MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I 3
Khái quát chung về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 3
I. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 3
1. Khái niệm trách nhiệm dân sự . 3
2. Bảo hiểm trách nhiệm. 3
3.1 Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng 6
3.2 Bảo hiểm TNDS thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc 7
3.3 Có thể áp dụng giới hạn mức trách nhiệm hoặc không 9
II. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 9
1. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 9
3. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 13
4. Cơ sở của việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 15
III. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 16
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 16
1.1. Đối tượng bảo hiểm. 16
2.2. Phạm vi bảo hiểm 17
2. Số tiền bảo hiểm. 19
3. Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí bảo hiểm. 20
4. Hợp đồng bảo hiểm. 22
5. Giám định tổn thất và bồi thường. 24
6. Giải quyết tranh chấp. 27
7. Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 28
7.1. Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả kinh doanh: 28
7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh: 28
Chương II: Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội. 31
I. Vài nét về công ty Bảo Minh 31
1. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh. 31
1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 31
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh. 34
2. Công ty Bảo Minh Hà Nội. 37
II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội. 40
1. Khâu khai thác. 40
2. Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất. 40
3. Công tác giám định bồi thường. 40
4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 40
4.1. Kết quả kinh doanh. 40
4.2. Hiệu quả kinh doanh. 40
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội. 40
I. Những cơ hội và thách thức trong thời gian tới. 40
1. Cơ hội 40
2. Thách thức. 40
II. Một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội. 40
1. Đối với khâu khai thác. 40
2. Đối với công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 40
3. Công tác giám định và bồi thường. 40
3.1. Công tác giám định 40
3.2. Đối với công tác bồi thường. 40
4. Đối với công tác chăm sóc dịch vụ khách hàng. 40
5. Đối với công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm. 40
Kết luận 40
Tài liệu tham khảo 40
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh mạng của người thứ ba bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cho việc chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước khi chết (xác định tương tự như ở phần thiệt hại về sức khoẻ).
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba (những chi phí do thủ tục sẽ không được thanh toán).
+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải nuôi dưỡng (vợ, chồng, con cái…đặc biệt trong trường hợp mà người thứ ba là người lao động chính trong gia đình). Khoản tiền trợ cấp này được xác định tùy theo quy định của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn.
Như vậy, toàn bộ thiệt hại thực tế của bên thứ ba được tính như sau:
Thiệt hại thực tế = thiệt hại về tài sản + thiệt hại về người
(của bên thứ ba)
Việc xác định số tiền bồi thường được dựa trên hai yếu tố đó là:
- Thiệt hại thực tế của bên thứ ba;
- Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn.
Được tính theo công thức:
STBT = (Lỗi của chủ xe) x (Thiệt hại của bên thứ ba)
Trên thực tế, nếu người thứ ba là người không có thu nhập từ lao động (trẻ em chưa đến tuổi lao động, người tàn tật không có khả năn lao động… ); hoặc có thu nhập thấp thuộc các đối tượng chính sách của Nhà nước bị chết, nhưng gia đình nạn nhân không được hưởng các khhoản mất, giảm thu nhập do khi còn sống người này không phải nuôi dưỡng người khác… thì một khoản tiền bồi thường sẽ được trả trên tinh thần nhân đạo.
Trong trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba thì:
Số tiền ﴾Lỗi của Lỗi Thiệt hại của
Bồi thường = chủ xe + khác﴿ x bên thứ 3
Sau khi bồi thường, công ty bảo hiểm được quyền đòi lại người khác số thiệt hại do họ gây ra theo mức độ lỗi của họ.
Số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm sẽ không quá thiệt hại thực tế của người bị nạn và sẽ không quá hạn mức trách nhiệm của nhà bảo hiểm.
6. Giải quyết tranh chấp.
Trong bất kỳ một hợp đồng bảo hiểm nào đều quy định quyền được khiếu nại của nhà bảo hiểm cũng như người tham gia bảo hiểm nếu như có một bên nào đó vi phạm một trong các điều khoản trong hợp đồng. Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bộ Tài Chính đã có quy định về giảI quyết tranh chấp trong các hợp đồng bảo hiểm như sau:
- Thời hạn yêu cầu đòi bồi thường của chủ xe cơ giới là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn. Trừ những trường hợp đặc biệt đã được quy định thì sau một năm kể từ ngày tai nạn xảy ra nếu bên tham gia bảo hiểm không yêu cầu bồi thường thì sẽ tước quyền đòi bồi thường đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm thời hạn chi trả bồi thường là 15 ngày kể từ ngày nhà bảo hiểm nhận được hồ sơ hợp lệ yêu cầu bồi thường. Thời hạn cho việc xác minh hồ sơ không quá 30 ngày.
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường thì phải thông báo cho bên tham gia bảo hiểm bằng văn bản về lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đựơc hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường
- Người yêu cầu bồi thường có thể khiếu nại về việc bồi thường của nhà bảo hiểm. Thời hạn là 3 năm kể từ ngày nhà bảo hiểm giảI quyết bồi thường hoặc từ chối bồi thường
- Trường hợp người thứ ba hay hành khách theo hợp đồng vận chuyển bị thiệt hại về người và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra khiếu nại trực tiếp đòi doanh nghiệp bảo hiểm đó bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm liên hệ với chủ xe cơ giới để giải quyết bồi thường theo đúng các quy định.
Mọi khiếu nại của hai bên đều được giảI quyết tại toà án theo quy định của pháp luật.
7. Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
7.1. Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả kinh doanh:
Thông thường kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu đó là doanh thu và lợi nhuận. Để đánh giá chính xác về kết quả hoạt động của một nghiệp vụ bảo hiểm cũng như một doanh nghiệp bảo hiểm nhất định người ta thường sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá khác xung quanh lợi nhuận, doanh thu và chi phí.
Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm được tính như sau:
LNtrước thuế = DT - CF
LNsau thuế = LNtrước thuế - TTN
Với: - LN: Lợi nhuận
DT: Doanh thu
CF: Chi phí
Trong đó, tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ các khoản chi phục vụ cho toàn quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm.
Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng được tính riêng cho từng loại nghiệp vụ. Nhưng khi tính toán cần chú ý: những khoản chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó (như phí bảo hiểm , chi bồi thường, & ); những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lý doanh ghiệp, thu nhập đầu tư & ) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung.
7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:
Thông thường để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp bảo hiểm người ta thường đánh giá tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một nghiệp vụ bảo hiểm người ta cũng đánh giá các tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với chí phí của nghiệp vụ đó. Ta có các tỷ số:
H= (5)
H= (6)
Trong đó: H ,H : Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tính theo doanh thu và lợi nhuận.
D : Doanh thu trong kỳ
L : Lợi nhuận thu được trong kỳ.
C : Tổng chi phí chi ra trong kỳ.
Chỉ tiêu (1) nói lên: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu (2) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm .
+ Chỉ tiêu hiệu quả xã hội
Ðứng trên góc độ xã hội, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau:
H= (7)
H= (8)
Trong đó:
H : Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp bảo hiểm
C : Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kỳ.
Kbt Số khách hàng được bồi thường trong kỳ.
Ktg Số khách hàng được tham gia bảo hiểm trong kỳ.
Chỉ tiêu (7) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng ham gia bảo hiểm .
Chỉ tiêu (8) nói lên : cùng với một đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu.
Nếu xem xét ở từng mặt, từng khâu và từng nghiệp vụ bảo hiểm có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả khác để phục vụ cho quá trình đánh giá và phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều phải đảm bảo nguyên tắc khi xây dựng là: mỗi chỉ tiêu phải phản ánh được trình độ sử dụng loại chi phí nào đó trong việc tạo những kết quả nhất định.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tốt phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của từng loại hình nghiệp vụ bảo hiểm . Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên, đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội, giúp doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại và phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI.
I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO MINH
1. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh ( goi tắt là Bảo Minh ) tiền thân là Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh , chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam - được thành lập theo Quyết định số 1146TC/QĐ/TCCB ngày 28/11/1994 và được phép hoạt động theo Giấy chứng nhân đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 04TC/GCN ngày 20/12/1994 của Bộ Tài Chính.
Bảo Minh được thành lập năm 1994 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bảo hiểm Việt Nam trong cơ chế thị trường, khi mà nền kinh tế đất nước đang hoà nhập dần vào kinh tế khu vực và thế giới . Điều này cũng thể hiện chủ trương của Nhà nước trong việc xoá bỏ sự độc quyền và mở rộng nhiều loại hình kinh doanh bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Năm 2004, vinh dự được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính lựa chọn là doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước đầu tiên hoạt động hết sức có hiệu quả để thực hiện cổ phần hoá, Công ty Bảo hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh đã được chuyển đổi thành Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (gọi tắt là Bảo Minh) với số vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng, hoạt động đa ngành trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính. Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004 theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 27GK/KDBH do Bộ Tài chính cấp. Sự chuyển đổi này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt trên con đường phát triển của Bảo Minh mà còn là một bước chuyển mình của ngành bảo hiểm Việt Nam, thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam đưa ngành bảo hiểm Việt Nam hoà nhập với thị trường bảo hiểm các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nhìn lại khoảng thời gian hơn 10 năm hoạt động kể từ khi được thành lập, Bảo Minh hoàn toàn có quyền tự hào về những gì mà Bảo Minh nói chung và đội ngũ cán bộ, viên chức của Bảo Minh nói riêng đã đạt được. Bảo Minh liên tục phát triển không những về qui mô tổ chức, thị phần mà còn nâng cao hình ảnh, uy tín của mình trong một thị trường bảo hiểm năng động bao gồm nhiều công ty kinh doanh bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước, trong đó có 5 công ty bảo hiểm nhân thọ, 15 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 6 công ty môi giới bảo hiểm và 1 công ty tái bảo hiểm. Mạng lưới các công ty thành viên và văn phòng đại diện bảo hiểm của Bảo Minh đã được đặt tại 42 tỉnh thành trong cả nước. Bảo Minh đã sớm thành lập và tham gia điều hành 2 liên doanh, gồm 1 công ty liên doanh bảo hiểm phi nhân thọ là Công ty Bảo hiểm liên hiệp (UIC) và 1 công ty bảo hiểm nhân thọ là Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh - CMG. Các sản phẩm bảo hiểm Bảo Minh đang cung cấp trên thị trường tương đối đa dạng và không ngừng được cải tiến, thuộc 3 loại hình bảo hiểm: tài sản, con người và trách nhiệm dân sự.
Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam được cấp Chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng giải pháp phần mềm tích hợp doanh nghiệp (ERP) thuộc hàng tiên tiến nhất trên thế giới của hãng SAP. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển Bảo Minh đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng ba (11/1999) và Huân chương Lao động Hạng hai (10/2004)
Trong những năm tới, sát cánh cùng Bảo Minh vững bước vào hội nhập còn có 10 Tổng công ty lớn của Nhà nước, trong đó có những Tổng công ty là niềm tự hào của nền kinh tế Việt Nam như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Thành An, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp - Đây là những cổ đông sáng lập của Bảo Minh.
Năm 2004 là năm thành công toàn diện của Bảo Minh: chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước thành Tổng công ty cổ phần; Bảo Minh đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 1.078,4 tỷ đồng phản ánh chất lượng quản lý kinh doanh và quản lý rủi ro của Tổng công ty không ngừng được cải tiến, nâng cao.
Bảo Minh đã tiến hành thành công Đại hội cổ đông thành lập Tổng công ty; đã hình thành được các bộ máy lãnh đạo của Tổng công ty gồm có: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Với việc thành lập Tổng công ty, các chi nhánh của Bảo Minh đều đã được nâng cấp thành các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc. Tổng công ty đã tiến hành chuẩn hoá Logo của Bảo Minh theo hướng thống nhất và ấn tượng; ban hành bộ Logo chuẩn và hướng dẫn sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống nhằm một bước đẩy mạnh về việc xây dựng thương hiệu trên thị trường.
Tổng công ty đã cơ cấu lại bộ máy các phòng ban của trụ sở chính theo hướng chức năng nhiệm vụ rõ ràng; gắn chặt việc quản lý kinh doanh với kinh doanh trực tiếp và việc quản lý nghiệp vụ được cấu trúc theo hướng chuyên môn hoá của từng nhóm nghiệp vụ bảo hiểm. Cơ quan trụ sở của Tổng công ty và các công ty thành viên đã và đang được xây dựng và cải tạo theo hướng chính quy hiện đại với không gian mở nhằm tạo tác phong làm việc chính quy hiện đại.
Với nguyên tắc phát triển kinh doanh “Hiệu quả, tăng trưởng và đổi mới”, năm 2005 Bảo Minh tiếp tục thực hiện phương châm “Bảo Minh - tận tình phục vụ” nhằm mục tiêu phát triển bền vững, coi đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là trách nhiệm, lương tâm của người làm công tác bảo hiểm. Bảo Minh luôn trong tư thế sẵn sàng cho hội nhập khu vực và thế giới.
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh.
Sau thời gian hơn 10 năm hoạt động và phát triển kinh doanh bảo hiểm, Bảo Minh đã có những thuận lợi, thành tựu và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/12/1993 về việc thành lập các Công ty cổ phần bảo hiểm, Công ty liên doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm đã phá vỡ sự độc quyền của Bảo Việt phi nhân thọ. Thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết với sự tham gia của rất nhiều công ty bảo hiểm như Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC), Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty bảo hiểm bưu điện (PTI)… Mặt khác, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và có sự cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó bao gồm cả Bảo Minh.
Kinh tế Việt Nam những năm gần đây nhìn chung ổn định, phát triển nhanh và bền vững, tốc độ GDP bình quân đạt trên 7%, đặc biệt năm 2005 vừa qua đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay 8,4%. Song song với nó là tình hình chính trị trong nước ngày càng ổn định. Cùng với sự phát triển đó, thu nhập của người dân ngày một tăng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng ổn định và phát triển hơn. Nhu cầu về bảo hiểm tăng. Đây chính là điều kiện để Bảo Minh không những chỉ tồn tại mà còn phát triển và phát triển hơn nữa.
Một nền chính trị ổn định cùng một môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi đã đưa nước ta trở thành một trong những thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó Bảo Minh một mặt thu hút vốn, học hỏi kinh nghiệm quản lý; mặt khác, Bảo Minh sẽ có những khách hàng lớn đến và mua những sản phẩm bảo hiểm của mình.
Bảo Minh là một Tổng công ty cổ phần bảo hiểm, chính vì vậy mà công ty có lợi thế là các cổ đông sáng lập đều là những tập đoàn kinh tế lớn, hỗ trợ rất nhiều cho Bảo Minh về vốn và đồng thời họ là những khách hàng lớn, quan trọng của Bảo Minh.
Với hơn 1000 nhân viên và 5000 đại lý, Bảo Minh có một đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng động, sáng tạo và rất nhiệt tình đối với công việc. Họ chính là những nhân tố cơ bản giúp cho Bảo Minh có thể đứng vững trên thị trường bảo hiểm đầy sôi động và trở thành một trong những công ty bảo hiểm có uy tín ở Việt Nam.
b. Thành tựu
Với những thuận lợi trên, trong năm 2004, doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Minh đạt gần 1.100 tỷ đồng, tăng trên 3% so với năm 2003. Bảo Minh đã giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm cho hàng nghìn vụ tổn thất, với số tiền trên 317 tỷ đồng. Các vụ tổn thất điển hình được Bảo Minh bồi thường kịp thời là Công ty Bút bi Thiên Long 7 tỷ đồng, Xí nghiệp Giày Thượng Thăng 3,5 triệu USD, Công ty Pou Yeun 1,5 triệu USD, Công ty Phú Thịnh 7 tỷ đồng.
Năm 2004 cũng là năm hoạt động đầu tư kinh doanh tiền tệ đạt kết quả khả quan: Bảo Minh đã tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào sự phát triển chung của đất nước. Với tổng số vốn đầu tư tại thời điểm cuối năm là 918 tỷ đồng (tăng trưởng 58% so với năm 2003), hoạt động đầu tư đã thu lãi được gần 50 tỷ đồng.
Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ của Bảo Minh cũng tăng lên đáng kể, chỉ đứng thứ 2 sau Bảo Việt phi nhân thọ.
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2004
Về công nghệ thông tin, Bảo Minh đã triển khai thành công dự án Hệ thống thông tin tài chính kế toán (FAST) trên nền giải pháp phần mềm SAP trong phạm vi toàn Tổng công ty nhằm đáp ứng các thay đổi về chuẩn mực kế toán theo yêu cầu của Nhà nước và theo các chuẩn mực quốc tế, chuẩn bị điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong công tác đào tạo, Bảo Minh đã đạt được một số kết quả nhất định: tổ chức 16 lớp học cho cán bộ nhân viên; 75 lớp đại lý với 1479 đại lý theo học và đã cấp chứng chỉ cho 1412 đại lý; hỗ trợ đào tạo trực tiếp 10 lớp với 494 lượt người tham gia.
Bảo Minh cũng rất quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất: tập trung nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất cho trụ sở chính và các công ty thành viên. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, Bảo Minh tích cực tham gia vào công tác nhân đạo và hoạt động từ thiện xã hội. Bảo Minh đã chi hàng tỷ đồng để ủng hộ các Quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng họ người tàn tật, Hội chữ thập đỏ.
c. Khó khăn
Ra đời trong hoàn cảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam hoạt động rất sôi nổi, mạnh mẽ và cạnh tranh rất gay gắt, quyết liệt. Khó khăn chính đối với Bảo Minh hiện nay là làm thế nào có chiến lược kinh doanh hợp lý, thu hút thêm nhiều khách hàng trong khi đa số người dân, cơ quan doanh nghiệp đều tham gia bảo hiểm ở những công ty có kinh nghiệm lâu năm như Bảo Việt phi nhân thọ, PJICO.
Vấn đề tâm lý khách hàng mà công ty cần vượt qua là các khách hàng còn e ngại khi tham gia bảo hiểm tại các công ty thành viên vì họ chưa tin vào năng lực, trình độ hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp cổ phần, cho rằng công tác giải quyết khiếu nại, bồi thường hay chậm trễ vì phải thông qua nhiều khâu, nhiều cấp.
Thêm vào đó là đội ngũ cán bộ nhân viên của Bảo Minh hầu hết là những người trẻ tuổi, còn ít kinh nghiệm thực tế.
2. Công ty Bảo Minh Hà Nội.
Ngay từ khi mới thành lập năm 1994 Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập một chi nhánh tại Hà Nội . Cho đến năm 2004, khi Bảo Minh được cổ phần hoá thành Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, chi nhánh Bảo Minh tại Hà Nội cũng được nâng cấp thành công ty thành viên với tên gọi là Công ty Bảo Minh Hà Nội . Sau hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh, uy tín của Bảo Minh nói chung và của Bảo Minh Hà Nội nói riêng đã dần dần được khẳng định trên thị trường bảo hiểm. Với đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo ngày càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, sáng tạo, đoàn kết linh hoạt thích ứng với công việc. Đời sống của cán bộ nhân viên được nâng cao, tinh thần phấn khởi, hoạt động công ty ổn định tăng trưởng, doanh thu luôn vượt kế hoạch được giao.
Tuân theo cơ cấu tổ chức chung của Tổng công ty, đồng thời với những điều kiện hoàn cảnh riêng có, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Bảo Minh Hà Nội được tổ chức như sau:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng TKhai thác 10
Phòng Khai thác 9
Phòng Khai thác 8
Phòng Khai thác 7
Phòng Khai thác 6
Phòng Khai thác 5
Phòng Khai thác 4
Phòng Khai thác 3
Phòng Khai thác 2
PHÒNG PHH
PHÒNG QLĐL
PHÒNG TCHC
PHÒNG KTTV
PHÒNG ĐTƯ KTHÁC
PHÒNG HÀNG HẢI
Phòng Khai thác 1
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Trong đó các phòng khai thác phụ trách các khu vực khác nhau trong địa bàn thành phố Hà Nội đó là:
PKT 1: Q. Sóc sơn (chuẩn bị thành lập)
PKT 2: Q. Hoàn kiếm
PKT3 :Q. Hoàng Mai + Thanh Trì
PKT 4: Q. Thanh Xuân
PKT 5: Q. Ba Đình
PKT 6: Q. Đống Đa
PKT 7: Q. Hai Bà Trưng
PKT 8: Q. Long Biên + Gia Lâm
PKT 9: Q.Câu Giấy + Từ Liêm
PKT 10: Q. Tây Hồ (chuẩn bị thành lập)
Theo tổng kết sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2005 vừa , Bảo Minh Hà Nội có doanh thu phí đạt 88 tỷ đồng ( tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2004 là 80 tỷ đồng ) , trong đó nghiệp vụ đạt hiệu quả cao nhất là bảo hiểm tài sản .
Trong khi đó, chi phí của Bảo Minh Hà Nội bao gồm: chi bồi thường chiếm khoảng 35.2 tỷ ( tỷ lệ bồi thường khoảng 40% doanh thu ), chi quản lý chiếm 5%, chi hoa hồng là 12%.
Với những thành tích trên, năm vừa qua Bảo Minh Hà Nội nhân được nhiều sự khen thưởng của Tổng công ty, được công nhận là đợn vị kinh doanh tiên tiến trong năm .
II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI.
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một nghiệp vụ rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một thị trường đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ bởi đây là một thị trường lớn với doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ tăng trưởng cao hàng năm hứa hẹn sẽ là một thị trường màu mỡ của các công ty bảo hiểm trong thời gian tới trong đó không thể không kể tới mảnh đất của bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Bảo Minh chắc chẵn cũng không ngồi ngoài cuộc. Nắm lấy cơ hội này công ty Bảo Minh đang có một chiến lược lớn trong việc đẩy cao thị phần của mình trong nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản này. Trong những tháng đầu năm 2006 chương trình khuyến mãI “ HáI lộc đầu xuân ” của Bảo Minh thực sự là một cuộc cách mạng mới của công ty và đã đưa thương hiệu Bảo Minh đến gần hơn với người dân. Thành công của “ HáI lộc đầu xuân ” đã đem lại cho Bảo Minh nói chung và Bảo Minh Hà Nội nói riêng một bước nhảy vọt trong thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự và hứa hẹn sẽ gặt háI nhiều thành công trong những năm tới. Tuy nhiên nói vậy nghiệp vụ bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Minh đã hoàn thiện và không có những vấn đề cần khắc phục. Để đưa ra được những đánh giá chính xác nhất trước hết ta đI vào xem xét và nghiên cứu về mọi hoạt động trong công ty Bảo Minh Hà Nội thông qua từng khâu trong nghiệp vụ bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Nghiệp vụ bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thông thường sẽ trảI qua những khâu cụ thể sau: khâu khai thác, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất, khâu giám định bồi thường.
1. Khâu khai thác.
Luật pháp đã quy định tất cả các loại xe cơ giới tham gia giao thông trên đất nước Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba để đảm bảo quyền lợi cho mọi người tham gia giao thông. Tuy nhiên có một điều dễ nhận ra là trên thực tế không phải chiếc xe nào cũng tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự, và cũng không phải bất kì ai tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng tìm đến công ty mình. Vấn đề là làm thế nào để thu hút được càng nhiều khách hàng đến với mình nhất.
Người mua bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thông thường là chủ xe hoặc là người đại diện cho một tổ chức nào đó có xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Trong thời gian gần đây, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông đặc biệt là ôtô và xe máy ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình khai thác bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam. Chỉ cần nhìn vào số lượng xe máy và ôtô tăng lên trong những năm vừa qua có thể thấy được cơ hội lớn của các công ty bảo hiểm như thế nào.
Bảng 3: Số lượng xe tham gia giao thông.
Năm
Tổng số
Ôtô
Xe máy
2001
8.916.134
557.092
8.359.042
2002
10.870.401
607.401
10.273.000
2003
12.054.000
675.000
11.379.000
2004
13.249211
756.378
12.492.833
2005
14.469.891
857.712
13.612.179
(nguồn: tạp chí giao thông vận tải)
Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy số lượng xe cơ giới có xu hướng tăng nhanh và chưa có dấu hiệu giảm trong một vài năm tới. Nguyên nhân chính của hiện tượng này có thể thấy là những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất có thể thấy nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang phát triển với tốc độ cao. Vì vậy cần thiết có thêm nhiều xe cơ giới tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là rất rõ ràng bởi giao thông là mạch máu của nền kinh tế, là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sự phát triển.
- Thứ hai, đó là đời sống của người dân đã được nâng cao trong thời gian vừa qua, nhu cầu đI lại cũng rất lớn đối với một quốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới. Việc mua một chiếc xe không còn là vấn đề quá lớn đối với người Việt Nam nữa.
- Thứ ba, đó là do hệ thống đường xá giao thông còn kém phát triển. Hệ thống giao thông công cộng cũng phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu đI lại của người dân. Do đó đa số người dân ở thành thị chọn cho mình phương tiện giao thông cá nhân là phương tiện giao thông chính. Có một thực tế là một gia đình ở Việt Nam có thể có tới 5,6 chiếc xe thậm chí là hơn, và mỗi thành viên trong gia đình đều có một chiếc xe cho riêng mình.
- Thứ tư, đó là do các nhà sản xuất đã chú ý hơn đến thị trường xe máy ôtô Việt Nam, những chiếc xe cả ôtô và xe máy có chất lượng tốt với nhiều mức giá đã có mặt tại Việt Nam. Người dân không cần có thu nhập quá cao cũng có thể có những chiếc xe chất lượng khá tốt để dùng.
Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh các biện pháp giữ gìn an toàn giao thông trong đó có việc kiểm tra bảo hiểm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32323.doc