MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CPDV HẠ TẦNG MẠNG NISCO 2
I. Tổng quan về Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO 2
1. Quá trình hình thành và phát triển 2
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 4
2.1. Cơ cấu tổ chức 4
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 6
2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 6
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 6
3. Một số hoạt động chủ yếu của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO 8
3.1. Một số hoạt động chủ yếu của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO 8
II. Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO 12
1. Tình hình đầu tư phát triển của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO giai đoạn 2006-2008 12
2. Vốn đầu tư và nguồn vốn 15
3. Nội dung đầu tư phát triển của Công ty 18
3.1.Đầu tư xây dựng cơ bản 20
3.2. Đẩu tư phát triển nguồn nhân lực 22
3.3. Đầu tư vào máy móc, trang thiết bị 23
3.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing 24
4. Hoạt động đầu tư xét theo chu kỳ dự án 24
4.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 24
4.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 25
4.3. Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 25
III. Đánh giá chung 25
1. Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư 25
1.1. Kết quả đầu tư 25
1.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư 27
CHƯƠNG II:.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 29
I. Định hướng phát triển của Công ty 29
1. Định hướng phát triển chung 29
1.1.Tìm kiếm và mở rộng thị trường 29
1.1.1. Cơ sở thực tiễn để tìm kiếm, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường 29
1.1.2. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, khái thác khả năng tiềm tàng. 31
1.2.4. Yếu tố nguyên vật liệu 34
2. Định hướng hoạt động đầu tư phát triển 36
2.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty trong năm tới 36
2.1.1. Mục tiêu chung 36
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 36
II. Một số giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư phát triển của Công ty CP dịch vụ hạ tầng mạng NISCO 37
1. Xây dựng quan điểm đúng đắn về công nghiệp hoá - hiện đại hoá 37
1.1. Xây dựng các chiến lược nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH sản xuất của Công ty 39
1.2. Các giải pháp liên quan đến lập dự án đầu tư 39
1.2.1. Đối với lập dự án đầu tư mua sắm và tạo dựng TSCĐ cho Công ty 39
1.2.2 - Đối với công tác lập dự án đầu tư 40
2 - Đối với quá trình đầu tư của Công ty 43
2.1 - Trong quá trình chuẩn bị đầu tư. 43
2.2 - Quá trình thực hiện đầu tư 44
2.3 - Giai đoạn vận hành dự án (Giai đoạn SXKD) 45
3. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 46
3.1. Tăng cường công tác quản lý vốn 46
3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 46
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần dịch vụ hạ tầng mạng NISCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưng nên trạm đó. Số tiền mà Công ty thu về khi cho các Công ty viễn thông thuê lại các trạm này sẽ được xoay vòng để trả cả gốc và lãi ở ngân hàng. Số tiền còn lại sẽ được chi trả cho bộ máy hoạt động của Công ty và một phần lãi dư ra sẽ được xoay vòng để tái đầu tư xây dựng các trạm BTS khác. Ngoài ra từ một trạm BTS đó có thể gia tăng cho tối đa 3 nhà khai thác dịch vụ viễn thông thuê lại để lắp các ăngten thu phát sóng.
Bên cạnh đó Công ty cũng đang hướng ra một hướng làm ăn mới nữa đó là phủ sóng di động cho các toà nhà lớn. Trên thực tế đã phủ sóng được 5 toà tổ hợp văn phòng, siêu thị và căn hộ cao cấp.
Bảng 7: Nguồn vốn của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO tăng qua giai đoạn (2006-2008)
Đơn vị: Đồng
STT
Nguồn vốn
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
1
Vốn chủ sở hữu
6,910,836,753
1
29,600,134,785
0.673
30,000,000,000
0.573
2
Vốn vay
-vay và nợ ngắn hạn
-Vay và nợ dài hạn
0
0
4,466,999,996
9,920,213,807
0.102
0.225
7,511,380,377
14,812,984,806
0.144
0.283
3
Tổng số
6,910,836,753
1
43,987,348,588
1
52,324,365,183
1
(Theo: Báo cáo tài chính của Công Ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
Để thấy rõ hơn cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn (2006-2008) ta quan sát biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn đầu tư của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO
giai đoạn (2006-2008)
Đơn vị : đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
Qua các năm cơ cấu vốn của Công ty đã có những thay đổi. Và bây giờ nguồn vốn có được là các khoản vay dài hạn từ các trung gian tài chính như các tổ chức tín dụng hay ngân hàng thương mại càng ngày càng nhiều nhưng vốn chủ sở hữu vẫn chiếm phần lớn.
Nội dung đầu tư phát triển của Công ty
Nội dung đầu tư phát triển của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO được thực hiện dưới các mảng công việc sau: đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đầu tư vào máy móc thiết bị; đầu tư vào hoạt động Marketing và những hoạt động khác
Bảng 8: Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo các nội dung đầu tư giai đoạn (2006-2008)
Đơn vị: Đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
1
2
3
4
5
6
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn ĐT phát triển nguồn nhân lực
Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị
Vốn đầu tư vào hoạt động Marketing
Vốn đầu tư vào hoạt động khác
Tổng vốn đầu tư
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
1,320,432,228
50,000,000
5,500,000,000
70,000,000
0
6,870,432,228
51,935,560,208
70,000,000
2,000,000,000
60,000,000
1,000,000,000
55,065,560,208
47,311,886,270
75,000,000
882,343,000
50,000,000
1,500,000,000
49,819,229,270
(Theo: tài liệu của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
Để thấy rõ hơn thành phần hay cơ cấu của nguồn vốn ta quan sat bảng dưới đây.
Nói chung vốn đầu tư xây dựng cơ bản luôn chiếm phần lớn Tổng vốn. Năm 2006 đầu tư vào mảng mua máy móc thiết bị chiếm phần lớn. Qua hai năm sau tổng vốn tập trung cho đầu tư xây dựng cơ bản, bên cạnh đốc đầu tư vào những hoạt động khác nữa.
Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: %
STT
Đơn vị
2006
2007
2008
1
2
3
4
5
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Vốn ĐT phát triển nguồn nhân lực
- Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị
- Vốn đầu tư vào hoạt động Marketing
- Vốn đầu tư vào hoạt động khác
%
%
%
%
%
19.22%
0.73%
80.05%
1.02%
94.32%
0.13%
3.63%
0.11%
1.82%
94.97%
0.15%
1.77%
0.10%
3.01%
Tổng vốn
%
100
100
100
(Theo: Tài liệu Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
3.1.Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là khoản mục đầu tư quan trong nhất, đem lại doanh thu chính cho Công ty. Với công việc chính là xây dựng các trạm thu phát sóng BTS rồi cho các công ty viễn thông thuê lại cơ sở hạ tầng. Với số liệu phản ánh dưới bảng sẽ cho ta thấy tiến trình phát triển của Công ty qua các năm qua.
Bảng 10: Quá trình tăng lên số trạm BTS của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO giai đoạn (2006-2008)
Đơn vị: số trạm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số trạm BTS
4
144
110
Tốc độ tăng
3,500%
- 23,61%
(Nguồn: Báo cáo Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
Được thành lập năm 2006, chưa đầy 3 năm Công ty đã có những bước phát triển khá mạnh. Năm 2006 Công ty chỉ mới có 4 trạm BTS với chi phí ước tính 1 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2007 là thời kì bùng nổ của Công ty với 144 trạm BTS đã xây dựng và cho các Công ty viễn thông thuê lại. Sang năm 2008, đến giữa năm nền kinh tế thế giới bắt đầu có khủng hoảng thì mặt bằng chung mọi thành phần kinh tế đều bị ảnh hưởng và Công ty cũng không nằm ngoài thành phần đó. Nhung khắc phục những khó khăn đó Công ty cũng đã có một bước phát triển khá với 110 Trạm BTS đang cho thuê và một số trạm chuẩn bị đưa vào hoạt động cùng với lặt đặt phủ sóng cho 5 toà nhà Inbuilding thì Doanh thu năm 2008 Công ty cũng đã mang về hơn 1 tỷ đồng.
Bảng 11: Chi phí xây dựng cho một dự án: Trạm BTS Hoàng Su Phì - Hà Giang
Đơn vị: Đồng
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
Vật liệu
Nhân công
Chi phí chung
Thuế bảo vệ trạm
Làm đường điện
Thi công nhà trạm
Lắp dựng cột Ăngten
Thi công móng cột Ăngten
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
215,751,890
6,500,800
33,151,367
2,400,000
24,624,000
85,280,000
46,800,000
15,600,000
430,108,057
(Theo: Tài liệu của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
3.2. Đẩu tư phát triển nguồn nhân lực
Bảng 12: Thành viên ban lãnh đạo Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO
TT
Họ và tên
Chức vụ
Trình độ chuyên môn
1
Phan Thanh Sơn
Chủ tịch HĐQT
Kỹ sư ĐTVT
2
Vũ Hữu Thỉnh
Tổng giám đốc
Thạc sỹ kỹ thuật, cử nhân kinh tế
3
Nguyễn Xuân Đức
Giám đốc tài chính
Thạc sỹ kỹ thuật, cử nhân kinh tế
4
Đặng Hùng
Phó Tổng giám đốc
Thạc sỹ kỹ thuật
5
Mai Xuân Dũng
Phó Tổng giám đốc
Kỹ sư GTVT
6
Phí Thị Trúc Quỳnh
Kế toán trưởng
Cử nhân kinh tế
(Theo: tài liệu Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
Bảng 13: Quá trình tăng lên nguồn nhân lực của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO giai đoạn (2006-2008)
Đơn vị: người
Phòng ban chức năng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Phòng kế toán
4
6
7
Phòng kế hoạch
3
5
7
Phòng Kinh doanh
3
4
6
Phòng dự án, ứng cứu
7
11
25
Chi nhánh văn phòng
0
6
14
Tổ chức hành chính
4
6
9
Phòng khác
1
1
2
Tổng
22
39
70
(Theo:Danh sách nguồn nhân lực của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
Số lượng 70 người năm 2008
Tỷ lệ lao động trược tiếp/ lao động gián tiếp:
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 2/3 có trình độ đại học và trên đại học bao gồm thạc sỹ, kỹ sư điện tử viễn viễn thông, kỹ sư xây dựng, cư nhân kinh tế, công nhân kỹ thuật lành nghề.
Mức lương trung bình: 3 triệu đồng/người/tháng
Cùng với sự phát triển của Công ty, đội ngũ cán bộ cùng với nhân viên Công ty ngày càng tăng lên. Công ty thường xuyên cho nhân viên mình đi học các lớp bồi dưỡng thêm kiến thức cho quá trình hoạt động của mình, cũng như học thêm các khoá học về quản lý .
Đầu tư vào máy móc, trang thiết bị
Là một Công ty nhỏ, với số vốn ban đầu 30.000.000.000 đồng, hệ thống cơ sở hạ tầng của Công ty chưa nhiều nên việc đầu tư vào khoa học kỹ thuật chưa được chú trọng. Nhưng hiện tại cơ sở vật chất cũng đã khá đầy đủ. Các phòng ban chức năng được trang bị máy tính, máy in, máy fax,…
Bảng 14: Danh mục máy móc thiết bị của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: Đồng
Tên thiết bị
Số lượng
Tổng vốn đầu tư
Năm ĐT
Notebook HPNC6400
Notebook HPNC6400
HPNC6400
Tổng đài điện thoại Panasonic
Ôtô FORD 7 chỗ
Xe ôtô innova 8 chỗ
Máy in Laze HP5200
Máy tính xách tay
Máy tính ACER4920
Ôtô ZACE
Ôtô tải nhẹ
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
28.601.079
29.630.095
27.191.620
10.790.000
457.911.559
367.235.968
19.847.314
27.191.620
20.452.400
324.427.182
112.136.667
03/10/2006
09/11/2006
12/02/2007
23/11/2006
01/12/2006
05/01/2007
17/01/2007
12/02/2007
27/08/2007
20/09/2007
19/10/2007
(Theo: Bảng kiểm kê tài sản của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
3.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing
Marketing là một hoạt động mà mỗi doanh nghiệp luôn chú trọng trong quá trình phát triển của mình. Đầu tư cho họat động Marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu,… Đầu tư cho họat động Marketing cần chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
3.5. Các hoạt động đầu tư khác
Ngoài các khoản mục đã nêu ở trên thì Công ty cũng có một số hoạt động đầu tư khác nhằm đem lại lợi nhuận như: Đầu tư vào thị trường chứng khoán, đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên khoản mục đầu tư này chiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng vốn đầu tư của Công ty nên lợi nhuận nó đem lại cũng như rủi ro mang tới là không nhiều, quan sát ở bảng 8 ta thấy rằng tỷ lệ này chỉ chiếm khoản 3 % so với tổng vốn.
Hoạt động đầu tư xét theo chu kỳ dự án
Mỗi dự án đều có một thời gian hoạt động nhất định, nghĩa là phải có thời gian bắt đầu và thời điểm kết thúc. Dự án được xem là một chuỗi hoạt động mang tính chất tạm thời. Tổ chức của dự án mang tính tạm thời, được tạo dựng lên trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu đề ra, sau đó tổ chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mục tiêu mới. Nghĩa là một dự án đều có một chu kỳ hoạt động riêng của nó.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Trong ba giai đoạn trên đây, giai đoạn này là giai đoạn tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Trong giai đoạn này Công ty cũng đã có những bước nghiên cứu đầu tiên, nghiên cứu khả thi và lập dự án các dự án sắp thực hiện.
Giai đoạn này chiếm khoảng 20% vốn đầu tư. Nhưng nhìn chung các dự án của Công ty có được là do hoạt động đấu thầu và chỉ định định thầu.
4.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn này chiếm khoảng 80% vốn đầu tư cho dự án. Quá trình triển khai các dự án của Công ty kéo dài không lâu, trung bình mỗi trạm BTS sẽ được hoàn thành trong vòng 25 ngày. Và khi xây dựng xong sẽ cho vào hoạt động ngay. Từ lúc thành lập đến nay Công ty đã triển khai xây dựng được hơn 250 trạm thu phát sóng BTS trên khắp đất nước. Ngoài ra còn thực hiện được 5 dự án phủ sóng di động cho 5 tòa nhà Inbuilding ở Hải Phòng.
Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư
Các hợp đồng cho thuê các trạm thu phát sóng BTS có thời hạn thường là 10 năm và có thể gia hạn thêm 5 năm tiếp theo. Ngoài ra từ một trạm BTS đấy một lúc có thể cho tối đa 3 nhà cung cấp dịch vụ mạng thuê lắp các máy phát sóng. Đây là hình thức kinh doanh gia tăng của Công ty.
III. Đánh giá chung
Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư
1.1. Kết quả đầu tư
Từ lúc thành lập năm 2006 đến nay, trải qua bao nhiêu khó khăn và thách thức Công ty đã có những bước phát triển mạnh. Phương thức hoạt động chính của Công ty là lắp đạt các trạm BTS và cho thuê lại. Tính đến hết năm 2008 Công ty đã có 258 trạm và đã phủ sóng thành Công 5 tòa nhà Inbuilding ở Hải Phòng. Quá trình tăng lên các trạm được phản ánh qua bảng số liệu sau.
Bảng 15: Quá trình tăng lên số trạm BTS của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: số trạm, %
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số trạm BTS
4
144
110
Tốc độ tăng
3,500%
- 23,61%
(Theo: Tài liệu của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
Hoạt động đầu tư vào xây dựng các trạm thu phát sóng BTS càng ngày càng phát triển, với số lượng ngày càng nhiều.
Với đội ngũ lãnh đạo và nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm Công ty càng ngày càng phát triển. Số trạm thu phát sóng BTS ngày càng tăng lên, doanh thu từ hoạt động cho thuê lại các trạm này tăng lên rõ rệt. Theo Bảng cân đối kế toán 31/12/2008 đã kiểm toán cho thấy:
Bảng 16: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO cuối năm 2008
Đơn vị: Đồng
Số cuối năm
Số đầu năm
Tổng tài sản
76.006.148.557
53.648.730.876
Vốn chủ sở hữu
31.314.327.542
29.600.134.785
( Theo: Báo cáo tài chính của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
* Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
* Giá trị tài sản huy động và năng lực sản xuất tài sản tăng them
1.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư
Bảng 17: Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO
Đơn vị: Đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Doanh thu tăng thêm
Lợi nhuận tăng thêm
Giá trị tài sản mới huy động
Tổng vốn đầu tư
Doanh thu tăng thêm/Giá trị tài sản mới huy động
Lợi nhuận tăng thêm/ Giá trị tài sản mới huy động
Doanh thu tăng thêm/ Vốn đầu tư
Lợi nhuận tăng thêm/ Vốn đầu tư
Giá trị tài sản mới huy động/ Vốn đầu tư
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
4,266,443
-295,663,247
821,907,250
1,720,432,228
0.005190906
-0.359728238
0.002479867
-0.171854051
0.477733
6,374,577,536
799,372,344
24,897,095,501
61,935,560,208
0.256036996
0.032107052
0.10292274
0.012906517
0.401983859
20,647,356,201
1,039,739,160
29,652,131,704
47,311,886,270
0.696319455
0.035064567
0.436409491
0.021976278
0.626737466
(Theo: Báo cáo tài chính của Công ty CPDV hạ tầng mạng NISCO)
Những tồn tại và nguyên nhân
Trong một dự án đầu tư luốn có ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư; giai đoạn thục hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Thì ứng với mỗi giai đoạn đều có những tồn tại và nguyên nhân khác nhau. Qua đó để rút kinh nghiệm hoàn thiện hơn cho các dự án sau này.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên còn có nhưng tồn tại và nguyên nhân .
Những tồn tại và nguyên nhân:
- Là một Công ty mới thành lập chưa đầy 3 năm, Công ty có nhiều chi nhánh nên khâu quản lý chưa được tốt.
- Trong quá trình thực hiện dự án xây dựng các trạm BTS còn lãng phí.
- Chưa tận dụng hết tài nguyên của Công ty.
CHƯƠNG II:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
I. Định hướng phát triển của Công ty
1. Định hướng phát triển chung
1.1.Tìm kiếm và mở rộng thị trường
Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp, trong điều kiện kinh tế thị trường, điều kiện mà thị thường quyết định cho mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy khi mỗi doanh nghiệp tham gia vào thị trường, luôn mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thông tin và phải hiểu rõ thị trường mình đang họat động. Chỉ có thị trường mới là nơi kiểm nghiệm nhanh nhất và đúng đắn nhất về kết quả và hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.1.1. Cơ sở thực tiễn để tìm kiếm, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường
Từ những quan điểm mang tính đặc thù của sản xuất và đặc điểm môi trường sản xuất kinh doanh đã nêu ở trên. Ta thấy để đạt được hiệu quả chung, mỗi doanh nghiệp khi muốn tìm kiếm, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường cần có chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh hợp lý. Muốn có điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu chặt chẽ thị trường khi thâm nhập thực tiễn. Nổi bật một số vấn đề sau:
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ
Thu nhập thông tin để xem xét, đánh giá nhu cầu của các khu vực.Tình hình các chủ đầu tư cụ thể, nhất là các dự án đầu tư mà họ sắp tiến hành, các thông tin gọi thầu của các chủ đầu tư, thị hiếu của các chủ đầu tư nhất là các chủ đầu tư… khả năng cạnh tranh của các nhà thầu, dự báo chu kỳ suy thoái kinh tế để lập kế hoạch kinh doanh.
Nghiên cứu yếu tố đầu vào
Qua đây doanh nghiệp sẽ nắm bắt và so sánh tình hình nguồn nguyên vật liệu trong nước, giá cả, xác định khả năng mua sắm hay tự sản xuất, hoặc đầu tư để sản xuất kinh doanh. Tình hình nguồn máy móc thiết bị và xác định khả năng đầu tư mua sắm hay đi thuê, đưa các phương án tối ưu nhất để tiến hành. Một yếu tố nữa mà các doanh nghiệp cần tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, tình hình giao thông vận tải và khả năng liên kết các lực lượng tại chỗ.
Nghiên cứu nguồn lao động
Khả năng thuê các loại thợ, chi phí có liên quan tới thuê nhân công… khả năng tận dụng lực lượng lao động có tính chất thời vụ cho các công việc không quan trọng, khả năng liên kết các lực lượng lao động tại chỗ.
Nghiên cứu về nguồn vốn
Các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp, các nguồn tín dụng dài hạn, ngắn hạn và các mức lãi xuất tương ứng…
Khi doanh nghiệp đã nắm bắt rõ ràng về thị trường, hiểu rõ về môi trường kinh doanh và nghiên cứu chặt chẽ các đặc điểm của thị trường, doanh nghiệp sẽ có những quyết sách cơ bản để chiếm lĩnh thị trường đưa ra những phương thức quảng cáo tiếp thị, chào hang hợp lý nhất, phương án kế hoạch đấu thầu, giá chào hàng, giá thực hiện phù hợp… Đáp ứng được thị hiếu của khách hàng ( các chủ đầu tư)… là những cách thức để tìm kiếm và mở rộng chiếm lĩnh thị trường một cách hợp lý nhất.
1.1.2. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, khái thác khả năng tiềm tàng.
Các yếu tố nguồn lực nằm trong tổng thể các yếu tố sản xuất và các yếu tố quản lý, sự cấu tạo hữu cơ của nó tạo thành thực thể sản phẩm của doanh nghiệp, cho nên nó luôn chứa đựng những khả năng tiềm tang để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Không thể có khả năng tiềm tang nằm riêng trong từng yếu tố sản xuất, nói cách khác các khả năng tiềm tang nằm riêng trong từng yếu tố sản xuất và quản lý sản xuất cũng cần được kết hợp lại, cần trực đồng bộ với nhau để trở thành một cái hữu ích, có thể khai thác và tận dụng được.
Để xem xét việc sử dụng và khai thác này chúng ta cần xem xét các biểu hiện của các khả năng tiềm tang tiết kiệm, hiệu quả ở các yếu tố nguồn lực sản xuất, các yếu tố đó chính là sự quản trị sử dụng sức lao động, tài sản cố định và nguyên vật liệu.
1.1.3. Yếu tố lao động
Khả năng tiềm tàng thường được biểu hiện ở số lượng lao động, thời gian lao động và năng suất lao động.
Về số lượng lao động
Trong số nhân viên Công ty không cân đối về ngành nghề( loại thợ chuyên môn và ngành kỹ thuật) về trình độ nên phải dung ép chuyên môn ngành này với công việc khác; dùng thợ bậc cao làm công việc bậc thấp hoặc ngược lại.
Trong đội ngũ nhân viên chưa cân đối về tỷ lệ giới… các tình trạng trên đây đều làm giảm năng lực sản xuất của doanh nghiệp và là khả năng tiềm tàng.
Về năng suất lao động
Những biểu hiện về khả năng tiềm tang ở năng suất lao động thường khó quan sát. Vì đây là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh nhiều nhân tố sản xuất và quản lý sản xuất. Thông thường, chúng ta có thể dùng các phương pháp biểu hiện sau đây: phân tổ và so sánh mức năng suất lao động giữa các tổ sản xuât tiên tiến, trung bình, chậm tiến( cùng một công việc giống nhau) và tìm nguyên nhân dẫn đến chênh lệch này.
So sánh năng suất lao động của doanh nghiệp với năng suất lao động của các doanh nghiệp cùng loại để rút kinh nghiệm và học tập các mặt mạnh trong công việc nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp bạn.
Yếu tố tư liệu lao động
Các khả năng tiềm tang được biểu hiện ở số lượng và kết cấu tài sản cố định ( TSCĐ), ở số lượng và năng suất thiết bị của doanh nghiệp.
Về TSCĐ cần xem xét một số TSCĐ chưa được sử dụng có các nguyên nhân: Không cần dùng; chưa dung đến; thiếu phụ tùng; chi tiết; dự trữ quá định mực. Đây là những số đã có sẵn nhưng vì nhiệm vụ sản xuất đã thay đổi nên không cần dùng hoặc vì khối lượng sản phẩm do nhiệm vụ kế hoạch đề ra có hạn nên chưa cần huy động đến TSCĐ đó, hoặc vì vẫn cần dùng nhưng vì thiếu một số bộ phận phụ tùng nên không dùng được. Đối với từng nguyên nhân, phải có cách giải quyết khác nhau đẻ tận dụng số năng lực sản xuất này.
Kết cấu TSCĐ( tỷ trọng từng loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ) cũng thường chức đựng những khả năng tiềm tàng; thông thường, trong mỗi lạo hình sự nghiệp đều có một kết cấu tối ưu của TSCĐ. Trong kết cấu tối ưu đó, mỗi loại TSCĐ đều có một tỷ lệ vừa phải đủ để quan hệ với nhau một cách hữu cơ và hợp lý nhằm phụ vụ cho các thiết bị sản suất hoạt động có hiệu quả nhất. Thực hiện được kết cấu tối ưu của tài sản cố đinh, doanh nghiệp sẽ có một số vốn hiệu quả nhất , tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả cao.
Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp chưa thực hiện kết cấu tối ưu của TSCĐ thường có những loại TSCĐ nhiều quá mức cần thiết (lãng phí). Trong khi đó lại có những loại TSCĐ ít quá mức cần thiết (làm giảm năng lực sản xuất) dẫn đến hiệu quả vốn cố định không cao. Vì mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm sản xuất riêng biệt nên không thể định ra mặt kết cấu tối ưu. Về TSCĐ, cho mọi nơi, mọi lúc thực hiện. Vì vậy doanh nghiệp xây dựng cần phải sự xác định kết cấu TSCĐ tối ưu của mình theo một số tiêu chuẩn sau :
- Phải dành bộ phận TSCĐ lớn nhất cho thiết bị sản xuất là các máy móc thiết bị trực tiếp tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp.
- Các loại TSCĐ khác dùng vào sản xuất nguyên vật liệu : nhà xưởng, vật kiến trúc dùng vào sản xuất, thiết bị động lực vừa đủ để phục vụ cho các thiết bị sản xuất.
- Các loại TSCĐ không dùng vào sản xuất phải tiết kiệm càng nhiều càng tốt và không có các loại TSCĐ không cần dùng.
- Mức chênh lệch giữa kết cấu thực tế với kết cấu tối ưu của TSCĐ là biểu hiện của khả năng tiềm tàng ở yếu tố này:
Về thời gian thiết bị sản xuất ta cũng phân tích hiệu quả như sau: Tổng số thời gian theo lịch của thiết bị sản xuất (tính bằng cách lấy số thiết bị lắp bình quân, nhân với thời gian theo lịch của thời kỳ quan sát - theo ngày hoặc theo giờ), là toàn bộ số thời gian máy của doanh nghiệp hoạt động. Bao gồm các loại thời gian sau đây :
- Thời gian dự trữ bình quân để thi công công trình kế tiếp.
- Thời gian máy sửa chữa dự phòng : theo đúng các thời gian sửa chữa thực tế cộng dồn lại.
- Thời gian máy ngừng việc : Ngừng việc bất ngờ vì các lý do như hư hỏng bất ngờ, không có nhân công điều khiển, thiếu nguyên vật liệu, mất điện, không có nhiệm vụ sản xuất thời tiết xấu …
- Thời gian máy chuẩn bị bảo dưỡng : là thời gian chuẩn bị sản xuất và ngừng việc giữa ca để bảo dưỡng.
- Thời gian trong tổng số thời gian (ngày hoặc giờ) thiết bị máy móc thi công của doanh nghiệp thì chỉ có thời gian có ích là tạo ra kết quả, hiệu quả cần thiết. Vì vậy nhiệm vụ của công tác quản lý doanh nghiệp là phải tìm mọi cách nâng cao số giờ sử dụng hữu ích của máy móc thiết bị. Giải pháp nâng cao hiệu quả ở đây là :
- Giữ đúng định mức thời gian máy dự trữ sửa chữa dự phòng và bảo dưỡng.
- Triệt tiêu thời gian ngoài ca chế độ của máy móc thiết bị: Thực hiện làm 3 ca với tất cả máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
- Giảm bớt đến mức tối thiểu thời gian máy ngừng việc chuẩn bị và thời gian vô ích.
1.2.4. Yếu tố nguyên vật liệu
Trước hết cần phải đảm bảo nguyên vật liệu cho thi công, sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số đảm bảo được tính theo công thức.
Hệ số đảm bảo
=
Số nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ
+
Số nguyên vật liệu nhập vào trong kỳ
Số nguyên vật liệu cần dùng trong kỳ
Hệ số này tính cho từng loại nguyên vật liệu, đặc biệt là các nguyên liệu không thể thay thế được, nếu thiếu thì doanh nghiệp phải đình chỉ sản xuất hoặc gặp rất nhiều khó khăn.
Tiếp theo cần xem xét về chất lượng nguyên vật liệu, trong nhiều trường hợp tuy tổng số được cung cấp đủ, nhưng chất lượng một số nguyên vật liệu đó không đảm bảo như tiêu chuẩn quy định nên cũng gây ra thiếu như không cung cấp đủ số lượng.
Một mặt nữa cần xem xét tính kịp thời trong cung cấp nguyên vật liệu. Ta thấy có tình hình đáp ứng nguyên vật liệu không kịp thời (không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng kinh tế hoặc kế hoạch cung cấp vật tư), khuyết điểm này gây tác hại cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khác gì cung cấp không đủ nguyên vật liệu.
Một biểu hiện khác của khả năng tiềm tàng trong sản xuất của doanh nghiệp là các điểm hẹp và điểm rộng của quá trình sản xuất.
Như đã phân tích ở trên, điểm hẹp là nơi có năng lực sản xuất thấp nhất trong toàn bộ dây chuyền sản xuất (khâu yếu) làm cho các nơi khác của dây chuyền sản xuất bị "thừa" năng học, gây mất đồng bộ giữa các đoạn sản xuất, làm cho năng lực sản xuất của toàn bộ doanh nghiệp bị hạn chế. Nếu làm mất điểm hẹp ta sẽ tạo ra sự cân đối giữa các đoạn sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Muốn triệt tiêu điểm hẹp (cũng đồng thời triệt tiêu điểm rộng) cần biết nguyên nhân phát sinh của nó; thường thì có các biện pháp sau đây:
- Tiếp tục bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị và lao động vào điểm hẹp, đây là cách giải quyết căn bản và chắc chắn đối với doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ổn định.
Tìm kiếm đối tác tin cậy để liên doanh, liên kết, đồng thời tận dụng phế liệu và nguồn nguyên liệu nội địa để tiếp nhận hợp tác của đối tác bù vào điểm hẹp, đồng thời cung cấp hiệp tác và tăng cường các sản phẩm phụ để tận dụng điểm rộng. Đây là một cách giải quyết tốt nhất đối với các doanh nghiệp. Dĩ nhiên doanh nghiệp vẫn cần có những phương hướng bổ sung đổi mới máy móc thiết bị và lao động để mở rộng điểm hẹp.
Qua phân tích trên đây ta nhìn thấy những khía cạnh mới trong hiệu quả của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung lại để đạt được hiệu quả này là cả một quá trình đầu tư hợp lý, kế hoạch lâu dài ổn định cho phát triển của doanh nghiệp.
2. Định hướng hoạt động đầu tư phát triển
2.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty trong năm tới
2.1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất mà mỗi d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21761.doc