Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH GHIỆP 6

1.1.Tổng quan về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.1.1.Khái niệm chung về vốn 6

1.1.1.1.Khái niệm chung 6

1.1.1.2.Đặc trưng của vốn kinh doanh 6

1.1.2.Phân loại vốn 7

1.1.2.1.Theo phương thức luân chuyển 8

1.1.2.2.Theo nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp 10

1.1.3.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 15

1.2.Một số vấn đề về hiệu quả huy động vốn sản xuất kinh doanh 18

1.2.1.Khái niệm về huy động vốn và huy động vốn có hiệu quả 18

1.2.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 20

1.2.2.1.Chi phí của nợ vay 20

1.2.2.2.Chi phí vốn chủ sở hữu 21

1.3.Một số vấn đề về sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 22

1.3.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn 22

1.3.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 24

1.3.1.1.Các tỷ số về năng lực hoạt động 24

1.3.1.2.Các tỷ số về khả năng thanh toán 25

1.3.1.3.Các tỷ số về khả năng sinh lãi 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CTCP SÔNG ĐÀ 12 GIAI ĐOẠN 2005 – 2008 28

2.1.Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sông Đà 12 28

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 28

2.1.2.Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính 30

2.1.3.Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành 32

2.1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 - 2008 36

2.1.5.Đặc điểm của quá trình SXKD 38

2.2.Thực trạng vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12 39

2.2.1.Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của Công ty 39

2.2.1.1.Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 39

2.2.1.2.Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2005 – 2008 44

2.2.2.Nguồn hình thành vốn SXKD của Công ty 50

2.2.3Phương pháp quản lý vốn kinh doanh của Công ty 54

2.3.Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn SXKD của CTCP Sông Đà 12 55

2.3.1.Hiệu quả huy động vốn 55

2.3.2.Hiệu quả sử dụng vốn 56

2.3.2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 56

2.3.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 58

2.3.2.3.Tình hình sử dụng vốn về mặt tổng thể 60

2.3.2.4.Khả năng thanh toán 62

2.4.Đánh giá thực trạng và hiệu quả huy động, sử dụng vốn SXKD 64

2.4.1.Ưu điểm 64

2.4.2.Hạn chế 66

2.4.3.Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến tình hình huy động, sử dụng vốn của Công ty . . .68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CTCP SÔNG ĐÀ 12 TRONG THỜI GIAN TỚI 69

3.1.Nhu cầu vốn của CTCP Sông Đà 12 đến năm 2015 69

3.1.1.Định hướng, chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2015 69

3.1.2.Nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh đến năm 2015 71

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của CTCP Sông Đà 12 72

3.2.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 72

3.2.1.1.Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn 72

3.2.1.2.Hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh 73

3.2.1.3.Đa dạng kênh huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu 74

3.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 78

3.2.2.1.Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng vốn 78

3.2.2.2.Thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư. 79

3.2.2.3.Tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao 79

3.2.2.4.Tiết kiệm tối đa chi phí SXKD 83

3.2.2.5.Tăng cường công tác quản trị tài chính doanh nghiệp 85

3.2.2.6.Đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi công nợ 86

3.2.3.Một số kiến nghị 88

3.2.3.1.Kiến nghị đối với Tổng Công ty Sông Đà 88

3.2.3.2.Kiến nghị đối với Nhà nước 89

LỜI KẾT 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa cao, do đó, khả năng rủi ro về tài chính khi giá cả và lãi suất biến động là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có chiến lược huy động vốn rõ ràng, từ đó xác định cơ cấu vốn tối ưu, phù hợp với tình hình biến động trên thị trường cũng như điều kiện thực tế của Doanh nghiệp. Trong cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả thì nợ ngắn hạn luôn có tỷ trọng cao, là bộ phận chiếm ưu thế so với nợ dài hạn và nợ phải trả khác. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần, đồng nghĩa các khoản nợ dài hạn có xu hướng tăng lên. Nếu như, thời điểm cuối năm 2005, 2006, các khoản nợ ngắn hạn luôn ở mức trên 90% trong nợ phải trả, thì trong 2 năm gần đây, tỷ trọng nợ ngắn hạn đã giảm còn 81,16% (2007) và 76,53% (năm 2008) với tốc độ giảm tương ứng là 11,85% và 5,7%. Đây là xu hướng hợp lý, phù hợp với doanh nghiệp xây dựng, có chu kỳ sản xuất dài cần nhiều hơn các nguồn vốn dài hạn, như Công ty. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của Công ty nghiêng về phía nợ phải trả với tỷ trọng 80% trong tổng nguồn vốn. Nếu như các chủ nợ thông thường thích tỷ số nợ trên tổng tài sản là vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này càng cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Xét cho cùng thì đây vẫn là một tỷ lệ cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2005 – 2008 Bên cạnh việc tìm và lựa chọn cho đơn vị những hình thức huy động vốn hiệu quả nhất thì làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn tiết kiệm, đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Để tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng như thế nào, ta đi nghiên cứu bảng cơ cấu tài sản của Công ty trong 4 năm qua. Bảng 2: Cơ cấu tài sản của Công ty qua giai đoạn 2005 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 213.289.295 69,04% 207.722.214 75,21% 239.681.717 72,45% 253.714.307 72,86% Tiền 4.283.305 2,01% 7.916.111 3,81% 7.974.013 3,33% 16.229.900 6,4% Đầu tư ngắn hạn 123.800 0,05% 21.630.100 10,41% 12.016.300 5,01% 11.372.299 4,48% Các khoản phải thu ngắn hạn 143.504.926 67,28% 111.247.433 53,56% 132.172.174 55,14% 95.360.662 37,59% Hàng tồn kho 59.307.143 27,81% 65.119.373 31,35% 73.741.363 30,77% 115.705.078 45,6% Tài sản ngắn hạn khác 6.070.121 2,85% 1.809.197 0,87% 13.777.867 5,75% 15.046.368 5,93% Tài sản dài hạn 95.663.200 30,96% 68.458.401 24,79% 91.146.889 27,55% 94.500.073 27,14% Tài sản cố định TSCĐ hữu hình TSCĐ thuê tài chính TSCĐ vô hình Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 73.647.877 53.235.099 - 2.683.391 17.729.387 76,99% 72,28% - 3,65% 24,07% 65.987.839 44.667.817 136.044 2.676.557 18.507.420 96,39% 67,69% 0,21% 4,06% 28,04% 48.582.412 37.537.689 - 944.550 10.100.172 53,3% 77,27% - 1,94% 20,79% 42.498.870 31.384.542 - 905.929 10.208.399 44,97% 73,85% - 2,13% 24,02% Đầu tư tài chính dài hạn 20.193.700 21,11% - - 40.527.300 44,46% 50.614.000 53,56% Tài sản dài hạn khác 1.821.623 1,9% 2.470.562 3,61% 2.037.177 2,24% 1.383.603 1,46% Tổng tài sản 308.952.495 100% 276.180.615 100% 330.828.606 100% 348.214.380 100% (Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo SXKD hàng năm của CTCP Sông Đà 12) Tài sản của doanh nghiệp gồm hai thành phần chính là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nhìn một cách tổng thể ta thấy về mặt giá trị, cả TSNH và TSDH đều tăng qua các năm, nhưng về tỷ trọng lại có sự thay đổi giữa hai loại tài sản này. Về tài sản ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong giai đoạn 2005 – 2008 giá trị TSNH có xu hướng tăng. Năm 2005, tổng giá trị TSNH là 213,289 tỷ đồng, chiếm 69,04%. Năm 2006, giá trị của tài sản này đã giảm 2,6%, xuống còn 207,722 tỷ đồng, tuy nhiên, tỷ trọng của tài sản này lại tăng lên 75,21% trong tổng tài sản. Điều này chứng tỏ qui mô tổng tài sản cũng thu hẹp lại và TSDH còn giảm nhanh hơn TSNH, do vậy, tuy xét về giá trị tuyệt đối thì giá trị của tài sản này giảm đi nhưng về giá trị tương đối lại tăng lên 6,17%. Bước sang năm 2007 và 2008, giá trị của TSNH đã tăng trở lại, tương ứng là 239,681 tỷ đồng (tăng 15,39%) và 253,714 tỷ đồng (tăng 5,85%). Song tỷ trọng của TSNH trong tổng tài sản ở hai năm này lại giảm, còn 72,45% (năm 2007) và 72,86% (năm 2008). Tỷ trọng này tương đối ổn định, dao động rất nhỏ, chứng tỏ trong hai năm qua hoạt động SXKD của Công ty không có biến động lớn, lượng VLĐ phát sinh không nhiều. Cơ cấu TSNH chủ yếu bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn và TSNH khác. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm đa số trong TSNH và là những bộ phận có biến động nhiều nhất. Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt trong két, tiền mặt đang chuyển và những khoản tương đương tiền. Tiền phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp và lượng tiền dự trữ trong két còn phản ánh công tác huy động các nguồn vốn vào sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Lượng tiền mặt phụ thuộc vào hoạt động SXKD và tình hình tài chính của Công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, lượng tiền mặt cả về giá trị và tỷ trọng đều tăng dần qua các năm. Năm 2005, lượng tiền mặt của Công ty mới là 4,283 tỷ đồng chiếm 2,01% trong TSNH. Đến năm 2006 lượng tiền mặt đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 7,916 tỷ đồng, chiếm 3,81% trong tài sản ngắn hạn. Sang năm 2007, lượng tiền mặt đã giảm nhẹ về tỷ trọng còn 3,33 trong TSNH nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng so với năm 2006 là 57,902 triệu đồng. Tuy nhiên, hết năm 2008, giá trị của lượng tiền mặt đã tăng lên gấp 2,04 lần năm 2007, đạt 16,230 tỷ đồng, tương ứng chiếm 6,4% trong TSNH. Tuy vậy, trong xu thế phát triển như hiện nay, đặc biệt là sự tăng giá hàng hóa dịch vụ một cách nhanh chóng cùng với một tỷ lệ lạm phát cao trong năm 2008 thì việc cất giữ tiền trong két không còn là tối ưu nữa. Tiền lúc này nên được dùng để đầu tư vào các loại giấy tờ có giá, tiến hành liên doanh, liên kết để làm tăng mức sinh lời của đồng vốn. Song việc dự trữ tiền mặt trong Doanh nghiệp vẫn là vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo khả năng thanh toán của Doanh nghiệp trước những khoản nợ đến hạn cũng như việc sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định một cơ cấu tài sản hợp lý, trong đó duy trì một tỷ lệ tiền mặt tối ưu là cực kỳ quan trọng. Các khoản phải thu ngắn hạn: là một trong những tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong TSNH cũng như trong tổng tài sản của Công ty. Khoản phải thu bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác, trong đó phải thu của khách hàng là lớn nhất. Giá trị của các khoản phải thu cho biết tình hình vốn SXKD của Công ty bị chiếm dụng. Qua bảng số liệu ta thấy, về giá trị cũng như tỷ trọng trong TSNH, biến động của các khoản phải thu qua các năm nhìn chung có xu hướng giảm, từ 143,505 tỷ đồng (chiếm 67,28%) năm 2005; 111,247 tỷ đồng (chiếm 53,56%)năm 2006; 132,172 tỷ đồng (chiếm 55,14%) năm 2007, còn 95,360 tỷ đồng (chiếm 37,59%) năm 2008. Như vậy, trong năm 2008, Công ty đã giải quyết tương đối tốt các khoản nợ cảu khách hàng. Mặc dù vậy, khối lượng vốn của Công ty bị chiếm dụng là khá lớn và khả năng không thu hồi được những khoản nợ vẫn có thể xảy ra. Dù việc bán chịu hiện nay là khá phổ biến, đôi khi đó lại là chính sách bán hàng của Công ty nhằm tăng doanh thu nhưng rủi ro do không thể thu hồi nợ là rất cao, đặc biệt đây là công ty trong ngành xây dựng. Do đó việc xác định một tỷ lệ hợp lý các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn là vấn đề Công ty cần lưu tâm và tính toán chính xác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đồng thời cần có biện pháp đòi nợ nhanh để tăng vòng quay của vốn, tránh để tồn đọng ở các khoản phải thu quá nhiều. Hàng tồn kho là một tài sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong TSNH của Công ty và đến năm 2008, hàng tồn kho đã vượt các khoản phải thu trở thành tài sản có tỷ trọng cao nhất trong TSNH (45,6%) cũng như trong tổng tài sản. Hàng tồn kho bao gồm tồn kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, tồn kho bán thành phẩm và thành phẩm. Đây là tỷ lệ khá cao và là đặc điểm của Công ty xây dựng có chu kỳ sản xuất dài. Mặt khác, suy giảm kinh tế khiến cho doanh nghiệp không bán được hàng làm cho lượng hàng tồn kho năm 2008 tăng lên. Ngoài ra, nguyên vật liệu tồn kho cũng chiếm tỷ lệ cao, do đó, chi phí lưu kho cao, nguyên vật liệu bị hỏng, giảm phẩm chất và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty cần tính toán chính xác nhu cầu nguyên nhiên vật liệu và xác định lượng tồn kho tối ưu, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng vòng quay của VLĐ. Đầu tư tài chính ngắn hạn: bao gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn và những khoản đầu tư ngắn hạn khác. Tỷ trọng của nó rất khiêm tốn trong năm 2005 (0,05%), nhưng qua các năm gần đây, tỷ trọng này đã tăng lên đáng kể, nhất là năm 2006 (10,41%), năm 2007 và 2008 giảm xuống một nửa về còn 5,01% và 4,48%. Về tài sản dài hạn: Nhìn chung, trong 4 năm từ 2005 đến 2008, tỷ trọng TSDH của Công ty luôn dưới 30% trong tổng tài sản và có xu hướng giảm qua các năm. Cơ cấu TSDH bao gồm các khoản phải thu dài hạn, TSCĐ, đầu tư tài chính dài hạn và TSDH khác. Trong đó, khoản mục các khoản phải thu dài hạn và TSDH khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tài sản dài hạn, riêng các khoản phải thu dài hạn chỉ xuất hiện vào năm 2008 và với tỷ trọng không đáng kể. TSCĐ: bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Trong TSCĐ thì TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng cao nhất, bao gồm: giá trị của nhà xưởng, máy móc, thiết bị cơ giới, máy thi công… Trong 4 năm qua, giá trị của loại tài sản này hầu như chiếm trên 70% tổng giá trị TSCĐ, dù giá trị tuyệt đối của TSCĐ có xu hướng giảm dần qua các năm, cho thấy vai trò quan trọng của tài sản này. Đó là năng lực sản xuất của TSCĐ hữu hình quyết định trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ vô hình bao gồm giá trị thương hiệu, kinh nghiệm sản xuất, phát kiến sản xuất… vẫn chiếm một tỷ lệ hạn chế. Chính vì vậy mà trong những năm tới Công ty đã có chủ trương mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu ở thị trường trong và ngoài nước, nâng cao giá trị TSCĐ vô hình. Giá trị tài sản vô hình có một vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tài và phát triển của Doanh nghiệp. Đôi khi chi phí bỏ ra đầu tư ban đầu là khá nhỏ nhưng kết quả thu lại gấp rất nhiều lần. Nhưng một thực tế là tỷ trọng của TSCĐ vô hình còn rất nhỏ trong TSCĐ, chứng tỏ Công ty chưa tận dụng và khai thác hết khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra thông qua đầu tư vào TSCĐ vô hình. Đối với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nói chung và đối với Công ty nói riêng, việc tiếp cận với nguồn tài sản thuê mua tài chính còn rất hạn chế. Đây là một hình thức còn mới mẻ và có rất ít doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này làm cho tỷ trọng của tài sản thuê tài chính còn quá nhỏ bé. Trong 4 năm gần đây, chi có năm 2006 là Công ty có tài sản thuê tài chính với tỷ trọng khiêm tốn 0,21%, còn những năm còn lại con số này bằng 0. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn dài hạn. Trong 4 năm qua, tỷ trọng này có sự biến động, cao nhất là vào năm 2006 với 28,04%, thấp nhất là 20,79% năm 2007 và các năm còn lại là xấp xỉ nhau 24%. Dù giá trị tuyệt đối của các chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm dần nhưng tỷ trọng không có sự biến động nhiều. Điều này cho thấy tiến độ thi công, hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản vẫn chưa có sự ổn định, chưa được cải thiện nhiều. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD. Nếu không đẩy nhanh tiến độ thi công thì lượng vốn ứ đọng trong những công trình dở dang là lớn trong khi khoản vay ngân hàng vẫn tăng lên để đảm bảo duy trì sản xuất, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn là thấp. Đầu tư tài chính dài hạn bao gồm đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác. Trái với đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn được Công ty quan tâm hơn thể hiện ở việc tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Năm 2005, giá trị đầu tư dài hạn là 20,194 tỷ đồng, gấp 163 lần đầu tư ngắn hạn, chiếm 21,11% trong TSDH. Năm 2007, giá trị này đã tăng gấp đôi lên mức 40,527 tỷ đồng, chiếm 44,46%. Năm 2008, tốc độ tăng đã chậm lại nhưng vẫn ở mức cao 50,614 tỷ đồng và chiếm hơn một nửa giá trị TSDH (53,56%). Nhìn chung, các hoạt động đầu tư tài chính ngắn và dài hạn của Công ty đang ngày càng hiệu quả và mang lại doanh thu ngày càng cao cho doanh nghiệp. Bảng 3: Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty qua các năm Chỉ tiêu ĐV Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu từ hoạt động tài chính 1000đ 6.075.602 3.513.128 32.188.539 18.886.455 Tỷ trọng trong tổng doanh thu % 2,37% 1,24% 9,62% 7,35% (Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm của CTCP Sông Đà 12) Nguồn hình thành vốn SXKD của Công ty Qua phân tích ở trên ta thấy, từ năm 2005 đến năm 2008, cơ cấu vốn của Công ty nhìn theo góc độ tài sản chịu sự chi phối của TSNH, còn theo góc độ nguồn vốn, nó hình thành chủ yếu từ nợ phải trả. Bởi vậy, cho đến nay, Công ty vẫn phải phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn huy động được từ bên ngoài. Đó là: Huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và chiếm dụng thương mại. Đây vẫn là các kênh huy động vốn chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng trong tổng nguồn vốn của Công ty. Huy động từ nội bộ doanh nghiệp như vay nợ cán bộ công nhân viên, huy động từ phân lợi nhuận để lại hay quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn khá quan trọng vì nó thể hiện khả năng tự chủ tài chính của đơn vị. Huy động từ phát hành cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Huy động từ góp vốn liên doanh, liên kết. Hiện nay, Công ty đang tham gia góp vốn với các Công ty là CTCP thép Việt Ý, CTCP đầu tư tổng hợp Hà Nội, CTCP Bất động sản Điện lực dầu khí, CTCP Công nghiệp Thương mại Sông Đà, CTCP Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, CTCP Thương mại và Vận tải Sông Đà và một số công ty khác. Chúng ta có thể thấy kết quả huy động vốn của Công ty bằng các hình thức trên thời gian qua, qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Tình hình huy động vốn của Công ty qua một số kênh chủ yếu Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng % Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng % Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng % Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng % Vay ngân hàng 102.951.855 33,32% 73.884.010 26,75% 114.613.207 34,64% 110.544.545 31,75% Vay và nợ ngắn hạn 79.378.294 77,1% 56.357.836 76,28% 65.201.235 56,89% 50.914.629 46,06% Vay và nợ dài hạn 23.573.561 22,9% 17.526.174 23,72% 49.411.972 43,11% 59.629.916 53,94% Chiếm dụng thương mại 118.872.630 38,47% 106.607.564 38,6% 116.797.431 35,3% 139.405.388 40,03% Phải trả người bán 80.673.003 67,87% 73.332.195 68,79% 59.835.365 51,23% 67.005.877 48,06% Người mua trả tiền trước 38.199.627 32,13% 33.275.369 31,21% 56.962.066 48,77% 72.399.511 51,94% Phải trả công nhân viên 4.114.715 1,33% 5.142.327 1,86% 8.821.319 2,67% 7.503.330 2,15% Nợ phải trả khác 27.749.951 8,98% 33.726.839 12,22% 22.514.249 6,81% 25.439.158 7,3% Vốn chủ sở hữu 55.263.344 17,89% 56.819.875 20,57% 68.082.400 20,58% 65.321.959 18,76% Tổng nguồn vốn 308.952.495 100% 276.180.615 100% 330.828.606 100% 348.214.380 100% (Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính hàng năm của CTCP Sông Đà 12) Huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và chiếm dụng thương mại. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đều coi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng là hình thức huy động chủ yếu, đáp ứng phần lớn khối lượng vốn cho hoạt động SXKD của đơn vị mình. Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong những năm qua luôn duy trì và tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng trung ương cũng như địa phương nơi Công ty đang có công trình thi công. Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị vốn vay ngân hàng có sự thay đối qua các năm nhưng mức tăng, giảm là không đáng kể qua các năm. Tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn khá không thay đổi nhiều, luôn trong khoảng 25 – 35%.. Về cơ cấu, vay ngân hàng gồm hai hình thức là vay ngắn hạn và vay dài hạn. Trước hết, cùng có xu hướng tăng giảm không rõ ràng như quy mô tổng vốn vay nhưng về tỷ trọng cảu hai bộ phận này lại có xu hướng tăng (đối với vay và nợ dài hạn) và giảm (đối với nợ ngắn hạn) là rất ró ràng. Thật vậy, nếu như năm 2005, vay ngắn hạn chiếm ưu thể hơn hẳn trong tổng vốn vay với tỷ trọng 77,1%, thì qua các năm, tỷ trọng này giảm dần, mạnh nhất là năm 2007 (20%) và đến năm 2008 nhường chỗ cho vay dài hạn thành bộ phận chiếm ưu thế hơn (53,94% trong tổng vốn vay). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc tính kinh tế kỹ thuật của một Công ty xây dựng có chu kỳ kinh doanh dài, thu hồi vốn lâu và yêu cầu khối lượng vốn lớn. Vì vậy, chỉ có vay dài hạn mới đảm bảo thời gian cho Công ty hoàn thành chu kỳ SXKD, thu hồi vốn và trả nợ. những khoản vay ngắn hạn không đáp ứng được điều đó nên thường chỉ huy động khi có nhu cầu về vốn có tính chất thường xuyên và ngắn hạn. Điều này cũng cho thấy hoạt động SXKD của Công ty đang dần được mở rộng, có nhiều hoạt động đầu tư dài hạn hơn. Bên cạnh hình thức vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì hình thức chiếm dụng thương mại từ khách hàng và người cung cấp cũng là một trong những hình thức huy động vốn tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD. Dựa vào bảng trên ta thấy, nguồn vốn chiếm dụng thương mại của Công ty không có xu hướng tăng, giảm rõ ràng qua các năm, song, về tỷ trọng thì luôn chiếm từ 35 – 40% trong tổng vốn. Cơ cấu nguồn vốn này bao gồm: chiếm dụng từ người bán bằng phương thức thanh toán chậm, chiếm dụng từ người mua thông qua người mua trả tiền trước. Trong đó, phải trả người bán có xu hướng giảm dần qua các năm và cơ cấu nghiêng dần về phía người mua trả tiền trước. Huy động từ cán bộ công nhân viên Huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của CBCNV trong Công ty cũng là một hình thức khá phổ biến. Vì đây là nguồn vốn dễ huy động, chi phí thấp, hoàn toàn dựa vào mối quan hệ đã được thiết lập từ trước giữa CBCNV và Công ty. Nếu huy động được không những đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu về vốn mà còn thắt chặt mối quan hệ, củng cố niềm tin và khuyến khích sự nỗ lực của CBCNV với Công ty. Hiện nay, Công ty chủ trương vay lại nguồn vốn nhàn rỗi của CBCNV, ngoài ra còn khuyến khích họ tham gia đầu tư vào những dự án thủy điện có quy mô vừa và nhỏ. Đây cũng là cách thức huy động khá hiệu quả. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này tuy có tăng lên qua các năm nhưng còn khá nhỏ bé và chưa xứng với tiềm năng. Trong thời gian tới, Công ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả huy động từ hình thức này. Phương pháp quản lý vốn kinh doanh của Công ty Công ty có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển phần vốn góp của Nhà nước cũng như của các đơn vị và các nhân khác. Công ty phải thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ; kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác của Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của Công ty. Công ty có quyền điều động tài sản thuộc VSH của Nhà nước, của đơn vị thành viên theo nguyên tắc: sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại tài sản trong phạm vi Công ty; không để xảy ra tổn thất; phương án điều động phải được HĐQT phê duyệt, Tổng Giám đốc quyết định; việc điều động thực hiện theo nguyên tắc tăng giảm vốn. Với tư cách là Công ty mẹ, Công ty có thể đứng ra bảo lãnh cho một số đơn vị thành viên vay vốn tín dụng hoặc hỗ trợ một phần vốn lưu động bổ sung để các đơn vị thuận lợi hơn trong quá trình SXKD của mình. Công ty sẽ tính toán cụ thể nhu cầu, yêu cầu phát triển và chiến lược phát triển để cấp vốn và có hướng đầu tư vốn thích hợp đối với từng đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên tự hạch toán độc lập, tự cân đối lỗ lãi, tự nộp thuế thu nhập và tự tạo nguồn vốn vay của các ngân hàng. Các đơn vị thành viên hạch toán bằng phương pháp báo sổ hàng tháng, quý. Công ty đứng ra cân đối bù trừ giữa các đơn vị thành viên. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Với cơ chế phân bổ vốn như hiện nay, Công ty đã chủ động hơn, góp phần làm giảm lượng vốn tồn đọng hoặc sử dụng không hợp lý. Mỗi đơn vị trực thuộc có khả năng tự huy động vốn để phục vụ tốt hơn cho hoạt động SXKD, từ đó làm tăng hiệu quả SXKD của Công ty. Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn SXKD của CTCP Sông Đà 12 Hiệu quả huy động vốn Hàng năm, tùy theo lượng vốn vay mà Công ty phải chi ra một lượng tiền để thanh toán gọi là chi phí lãi vay. Do công tác thống kê số liệu của Công ty còn hạn chế, cộng với nguồn vốn vay ngân hàng chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn nên việc đánh giá hiệu quả huy động vốn chỉ dừng lại ở phân tích chi phí lãi vay. Bảng 5: Chi phí lãi vay của Công ty qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vay ngân hàng 1000 đ 102.951.855 73.884.010 114.613.207 110.544.545 Chi phí lãi vay 1000 đ 9.319.724 10.244.298 9.119.363 10.722.764 Chi phí trên một đồng vốn Đồng 0,09052 0,13865 0,07956 0,09699 (Nguồn: tính toán từ Báo cáo tài chính hàng năm của CTCP Sông Đà 12) Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô vốn vay từ ngân hàng tăng giảm, biến động không đều qua các năm: giảm 28,2% năm 2006, tăng 55,1% năm 2007 và giảm 3,5% năm 2008. Song tổng chi phí lãi vay phải trả hàng năm lại không có biến động lớn tăng, giảm xấp xỉ 10% các năm. Năm 2005 tổng chi phí lãi vay là 9.319.724 ngàn đồng, sang năm 2006, tuy giá trị các khoản vay đã giảm nhưng chi phí lãi vay lại tăng lên, cho thấy chi phí lãi vay trong năm này khá đắt đỏ. Đến năm 2007, chi phí trên một đồng lãi vay đã rẻ đi tương đối. Nhưng lại tiếp tục tăng lên trong năm 2008. Điều này cho thấy, tình hình thị trường vốn những năm qua có nhiều biến động và doanh nghiệp phải trả chi phí cho một đồng vốn vay ngày càng đắt đỏ. Qua đây ta thấy hiệu quả của công tác huy động chưa được đẩy mạnh bằng biện pháp tiết kiệm chi phí, nhất là những khoản chi phí “bôi trơn” phát sinh. Chi phí lãi vay tăng lên là một trong những nguyên nhân “đội” giá thành sản phẩm và qua đó làm giảm tính canh tranh của Công ty trên thị trường. Hiệu quả sử dụng vốn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định TT Chỉ tiêu ĐV Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu thuần 1000đ 249.945.044 278.865.963 302.541.432 238.015.403 2 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 4.565.010 4.167.423 17.634.643 7.761.945 3 Vốn cố định bình quân 1000đ 93.323.875 82.060.801 79.802.645 92.823.481 4 TSCĐ bình quân 71.961.269 69.817.858 57.285.125 45.540.641 5 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) Lần 2,678 3,398 3,791 2,564 6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 3,47 3,99 5,28 5,23 7 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2/3) Lần 0,049 0,051 0,221 0,084 (Nguồn: tính toán từ Báo cáo tài chính hàng năm của CTCP Sông Đà 12) Ta thấy, hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty trong các năm từ 2005 đến 2007 đều có xu hướng tăng lên, lần lượt là 2,678 (năm 2005), 3,398 (năm 2006), đến 2007 là 3,791, do ảnh hưởng đồng thời của việc tăng doanh thu thuần và giảm lượng VCĐ bình quân, thể hiện số doanh thu thu được trên một đồng VCĐ đã tăng lên, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ trong những năm qua đã được cải thiện. Riêng năm 2008, chỉ tiêu này giảm xuống còn 2,564 so với năm 2007, nghĩa là đã giảm 32,37%. Nguyên nhân là doanh thu thuần đã giảm giảm 21,33% so với năm trước do khủng hoảng kinh tế, đồng thời VCĐ bình quân tăng 16,32%. Việc tăng lượng VCĐ bình quân năm 2008 chủ yếu là tăng ở bộ phận đầu tư tài chính dài hạn, tuy nhiên trên thực tế doanh thu mang lại từ hoạt động tài chính lại giảm 41,33% so với năm trước, điều này cho thấy việc sử dụng VCĐ trong đầu tư dài hạn năm 2008 là chưa hiệu quả. TSCĐ là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong VCĐ, do vậy hiệu suất sử dụng VCĐ chịu ảnh hưởng chủ yếu của hiệu suất sử dụng TSCĐ. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm đã góp phần đáng kể trong nâng cao hiệu suất sử dụng VCĐ, nó cho thấy, việc sử dụng nguồn vốn để duy trì, phát triển TSCĐ của Công ty đã mang lại hiệu quả. Mặt khác, VCĐ bao gồm cả chi phí xây dựng cơ bản dở dang, như xem xét ở trên chi phí này qua các năm có sự giảm dần cũng mang lại hiệu suất sử dụng cao hơn cho VCĐ. Nhờ hiệu suất sử dụng VCĐ qua các năm được cải thiện nên tỷ suất lợi nhuận của Công ty cũng dần tăng lên, tăng mạnh trong năm 2007 (tăng hơn 4 lần so với năm 2006) và giảm 2,6 lần trong năm 2008. Xét về tổng thể, giai đoạn 2005 – 2008 thì một đồng VCĐ bỏ ra đã góp phần làm tăng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25728.doc
Tài liệu liên quan