Huy động vốn là nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được trong các Ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng nói riêng bởi vì nguồn vốn chính của Ngân hàng để đầu tư vào các khoản mục là nguồn huy động từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế. Hơn nữa huy động vốn không phải là nghiệp vụ độc lập, nó gắn liền với nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác như chuyển tiền, thanh toán, vì vậy công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng ngày càng được trú trọng để nâng cao về số lượng và chất lượng.
61 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược vốn lớn nhưng không ổn định thường xuyên có khả năng một lượng tiền lớn rút ra thì lượng vốn giành cho vay và đầu tư sẽ không lớn do vậy hiệu quả sử dụng vốn sẽ không cao, Ngân hàng thường xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản.
2.2. Chi phí huy động.
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng không thể thiếu được trong đánh giá hiệu quả nguồn vốn huy động, là một vấn đề mà hầu hết các Ngân hàng phải quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Chi phí huy động được đánh giá qua các chỉ tiêu: Lãi suất huy động từng nguồn, lãi suất huy động bình quân.
Một Ngân hàng thường huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau nên có những mức lãi suất khác nhau.Nếu xét theo thời gian huy động mỗi một kỳ hạn như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,...đều có mức lãi suất khác nhau, mức lãi suất được tăng dần theo thời gian. Việc xác định mức lãi suất theo thời gian là vấn đề rất quan trọng phải đảm bảo được tính đa dạng các sản phẩm vừa đảm bảo được khả năng cạnh tranh và đảm bảo được mục tiêu chi phí bình quân của nguồn đã đề racủa Ngân hàng.
Chi phí huy động được thể hiện:
Chi phí huy = động
Lãi suất huy động bình quân
+chi phí trích lậpdự trữ bắt buộc
+chi phi hoạt động ở bộ phận khai thác nguồn
Lãi suất huy động bình quânđược tính bằng bình quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lưuợng. Được tính theo công thức sau:
LSBQ=(Wd*Kd+Wp*Kp+...+Wn*Kn)/(Wd+Wp+...+Wn)
Trong đó: LSBQ là lãi suất bình quân huy động
Wd, Wp, Wn là tỷ trọng của từng nguồn vốn
Kd, Kp, Kn là lãi suất của từng nguồn.
2.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của Ngân hàng.
Chỉ tiêu này được đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn huy động đáp ứng được bao nhiêu thừa hay thiếu, để từ đó có kế hoạch huy động vốn hiệu quả hơn.
Để đạt được chỉ tiêu này, Ngân hàng phải có cơ cấu vốn hợp lý. Thông thường, cơ cấu vốn huy động bao gồm theo thời hạn ngắn, trung và dài hạn; cơ cấu vốn theo nội ngoại tệ.
2.4.Một số chỉ tiêu khác.
Ngoài các chỉ tiêu chính trên. Hiệu quả công tác huy động đánh giá theo một số chỉ tiêu sau:
+ Mức độ sử dụng vốn huy động: Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 thì càng tốt, điều này thể hiện nguồn vốn được sử dụng tối đa.
+ Mức độ thuận tiên cho khách hàng được đánh giá qua các thủ tục rút tiền, gửi tiền các dịch vụ của Ngân hàng...
Tóm lại việc đánh giá hiệu quả huy động vốn không chỉ dựa vào một chỉ tiêu, mà cần phải đánh giá qua nhiều chỉ tiêu kết hợp với nhau có vậy mới phản ánh đầy đủ và thực chất của hiệu quả công tác huy động vốn tại một Ngân hàng thương mại.
3. Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng
thương mại.
Ta có thể khẳng định rằng huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống cơ bản và thiết yếu của một Ngân hàng. Đó là cơ sở để thực hiện tất cả các hoạt động sử dụng vốn vì thế chất lượng huy động vốn có mối quan hệ mật thiết đén chất lượng của mọi hoạt động khác.
Việc mở rộng hoạt động, mở rộng thi trường, tăng lợi nhuận là mong đợi của mọi Ngân hàng. Nhưng khả năng thực hiện lại phụ thuộc vào tình hình nguồn vốn. Có những dự án tốt, những cơ hội đầu tư tốt, nếu Ngân hàng không đủ khả năng huy động về vốn thì cũng không thể tiến hành được. Khả năng về vốn ở đây không chỉ là số lượng mà còn là chất lượng của các nguồn vốn đó khi đem sử dụng có đảm bảo lợi ích lâu dài của Ngân hàng.
Đánh giá hiệu quả huy động vốn sẽ làm cho Ngân hàng phát huy được thế mạnh khắc phục những điểm yếu trong công tác huy động vốn của mình. Có vậy mới chủ động trong công tác huy động vốn, tạo điều kiện để giành ưu thế trong cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên thị trường.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG
I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN YÊN DŨNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN
YÊN DŨNG.
1. Một số nét về tình hình kinh tế- xã hội tại huyện Yên Dũng.
1.1Đặc điểm kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện Yên Dũng.
1.1.1.Điều kiện về tự nhiên, kinh tế.
Dựa trên nền kinh tế tự nhiên mang nặng tính tự cấp, tự túc kinh tế trong địa bàn chậm phát triển, đời sống dân chí thấp, kinh tế hộ sản xuất chưa phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp chỉ đạt 264 USD/1người/1năm . Giao thông đi lại khó khăn. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chưa tập trung nâng cấp phục vụ đời sống xã hội. Việc sản xuất của nhân dân trên địa bàn còn chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tự nhiên thường xuyên xảy ra thiên tai hạn hán, lũ lụt…làm hạn chế đổi mới , mở rộng sản xuất cây con giống có giá trị cao.
Song với mục tiêu của huyện Yên Dũng là phấn đấu “xoá được đói, giảm được nghèo” với truyền thống tương trợ giúp đỡ lẫn nhau đoàn kết nhất trí cùng vượt qua những khó khăn trước mắt. Đồng tâm đồng lòng khôI phục phát triển kinh tế đang còn lạc hậu, tiếp thu những cải tiến mới, khoa học công nghệ hiện đại chuyển hướng phát triển kinh tế huyện theo cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Thực hiện đường lối chuyển đổi vật nuôI, cơ cấu cây trồng. Thực hiện các chương trình phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Trong năm vừa qua huyện Yên Dũng đã thực hiện chuyển mình từ sản xuất cây lương thực là chủ yếu sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi và nâng cao mở rộng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ. Qua đó đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế như sau:
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp:
Diện tích lúa chiêm xuân đạt 103,8% kế hoạch, diện tích lúa mùa đạt 110% kế hoạch. Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp đã đưa giống mới vào sản xuất đạt 272% so với năm trước. Năng suất giống lúa mới đạt 40tấn/1ha tăng giá trị sản lượng nông nghiệp 56,1 tỷ đồng năm 2003 tăng 6.6% so với năm 2002.
+ Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Ngay từ đầu năm UBND huyện Yên Dũng đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, các xã thị trấn tập trung thực hiện chỉ đạo công tác lập hồ sơ, giải phóng mặt bằng khuyến khích thu hút đầu tư công nghiệp, mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện. Đặc biệt là thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Song Khê_Nội Hoàng, đến hết năm 2003 đã có 32 Nhà đầu tư đăng kí đất trên địa bàn với tổng số vốn đầu tư theo dự án là 271,527 tỷ đồng, đã có 5 dự án đang khởi công, 02 dự án hoàn thiện và bước đầu đi vào hoạt động góp phần giải quyết lực lượng lao động nhàn rỗi trong địa bàn.
1.1.2. Đặc đIểm xã hội.
Quán triệt sâu sắc chủ chương của Đảng Bộ tỉnh Bắc Giang, Đảng Bộ huyện Yên Dũng đã có những biện pháp cụ thể và chỉ đạo kịp thời với quyết tâm cao nên đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong cán bộ, nhân dân trong huyện nên tình hình an ninh chính trị trong huyện được giữ vững, đời sống xã hội từng bước được nâng cao. Các xã thực hiện triệt để việc tuyên truyền quảng cáo thông qua đài báo, phim ảnh cũng như về văn hoá giáo dục phổ biến kiến thức hiện đại cũng như kỹ thuật tiên tiến được áp dụng vào trong sản xuất cho người dân. Đã có nhiều hộ gia đình thoát khỏi cuộc sống đói nghèo, vươn lên giàu có. Nhiều trường học, Nhà văn hoá, bưu điện được xây dựng phục vụ bà con ở vùng sâu , vùng xa. Trẻ em đã được vận động đến trường học tập đầy đủ. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân được cải thiện, các tệ nạn xã hội đã được ngăn chặn kịp thời và giảm dần qua các năm.
Với quan điểm “Ngân hàng là người bạn đồng hành của bà con nông dân”. Trong những thành tựu mà huyện Yên Dũng đã đạt được có phần đóng góp không nhỏ của cán bộ NHNo&PTNT huyện Yên Dũng
Trong việc thực hiện các chương trình kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Với trách nhiệm và quyết tâm vượt khó trong kinh doanh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đã 10 năm liên tục là đơn vị xuất sắc của ngành NHNo Tỉnh Bắc Giang. Đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nói chung, của huyện Yên Dũng nói riêng.
1.2. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Yên Dũng.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá(HĐH). Trọng tâm là CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn và các vùng kinh tế trọnh điểm: Khai thác và phát huy cao nội lực, sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoàI, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc giảI quyết tốt các vấn đề xã hội cảI thiện đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với tăng cường tiềm lực an ninh- Quốc phòng.
+ Cải thiện một cách cơ bản, cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp- nông lâm nghiệp- dịch vụ gắn liền với phân công lại lao động và sắp xếp lại dân cư trên địa bàn nông thôn, đưa nông thôn thoát khỏi tình trạng thuần nông. Xây dựng nền kinh tế hàng hoá có sức cạnh tranh cao và bền vững; Tạo bước phát triển mới công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng hình thành rõ những điểm động lực phát triển kinh tế xã hội của huyện ở từng vùng, trung tâm cụm xã theo hướng CNH-HĐH.
+ Năm 2010 phấn đấu GDP tăng gấp 4 lần năm 2000. Trong đó công nghiệp xây dựng chiếm 50%, nông lâm chiếm 29%, dịch vụ chiếm 21%.
1.3.Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Yên Dũng
Căn cứ vào tính chất đặc điểm và chức năng nhiệm vụ, trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Trong quá trình hoạt động và phát triển chi nhánh, từ ngày mới thành lập cơ cấu tổ chức của chi nhánh còn rất đơn giản nhng từ đó đến nay chi nhánh đã không ngừng đổi mới cơ cấu nhằm đạt đợc một mạng lưới hoạt động phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đợc bố trí theo:
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kinh Doanh
Phòng kế toán kho quỹ
Phòng hành chính
Ngân hàng cấp III
Khách hàng
* Màng lưới:
Ngân hàng nông nghiệp huyện Yên Dũng gồm 01 trụ sở chính, 02 Ngân hàng cấp III loại 5 ( Ngân hàng cấp III Song Khê phụ trách hoạt động trên địa bàn gồm 5 xã khu tây bắc của huyện, Ngân hàng cấp III Tân An phụ trách hoạt động trên địa bàn gồm 8 xã khu đông Bắc, tại trụ sở chính phụ trách 11 đơn vị xã thị trấn, 01 đơn vị khối cơ quan thuộc khu vực ba tổng huyện Yên Dũng.
* Nguồn nhân lực: Toàn cơ quan có tổng số 50 nhân viên trong đó:
- Ban giám đốc: 03 đồng chí, 01 trình độ sau đại học còn lại trình độ Đại học
- Phòng hành chính 05 ngời, 01 ngời đang theo học Đại học còn lại là trung cấp.
- Phòng tín dụng có 09 ngời trong đó 02 ngời trình độ Đại học, 02 học cao cấp nghiệp vụ ,còn lại là trung cấp
- Phòng kế toán Ngân quỹ: 10 ngời 01 ngời có trình độ Đại học 02 ngời đang theo học đại học, 02 ngời học cao cấp nghiệp vụ còn lại là trung cấp.
- Ngân hàng cấp III Song Khê 11 ngời 03 ngời đang theo học đại học còn lại là trung cấp.
- Ngân hàng cấp III Tân An 12 ngời trong đó 04 ngời đang theo đại học còn lại lá trung cấp.
* Phòng tín dụng: Nghiên cứu chiến lợc kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất những chính sách u đãi khách hàng, phân tích kinh tế ngành, danh mục khách hàng để mở rộng nâng cao hiệu quả tín dụng, thẩm định dự án tín dụng thực hiện cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế đủ điều kiện vay vốn theo quy định, phân tích chất lợng tín dụng tìm nguyên nhân biện pháp khắc phục.
* Phòng kế toán - ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định. Xây dựng kế hoạch tài chính, tổng hợp lưu trữ hồ sơ số liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo. Thực hiện thanh toán trong nớc và ngoài nớc, chấp hành quy định về an toàn công tác kho quỹ....
* Hai Ngân hàng cấp 3 trực thuộc: Thực hiện các nghiệp vụ nh: Huy động vốn, cho vay, thu nợ, thu lãi..... ở các xã xa Ngân hàng trung tâm ( Ngân hàng liên xã ).
* Tổ chức kiểm tra kiểm toán- hành chính: Xây dựng chơng trình công tác hàng tháng, quí của chi nhánh Ngân hàng, t vấn pháp chế trong việc thi hành các nhiệm vụ cụ thể. Thi hành pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng cháy, nổ tại cơ quan. Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc công tác tại chi nhánh, trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện các công tác hành chính khác nh: Văn thư, đánh máy, lễ tân.....
Với điều kiện và đặc điểm nêu trên ban chi uỷ, ban giám đốc, ban chấp hành công đoàn đã xác định công tác tổ chức quản lý, lãnh đạo điều hành là khâu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. trong đó xác định nhân tố con ngời là quan trọng nhất nó quyết định sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng cơ sở.
2. Khái quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng.
2.1.Thuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng.
Thuận lợi:
- Đã có sự chỉ đạo sát sao với quyết tâm cao của các cấp uỷ , chính quyền từ huyện xuống cơ sở theo những mục tiêu mà nghị quyết đại hội Đảng, Hội đồng nhân các cấp đề ra về lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội trong địa bàn huyện.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ đã được chuyển biến rõ rệt từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá với năng suất chất lượng, sản lượng ngày càng cao.
- Đối với bản thân Ngân hàng nông nghiệp huyện Yên Dũng:
+ Có hai Ngân hàng cấp III(Ngân hàng liên xã ) và một số điểm giao dịch cố định.
+ Các trang thiết bị như: Máy tính, xe chuyên dùng, cơ sở hạ tầng được trang bị đầy đủ và hiện đại.
+ Với 80% cán bộ được đào tạo đại học để nâng cao nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới.
Tất cả những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản để NHNo&PTNT huyện Yên Dũng hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
* Khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã có những bước phát triển khá, song do điểm xuất phát thấp tốc độ tăng trưởng không đều giữa các ngành, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là phần lớn (62,2%) còn ngành công nghiệp, dịch vụ 38% cho nên mặt bằng kinh tế và đời sống xã hội chưa cao. Mặt khác các sản phẩm về nông sản như vải thiều, dứa lại chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
+ Do thu nhập của người dân trong địa bàn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm ở mức cao cộng với trình độ dân trí thấp. Cho nên lượng tiền tiết kiệm của người dân vào Ngân hàng không nhiều do đó NHNo&PTNT huyện Yên Dũng luôn thiếu nguồn vốn để mở rộng tín dụng.
Từ những khó khăn của huyện Yên Dũng đã ảnh hưởng tới hoạt động NHNo&PTNT huyện Yên Dũng như nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao. Chi phí lớn nếu như không có biện pháp chỉ đạo năng động sáng tạo thì sẽ dẫn đến kinh doanh bị thua lỗ.
Tuy có khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, ban chi uỷ. Với sự đoàn kết nhất chí cao của cả NHNo&PTNT huyện Yên Dũng
Và sự quyết tâm đối với vượt khó, NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đã khẳng định được mình vươn lên đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Kinh doanh có hiệu quả, có lãi, liên tục là đơn vị suất sắc của ngành NHNo Tỉnh Bắc Giang từ năm 1994-2003.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện
Yên Dũng:
Sau hơn 10 năm thực hiện các biện pháp và các giải pháp, để thực hiện các mục tiêu trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng đã từng bước đổi mới cách làm từ công tác quản trị đIều hành đến công tác giao kế hoạch cụ thể đến các Ngân hàng khu vực, các phòng tổ công tác bám sát chủ chương phát triển kinh tế của tỉnh, của huyện và nhiệm vụ của ngành. Ngân hàng nông nghiệp huyện Yên Dũng lấy kế hoạch kinh doanh làm cơ sở định hướng, lấy tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng tín dụng gắn với đảm bảo an toàn tiền vốn để chỉ đạo các mặt hoạt động kinh doanh, gắn thu nhập với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên theo từng chỉ tiêu nguồn vốn, dư nợ, nợ quá hạn, thu lãi,…thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.
2.2.1. Hoạt động về nguồn vốn.
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với hoạt động của Ngân hàng nguồn vốn là yếu tố quan trọng hơn rất nhiều vì hoạt động kinh doanh Ngân hàng chủ yếu là đi vay để cho vay. Thông các hoạt động nghiệp vụ huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để tiến hành đầu tư vào các khoản mục, dự án, cho vay. Vì vậy để kinh doanh tiền tệ nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng là phải chăm no nguồn vốn.
Bảng 1: Kết quả huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2001
NĂM 2002
NĂM 2003
Chênh
Lệch(+;-)
Slg
%
Slg
%
Slg
%
I.Vốn huy động:
31.508
49.198
52,24
58.968
49,39
+9.770
1. Nội tệ:
48.578
51,57
55.836
46,74
+7.258
- TG các TCKT
17.636
21,5
24.419
25,93
21.189
17,74
- 3.230
- TG Tiết kiệm
1.935
2,36
7.438
7,89
33.640
28,16
+26.202
- Phát hành kỳ phiếu
11.937
14,6
16.721
17,75
1.007
0,84
- 15.714
2. Ngoại tệ
0
620
0,66
3.150
2,64
+2.530
II.Vốn điêu hoà từ NHNo tỉnh
34.803
42,4
35.000
37,16
49.000
41,02
+14.000
III.Vốn uỷ thác
15.864
19,3
9.984
10,6
11.502
9,63
+1.518
Tổng cộng
94182
100
119.470
100
+25.288
( bảng 1 : Số liệu từ báo cáo kqhđkd NHNo huyện Yên Dũng)
- Tổng nguồn vốn: Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng khá cao tăng 26,8% đạt 107,5% so kế hoạch ngân hàng tỉnh giao.Đi đôi với sự tăng trưởng của nguồn vốn kết cấu của nguồn vốn cũng biến động theo chiều hướng tích cực thể hiện :Tiền gủi không kỳ hạn tăng 352% ,làm thay đổi tỷ trọng từ 2,36 năm 2001 lên tới 28,16 năm 2003. Tuy nhiên nguồn vốn của đơn vị trong năm vừa qua nguồn huy động vẫn chiếm tỷ trọng thấp, cho vay đầu tư tín dụng vẫn chủ yếu là nguồn điều hoà từ NHNo tỉnh 41% trên tổng nguồn.từ đó hạn chế tính chủ động trong hoạt động đầu tư tín dụng, đồng thời làm tăng chi phí bình quân.
Nhìn chung qua 3 năm nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Yên Dũng năm sau luôn cao hơn năm trước và nguồn vốn chủ yếu là nguồn điều hoà từ NHNo tỉnh và nguồn từ hoạt động Uỷ thác. Điều đó chứng minh cho thấy NHNo & PTNT huyện Yên Dũng chưa khai thác hết tiềm lực huy động vốn tại địa phương. Cho nên làm hạn chế việc mở rộng cho vay các thành phàn kinh tế cho vay hộ sản xuất nói riêng và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Yên Dũng .
2.2.2. Hoạt động về sử dụng vốn.
* Thực trạng sử dụng vốn để phát triển các thành phần kinh tế:
+ Kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng luôn ngắn liền với sản xuất nông nghiệp, nông dân, vì vậy đòi hỏi trong quá trình hoạt động phải nhạy bén, đổi mới sao cho phù hợp với cơ chế thi trường và tính chất sản xuất. Cơ chế cho vay hộ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn đang từng bước đổi mới và phát triển, các hộ sản xuất cũng như các doanh nghiệp tư nhân, cá thể ngày nay đã trở thành một trong những khách hàng chính. Trở thành người đồng hành lâu dàI của NHNo nói chung và NHNo huyện Yên Dũng nói riêng.
Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thi trường NHNo huyện Yên Dũng luôn tìm mọi cách để mở rộng khối lượng cho vay đi liền với chất lượng cho vay nhằm mục tiêu kinh doanh và an toàn vốn, có lãi, góp phần đáp ứng cho việc phát triển kinh tế hộ sản xuất trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn huyện Yên Dũng.
Trong những năm qua việc sử dụng vốn của NHNo huyện Yên Dũng đạt được kết quả sau:
Bảng 2: Kết cấu dư nợ theo các chỉ tiêu năm 2001-2002-2003.
Đơn vị:triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Dư nợ
%
Dư nợ
%
Dư nợ
%
%
-;+
*Theo thời hạn
58.310
99.333
124.895
26
+25562
1.Tín dụng N. hạn
34.970
60
42.271
42,5
55.048
44,1
30
2.Tín dụng DH
23.340
40
57.062
57,5
69.847
55,9
22
*Theothể thức vốn
58.310
99.333
124.895
1.T.Dthông hường
22.962
39
39.427
40
57.758
46,25
47
+18331
2.T.D ưu đãi
19.484
33
29.250
30
33.858
27
16
+4608
3.T.D uỷ thác
15.864
27
30.656
31
33.279
27
9
+2623
+Dự án KFW
5274
+Dự án RDF
8373
+Dự án FRP
2217
+D.N NHCSXH
20.672
21.784
*Mục đích sử dụng
58.310
99.333
124.895
1. Sản xuất , KD
56.526
97
92.680
93
113826
91,1
2.C.V tiêu dùng
1784
3
6653
6,7
11069
8,86
66
+4.416
( bảng 2 : Số liệu từ báo cáo KQHDKD NHNo huyện Yên Dũng)
Theo bảng biểu 2 cho thấy: Về qui mô cũng như cơ cấu dư nợ có sự chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực qua các năm.Qui mô dư nợ năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng năm 2003 so với năm 2002 là 25,73%. Để nghiên cứu phân tích về tình hình sử dụng vốn cửa đơn vị cần phải xem xét ở nhiều góc độ khác nhau.Nếu ở góc độ cho vay xét theo thể thức vốn: Tín dụng thông thương ,tín dụng ưu đãi, tín dụng uỷ thác. Trong đó tín dụng thông thường (cho vay không giảm lãi) có sự thay đổi về tỷ trọng theo hướng tăng dần qua các năm từ 39,4% năm 2001, năm 2003 lên tới 46,25%. Tuy nhiên với tỷ trọng tín dụng thông thường là chưa cao,dư nợ hoạt động tín dụng ưu đãi, uỷ thác vẫn chiến tỷ trọng lớn 54% trên tổng dư nợ điều đó ảnh hưởng tới thu nhập của đơn vị nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.
Dưới góc độ cho vay theo mục đích sử dụng: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao, song tỷ trọng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2001 chiếm 97% đến năm 2003 giảm còn 91% trên tổng dư nợ .Thay vào đó tốc độ tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng khá cao với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm 169,64%, qua đó đã làm thay đổi tỷ trọng của tín dụng tiêu dùng từ 3% (2001) lên đến 8,86% năm 2003. Với lợi thế của tín dụng tiêu dùng là người vay vốn phải có thu nhập ổn định do đó tín dụng có mức rủi ro thấp độ an toàn cao, đảm bảo thu nhập ổn định cho Ngân hàng. Do vậy trong thời gian tới cần phải đề ra chiến lược nhằm mở rộng phát triển nâng cao tỷ trọng loại hình tín dụng tiêu dùng nhiều hơn nữa để đảm bảo mục tiêu an toàn sinh lời trong hoạt động kinh doanh.
*Về nợ quá hạn:
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 tổng dư nợ quá hạn đến 31/12/2003 là 231 triệu đồng
Trong đó : Nợ quá hạn NHNo là 134 triệu đồng tăng 44 triệu đồng so với cùng năm trước, chiếm tỷ lệ 0,13% trên tổng dư nợ .
Với tỷ trọng nợ quá hạn 0,13% là con số không cao có thể tạm chấp nhận đựơc điều đó khẳng định hoạt động kinh doanh của đơn vị có độ an toàn cao .
2.2.3. Hoạt động kế toán thanh toán Ngân hàng.
2.2.3.1. Công tác tài chính.
Tổng thu trên cân đối năm 2003 :10.953 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 2.925 triệu đồng trong đó nguồn thu chủ yếu là lãi tiền vay 96,77% tổng thu .Thu dịch vụ 84 triệu đồng bằng 1,09%;thu nhập bất thường 156 triêu đồng.
Tổng chi trên cân đối là 7.313 triệu đồng trong đó chi trả tiền gủi 3.569 triệu đồng chiếm 49% tổng chi.
Chênh lệch thu chi theo 946 là 3640 triệu đồng đạt 100% kế hoạch tỉnh giao, quỹ tiền lương tạo ra 606 triệu đồng đạt hệ số lương 1,37
2.2.3.2. Công tác thu chi tiền mặt kho quĩ.
Tổng thu tiền mặt : 312.825 triệu đồng tăng 110.025 triệu đồng so với cùng kì năm trước.
Tổng chi tiền mặt : 313.112 triệu dồng tăng (54.43%) 110.370 triệu đồng so với cùng kì năm trước.
Trong năm đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 33 món với tổng số tiền thừa là 8.685.000 đ
Thực hiện tốt chế độ kiểm quĩ cuối ngày đặc biệt là vận chuyển cũng như bảo vệ tiền trong kho không xảy ra mất mát đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
2.2.3.3.Công tác kế toán.
Chấp hành chế độ kế toán thống kê , công tác hạch toán bảo đảm chính xác, kịp thời các nghiệp vụ: Huy động vốn, trả lãi các loại tiền gủi, thu lãi tiền vay cho vay thu nợ, kế toán chuyển tiền và chi tiêu nội bộ. Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin phục vụ tốt cho công tác kinh doanh .
2.2.3.4.Hoạt động thanh toán :
Ứng dụng công nghệ tin học trong năm 2003 Ngân hàng huyện Yên Dũng đã thực hiện chuyển tiền điện tử với tổng doanh số phát sinh là:
- Doanh số chuyển tiền đi : 243.684 triệu đồng, tăng 102.424 triệu đồng so với năm 2002.
- Doanh số chuyển tiền đến : 141.788 triệu đồng, tăng 116.938 triệu đồng so với năm 2002.
Thanh toán liên Ngân hàng đã thực hiện tốt việc thanh toán qua mạng cả nội bộ trong và ngoài tỉnh, đảm bảo tuyệt đối an toàn và chính xác với doanh số chuyển tiền là: 199.364 triệu đồng.
2.3. Nhận xét chung về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Dũng:
Trong năm qua, với chức năng kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng luôn bảo đảm được sự phát triển ổn định về nguồn vốn, dư nợ, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Kết quả có được là nhờ sự lỗ lực của ban giám đốc cung với cán bộ nhân viên ở chi nhánh là luôn đổi mới, nâng cao nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hiện nay.
Bên cạnh kết quả đạt được chi nhánh NHNo huyện Yên Dũng còn một số tồn tại chưa thể khắc phục được như: Về cơ sở vật chất như phòng giao dịch, trang thiết bị phục vụ cho làm việc còn đơn giản. Nguồn nhân lực còn hạn chế về cả chất lượng và số lượng, do đó hoạt động giao dịch giữa khách hàng với chi nhánh luôn ở tình trạng quá tải làm hạn chế đến năng suất hiệu quả làm việc.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN YÊN DŨNG.
Huy động vốn là nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được trong các Ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng nói riêng bởi vì nguồn vốn chính của Ngân hàng để đầu tư vào các khoả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng.doc