Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty Bảo Việt Hà Nội

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I : 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 3

I . Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3

1. Sự cần thiết của Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3

1.1. §Æc ®iÓm cña xe c¬ giíi. 3

1.2. Sù cÇn thiÕt cña b¶o hiÓm vËt chÊt xe c¬ giíi. 7

2.Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 7

II Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 9

1.Đối tượng bảo hiểm. 9

2.Phạm vi bảo hiểm. 10

2.1. Rủi ro được bảo hiểm. 10

2.2. Rủi ro loại trừ. 11

3.Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. 12

3.1. Giá trị bảo hiểm. 12

3.2. Số tiền bảo hiểm. 13

4.Phí bảo hiểm. 14

5.Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 19

6. Hợp đồng bảo hiểm. 21

III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm 23

1.Chỉ tiêu kết quả 23

1.1. Doanh thu nghiệp vụ (TR) 23

1.2. Tổng chi ( T C) 24

1.3. Chỉ tiêu lợi nhuận nghiệp vụ 24

2.Chỉ tiêu hiệu quả . 25

CHƯƠNG II: 28

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT 28

XE Ô TÔ TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002- 2006. 28

I. Tổng quan về công ty Bảo Việt Hà Nội . 28

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm Hà Nội 28

2.Bộ máy tổ chức và nhân lực 29

3. Kết quả hoạt động kinh doanh 31

Đánh giá chung tình hình thị trường bảo hiểm Hà Nội 31

Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội thời gian qua 32

II. Thực trạng triển khai bảo nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tai Bảo Việt Hà Nội 45

1.Công tác khai thác : 45

2.Về công tác bồi thường 49

3. Công tác giám định tổn thất 53

4. Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Bảo Việt Hà Nội 60

5. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2002- 2006 . 63

CHƯƠNG 3: 65

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ 65

HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI 65

I. Những điểm thuận lợi và khó khăn. 65

II. Phương hướng hoạt động năm 2007. 69

III . Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô. 70

2. Đối với Bảo Việt Hà Nội . 71

2.1.Công tác khai thác. 71

2.2.Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 74

2.3.Công tác giám định 76

2.4. Công tác bồi thường. 77

2.5. Đối với hiện tượng trục lợi. 78

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyện để tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tập trung khai thác các đầu mối quan trọng để triển khai hiệu quả nhóm nghiệp vụ này. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải Doanh thu nhóm nghiệp vụ này đạt 20 tỷ đồng tăng 1,7 tỷ so với năm 2005. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, giữ vững được thị trường thể hiện sự nỗ lực của công ty nói chung và các phòng quản lý nghiệp vụ nói riêng. Tuy nhiên công ty vẫn cần chú ý hơn nữa việc quản lý khách hàng và việc triển khai nhóm nghiệp vụ này. Nghiệp vụ bảo hiểm tàu biển Trong năm 2006,công ty đã khai thác cả bảo hiểm thân tàu và P&I, doanh thu đạt 9,68 tỷ đồng. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của Tổng công ty, Bảo Việt Hà Nội đã nghiên cứu và triển khai nghiệp vụ bảo hiểm đóng tàu bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá Doanh thu năm 2005 đạt 9,03 tỷ đồng tương đương mức doanh thu năm 2004; đến năm 2006 doanh thu chỉ đạt 8,19 tỷ đồng giảm 840 triệu đồng so với năm 2005, trong đó: _ Bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu: doanh thu phí là 5,46 tỷ đồng tăng1,6 tỷ nhờ công ty tiếp tục duy trì các khách hàng lớn. _ Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu: doanh thu đạt 312 triệu đồng giảm 218 triệu đồng, nguyên nhân chính do tại địa bàn Hà Nội nghiệp vụ này bị chia sẻ thị trường với các công ty khác. _ Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa: doanh thu 2,42 tỷ đồng giảm 2,29 tỷ, nguyên nhân do tình hình cạnh tranh gay gắt, khách hàng tổ chức đấu thầu bảo hiểm dẫn đến phí giảm, bị mất một số khách hàng lớn vào tay đối thủ. Qua các năm, nhìn chung doanh thu của tất cả cả nghiệp vụ đều tăng, góp phần vào sự phát triển chung của toàn công ty. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khiến doanh thu một số nghiệp vụ giảm trong 2 năm 2005, 2006, vì vậy trong công tác khai thác các phòng cần chú ý khắc phục: _Các phòng cần quan tâm công tác quản lý khách hàng, phân công theo dõi khách hàng, hợp đồng tái tục, cần năng động, nhanh nhạy trước tình hình thị trường. Từ đó duy trì tái tục hợp đồng với tỷ lệ cao,giữ vững thị phần, khai thác thêm các nghiệp vụ có tiềm năng, tìm thêm khách hàng, ở rộng thị phần. _ Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm tài sản chưa tương xứng tiềm năng thị trường dù đã được các phòng chú trong khai thác, nâng cao nghiệp vụ cán bộ. _Các nghiệp vụ tiềm năng như: bảo hiểm cháy,bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm du lịch chưa được tập trung triển khai tại một số phòng. _ Nhiều cán bộ thực hiện đúng quy trình ISO và quy trình nghiệp vụ, đặc biệt 2 nghiệp vụ: bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người. _ Một số phòng chưa phát huy được tinh thần chủ động tiếp cận thị trường, chưa triển khai đa dạng sản phẩm bảo hiểm, chưa chú ý tập trung phát huy thế mạnh trong quan hệ khách hàng. Kết quả công tác giám định – bồi thường Việc thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo chung Trong năm 2005, 2006, công ty đã kịp thời triển khai hướng dẫn cụ thể tới các phòng bằng căn bản những chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng công ty, thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh các điểmt tồn tại như: công tác xác minh, giải quyết tai nạn; công tác phục vụ khách hàng. Công ty đã chuyên môn hoá công tác giám định bồi thường trong toàn công ty, riêng phòng giám định bồi thường áp dụng chuyên môn hoá hai khâu giám định và bồi thường độc lạp, duy trì tổ trực 24/24, đào tạo và tập huấn giám định viên, nâng cấp trình độ thống kê bồi thường, thống kê tai nạn, thường xuyên nhắc nhở tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng, bước đầu đã đạt kết quả tốt. Năm 2006, công ty đặc biệt quan tâm đến hiệu quả trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ( bảo hiểm vật chất và TNDS chủ xe ô tô). Công tác giám định - Ưu điểm Trong những năm qua, phòng Giám định-Bồi thường đã thực hiện công tác giám định đạt tỷ lệ xấp xỉ 97,8% số vụ tai nạn của các xe tham gia bảo hiểm tại công ty. Công ty và các phòng thực hiện tương đối tốt, đồng bộ quy trình giám định từ khâu tiếp nhận thông tin, tổ chức giám định kịp thời; biên bản giám định và hồ sơ cơ bản bảo đảm yêu cầu; công tác phố hợp giữa các phòng và với khách hàng tương đối tốt; công tác giám định hộ đảm bảo quy định của Tổng công ty. Một số điểm chưa được của năm trước đã được khắc phục như: biên bản giám định ghi chép chưa đầy đủ, một số vụ giám định hồ sơ pháp lý chưa cao… _ Một số điểm còn tồn tại: + Việc giám định, báo cáo phối hợp giải quyết bồi thường một số vụ còn chậm. + Một số vụ, cán bộ giám định chưa đánh giá chính xác nguyên nhân tai nạn, quá thụ động và hồ sơ của cơ quan chức năng. Công tác bồi thường Công tác bồi thường nói chung đã đáp ứng được tương đối yêu cầu của khách hàng, công ty không nhận được khiếu kiện nào của khách hàng; tuy nhiên các phòng chức năng cần chú ý kịp thời giải quyết bồi thường tổn thất cho khách hàng. Năm 2005, công ty tiép nhận và giải quyết 41.420 hồ sơ, năm 2006 là 43.630 hồ sơ, cụ thể ở bảng sau: Bảng 7: Số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết bồi thường Nghiệp vụ Năm 2005 Năm 2006 BH xe cơ giới 5.844 7.885 BH con người 16.964 17.715 BH học sinh 18.485 17.734 BH cháy và RRHH 85 27 BH kỹ thuật 11 14 BH hàng hải 31 25 Nghiệp vụ khác 250 230 Tổng 41.420 43.630 ( Nguồn: Bảo Việt Hà Nội) Năm 2005, trong số 57 nghiệp vụ triển khai có 36 nghiệp vụ bảo hiểm phát sinh bồi thường với tổng số tiền bồi thường là 60,73 tỷ đồng chiếm 32,64% tổng thu; tỷ lệ này giảm 5% so với năm 2004 cho thấy công ty đã thu được kết quả trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Năm 2006, số nghiệp vụ phát sinh tổn thất là 32, số tiền bồi thường 72,40 tỷ đồng bằng 35,95 tổng thu, tỷ lệ này nhìn chung cũng nằm trong mức cho phép. Với những vụ tổn thất lớn trên phân cấp, công ty kịp thời báo cáo xin chỉ đạo cấp trên và giải quyết bồi thường hợp lý, nhanh chóng. Năm 2005, công ty phối hợp giải quyết tốt vụ tai nạn tàu E1 xảy ra ngày 12/03 tại Lăng Cô-Thừa thiên Huế. Năm 2006, giải quyết tốt công tác thu hồi xe ô tô bị tai nạn thu về được 350 triệu đồng. Các công tác khác Công tác Tổng hợp, TCCB- đào tạo và lao động tiền lương _ Công tác tổng hợp: Công tác này trong những năm gần đây đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu tham mưu cho lãnh đạo trong điều hành,duy trì tốt việc giao ban hàng tháng để giao ban trở thành buổi hội thảo cùng trao đổi, chia sẻ thông tin, giải pháp, chính sách để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên công tác này còn hạn chế là chưa phát huy hết vai trò kiểm tra đôn đốc các công việc đề ra theo chương trình công tác hàng tháng. _ Công tác tổ chức cán bộ: Năm 2006, công ty tuyển 14 lao động, bổ nhiệm mới 8 lãnh đạo phòng, bổ nhiệm lại 12 lãnh đạo phòng; theo đúng quy định cảu Luật lao động và quy chế của công ty nâng lương cho 41 cán bộ,ký hợp đồng không xác định thời hạn cho 6 cán bộ, giải quyết lao động tập nghề theo đúng quy định, giải quyết nghỉ hưu cho 2 trường hợp… nhờ đó mang lại sự phấn khởi, tin tưởng, tâm lý ổn định công tác tốt cho các cán bộ trong toàn công ty. Công ty luôn tổ chức tốt việc giao kế hoạch đầu năm cho các phòng kinh doanh. Đi đôi với công tác quản lý kinh doanh, công ty luôn chú ý tăng cường giáo dục ý thức xây dựng tập thể đối với cán bộ và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Quy trình nghiệp vụ, Quy chế quản lý. _ Công tác pháp chế: Công ty đã đảm bảo việc kiểm tra, soát xét tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ bồi thường, thực hiện việc giám định đúng quy trình, nhờ đó công tác bồi thường được chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi của khách hàng. _ Công tác đào tạo: Công ty đã quan tâm cả về lượng và chất của công tác đào tạo. Trong năm 2205, cử 97 lượt cán bộ tham dự các khoá học tại Trung tâm đào tạo Bảo Việt, năm 2006 cử 86 lượt, bên cạnh đó thướng xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, năm 2006 đã tập huấn cho 41 cán bộ ở các phòng quản lý nghiệp vụ. Đây cũng là yếu tố giúp năng suất lao động của cán bộ trong công tác thống kê không ngừng được nâng cao. _ Công tác tuyên truyền quảng cáo: Công ty chú trọng quảng bá hình ảnh của mình trên địa bàn thủ đô thông qua: báo viết, báo hình, báo nói. Hỗ trợ cho công tác khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh, sinh viên trong năm 2006, công ty đã in, phát tờ rơi đến tận tay học sinh và phu huynh học sinh. Điều đó giúp tăng hiểu biết của khách hàng, tuy nhiên hình thức tuyên truyền chưa phong phú, hiệu quả còn hạn chế. Công tác Tài chính-Kế toán _ Công tác Kế toán: hạch toán kịp thời các khoản thu-chi, phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, công tác kế toán ấn chỉ, thanh quyết toán doanh thu phí bảo hiểm, chi kinh doanh được củng cố; mở đúng, đủ các loại sổ sách, hoàn thành báo cáo định kỳ, đột xuất đúng hạn và đảm bảo công tác quản lý, chi trả bồi thường cho khách hàng được nhanh chóng thuận tiện, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. _ Công tác Tài chính: thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý tài chính như: xây dựng kế hoạch kinh doanh, định mức và thực hiện chi tiêu cáckhoản chi phí, sử dụng đúng, có hiệu quả các quỹ phúc lợi khen thưởng; tiến hành thanh tra kiểm tra các phong kinh doanh về công tác tài chính- kế toán và quản lý tiền mặt. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại: + Việc ghi chép sổ quỹ tiền mặt một số phòng chưa làm đúng quy định. + Các phòng chưa quan tâm đến việc đối chiếu công nợ nên còn những khoản công nợ chưa được thanh toán triệt để, đúng hạn. + Việc đối chiếu số liệu thu-chi giữa các phòng quản lý và các phòng trực tiếp kinh doanh chưa thực hiện tốt dù công ty đã có quy định; chất lượng các loại báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính dẫn đếnthiếu sót trong chi trả bồi thường cho khách hàng. Công tác Thống kê- tin học Một số ứng dụng đã được áp dụng: + In giấy chứng nhân bảo hiểm các nghiệp vụ: ô tô, con người, du lịch, học sinh, bảo hiểm xe máy với các hợp đồng lớn; theo dõi trình bồi thường nghiệp vụ con người, ô tô trên máy; theo dõi thông tin phát sinh và bồi thường trên phân cấp tới từng phòng; xây dựn bổ sung báo cáo chỉ tiêu nghiệp vụ mới. + Công ty phố hợp cùng công ty CMC áp dụng phần mềm BVPROP, thống kê theo tuần, theo từng cán bộ và truyến số liệu bảo hiểm ô tô hàng ngày. +Hơn 60% các phòng ứng dụng ADSL giúp việc giao dịch với khách hàng thông suốt, kịp thời. Ứng dụng trên đã giúp cán bộ có thêm thời gian tập trung khai thác, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc đồng thời giúp giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng, phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế: + Nhìn chung trình độ tinhọc của cán bộ hạn chếnên hiệu quả ứng dụng thiết bị tin học và mạng nội bộ trong kinh doanh chưa cao. + Số liệu thống kê chưa đầy đủ, mất thời gian kiểm tra, đối chiếu, bổ sung; báo cáo số liệu thống kê về chỉ tiêu kinh tế còn có phòng nộp chậm. Công tác Hành chính- Quản trị Công tác này đã được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo cung cấp đày đủ trang thiết bị cho các phòng ban công ty đẻ đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Năm 2005, công ty đã tiến hành thuê trụ sở làm việc mới cho Phòng Hoàng Mai, Thanh Trì. Năm 2006, tiến hành thủ tục mua trụ sở làm việc mới cho phòng Cầu Giấy, xây dựng trụ sở cho Phòng Từ Liêm. Phòng HC-QT đã cung cấp ấn chỉ phục vụ công tác kinh doanh kịp thời và đã chú ý hơn để công sở khang tranh, sạch đẹp. Công tác sử dụng và quản lý đại lý Năm 2006, công ty đào tạo 03 lớp đại lý cho 75 học viên, ít hơn kế hoạch 01 lớp, trong đó: đào tạo chính quy 02 lớp đại lý phi nhân thọ chuyên nghiệp cấp I cho 55 học viên, đào tạo theo yêu cầu 01 lớp cho Công ty Honda Giải Phóng với 20 học viên. Công ty thành lập mới 03 tổ đại lý, duy trì hoạt động tốt các tổ đại lý chuyên nghiệp, thực hiện việc giao ban tổ trưởng đại lý hàng tháng đi vào nề nếp. Đồng thời công ty quan tâm theo dõi chế độ hỗ trợ đối với đại lý, chú trọng khuyến khích động viên kịp thời thông qua các đợt thi đua, bồi dưỡng. đến 31/12/2006,doanh thu do các đại lý chuyên nghiệp đem lại là 15 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch được giao. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến chính sách đối với đại lý để họ gắn bó lâu dài với công ty. Trên đây là kết quả kinh doanh, những mặt làm tốt và những điểm còn tồn tại tại các phòng ban, trong các loại hình bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội. Trên tinh thần phát triển Bảo Việt Hà Nội , luôn giữ vững vị trí 1, 2 của mình trong tổng công ty, ban lãnh đạo Bảo Việt Hà Nội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, khắc phục những hạn chế để đạt được hiệu quả tốt hơn nữa trong những năm kế tiếp. II. Thực trạng triển khai bảo nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tai Bảo Việt Hà Nội Nhận thấy sự cần thiết và những tác dụng rất thiết thực, ngay từ những ngày đầu thành lập, Bảo Việt Hà Nội đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và trong thời gian hoạt động Bảo Việt Hà Nội luôn là nghiệp vụ mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho công ty.Thực tế loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội triển khai chủ yếu với xe ô tô rất ít khi áp dụng cho xe máy với hai nguyên nhân chính : Về phía chủ xe : So với xe ô tô, xe máy có giá trị tương đối thấp, khi chẳng may xảy ra tai nạn thì chi phí sửa chữa cũng không lớn như xe ô tô, chủ xe có thể tự gánh chịu, còn nếu có tham gia bảo hiểm chủ xe cũng ngại đòi bồi thường do thủ tục đòi yêu cầu bồi thường cũng khá phức tạp và số tiền bồi thường thấp . Về phía công ty bảo hiểm : Sẽ rất ít chủ xe mô tô tham gia bảo hiểm do lý do trên nên nếu có triển khai thì phí bảo hiểm rất cao để hình thành nên quỹ . Không chỉ có Bảo Việt mà tất cả các công ty bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam đều triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô . Trong đó Bảo Minh và PJICO là hai đối thủ cạnh tranh rất mạnh của Bảo Việt. Tuy trên thị trường thị trường bảo hiểm Việt Nam hịên nay có rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài giàu mạnh song cùng với nền tảng là công ty bảo hiểm ra đời đầu tiên trên thị trường bảo hiểm Việt Nam cùng với khả năng tài chính và sự đóng góp không biết mệt mỏi của cán bộ, nhân viên trong công ty, Bảo Việt Hà Nội đã kinh doanh rất thành công và doanh thu tăng liên tục trong những năm qua. Đặc biệt là bảo hiểm vật chất xe ô tô. Công tác khai thác : Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói chung cũng như bảo hiểm nói riêng được triển khai rất sớm tại công ty Bảo Việt Hà Nội ( 1981), khi công ty mới thành lâp một năm. Mặc dù bảo hiểm vật chất ô tô là loại hình bảo hiểm tự nguyện nhưng đây là một trong những nghiệp vụ chính của công ty ( chiếm tỷ lệ trên 20% tổng doanh thu của công ty ),năm 2005 doanh thu của nghiệp vụ này lên đến 4012 triệu đồng chiếm 23% tổng doanh thu.Ngày nay nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô ngày càng phổ biến bởi số lượng xe ô tô tăng lên rất nhanh ( do đời sống ngày càng được nâng cao trong khi có một số lượng lớn là xe Trung Quốc nhập khẩu vào với gía rẻ cùng với chính sách nhập khẩu xe cũ của nhà nước mới ban hành ) Do đó nhu cầu được bảo hiểm tăng cao.Chất lượng của công tác khai thác nghiệp vụ này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như công tác tuyên truyền, quảng cáo, uy tín của công ty , tỷ lệ phí của công ty bảo hiểm áp dụng , tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên trong công ty , thói quen tâm lý của chủ xe vv .Mặc dù một công ty nhà nước có uy tín lâu năm, có mối quan hệ lâu dài với nhiều tổ chức kinh tế xã hội nhưng trong quá trình triển khai nghiệp vụ này công ty vẫn còn một số khó khăn nhất định : - Nhận thức của người dân về bảo hiểm còn hạn chế, họ có thói quen tự chịu tổn thất chứ không mua bảo hiểm, hơn nữa đay là nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện. - Mạng lưới đại lý còn yếu cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ nên nhiều khi không thuyết phục được khách hàng. - Chính sách mở cửa của nhà nước tạo ra sự cạnh tranh gay gắt để tranh giành thị phần với các công ty bảo hiểm khác như Bảo Minh, PJICO, BẢO LONG, PTI ...nhất là các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài kiến thức, kinh nghiệm quản lý hơn hẳn của Bảo Việt những công ty này thường đầu tư rất nhiều cho công tác tuyên truyền quảng cáo cũng như tỷ lệ giảm phí, trích phần trăm hoa hồng cho đại lý. Đây là những biện pháp mà Bảo Việt không “chạy đua’’ theo được. Trước những khó khăn chung Bảo Việt đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ từ khâu khai thác đến khâu giải quyết bồi thường, nâng cao uy tín với khách hàng từ đó thu được lợi nhuận cho công ty. Để đánh giá được tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô của Bảo Việt Hà Nội ta theo dõi bảng sau : Bảng 8: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2002 – 2006. STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 1 Số xe tham gia Chiếc 8.533 9.063 9.721 10.126 12.102 2 Doanh thu kế hoạch Trđ 16.769 22.422 30.605 46.000 54.211 3 Doanh thu thực hiện Trđ 18.316 30.303 38.656 40.102 55.007 4 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch % 109,23 135,27 126,31 87,18 85,04 ( Nguồn : Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta thấy số xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất tại Bảo Việt Hà Nội liên tục tăng qua các năm, đồng thời doanh thu phí cũng có chiều hướng tăng theo.Trong 5 năm (2002- 2006) số xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội cũng tăng lên rất nhanh, tăng 3569 xe, kéo theo doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ này tăng từ 18.316 đến 55.012 tức gấp 3,1 lần. Đây là một con số không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội.Mấy năm đầu triển khai nghiệp vụ này, số xe tham gia bảo hiểm cũng không nhiều nhưng số xe tham gia và doanh thu của nghiệp vụ này liên tục tăng trở lên ổn định kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á( 1999) .Năm 2000 đánh dấu bước ngoặt của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Bảo Việt Hà Nội, bởi từ đây số lượng xe tham gia bảo hiểm, doa+nh thu phí liên tục tăng và ổn định.Cụ thể: Năm 2000 số lượng xe tham gia bảo hiểm là 7.635 chiếc với doanh thu phí là 14.643 triệu đồng với tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch là 104.22% và năm 2002 là 18.216 với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 109,23% đây là con số khá cao Bảo Việt đạt được bởi trong thời gian này nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á cùng với sức ép cạnh tranh của các công ty mới thành lập khác nay đã đi vào hoạt động ổn định như Bảo Minh,PJICO, PTI ... Bắt đầu từ năm 2002 số xe tham gia tham gia bảo hiểm và doanh thu phí đã tăng nhanh chóng, năm 2002 tăng 512 so với năm 2001, doanh thu tăng lên 2674 triệu đồng ( tức 17%) . Đặc biệt năm 2003 là năm có doanh thu tăng nhiều nhất so với năm trước, so với năm 2002 số xe tham gia chỉ tăng 530 chiếc nhưng doanh thu tăng từ 18.316 triệu đồng lên 30.330 triệu đồng ( vượt mức kế hoạch đề ra là 35, 27%) , tăng 12.014 triệu đồng gấp 1,65 lần. Năm 2003 nền kinh tế trong nước đã thật sự ổn định không còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1999, cùng với quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới kéo theo số xe tham gia, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô tăng nhờ bán kết hợp với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.Mặt khác Bảo Việt cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ này nên đã tăng cường đầu tư hoàn thiện từng khâu trong quá trình triển khai nghiệp vụ tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng. Năm 2004 cũng là năm nghiệp vụ này thu được kết quả cao, donh thu tăng 8.326 triệu đồng ( tăng 27%) so với năm 2003 , phí bảo hiểm bình quân 3,97 triệu đồng / xe. Trong 5 năm liên tục, năm nào doanh thu của Bảo Việt Hà Nội cũng tăng lên. Từ năm 2002 đến năm 2004 năm nào cũng vượt mức kế hoạch đề ra nhưng đến năm 2005, mặc dù, mặc dù doanh thu của Bảo Việt Hà Nội tăng 1.464 triệu đồng nhưng tỷ lệ hòan thành kế hoạch lại giảm xuống là 87,18%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do Bảo Việt Hà Nội đã đưa ra mục tiêu quá cao trong khi xuất hiện thêm nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời trong nước và nước ngoài và sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty bảo hiểm đặc biệt là trong nền kinh tế mở cửa tự do hiện nay và khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO với danh mục sản phẩm đa dạng phong phú, chất lượng phục vụ chu đáo, khâu khai thác, chiến lược marketing....Vì vậy công ty phải đề ra những sách lược, chiến lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn trong tất cả các khâu trong kinh doanh bảo hiểm : khai thác, giám định, bồi thường, marketig, danh mục sản phẩm, chăm sóc khách hàng với những chính sách đãi ngộ, khuyến khích ....để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội. Đến năm 2006 , cùng với những chiến lược và sách lược của công ty , và sự cố gắng của toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên , doanh thu phí tăng lên 5.910 triệu đồng tương ứng 8,7% , đây là năm có doanh thu phí cao nhất từ trước đến nay. Có được kết quả này là do : - Công ty đã dụng mối quan hệ với những cơ quan hành chính, nhà nước đã có từ trước tới nay, đồng thời ngoài khai thác qua đại lý ra công ty đã áp dụng nhiều biện pháp khai thác mới như qua hệ thống ngân hàng, các trung gian tài chính ... - Có chiến lược kinh doanh đứng đắn, thực hiện tốt công tác marketing tạo ra thương hiệu Bảo Việt đối với người dân. Mặc dù chịu sức ép cạnh tranh của các công ty bảo hiểm khác như Bảo Minh, PJICO,PVI, Bảo Long, Viễn Đông ... nhưng với sự nỗ lực của mình Bảo Việt đã thu hút được phần lớn khách hàng tham gia bảo hiểm vật chất ô tô đồng thời tại dựng được vị thế vững chắc trên thị trường bảo hiểm. 2.Về công tác bồi thường a. Phân cấp bồi thường tại Bảo Việt được thực hiện theo phân cấp khác nhau. Công ty đang thực hiện đa dạng hoá trong công tác bồi thường : Tất cả các phòng bảo hiểm khu vực thực hiện chế độ giải quyết bồi thường một cửa (các phòng đều có một cán bộ phụ trách chi trả tiền bồi thường) còn ở phòng Giám định Bồi thường thực hiện chuyên môn hoá hai khâu giám định bồi thường độc lập ( tiền bồi thường sẽ được trả tại phòng Kế toán của Công ty) .Bảo Việt quy định mức phân cấp bôì thường cho nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới như sau : Các tổn thất xảy ra cho các đơn bảo hiểm thuộc trách nhiệm bảo hiểm có số tiền bồi thường từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng thì phòng tự giải quyết bồi thường cho khách hàng.(Bảo Việt Hà Nội từ chối bồi thường cho các vụ tổn thất có trị giá dưới 200.000 đồng).Nếu thiệt hại trong một vụ tổn thất có số tiền bồi thường từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng thì phải chuyển cho phòng Giám định Bồi thường Công ty đến giải quyết. Nếu thiệt hại trong một vụ tổn thất có số tiền bồi thường trên 30.000.000 đồng thì phòng Giám định Bồi thường hoàn chỉnh hồ sơ rồi chuyển lên cho Giám đốc Công ty xem xét sau đó gửi hồ sơ về Tổng Công ty kèm theo phương án đề xuất của công ty. b. Thực hiện quy trình bồi thường. Điều 10 Quy tắc kết hợp bảo hiểm xe ô tô của Tổng công ty bảo hiểmViệt Nam quy định : Thời hạn yêu cầu bồi thường là 180 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn.Bảo Việt có trách nhiệm xem xét và giải quyết bồi thường trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ bồi thường đầy đủ, hợp lệ và không kéo dài quá 30 ngày nếu như phải xác minh lại hồ sơ.Thời hạn khiếu nại bồi thường của chủ xe là 90 ngày kể từ ngày nhận tiền bồi thường hoặc thông báo từ chối bồi thường của Bảo Việt, Quá thời hạn này mọi khiếu nại không còn gía trị. Quy trình luân chuyển hồ sơ trong giải quyết bồi thường tại công ty Bảo Việt Hà Nội được thực hiện như sau: + Phân loại và giao hồ sơ cho cán bộ : Khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường của khách hàng, trưởng phòng trực tiếp xem xét và giao cho cán bộ trực tiếp chuyên trách giải quyết , nếu hồ sơ phức tạp thì phải định hướng hoặc xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc để giải quyết, nếu hồ sơ phức tạp thì phải định hướng hoặc xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc để giải quyế.Thời gian luân chuyển hồ sơ không quá một ngày . + Bổ sung xác minh hồ sơ : Khi kinh tế viên nhận được hồ sơ từ trưởng phòng giao, tiến hành kiểm tra và phát hành thông báo bổ sung( nếu cần thiết), nếu thấy có vấn đề bất hợp pháp, bất hợp lí phải baó với trường để có điều tra xác minh.Thời gian bổ sung hồ sơ xác minh không quá 3 ngày + Lập báo cáo bồi thường : Nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ , kinh tế viên tiến hành nghiên cứu, viết tờ trình bồi thường theo mẫu.Nếu là bồi thường trên mức phân cấp phòng, kinh tế viên hoàn chỉnh hồ sơ ( không lập tờ trình bồi thường ), lập “ phiếu xác nhận xe bảo hiểm và đề xuất bồi thường ”chuyển kế toán phòng xác nhận rồi trình trưởng phòng xem xét cho ý kiến trước khi gửi lên Phòng Bồi thường công ty giải quyết. Sau khi hoàn thành bản báo cáo bồi thường, kinh tế viên lập 2 bản “ phiếu duyệt trả tiền bảo hiểm” theo mẫu.Thời gian lập báo cáo bồi thường không quá 5 ngày. + Tự kiểm tra hoặc kiểm tra qua kế toán : Kinh tế viên chuyển hồ sơ cho kế toán của phòng để điều tra xác nhận khách hàng đã trả phí bảo hiểm , thời hiệu của bảo hiểm, tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ kế toán.Những hồ sơ ngay từ đầu đã do phòng Giám định Bồi thường giải quyết thì do phòng kế toán công ty kiểm tra xác nhận . Đối với những hồ sơ 10 triệu đồng trở lên bắt buộc phải chuyển qua phòng kế toán công ty kiểm tra với nội dung tương tự.Thời gian để kế toán kiểm tra xác nhận hồ sơ không quá 1/2 ngày . + Duyệt bồi thường : • Đối với hồ sơ trong phân cấp : trưởng phòng có trách nhiệm kiểm tra toàn diện hồ sơ và duyệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31966.doc
Tài liệu liên quan