai đoạn 2005 – 2007 Qua bảng trên ta thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay giảm dần qua các năm 2005-2007. Thu nhập từ lãi hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng tương đối cao trong năm 2005 là 74,07% nhưng sau đó giảm dần vào năm 2006 là 66,2% và năm 2007 là 41,67%. Quy mô cho vay giảm nên thu nhập cũng giảm theo. Năm 2006, thu nhập từ hoạt động cho vay DN giảm 2,5% (5 tỷ đồng), sang năm 2007 thu nhập giảm mạnh hơn, giảm 30 tỷ đồng (15%) so với năm 2005. Lợi nhuận chung giảm nhưng lợi nhuận tính trên dư nợ cho vay thì tăng. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay đã được cải thiện phần nào. 2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay đối với DN tại chi nhánh NHCT Đống Đa 2.3.1 Những kết quả đạt được Trong thời gian vừa qua, NHCT Đống Đa đã chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả hoạt động cho vay. Cụ thể là việc ngân hàng thực hiện chủ trương chọn lọc khách hàng, cho vay với những DN sử dụng vốn của ngân hàng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh. Quy trình cho vay được thực hiện và giám sát nghiêm túc, các điều kiện vay vốn cũng khắt khe hơn. Điều này dẫn đến việc quy mô cho vay giảm nhưng thay vào đó là mức độ an toàn của các khoản cho vay sẽ cao hơn. Việc thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng sẽ chưa có kết quả ngay nhưng ngân hàng sẽ có tiền đề vững chắc và triển vọng tăng trưởng từ hoạt động cho vay trong thời gian tới. Mặt khác cơ cấu dư nợ có sự thay đổi theo hướng phù hợp diễn biến thị trường trong giai đoạn hiện nay: doanh số cho vay và dư nợ cho vay nhiều đối với các DNNQD và chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Điều này phản ánh chi nhánh đã đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn ngắn hạn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh thu nợ có giảm theo xu hướng giảm chung theo doanh số cho vay và dư nợ nhưng tốc độ giảm nhỏ hơn, đặc biệt trong năm 2006 doanh số thu nợ không những không giảm mà còn tăng đôi chút. Đặc biệt đối với công tác thu nợ các DNQD đã có bước tiến đáng kể thể hiện qua doanh số thu nợ tăng dần qua các năm 2005-2007. Điều này phản ánh công tác thu nợ tại chi nhánh được tiến hành một cách tích cực hơn qua các năm. NHCT Đống Đa sử dụng hệ thống INCAS của hệ thống NHCT nên việc theo dõi các khoản cho vay, phân loại nợ đã được thực hiện khoa học và hiệu quả hơn. Chi nhánh tuân thủ nghiêm theo hướng dẫn nghiệp vụ trong sổ tay tín dụng của NHCT Việt Nam 2005. Chi nhánh cũng tiến hành phân loại nợ thành 5 nhóm từ 1-5 theo hướng dẫn của quy đinh 493 (về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng) của NHNN và công văn 4242 (quy định trích lập dự phòng và phân loại nợ) của NHCT Việt Nam. Tỷ lệ NQH của khoản cho vay DN nằm trong mức được đánh giá là hoạt động tín dụng có hiệu quả (<5%) và các khoản NQH đều rơi vào các khoản cho vay ngắn hạn. Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DN có giảm qua các năm nhưng thu nhập trên một đồng vốn cho vay có sự tăng đáng kể. Điều này phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay được nâng cao phần nào. Tuy đã có những kết quả tích cực nhưng hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Thứ nhất, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh chưa thực hiện được việc mở rộng cho vay đối với DN. Ngoài ra, các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. Việc này có thể giúp ngân hàng có được tỷ lệ an toàn cao trong hoạt động cho vay trong giai đoạn kinh tế không ổn định nhưng nếu chỉ cho vay ngắn hạn thì thu nhập không được cải thiện và sẽ không đáp ứng được đầy đủ vốn cho các DN đặc biệt là những nguồn vốn trung dài hạn đầu tư cho tài sản cố định hoặc các dự án. Như vậy, Chi nhánh sẽ đánh mất khách hàng và hiệu quả cho vay giảm sút. Tỷ trọng cho vay đối với DNNQD trên tổng cho vay DN của cả chi nhánh tăng dần qua các năm chứng tỏ NHCT Đống Đa đã có bước đi thích hợp, kịp thời chuyển hướng sang khách hàng DNNQD đang có tiềm năng phát triển và nhu cầu về vốn rất lớn. Thứ hai, Doanh số thu nợ thể hiện khả năng kiểm soát, theo dõi của ngân hàng đối với các khoản nợ. Tuy chỉ tiêu trên có dấu hiệu tích cực với tốc độ giảm chậm hơn tốc độ giảm của doanh số cho vay và dư nợ cho vay nhưng con số tuyệt đối vẫn giảm nhiều. CBTD cần phải nhìn nhận vấn đề này để có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ. Thứ ba, NQH, tỷ lệ NQH tăng về số tuyệt đối và tương đối trong khi dư nợ và doanh số cho vay giảm theo các năm. Trong đó NQH của DNQD chiếm tỷ trọng rất lớn. Thứ tư, doanh thu từ hoạt động cho vay DN giảm nhanh chóng qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng. Phần lớn là do quy mô cho vay bị thu hẹp nên thu từ hoạt động cho vay giảm theo. Với bề dày truyền thống và mạng lưới hoạt động tương đối rộng, kết quả hoạt động cho vay trong thời gian qua là chưa tương xứng với tiềm năng của NHCT Đống Đa. Những hạn chế trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Sau đây là một vài nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của NHCT Đống Đa. 2.3.2.2 Nguyên nhân Từ phía ngân hàng Thứ nhất, chi nhánh chưa có chiến lược về hoạt động cho vay cụ thể. Chiến lược hoạt động cụ thể sẽ giúp cho ngân hàng có những biện pháp và bước đi thích hợp đồng thời có thể đánh giá chính xác những gì chưa làm được, khâu nào còn yếu để khắc phục. Chi nhánh NHCT Đống Đa trực thuộc NHCT Việt Nam do đó hoạt động kinh doanh của chi nhánh chủ yếu căn cứ vào chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam. Chi nhánh không thể linh động quyết định cho vay đối với các khoản vay đặc biệt mà không thông qua NHCT Việt Nam. Kế hoạch hoạt động của chi nhánh thường chỉ định hướng từng năm một dựa trên chỉ tiêu mà NHCT Việt Nam giao dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thụ động và chung chung. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Thứ hai, chính sách cho vay của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế và chưa linh hoạt. Thông thường DN muốn vay vốn cần phải có những điều kiện về vốn chủ chủ sở hữu, tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức sử dụng tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp thường được sử dụng là đất đai và bất động sản gắn liền trên đất. Tuy nhiên loại tài sản này thường gặp nhiều khó khăn và vướng mắc về quyền sở hữu, đặc biệt đối với những công ty đang trong quá trình cổ phần hoá hoặc mới cổ phần hoá quyền sở hữu chưa được xác định rõ ràng. Trong khi đó, các hình thức bảo đảm khác như tín chấp, cầm cố bằng những giấy tờ có giá của các DN vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của ngân hàng đưa ra. Đây là một lý do hạn chế hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các DN, đồng thời cũng hạn chế các DN tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng. NHCT Đống Đa hạn chế trong việc cho vay không có tài sản bảo đảm, hoặc bảo đảm không đầy đủ đặc biệt đối với những DNNQD. Theo lý thuyết, ngân hàng chỉ có thể cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, nhưng thực tế nhiều món vay có giá trị hơn 70% hay lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo. Hơn nữa CBTD không thể định giá chính xác tất cả các loại tài sản đảm bảo. Nhiều khoản vay được thế chấp bằng tài sản không đủ điều kiện hay một số đã bị hao mòn vô hình làm giảm giá, nên ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh lý để thu hồi vốn. Có trường hợp số tiền bán tài sản đảm bảo không đủ bù khoản vay, gây thiệt hại đến lợi nhuận ngân hàng. Mặt khác với tâm lý sợ rủi ro, nhiều trường hợp các tài sản thế chấp của khách hàng bị ngân hàng hạ thấp hơn nhiều so với giá trên thị trường. Do vậy khách hàng khó vay vốn theo đúng yêu cầu, mất cơ hội đầu tư, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ cho ngân hàng giảm. Điều này tác động tới khả năng mở rộng cho vay và hiệu quả của hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện chặt chẽ điều kiện “có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết” theo điều 7 khoản 2 quyết định 049 của NHCT Việt Nam: Đối với cho vay ngắn hạn, pháp nhân phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tối thiểu là 10%; hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thì tối thiểu là 20%. Đối với cho vay trung và dài hạn: đối với dự án, phương án mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật vốn chủ sở hữu tham gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7573.doc
Tài liệu liên quan