MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1. Ngân hàng Thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế 1
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại (NHTM) 1
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM: 2
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 2
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 2
1.1.2.3. Hoạt động trung gian 2
1.1.3. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế 3
1.1.3.1. NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển 3
1.1.3.2. NHTM là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Trung ương 3
1.1.3.3. NHTM là cầu nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế quốc tế 3
1.2. Nguồn vốn và nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 3
1.2.1. Vốn chủ sở hữu 3
1.2.1.1. Nguồn vốn hình thành ban đầu 4
1.2.1.2. Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động 4
1.2.1.3. Các quỹ 4
1.2.1.4. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần 4
1.2.2. Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi 5
1.2.2.1. Tiền gửi thanh toán 5
1.2.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội 5
1.2.2.3. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư 6
1.2.2.4. Tiền gửi của các ngân hàng khác 6
1.2.3. Nguồn tiền vay và các nghiệp vụ huy động tiền vay 6
1.2.3.1. Vay Ngân hàng nhà nước (NHNN) 6
1.2.3.2. Vay các tổ chức tín dụng khác 7
1.2.3.3. Vay trên thị trường vốn 7
1.2.4. Các nguồn khác 7
1.2.4.1. Nguồn uỷ thác 8
1.2.4.2. Nguồn trong thanh toán 8
1.2.4.3. Nguồn khác: . 8
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM 8
1.3.1. Nhân tố khách quan: 9
1.3.2. Các nhân tố chủ quan 10
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH 14
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình 14
2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình 14
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 17
2.1.2.1. Chức năng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 17
2.1.2.2. Nhiệm vụ của NHNo&PTNT Quảng Bình 18
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Quảng Bình 20
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Bình 22
2.1.4.1. Hoạt động tín dụng 22
2.1.4.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 23
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Bình: 25
2.2. Một số nét về tình hình kinh tế - xã hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 27
*Thuận lợi: 27
* Khó khăn: 27
2.3. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình 28
2.3.1. Qui mô nguồn vốn của NHNo&PTNT Quảng Bình 28
2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Quảng Bình 29
2.3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ 29
2.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn 30
2.3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế 31
2.3.3. Công tác cân đối vốn và sử dụng vốn: 34
2.3.4. Các hình thức huy động vốn 36
2.3.4.1. Tiền gửi tiết kiệm 36
2.3.4.2. Trái phiếu NHNo&PTNT 37
2.3.4.3. Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng nông nghiệp 39
2.3.4.4. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế 40
2.3.4.5. Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng: 41
2.3.4.6. Tiền gửi Kho bạc Nhà nước: 43
2.4. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình 44
2.4.1. Kết quả đạt được 44
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 46
2.4.2.1. Những hạn chế về hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình 46
2.4.2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHNo&PTNT Quảng Bình 48
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT QUẢNG BÌNH 54
3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình 54
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh năm 2008 54
3.2.1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 59
3.2.2. Tăng cường huy động nguồn vốn trung, dài hạn 61
3.2.3. Mở rộng mạng lưới kinh doanh 62
3.2.4. Tăng cường áp dụng các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trong huy động vốn 64
3.2.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng 65
3.2.6. Không ngừng đổi mới công nghệ Ngân hàng 66
3.2.7. Xây dựng chiến lược khách hàng 67
3.2.8. Đào tạo và nâng cao trình dộ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ Ngân hàng 69
3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 71
3.3. Một số kiến nghị 71
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước Việt Nam 71
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 73
3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam: 73
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.189.328
100
Vốn huy động từ dân cư
414.536
62,5
601.131
73,96
839.200
70,56
Vốn huy động từ các TCKT, Kho Bạc và tiền gửi khác
196.019
29,6
190.667
23,46
325.572
27,38
Vốn huy động từ TCTD
52.669
7,9
20.933
2,58
24.556
2,06
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Bình)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng ngày càng tăng một cách rõ rệt. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ các Tổ chức tín dụng, Tổ chức kinh tế + Kho Bạc và các tổ chức khác có xu hướng không ổn định.
- Có thể nói NHNo&PTNT Quảng Bình là một trong những chi nhánh Ngân hàng có thế mạnh về nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tiết kiệm huy động từ các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh, do lợi thế của mình là một Ngân hàng truyền thống và đã tạo cho người dân một sự tin tưởng nhất định. Huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2005 là 414.536 ( triệu đồng) chiếm 62,5% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006 thì tổng nguồn vốn huy động từ dân cư của NHNo&PTNT Quảng Bình là 601.131 (triệu đồng) chiếm 73,96 % tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2007 tổng vốn huy động trong dân cư là 839.200 (triệu đồng), chiếm 70,56 % tổng vốn huy động.
Trước tình hình đó NHNo&PTNT Quảng Bình, để tiếp tục giữ vững nguồn vốn hiện có và từng bước tăng trưởng nguồn vốn thông qua các hình thức huy động, NHNo&PTNT Quảng Bình đã không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn ngoài các hình thức truyền thống như tiền gửi tiết kiệm có hỳ hạn trả lãi hàng tháng, hàng quý... tiết kiệm khuyến mãi tặng giấy chứng nhận bảo hiểm con người, khuyến mãi bằng hiện vật, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng và tặng quà đối với tiền gửi nội tệ... Với nhiều hình thức huy động ngày càng đa dạng đáp ứng thị hiếu của khách hàng và 26 điểm giao dịch của NHNo&PTNT Quảng Bình đã thu hút được (triệu đồng) nguồn vốn từ dân cư vào năm 2007, tăng 238.069 (triệu đồng) so với năm 2006. Đây là một thành công lớn của chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Bình và chứng tỏ chiến lược huy động vốn mà Ngân hàng vạch ra là đúng đắn và hiệu quả. Ngân hàng sẽ vẫn tiếp tục tập trung vào khai thác triệt để nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn ổn định, an toàn và giàu tiềm năng. Sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn Quảng Bình nói riêng và sự phát triển nền kinh tế đất nước nói chung sẽ khiến cho thu nhập của người dân ngày càng tăng cao và nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng là điều tất yếu sẽ xãy ra.
- Ngoài việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư, Ngân hàng còn tìm mọi biện pháp tiếp cận các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các tổ chức khác trong xã hội để huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức này. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động qua các năm từ 2005 – 2007 có xu hướng không ổn định, nguyên nhân là do hiện nay nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày càng có nhiều Ngân hàng xuất hiện làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các Ngân hàng và nguồn vốn trong xã hội cũng bị chia nhỏ. Có thể nói , Ngân hàng đã đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh hiệu quả nên đã thu hút được nguồn vốn lớn thừ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các tổ chức khác trong xã hội.Đây là nguồn vốn có chi phí lãi suất thấp do đó nếu duy trì tốt việc huy động nguồn vốn này thì sẽ làm giảm chi phí trong huy động vốn từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi của Tổ chức tín dụng trong nguồn vốn huy động giảm mạnh vào năm 2006 là 20.933 (triệu đồng) chiếm 2,58% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động nhưng lại có xu hướng tăng mạng vào năm 2007 là 24.556 (triệu đồng) chiếm 2,06 % trong tổnh nguồn vốn huy động . Điều này thực sự xấu vì đây là nguồn có lãi suất cao, kỳ hạn ngắn nên chi phí huy động cho hình thức huy động này sẽ cao mà tính ổn định lại thấp. NHNo&PTNT Quảng Bình cần tính toán để huy động tiền gửi của các Tổ chức tín dụng một cách hợp lý hơn cả về quy mô, lãi suất và kỳ hạn. Đây cũng là một chính sách huy động vốn có hiệu quả của Ngân hàng.
2.3.3. Công tác cân đối vốn và sử dụng vốn:
Công tác cân đối vốn và sử dụng vốn là hai mặt của quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng tiến hành cân đối và sử dụng nguồn vốn đó. Do đó, sử dụng vốn là khâu tiếp nối của hoạt động tạo vốn, là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh. NHNo&PTNT Quảng Bình đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa là đòn bẩy kích thích hoạt động huy động vốn.
Biểu số 2.8: Bảng cân đối huy động và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1. Nguồn vốn huy động
663.224
812.731
1.189.328
- Ngắn hạn
55.078
205.438
760.828
- Trung, dài hạn
608.146
607.293
428.500
2. Dư nợ
977.720
1.119.203
1.490.499
- Ngắn hạn
436.771
491.307
830.989
- Trung, dài hạn
540.949
627.896
659.510
3. Cho vay
880.082
1.000.536
1.540.526
- Ngắn hạn
600.620
658.828
1.190.934
- Trung, dài hạn
279.462
341.708
349.592
4.Chênh lệch
nguồn/cho vay
-216.858
-187.805
-351.198
5. Giải quyết
Tăng vốn
Tăng vốn
Tăng vốn
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Bình)
Qua bảng ta thấy,chênh lệch giữa huy động ngắn hạn và cho vay cao, phần dư cho vay chứng tỏ Ngân hàng có kết quả cho vay ngắn hạn thực sự mạnh mẽ. Và chênh lệch giữa huy động trung, dài hạn và cho vay trung, dài hạn cũng tương đối ổn định.
Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn và cho vay thực sự ảnh hưởng đến việc bảo đảm kinh doanh và hoạt động trong Ngân hàng Nhà nước có thể xuất phát từ thanh toán tín dụng của Ngân hàng với khách hàng còn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt thể hiện ở việc cho vay vốn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thực sự khó khăn, rủi ro cao do hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
Để khắc phục tình trạng này Ngân hàng cần tận dụng lợi thế so sánh dùng một số biện pháp như: điều chuyển vốn lưu thông qua Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, các khoản vay mang tính bắt buộc, vận dụng cơ cấu lãi suất linh hoạt nhằm kích thích mức cầu về vốn, đồng thời chuyển đổi kỳ hạn các nguồn vốn. Và để thực hiện tốt các giải pháp đó Phòng kế hoạch - nguồn vốn cần nắm chắc các số liệu và khả năng phán đoán sự biến động các nguồn vốn vào ra cũng như sự biến động về lãi suất.
Trong xu hướng hiện nay, các Ngân hàng tự cân đối để đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trước những thách thức đó, NHNo&PTNT Quảng Bình cần phải kết hợp tốt giữa huy động vốn và sử dụng vốn vì có hoạt động mới có được sử dụng tốt và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả.
2.3.4. Các hình thức huy động vốn
Trong 3 năm qua NHNo&PTNT Quảng Bình đã huy động vốn bằng các hình thức huy động đó là: Huy động bằng tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu NHNo&PTNT, kỳ phiếu NHNo&PTNT, nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi Kho bạc Nhà nước... đã thu được những thành quả đáng khích lệ.
2.3.4.1. Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng được nhân dân quen dùng và trở thành một tập quán của cư dân khi có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho nhu cầu chi tiêu trong tương lai.
Riêng đối với NHNo&PTNT Quảng Bình ngoài các hình thức huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm truyền thống như: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì NHNo&PTNT Quảng Bình còn bổ sung thêm hình thức huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi. Đối với hình thức tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi thì Ngân hàng thường khuyến khích đối với các khoản vốn có thời gian gửi dài bằng các mức lãi suất cao hơn.
Qua đó cho ta thấy được rằng, hiện nay hình thức huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm vẫn là một công cụ hữu ích của các Ngân hàng vì nó vẫn giữ được sự tín nhiệm của người dân và đây cũng là một thói quen của họ, bên cạnh đó thủ tục gửi và lĩnh tiền cũng đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mọi tầng lớp dân cư. Và trong môi trường cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng như hiện nay thì lãi suất phải được xử lý một cách linh hoạt theo hướng đảm bảo quyền lợi của người gửi cũng như quyền lợi của Ngân hàng.
Việc huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHNo&PTNT Quảng Bình khá tốt qua các năm.:
Năm 2005 đạt 414.536 (triệu đồng)
Năm 2006 đạt 601.131 (triệu đồng), tăng 186.595 (triệu đồng) so với năm 2005.
Năm 2007 đạt 839.200 (triệu đồng), tăng 238.069 (triệu đồng) so với năm 2006
Tính đến ngày 31/12/2007 tiền gửi tiết kiệm đạt 839.200 (triệu đồng), chiếm 70,56% tổng nguồn vốn huy động trong khi đó tỷ lệ kế hoạch giao năm 2007 là 78%. Trong đó, nguồn tiền gửi nội tệ là 725.410 (triệu đồng), chiếm 86,44% tổng tiền gửi tiết kiệm, nguồn tiền gửi ngoại tệ là 113,79 (triệu đồng), chiếm 13,56% tổng tiền gửi tiết kiệm. Trong thực tế, tiền gửi tiết kiệm bằng USD tăng khá lớn và đều qua các năm.
Như vậy, ta có thể thấy rằng nguồn tiền gửi nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế là khá lớn và ổn định mà chủ yếu là ở nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (chiếm hơn 80%). Khai thác được tối đa nguồn vốn này sẽ tạo ra lợi thế cho NHNo&PTNT Quảng Bình trong xu thế cạnh tranh như hiện nay khi mà các doanh nghiệp trên địa bàn có xu hướng giao lưu hợp tác kinh doanh với các nước trên thế giới.
2.3.4.2. Trái phiếu NHNo&PTNT
Được sự đồng ý của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quyết định số 247/ QĐ-NH1 ngày 05/10/1994 về việc cho phép NHNo&PTNT Việt Nam đã phát hành quy chế phát hành trái phiếu số 1107/ NHNo-KH với mục đích tạo lập nguồn vốn trung dài hạn từ các thành phần kinh tế xã hội, dân cư để đầu tư phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn để từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hơn.
Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có cơ hội đầu tư góp phần phát triển kinh tế đất nước, mang lại lợi ích cộng đồng, tạo tiền đề cho hoạt động thị trường chứng khoán ngày càng phát triển sôi nổi.
NHNo&PTNT Việt Nam phát hành 3 loại trái phiếu:
Trái phiếu ký danh ( ghi tên người sở hữu).
Trái phiếu vô danh ( không ghi tên người sở hữu).
Tài khoản trái phiếu.
Mệnh giá của trái phiếu được in sẳn gồm loại 50.000 VNĐ, 1.000.000 VNĐ và loại có mệnh giá 10.000.000 VNĐ trở lên. Khi đó Ngân hàng phát triển chứng chỉ tài khoản trái phiếu theo mẫu in sẳn cho chủ sở hữu.
Trên thực tế, trong những năm qua NHNo&PTNT Việt Nam mới chỉ phát hành hai đợt trái phiếu vào năm 1994 và năm 1995 với tổng số tiền phát hành mỗi đợt là 500 tỷ đồng. NHNo&PTNT Quảng Bình và các Ngân hàng chi nhánh khác tiến hành thu hộ cho NHNo&PTNT Việt Nam cân đối toàn ngành. NHNo&PTNT Quảng Bình trong thời gian qua đã huy động được một lượng trái phiếu đáng kể:
Năm 2005 đạt 405 triệu đồng, lượng trái phiếu huy động không thay đổi so với năm 2004.
Năm 2006 đạt 395 triệu đồng, thấp hơn so với năm 2005 10 triệu đồng.
Năm 2007 đạt 248 triệu đồng, thấp hơn so với năm 2006 147 triệu đồng
Nhìn chung, đối với hoạt động huy động vốn thì trái phiếu là một công cụ huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu. Đối với người gửi tiền thì trái phiếu vô danh dễ dàng chuyển nhượng, mua bán trên thị trường kể cả thị trường chứng khoán, đầu tư trái phiếu là một hình thức an toàn.
Tuy nhiên, huy động trái phiếu thì Ngân hàng phải trả lãi cao cho khách hàng do đó hiệu quả trong công tác huy động vốn sẽ bị co hẹp. Ngược lại, những người mua trái phiếu lại không được sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng và khi đến hạn thanh toán các trái phiếu huy động Ngân hàng phải chuẩn bị một lượng tiền lớn trong một thời gian nhất định để chi trả cho khách hàng.
2.3.4.3. Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng nông nghiệp
NHNo&PTNT Quảng Bình phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi nhằm mục đích huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ phía dân cư trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn hệ thống từ đó đáp ứng nhu cầu cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Kỳ phiếu của Ngân hàng nông nghiệp thường có kỳ hạn 12 tháng hoặc 13 tháng lãi suất kỳ phiếu thay đổi theo từng thời kỳ nhưng thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm và có thể trả trước.
Biểu số 2.9: Kết quả hoạt động kỳ phiếu.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi
31.787
28.925
27.252
Giấy tờ có giá ngoại tệ
1.541
4.564
5.653
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Bình)
Tính đến ngày 31/12/2007 hoạt động huy động vốn thông qua hình thức phát hành kỳ phiếu, các chứng chỉ tiền gửi đạt 27.252 (triệu đồng) 2,29 % tổng nguồn vốn giảm 1.673 (triệu đồng) so với năm 2006, nguồn kỳ phiếu giảm thực chất là do được huy động từ các tổ chức tín dụng. Mặt khác, nguồn kỳ phiếu giảm là do NHNo&PTNT Quảng Bình thực hiện theo kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam, do vậy nguồn vốn huy động từ hình thức này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của toàn ngành nói chung và của NHNo&PTNT Quảng Bình nói riêng.
Huy động nguồn vốn qua hình thức phát hành kỳ phiếu là một kênh để NHNo&PTNT Quảng Bình tăng trưởng nguồn vốn. Nhìn chung, nguồn vốn này có tính chất ổn định cao bởi huy động theo hình thức này thường có thời hạn từ 12 tháng trở lên, tuy nhiên nó lại phụ thuộc vào nhu cầu vốn qua từng thời kỳ. Chính vì vậy, để tăng nguồn vốn huy động và cân đối tài chính Ngân hàng cần mở từng đợt phát hành kỳ phiếu nhất định, khi đó Ngân hàng sẽ chủ động về thời hạn cũng như số lượng và lãi suất huy động. Đây là một đặc điểm nổi bật của hoạt động phát hành kỳ phiếu. Hơn nữa, việc hạch toán kế toán đối với kỳ phiếu lại đơn giản, thủ tục nhanh chóng, gọn nhẹ, Ngân hàng sẽ gặp thuận lợi trong công tác tổ chức mạng lưới huy động và chi trả kỳ phiếu khi đến hạn. Ngân hàng có thể sử dụng hình thức huy động vốn này một cách liên tục như hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm nhưng lãi suất cũng như thời hạn thanh toán... phải được thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với thị trường nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàng.
2.3.4.4. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Trong thực tế nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế thuộc các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nhà là một nhiệm vụ quan trọng. Nguồn vốn mang lại hiệu quả nhất định góp phần mang lại lợi nhuận cho NHTM nói chung và NHNo&PTNT Quảng Bình nói riêng.
Huy động vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NHNo&PTNT Quảng Bình đã đạt được những bước tiến đáng kể trong 3 năm 2005 – 2007:
Năm 2005 đạt 93.638 (triệu đồng)
Năm 2006 đạt 107.000 (triệu đồng), tăng 13.362 (triệu đồng) so với năm 2005.
Năm 2007 đạt 209.100 (triệu đồng), tăng 102.100 (triệu đồng) so với năm 2006
Tính đến ngày 31/12/2007 tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 209.100 (triệu đồng) chiếm 17,58 % tổng nguồn vốn huy động được. Trong đó nội tệ đạt 208.590(triệu đồng), chiếm 17,54% tổng nguồn vốn, ngoại tệ đạt 510 (triệu đồng) chiếm 0,04% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn này không lớn là do các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có kinh doanh xuất khẩu còn hạn chế, chưa thu hút được lượng tiền ngoại tệ. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng là phụ thuộc vào các yếu tố: Tình hình sản xuất kinh doanh, đặc điểm chu chuyển vốn của các đơn vị cơ sở, khả năng thanh toán xây dựng sản phẩm cơ bản của bên đối phương, khả năng cung cấp tín dụng của Ngân hàng, sự biến động của tình hình kinh tế xã hội và lãi suất tín dụng.
Ngân hàng đã chú trọng việc khai thác các nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, các cơ quan đoàn thể, các bệnh viện, trường học... nghiên cứu với lãi suất huy động thấp nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức này vì vậy số tiền huy động từ các tổ chức này đã tăng lện với tỷ lệ khá cao đặc biêt là năm 2007 tăng 98,39% so với năm 2006. Năm 2005, NHNo&PTNT Quảng Bình đã liên kết với Bưu điện tỉnh để thực hiện thu tiền điện thay. Ngoài ra, Ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ chi hộ lương cho các đơn vị kinh tế trong tỉnh và thực hiện dịch vụ Westerm Union tại tất cả các phòng giao dịch trực thuộc, điều này đã làm tăng tổng thu nhập cho Ngân hàng cũng như tăng thu cho các dịch vụ mà Ngân hàng thực hiện. Do vậy, trong năm tới NHNo&PTNT Quảng Bình cần tiếp tục thực hiện và cải tiến các phương thức cũng như kỹ thuật giao dịch nhằm để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, ổn định được lượng khách hàng quen thuộc cũng như thu hút thêm lượng khách hàng mới đến giao dịch với Ngân hàng.
2.3.4.5. Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng:
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn mang lại hiệu quả đáng kể cho các NHTM trong đó có NHNo&PTNT Quảng Bình, nguồn vốn này được gửi tại Ngân hàng khi có tổ chức tín dụng bao gồm các NHTM Nhà nước, các NHTM ngoài quốc doanh, Ngân hàng cổ phần, liên doanh, Ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng... chưa sử dụng hoặc tạm thời nhàn rỗi và khả năng rủi ro khi gửi vốn vào các NHTM Nhà nước là khó xãy ra.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đều là nguồn vốn không kỳ hạn và đều được quy đổi ra VNĐ. Trong những năm qua, 2004 – 2006 nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng có sự tăng trưởng không đồng đều.
Năm 2005 đạt 52.669 (triệu đồng) tăng 48.929 (triệu đồng), chiếm 6,48% tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2006 đạt 20.933 (triệu đồng), giảm 31.736 (triệu đồng), chiếm 2,58% tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2007 đạt 24.556 (triệu đồng), tăng 3.623 (triệu đồng), chiếm 11,86% tổng vốn huy động.
Có thể nói mặc dù nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng không có sự tăng trưởng đồng đều qua các năm nhưng đây cũng là những thành công bước đầu của NHNo&PTNT Quảng Bình trong chính sách huy động vốn của Ngân hàng.
Ngân hàng không có nguồn ngoại tệ gửi các tổ chức tín dụng, chủ yếu là quỹ hỗ trợ phát triển điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng là có hiệu quả, không dư thừa nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn vốn của Ngân hàng là khá ổn định và có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải duy trì công tác giao dịch với các tổ chức tín dụng nhằm huy động ngày càng nhiều hơn lượng vốn huy động, đặc biệt là huy động được nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng, để từng bước đưa hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển.
2.3.4.6. Tiền gửi Kho bạc Nhà nước:
Trên thực tế nguồn vốn huy động từ Kho bạc Nhà nước là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi gửi tại các Ngân hàng thương mại nhằm mục đích đảm bảo khả năng tiền mặt để chi trả tiền lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, lương hưu và các mục đích xã hội khác.... Để thực hiện được mục đích đó các Kho bạc đã lựa chọn cho mình những Ngân hàng thương mại có đủ năng lực cũng như khả năng cung ứng tiền mặt kịp thời và thuận lợi cho nhu cầu của Kho bạc.
Năm 2005 đạt 102,114 (triệu đồng), giảm 46.533 (triệu đồng) so vơi năm 2004, chiếm 15,4% tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2006 đạt 84.932 (triệu đồng), giảm 9.932 (triệu đồng) so với năm 2005, chiếm 8,49% tổng nguồn vốn.
Năm 2007 đạt 112.200 (triệu đồng), tăng 27.268 (triệu đồng) so với năm 2006, chiếm 9,4% tổng nguồn vốn
Đây là nguồn vốn huy động có chi phí đầu vào thấp mang lại hiệu quả huy động cho Ngân hàng tuy nhiên hình thức huy động này có biến động thất thường, phụ thuộc nhiều vào tình hình cân đối Ngân sách. Năm 2007 là năm có tình hình huy động vốn từ Kho bạc Nhà nước lớn nhất mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Ngân hàng. Dự kiến vào năm 2008, NHNo&PTNT Quảng Bình tiếp tục phục vụ tốt nhu cầu của Kho bạc tốt hơn nữa nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn lượng vốn tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc đến gửi tại Ngân hàng, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Kho bạc khi giao dịch với Ngân hàng để có mối quan hệ lâu dài, đưa số dư tiền gửi của Kho bạc ngày càng tăng lên, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động.
Qua quá trình phân tích đánh giá hoạt động huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau của Ngân hàng ta thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã có những bước tiến khả quan, tạo được sự tín nhiệm nhất định của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng đặc biệt là các tầng lớp dân cư trong xã hội. Từ đó thu hút ngày càng nhiều lượng vốn huy động cho Ngân hàng để Ngân hàng phục vụ tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, góp phần nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Bình.
2.4. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình
2.4.1. Kết quả đạt được
Với sự lớn mạnh của mình NHNo&PTNT Quảng Bình được ví như “cánh tay dài” vươn tới khép kín tất cả các vùng từ thành thị đến nông thôn, đóng góp vai trò của mình trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế địa phương. Trong công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng cũng đã có những thành công đáng khích lệ, đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn của nền kinh tế cũng như hoàn thành cơ bản các chương trình theo đề án kinh doanh năm 2007 của NHNo&PTNT Quảng Bình.
Đến hết năm 2007, nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng khá, ổn định có lợi về tài chính; tỷ lệ và số tuyệt đối tăng nhanh hơn tăng trưởng tín dụng; đã từng bước cân đối vốn tại địa phương, giảm dần mức sử dụng vốn của NHNo&PTNT Việt Nam theo đúng định hướng từ đầu năm. Nguồn vốn Ngân hàng đã thu hút đạt 1.189.329 (triệu đồng). Cụ thể:
- Mạng lưới kinh doanh tiền tệ không ngừng được mở rộng, đến hết năm 2007 Ngân hàng đã có 26 điểm trực tiếp giao dịch với khách hàng, tạo đà cho NHNo&PTNT Quảng Bình vươn lên cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn trong thời gian tới, Ngân hàng đã thu hút được nhiều vốn từ các thành phần kinh tế. Qua đó, chứng tỏ vấn đề nâng cao nghiệp vụ huy động vốn vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Quảng Bình nói riêng.
- Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới thì các hình thức huy động vốn và đối tượng huy động vốn cũng được mở rộng tối đa và thu hút ngày càng nhiều các thành phần kinh tế, các khách hàng lớn gửi tiền vào nên lượng huy động vốn tăng lên đáng kể. Tất cả các chi nhánh đã thực sự quán triệt coi huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh, đã thực hiện được nhiều giải pháp tích cực, quảng cáo sản phẩm, chủ động tiếp cận, chăm sóc khách hàng, khoán chỉ tiêu...; đặc biệt là huy động tiền gửi từ dân cư với sự linh hoạt trong thể thức: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang nội tệ, ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, nội tệ, ngoại tệ...; Cơ cấu nguồn vốn thay đổi mạnh, nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn.
- Mức lãi suất đa dạng và hợp lý cũng là một trong những yếu tố để thu hút nguồn vốn. Trong 3 năm qua, Ngân hàng nông nghiệp Quảng Bình đã được NHNo&PTNT Việt Nam chỉ đạo mang tính thống nhất cao về cơ chế lãi suất. Đặc biệt, vào cuối năm 2004 NHNo&PTNT Việt Nam đã thống nhất mặt bằng lãi suất với các Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng ngoại thương. Qua đó, tạo điều kiện cho chi nhánh Ngân hàng thuận lợi hơn trong kinh doanh, giảm cạnh tranh về mặt lãi suất huy động vốn. Ngân hàng đã kết hợp giữa lãi suất huy động ngắn hạn với trung hạn, dài hạn để bổ sung và ổn định lãi suất. Chính vì vậy, quy mô cũng như cơ cấu huy động vốn tăng.
- Trong giai đoạn này Ngân hàng đã xây dựng được những phương thức phục vụ tiên tiến nên hoạt động phục vụ khách hàng diễn ra hết sức nhanh chóng, thuận lợi, chính xác. Tác phong giao dịch, thái độ phục vụ văn minh tôn trọng khách hàng cũng đã góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng.
- Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi hợp lý về mặt thời gian. Nguồn vốn trung và dài hạn tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Điều này cho thấy, uy tín của Ngân hàng trên địa bàn ngày càng được khẳng định. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, điểm giao dịch của Ngân hàng hầu hết là các vùng kinh tế trọng yếu, dân cư tập trung đông đúc. Triển khai kịp thời dịch vụ máy rút tiền tự động ATM, vận hành trôi chảy cũng là một lợi thế trong cạnh tranh góp phần tích cực việc hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn năm 2007.
- Tinh thần lao động nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên tuy làm việc ngoài giờ nhiều nhưng vẫn không kêu ca, phàn nàn, có thái độ lịch sự, nhã nhặn với khách hàng đã tạo thiện cảm ban đầu nơi khách hàng và cũng là một nhân tố làm tăng khả năng huy động vốn. Khoán tài chính và tiền lương cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
Với những ưu điểm mà NHNo&PTNT Quảng Bình nêu trên đã thúc đẩy công tác huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng và là tấm gương tiêu biểu cho các chi nhánh Ngân hàng khác trong hệ thống. Trong thời gian tới Ngân hàng cần phát huy những mặt tích cực đó và có các biện pháp hạn chế những tồn tại để đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển đi lên.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế về hoạt động huy động v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình.DOC